Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu bệnh đơn bào leucocytozoon ở gà tại một số địa phương của tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 98 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƢƠNG THỊ HỒNG DUYÊN



NGHIÊN CỨU BỆNH LEUCOCYTOZOON Ở GÀ TẠI
MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC ĐIỀU TRỊ


Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60 62 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan








Thái Nguyên, Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả


Dương Thị Hồng Duyên













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và
cảm ơn chân thành tới cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về cơ sở vật chất của khoa
Chăn nuôi Thú y – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Sau
Đại học Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công nhân
viên Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng, Bệnh viện Đa
khoa Trung ƣơng Thái Nguyên, cán bộ trạm thú y và nhân dân của các huyện
Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai và thị xã Sông Công đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự quan tâm, động
viên sâu sắc của gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trƣớc mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả



Dương Thị Hồng Duyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Cs
:
Cộng sự
C
:
Culicoides
H
:
Huyện
KCTG
:
Ký chủ trung gian
L
:
Leucocytozoon
Nxb
:
Nhà xuất bản
n

:
Dung lƣợng mẫu
P
:
Độ tin cậy
S
:
Simulium
spp
:
species
TX
:
Thị xã
VSTY
:
Vệ sinh thú y












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Loài dĩn và sự phân bố các loài dĩn – KCTG của
Leucocytozoon ở các địa phƣơng 41
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện thị 43
Bảng 3.3: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo địa hình 47
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ 49
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phƣơng
thức chăn nuôi 52
Bảng 3.6: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo loại gà 55
Bảng 3.7: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà 57
Bảng 3.8: Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo tính biệt gà 59
Bảng 3.9: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng
vệ sinh thú y 61
Bảng 3.10: Thành phần loài Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Thái
Nguyên 63
Bảng 3.11: Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh
Leucocytozoon 64
Bảng 3.12: Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bệnh so với gà khỏe 66
Bảng 3.13: So sánh công thức bạch cầu của gà bị bệnh và gà khỏe 69
Bảng 3.14: Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon 72
Bảng 3.15: Tỷ lệ cơ quan nội tạng và cơ có đơn bào Leucocytozoon ký sinh 73
Bảng 3.16: Hiệu lực của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon ở gà 75
Bảng 3.17: Độ an toàn của các phác đồ điều trị bệnh Leucocytzoon cho gà 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ minh họa vòng đời Leucocytozoon ở gà 9
Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị
thuộc tỉnh Thái Nguyên 45
Hình 3.2. Biểu đồ về cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4
huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên 46
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ 50
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà giữa các
phƣơng thức chăn nuôi khác nhau 53
Hình 3.5. Đồ thị minh họa tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà 58
Hình 3.6. Biểu đồ về sự thay đổi số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hàm
lƣợng huyết sắc tố của gà khỏe và gà bị bệnh Leucocytozoon 68
Hình 3.7. Biểu đồ sự thay đổi công thức bạch cầu của gà khỏe so với gà bị
bệnh Leucocytozoon 71


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3
2.1. Mục đích nghiên cứu 3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Đặc điểm của đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà 4

1.1.2. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà 12
1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh Leucocytozoon 23
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 27
2.2. Vật liệu nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Leucocytozoon ở gà tại 4
huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên 28
2.3.2. Nghiên cứu bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà tại 4
huyện thị của tỉnh Thái Nguyên 29
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh 29
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 29
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị
thuộc tỉnh Thái Nguyên 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
3.1.1. Sự phân bố dĩn - KCTG của đơn bào Leucocytozoon ở các địa phƣơng
41
3.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện thị thuộc
tỉnh Thái Nguyên 42
3.1.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo địa hình 47
3.1.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phƣơng thức chăn nuôi

51
3.1.6. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo loại gà 54
3.1.7. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà 56
3.1.8. Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo tính biệt gà 59
3.1.9. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ
sinh thú y 60
3.2. Bệnh Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên 63
3.2.1. Thành phần loài Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Thái Nguyên 63
3.2.3. Một số chỉ số máu của gà mắc bệnh Leucocytozoon 66
3.2.4. Bệnh tích của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon 71
3.3. Nghiên cứu hiệu quả của 3 phác đồ điều trị bệnh đơn bào
Leucocytozoon ở gà 74
3.3.1. So sánh hiệu lực của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon ở gà 74
3.3.2. Độ an toàn của các phác đồ điều trị bệnh Leucocytzoon cho gà 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1. Kết luận 78
1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị
thuộc tỉnh Thái Nguyên 78
1.2. Bệnh Leucocytozoon ở gà tại Thái Nguyên 78
2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chăn nuôi đã trở thành một ngành sản xuất

