ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRƢƠNG THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN (ASCARIOSIS)
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN QUANG
2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chăn nuôi đã là một nghề quen thuộc của ngƣời dân Việt Nam
nói chung và ngƣời dân Thái Nguyên nói riêng. Chăn nuôi với nhiều phƣơng
thức phong phú đa dạng đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho ngƣời dân, trong đó chăn ni lợn đóng vai trị hết sức quan
trọng trong hệ thống chăn ni, vì lợn là lồi gia súc đƣợc ni nhiều và cung
cấp lƣợng thực phẩm lớn nhất cho con ngƣời.
Trong gần một thập kỷ qua, chăn nuôi lợn ở nƣớc ta đã có những bƣớc
phát triển rất quan trọng với tốc độ tăng hàng năm tƣơng đối cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) [76], Cục Thống
kê Thái Nguyên (2007) [6], Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên (2010)
[43], trong những năm gần đây, số lƣợng đàn lợn trong cả nƣớc nói chung và
tỉnh Thái Nguyên nói riêng có sự tăng lên đáng kể hàng năm.
Theo Chu Minh Khôi (2009) [74]: “Chăn nuôi lợn đƣợc coi là một
trong những ngành chăn nuôi chủ lực trong sản xuất nơng nghiệp”.
Với vai trị cung cấp lƣợng thực phẩm lớn nhất cho con ngƣời, thịt lợn
luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 - 77% tổng sản lƣợng thịt các loại trong cả nƣớc,
Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy (2010) [75] cho biết: Theo ƣớc tính
của Cục chăn ni, mỗi tháng cả nƣớc ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Năm 2009 tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng
trong cả nƣớc là 2,93 triệu tấn. Dự báo, tổng sản lƣợng này trong 6 tháng đầu
năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi lợn đối với con
ngƣời và xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) [1], đã định hƣớng phát
triển đàn lợn ở Việt Nam nhƣ sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Việt Nam đạt 32,9 triệu con và đến năm 2020 đạt 34,7 triệu con. Tổng sản
lƣợng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 3,9 triệu tấn và con số này sẽ
tăng lên 4,8 triệu tấn năm 2020”
Mặc dù đƣợc coi là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nơng
nghiệp nhƣng chăn ni lợn vẫn gặp khơng ít khó khăn, những khó khăn mà
ngành chăn ni lợn gặp phải đó chính là việc quản lý chất lƣợng thức ăn,
chất lƣợng thuốc thú y lƣu thông trên thị trƣờng cũng nhƣ quản lý con giống.
Những hạn chế này ảnh hƣởng khơng nhỏ đến phát triển chăn ni lợn. Ngồi
những khó khăn kể trên, sản xuất chăn ni lợn ở nƣớc ta hiện nay còn chịu
ảnh hƣởng rất lớn từ thị trƣờng quốc tế nhất là khi nƣớc ta chính thức ra nhập
WTO (Theo Vũ Đình Tơn, 2009 [59]).
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo ngại lớn nhất của ngƣời chăn ni vì
bệnh tật làm cho con vật giảm khả năng sinh trƣởng, phát triển, giảm sức đề
kháng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Đứng trƣớc vấn đề dịch bệnh, các trại
chăn nuôi và nông hộ đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào cơng tác phịng và
trị bệnh cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên bệnh giun sán gây ra hầu nhƣ chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm nên có khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng, gây nhiều
bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Trong các bệnh ký sinh trùng ở
lợn, bệnh giun đũa lợn là một bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho
chăn ni lợn, tỷ lệ mắc bệnh của đàn có thể lên tới 80 - 90% (Bùi Quý Huy,
2006 [12]), giảm năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32],
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006 [28]). Mặt khác, sự truyền lây giun đũa
lợn sang ngƣời đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến từ lâu, song, trong mấy năm
trở lại đây ngƣời nhiễm ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội
chứng Loeffler và các phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng
đặc trƣng: thở khò khè, ho, sốt, tăng bạch cầu ƣa eosin trong máu. Đây cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
là một vấn đề đáng quan tâm của bệnh ký sinh trùng truyền lây sang ngƣời
nói chung và bệnh giun đũa lợn nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nói chung
và bệnh ký sinh trùng nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp
phòng bệnh giun đũa lợn (Ascariosis).
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
đũa ở lợn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phịng trị bệnh giun
đũa cho lợn có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn ni lợn của tỉnh
Thái Nguyên phát triển.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một số địa phƣơng
thuộc tỉnh Thái Nguyên, về khả năng tồn tại và phát triển của trứng giun đũa
ở ngoại cảnh, về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh, về biện pháp phịng trị
bệnh có hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh giun
đũa lợn có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun đũa cho lợn, từ đó hạn chế những
thiệt hại do bệnh gây ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum
1.1.1.1. Vị trí của giun đũa Ascaris suum trong hệ thống phân loại động vật
Giun đũa lợn là những giun trịn thuộc họ Ascarididae (bộ phụ
Ascaridata), lồi Ascaris suum. Chúng ký sinh và gây bệnh giun đũa ở lợn.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [61], giun đũa lợn Ascaris suum có vị
trí trong hệ thống phân loại động vật nhƣ sau:
Lớp: Nematoda Rudolphi,1808
Phân lớp: Secernenea Linstow, 1905
Bộ: Spirurida Chitwood,1933
Phân bộ: Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940
Họ: Ascarididae Baird, 1853
Phân họ: Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915
Giống: Ascaris Linnaeus, 1758
Loài: Ascaris suum Goeze, 1782
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thƣớc, cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
* Đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
Giun đũa là lồi giun trịn lớn nhất ký sinh ở ruột non của lợn.
Nghiên cứu về hình thái giun đũa lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi
nhọn, đầu có ba mơi bao quanh (một mơi ở phía lƣng, hai mơi ở phía bụng)
trên rìa mơi có một hàm răng cƣa rất rõ.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005)
[32], cấu tạo của răng cƣa giữa hai loài giun đũa lợn và giun đũa ngƣời có sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
khác nhau, hàng răng cƣa của giun đũa ngƣời không rõ bằng răng cƣa của
giun đũa lợn.
