Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328 KB, 19 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN (IER)




TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM




GVGD: GS.TS LÊ CHÍ HIỆP
HVTH : LÊ THỊ MINH CHÂU
LỚP : QLMT K2010






MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Nội dung 1
1. Giới thiệu về vị trí địa lý của Việt Nam 3
2. Khái quát trữ lượng và tình hình khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở
Việt Nam 4
3. Chính sách nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo 7


4. Nhận xét về chính sách khai thác nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam…… 9
5. Đề xuất một số biện pháp nhằm khai thác tốt hơn nguồn năng lượng tái tạo.12
Tài liệu tham khảo 15


Lời mở đầu

“Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng giảm đi” – những tiêu đề tương tự như trên
hiện nay không còn quá xa lạ với mỗi người. Thế giới đang đối mặt với vấn đề khủng
hoảng năng lượng, mỗi nước có một cách khác nhau để đảm bảo nguồn năng lượng của
đất nước trong tương lai, và khai thác nguồn năng lượng tái tạo là một trong những biện
pháp đó. Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường
cũng là một trong những lý do làm cho nguồn năng lượng tái tạo được “nâng giá” hơn.
Việt Nam chúng ta không nằm ngoài những tác động trên, cùng với việc phát triển kinh
tế thì nguồn năng lượng mà nước ta sử dụng cũng tăng. Tiêu thụ năng lượng của Việt
Nam tăng gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu
tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm
trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng
lượng từ năm 2015 [6]. Với nhiều người có thể đây chỉ là một câu nói đùa hay chỉ là cái
nhìn của những người bi quan, vì nước ta vốn được đánh giá là có tiềm năng về năng
lượng hóa thạch. Nhưng không, nhận định trên sẽ thành sự thật nếu chúng ta không có
nguồn năng lượng dự trữ. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng
tái tạo càng có ý nghĩa – không chỉ về kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tích cực khai thác nguồn năng lượng vô tận này,
ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng vậy, như Philippin, Indonexia, Thái
Lan,…
Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước có điều kiện để phát triển nguồn năng
lượng tái tạo. Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý của nước ta rất thuận lợi để phát triển
nguồn năng lượng tái tạo như: mặt trời, gió, thủy điện nhỏ và sinh khối. Theo đánh giá
của ông Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng tái tạo Việt Nam có thể đảm bảo

100% điện từ năng lượng tái tạo [5]. Theo nhận định này, nếu chúng ta khai thác tốt
nguồn tài nguyên này thì trong tương lại không những chúng ta giải quyết được vấn đề
thiếu hụt nguồn năng lượng mà còn góp phần giúp cho môi trường sống tươi đẹp hơn.
Tuy nhiên, nói lúc nào cũng dễ hơn làm, để đạt được kết quả như trên đòi hỏi nước ta
phải có những chiến lược thăm dò, khai thác cụ thể rõ ràng. Hiện nay chính phủ ta cũng
đã có những bước đi để khai thác nguồn năng lượng này, nhưng mức độ đến đâu và hiệu
quả đạt được như thế nào?. Qua bài viết này em xin cung cấp một cách khái quát tình
hình khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong những năm qua để chúng ta có cái
nhìn bao quát nhất. Bên cạnh đó em cũng xin nêu một số ý kiến cá nhân của riêng mình
về vấn đề này.

Nội dung

1. Giới thiệu về vị trí đại lý của Việt Nam
Việt Nam có tọa độ địa lý là: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ -
23°23′ Bắc, nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Với diện tích phần đất liền
khoảng 331.698 km² và vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km².
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và
Biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc, và Lào,Campuchia ở phía Tây. Đất nước Việt
Nam có hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất
theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.
Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ
và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế.
Với vị trí địa lý như vậy nên địa hình của Việt Nam có đặc trưng là nhiều đồi núi
và sông ngòi. Ngoài ra, do nằm ở tọa độ địa lý như trên nên Việt Nam có khí hậu nhiệt
đới gió mùa đặc trưng, với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ khoảng
tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau; còn mùa mưa xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm
sau [2].
Chính vì có vị trí như vậy mà hằng năm Việt Nam nhận được lượng nước mưa và
lượng bức xạ mặt trời khá lớn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam

trở thành quốc gia có khả năng tiềm năng tìm tàng về nguồn tài nguyên tái tạo (năng
lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối,…) - Đây là một trong những
lợi thế mà không phải đất nước nào cũng có. Tuy nhiên, trữ lượng cụ thể là bao nhiêu thì
chúng ta cần tìm hiểu thêm trong phần sau đây.


