Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 94 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đồ án này, tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, phương pháp làm việc, động viên
và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Chi
cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi tỉnh Khánh Hịa đã tạo điều kiện cho tơi thực hiện
đề tài trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Nguyên và đặc biệt là các hộ dân
trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã dành thời gian quý báu để hợp tác, chia
sẻ, những quan điểm, kinh nghiệm, tâm tư nguyện vọng để tơi có cơ sở viết đề tài này.
Tôi cũng xin được cảm ơn quý thầy cô trong khoa ni trồng thủy sản đã ủng hộ
tơi hồn thành đề tài.
Cuối cùng tôi dành lời biết ơn sâu sắc tới gia đình tơi, tập thể lớp 50NTMT những người đã luôn ở bên cạnh, động viên tôi nỗ lực hồn thành đề tài.
Về phần tác giả, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay nên khơng thể
tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Trần Lam Hồng


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................................v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.............................................................................................................3
1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM..............................................................................3

1.1.1. Khu bảo tồn biển (KBTB) .....................................................................3
1.1.2. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển.........Error! Bookmark not defined.
1.2.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KBTB TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ....7

1.2.1. Trên thế giới ..........................................................................................7
1.2.2. Các khu bảo tồn biển và ven biển tại Việt Nam .....................................9
1.3.

KHÁI QUÁT VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG............. 13

1.3.1. Vị trí địa lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang...................................... 13
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ....... 14
1.3.2.1. Thành phần và sự phân bố dân cư trong Khu bảo tồn biển............ 14
1.3.2.2. Sự phân bố hoạt động kinh tế ....................................................... 14
1.3.2.3. Trình độ học vấn .......................................................................... 15
1.3.3. Hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học trong KBTB ..................... 15
1.3.3.1. Hiện trạng môi trường .................................................................. 15
1.2.3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học ......................................................... 17
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................21
2.1.


THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 21

2.2.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 21

2.3.

ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................... 22


iii

2.3.1. Số liệu thứ cấp..................................................................................... 22
2.3.2. Số liệu sơ cấp ...................................................................................... 22
2.4.

XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................ 24

2.5.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................26
3.1.

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG.
26

3.1.1. Cơ cấu tổ chức và các bên liên quan quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha

Trang 26
3.1.1.1. Mơ hình tổ chức Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang ................... 26
3.1.1.2. Quan hệ giữa Ban quản lý KBTB và các cơ quan liên quan .......... 28
3.1.2. Các hoạt động quản lý của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang ........... 31
3.1.2.1. Quy chế quản lý KBTB vịnh Nha Trang....................................... 31
3.1.2.2. Kế hoạch quản lý KBTB vịnh Nha Trang ..................................... 31
3.1.3. Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của KBTB vịnh Nha Trang...... 49
3.1.3.1. Trong hoạt động kinh tế................................................................ 49
3.1.3.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ................. 50
3.1.3.3. Các hoạt động về mặt xã hội......................................................... 55
3.1.4. Sơ bộ đánh giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh Nha Trang...................... 56
3.2.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ KBTB VỊNH NHA

TRANG .............................................................................................................. 57
3.2.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hiện trạng quản lý
KBTB vịnh Nha Trang ................................................................................... 57
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả........................................... 60
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ..............................................................64
4.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................ 64

4.2.

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN................................................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................68
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................72



iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ phân bố dân cư trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang...................21
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...............................................................................25
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản ý ở KBTB vịnh Nha Trang ..................................................27
Hình 3.2. Sơ đồ quan hệ giữa BQL KBTB và các cơ quan liên quan .............................29
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng quản lý KBTB vịnh Nha Trang............................................34
Hình 3.4. Hệ thống phao neo tàu thuyền KBTB vịnh Nha Trang ....................................35
Hình 3.5. Đồn canh gác của đội tuần tra KBTB vịnh Nha Trang tại Hịn Mun ..........36
Hình 3.6. Số lượng các vụ vi phạm KTTS trong KBTB qua các giai đoạn ..................37
Hình 3.7. Khảo sát ĐDSH KBTB vịnh Nha Trang ...............................................................41
Hình 3.8. Thùng phân loại rác và tuyên truyền bảo vệ môi trường tại Hịn Mun .......41
Hình 3.9. Bơi thuyền thúng đáy kính cho du khách ở Hịn Một .......................................42
Hình 3.10. Ni trồng thủy sản ở Vũng Ngán .........................................................................43
Hình 3.11. Làm mành ốc ở Bích Đầm........................................................................................43
Hình 3.12. Bảng tin tun truyền về KBTB vịnh Nha Trang ở Hịn Mun ....................44
Hình 3.13. Giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH trong trường học ở
KBTB vịnh Nha Trang ....................................................................................................................45
Hình 3.14. Hội trại bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH biển vịnh Nha Trang .............46
Hình 3.15. Thả giống tái tạo NLTS và thu gom sao biển gai bảo vệ rạn san hô ở
KBTB vịnh Nha Trang ....................................................................................................................46
Hình 3.16. Thu gom rác ở Hịn Một và trồng rừng ngập mặn ở Đầm Báy ngày Mơi
trường thế giới ....................................................................................................................................47
Hình 3.18. Biểu đồ phân bố các nghề KTTS trong KBTB vịnh Nha Trang .................50
Hình 3.19. Tỷ lệ % người dân đánh giá về hiện trạng nguồn lợi thủy sản ....................52
Hình 3.20. Tỷ lệ % người dân đánh giá chất lượng mơi trường KBTB vịnh Nha

Trang ......................................................................................................................................................53
Hình 3.21. Người dân các khóm đảo tham gia bắt sao biển gai ........................................54
Hình 3.22. Phụ nữ các khóm đảo tham gia chương trình giáo dục bình đẳng giới và
diễn văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ ......................................................................55


v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa tổng thể và kích thước mẫu ....................................................23
Bảng 2.2. Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra ....................................................................24
Bảng 3.1. Kế hoạch phân vùng và mục tiêu của mỗi vùng trong KBTB Hòn Mun...33
Bảng 3.2. Số lượng thành viên trong ban bảo tồn ở mỗi khóm đảo ................................40
Bảng 3.3. Những lợi ích quan trọng nhất của KBTB vịnh Nha Trang ...........................51
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB ................................................................57
Bảng 3.5. Phân tích SWOT đối với hiện trạng quản lý NLTS trong KBTB vịnh Nha Trang
..................................................................................................................................................................58


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

CV

Sức ngựa


ĐDSH

Đa dạng sinh học

GEF

Quỹ mơi trường thế giới

HC

Dầu mỡ khống

IUCN

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới

KBTB

Khu bảo tồn biển

KTTS

Khai thác thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NLTS


Nguồn lợi thủy sản

SWOT

Công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức

TSS

Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

WB (World Bank)