Giun đực dài 12 - 25 cm, đƣờng kính 3 mm. Giun cái dài 30 - 35 cm,
đƣờng kính 5 - 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong
về phía bụng, đi giun cái thì thẳng. Giun đực có 2 gai giao hợp bằng nhau, dài
khoảng 1,2 - 2 mm và khơng có túi giao hợp (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [55]).
Hình 1.1. Ảnh cấu tạo mơi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực
(Nguồn: Phạm Văn Khuê, 1996 [19])
Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [51], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9]
giun đũa lợn có hình thái, kích thƣớc nhƣ sau:
Giun đũa thân dài, hình trụ, hai đầu thót mầu trắng sữa, thân cứng và
đàn hồi. Chóp đầu mang ba mơi, bờ mơi có răng cƣa rất nhỏ, mơi bọc lấy
miệng, một mơi ở phía lƣng, đáy mơi có hai gai thịt; hai mơi kia ở giữa phía
cạnh và bụng và chỉ có một gai thịt.
Con đực dài 15 - 20 cm, đƣờng kính từ 3,2 - 4,4 mm. Đoạn đi cong
về phía bụng mang hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau, hơi cong. Trên mặt
bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt
xếp trên một hoặc hai hàng, một gai thịt lẻ ở trƣớc hậu mơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Con cái dài từ 20 - 30 cm, đƣờng kính từ 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng.
Đuôi mang hậu mơn về phía bụng (ở gần chóp đi). Hậu mơn có hình dạng
một cái khe ngang, bọc hai mơi gồ lên. Âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ hình
bầu dục, gần về phía bụng khoảng một phần ba đoạn trƣớc thân, ngang một
vùng có một cái vịng thắt lại một chút (gọi là thắt lƣng).
Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn
(Nguồn [73])
Giun đũa có cấu tạo giống các loại giun tròn khác: Tiết diện ngang tròn.
Dƣới vỏ cutin dày là lớp hạ bì cùng với hệ cơ tơ hợp thành bao biểu mơ cơ.
Chúng chỉ có một lớp cơ dọc nên chỉ có cách vận chuyển duy nhất là cong
gập cơ thể. Xoang cơ thể là xoang nguyên sinh khá rộng và chứa đầy dịch
(Trần Tố và cs, 2002 [58]).
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo trứng giun đũa Ascaris suum
Trứng giun đũa lợn có hình bầu dục hơi ngắn, kích thƣớc 0,056 0,087 0,046 - 0,067 mm, vỏ rất dầy, có 4 lớp vỏ, lớp ngồi cùng là màng
protit, nhấp nhơ làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có mầu vàng cánh
dán (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8] cho biết: Trứng giun đũa có hình bầu
dục hoặc oval, vỏ dầy, bề mặt nhăn nheo, mầu vàng, trong có nhân mầu vàng
thẫm. Kích thƣớc 45 - 85 x 35 - 55 m. Vỏ trứng giun đũa có tác dụng phịng
vệ cao trong vòng đời phát triển của giun. Vỏ trứng đƣợc chia thành 3 lớp cơ
bản: một lớp nỗn hồng bên ngoài, một lớp kitin ở giữa và một lớp lipid ở
trong. Lớp lipid bên trong có tác giả gọi là màng nỗn hồng và lớp nỗn
hồng thực sự là màng bên ngồi cùng. Ở Ascaris cịn có một lớp uterine ở
bên ngoài lắng trên trứng, lớp này cũng đƣợc gọi là lớp protein, nó có một
phức hợp protein acid - mucopolysaccharide. Lớp nỗn hồng bên ngồi của
Ascaris dầy khoảng 0,05 m và là lipo - protein. Lớp kitin ở giữa chứa chất
kitin, thành phần khác nhau tuỳ loài. Ở họ Ascaroides và Oxyuroidea lớp này
phần lớn là kitin ít protein. Song ở Trichuis và Calpillaria lại có nhiều protein
ít kitin. Lớp lipid (bên trong) là proteolipid có một lƣợng lớn ascaroside
esters, chắc chắn nó có vai trị trong sự đề kháng của trứng với các điều kiện
môi trƣờng khắc nghiệt với các hố chất.
Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum
(Nguồn: [71])
Nghiên cứu về cấu tạo trứng của A.suum tác giả Phan Địch Lân (1996)
[31] cho biết: Vỏ trứng giun đũa rất dày nên có sức đề kháng rất mạnh với tất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cả các loại hoá chất (axit, bazơ), chống đỡ kém với sự khô ráo và ánh nắng
mặt trời chiếu trực tiếp. Trứng giun đũa lợn gồm 4 lớp:
+ Lớp trong cùng của trứng có tác dụng bảo vệ phơi thai giúp cho các
chất hữu cơ không ảnh hƣởng đến trứng.
+ Hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bốc hơi.
+ Lớp protit ngồi cùng có mầu cánh dán, giữ cho tia tử ngoại không
xâm nhập vào bên trong.
1.1.1.3. Vòng đời của giun đũa lợn
Vòng đời (hay chu kỳ sinh học) của giun đũa lợn đã đƣợc nghiên cứu
hoàn chỉnh và có nhiều tác giả ghi nhận. Nghiên cứu về vòng đời giun đũa lợn
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28] cho
biết: Vịng đời giun đũa lợn khơng cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt
phải trứng giun đũa có sức gây bệnh rồi phát triển thành giun trƣởng thành.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], trong ruột của lợn, giun đũa có con
đực, con cái. Chúng giao hợp với nhau, giun cái thụ tinh và đẻ trứng. Trứng
khi thải qua phân đã có phơi thai.
Giun cái đẻ trung bình 1 con là 27 triệu trứng, mỗi ngày đẻ 200.000
trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp oxygen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp
(khoảng 240C) sau 2 tuần thành phơi thai, qua 1 tuần nữa phơi thai lột xác
thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải thì ấu trùng nở ra ở
ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống
lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu
trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ và muộn nhất là sau 12 ngày
vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III.
Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với
niêm dịch ấu trùng lên hầu rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa thành giun
trƣởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần. Trong khi di hành một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
số ấu trùng vào một vài khí quan khác nhƣ lách, tuyến giáp trạng, não...hồn
thành vịng đời cần 54 - 62 ngày (Lƣơng Văn Huấn và cs, 1997 [14]; Nguyễn
Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], đã nghiên cứu và bổ sung chi tiết hơn
chu kỳ sinh học của A.suum: Sau khi nuốt trứng có ấu trùng, trứng nở dƣới
ảnh hƣởng của một số yếu tố ở ruột (đặc biệt là áp lực CO2). CO2 thâm nhập
nhanh qua nhiều màng và tế bào, tác động vào cơ quan nhận cảm, cơ quan
nhận cảm kích thích neurosecretion tiết ra các men tham gia vào quá trình nở.
Phần lớn trứng nở ở tá tràng nhƣng một số ở dạ dày. Sau khi có kích thích nở,
một dịch chứa ít nhất 2 men chitinase và esterase đƣợc tiết ra. Những men này
tác động vào vỏ kitin và lipid của màng trứng và giúp cho ấu trùng thoát ra
ngoài hoặc ở giai đoạn 2 (đã lột xác một lần trong trứng) hoặc vẫn còn lớp vỏ
ở giai đoạn 1. Ấu trùng này rất nhỏ, chúng lách qua những tế bào của vách
ruột mà theo đƣờng máu về gan và ở gan vài ngày, lột xác thành ấu trùng kỳ
3. Sau đó ấu trùng 3 rời gan vào máu tới tim, qua động mạch phổi vào phổi, ở
đó 4 - 7 ngày. Ấu trùng phá vỡ mao mạch vào phế nang ở đó lột xác thành ấu
trùng 4 rồi di hành tới phế quản, khí quản rồi tới họng. Ấu trùng 4 đƣợc nuốt
trở lại ruột, tại đây chúng phát triển nhanh thành giun trƣởng thành đực và cái.
Chúng lại giao hợp với nhau, đẻ trứng tiếp tục một vòng đời mới. Chu kỳ phát
triển của A.suum ở lợn khoảng 40 - 53 ngày.
Quan điểm của tác giả Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] về thời gian hồn
thành vịng đời của giun đũa lợn (từ khi trứng có phơi thai vào cơ thể lợn đến
khi thành giun trƣởng thành và đẻ trứng) phải mất từ 2 đến 2 tháng rƣỡi.
Tuổi thọ của giun đũa không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun theo
phân ra ngoài. Nhƣng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền
nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun ngắn lại. Số lƣợng giun có thể vài con
tới trên một nghìn con trong một cơ thể lợn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Theo Lƣơng Văn Huấn và cs (1997) [14], giun đũa lợn không truyền
qua bào thai và không truyền qua sữa.
Nhƣ vậy, chu kỳ phát triển của giun đũa lợn chỉ có một vật chủ là lợn,
khơng có vật chủ trung gian, nhƣng có giai đoạn phát triển bên ngồi mơi
trƣờng vì thế gọi là chu kỳ phát triển qua đất (Trần Tố và cs, 2002 [58]).
1.1.1.4. Sự phát triển của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1985) [56] cho biết: Sự phát dục của trứng
thành phơi thai ngồi thiên nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, ẩm độ và
mùa vụ. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm theo dõi sự phát triển của trứng tại
Hà Nội, kết quả cho thấy, thời gian này là 12 - 13 ngày ở 320C và 20 - 28
ngày ở nhiệt độ 24 - 250C.
Trứng giun đũa lợn khi thải qua phân chƣa có phơi thai. Trứng tiếp tục
phát triển phụ thuộc vào áp lực oxy, ẩm độ, nhiệt độ mơi trƣờng. Ở nhiệt độ
22 - 330C trong vịng 9 - 13 ngày tế bào trứng phát triển thành ấu trùng nằm
cuộn tròn trong trứng (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [9]).
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], nhiệt độ thích hợp cho trứng
phát triển là 250C, khi nhiệt độ xuống thấp (120C) trứng phát triển chậm.
Trứng ở sâu 3 m, nhiệt độ đất trong khoảng 26 - 330C, độ ẩm đất từ 9,5 - 19%
thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển ở điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm đất thấp (-4,80C đến -13,40C và 6,3 - 17%).
Nghiên cứu về điều kiện thích hợp cho trứng phát triển thành trứng có
sức gây bệnh, tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [26] cho biết: Điều kiện
nhiệt độ để trứng phát triển là 15 đến 350C nhƣng điều kiện thích hợp nhất
cho trứng phát triển là 30 đến 330C và ẩm độ 80 - 95%.
Theo nhận xét của Nguyễn Văn Đức (2005) [10], trứng giun đƣợc thải
ra môi trƣờng đã chứa phôi dâu, gặp điều kiện thuận lợi sau 10 - 15 ngày phát
triển thành ấu trùng cảm nhiễm nằm cuộn trịn trong vỏ trứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nhƣ vậy, trứng giun đũa lợn đƣợc thải theo phân ra mơi trƣờng đã có
phơi thai, tuy nhiên lúc này phôi thai mới chỉ là một khối đồng nhất, gặp điều
kiện thuận lợi phôi thai sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng. Thời gian
phát triển từ giai đoạn phôi thai đến giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm trong trứng
tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và mùa vụ. Thông thƣờng thời gian phát triển
này là 9 - 15 ngày ở nhiệt độ 30 - 330C và 20 - 28 ngày ở nhiệt độ 24 - 250C.
1.1.1.5. Sức đề kháng của giun đũa và trứng giun đũa
Tiêu diệt trứng giun sán là một mục tiêu quan trọng trong cơng tác
phịng chống các bệnh ký sinh trùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sức đề kháng
của trứng giun đũa với các loại hố chất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
cơng tác phòng chống bệnh giun đũa ở lợn.
Về sức đề kháng của trứng giun đũa đƣợc khá nhiều tác giả chú ý
nghiên cứu và các tác giả này đều có quan điểm thống nhất rằng trứng giun
đũa có vỏ rất dầy đƣợc cấu tạo bởi 4 lớp nên có sức đề kháng mạnh với nhiều
chất hoá học và ngoại cảnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], trong phịng thí nghiệm, trứng
giun đũa phát triển thành phơi thai bình thƣờng trong dung dịch phormol 2%,
acid acetic và lactic 20%. Tuy nhiên, dƣới ánh sáng mặt trời trực tiếp trứng
chết trong một vài tuần, bị phá huỷ trong NaOH 10% ở 70 0C trong vòng 15 20 phút, vỏ kitin của trứng có thể bị dung giải bởi acid piric đặc và formalin
10% làm cho trứng không nở và ấu trùng trở nên không gây nhiễm.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], trứng giun đũa có sức đề
kháng mạnh với một số chất hoá học nhƣ creolin 3%, dung dịch bão hồ
sulfat đồng, axit sunfuric 10%, hypochlorit canxi 10% khơng diệt đƣợc trứng,
song, vào mùa hè ánh nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh.