chính trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, trong đó có chăn nuôi gia cầm.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tổng đàn gia cầm tại thời điểm
01/04/2011 là 277,4 triệu con, tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2010.
Ƣớc tính đến 30/6/2011, tổng đàn gia cầm là 298 triệu con, tăng trên 7%,
trong đó có trên 81% là gà thả vƣờn. Sản lƣợng thịt gia cầm hơi giết thịt và
bán trong sáu tháng đầu năm 2011 là 386,3 ngàn tấn, tăng 16,8% so với cùng
kỳ năm 2010, sản lƣợng trứng gia cầm bán trong 6 tháng là 3,9 tỷ quả, tăng
19% so với cùng kỳ năm 2010 [54].
Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [3] cho biết: hiệu quả của việc chăn
nuôi gia cầm nhanh hơn và cao hơn so với ngành chăn nuôi khác. Thịt và
trứng gia cầm có giá trị dinh dƣỡng cao, tƣơng đối đầy đủ và cân bằng về các
axit amin thiết yếu, đồng thời dễ chế biến, dễ ăn, ngon miệng, phù hợp với thị
hiếu của ngƣời tiêu dùng mọi lứa tuổi.
Vì những ƣu điểm nói trên, chăn nuôi gia cầm có vai trò không thể
thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong cải thiện kinh tế gia đình, góp
phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở các địa phƣơng.
Ở nƣớc ta hiện nay, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu với số lƣợng
ít, chuồng trại đơn giản; những gia đình chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô
nhỏ cũng vẫn là chăn nuôi bán công nghiệp. Vì vậy, vấn đề vệ sinh thú y
trong chăn nuôi gà vẫn chƣa đƣợc coi trọng, dịch bệnh thƣờng xảy ra, gây trở
ngại cho việc phát triển chăn nuôi, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều gia đình và
cơ sở chăn nuôi gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002) [12]: ngành chăn nuôi gia
cầm ở nƣớc ta còn gập một số trở ngại do dịch bệnh thƣờng xảy ra, trong đó
trƣớc hết phải kể đến bệnh ký sinh trùng. Đàn gia cầm thƣờng nhiễm ký sinh

trùng với tỷ lệ và cƣờng độ cao, diễn ra quanh năm, bất kể mùa vụ và thời tiết
nào. Hàng năm, thiệt hại do bệnh ký sinh trùng gây ra chiếm một tỷ lệ khá cao
trong tổng thu nhập của ngành.
Là một nƣớc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thảm
thực vật và hệ động vật phong phú, đa dạng, thích hợp cho nhiều loài ký sinh
trùng phát triển, ký sinh và gây bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng ở gà, có
những bệnh do nhóm đơn bào ký sinh gây ra, chúng chiếm đoạt chất dinh
dƣỡng, tiết độc tố, gây ra những biến đổi bệnh lý làm cho gà gầy yếu, chậm
lớn, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng. Đặc biệt, một số bệnh đơn bào cũng
gây ra các “ổ dịch cấp tính”, làm cho gà chết nhanh với tỷ lệ cao không kém
các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh đơn bào đƣờng máu Leucocytozoon.
Bệnh do các loài đơn bào Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu (đôi
khi thấy trong bạch cầu), gây ra xuất huyết, tan vỡ hồng cầu, dẫn đến thiếu
máu và ỉa chảy phân xanh màu lá cây, làm gà chết với tỷ lệ cao tới 30 - 50%
(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006 [14]).
Theo Lê Đức Quyết và cs (2009) [21], tình hình lƣu hành đơn bào
Leucocytozoon trên đàn gà ở một số tỉnh Nam Trung bộ là 13,29%, trong đó ở
Phú Yên là 20,00%, Bình Định là 9,54%, Khánh Hoà là 12,65%.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên phát triển
khá mạnh, trong đó chăn nuôi gà thả vƣờn chiếm một số lƣợng lớn. Nhiều đàn
gà có triệu chứng ỉa phân xanh, thiếu máu và gầy yếu. Việc phòng bệnh truyền
nhiễm bằng các loại vacxin không đƣa lại hiệu quả mong muốn. Một câu hỏi
đặt ra là: những triệu chứng trên ở gà của Thái Nguyên có phải do đơn bào
Leucocytozoon gây ra hay không? Tuy nhiên, cho đến nay câu hỏi trên vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
chƣa đƣợc trả lời, và bệnh do đơn bào Leucocytozoon và biện pháp phòng trị
vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu ở khu vực phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái

Nguyên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định sự tồn tại và gây bệnh của
đơn bào Leucocytozoon trên đàn gà để có biện pháp phòng trị có hiệu quả là rất
cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà tại một
số địa phương của tỉnh Thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị".
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ
và lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà tại một số địa phƣơng thuộc tỉnh Thái
Nguyên, đồng thời có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng trị bệnh
Leucocytozoon cho gà có hiệu quả cao.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo ngƣời chăn nuôi gà áp dụng
biện pháp phòng trị bệnh Leucocytozoon, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm
Leucocytozoon cho gà, hạn chế thiệt hại do Leucocytozoon gây ra, góp phần
nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi
gia cầm phát triển.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ký sinh trùng là những sinh vật sinh trƣởng và phát triển trong hoặc
trên cơ thể một sinh vật khác – gọi là ký chủ, chiếm đoạt chất dinh dƣỡng của
ký chủ mà nó ký sinh. Trong phân loại học, dựa theo cấu trúc cơ thể của ký
sinh trùng mà ngƣời ta chia những ký sinh trùng động vật ra làm 3 ngành:
nguyên trùng, giun sán và tiết túc. Trong đó, nguyên trùng là ký sinh trùng
đơn bào (protozoa), cơ thể chỉ gồm một tế bào, thƣờng ký sinh trong máu
(Trypanosoma, Histomonas, Leucocytozoon…) hoặc trong ruột ký chủ (cầu
trùng) (Dƣơng Công Thuận, 1995 [26]).
Bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra có ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Tỷ lệ lƣu hành Leucocytozoon trên đàn gà ở một số nƣớc Châu Á khá cao: ở
Trung Quốc (7,1%), Thái Lan (13 – 18%), Malaysia (15 – 31%).
Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu gà (đôi khi ký sinh trong bạch
cầu, tùy theo loài), làm tan vỡ hồng cầu, gây bần huyết và gây chết gà với tỷ
lệ cao, ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời chăn nuôi gà. Bệnh cũng đƣợc phát
hiện ở nhiều loài chim hoang dã.
1.1.1. Đặc điểm của đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà
1.1.1.1. Vị trí của đơn bào Leucocytozoon trong hệ thống phân loại động vật
Đơn bào nói chung là những nguyên sinh động vật không có khí quan di
động, thân thể khi thì trần và có thể biến dạng đƣợc, khi thì có màng bọc và
có hình dạng nhất định. Đơn bào sống ký sinh ở các tế bào, các mô hay dịch
thể, có thể suốt đời hoặc những giai đoạn đầu của nó. Chúng tự nuôi dƣỡng
bằng cách thẩm thấu dinh dƣỡng chiếm đoạt của ký chủ qua bề mặt cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Các loài đơn bào thuộc giống Leucocytozoon ký sinh trong máu của
nhiều loài gia cầm, thủy cầm, chim và nhiều loài chim hoang dã. Gà là vật

chủ cảm thụ đơn bào Leucocytozoon mạnh nhất. Bệnh đƣợc Ziemann phát
hiện lần đầu tiên vào năm 1898. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu về bệnh.
Theo Levine N. D. (1985) [37], Leucocytozoon gây bệnh cho gà có vị trí
trong hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành Protozoa
Lớp Sporozoa
Bộ Haemosporidia
Họ Leucocytozoidae
Giống Leucocytozoon
Loài L. caullergyi (Mathis et Leger, 1909)
L. sabrazeis (Mathis et Leger, 1910)
L. simondi (Mathis et Leger, 1910)
L. smithi (Laveran et Lucet, 1905)
L. andrewsi (Atchley, 1951)
L. schufneri (Prowazek, 1912)
L. schoutedeni (Rodham Pons et Bequaert, 1913)
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện 107 loài Leucocytozoon spp. ký
sinh và gây bệnh cho gà, gà tây, vịt, ngỗng và nhiều loài chim hoang dã.
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Leucocytozoon ở gà
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9]: cơ thể đơn bào thƣờng do
một tế bào rất nhỏ cấu thành, tổ chức của đơn bào gồm màng tế bào, chất
nguyên sinh, hạt hoặc nhân tế bào.
Đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở hồng cầu, bạch cầu, các nội tạng của
gà và các loài chim ở hai dạng: dạng tiểu thể hình dùi trống, hoặc hình thoi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
nhọn hai đầu với kích thƣớc từ 15 - 20 µm, dạng bào tử hình trứng với kích

thƣớc từ 20 - 25 µm.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [13] cho biết: các loài Leucocytozoon spp.
có nhiều hình dạng khác nhau trong quá trình phát triển ở ký chủ cũng nhƣ ở
ký chủ trung gian. Kích thƣớc của chúng thay đổi tuỳ thuộc dạng và loài đơn
bào Leucocytozoon.
- Dạng bào tử (Sporozoite): hình thuẫn, hình elip nhọn 2 dầu, kích
thƣớc 10 - 15 µm. Thể này thấy ở tuyến nƣớc bọt của dĩn (ký chủ trung gian).
- Dạng tiểu thể (Merozoite): hình tròn, hình trứng, kích thƣớc 15 - 20 µm.
- Dạng giao tử (Schizont): hình elip, thon nhỏ 2 đầu, kích thƣớc 20 - 45µm.
- Dạng đại giao tử (Macrogametocyte): hình đa giác, gần tròn, kích
thƣớc 350 - 400 µm.
- Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình thuẫn, hình trứng, kích
thƣớc 20 - 25 µm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [14]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2008)
[15], hai loài L. caullergyi và L. sabrazeis có hình dạng gần giống nhau, chỉ
khác về tính chất gây bệnh. Chúng có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình lƣỡi
liềm; kích thƣớc 20 x 5 µm, không có sắc tố khi nhuộm Giemsa, ký sinh ở
hồng cầu của gà, gà rừng.
1.1.1.3. Vòng đời của Leucocytozoon ở gà
Saif Y.M. (2003) [45] cho rằng: giai đoạn sinh bào tử diễn ra trên vật
chủ trung gian và có thể đƣợc hoàn thành sau 3 – 4 ngày. Noãn nang phát
triển và có thể tìm thấy trong đƣờng tiêu hóa của dĩn trong vòng 12 giờ sau
khi dĩn hút máu. Sau đó các noãn nang này di chuyển đến tuyến nƣớc bọt của
dĩn, có thể tìm thấy noãn nang ở tuyến nƣớc bọt dĩn sớm nhất sau khi dĩn hút
máu gà bệnh 18 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [13] cho biết: các loài Leucocytozoon có