Ngân hàng thế giới

WWF

Quỹ động vật hoang dã thế giới


1

MỞ ĐẦU
KBTB vịnh Nha Trang (từ KBTB Hòn Mun trước đây) là KBTB đầu tiên ở Việt
Nam được thiết lập từ năm 2001. Trong những năm qua, hàng loạt các nghiên cứu

đánh giá về hiện trạng đa dạng sinh học và hệ sinh thái đã được thực hiện nhằm
cung cấp những dẫn liệu cần thiết và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý của KBTB trong từng giai đoạn kể từ khi thực hiện dự án thí điểm
KBTB Hịn Mun cho đến nay. Một trong những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sự thành
công và hiệu quả quản lý của KBTB là hiện trạng của các hệ sinh thái và đa dạng
sinh học vùng nước nông ven bờ. Trong nhiều năm trở lại đây, do hàng loạt những
hoạt động phát triển kinh tế xã hội diễn ra rất mạnh mẽ ở vịnh Nha Trang và điều
này đã và đang gây tác động xấu và đe dọa đối với sự tồn tại cũng như phát triển đa
dạng sinh học trong vùng nước của KBTB. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng đa dạng
sinh học và hiệu quả quản lý tài nguyên của KBTB vịnh Nha Trang sau một thời
gian triển khai các giải pháp quản lý kể từ năm 2001 đến nay là hết sức cần thiết
nhằm cung cấp những dẫn liệu về hiện trạng, đồng thời đề xuất những giải pháp
quản lý phù hợp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên đa
dạng sinh học trong tình hình hiện nay. Vì lý những lý do đó mà tơi thực hiện đề
tài : “Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa”.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng quản lý ở khu bảo tồn biển vịnh Nha
Trang và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong Khu bảo tồn
biển vịnh Nha Trang.
 Nội dung nghiên cứu của đề tài
 Tìm hiểu hiện trạng quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.
 Đề xuất một số biện pháp quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.


2

 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần chỉ ra hiện trạng quản lý ở khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang,
những thuận lợi và khó khăn của cơng tác quản lý hiện tại. Từ đó, góp phần giúp
cho Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang tham khảo điều chỉnh các hoạt

động quản lý trong lĩnh vực quản lý của mình.
Đề tài cũng hy vọng góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu thống kê về quản lý khu
bảo tồn biển ở vịnh Nha Trang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khu bảo tồn biển (KBTB)
Hiện nay, có khá nhiều tổ chức đưa ra các định nghĩa khác nhau về khu bảo tồn biển.
Theo tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN), 1988 một khu bảo tồn biển được định
nghĩa như sau: “ Một khu vực nào đó thuộc vùng triều hoặc dưới triều, cùng khối
nước phía trên và các khu hệ động, thực vật, các đặc điểm lịch sử và văn hóa đi kèm
được bảo hộ bởi pháp luật hoặc các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ một phần hoặc
tồn bộ mơi trường tại đó” [5].
Khu bảo tồn biển bao gồm một vùng biển (thường gồm những vùng đất và
những vùng ven biển) được quản lý thông qua một hệ thống pháp lý và những
phương tiện quản lý hiệu quả khác nhằm bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học hoặc
nguồn lợi tự nhiên và các giá trị về văn hóa trong vùng [19].
Theo nghị định số 27 của chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thủy sản, KBTB được định nghĩa như sau: Khu bảo tồn biển là vùng biển
được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đo) có các lồi động vật, thực vật, có
giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải
trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của khu bảo tồn [20].
Khu bảo tồn biển trong Quy chế tạm thời quản lý KBTB Hòn Mun được hiểu:
Là một vùng biển mà đa dạng sinh học cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
các đặc điểm lịch sử, văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo quy định
của pháp luật [1].



4

1.1.2. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển
Các khu bảo tồn biển được thành lập nhằm đạt được rất nhiều những mục tiêu
khác nhau. Mục tiêu chung chủ yếu hiện nay là:
Bảo tồn đa dạng sinh học là một mục tiêu của các khu bảo tồn biển, nếu không
xét đến sự mở rộng đặc biệt về giải trí của chúng [19].
Bảo tồn đa dạng gen: Các khu bảo tồn biển và ven bờ có thể giúp duy trì các
ngân hàng gen theo một số cách. Chúng bảo vệ những lồi bị nguy hiểm, bị đe dọa,
lồi hiếm, lồi có giá trị như những nguồn gen Sự tuyệt chủng địa phương và sự suy
yếu của quần thể đã được dẫn tới một phần là từ sự tàn phá nơi cư trú và do nhu cầu
cao về những loài như cá voi, rùa, bò biển, một số thân mềm và san hơ. Bảo tồn gen
là quan trọng nhằm duy trì sự phù hợp của loài, với tất cả các quan hệ mật thiết về
kinh tế và xã hội. Bảo tồn đa dạng là quan trọng như nhau đối với việc duy trì các
lồi bản xứ, giúp để duy trì tính tồn vẹn của các quần xã sinh vật [19].
Bảo tồn các hệ sinh thái và duy trì các quá trình sinh học: Các khu bảo tồn biển
có thể bảo tồn tồn bộ các hệ sinh thái duy nhất, đặc biệt phong phú về loài, đại diện
của các đơn vị địa sinh, hoặc có khả năng sản xuất hải sản đặc biệt. Có thể có các hệ
sinh thái duy nhất có đầy đủ các lồi mà khơng nơi nào tìm thấy. Những hệ sinh thái
này đại diện cho sự đầu tư tự nhiên có rủi ro cao của đa dạng sinh học và những
nguồn gen có liên quan, tất cả chúng có thể bị mất đi nếu những nơi cư trú như thế
bị phá hủy. Các hệ sinh thái giàu về loài- có tính đa dạng sinh học cao- đại diện cho
sự đầu tư tốt vì nỗ lực bảo tồn. Các khu bảo tồn biển giúp duy trì năng suất của các
hệ sinh thái; giữ an tồn cho các q trình sinh thái quan trọng bằng cách kiểm soát
các hoạt động tàn phá hoặc phá hủy môi trường một cách tự nhiên. Một vài trong số
các quá trình này là vật lý, như sự vân chuyển của nước, thức ăn, và sinh vật bởi
trọng lực, sóng và dịng chảy. Những q trình khác là q trình khác là hóa học
như hàm lượng và sự trao đổi khí và chất khống, và sinh học, như dinh dưỡng