Trứng cần oxy để phát triển trong mơi trƣờng yếm khí, nếu thiếu oxy trứng
khơng phát triển đƣợc nhƣng vẫn duy trì sức sống, vì thế trứng sống đƣợc một
thời gian ở nƣớc bẩn hoặc ở mơi trƣờng thiếu oxy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Trứng giun đũa cũng có thể bị chết khi gặp một trong ba điều kiện sau:
Độ ẩm quá thấp; độ ẩm quá thấp và nhiệt độ cao; độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi
nhiệt độ 45 - 500C trứng chết trong nửa giờ. Và ở nhiệt độ từ 66 0C trở lên
trứng giun đũa rất dễ bị chết (Bùi Quý Huy, 2006 [12]). Chính vì vậy mà việc
ủ phân để tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa.
Theo quan điểm của Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14],
thì trứng giun A.suum có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trứng có
thể sống ở mơi trƣờng bên ngồi một vài năm.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1976) [53] cho rằng: Trong dung dịch tyrode
(NaCl 8g, KCl 20g, CaCl2 0,2g, MgCl2 0,1g, Na2CO3 1g, glucoza 1g, nƣớc cất
1000ml) giun đũa có thể sống nhiều ngày, khi thay đổi pH của môi trƣờng, đặc
biệt khi chuyển sang mơi trƣờng axit hoặc mơi trƣờng q bazơ thì giun đũa
tăng cƣờng hoạt động. Còn với trứng của giun đũa, trong suốt mùa xuân, hè
chúng đều có điều kiện phát triển, tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể thì sự
phát triển đó cũng có sự sai khác. Tác giả cho biết:
- Nếu có ánh sáng chiếu trực tiếp vào mơi trƣờng có trứng giun đũa thì
tác dụng huỷ diệt trứng xảy ra nhanh và rõ rệt. Với số giờ nắng là 97 giờ, số
bức xạ là 259 kcal/cm2 sau bốn ngày 76% trứng giun đũa bị huỷ diệt.
- Nhiệt độ trung bình là 280C và độ ẩm bình quân là 86% ở môi trƣờng
tự nhiên thấy trứng giun đũa phát triển rất thuận lợi.
- Mơi trƣờng có bóng râm mát là môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển
của trứng giun đũa. Dƣới bóng râm mát, 78% trứng giun đũa có thể phát triển
tới giai đoạn ấu trùng.
Một thử nghiệm sức đề kháng của trứng giun đũa với các hoá chất đã
đƣợc Phạm Văn Chức (1980) [2] tiến hành. Tác giả đã nghiên cứu hiệu lực
diệt trứng của các chất hoá học ở ba giai đoạn phát triển của trứng (trứng chƣa
phân chia, trứng hình thành ấu trùng kỳ I, trứng hình thành ấu trùng xâm
nhiễm). Kết quả cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Nuôi trứng trong môi trƣờng là acid vô cơ mạnh (acid sunfuric, nitric,
photphoric, clohidric) với nồng độ 10% trứng đều có thể phát triển đến giai
đoạn xâm nhiễm, vỏ trứng khơng bị phá hoại. Cịn nếu ni trứng trong môi
trƣờng acid hữu cơ vỏ kitin của trứng không bị ảnh hƣởng và trứng có thể
phát triển trong dung dịch 20% của các loại acid này.
- Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với các loại bazơ nhƣ NaOH,
Ca(OH)2. Nuôi trứng trong dung dịch NaOH 10% chỉ thấy lớp vỏ ngoài cùng
tan đi làm mất vỏ sần sùi bên ngồi, khi nâng nhiệt độ lên 700C thì hiệu lực
các bazơ tăng và làm trứng chết sau 15 - 20 phút.
- Các chất sát trùng và oxy hoá mạnh: Lizon là chất có khả năng diệt
trứng cao, trứng ở giai đoạn chƣa phân chia chỉ cần nồng độ 2 phần vạn tác
động trong 15 - 20 phút là tiêu diệt đƣợc hết. Trứng có ấu trùng xâm nhiễm, khi
xử lý với nồng độ nhƣ trên sau 45 phút thì trứng mất khả năng xâm nhiễm động
vật thí nghiệm. Hipoclorit natri (HClONa) nồng độ 10% trở lên làm trứng bị
dung giải, và ở nồng độ 5%, điều chỉnh về pH = 6 thì trứng chết sau 60 phút.
Nhƣ vậy, tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả về sức đề kháng
của trứng giun đũa chúng tôi nhận thấy: Trứng giun đũa có sức đề kháng
mạnh với nhiều chất hố học nhƣng lại rất dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng.
1.1.1.6. Về ấu trùng giun đũa lợn
Tìm hiểu về sự phát triển của ấu trùng giun đũa lợn A.suum trong giun
đất Perionoyx excavatus, Phan Lục và Nguyễn Đức Tâm (2000) [39] đã
nghiên cứu trên 511 giun đất quanh khu vực nuôi lợn ở ngoại thành Hà Nội và
tìm thấy ấu trùng Nematoda ký sinh. 30,5 % giun đất bị nhiễm ấu trùng
Nematoda với cƣờng độ 1 - 3 ấu trùng/giun trong đó có ấu trùng giun đũa lợn.
Gây nhiễm nhân tạo cho 85 giun đất Perionoyx excavatus, sau 30 ngày đã
phát hiện đƣợc 17/85 (20%) giun đất nhiễm ấu trùng A.suum vẫn ở giai đoạn
gây nhiễm nhƣng khơng cịn nằm trong vỏ trứng. Cƣờng độ nhiễm ấu trùng
A.suum trong giun đất Peryonyx excavatus là 1 - 4 ấu trùng/giun.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Các tác giả này còn cho biết, trong giun đất, ấu trùng A.suum tồn tại tới
25 ngày với tỷ lệ nhiễm 6,7%. Ở trong giun đất, ấu trùng A.suum có sự tăng
trƣởng về kích thƣớc và cấu tạo ống tiêu hố.