2. Khái quát trữ lượng và tình hình khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở
Việt Nam
Do đặc điểm vị trí địa lý nên Việt Nam không những có nguồn năng lượng tái tạo
dồi dào về trữ lượng mà còn đa dạng về chủng loại, trong đó có thể kể ra một số loại năng
lượng tái tạo sau: năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng
sinh khối, năng lượng địa nhiệt,… Xét về trữ lượng nước ta có thể nói là có nguồn năng
lượng tái tạo vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á [9]. Tuy có một lợi thế không nhỏ
như vậy nhưng hiện nay nước ta vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, xứng tầm với tiềm
năng của nó.
Năng lượng từ thủy điện nhỏ
Việt Nam được đánh giá là một trong 14 nước giàu tiềm năng thủy điện nhất trên
thế giới [4]. Nguồn năng lượng này tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền
Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, số lượng điện được sản xuất của
toàn quốc mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn so với tổng lượng điện. Ước tính hiện nay
Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục
vụ hơn 1 triệu người tại 20 tỉnh. Con số 300MW quả là quá nhỏ bé so với tiềm năng của
thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình [9].
Năng lượng địa nhiệt
Có thể nói rằng đây là nguồn năng lượng tái tạo chưa được quan tâm nhất trong số
tất cả các loại năng lượng tái tạo ở nước ta. Trữ lượng của loại này rất lớn, nhiều khảo sát
cho thấy hiện nay ở nước ta có khoảng 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt
từ 30
o

C đến 105
o
C [5]. Nguồn năng lượng này chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông
Hồng, vùng Đông Nam-Tây Bắc với nhiệt độ đạt tới 160
o
C tại độ sâu 4km. Dự đoán chỉ
riêng năng lượng địa nhiệt của vùng này có thể sinh khoảng 1,16% tổng sản lượng điện
của Việt Nam sản xuất năm 2006. Hay tại đới địa nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh có
nhiệt độ trung bình khoảng 114
o
C, ngoài ra các nguồn nước nóng ở các điểm Hưng Hà,
Phù Cừ, Hải Dương, Ba Vì (Hà Nội)… có nhiệt độ khoảng 40-50
o
C [6]. Qua những số
liệu thu thập được các nhà khoa học dự đoán tổng công suất nhà máy địa nhiệt nếu được
xây dựng tại Việt Nam có thể tới khoảng trên 400 MW [5].
Một số liệu thu thập riêng tại Hà Nội, sản lượng điện thương phẩm hiện ước tính 5
tỷ kWh mỗi năm, phân nửa trong số này dùng cho điều hoà. Nếu dùng công nghệ bơm
nhiệt đất (giá tương đương lắp điều hoà nhiệt độ) sẽ tiết kiệm được 0,8 tỷ kWh. Công
nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm 800 tỷ đồng một năm mà còn giảm phát thải hơn
250.000 tấn CO
2
.
Ngoài ra nguồn năng lượng này có rất nhiều ứng dụng như: địa nhiệt ở vùng có
nhiệt độ khoảng 200
o
C làm quay tuabin máy phát điện. Đối với các nguồn địa nhiệt từ
80
o
C đến dưới 200