chuyển từ một mức dinh dưỡng sang một mức khác. Một số quá trình, như chu kỳ


5

dinh dưỡng, có tất cả 3 loại. Những q trình này duy trì tính tồn vẹn và năng suất hệ
sinh thái [19].
Khu bảo tồn biển giúp sử dụng nguồn lợi của nó một cách bền vững: Sử dụng
bền vững địi hỏi việc kiểm sốt thu hoạch mỗi lồi và những quần xã ở biển cùng
với việc bảo tồn những nơi cư trú và các hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào, để
tính hữu ích hiện tại và tiềm năng của chúng với con người không bị giảm sút.
Nguồn lợi nên được quản lý và để khả năng tự phục hồi không bị nguy hiểm. Sự
quản lý như thế duy trì tiềm năng sinh học và củng cố tiềm năng kinh tế về lâu dài
của nguồn lợi tự nhiên có thể phục hồi ở biển [19].
Bảo vệ những lồi có giá trị về mặt thương mại: Một trong những điều quan
trọng là duy trì năng suất cho ngành thủy sản- một ví dụ rõ ràng của một q trình
sinh thái trực tiếp hỗ trợ cho phúc lợi kinh tế của con người. Các hệ sinh thái có khả
năng sản xuất tự nhiên, như các rạn san hô và vùng của sơng, cung cấp miễn phí
những gì mà nghề ni hải sản tốn kém nhưng hiếm khi có thể đáp ứng được sản
lượng cá liên tục. Ở nhiều nơi trên thế giới, hải sản cung cấp phần lớn protein động
vật và sinh kế cho người dân. Ở Châu Phi, nghề thủy sản thủ công cung cấp số
lượng lớn cá cho người dân địa phương, những thủy sản này được xem là bị khai
thác một cách đầy đủ, với một số đang bị khai thác bên ngồi mức bền vững mà
khơng có giới hạn nào để nuôi sống dân số ngày càng tăng. Vì nhu cầu ngày càng
tăng với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, thủy sản không được quản lý
một cách tiêu biểu cho sự bền vững; sự đóng góp của chúng đối với thực phẩm quốc
gia và thu nhập là đang giảm và có lẽ sẽ tiếp tục giảm. Các KBTB có thể giúp làm
bền vững những ngành thủy sản như thế. Việc bảo vệ những nơi cư trú nguy cấp có
thể cần thiết để duy trì nguồn lợi thủy sản hoặc ngăn chặn “sự tuyệt chủng về mặt
kinh tế” của các loài quan trọng về mặt thương mại. Nhiều lồi có giá trị về mặt

thương mại hiện khơng cịn bị đe dọa với sự tuyệt chủng sinh học nhưng vì bị khai
thác một cách nặng nề nên chúng có thể bị “đe dọa về mặt thương mại”[19].


6

Bổ sung vào những tập đoàn bị suy yếu: Những khu bảo tồn biển có thể góp
phần vào việc bổ sung những nguồn lợi hải sản bị đe dọa thông qua việc tạo ra
những khu vực cấm đánh bắt. Chúng có thể tạo ra những nơi sinh sản an tồn mà từ
đó những cá thể có thể phát tán đến những khu vực khai thác đàn giống. KBTB có
thể giữ an tồn cho những khu vực ni dưỡng (những khu vực ương) cho các giai
đoạn con non. Những KBTB và ven bờ có thể mang lợi ích đến cho đàn giống có
giá trị nhưng dễ bị tổn thương. Những khu bảo tồn có thể giúp bổ sung những đàn
giống bị suy yếu bằng cách bảo tồn con giống rồi vận chuyển chúng đến những khu
vực bị suy yếu. Thêm vào đó, việc bảo vệ những con giống quan trọng ở một số khu
bảo tồn biển có thể giúp bổ sung cho nhưng nơi cư trú bị suy yếu gần đó thông qua
việc di cư [19].
Giáo dục và nghiên cứu: Những khu vực nghiên cứu tự nhiên được sử dụng cho
cả giáo dục, tập huấn cũng như nghiên cứu. Giáo dục cộng đồng thường được tổ
chức quanh các chương trình trình diễn tại chỗ ở những KBTB. Những chuyến đi
thực địa đến các KBTB và những trạm nghiên cứu bởi các sinh viên đại học và nhà
trường minh họa cho việc sử dụng chúng trong cơng việc tập huấn chính thức.
Những khu vực tự nhiên có thể phục vụ như là “những phịng thí nghiệm ngồi trời”,
cung cấp những ví dụ sống về nguyên lý sinh thái học được dạy ở lớp. Những
KBTB cho cơ hội để nghiên cứu hàn lâm (ví dụ về những mơn sinh lý học hoặc đạo
đức), nghiên cứu ứng dụng (về nhu cầu quản lý nguồn lợi), và giám sát những điều
kiện sinh học cụ thể (ví dụ: tẩy trắng rạn san hơ, sự bùng nổ sao biển gai) hoặc
những chiều hướng lâu dài (sự phục hồi của rạn san hô). Sự thuận lợi đặc biệt của
các khu bảo tồn biển cho nghiên cứu là chúng làm cho các nghiên cứu liên tục và
lâu dài của cùng một nhóm sinh vật hoặc của cùng một nơi cư trú mà không bị sự

quấy rầy của những du khách, những người câu trộm, hoặc những người phá hoại [19].
Bảo vệ khỏi những rủi ro thiên nhiên: Một chức năng quan trọng thường bị đánh
giá thấp của những hệ sinh thái dọc theo những bãi ngang là sự bảo vệ ven bờ khỏi
những thảm họa thiên nhiên. Sự bảo vệ này là đặc biệt quan trọng ở các nơi rạn san
hô viền bờ, rạn san hô chắn và rừng ngập mặn giúp bảo vệ những cánh đồng trũng


7

ven bờ, những thảm thực vật, và những ngôi làng nhỏ khỏi sự tàn phá của bão nhiệt
đới. Cũng quan trọng đối với những vùng ven bờ cao năng được đặc trưng bởi
những đụn cát được làm ổn định bởi những thảm thực vật đất đặc trưng phù hợp với
môi trường đụn cát khắc nghiệt. Những đảo chắn và những đảo cát là những ổ sinh
thái động bảo vệ các quần xã ven bờ khỏi sóng, bão- hình dạng và vị trí của chúng
xác định bởi hướng gió thịnh hành, dịng chảy, sóng và những ảnh hưởng ổn định
của rạn và thảm thực vật. Sự can thiệp với các quá trình xây dựng đảo và sự ổn định
có thể dẫn đến sự mất mát giá trị bảo vệ đó. Những KBTB có thể giúp bảo vệ an
tồn những mơi trường nhạy cảm như thế bằng việc kiểm soát sự tiếp cận, sử dụng
và hạn chế xây [19].
Giải trí và du lịch: Nơi nào có ngành du lịch trong những KBTB thì dành riêng
những khu vực du lịch đặc biệt cho bơi lội, lặn ống thở, và những môn thể thao dưới
nước khác. Điều này sẽ khuyến khích khách du lịch và làm giảm tối thiểu xung đột
với những hình thức sử dụng khác như đánh cá. Đồng thời nó cịn có thể tách riêng
những người sử dụng ngành du lịch xung đột với nhau như những người bơi lội và
tàu cao tốc [19].
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KBTB TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, theo thống kê của Graeme et al, 1995 (trích theo Tơn Nữ Mỹ Nga,
2011) [19] có khoảng 1.306 khu bảo tồn biển. Sự phân bố về mặt số lượng có sự
khác nhau lớn giữa các vùng biển; vùng biển có nhiều khu bảo tồn biển nhất là Úc,

New Zealand với 260 KBTB, ít nhất là vùng biển Trung Tâm Ấn Độ Dương chỉ đạt
15 KBTB.
Về mặt kích thước, cũng có sự khác nhau lớn giữa các KBTB. Kích thước trung
bình trên 100.000 ha. Tuy nhiên, con số này rất mất cân đối bởi số lượng các KBTB
thật sự lớn là tương đối nhỏ, phần lớn là những khu bảo tồn tương đối nhỏ; trung vị
là 1.584ha [19].


8

Dữ liệu về hiệu quả quản lý còn sơ sài. Sự khó khăn của việc có được những
thơng tin đó cho thấy sự thiếu vắng chung của việc đánh giá hiệu quả quản lý. Mức
độ quản lý đã được phân loại theo các mức: Cao là nhìn chung KBTB đã đạt được
các mục tiêu quản lý đặt ra, trung bình khi KBTB đạt được một phần các mục tiêu
quản lý, thấp khi nhìn chung khơng đạt được các mục tiêu quản lý [19].
Xét về mức độ quản lý của 383 KBTB được đánh giá thì chỉ có 117 KBTB đạt
hiệu quả quản lý cao, nghĩa là nhìn chung đạt được các mục tiêu quản lý của chúng,
155 KBTB đạt mức trung bình, 111 KBTB khơng đạt được các mục tiêu và quản lý
hiệu quả thấp [19].
Những lý do mà các KBTB không đạt được các mục tiêu quản lý của chúng thay
đổi giữa các vùng biển. Tuy nhiên, có thể tóm tắt thành một số lý do như sau: Thứ
nhất, các KBTB thiếu nguồn kỹ thuật, nhân viên được huấn luyện và và tài chính để
triển khai và thực hiện các kế hoạch quản lý. Thứ hai, thiếu dữ liệu mà từ đó có thể
đưa ra các quyết định quản lý bao gồm các thông tin về các tác động của việc sử
dụng nguồn lợi và hiện trạng các nguồn lợi về sinh học. Thứ ba, hầu hết các KBTB
đều thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng và những người sử dụng khơng sẵn lịng tn thủ
những qui chế quản lý, thường là do những người này đã không tham gia một cách
đầy đủ đáng kể vào việc xây dựng những luật lệ này cũng như việc không thực hiện
đầy đủ các quy chế của KBTB. Thứ tư, các tác động từ các hoạt động ở vùng biển
và đất bên ngồi ranh giới các KBTB, bao gồm ơ nhiễm, khai thác quá mức và sử

dụng không bền vững nguồn lợi trong KBTB. Cuối cùng là sự thiếu trách nhiệm tổ
chức, quản lý rõ ràng và khơng có sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm liên
quan tới các KBTB. Việc đạt được sự quản lý có hiệu quả các KBTB đang tồn tại
và sự thiết lập các KBTB mới có sự ưu tiên bằng nhau. Ở phần lớn các khu vực,
một số lượng đáng kể các KBTB chỉ tồn tại trên giấy tờ mà khơng có kế hoạch quản
lý nào và khơng có hoạt động quản lý nào cả [19].
Một số KBTB được quản lý mang lại hiệu quả tốt trên thế giới: Một ví dụ về
KBTB đa chức năng là KBTB đặc biệt đảo Cousin, một KBT chim đất và biển ở


9

Seychelles, đồng thời cũng bảo tồn cả rùa biển, rạn san hô và thực vật, và bao gồm
cả nghiên cứu và hạn chế du lịch trong những mục tiêu của nó. Khu bảo tồn Great
Barrier Reef của Úc là KBTB thành cơng với hiệu quả quản lý tổng hợp. Chính phủ
đã thiết lập một chế độ quản lý đa dụng qua khu vực 300.000km2 này. Khu vực này
được phân vùng nhằm tách riêng các hoạt động không tương hợp với nhau và bảo
tồn những địa điểm đó nhằm sử dụng chúng một cách đúng đắn nhất. Những khu
vực ví dụ là các khu công viên quốc gia biển, các khu nghiên cứu khoa học, các khu
bảo tồn, các khu bổ sung, và các khu đóng cửa theo mùa [19].
1.2.2. Các khu bảo tồn biển và ven biển tại Việt Nam
Hoạt động bảo tồn thiên nhiên biển được có thể được tính từ năm 1986 khi vườn
quốc gia Cát Bà được thành lập với diện tích phần biển khoảng 5400 ha. Tuy nhiên,
hoạt động bảo tồn ở đây chủ yếu tập trung vào khu vực rừng. Tiếp theo đó, vườn
quốc gia Côn Đảo với phần biển được đưa vào bảo vệ năm 1993. Giống như vườn
quốc gia Cát Bà, vườn quốc gia Cơn Đảo chưa được chính thức cơng nhận là khu
bảo tồn biển ở Việt Nam. Tuy nhiên, vườn quốc gia Cơn Đảo với nhiều hỗ rợ của
chính phủ, của tỉnh và các tổ chức quốc tế như WWF, Danida, ADB…đã đạt được
những kết quả bước đầu. Nhiều chương trình bảo tồn biển đã và đang được triển
khai như bảo tồn rùa biển, nghiên cứu giám sát rạn san hô và thảm cỏ biển, bảo tồn

Du- Gong. Các cán bộ những vườn quốc gia này cũng được đào tạo về quản lý rừng,
giáo dục môi trường và quản lý tài nguyên biển. Tuy có những hoạt động kể trên,
nhưng hệ thống biển và ven biển quan trọng ở Việt Nam phần lớn chưa được quản
lý và hệ thống khu bảo tồn chỉ mới bắt đầu được hình thành ở tỉnh Khánh Hịa [19].
Cho đến nay, nước ta đã có 5 KBTB được thành lập và đi vào hoạt động là: Vịnh
Nha Trang (Khánh Hòa), Cù lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Cồn
Cỏ (Quảng Trị), Núi Chúa (Ninh Thuận).
Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Tháng 1 năm 2001, chính phủ Việt Nam
(Bộ Thủy sản) và các cơ quan tài trợ (WB / GEF, Danida) và IUCN đã thảo luận
thực hiện dự án trình diễn KBTB Hịn Mun ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.


10

UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy định tạm thời về Ban quản lý KBTB Hòn
Mun. Nằm trong vùng có giá trị ĐDSH hệ sinh thái san hơ cao nhất ở Việt Nam
(350 lồi san hơ, 220 lồi cá, 106 loài nhuyễn thể, 18 loài da gai và các lồi vi
tảo…) (Dự án KBTB Hịn Mun, 2003), cách thành phố Nha Trang khoảng 10 km
vùng bảo tồn được dự kiến khoảng 122 km2 bao gồm vùng biển bao quanh các đảo
Hòn Mun, Hòn Một Hòn Nọc, Hòn Tre, Hòn Miếu, Hịn Tằm, Hịn Cau, Hịn Vung
có tổng diện tích đất là 38 km2. Mục tiêu của dự án là giúp cộng đồng dân cư ở trên
đảo cải thiện cuộc sống của họ và cùng với các đối tác bảo vệ và quản lý có hiệu
quả ĐDSH biển tại Hịn Mun để trở thành mơ hình quản lý KBTB tại Việt Nam.
Mục tiêu này có thể thành cơng thơng qua việc thành lập một khu vực đa mục đích
và phân vùng phù hợp. Điều này có thể giúp bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô,
rừng ngập mặn và cỏ biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế [19].
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm: Sau KBTB vịnh Nha Trang, tháng 10 năm
2003 KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam được chính phủ (Bộ Thủy sản) phối
hợp với các bên liên quan và chính phủ Đan Mạch phối hợp thực hiện thành lập.
KBTB Cù Lao Chàm được thành lập theo mơ hình của KBTB vịnh Nha Trang. Dự

án có nguồn vốn hỗ trợ là một triệu đơ la, thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ tháng
10/ 2003. KBTB Cù Lao Chàm có diện tích lớn hơn 5000ha, gồm 8 hòn đảo, với
3.500 dân, sống bằng nghề khai thác thủy sản là chủ yếu. Về đa dạng sinh học có
khoảng 250 lồi san hơ, hơn 200 lồi cá rạn và các hệ sinh thái tiêu biểu như rạn san
hô, thảm cỏ biển [19].
Tháng 12/2005, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quy chế quản lý KBTB
Cù Lao Chàm, quy định cụ thể về phân vùng chức năng KBTB, chế độ pháp lý cụ
thể cho từng vùng cũng như quy định trách nhiệm phối hợp thực hiện của các sở,
ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm được thành
lập, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Quảng Nam. Công tác quản lý của KBTB
Cù Lao Chàm được tiến hành theo hướng đồng quản lý và xây dựng kế hoạch quản
lý tổng hợp cho KBTB [26].


11

Khu bảo tồn biển Phú Quốc: được thành lập vào tháng 01 năm 2007, KBTB
Phú Quốc nằm trên hai khu vực: khu phía Đơng bắc, Đơng nam và khu phía Nam
quần đảo An Thới thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, vùng thảm cỏ
biển thuộc hai xã Hàm Ninh và Bãi Thơm, vùng rạn san hô nằm quanh các hịn của
quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của KBTB Phú Quốc là 26.863,17 ha, trong
đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha
và vùng phát triển 10.317,77 ha. Đặc trưng đa dạng sinh học của KBTB: đã thống
kê được 1.079 loài thực vật bậc cao trên cạn, 150 loài động vật hoang dã, 98 lồi
rong biển, 89 lồi san hơ cứng, 19 lồi san hơ mềm, 1 lồi thủy tức hình san hơ, 132
lồi thân mềm, 9 lồi giáp xác, 32 lồi da gai, 125 lồi cá rạn san hơ, 6 lồi thú biển
trong đó có lồi bị biển (Dugong), 1 loài rùa biển (đồi mồi Eretmochelys imbicata) [21].
Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ: Nhằm mục đích thành lập KBT lồi, sinh vật cảnh
gồm: hệ sinh thái rạn san hơ và các loài động thực vật quý hiếm. Năm 2009, KBTB
Cồn Cỏ được thành lập với tổng diện tích KBTB là 4.532 ha bao gồm ba phân khu

chức năng (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu
phát triển) , một vùng phát triển cộng đồng và vành đai KBTB Cồn Cỏ. Về đa dạng
sinh học, hiện đã thống kê được 118 loài thực vật trên cạn, 52 lồi rong biển (trong
đó có 2 lồi mới cho Bắc Việt Nam), 108 lồi san hơ cứng, 10 lồi san hơ mềm và 1
lồi thủy tức hình san hơ, 108 lồi động vật đáy (thân mềm có 89 lồi, da gai có 10
lồi, giáp xác có 9 lồi), 267 lồi cá trong đó có 77 lồi thuộc nhóm cá rạn san hơ.
Các rạn san hơ ở khu bảo tồn biển Cồn Cỏ thuộc loại cấu trúc rạn viền bờ khá điển
hình theo kiểu nhóm rạn hở. Rạn san hô ở đây phát triển tốt, thành phần loài phong
phú và độ phủ cao [21].
Khu bảo tồn biển Núi Chúa: Thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, KBTB Núi
Chúa thuộc một phần của vườn quốc gia Núi Chúa thành lập từ năm 2003 theo
quyết định của thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, phải đến năm 2009 KBTB Núi
Chúa mới được thành lập thông qua dự án “tăng cường năng lực cho bảo tồn biển
và cải thiện sinh kế”. Vườn quốc gia Núi Chúa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung
Bộ phần gần cuối của dãy Trường Sơn chuyển tiếp tới vùng Đông Nam Bộ nên khu


12

hệ động, thực vật ở đây có mối liên hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy
Trường Sơn Nam và vùng Đông Nam Bộ. Ở đây, đã xác định được 330 lồi san hơ
trong đó có 307 lồi san hô cứng tạo thành vùng rạn nhiều màu sắc phong phú, độc
đáo, thuộc 49 chi có độ che phủ trung bình là 42,6%, trong đó có 14 lồi mới và là
nơi cư trú cho 92 loài thủy sản quý hiếm. Theo thống kê của Tổ chức Bảo tồn Quốc
tế (WWF), tại Vườn Quốc gia Núi Chúa hiện có năm trong số bảy loại rùa biển trên
thế giới (gồm rùa xanh, vích, đồi mồi, rùa đầu to, rùa da) [38].
Nhìn chung, các KBTB đang hoạt động ở nước ta đều có hệ sinh thái động, thực
vật phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm, đa dạng sinh học cao. Với việc
thành lập các KBTB thì sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm của các loài
động, thực vật tại đây sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để đáp ứng các mục tiêu bảo tồn.

Để bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và các hệ sinh thái biển nói riêng, cùng với
cộng đồng quốc tế trong chiến lược tồn cầu, ngày 26/5/2010 chính phủ đã ban
hành quyết định số 742 QĐ TTG phê duyệt Quy hoạch hệ thống KBTB đến năm
2020 với mục tiêu cụ thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2010-2015: hoàn thiện
hệ thống KBTB Việt Nam; xây dựng quy hoạch chi tiết, thành lập đưa vào hoạt
động thêm 11 KBTB, đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KBTB đã đi vào
hoạt động. Đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích các vùng biển Việt Nam nằm
trong các KBTB và khoảng 30% diện tích của từng KBTB được bảo vệ nghiêm ngặt.
Giai đoạn 2016-2020: tiến hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng
hệ thống khu bảo tồn biển; điều tra, khảo sát và thiết lập, đưa vào hoạt động một số
KBTB mới; tổ chức giám sát nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái
KBTB, phát triển mơ hình quản lý cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại địa phương
và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý KBTB
nhằm khai thác, sử dụng các KBTB hiệu quả tạo đà phát triển kinh tế cho cho cộng
đồng dân cư, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái biển [34].
Dự kiến đến năm 2015 nước ta sẽ có thêm 11 KBTB mới là Đảo Trần, Cô Tô
(Quảng Ninh), Bạch Long Vỹ, Cát Bà (Hải Phịng), Hịn Mê (Thanh Hóa), Hải Vân-


13

Sơn Trà (Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Nam Yết (Khánh Hịa),
Phú Q, Hịn Cau (Bình Thuận), Cơn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) [21].
Nhìn chung, các KBTB đang hoạt động hiện nay ở Việt Nam đều có hệ sinh thái
động, thực vật biển phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm, tính đa dạng cao.
Trong số các KBTB đang hoạt động hiện nay thì KBTB vịnh Nha Trang được xem
là KBTB có tầm vóc quốc tế vì có số loài tương tự ở trung tâm thế giới về đa dạng
san hô ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Với tổng diện tích 160 km2,
vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt Nam và đã được quỹ Động vật hoang dã
thế giới đánh giá là khu vực có đa dạng sinh học biển phong phú bậc nhất nước ta [34].

1.3. KHÁI QUÁT VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG
1.3.1. Vị trí địa lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (trước đây là KBTB Hòn Mun) được thành
lập năm 2001 với sự phối hợp của Bộ thủy sản Việt Nam (nay là Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thơn), UBND tỉnh Khánh Hịa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
thế giới IUCN phối hợp thực hiện. Khu bảo tồn biển nằm trong vịnh Nha Trang, trải
dài từ 109o13’ đến 109o22’ kinh Đông và từ 12o12’ đến 12o18’ vĩ Bắc với diện tích
trên 16.000 ha gồm các đảo Hịn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun,
Hòn Rơm, Hòn Nọc, Hòn Vung (Hòn Dung), Hòn Cau (Hòn Hố) và vùng nước
xung quanh. Hòn Tre là đảo lớn nhất có diện tích 3.250 ha, Hịn Nọc là đảo nhỏ
nhất có diện tích khoảng 4 ha. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 26,4oC, thấp
nhất vào tháng 1,2 (23,8oC) và cao nhất là vào tháng 5,6 (33,2oC). Lượng mưa trung
bình năm là 1.441 mm chủ yếu tập trung trong tháng 9 đến 12. Tháng khơ nhất là
tháng 7,8. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, và gió
mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 [40].
Vịnh Nha Trang nằm trong khu vực biển Việt Nam có hiện tượng nước trồi vào
mùa gió Tây Nam từ tháng 5 tới tháng 9 làm cho nguồn dinh dưỡng trong môi
trường nước tăng lên tạo nguồn thức ăn đa dạng cho các thủy sinh vật [16].


14

1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
1.3.2.1. Thành phần và sự phân bố dân cư trong Khu bảo tồn biển
KBTB Vịnh Nha Trang có 9 đảo, với 5 khóm đảo có dân cư sinh sống trên 3 đảo
lớn là: Bích Đầm, Đầm Báy và Vũng Ngán nằm trên đảo Hòn Tre; Hịn Một nằm
trên đảo Hịn Một; Trí Ngun nằm trên đảo Hòn Miễu. Tổng số dân trên đảo
khoảng 5.600 người với khoảng 982 hộ dân, tỉ lệ phân bố nam và nữ tương đối cân
bằng nhau. Dân cư phân bố khơng đồng đều giữa các khóm đảo (khóm ít nhất là
Đầm Báy 36 hộ dân, khóm đơng dân nhất là Trí Ngun 580 hộ). Số nhân khẩu

trung bình trong mỗi hộ khơng cao (trung bình là 5 người trên mỗi hộ. Số nhân khẩu
trung bình của mỗi hộ trên các khóm đảo tương tự nhau) [27].
1.3.2.2. Sự phân bố hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế chính ở các khóm đảo trong KBTB là khai thác thủy sản, 80%
hoạt động sinh kế chính trong gia đình là khai thác thủy sản. Phần lớn các hộ ngư
dân này không làm thêm kinh tế phụ nên thu nhập rất dễ bị ảnh hưởng bởi kết quả
của hoạt động đánh bắt cũng như việc phân vùng khai thác trong KBTB [23].
Nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang đã bắt đầu từ cuối thập niên 80.
Khoảng 30% số hộ gia đình ni trồng thủy sản, đối tượng nuôi ban đầu chủ yếu là
cá mú, cá hồng sau đó là tơm hùm. Số lượng lồng nuôi hải sản trong vịnh Nha
Trang tăng lên rất nhanh đến khoảng năm 2007 nhưng sau giảm đáng kể từ khoảng
cuối 2007 do nguồn bệnh làm chết tôm hùm ni. Nghề ni trồng thủy sản đã góp
phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư các khóm đảo trong vịnh
[33]
Ngồi ra, có sự phối hợp hỗ trợ từ dự án KBTB và các tổ chức, chính quyền ủy
ban nhân dân phường Vĩnh Nguyên trong suốt thời gian từ năm 2001 tới nay với
các hoạt động tạo sinh kế phụ, cho vay vốn làm kinh tế hay đào tạo nghề cho con
em trong khóm đảo (lựa chọn con em trong khóm đảo đi đào tạo nghề ở trường Hoa
Sữa). Một số hoạt động sinh kế phụ đã mang lại hiệu quả cho ngư dân khóm đảo
như làm mành ốc ở khóm đảo Bích Đầm, bơi thuyền du lịch ở Hòn Một, đan lưới


15

thể thao ở Trí Ngun, ni trồng thủy sản ở các khóm đảo Vũng Ngán, Hịn Một,
Trí Ngun, chăn ni ở Đầm Báy [23].
Sau khi KBTB được thành lập hoạt động du lịch biển tại KBTB Nha Trang đã
và đang tạo ra những tác động tích cực đến đời sống của một số nhóm cộng đồng
dân cư, nhất là nhóm cộng đồng sống bên trong vịnh. Các nhóm chuyên chở khách
du lịch bằng thuyền thúng đáy kính tại Hịn Một và Trí Nguyên là một ví dụ cụ thể.

Thành viên thuộc các nhóm này đã được tập huấn về cách thức hoạt động, kỹ năng
cơ bản trong giao tiếp… Đặc biệt là với sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chính quyền
địa phương, cụ thể là Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Nguyên, và của Ban quản lý
khu BTB vịnh Nha Trang về các trang thiết bị cần thiết để phục vụ khách du lịch.
Các hoạt động này đã tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình vốn
bị ảnh hưởng bởi việc hình thành khu bảo tồn biển, đồng thời nó cũng hỗ trợ làm
giảm áp lực khai thác và sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên biển giúp bảo
vệ các tài nguyên này tốt hơn [23].
1.3.2.3. Trình độ học vấn
Nhìn chung, trình độ học vấn của người lớn chỉ ở mức cơ bản, hầu hết chỉ ở cấp
I. Họ chỉ biết đọc và biết viết. Ở các khóm đảo đều có trường cấp I. Vì thế, tỷ lệ đi
học ở cấp học này khá cao. Càng lên cao, tỷ lệ số trẻ em nghỉ học càng nhiều, số
học sinh ở độ tuổi cấp 3 đi học ở các trường trung học phổ thơng rất ít. Tỷ lệ này
được thể hiện qua các con số thống kê: có 64,5% chủ hộ có trình độ học vấn cấp I,
23,7% có trình độ cấp II, 2,8% số chủ hộ học tới cấp III và chỉ có 0,8% có trình độ
sau phổ thơng, cịn lại 5% chủ hộ không biết chữ [23].
1.3.3. Hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học trong KBTB
1.3.3.1. Hiện trạng môi trường
Phát triển du lịch biển tại vịnh Nha Trang cũng đã tạo ra một số tác động tiêu
cực, đặc biệt vấn đề rác thải và chất thải/nước thải từ con người. Vấn đề nhận thức
và hành vi đối với rác thải của khách du lịch trong một chừng mực nào đó cịn hạn
chế đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển, nhất là rác thải là vỏ lon


16

nước ngọt/nước giải khát, bia và túi ny-lon mà phải mất thời gian rất lâu qua nhiều
thế hệ mới bị phân hủy. Vấn đề nữa là chất thải và nước thải từ con người chủ yếu
là người dân sống trên các đảo và một số ít từ khách du lịch. Vấn đề người dân tự
xây nhà vệ sinh cá nhân và một số được sự hỗ trợ của BQL là một nỗ lực rất lớn

đáng được ghi nhận và nhân rộng. Điều đó đã và đang góp phần làm mơi trường
sinh hoạt và du lịch trở nên vệ sinh và văn hóa hơn, giúp thu hút khách du lịch hơn.
Diện tích đất sử dụng cho các cơng trình cơng cộng vốn đã hẹp cũng là một vấn đề
khó khăn cho BQL vịnh và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc lắp đặt một số
nhà vệ sinh sinh thái trên đảo, nhất là ở Trí Nguyên là một nỗ lực rất lớn từ BQL
vịnh và Ủy ban Nhân phường Vĩnh Nguyên [23].
Các số liệu quan trắc chất lượng nước biển ven bờ vịnh Nha Trang trong 5 năm
(2004 đến 2008) cho thấy chất lượng môi trường nước ven bờ vịnh Nha Trang ngày
càng được cải thiện. Hầu hết, các thông số ô nhiễm đều có xu thế ngày giảm. Đặc
biệt là hàm lượng chất rắn lơ lửng , coliform có xu thế giảm dần qua các năm.
Ngoại trừ, thông số dầu mỡ khống trong nước biển có xu thế gia tăng [33].
Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Các
biện pháp quản lý đã được các cơ quan liên quan, chính quyền thành phố Nha Trang
thực thi như quy hoạch nuôi trồng thủy sản hợp lý, ni các lồi thủy sản thân thiện
với mơi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất trên các khóm đảo có khu dân cư, các
khu du lịch trên đảo đã đầu tư xử lý nước thải, chất thải trước khi thải ra môi trường,
đã triển khai các hoạt động thu gom rác thải từ lồng bè nuôi thủy sản, tại các khu
dân cư và khu du lịch trên các đảo đưa về thành phố Nha Trang, quy định các tàu
thuyền du lịch phải có các hoạt động thu gom rác thải, nước thải hợp vệ sinh…. Tất
cả những điều đó đã giúp cho chất lượng mơi trường nước trong vịnh Nha Trang
ngày càng được cải thiện [33].
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch trên các tuyến đảo trong vịnh Nha Trang đã
làm gia tăng số lượng tàu thuyền tham gia vào hoạt động vận chuyển du khách cũng
là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng dầu mỡ khoáng (HC)


17

trong nước. Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy sự gia tăng hàm lượng HC trong
nước theo thời gian (khu vực bãi tắm) [33].

1.3.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học
Sự đa dạng thủy sinh vật trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang bao gồm đa dạng về
phiêu sinh thực vật với 316 lồi rong tảo, trong đó có 48% số loài đặc trưng của
vùng biển nhiệt đới, 28% số lồi có ở hầu hết các vùng biển thế giới, số cịn lại tìm
thấy hoặc ở vùng Bắc bán cầu hoặc Nam bán cầu, từ dải nhiệt đới cho tới các cực
[10]. Về đa dạng về phiêu sinh động vật, theo kết quả nghiên cứu của Poliacova và
cộng sự cho thấy ở vịnh Nha Trang có khoảng 100 lồi phiêu sinh động vật [10]. Về
khu hệ sinh vật đáy, đã xác định được 441 lồi động vật khơng xương sống (trong
đó 83 lồi mới được ghi nhận tại ven biển Việt Nam, 128 lồi mới tại khu vực vịnh),
có 21 lồi tơm, 17 lồi cua, 70 lồi hải tiêu (Gielenkov, 1992; Varonova, 1994.
Trích theo Trần Cơng Huấn, 2009) [10]. Động vật nhuyễn thể có 298 lồi chân bụng
và 14 lồi hai mảnh vỏ (Gogolev, 1994. Trích theo Trần Cơng Huấn, 2009) [10]. Đã
phát hiện được 62 loài cá thuộc 23 họ sống trong vùng đáy cứng và vùng giáp đáy
mềm; ngoài ra, cũng đã xác định được những quần xã đáy mềm và quần xã động vật
sống hợp quần với san hô, với hải sâm, với sao biển và hải quỳ lớn. Tại vịnh Nha
Trang đã xác định được hai dạng quần xã san hô là Acropora – Motipora, chiếm
trên 40%, quần xã Motipora – Alcyonaria chiếm 10-51% với trên 30 lồi (Latipov
& Dautova, 2004. Trích theo Trần Cơng Huấn, 2009) [10]. Về đa dạng khu hệ cá
trong vịnh, theo kết quả nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học đã xác định
vịnh Nha Trang hiện có hơn 300 lồi cá, trong đó có trên 60 lồi lần đầu tiên ghi
nhận tại vùng biển Việt Nam và có 15 loài mới đối với khoa học. Thường gặp nhất
là đại diện các họ Engraulidae, Carangidae, Scombridae. Trong các rạn san hơ
vịnh Nha Trang ghi nhận được 32 lồi cá bướm (Chaetodonidae), trong đó có 17
lồi mới được phát hiện tại vịnh Nha Trang [10].
Vịnh Nha Trang là vùng biển đa dạng về quần cư, trong đó chủ yếu là các rạn
san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn…đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho


18


vịnh Nha Trang. Hiện đã ghi nhận được 350 loài san hơ tạo rạn, trong đó có 40 lồi
mới được ghi nhận gần đây, 222 lồi cá rạn san hơ, 120 loài thân mềm, 70 loài giáp
xác, 30 loài da gai, 248 loài rong, và 7 loài cỏ biển đã được xác định [33].
Nguồn lợi thủy sản chính của vịnh Nha Trang bao gồm cá, giáp xác, thân mềm,
rong biển, trong đó chủ yếu là nguồn lợi cá biển. Theo số liệu thống kê của Viện
Hải Dương Học, vùng biển Nha Trang có khoảng hơn 600 lồi thủy sản khác nhau,
trong đó có trên 50 lồi có giá trị kinh tế [32].
Trữ lượng thủy sản ở vịnh Nha Trang chiếm khoảng 30% trữ lượng thủy sản
tỉnh Khánh Hòa, khoảng 35.000 tấn/120.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi chiếm
70% bao gồm cá nổi lớn như cá Thu, cá Ngừ, cá Bạc Má, cá Nhám; cá nổi nhỏ như
cá Cơm, cá Trích, cá Nục, cá Chuồn, cá Chỉ Vàng…. Cá đáy tuy sản lượng không
lớn chỉ chiếm khoảng 30% nhưng có nhiều lồi có giá trị xuất khẩu như cá Mú, cá
Đổng, cá Mối, cá Hố…[33].
Ngồi cá biển, cịn có các loại thân mềm, giáp xác, da gai.
Thân Mềm gồm có Bào Ngư, Ốc Đụn, Mực Nang, Mực Lá, Mực Ống. Hiện nay,
số lượng Bào Ngư cịn lại rất ít [32].
Giáp xác gồm Tôm Bạc, Tôm gân, Tôm sú, Tôm rảo, Cua xanh, Ghẹ nhàn, Tôm hùm [32].
Da Gai gồm Nhum sọ và các lồi Hải sâm: Nhum sọ (cịn gọi là Cầu Gai sọ dừa)
tập trung nhiều nhất ở Rạn chắn lớn và Rạn cạn (phía Nam vịnh) và đã bị khai thác
ồ ạt từ năm 1990 – 1993, sản lượng thành phẩm có năm đạt đến hàng chục tấn,
nhưng hiện nay nguồn lợi này đã bị cạn kiệt do khai thác quá mức [32].
Hải sâm cũng là một đối tượng kinh tế quan trọng ở vịnh Nha Trang. Theo các
kết quả điều tra từ trước năm 1990 thì nhiều nhất là Hải sâm đen, Hải sâm mít và
Hải sâm dừa; các loài khác như Hải sâm lựu, Hải sâm vú và Hải sâm cát cũng gặp
nhưng với số lượng ít hơn. Vùng biển Hịn Chồng trước đây có rất nhiều Hải sâm
nhưng nay đã cạn kiệt [32].


19


Từ những dẫn liệu về đa dạng sinh học có thể nói Vịnh Nha Trang là nơi có tính
đa dạng sinh học cao so với các khu vực ven bờ khác của Việt Nam. Là khu bảo tồn
biển đầu tiên của Việt Nam với mục đích “bảo tồn một mơ hình điển hình về đa
dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các
mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với
các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại
Khu bảo tồn biển Hịn Mun, tạo nên một mơ hình quản lý Khu bảo tồn biển tại Việt Nam” [3].
Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của các ngành nghề khai thác cũng như các
hoạt động kinh tế khác của con người đã làm ảnh hưởng nhất định tới khu hệ sinh
vật cũng như tài nguyên biển vịnh Nha Trang.
Theo thống kê, năm 2009 (trích theo Sở Nơng Nghiệp & Phát triển nơng thơn,
2009) [32] thành phố Nha Trang có khoảng 3140 tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy
sản, trong đó, số lượng tham gia khai thác trong vịnh khoảng 2000 chiếc, số còn lại
đánh bắt tại các ngư trường ngoài tỉnh. Sản lượng tàu thuyền đánh bắt của Thành
phố Nha Trang đạt khoảng 25.000 tấn trong đó đánh bắt trong vịnh chiếm khoảng
40% với sản lượng đạt khoảng 10.000 tấn/ năm. Lao động đánh bắt khoảng 20.000 người.
Các nghề đánh bắt trong vịnh Nha Trang bao gồm các nghề lưới cản, lưới câu,
nghề vây rút chì, mành trũ, lưới cước, lưới quét, lưới đăng. Các nghề giã cào và pha
xúc thường đánh bắt ở ngư trường khơi và ngư trường ngoài tỉnh [32].
Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác trong vịnh theo các ngành nghề khác
nhau. Trong năm 2009, các nghề lưới (lưới cước, lưới quét, lưới cản) chiếm 782
chiếc, mành trũ 723 chiếc, nghề giã cào 646 chiếc, nghề câu 530 chiếc, nghề vây rút
chì 64 chiếc, nghề pha xúc 234 chiếc còn lại 161 chiếc làm các nghề khác [32].
Theo nhóm cơng suất, tàu thuyền được phân chia thành 4 mức cơng suất: dưới
20 CV có 1246 tàu thuyền, từ 20-40 CV có 750 chiếc, từ 40-90 có 673 chiếc và trên
90 CV có 471 tàu thuyền [32].
Tuy nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi trong đánh bắt xa bờ nhưng Nha
Trang vẫn còn lượng tàu nhỏ q nhiều, tàu có cơng suất dưới 20CV chiếm khoảng



×