Nhƣ vậy, giun đất nhiễm trứng giun đũa lợn có sức gây bệnh thì trứng
này sẽ phát triển thành ấu trùng trong giun đất, khi đó những giun đất này
đƣợc coi là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Hay nói cách khác giun đất đã tạo điều
kiện cho ấu trùng giun đũa lợn tồn tại, phát triển, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ
thể để ký sinh và gây hại cho lợn.
1.1.1.7. Mối quan hệ giữa giun đũa lợn và giun đũa ngƣời
Nghiên cứu về khả năng nhiễm chéo giữa giun đũa lợn và giun đũa
ngƣời Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa ngƣời có thể nhiễm
cho lợn và giun đũa lợn có thể nhiễm cho ngƣời. Tuy nhiên xét về mặt dịch tễ,
ở một khu vực lợn bị nhiễm giun đũa với tỷ lệ rất cao nhƣng ngƣời nhiễm
giun đũa không cao, hoặc ngƣời nhiễm với tỷ lệ rất cao nhƣng lợn nhiễm
không cao. Điều đó chứng tỏ giun đũa ở lợn và ở ngƣời là khác lồi và khơng
có liên quan trực tiếp.
Về hình thể hai lồi giun đũa lợn và giun đũa ngƣời đều có màu trắng
sữa hoặc màu trắng hồng, giun đũa lợn dài hơn giun đũa ngƣời nhƣng đƣờng
kính của giun đũa lợn lại nhỏ hơn so với giun đũa ngƣời (Hoàng Văn Tân và
cs, 2006 [44]).
Phạm Văn Khuê (1982) [17] cho biết: Giun đũa lợn có khả năng lây
truyền giữa lợn và ngƣời.
Nghiên cứu về hai loài giun đũa này, tác giả Bùi Quý Huy (2006) [12]
cho biết: Giun đũa lợn A.suum có nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo kháng
nguyên tƣơng tự giun đũa ngƣời A.lumbricoides. Sự di chuyển của hai loài này
cũng giống nhau: Gan - phổi - ruột non. Do những đặc điểm trên nên bệnh giun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
đũa lợn có thể truyền sang ngƣời nhƣng hiếm thấy giun đũa lợn phát triển
thành giun trƣởng thành trong ruột non ngƣời. Tuy nhiên, ngƣời nhiễm ấu
trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các phản
ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trƣng thở khò khè, ho, sốt,
tăng bạch cầu ƣa eosin trong máu.
1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
1.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do giun đũa gây ra
Theo Lƣơng Văn Huấn (1998) [15], ở Việt Nam lợn nhiễm giun sán nói
chung làm giảm tăng trọng từ 1 - 3 kg/con/tháng.
Bệnh giun đũa lợn là bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều
tổn thất cho chăn nuôi lợn do làm lợn chậm lớn, giảm trọng lƣợng, có tỷ lệ lợn
chết và tổn thƣơng gan, bệnh là tiền đề gây bội nhiễm hàng loạt bệnh truyền
nhiễm đƣờng tiêu hố và hơ hấp ở lợn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2002 [63])
Vấn đề này cũng đã đƣợc các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985) [56]; Phan
Địch Lân và cs, (2005) [32]; Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết:
Lợn con mắc bệnh giun đũa thƣờng phát dục khơng đầy đủ, lƣợng sản phẩm
của lợn thịt có thể giảm 30%, bệnh nặng có thể làm chết lợn.
Đề cập đến tác hại của giun đũa, Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết:
Giun đũa lợn gây tác hại bằng nhiều cách: bằng cơ giới, bằng độc tố, bằng
cách dọn đƣờng cho các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng xâm nhập, bằng
chiếm đoạt dinh dƣỡng của ký chủ. Tuy nhiên tác hại lớn nhất của chúng là
gây nên các bệnh có diễn biến mạn tính, làm giảm sức sinh trƣởng và sinh sản
và làm giảm sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc non, bệnh giun đũa lợn là
bệnh gây thiệt hại nhiều nhất ở nƣớc ta.
Một loạt các công trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa đối với cơ
thể lợn đã đƣợc tiến hành, các tác giả đều thống nhất: Tác dụng bám của giun;
khi ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
cho cơ thể lợn và chính đó là cửa ngõ để xâm nhập các bệnh khác, gây xuất
huyết, huỷ hoại tế bào gan; làm mạch máu ở phổi bị vỡ, gây viêm phổi. Khi
giun trƣởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét, khi quá nhiều làm tắc và
thủng ruột, có khi chúng vào ống dẫn mật gây hồng đản. Giun đũa còn tiết
độc tố gây nhiễm độc thần kinh, con vật có triệu trứng thần kinh nhƣ tê liệt
hoặc hƣng phấn (đặc biệt ở lợn con) và làm lợn gầy còm, chậm lớn. (Phạm
Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [19], Nguyễn Thị Lê, 1998 [37], Nguyễn Thị
Kim Lan và cs, 1999 [21], Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]), Phạm Sỹ Lăng và
cs, 2007 [29]).
Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14] cho biết: Giun trƣởng
thành ký sinh làm viêm lớp cơ ở ruột, gây loét. Giun đũa sử dụng nhiều Ca 2+
làm cho gia súc bị co giật, mềm, còi xƣơng.
Theo một nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [23], (2009)
[25], giun đũa A.suum là nguyên nhân gây tiêu chảy cho đàn lợn nuôi ở một số
địa phƣơng của tỉnh Thái Nguyên. Lợn bị tiêu chảy nhiễm giun đũa nhiều hơn và
nặng hơn rõ rệt so với lợn phân bình thƣờng.
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun đũa lợn
* Phân bố bệnh giun đũa lợn
Theo Bùi Quý Huy (2006) [12], bệnh giun đũa lợn phổ biến ở khắp mọi
nơi trên thế giới, nhƣng nhiều nhất ở các nƣớc có khí hậu nóng ẩm, tỷ lệ mắc
bệnh có thể tới 80 - 90%.