vòng đời rất phức tạp, cần vật chủ trung gian là các loài dĩn thuộc giống
Simulium spp. và Culiloides spp Tuỳ đặc điểm thời tiết khí hậu của các vùng
sinh thái khác nhau mà thành phần loài dĩn cũng thay đổi.
Sau khi xâm nhập vào dĩn do dĩn hút máu gà bệnh, các tiểu thể
(Merozoite) phát triển qua một số giai đoạn ở vách dạ dày thành noãn nang để
thành thể bào tử (Sporozoite). Thể bào tử chuyển lên tuyến nƣớc bọt của dĩn
sau thời gian phát triển khoảng 25 ngày. Khi dĩn hút máu các loài vật chủ (gà,
các loài gia cầm khác và chim hoang dã) sẽ truyền mầm bệnh vào máu.
Các bào tử từ máu xâm nhập vào các tế bào nội quan nhƣ: gan, lách,
phổi, thận, tổ chức cơ để trở thành giao tử (Schizont). Các giao tử vào hồng
cầu phát triển thành tiểu thể (Merozoite), giao tử thể (Gametocyte), đại giao tử
(Marcrogametocyte) và tiểu giao tử (Mircrogametocyte).
Khi dĩn hút máu gia cầm bệnh, vào cơ thể dĩn, các tiểu thể lại phát triển
thành noãn nang (Oocyste), rồi bào tử (Sporozoite) trong vách dạ dày dĩn và
vòng đời lại đƣợc lặp lại.
Tác giả Lê Minh Thành [52] cho biết vòng đời của Leucocytozoon bao
gồm các giai đoạn nhƣ sau:
* Giai đoạn ở tế bào chủ:
Gia cầm bị dĩn – ký chủ trung gian truyền bệnh đốt và truyền mầm
bệnh (các bào tử Sporozoite) vào cơ thể. Khi vào cơ thể gia cầm, mầm bệnh
theo máu tới gan, lách, thận, não…Tại đây, chúng xâm nhập vào các tế bào
của ký chủ và bắt đầu sinh sản vô tính bằng hình thức liệt phân, kết quả từ 1
Sporozoit đã tạo ra một lƣợng lớn Merozoite. Chính những Merozoite này mới
có khả năng xâm nhập vào máu và ký sinh ở hồng cầu (quá trình này mất 4 –
6 ngày hoặc kéo dài hơn tùy loài).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Quá trình sinh sản của đơn bào ở trong tế bào gan của vật chủ không có

chu kỳ nhất định. Sau khi phát triển ở gan, tất cả các Merozoite đều vào máu.
* Giai đoạn ở trong hồng cầu: giai đoạn này tạo thể tự dƣỡng và thể
phân liệt trong đó có thể mang giới tính (giao tử đực và giao tử cái). Giai đoạn
ở trong hồng cầu bắt đầu từ khi các Merozoite từ gan vào máu, tiếp cận với bề
mặt hồng cầu có những thụ thể Receptor tƣơng ứng và xâm nhập vào hồng
cầu qua 5 giai đoạn:
- Nhận diện và gắn bám
- Hình thành điểm tiếp giáp
- Tạo nên màng không bào liên tiếp màng hồng cầu
- Lọt vào màng không bào qua điểm tiếp nối chuyển động
- Hồng cầu hàn kín sau khi Merozoite lọt vào
Sau khi lọt vào trong hồng cầu, Merozoite hình thành không bào và phát triển
trong hồng cầu theo kiểu có chu kỳ, qua các thể:
Thể tự dƣỡng (Trophozoite): gồm thể Trophozoite non (thể nhẫn), thể
Trophozoite phát triển (thể amip) và thể Trophozoite già.
Thể phân liệt (Schizont) gồm: Schizont non và Schizont già.
Sau khi kết thúc 1 chu kỳ phát triển, các Merozoite trong Schizont phá
vỡ hồng cầu vào máu, một số bị thực bào hoặc chết, một số xâm nhiễm vào
hồng cầu khác và tiếp tục phát triển theo chu kỳ tƣơng tự.
Sau một số chu kỳ, có những Merozoite tiếp tục xâm nhập vào hồng
cầu, nhƣng không tạo thành các thể Merozoite nữa mà phát triển thành thể có
giới tính: Gametocyte (Macrogametocyte – giao tử cái và Microgametocyte –
giao tử đực). Sau đó giao tử dực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp
tử (Zygote), gây phá vỡ hồng cầu và di chuyển trong máu.
Khi ký chủ trung gian là dĩn hút máu gia cầm, mầm bệnh sẽ vào ký chủ
trung gian và tiếp tục vòng đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9