o
C có thể dùng trực tiếp để sấy nông thuỷ sản, sưởi ấm cho các căn hộ,
nhà máy,… Nguồn địa nhiệt dưới 80
o
C có thể dùng để dưỡng bệnh, phục vụ du lịch…
Đây là một con số không hề nhỏ, tiếc rằng những con số ấn tượng trên lại chưa thành
hiện thực và cũng chưa biết khi nào nó mới xảy ra.
Năng lượng khí sinh học
Khí sinh học tuy đã được sử dụng từ rất lâu rồi nhưng nó vẫn không được xem
như một nguồn năng lượng tái tạo. Khí sinh học tại Việt Nam có thể thu được từ các loại
sau: phụ phẩm cây trồng chiếm 61,4%, từ phân động vật 28,7% và rác thải sinh hoạt chỉ
chiếm có 9,9% [5]. Tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học từ các nguồn trên vào
khoảng gần 10 tỷ m
3
/năm, quy ra dầu tương đương khoảng gần 5 triệu TOE/năm[9].
Nguồn năng lượng này phổ biến ở khu vực nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chăn
nuôi gia súc. Việc thu lại khí sinh học trong lĩnh vực này (chủ yếu từ hầm Biogas) tuy đã
có những thành công nhất định nhưng tỉ lệ này còn khá nhỏ so với tổng tiềm năng về lý
thuyết [5]. Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu gia đình
với sản lượng 500-1.000 m
3
khí/năm cho mỗi hầm. Trong khi tiềm năng lý thuyết của
biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m
3
/năm (1 m
3
khí tương đương 0,5 kg dầu) [9]. Dựa
vào 2 con số trên chúng ta cũng thấy được việc khai thác nguồn năng lượng này hiện nay
ở nước ta như thế nào. Đây là nguồn năng lượng rất có tiềm năng phát triển trong tương
lai. Tuy hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của nguồn năng lượng này đến

phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của nó về mặt
môi trường.
Nói đến năng lượng tái tạo ở Việt Nam không thể không nhắc đến 2 nguồn năng
lượng quan trọng là: năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Việt Nam được đánh giá là
quốc gia sở hữu nguồn năng lượng gió và số giờ năng tốt nhất khu vực Đông Nam Á, tuy
nhiên việc khai thác 2 nguồn năng lượng này vẫn còn nhiều hạn chế [10].
Nguồn năng lượng gió
Việc khai thác và sử dụng nguồn điện bằng sức gió giúp chúng ta không lo hết
nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, và đặc biệt là không gây
những tác động đáng kể đến môi trường.
Năng lượng gió tại Việt Nam lên đến 500-1.400 kWh/ m
2
mỗi năm, nếu thực hiện
một phép tính toán học thì ta thấy trên toàn lãnh thổ Việt Nam nguồn năng lượng này vô
cùng lớn. Sở dĩ chúng ta có nguồn gió dồi dào như vậy là nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi:
Việt Nam nằm trong khoảng 80-230 độ vĩ Bắc - thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mỗi năm có 2 mùa gió chính. Ngoài ra, chúng ta còn có đường bờ biển kéo dài và nhiều
đảo lớn nhỏ - chính những nơi này sở hữu chế độ gió tốt nhất cả nước (V
tb
lớn hơn 4m/s
(ở độ cao 12 m trên mặt đất)). Đây là điều kiện thuận lợi để ta lắp các loại động cơ gió
phát điện [5]. Dự tính công suất phát điện của nguồn năng lượng này khoảng 800-1.400
kwh/m
2
/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m
2
/năm tại các khu vực bờ biển, Tây
Nguyên và phía Nam và dưới 500 kwh/m
2
/năm ở các khu vực khác [6]. Đáng tiếc là hiện

nay nước ta chưa khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận này.
Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ xây dựng xong và đang vận hành một cột gió phát
điện công suất 850 KW ở Bạch Long Vĩ. Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và thiết
bị nhiệt (RECTARE), ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn
40 tỉnh thành. Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ
gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng [9].
Nguồn năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng và được hầu hết các nước trên thế giới
đầu tư phát triển. Tại Việt Nam, do nằm trong vùng nhiệt đới nên số giờ nắng trung bình
khoảng 2000 ÷ 2500 giờ/năm. Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên
Huế trở vào miền Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông
Hồng có tiềm năng kém nhất [9]. Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt
trời là 4-5kWh/m
2
mỗi ngày, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm
[5]. Tuy nhiên do giá thành đầu tư cao nên hiện nay cả nước mới chỉ có 5 hệ thống điện
mặt trời lớn, trong đó có hệ thống ở Gia Lai, với tổng công suất 100kWp (công suất cực
đại khi có độ nắng cực đại).
Nhìn chung, tuy Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo nhưng
tỉ lệ khai thác các nguồn năng lượng này vẫn còn ở mức khiêm tốn. Theo thống kê năm
2007, điện tái tạo chiếm 1,8% tổng lượng điện sản xuất quốc gia, nhiệt điện tái tạo và
năng lượng sinh học thì gần như không đáng kể, hầu như chưa có trên thị trường. Cụ thể,
năng lượng thủy điện nhỏ chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng; năng lượng
mặt trời trên 1 m
2
1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió với nhiều dự án gần
1000MW thì ta chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích. Nhưng đáng tiếc nhất là nguồn năng
lượng địa nhiệt, thủy triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học hầu như chưa có
mặt trên thị trường [5]. Qua các số liệu trên, có thể nhận thấy chúng ta đã bỏ qua một cơ
hội rất tốt để tiết kiệm nguồn tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường.

3. Chính sách nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo
Những lợi ích do nguồn năng lượng tái tạo đem lại là không thể bàn cãi, nhưng để
có thể khai thác và sử dụng được nó trong thực tế cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ
quan ban ngành. Nhận thức rõ điều này nhà nước ta trong thời gian qua đã cụ thể hóa
việc khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo bằng những luật, nghị định, chính sách
với mục đích phát huy hết tiềm năng về năng lượng tái tạo mà chúng ta có. Một số khung
chính sách về phát triển năng lượng tái tạo mà nước ta đã triển khai trong thời gian qua.
* Luật Bảo vệ môi trường
Tại Điều 33 của Luật bảo vệ môi trường 2005, tại điều này nhà nước khuyến khích
phát triển năng lượng tái tạo nhằm nâng cao tỉ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng
lượng quốc gia.
* Luật Điện lực 2004
Luật Điện lực, được thực thi từ tháng 1/7/2005, đã có những quy định về chính
sách phát triển điện lực thông qua ứng dụng khai thác NLTT như đẩy mạnh việc khai
thác và sử dụng các nguồn NLTT để phát điện; các dự án đầu tư phát triển nhà máy phát
điện sử dụng các nguồn NLTT được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế. Luật đồng
thời cũng quy định tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào việc
phát triển, sử dụng các NLTT không gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động sản
xuất điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo và khuyến khích các tổ chức
và cá nhân đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng NLTT.
* Luật tiết kiệm năng lượng
Đây là luật mới nhất liên quan đến vấn đề năng lượng, luật được thông qua vào
ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ tháng 1/2011.
* Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/9/2003 về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả
Phát triển sử dụng các nguồn NLTT để tiết kiệm các nguồn năng lượng không tái
tạo được như than đá, sản phẩm dầu, khí đốt là một trong những biện pháp công nghệ mà
các cơ sở sản xuất phải áp dụng để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã
được quy định rõ trong Nghị định này.
* Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết

định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2003)
Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, sử dụng
nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường là một trong những
biện pháp để phòng ngừa ô nhiễm, một trong những quan điểm được thể hiện rõ trong
Chiến lược. Chiến lược đã đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 sẽ đạt 5% tổng năng
lượng tiêu thụ hàng năm. Đồng thời Chiến lược cũng khuyến khích việc sử dụng tiết
kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng các nguyên liệu thay thế ít chất thải.
* Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến
năm 2020 (Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
5/10/2004)
Trong quan điểm phát triển ngành điện của Chiến lược này đã nêu bật lên vai trò
của việc nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Với quan điểm này, Chiến
lược về phát triển nguồn điện đã được đưa ra với việc ưu tiên phát triển thuỷ điện trong
đó khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn
năng lượng sạch, tái sinh này.
* Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 (Quyết định 1855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
27/12/2007)
Bên cạnh các Luật, Nghị định nêu trên nhà nước ta còn ban hành một số các văn
bản pháp quy khác.
 Quyết định 177/2007/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học
(NLSH) đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” cũng quy định khuyến khích sự phát
triển NLSH, nhằm thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo
đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với
dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo quyết định này, nhà đầu tư
trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đến được quyền đầu tư vốn, công nghệ để xây
dựng dự án CDM tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, khấu hao tài sản cố định, tín dụng đầu tư của nhà nước; trong đó đáng chú ý

về thuế thu nhập doanh nghiệp, dự án CDM được áp dụng như dự án đặc biệt ưu đãi
đầu tư, được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất như dự án đặc biệt khuyến
khích đầu tư; sản phẩm CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
4. Nhận xét về chính sách khai thác nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Phần trình bày ở mục 2 đã cho chúng ta thấy phần nào hiện thực của việc khai thác
nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay. Rõ ràng tiềm năng về năng lượng tái tạo
nói chung ở nước ta là không hề nhỏ, nếu không muốn nói là đứng nhất nhì trong khu
vực Đông Nam Á, nhưng tại sao tỉ lệ khai thác của chúng ta, thậm chí thời gian tiếp cận
với các nguồn năng lượng này lại thua xa một số nước trong khu vực. Muốn khai thác tốt
nguồn năng lượng này rất cần sự hỗ tích cực của chính phủ, không chỉ bằng lời nói mà
cần thể hiện bằng hành động thực tế. Việc khai thác không tốt nguồn tài nguyên tái tạo có
phải vì nhà nước không nhìn thấy những lợi ích mà nguồn năng lượng này mang lại hay
không?. Câu trả lời là không, Nhà nước ta thấy rõ và đã có những chính sách khuyến
khích, những đầu tư khai thác thăm dò nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ, chúng ta cần
nhiều hơn thế. Để có thể tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy chúng ta cùng tìm hiểu cách
làm của một số nước có trình độ phát triển như nước ta trong việc khai thác năng lượng
tái tạo qua một ví dụ dưới đây.
Như đã trình bày ở trên, năng lượng địa nhiệt có tiềm năng khai thác rất lớn không
chỉ trên Thế giới mà còn ở Việt Nam chúng ta, nó được xem là nguồn năng lượng của thế
kỉ 21. Nguồn năng lượng này có tính ưu việt là là không thải ra bất kỳ chất khí, nước,
chất rắn độc hại nào trong môi trường, không tạo ra khí nhà kính, bởi vậy cũng không
đóng góp vào việc tạo ra các trận mưa axít. Vốn đầu tư ban đầu của địa nhiệt là khoảng
1,5 triệu USD cho 1 MW, tức là gấp 1,5 lần so với thủy điện nhưng bù lại việc xây dựng
một nhà máy địa nhiệt với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay chỉ kéo dài khoảng 2-3 năm,
diện tích xây dựng nhỏ hơn rất nhiều so với thủy điện. Đặc biệt, giá thành của dạng điện
năng mới này có khả năng cạnh tranh cao với các dạng điện năng truyền thống [7]. Đây
chính là một điểm rất đáng chú ý trong việc đầu tư khai thác nguồn năng lượng này.
Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam còn có Philippines, Thái Lan và
Indonexia sở hữu nhiều năng lượng địa nhiệt, tuy nhiên chỉ có 3 nước trên biết cách khai
thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên đó. Không những vậy Philippin và Indonexia còn là

2 nước đúng thứ 2 và thứ 3 trên thế giới về việc sử dụng tài nguyên địa nhiệt sau Mỹ [3].
Công suất khai thác tại 2 quốc gia này lần lượt là 1.969,7 và 992 (MW). Đây là một điều
đáng phải suy ngẫm và nhìn nhận. Tại sao họ làm được như vậy mà chúng ta lại không
làm được, hiện nay Việt Nam chỉ mới có một nhà máy nhiệt điện được xây dựng ở Quảng
Trị với công suất là 25 MW [3]. Có phải vì công nghệ để khai thác nó quá tốn kém, nước
ta không đầu tư nổi – câu trả lời là nếu vậy Philippin giàu hơn nước ta sao?, mặt khác
công nghệ khai thác nhiệt điện không quá phức tạp như việc khai thác các nguồn năng
lượng khác [8]. Hay tại nước ta không có đủ nguồn nhân lực để làm, câu trả lời cũng là
không. Vậy lý do thực chất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu cách thức mà Philippin làm để
khai thác tốt nguồn năng lượng này.
Tại Philippin và Indonexia chính phủ có những chính sách khuyến khích cụ thể
như [1]: - Có luật lệ riêng về năng lượng tái tạo như Đạo luật có thể tái tạo
- Những khích lệ cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia: bao gồm những cắt
giảm thuế và việc nhập cảng miễn thuế về đồ trang bị cho năng lượng có thể tái tạo,
như các tuốc bin gió và các tấm thu năng lượng mặt trời…
- Tạo thị trường cho nguồn năng lượng tái tạo
- Đảm bảo nguồn khách hàng bắt buộc sau khi nhà máy được xây dựng. Các chính
phủ phải bắt buộc các công ty tiện ích mua điện phát ra từ những nguồn có thể tái
tạo trong một thời gian nào đó, với phí tổn về điện lực được ấn định ở một mức
được gọi là “bảng giá nuôi dưỡng”. Và bảng giá nuôi dưỡng này phải có giá trị
trong 10 năm. Khi nguồn khách hàng được đảm bảo, các công ty khai thác năng
lượng tái tạo sẽ an tâm hơn trong sản xuất.
Trên đây chỉ là một ví dụ về chính sách mà một số nước trong khu vực khai thác
và sử dụng năng lượng địa nhiệt, nhưng qua đó chúng ta cũng có cái nhìn tổng thể về
cách khai thác những nguồn năng lượng tái tạo khác.
Nhìn lại về nước ta có thể thấy còn quá nhiều bất cập trong chính sách mà nhà
nước áp dụng trong khai thác năng lượng tái tạo. Không phủ nhận những cố gắng của
chính phủ trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nhưng những chính sách đã
được đưa ra còn chung chung, không cụ thể và tính hiệu quả không cao, chưa tạo được
niềm tin cho nhà đầu tư. Cho tới nay, chúng ta chưa có một bộ luật riêng nào cho năng

lượng tái tạo, chỉ mới có một luật là “Luật tiết kiệm năng lượng” nhưng cũng chỉ mới có
hiệu lực trong đầu năm nay, để có thể đi vào cuộc sống của người dân có lẽ cần một thời
gian khá dài nữa.
Những Luật còn lại gần như chỉ nêu những chiến lược, chính sách chung chung,
không cụ thể cho việc phát triển năng lượng tái tạo. Không nêu ra những khuyến khích cụ
thể khi đầu tư xây dựng cơ sở để khai thác những nguồn năng lượng này. Hay nói cách
khác chính sách của chúng ta chưa cho nhà đầu tư thấy được họ sẽ được gì nếu đầu tư
vào nó.
Ngoài ra, nguồn đầu tư cho việc thăm dò, khai thác năng lượng tái tạo còn chưa
tương ứng, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Điều quan trọng nhất của việc sản xuất ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ. Đối với
những sản phẩm mới thì việc này lại cần hơn. Để yên tâm đầu tư sản xuất những nhà đầu
tư phải thấy được nguồn khách hàng của mình, đảm bảo được khi sản phẩm ra đời phải
có được thị trường cho nó. Nhưng chúng ta lại chưa có một thể chế nào đảm bảo nguồn
khách hàng cho năng lượng tái tạo, trong khi các chính sách của ta lại tập trung vào
nguồn năng lượng hóa thạch. Chưa nói đến việc nước ta còn độc quyền nguồn cung cấp
điện, chính việc này cũng tạo ra một số vấn đề tiêu cực trong xã hội.
Chúng ta chỉ mới khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách là có
những chính sách giảm thuế, ưu đãi về thuế, … Để phát triển được tiềm năng năng lượng
tái tạo xứng tầm, chúng ta cần nhiều hơn thế.
Để phát huy tốt nhất những gì chúng ta đang hướng đến cần thiết phải học hỏi
những kinh nghiệm mà nước ngoài đã làm.
5. Đề xuất một số biện pháp nhằm khai thác tốt hơn nguồn năng lượng tái tạo
Để kết thúc bài tiểu luận này, tôi xin phép được đưa ra một số biện pháp nhằm
tăng hiệu quả khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Muốn khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên tái tạo, nước ta cần lập kế hoạch
thực hiện lâu dài. Trong kế hoạch đó phải đặt rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
rõ ràng, cung cấp những phương tiện để thực hiện mục tiêu đó.
Hiện nay nguồn tài nguyên của chúng ta vẫn ở dạng tiềm tàng, chưa có những số
liệu về trữ lượng cụ thể. Muốn khai thác có hiệu quả thì chúng ta cần có những con số cụ

thể về tiềm năng nó, từ đó mới biết được cần khai thác với quy mô như thế nào và sử
dụng nó vào mục đích gì. Chẳng hạn, chúng ta cần biết sức gió ở khu vực nào đó để xem
có cần đặt tuabin với công suất lớn hay không, hay biết được nhiệt độ của nguồn nước
nóng ở đó là bao nhiêu từ đó biết dùng nó vào mục đích gì,…. Chính vì vậy nên chính
phủ cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và tương ứng cho việc thăm dò các nguồn tài
nguyên này.
Xóa bỏ việc độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện, có những chính sách hỗ trợ
giá năng lượng khai thác từ nguồn năng lượng tái tạo. Vì khi khai thác nguồn tài nguyên
này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên giá thành sẽ cao hơn việc khai thác từ nguồn năng
lượng truyền thống.
Tạo nguồn khách hàng cho các sản phẩm là năng lượng tái tạo bằng “bảng giá
nuôi dưỡng” và có chương trình quảng bá tốt cho sản phẩm từ năng lượng tái tạo.
Cho phép nhập khẩu không thuế các thiết bị phục vụ việc khai thác năng lượng tái
tạo bên cạnh các chính sách ưu đãi về thuế,….
Xây dựng một luật riêng dành cho năng lượng tái tạo, trong luật này cần có những
chế tài cụ thể để việc khai thác và xử dụng năng lượng tái tạo ngày càng rộng rãi.
Có những đánh giá và ghi nhận cụ thể cho các nhà máy, nhà đầu tư khai thác và sử
dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và đời sống. Được như vậy các nhà đầu tư, nhà
sản xuất sẽ thấy mình “quan trọng” hơn, từ đó khuyến khích họ tiếp tục công việc họ đã
làm.
Công cụ giáo dục không thể bỏ qua trong trường hợp này, tăng cường tuyên
truyền, giáo dục, đặc biệt là có những biện pháp nhằm khơi gợi mong muốn được đóng
góp công sức vào công cuộc giảm ô nhiễm môi trường trong lòng mỗi người. Nếu làm
được như vậy tin rằng trong tương lại không xa nước ta sẽ không còn thấy ô nhiễm nữa.
Đưa những cán bộ thật sự tâm huyết với nghề, với khoa học đi qua những nước
làm tốt việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo để học hỏi kinh nghiệm làm việc.
Đầu tư một cách có chọn lọc và kiểm soát chặc chẽ sự đầu tư của nhà nước, tránh
tình trạng đầu tư ồ ạt, kiểm soát lỏng lẻo việc sử dụng nguồn đầu tư gây thất thoát tiền
bạc của nhân dân mà không được gì cả.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của em thông qua quá trình đọc những tài liệu

liên quan về khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Do những hạn chế về
kiến thức nên có thể những ý kiến trên mang tính phiến diện, chủ quan nhưng đó là
những suy nghĩ rất thật của em về vấn đề trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AFP, Ðông Nam Á nhiều năng lượng sạch nhưng chưa được khai thác, Báo Người
Việt online, 2011.
/>nhung.html
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Địa lý Việt Nam.
/>am
3. H Lâm, Nhà máy địa nhiệt đầu tiên của Việt Nam được SVA Financial group xây
dựng tại Đakrông Quảng Trị, SVA Financial Group, 2010.
/>may-ien-ia-nhiet-au-tien-cua-viet-nam-c-sva-financial-group-xay-dng-tai-akrong-quang-
tri&catid=30%3Abn-tin-sva&Itemid=83&lang=vi
4. Lan Hương, Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam - tiềm năng còn bỏ ngỏ, Báo
Năng lượng Việt Nam, 2009.
/>con-b-ng.vietnamep
5. Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
/>%A3ng_t%C3%A1i_t%E1%BA%A1o_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
6. Năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Tiềm năng nhiều, ứng dụng ít, Viện thủy điện và năng
lượng tái tạo, 2010.
/>it.html
7. Phạm Ngọc, Điện từ lòng đất, Tin khoa học kỹ thuật, 2005.

8. Phương Lan, Phát triển năng lượng địa nhiệt: Tiềm năng còn bỏ ngỏ, 2008.
/>o_ngo.html
9. T_NONE_SOURCE, Năng lượng tái tạo, tiềm năng chưa được đánh thức, Báo
HVAC Việt Nam, 2010.
/>luong-mat-troi-tiem-nang-chua-duoc-danh-thuc.aspx
10. Tiến Dũng, Việt Nam 'bỏ quên' nguồn năng lượng tái tạo, Báo Vnexpress, 2009.








×