Ở nƣớc ta, điều tra ở các nông trƣờng quốc doanh, lợn nuôi tập trung
hay nuôi tại các nông hộ, lợn ở miền núi, trung du, đồng bằng đều nhiễm giun
đũa. Nguyên nhân là do khí hậu nƣớc ta nóng ẩm, thuận lợi cho trứng giun
phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chƣa tốt, chƣa ủ phân,
bón phân tƣơi vào ruộng trồng thức ăn cho lợn.
Theo Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14], bệnh giun đũa
lợn phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và mọi giống lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bệnh giun đũa lợn của các tác giả
trong nƣớc cho thấy: Bệnh giun đũa lợn phân bố rộng khắp trong cả nƣớc
(Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50]; Phan Thế Việt, 1977 [61]; Bùi Lập, 1979 [33];
Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Phạm Văn Chức (1986) [3], [4]; Lƣơng Văn
Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40]).
* Động vật mắc bệnh
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nƣớc về loài mắc bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thống nhất rằng: cả lợn
nhà và lợn rừng đều có khả năng nhiễm lồi giun này.
Tác giả Phan Thế Việt (1977) [61] cho biết: Nghiên cứu vấn đề này có
ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý các nguồn dịch và tìm biện pháp tổng hợp
phòng chống bệnh giun sán ký sinh.
Giun đũa lợn ký sinh và gây bệnh ở ruột non của ký chủ. Trịnh Văn
Thịnh (1963) [50] cho biết: giun thƣờng không cắm đầu vào niêm mạc ruột và
ở yên một chỗ mà chúng tự do và di động luôn luôn trong ống ruột
* Biến động nhiễm giun đũa theo tuổi
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết: Lợn con từ 1 - 4
tháng tuổi nhiễm giun đũa lợn với tỷ lệ và cƣờng độ cao hơn lợn từ 6 tháng
trở lên, lợn trên 1 năm ít thấy nhiễm giun đũa.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [54], tuổi lợn bị nhiễm các loại
giun tròn nặng nhất từ 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm cao từ 49,0 - 65,9%.
Nghiên cứu về biến động nhiễm giun đũa theo tuổi, Lƣơng Văn Huấn
và cs, 1997 [14] cho biết: Lợn dƣới 3 tháng tuổi nhiễm 49,82%; 3 - 4 tháng
nhiễm 67,1%; 5 - 7 tháng nhiễm 62,6 %; > 7 tháng nhiễm 40,6%.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19] có nhận xét: Tỷ lệ nhiễm
giun đũa cao ở lứa tuổi dƣới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm
dần: giai đoạn dƣới 2 tháng nhiễm 39,2%; 3 - 4 tháng nhiễm 48,0%; 5 - 7
tháng nhiễm 58,3 %; và trên 8 tháng là 40,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Do giun đũa lợn không truyền qua bào thai và không truyền qua sữa
nên lợn con mới đẻ chƣa mang mầm bệnh, chúng chỉ nhiễm giun đũa trong
q trình ni dƣỡng.
Nhƣ vậy, lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm giun đũa, lợn đang
trong thời kỳ sinh trƣởng mạnh dễ bị bệnh giun đũa và bệnh phát triển nhanh
hơn, nặng hơn so với lợn trƣởng thành (nhiễm với tỷ lệ cao và nặng nhất là ở
tháng thứ 4). Lợn trên 1 năm tuổi mắc giun đũa biểu hiện lâm sàng ít hơn,
hoặc khơng biểu hiện lâm sàng, song chúng là động vật mang trùng và là
nguồn bệnh nguy hiểm đối với lợn con.
* Về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở lợn
Phạm Văn Khuê (1982) [17], đã công bố về tỷ lệ nhiễm A.suum ở lợn
vùng đồng bằng Sông Hồng là khá cao với tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3%.
Nghiên cứu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả Lƣơng Văn
Huấn (1995) [13] cho biết: Tình hình nhiễm giun sán của lợn là 87,8% trong
đó A.suum là 64,30%.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Phan Địch Lân và cs
(2005) [32], tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa qua mổ khám nhƣ sau:
- Nghĩa Lộ
43,5%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
5,4 giun
- Quảng Ninh
26,65%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
4,5 giun
- Hà Bắc
42,1%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
9,2 giun
- Thanh Hố
13,2%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
3,0 giun
- Hải Hƣng
40,5%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
4,8 giun
- Nam Hà
33,3%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
21,5 giun
- Hà Tĩnh
43,6%
Cƣờng độ nhiễm trung bình
5,9 giun
Lƣơng Văn Huấn (1998) [15] cho biết: Qua mổ khám 891 lợn thuộc 4
lứa tuổi và xét nghiệm phân của 5.044 lợn thuộc 12 tỉnh thành phía Nam cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 53%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [25] cho biết: Lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ
khá cao 31,90 - 34,19%.
Nhƣ vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là khá cao, và tỷ lệ nhiễm này có sự
sai khác giữa các vùng miền. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu của các
tác giả trên thì tính từ năm 1982 đến nay, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn lợn
vẫn chƣa có chiều hƣớng giảm.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn
Mùa vụ
Bệnh giun đũa nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung đều thấy
quanh năm, song tỷ lệ nhiễm thƣờng thấy nhiều hơn, nặng hơn vào các mùa
ấm (xuân, hè, thu).
Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi
Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi (vệ sinh chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi, thức ăn nƣớc uống, môi trƣờng xung quanh, xử lý phân rác thải...)
cũng đƣợc coi là yếu tố làm tăng khả năng cảm nhiễm giun đũa ở lợn.
Trần Tố và cs (2002) [58], cũng có chung quan điểm đó, theo tác giả thì
chu kỳ phát triển của giun đũa lợn là chu kỳ phát triển qua đất, nên việc vệ
sinh chuồng trại, thức ăn nƣớc uống là biện pháp quan trọng trong cơng tác
phịng bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1985) [56] cho biết: Bệnh giun đũa lây nhiễm quanh
năm ở các cơ sở chăn ni có điều kiện vệ sinh kém và môi trƣờng bị ô
nhiễm. Lợn nhiễm giun đũa do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh
chủ yếu từ nền chuồng. Vì thế nếu thu gom phân và ủ phân thƣờng xuyên,
không để cho trứng kịp nở thành phơi thai thì hạn chế đƣợc sự lây lan bệnh
giữa các lợn trong cùng một ơ chuồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Chuồng trại, phương thức chăn nuôi, thức ăn dinh dưỡng
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của phƣơng thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm
giun đũa, Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14] cho biết: Lợn chăn
nuôi theo hƣớng công nghiệp nhiễm thấp hơn so với lợn chăn nuôi gia đình.