Trong ký chủ trung gian, hợp tử nở ra và phát triển thành dạng trƣởng
thành (thoi trùng). Chúng di chuyển lên tuyến nƣớc bọt của dĩn và cƣ trú ở đó.
Khi dĩn hút máu gia cầm, các thoi trùng theo tuyến nƣớc bọt vào máu
của gia cầm và bắt đầu vòng đời mới.





















Hình 1.1. Sơ đồ minh họa vòng đời Leucocytozoon ở gà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10
Tuy nhiên Lê Văn Năm (2011) [19] lại cho rằng: chu kỳ phát triển sinh
học của Leucocytozoon gồm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là giai
đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian truyền bệnh và giai đoạn hai là
giai đoạn phát triển trong cơ thể vật chủ:
- Giai đoạn phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian truyền bệnh (dĩn)
Đây là giai đoạn hình thành bào tử nang (Sporogony), giai đoạn này
kết thúc trong vòng 3 – 4 ngày. Vì trong máu của gia cầm bệnh đã có sẵn
giao tử đực và giao tử cái, hoặc hợp tử của Leucocytozoon, nên ngay sau khi
hút máu gia cầm bệnh, các tế bào máu chứa mầm bệnh bị dịch tiêu hóa của
ký chủ trung gian (dĩn) làm tan vỡ và giải phóng ra các giao tử và các hợp
tử. Chúng nhanh chóng bám vào thành dạ dày và chui vào các tế bào niêm
mạc dạ dày, ruột của dĩn. Ở đó chúng bắt đầu phát triển thành bào tử nang
(Oocyst). Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm
dĩn hút máu gia cầm bệnh lần cuối.
Trong mỗi bào tử nang bắt đầu có quá trình sinh trƣởng và phát triển
thành 4 thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng này nhanh chóng lớn lên và di
hành đến cƣ trú trong tuyến nƣớc bọt của ký chủ trung gian truyền bệnh. Chỉ
có các thoi trùng này mới có khả năng truyền bệnh. Ký chủ trung gian truyền
bệnh cho gia cầm thụ cảm thông qua việc hút máu của gia cầm bệnh, sau đó
hút máu của gia cầm khỏe và truyền nƣớc bọt kèm theo thoi trùng gây bệnh
vào cơ thể gia cầm khỏe. Nhƣ vậy, kể từ khi dĩn hút máu gia cầm bệnh lần
cuối đến lúc có khả năng truyền bệnh phải mất 18 ngày.
- Giai đoạn phát triển của Leucocytozoon trong cơ thể gia cầm thụ cảm.
Ngay sau khi thoi trùng theo nƣớc bọt của ký chủ trung gian truyền
bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, chúng lột xác và hình thành nên các thể
phân lập trung gian (Merozoite), các thể phân lập trung gian này bám ngay
vào các tế bào máu và theo máu đi khắp cơ thể. Từ đây, chúng phát triển theo
hai hƣớng:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Hướng thứ nhất: Chúng chui vào và ký sinh trong các tế bào máu, sinh
trƣởng và phát triển theo phƣơng thức tự nhân đôi để tạo ra các thể phân lập
thế hệ 1 (Schizont - 1). Các Schizont thế hệ 1 này lớn lên nhanh chóng và tiết
ra một chất làm tan hồng cầu, chất đó đƣợc gọi là chất kháng hồng cầu (anti-
erythrocyte). Dƣới tác động cơ học của nhiều thể phân lập đã sinh ra trong
mỗi hồng cầu, và dƣới tác động của chất kháng hồng cầu, một số lƣợng lớn
hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra nhiều thể phân lập thế hệ 1, đây là
nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, tăng Hemobilirubin, máu trở nên
loãng, nhớt và khó đông. Các thể phân lập thế hệ 1 lập tức tấn công và ký sinh
tiếp vào các tế bào hồng cầu mới, chúng lớn lên và lại nhân đôi để hình thành
thể phân lập thế hệ 2 (Schizont - 2), cứ tiếp tục nhƣ vậy chúng hình thành thể
phân lập thế hệ 3 (Schizont - 3) thì dừng lại và bắt đầu hình thành các giao tử
(Gametocyte). Giao tử đực có kích thƣớc nhỏ gọi là Microgametocyte và giao
tử cái có kích thƣớc lớn hơn gọi là Macrogametocyte. Kết thúc giai đoạn sinh
sản vô tính và bắt đầu giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn sinh sản hữu tính xảy ra trong các tế bào hồng cầu. Giao tử
đực chui vào giao tử cái để thụ tinh và hình thành nên hợp tử. Hợp tử đƣợc
bọc bởi một màng và đƣợc gọi là bào tử, có kích thƣớc trung bình 14,5 – 5,5
µm. Sau đó, chúng phát triển thành các bào tử hình thoi, có kích thƣớc lên đến
45 µm. Chỉ có các thoi trùng này mới có khả năng lây truyền thông qua côn
trùng hút máu gia cầm bệnh và truyền thoi trùng gây bệnh cho gia cầm khỏe.
Hướng thứ hai: Sau khi các thoi trùng theo máu di hành khắp các nơi
trong cơ thể, một phần chúng cƣ trú tại các cơ quan nhƣ lách, thận, phổi, gan,
dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, buồng trứng, ống dẫn trứng và não. Tại
đây, chúng lột xác và chui vào ký sinh trong các tế bào nội mô, tế bào lƣới và
đại thực bào của các cơ quan kể trên của gia cầm thụ cảm. Trong các tế bào
đó chúng bắt đầu sinh trƣởng, lớn lên và sinh sản theo phƣơng thức tự nhân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
đôi, làm vỡ nát các tế bào của các cơ quan nội tạng ký chủ. Sau đó chúng phát
triển và tạo nên thể phân lập cực đại gọi là Megaloschizont với kích thƣớc lên
đến 400 µm và làm tắc nhiều mao mạch của các cơ quan ký chủ. Để tiếp tục phát
triển, trong mỗi Megaloschizont hình thành nên 2 thể phân lập trung gian
Merozoite, chúng lớn lên và rời khỏi Megaloschizont, rời khỏi tế bào của cơ
quan ký chủ, chui vào các tế bào máu để ký sinh và quá trình phát triển đƣợc
tiếp tục lặp lại nhƣ hƣớng thứ nhất – kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính trong
các tế bào nội mô ở các cơ quan nội tạng của gia cầm thụ cảm.
* Tính chuyên biệt của Leucocytozoon
Theo Johannes Kaufmann (1996) [35], mỗi loài Leucocytozoon chỉ
ký sinh trong một hoặc một số ký chủ nhất định.
1.1.2. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà
1.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do bệnh Leucocytozoon gây ra
Bệnh ký đơn bào Leucocytozoon ở gà không gây thành ổ dịch lớn nguy
hiểm, ít làm cho gà chết đột ngột và chết hàng loạt (trừ trƣờng hợp đặc biệt).
Song, đơn bào này đã gây tác hại nghiêm trọng, làm cho sự sinh trƣởng và
phát triển của gà bị ngừng trệ, cơ thể gầy còm, thiếu máu, khả năng tăng trọng
giảm, số lƣợng và chất lƣợng của thịt, trứng giảm, dẫn đến năng suất chăn
nuôi giảm thấp.
Olsen O. W. (1986) [42] cho biết: ngoài gà (tỷ lệ nhiễm cao và mắc
bệnh nặng nhất), vịt nhiễm Leucocytozoon cũng thƣờng bị bệnh ở thể nặng,
các triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong cao.
Theo Shane S. M. (2005) [46], Leucocytozoonosis thƣờng gặp ở các
nƣớc nhiệt đới, đặc biệt là ở những nơi mà các trang trại nằm gần ao, hồ. Đàn
gia cầm mắc bệnh giảm mạnh tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ chết cao có thể lên đến
100% nếu không đƣợc chữa trị kịp thời.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [13] cho rằng: gà bị bệnh đơn bào đƣờng
máu Leucocytozoon ở thể cấp tính có thể chết đột ngột do xuất huyết các nội
quan và thiếu máu cấp. Gà mái giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, kém ăn, giảm tăng
trọng và gầy yếu nhanh. Gà mắc bệnh sẽ chết sau 3 – 6 ngày với tỷ lệ tới
trên 50% số gà bị bệnh.
Lê Văn Năm (2011) [19] cho biết: tại một số địa phƣơng nhƣ Bắc
Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc, bệnh đơn bào
Leucocytozoon xuất hiện ở hầu hết các đàn gà nuôi thả vƣờn với tỷ lệ dao
động từ 40 – 70%, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho ngƣời chăn nuôi.
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh Leucocytozoon ở gà
Lê Đức Quyết và cs (2009) [21] cho biết: tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tuổi gia cầm, giống, địa hình, vùng sinh
thái, phƣơng thức chăn nuôi
Theo Lê Văn Năm (2011) [19], bệnh do Leucocytozoon gây ra có tính
chu kỳ rõ rệt, phụ thuộc vào mùa sinh sản và phát triển của côn trùng hút
máu truyền bệnh.
Loài gây bệnh và động vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, gà, gà rừng, chim trĩ và các loài chim thuộc bộ gà
(Galliformes) đều có thể bị bệnh. Bệnh từ gà nhà có thể truyền lây sang gà
rừng qua ký chủ trung gian và ngƣợc lại.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [13]; (2010) [17] cho rằng: có 4 loài đơn
bào giống Leucocytozoon chủ yếu ký sinh và gây bệnh cho gà:
* L. caulleryi (Mathis et Leger, 1909)
Loài này ký sinh và gây bệnh cho gà nhà, gà rừng ở các nƣớc thuộc
Đông và Đông Á: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, các bang thuộc
khu vực Bắc Mỹ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Vật chủ trung gian của L. caulleryi là các loài dĩn thuộc giống
Culicoides nhƣ: C. arakava, C. circumscriptus, C. Odibilis.
* (Mathis et Leger, 1910)
Loài này ký sinh và gây bệnh cho gà và chim hoang dã ở các nƣớc
Đông Nam Á : Philippine, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam.
Vật chủ trung gian của L. sabrazeis: các loài dĩn Culicoides spp. và
Simulium spp.
* L. simondi (Mathis et Leger, 1910)
L. simondi ký sinh và gây bệnh cho vịt nhà và vịt trời, ngỗng nhà và
ngỗng trời, các loài thuỷ cầm nuôi và hoang dã ở Mỹ, Canada, các nƣớc vùng
Balkan và Việt Nam.
Vật chủ trung gian: các loài dĩn Simulium spp.
* (Laveran et Lucet, 1905)
Loài này ký sinh ở gà tây tại các bang thuộc vùng Đông Mỹ (Bắc
Dakota, Nebraska), CHLB Đức, các nƣớc vùng Balkan
Vật chủ trung gian của L. smithi là các loài dĩn Simulium spp.
Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [5] cho biết loài L.
caullergyi có đặc điểm nhƣ sau: cơ thể đơn bào hơi tròn, kích thƣớc 15,0 -
15,5 µm. Tế bào vật chủ cũng tròn, kích thƣớc 20 µm. Ở trong cơ thể dĩn –
KCTG, Zygote có dạng tròn đƣờng kính 14 µm, sau đó kéo dài, kích thƣớc 21
µm, chúng xuyên qua vách ruột tạo thành Oocyst hình gần tròn, kích thƣớc 4 -
14 x 5-14 µm. Oocyst phát triển thành thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng
đến tuyến nƣớc bọt của dĩn có kích thƣớc 7 - 11 x 1 - 2 µm.
Tuổi mắc bệnh: Gà ở các lứa tuổi đều bị bệnh. Tuổi gà càng cao tỷ lệ
và cƣờng độ nhiễm bệnh càng tăng.
Mùa vụ: Gà mắc bệnh ở tất cả các mùa trong năm, nhƣng nhiễm nhiều

và nặng ở vụ Hè và vụ Xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
Điều kiện vệ sinh thú y: điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và
khu vực xung quanh chuồng trại, dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi là một
trong những yếu tố có ảnh hƣởng lớn tới khả năng nhiễm bệnh Leucocytozoon
của gà. Điều này có liên quan mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các loài
dĩn hút máu – KCTG truyền bệnh.
Yếu tố stress: các yếu tố strees nhƣ chuồng trại chật chội, khí hậu ẩm,
thấp, thức ăn kém dinh dƣỡng đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây
lan bệnh Leucocytozoon ở gà.
1.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh của bệnh Leucocytozoon
Bệnh lây truyền từ gà bệnh sang gà khoẻ qua đƣờng máu nhờ vật chủ
trung gian là các loài dĩn thuộc họ Culicoides spp. và Simulium spp Dĩn hút
máu của gà bệnh có đơn bào ký sinh trong máu. Vào cơ thể dĩn, đơn bào phát
triển qua 3 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử nằm ở tuyến nƣớc bọt của dĩn.
Khi dĩn mang mầm bệnh hút máu gà khoẻ, bào tử sẽ đƣợc truyền cho gà khoẻ
và gây bệnh cho gà.
Các bào tử xâm nhập vào các tế bào nội quan nhƣ: gan, lách, phổi,
thận, tổ chức cơ để trở thành bào tử (Schizont); các bào tử vào hồng cầu phát
triển thành tiểu thể (Merozoite), giao tử thể (Gametocyte), đại giao tử
(Marcrogametocyte) và tiểu giao tử (Mircrogametocyte). Chúng phát triển,
phá huỷ tế bào hồng cầu và gây hoại tử các cơ quan tổ chức, đặc biệt là lách
và gan. Đồng thời chúng tiết ra chất antierythrocyte làm tan hồng cầu.
1.1.2.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh Leucocytozoon
* Triệu chứng bệnh Leucocytozoon
Orlov F. M. (1975) [20] cho biết: gà tây thƣờng mắc bệnh trƣớc 12 tuần
tuổi. Gà bệnh bỏ ăn, suy yếu toàn thân, ít vận động, rối loạn vận động. Gà tây

bắt đầu chết từ 2 – 3 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
Theo tài liệu của Viện Thú y Quốc gia (2001) [29]; (2002) [30], triệu
chứng chủ yếu của gà mắc bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra là:
- Ho ra máu và chết đột ngột
- Thiếu máu, đặc biệt mào và tích do thiếu máu nên có màu tím tái
- Nhịp thở nhanh
- Phân có mầu xanh
- Giảm sản lƣợng trứng và trứng có vỏ mỏng (với gà mái đẻ)
- Xuất huyết da chân.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [11] cho biết: Bệnh thƣờng xảy ra
thành dịch tại một số khu vực vùng núi và trung du thuộc các nƣớc Đông
Nam Á, nhất là vào mùa hè và mùa xuân, khi mà các loài dĩn - ký chủ trung
gian phát triển và hoạt động mạnh.
Thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày.
Gà bệnh thể hiện các triệu chứng đặc trƣng sau:
Thể cấp tính: gà ở lứa tuổi từ 1 - 3 tháng chết đột ngột do xuất huyết
các nội tạng, hồng cầu tan vỡ hàng loạt, gây bần huyết cấp tính; ỉa chảy nặng,
phân có màu xanh lá cây, thƣờng có lẫn máu. Gà mái đang đẻ bị bệnh sẽ giảm
đẻ hoặc ngừng đẻ do đơn bào tác động vào cơ quan sinh sản. Gà trƣởng thành
mắc bệnh sẽ giảm tăng trọng, gầy yếu nhanh, nhƣng chết ít hơn gà con. Gà ở
lứa tuổi từ 1 - 3 tháng bị bệnh sẽ chết sau 3 - 6 ngày với tỷ lệ cao.
Lê Văn Năm (2011) [19] cho biết, triệu chứng của bệnh Leucocytozoon
gồm các thể nhƣ sau:
- Thể quá cấp:
Trong suốt thời gian ủ bệnh, gà bị sốt cao nhƣng có thể vẫn ăn uống
bình thƣờng nên ngƣời chăn nuôi hầu nhƣ không để ý, hoặc không quan sát

thấy những biểu hiện bất thƣờng của đàn gà. Bệnh bỗng dƣng bùng phát lẻ tẻ
khi gặp các yếu tố strees bất lợi, với các triệu chứng điển hình nhƣ: đột nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17
ho hoặc hắt hơi, mào, tích tái nhợt, ộc máu ra miệng, mũi, đôi khi ở cả hậu
môn rồi chết. Một số khác lại có triệu chứng lừ đừ hoặc có triệu chứng thần
kinh, nhảy sốc lên rồi rơi xuống nền dãy dụa và chết. Cả hai trƣờng hợp trên
đều do dập vỡ gan, hoặc xuất huyết não bởi sự phát triển quá mạnh của các
Leucocytozoon trong các cơ quan đó.
Số gà chết nhƣ mô tả trên không sảy ra ồ ạt, nhƣng tăng dần qua
mỗi ngày. Nếu không đƣợc chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, tỷ lệ chết
sẽ rất cao.
- Thể cấp tính:
Đây là thể bệnh phổ biến nhất và gắn liền với thời tiết ẩm ƣớt do mƣa
phùn kéo dài. Khí hậu ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, sinh
sôi, nảy nở của ký chủ trung gian truyền bệnh.
Trong những đàn gà mắc bệnh ở thể này, lúc đầu chỉ thấy một số ít gà
có biểu hiện sốt cao, mào thâm tái, sau vài ngày trở nên trắng bệch. Khi cắt
tiết gà thấy máu rất loãng, khó đông.
Gà bị bệnh giảm ăn, ít vận động, đi lại không vững. Gà bị tiêu chảy,
phân có màu xanh đậm.
Gà bệnh gầy sút nhanh, yếu dần và rất khó thở, thở khò khè, phải vƣơn
cổ ra để thở. Nếu độ ẩm không khí cao, chuồng nuôi ẩm thấp thì gà bệnh càng
khó thở và rất dễ chết. Tuy nhiên, gà chết không ồ ạt, nhƣng tỷ lệ chết tăng
dần qua mỗi ngày. Lúc đầu gà chỉ chết vào ban đêm, về sau chết bất kỳ lúc
nào, tỷ lệ chết có thể lên đến 70%. Bệnh nặng hơn nếu gà bị bệnh ghép với
CRD, Newcastle
Ở gà mái: triệu chứng thƣờng thấy là giảm sản lƣợng trứng, đồng thời

khối lƣợng trứng của gà bệnh cũng giảm rõ rệt, vỏ trứng mềm, dễ vỡ, hoặc
ngƣợc lại vỏ rất dầy. Khi cho ấp trứng của những đàn gà đẻ bị mắc bệnh
Leucocytozoon thì tỷ lệ ấp nở giảm, gà mới nở bị chết yểu trong 3 - 5 ngày
đầu chiếm tỷ lệ rất cao.

×