Thức ăn dinh dƣỡng cũng có ảnh hƣởng nhất định đến sự nhiễm giun
sán ở lợn. Nghiên cứu về vấn đề này, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], (1985)
[56] cho biết: Ăn thiếu và vệ sinh thú y kém làm tăng rõ rệt tỷ lệ cảm nhiễm
giun đũa (từ 3,5% đến 5,8%, thậm chí có thể tăng đến 27%) đối với cùng
giống và cùng tuổi lợn. Do vậy, tăng cƣờng chăm sóc, ni dƣỡng cũng là
một trong những biện pháp hữu hiệu phịng chống bệnh giun đũa ở lợn.
- Ngồi ra các yếu tố stress cũng đóng vai trị thúc đẩy mức độ và tốc độ
phát triển bệnh giun sán. Các yếu tố này bao gồm: chuồng trại chật chội, thức
ăn kém dinh dƣỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trƣờng thay đổi đột ngột...
* Đường bài xuất mầm bệnh
Lợn mắc bệnh thải trứng theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh những
trứng này đƣợc phát tán rộng rãi và bắt đầu q trình phát triển để trở thành
trứng giun đũa có sức gây bệnh.
* Con đường lây nhiễm của bệnh giun đũa lợn
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19]; Nguyễn Thị Kim Lan
và cs (1999) [21], thì sự truyền lây bệnh giun đũa nhƣ sau:
+ Lây nhiễm trực tiếp: lợn bệnh bài xuất trứng giun đũa qua phân,
những trứng này phát tán trên nền chuồng, máng ăn, máng uống. Vì vậy lợn
khoẻ dễ dàng bị nhiễm trứng giun đũa. Lây nhiễm trực tiếp chủ yếu giữa lợn
bệnh và lợn khoẻ trong cùng một ô chuồng. Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi
bú sữa mẹ, nuốt phải trứng bám ở đầu vú lợn mẹ.
+ Lây nhiễm gián tiếp: dụng cụ chăn ni, ngƣời chăm sóc... cũng là tác
nhân mang mầm bệnh. Đây là những yếu tố trung gian góp phần lây nhiễm giun
đũa từ lợn bệnh sang lợn khoẻ từ ô chuồng này sang ô chuồng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Ngồi ra ruồi, chuột cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn trứng
giun theo bụi, mang trứng giun đũa từ chuồng này sang chuồng khác gây phát
tán mầm bệnh.
1.1.2.3. Bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa lợn
* Cơ chế sinh bệnh
Giải thích cơ chế sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn các tác giả đều thống
nhất: Thời kỳ ấu trùng hay trƣởng thành đều gây bệnh. Khi ấu trùng chui vào
thành ruột, gây tổn thƣơng, mở đƣờng cho vi khuẩn vào cơ thể. Khi ấu trùng
giun đũa di hành qua phổi làm bệnh suyễn lợn càng nặng hơn và tỷ lệ phát bệnh
có thể tăng gấp 10 lần. Ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào làm
mạch máu bị vỡ nên ở phổi có nhiều điểm xuất huyết, gây ra viêm phổi, triệu
chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 4 - 15 ngày, có khi
làm con vật chết. Thức ăn thiếu vitamin A làm lợn con dễ bị viêm phổi do giun
đũa gây ra. Khi ấu trùng theo máu về gan, tác động đến mạch máu gây lấm tấm
xuất huyết, đồng thời huỷ hoại tế bào gan. Khi thành giun trƣởng thành thì tác
dụng gây viêm giảm dần. Giun trƣởng thành ký sinh ở ruột non làm niêm mạc
ruột non bị loét, nếu quá nhiều làm tắc và thủng ruột. Giun đũa còn tiết độc tố
gây nhiễm độc thần kinh trung ƣơng và mạch máu khiến con vật có triệu chứng
thần kinh tê liệt hoặc hƣng phấn. Ngoài ra, trong q trình trao đổi chất giun cịn
thải cặn bã gây độc làm lợn gầy còm chậm lớn. (Phan Địch Lân và cs, 1996 [31];
Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [19]; Lƣơng Văn Huấn, Lê Hữu Khƣơng,
1997 [14]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006
[28]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29]).
* Triệu chứng của lợn bị bệnh giun đũa
Tác hại của bệnh giun đũa nặng hay nhẹ tuỳ theo số lƣợng giun có
trong cơ thể lợn nhiều hay ít, đã nhiễm vào lợn lâu hay chóng và tuỳ theo sức
chống đỡ của từng cơ thể lợn (cụ thể là điều kiện nuôi dƣỡng và vệ sinh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của lợn bị
bệnh giun đũa. Về lâm sàng của bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thấy: súc
vật non thƣờng phát bệnh ở thể cấp tính (giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi), súc vật
trƣởng thành và súc vật già thì bệnh thƣờng ở thể mãn tính. Thể bệnh nặng
thể hiện viêm ruột, đau bụng, ỉa chảy, đặc biệt là gầy yếu, suy nhƣợc, còi cọc
và thiếu máu. Đôi khi giun đũa chọc thủng ruột rơi vào xoang bụng gây chết đột
ngột hoặc viêm phúc mạc cấp. Thể mãn tính cũng thể hiện các triệu chứng trên
nhƣng không rõ rệt. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]; Phan Địch Lân và
cs, 2005 [32]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006 [28], Phạm Sỹ Lăng và cs,
2007 [29]).
Một số tác giả cho biết, lợn bị bệnh giun đũa cũng giống nhƣ mắc các
bệnh ký sinh trùng khác nói chung có sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu.
Theo các tác giả, lợn bị bệnh ký sinh trùng thì số lƣợng hồng cầu giảm, hàm
lƣợng huyết sắc tố giảm, tăng bạch cầu eosin, giảm bạch cầu trung tính. (Trịnh
Văn Thịnh, 1968 [52]; Soulsby E.J.L, 1982 [70]; Cao Văn và cs, 2003 [60]).
Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa, Trịnh Văn
Thịnh (1968) [52] cho biết thêm: Về phƣơng diện bệnh lý, ngƣời ta chia bệnh
giun đũa lợn thành hai thể bệnh: Thể thông thƣờng và thể đặc biệt. Cụ thể:
Thể bệnh thông thường: Thể hiện ở 4 loại triệu chứng sau đây
- Ỉa chảy không mạnh nhƣng hay lặp lại, có biểu hiện đau bụng
- Lợn gầy yếu, lơng xù, dáng điệu lờ đờ, chậm lớn, còi cọc, gầy rạc
- Một vài con bị co giật nhƣ động kinh
- Một vài con nổi những mụn mủ, hay mụn nƣớc ngoài da, sau từ 5 - 6
ngày những mụn này khô đi và thành vẩy.
Thể bệnh đặc biệt: Gọi là thể bệnh đặc biệt vì ít thấy, nhƣng đã bị thì
lợn thƣờng chết. Trƣờng hợp này, ruột lợn bị tắc do búi giun làm cho thức ăn
ứ lại sinh đau bụng dữ dội. Khi búi giun làm căng ruột quá, ruột có thể rách
hay vỡ ra, lợn chết nhanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Giun đũa ở ruột non của lợn để hút thức ăn chuyển từ dạ dày xuống
nhƣng giun cũng có thể trƣờn lên dạ dày, thực quản rồi ra mõm và ta thấy lợn
mửa ra giun. Hoặc từ họng giun chui ra khí quản vào phổi, gây viêm phổi và
ngạt thở, trƣờng hợp này lợn chết nhanh. Giun đũa trƣởng thành cũng có thể
chui vào ống mật, hoặc chui vào đó từ khi còn là ấu trùng đến khi giun lớn lên
làm tắc ống dẫn mật và làm lợn chết.
* Bệnh tích của lợn bị bệnh giun đũa
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Lƣơng Văn Huấn và cs
(1997) [14], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28], đã mô tả những tổn thƣơng
bệnh lý qua mổ khám những lợn nhiễm giun đũa nặng nhƣ sau:
Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết mầu hồng thẫm. Khi
kiểm tra phổi thấy nhiều ấu trùng giun đũa.
Ruột có nhiều giun, lịng ruột chứa nhiều dịch nhầy, niêm mạc ruột có
tổn thƣơng, tăng sinh dày ra.
Bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng.
Nếu lợn nhiễm giun đũa với số lợn lớn thì lịng ruột giãn rộng và sƣng
to, gan phổi viêm, xơ hoá thành những vệt dài, ruột viêm cata, khi ruột bị vỡ
thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.
1.1.2.4. Miễn dịch học bệnh giun đũa lợn
Tính miễn dịch chống các bệnh giun sán về nguyên tắc không khác các
loại miễn dịch khác, cũng là chức năng sinh lý bảo vệ cơ thể.
Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết: Tác dụng miễn dịch của ký chủ đối
với giun sán là hạn chế sự phát dục của giun sán, rút ngắn thời gian ký sinh.
Khi nhiễm ấu trùng giun đũa, cơ thể lợn hình thành trạng thái miễn
dịch. Miễn dịch giun đũa là miễn dịch mang trùng.
Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến sức miễn dịch của cơ thể,
trong đó có ảnh hƣởng của tuổi đến sức miễn dịch, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
cho biết: Ở nƣớc ta nghé và lợn con mắc bệnh giun đũa với tỷ lệ nhiều hơn và
nặng hơn. Đến ngồi 2 tháng tuổi nghé đã bắt đầu có miễn dịch với Neoascaris
vitulorum, trong khi đó, lợn phải đến ngồi 6 tháng tuổi mới có một phần sức
chống đỡ với Ascaris suum.
Theo Đào Trọng Đạt (1995) [8], (1996) [9], ở lợn, miễn dịch bị động
qua nhau thai chỉ phòng vệ đƣợc 3 tuần lễ đầu. Chỉ lợn từ 2 - 5 tháng tuổi có
dấu hiệu lâm sàng của nhiễm A.suum, lợn già chịu đựng với giun tốt hơn và
ngăn cản sự di hành của ấu trùng. Do đó nó khơng nhiễm hoặc nhiễm mức độ
thấp và khơng có triệu chứng lâm sàng.
Ấu trùng A.suum có hoạt tính kháng ngun cao hơn giun trƣởng thành.
Các kháng nguyên bề mặt ấu trùng có thể gắn với một loạt kháng thể của ký
chủ khác nhau. Các ấu trùng non (16 - 25 giờ sau khi nhiễm) có thể bị phủ
protein của ký chủ, do đó, bằng cách giảm hoạt tính, nó đã thực hiện đƣợc bƣớc
đầu xâm nhiễm vào ký chủ, sau 48 - 72 giờ các tế bào bạch cầu hạt kết dính
vào bề mặt ấu trùng đã đƣợc phủ và mất hạt, tạo nên một mơi trƣờng có hại cho
ấu trùng. Giai đoạn lột xác ấu trùng 2 thành ấu trùng 3 cũng là thời gian dung
giải kháng nguyên. Ở lợn đã đƣợc miễn dịch, đa số ấu trùng chết trong gan.
Hiện nay, áp dụng những thành tựu về miễn dịch học, ngƣời ta đã chế
tạo đƣợc các vắc xin chống các loại giun sán nhƣ: Dictyocaulus, Ascaris,
Haemonchus, Moniezia, Echinococcus, Ancylostoma...Hiệu lực miễn dịch của
các vắc xin này thƣờng đạt từ 2 - 4 tháng. Ở nƣớc ta, bƣớc đầu đã có những
thử nghiệm chế vắc xin giun đũa và giun phổi (Đào Trọng Đạt, 1986 [7]).
1.1.2.5. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn
Các tác giả: Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50], Phạm Văn Khuê và Phan Lục
(1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phan Địch Lân và cs
(2005) [32], Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006) [28], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2007) [29], đều thống nhất việc áp dụng các phƣơng pháp sau trong chẩn
đoán bệnh giun đũa lợn, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên