Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.37 KB, 120 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng
của một quốc gia, để quản lý quá trình hình thành và phân bố một cách có
hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia đó, tạo
tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà và điều kiện thuận
lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn
định, công bằng và bền vững, thông qua việc thoả mãn nhu cầu xã hội. Trên
cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống của dân cư.
Thực tế cho thấy ở các nước trên thế giới, NSNN thực sự trở thành một
công cụ chính sách tài chính quan trọng thông qua đó Nhà nước thực hiện các
mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nước, tuỳ
thuộc vào quan điểm, và nhận thức của các nhà hoạch định chính sách (cũng
như các ràng buộc khác) mục tiêu, định hướng, nhịp độ phát triển có thể có sự
khác nhau giữa các quốc gia.
Việt Nam (nhất là sau 1986) luôn theo đuổi chủ trương thực thi chính
sách sử dụng NSS là một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy sự phát
triển các ngành và các vùng kinh tế. Năm 1996 luật NSNN ra đời (có hiệu lực
thi hành từ năm Ngân sách 1997) sau đó được thay thế bằng luật NSNN năm
2002 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004) đã góp phần quan trọng
nâng cao hiệu quả quản lý điều hành NSNN theo chủ trương trên.
Tỉnh (thành phố) là vùng HC - KT quan trọng. Tỉnh (thành phố) vừa là
một cấp vùng kinh tế chiến lược; lại vừa là một cấp hành chính địa phương
lớn nhất. Sự trùng hợp giữa kinh tế và hành chính đã cho phép tỉnh (thành
phố) là một cấp NSNN quan trọng.
Phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh (thành phố) là một nhiệm vụ sống
còn đối với đất nước. Nhà nước sử dụng công cụ NSNN như thế nào để thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Luật NSNN năm 2002, các
văn bản dưới luật và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to
lớn vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đièu hành ngân sách Nhà nước nhằm


thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói
riêng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, đời sống của cả nước và địa phương phát
triển, biến đổi từng ngày, luật ngân sách và các văn bản khác qua thực hiện
bộc lộ nhưng lạc hậu, hạn chế cần được bổ sung, hoàn thiện.
Với lí do đó, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách
tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên hướng đề tài:
Vấn đề quản lý ngân sách nói chung chính sách quản lý ngân sách đối
với tỉnh (thành phố) nói riêng là một vấn đề quan trọng, luôn được quan tâm
nghiên cứu.
- Trước năm 1996 - có hàng loạt nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng
luật ngân sách năm 1996.
- Những năm 2000 - 2001 - cũng có hàng loạt nghiên cứu nhằm hoàn
thiện luật ngân sách năm 1996. Xây dựng luật ngân sách năm 2002.
- Luật nghiên cứu năm 2002, được thi hành từ năm 2004, đã trải qua
trên 3 năm thực thi. Đã đến lúc phải nghiên cứu xem xét để bổ sung, hoàn
thiện.
• Quốc hội đã cử nhiều đoàn giám sát thi hành luật Ngân sách 2002.
Các đoàn đều có báo cáo giám sát tại các địa phương.
• Quốc hội và Uỷ ban kinh tế - ngân sách của Quốc hội đã cử nhiều
đoàn đi khảo sát tình hình lập, phê chuẩn dự toán, phân bổ quyết toán ngân
sách ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các đoàn đi về đều có báo
cáo khảo sát, đúc rút kinh nghiệm.
• Năm 2005-2006 có các đề tài thuộc dự án VIE 02/08 như đánh giá
việc thực hiện luật NSNN và kiến nghị hoàn thiện do GS.TSKH Tào Hữu
2
Phùng làm chủ nhiệm; Nghiên cứu cơ cấu thu, chi ngân sách Nhà nước trong
mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và các chỉ
tiêu kinh tế vi mô khác do TSKH Trịnh Huy Quách làm chủ nhiệm; Cơ cấu lại

các khâu chủ trương NS Việt Nam do Nguyễn Minh Tân làm chủ nhiệm;
Luận án Tiến sĩ kinh tế đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN
nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Phú Hà.
- Để ra đời và chuẩn bị các điều kiện thi hành luật ngân sách năm 2002.
Các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính
có nhiều báo cáo giải trình ra đời Nghị quyết Quốc họi, Nghị định Chính phủ,
Thông tư của Bộ Tài chính. Đây là những tài liệu quý (luận văn thống kê đầy
đủ ở phần danh mục tài liệu tham khảo).
- Hàng năm các địa phương khi trình lên Chính phủ dự toán NSĐP đều
có bản giải trình, đây là những tài liệu thực tế rất cụ thể, rất thời sự gợi ý
nhiều ý tưởng tốt.
Những tác phẩm nghiên cứu của các cơ quan, các tác giả vào những
năm gần đây được luận văn hệ thống và phát triển hình thành nội dung cơ bản
của luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của Luận văn: khảo sát đánh giá chính sách quản
lý NSNN đối với tỉnh (thành phố) trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị
trường hiện nay. Từ đó, đề xuất các quan điểm các định hướng và biện pháp
tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách đối với tỉnh (thành phố)
trong thời gian tới.
Để thực hiện mục đích luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Về mặt lí luận: sẽ hệ thống hoá các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
như: NSNN, NS tỉnh (thành phố); phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (thành phố);
chính sách quản lý NSNN tỉnh (thành phố); trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường; kinh nghiệm quản lý NSNN tỉnh (thành phố) của một vài
nơi trên thế giới.
- Phân tích thực trạng chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) ở
nước ta hiện nay. Các phân tích được tiến hành trên cơ sở các quan điểm
phát triển, quan điểm thị trường... (đã đề cập ở chương 1) và qua điều tra
khảo sát, phân tích nhằm phát hiện hệ thống chính sách quản lý NSNN đối

với tỉnh (thành phố) hiện hành còn những gì cản trở sự phát triển, cản trở
sự hình thành cơ chế thị trường.
- Đề xuất các quan điểm, hướng đổi mới hệ thống chính sách và các
biện pháp tạo điều kiện thực hiện các đổi mới đã đề xuất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là NSNN, NSNN tỉnh (thành phố), hệ thống
chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) của Nhà nước.
- Hướng tiếp cận: Từ vị trí của các nhà hoạch định chính sách QLNS ở
TW, để nhìn nhận lại hệ thống chính sách đã ban hành, theo các quan điểm
phát triển, quan điểm kinh tế thị trường, và quan điểm hiệu quả kinh tế- xã hội
và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này các năm qua.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sau khi có luật NSNN 2002
là chủ yếu, có đối chiếu với tình hình ở thời kỳ thực thi luật NSNN 1996.
Về hướng tiếp cận (do đó giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu)
Việc quản lý NSNN cấp tỉnh (thành phố) liên quan đến hàng loạt chính
sách cụ thể, ít nhất cũng là các chính sách thu, chi ngân sách, các chính sách
thể hiện vai trò của nhà nước trong các quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể
kinh tế của nền kinh tế thị trường, chính sách phân định quyền hạn giữa TW
với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử
dụng hợp lý có hiệu quả NSNN v.v.. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu tập
trung là ngân sách cấp tỉnh, nên nhóm chính sách phân định trách nhiệm,
quyền hạn giữa TW với cấp chính quyền địa phương là quan trọng và bao
trùm.
4
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều
tra, khảo sát, phân tích, so sánh, suy diễn, khái quát hoá… để nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
dự kiến có 3 chương.

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện chính sách
QLNSNN tỉnh (thành phố).
- Chương 2: Thực trạng phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố) giai đoạn
2001-2006.
- Chương 3: Quan điểm, phương hướng và biện pháp tiếp tục hoàn thiện
phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố).
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ)
TRONG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN; NSNN TỈNH (THÀNH PHỐ)
1.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước
Có nhiều quan niệm về Ngân sách Nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh
tế cổ điển cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính mô tả các
khoản thu, chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế hiện đại thì cho rằng ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu
chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Luật ngân sách Nhà nước Việt Nam (số 01/2002/QH11 thông qua tại kỳ
họp thứ 2 Quốc hội khoá 11 ngày 16/12/2002) định nghĩa: "Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để bảo đảm
thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".
Bên cạnh những sự khác biệt thì các định nghĩa có một số điểm nhất trí
sau:
- Ngân sách là kế hoạch hoặc dự toán thu, chi của một chủ thể nhất
định, thường là một năm - gọi là năm tài chính.
- Ngân sách nhà nước của một quốc gia là một đạo luật được cơ quan
lập pháp của quốc gia đó ban hành.
6
Mẫu biểu 01

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM ….
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Nội dung
Ước thực
hiện (năm
hiện hành)
Dự toán
năm (năm
kế hoạch)
So sánh
(%)
A B 1 2 3
A. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)
2 Thu từ dầu thô
3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu (số cân đối)
4 Thu viện trợ không hoàn lại
B. Tổng chi cân đối NSNN
1 Chi đầu tư phát triển
2 Chi trả nợ và viện trợ
3 Chi thường xuyên
4 Chi bổ xung quỹ dự trữ tài chính
5 Chi dự phòng
C. Bội chi NSNN
(tỷ lệ bội chi so GDP)
Nguồn bù đắp bội chi NSNN
1 Vay trong nước
2 Vay ngoài nước
* Mẫu 01- Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2003/TT-BTCngày
23/6/2003 của BTC hướng dẫn thi hành ND 60/2003/ND-CPngày 6/6/2003 của

Chính phủ.
Mẫu biểu 02
CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW NSDP NĂM ….
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Nội dung
Ước thực
hiện (năm
hiện hành)
Dự toán
năm (năm
kế hoạch)
So sánh
(%)
A B 1 2 3
A NSTW
I Nguồn thu từ NSTW
Thu NSTW hưởng theo phân cấp
- Thu thuế, phí và các khoản thu khác
- Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại
II Chi NSTW
1 Chi thuộc nhiệm vụ của NSTW theo phân
cấp (không kể bổ xung cho NSĐP)
2 Bổ xung cho NSĐP
- Bổ xung cân đối
- Bổ xung mục tiêu
III Vay bù đắp bội chi NSNN
B Ngân sách địa phương
I Nguồn thu ngân sách địa phương
1 Thu NSĐP theo phân cấp
2 Thu bổ xung từ NSTW

- Bổ xung cân đối
- Bổ xung có mục tiêu
* Mẫu 02- Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2003/TT-BTCngày
23/6/2003 của BTC hướng dẫn thi hành ND 60/2003/ND-CPngày 6/6/2003 của
Chính phủ.
8
Mẫu biểu 03: *Thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG CÂN ĐỐI NSĐP NĂM 2007
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Nội dung
Thực hiện
2005
Dự toán
2006
Ước TH
2006
Dự toán
2007
A B 1 2 3
A Tổng thu ngân sách trên địa bàn
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)
2 Thu từ dầu thô
3 Thu từ XNK
B Thu từ NSĐP
1 Thu từ NSĐP theo phân cấp
- Các khoản NSĐP hưởng 100%
- Các khoản thu phải chiếm NSĐP
hưởng theo tỷ lệ %
2 Bổ xung từ NSTW
- Bổ xung từ các CTMT quốc gia

- Chi đầu tư từ vốn ngoài nước
- Chi thực hiện một số dự án và nhiệm
vụ khác
- Bổ xung cân đối từ NSTW
3 Huy động vốn đầu tư theo khoản 3
điều 8 luật NSNN
4 Vay kho bạc nhà nước, vay khác
5 Thu kết dư
6 Thu NS cấp dưới nộp lên
7 Thu chuyển ngân sách năm trước
8 Các khoản thu được để lại chi quản lý
qua NSNN
9 Thu hồi các khoản đã chi vay NSTW
C Chi NSĐP trừ chi QL qua NS
* Theo báo cáo thu chi NS năm 2007 của TP. HCM - Tài liệu báo cáo
BTC ngày 25/8/2006
Ngân sách cấp tỉnh (thành phố) là một bộ phận của ngân sách Nhà nước
(trong mô hình lồng ghép) hoặc là một bản thu chi của chính quyền cấp tỉnh
(thành phố) đã được các cơ quan có thẩm quyền nhà nước quyết định, được
thc hi trong mt nm bo m thc hin cỏc chc nng nhim v ca
chớnh quyn Nh nc cp ú.
Nhỡn dỏng v b ngoi thỡ NSNN l mt bn d toỏn thu chi bng tin
ca Nh nc trong khong thi gian nht nh. Cú th hỡnh dung khỏi quỏt
NSNN theo mu biu s 1, s 2
*
; NSNN cp tnh thnh ph theo mu biu s
3 (õy l bn cõn i ngõn sỏch d phũng nm 2007 ca thnh ph H Chớ
Minh).
Tuy nhiờn, dỏng v b ngoi ú li cha ng nhng yu t phỏp lý,
nhng mi quan h cc k quan trng v ni dung vụ cựng phong phỳ v

phc tp. Ngõn sỏch c d toỏn tho lun, phờ chun t c quan phỏp
quyn, c gii hn thi gian s dng, c quy nh ni dung thu chi,
c kim soỏt bi mt h thng th ch vi s tham gia ca nhõn dõn (nh
quc hi, c quan kim toỏn, nhng ngi úng thu, cụng chỳng).
Ni dung ch yu ca ngõn sỏch l thu, chi nhng khụng phi ch l cỏc
con s, cng khụng phi ch l quy mụ, s tng gim s lng tin t n
thun; m cũn phn ỏnh ch trng chớnh sỏch ca nh nc; biu hin cỏc
quan h kinh t ti chớnh gia cỏc cp chớnh quyn (cng l cp ngõn sỏch);
gia nh nc vi cỏc ch th kinh t khỏc ca nn kinh t quc dõn trong
quỏ trỡnh phõn b cỏc ngun lc v phõn phi thu nhp mi sỏng to. Cỏc quỏ
trỡnh sn xut kinh doanh, gn lin vi s vn ng ca cỏc dũng tin: dũng
tin thu vo (quỏ trỡnh to lp), dũng chi ra (quỏ trỡnh s dng) ca ngõn sỏch
nh nc (qu tin t tp trung ca Nh nc). Vic to lp v s dng ngõn
sỏch nh nc mt mt, phn ỏnh mc tin t hoỏ, lut phỏp hoỏ cỏc hot
ng ca Nh nc, bi d toỏn thu, chi ngõn sỏch ca nh nc c cỏc
cp cú thm quyn tho lun, quyt nh v phờ chun trong khuụn kh phỏp
*
*
Mẫu biểu số 1, 2, 3 chỉ là bảng cân đối tổng hợp. Báo cáo dự toán NS theo thông t 59/2003/TTBTC ngày
23/6/2003 bao gồm 10 biểu mẫu thu, chi các loại.
10
luật; mặt khác, từng khoản, mục của ngân sách nhà nước chính là sự cụ thể
hoá các chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trị của đất nước.
Sử dụng ngân sách Nhà nước, Nhà nước tác động vào nền kinh tế: thúc
đẩy (hay kìm hãm) sự phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ
các tầng lớp dân cư. Quá trình tạo lập, sử dụng ngân sách Nhà nước là sự thể
hiện ý chí chủ quan của Nhà nước, thông qua đó bản chất của ngân sách được
hình thành. Như vậy, bản chất của ngân sách nhà nước là quan hệ kinh tế, tài
chính giữa Nhà nước và các chủ thể khác của nền kinh tế hàng hoá trong quá
trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, phân phối và phân phối

lại thu nhập do các chủ thể kinh tế sáng tạo ra. Bản chất kinh tế không tách
rời bản chất chính trị của ngân sách Nhà nước. Bản chất chính trị của ngân
sách Nhà nước gắn liền với bản chất của giai cấp cầm quyền.
1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước
Có thể nhìn nhận vai trò của ngân sách trên hai phương diện:
Một là, Nhà nước có nhiều chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ đó nhà nước cần có lực lượng vật chất nhất định. Một trong
đó là ngân sách Nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào, ngân sách Nhà nước
luôn có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Hai là, Ngân sách là một trong các công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng tác
động vào nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng giúp cho nền
kinh tế phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình đô thị hoá,
động viên mọi thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình phát triển; Ngân
sách, cùng với các công cụ khác hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố của
kinh tế thị trường, đồng thời khắc phục các thất bại của chính nền kinh tế thị
trường, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm tính công bằng
và hiệu quả kinh tế - xã hội;
Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, quốc gia nào cũng xây dựng
được một hệ thống ngân sách hợp lí, với các chính sách nhằm mục tiêu phân
phối, sử dụng ngân sách có hiệu quả nhất.
1.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ)
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1. Lựa chọn hướng tiếp cận, nội dung nghiên cứu chính sách
quản lý ngân sách nhà nước tỉnh (thành phố)
Việc quản lý ngân sách nhà nước tỉnh (thành phố) liên quan đến hàng
loạt chính sách cụ thể, ít nhất cũng là: các chính sách thu chi ngân sách; các
chính sách thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ giữa Nhà nước với
các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường; chính sách về phân định trách
nhiệm, quyền hạn giữa TW với các cấp chính quyền địa phương trong quá

trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp lý và có hiệu quả ngân sách Nhà
nước v.v..
Tuy nhiên, trong các chính sách đó thì nhóm chính sách phân định trách
nhiệm quyền hạn giữa Trung ương với các cấp chính quyền địa phương là
quan trọng và bao trùm các chính sách cụ thể khác.
Hệ thống chính quyền ở quốc gia nào cũng được cấu tạo thành nhiều
cấp: TW, tỉnh (thành phố) huyện, xã hoặc TW (liên bang), bang, tỉnh, huyện,
xã v.v.. ứng với mỗi cấp chính quyền thường là một cấp ngân sách. Tuy nhiên,
có hai loại mô hình tổ chức: Mô hình "lồng ghép" và mô hình "không lồng
ghép". Với mô hình "lồng ghép" (ở Việt Nam dang tổ chức các cấp ngân sách
nhà nước theo mô hình này) ngân sách Nhà nước cấp TW bao gồm cả ngân
sách các tỉnh (thành phố). Như vậy ngân sách nhà nước hàng năm được tổng
hợp từ dự toán ngân sách Nhà nước của các Bộ, ngành ở TW và của các tỉnh
(thành phố). Với mô hình "không lồng ghép" thì khác: mỗi cấp chính quyền là
một cấp ngân sách độc lập (hiểu theo nghĩa ngân sách TW không bao gồm
ngân sách các tỉnh; Ngân sách cấp tỉnh không bao gồm ngân sách cấp huyện;
12
Ngân sách cấp huyện không bao gồm ngân sách cấp xã). Như vậy NSNN ở
Trung ương chỉ tổng hợp từ dự toán của các Bộ ngành TW mà không phải
tổng hợp dự toán của ngân sách Nhà nước cấp tỉnh (thành phố); cũng như vậy
ngân sách cấp tỉnh (thành phố). Không bao hàm ngân sách cấp huyện v.v..
Với mô hình "Lồng ghép" ngân sách Nhà nước cấp tỉnh (thành phố) có
vai trò qan trọng vì nó bao gồm cả ngân sách cấp huyện, xã. Ngân sách Nhà
nước sẽ có 2 phần: phần tổng hợp dự toán ngân sách của các Bộ, Ngành ở
Trung ương và phần tổng hợp dự toán ngân sách của khối các tỉnh (thành phố)
gọi là phần địa phương. Chính vì vậy, các chính sách tác động đến thu, chi
của các tỉnh (thành phố) đều được vận dụng vào các quy định pháp quy của
tỉnh (thành phố) đối với việc thu, chi của các pháp nhân kinh tế khác, hoạt
động kinh doanh trên địa bàn các địa phương.
Vì vậy có thể nói: nếu nghiên cứu vấn đề phân định trách nhiệm, quyền

hạn giữa TW với tỉnh, thành phố (còn gọi là phân cấp QLNS địa phương) thì
có thể bao quát được toàn bộ hệ thống chính sách quản lý ngân sách Nhà
nước cấp tỉnh (thành phố). Hơn thế nữa, chọn vấn đề phân cấp QLNN địa
phương phù hợp với giác độ nghiên cứu của môn Kinh tế chính trị và tầm bao
quát của cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội (như trong phần mở đầu
tác giả đã xác định).
1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp QLNS Nhà nước giữa TW đối
với cấp tỉnh (thành phố)
Với định chế tổ chức hệ thống Nhà nước gồm nhiều cấp chính quyền,
trong đó ngân sách được coi là phương tiện vật chất chủ yếu để mỗi cấp chính
quyền thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo Hiến định và theo Luật định -
thì phân cấp quản lý ngân sách là nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài
chính và về thực chất đó là sự giải quyết các quan hệ về ngân sách giữa chính
quyền nhà nước trung ương và chính quyền nhà nước địa phương thể hiện
trên các mặt chủ yếu sau:
Một là, về thẩm quyền ngân sách: là sự phân định quyền hạn, trách
nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phương trong các vấn đề chủ yếu
của ngân sách như: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn
quyết toán ngân sách: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê
chuẩn quyết toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách; ban hành chế độ,
tiêu chuẩn định mức về ngân sách.
Hai là, phân định nội dung cụ thể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
các cấp ngân sách: là sự phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và
ngân sách địa phương (NSĐP) cũng như giữa các cấp ngân sách địa phương
về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nói cách khác, đó là sự xác định NSTW được
thu những khoản gì và phải chi những khoản gì; ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện, ngân sách xã được thu những khoản gì và phải chi những khoản gì.
Ba là, quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách: tức là quy định
các nguyên tắc về chuyển giao ngân sách giữa cấp trên xuống cấp dưới và
ngược lại. Đây là một vấn đề cốt tử trong quá trình phân cấp vì thông qua số

lượng, quy mô và cơ cấu chuyển giao giữa các cấp ngân sách, người ta có thể
đánh giá mức độ độc lập và đi theo nó là quyền tự chủ của ngân sách mỗi cấp
trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Bốn là, phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính như: Quy
dự trữ tài chính, Quỹ hỗ trợ đầu tư, các quỹ công ích…
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước
Phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Một là, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân
cấp quản lý về kinh tế - xã hội
Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội được tổ chức thành một hệ thống
gồm nhiều cấp, mỗi cấp có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Ngân sách nhà
14
nước là nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước nên cũng phải được tổ chức cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của chủ
thể sử dụng. Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cũng
cần chú ý tới quan hệ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, đảm bảo sự
phói hợp nhịp nhàng của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Quán triệt nguyên tắc trên sẽ tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ
vật chất của các cấp chính quyền. Một quốc gia có sự phân cấp mạnh về hành
chính - kinh tế - xã hội cũng đòi hỏi một sự phân cấp tương ứng về mặt tài
chính để đảm bảo lực lượng vật chát thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hai là, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tạo cho
ngân sách địa phương vị trí độc lập tương đối trong một hệ thống ngân sách
nhà nước thống nhất.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của chính quyền
trung ương trong quản lý hành chính - kinh tế - xã hội; ngân sách trung ương
thu các khoản thu tập trung, có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và đảm nhiệm
các nhiệm vụ chi tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước, đảm bảo quốc phòng an ninh. Xã hội càng phát triển thì vai trò của

chính quyền trung ương ngày càng quan trọng.
Việc tạo cho địa phương có sự độc lập tương đối là rất cần thiết, nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong
thực hiện những nhiệm vụ mang tính xã hội rộng rãi, gắn trực tiếp với quyền
lợi của nhân dân (giáo dục, y tế, cứu đói….). Phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước cho địa phương một cách hợp lý sẽ giúp cho địa phương có thể chủ
động và tích cực phát huy trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển địa
phương.
Mức độ độc lập của ngân sách địa phương còn được thể hiện ở chỗ
chính quyền địa phương phải là người có thực quyền quyết định phương án
điều hành ngân sách của cấp mình, chỉ chịu sự ràng buộc vào cấp trên ở
những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng lớn để không ảnh hưởng mục
tiêu chung. Như vậy, cần tránh sự can thiệp quá sâu của chính quyền cấp
trung ương vào xây dựng và quyết định ngân sách của địa phương.
Ba là, phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân
sách; làm rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách trung ương,
nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách các cấp ở địa phương; từ đó
làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện cho các cấp chính
quyền địa phương, nhất là các cấp cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của ngân
sách cấp dưới và bao biện từ ngân sách cấp trên.
Việc phân cấp không rõ ràng sẽ dẫn đến trùng lắp giữa các nguồn thu,
nhiệm vụ chi và bị chi phối bởi nhiều cấp; dẫn đến tình trạng co kéo nguồn
thu, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ chi, thất thoát, lãng phí ngân sách.
Bốn là, đảm bảo tính công bằng
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo yêu cần cân đối
phát triển chung của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch về
kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng của lãnh thổ. Yêu cầu của nguyên tắc
này xuất phát từ các vùng, các địa phương trong một quốc gia có những đặc
điểm tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế văn hoá không đồng đều.

Nếu một hệ thống ngân sách nhà nước được phân cấp đơn giản, áp dụng như
nhau cho tất cả các địa phương rất có thể dẫn tới những bất công bằng, tạo ra
những khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các địa phương. Những vùng đô
thị hoặc những vùng có tiềm năng, thế mạnh lớn ngày càng phát triển; ngược
lại những vùng nông thôn, miền núi không có các tiềm năng, thế mạnh sẽ bị
tụt hậu.
16
Ngân sách nhà nước nói chung được hình thành dựa trên cơ sở đóng
góp trực tiếp hoặc gián tiếp của công dân và mang tính bắt buộc, song đối với
từng địa phương thì có khi khoản thu phát sinh ở địa phương này nhưng lại
tiến hành thu ở địa phương khác. Nguyên nhân là do các khoản gián thu nhiều
khi không đồng nhất giữa thời gian và không gian kể từ khi bắt đầu cho tới
khi kết thúc, ví dụ như thu thuế xuất nhập khẩu nộp tập trung tại cửa khẩu có
hàng hoá thông qua; thuế tiêu thụ đặc biệt thu tại nơi tiêu thụ… Do đó đòi hỏi
hệ thống ngân sách nhà nước phải đảm bảo điều hoà được sự phân phối dọc
và phân phối ngang các nguồn thu giữa các cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Vai trò này thường được giao cho chức năng điều tiết thông qua ngân sách
trung ương với các hình thức như là bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu
cho các địa phương.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Một là, hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ, xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà
nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa
phương. Căn cứ hình thức cấu trúc nhà nước, bộ máy nhà nước được phân
chia thành từng cấp, gắn với địa bàn lãnh thổ và được giao nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm nhất định trong quản lý kinh tế - xã hội.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:
- Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ
quan quyền lực, cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương,

tập trung quyền lực cao ở cấp trung ương. Mức độ phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở các nước theo hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất thường
ở mức độ, giới hạn, phần lớn tập trung ở ngân sách trung ương.
- Nhà nước liên bang là nhà nước có từ 2 hay nhiều thành viên hợp lại,
các cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý được tổ chức thành 2 hệ thống,
trong đó một hệ thống chung cho toàn liên bàng và một hệ thống riêng của
từng thành viên. Đặc trưng của nhà nước liên bang là tính tập trung không
bằng nhà nước đơn nhất, quyền lực cho các bang được mở rộng ra nhiều. Đối
với cấu trúc nhà nước liên bang, hệ thống ngân sách nhà nước được chia
thành ngân sách liên bang, ngân sách các bang và ngân sách của các cấp trục
thuộc bang; việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện triệt để
hơn (quyền quyết định đối với ngân sách được mở rộng cho các cấp ở địa
phương, phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi rõ ràng).
Hai là, trình độ tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính
quyền và mức độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Thực chất của quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là quá
trình phân giao nguồn lực tài chính quốc gia cho các cấp chính quyền phân
phối, sử dụng. Trình độ tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền về kinh tế -
xã hội nói chung và tài chính nói riêng có tính quyết định đến hiệu quả việc
sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia. Gắn với trình độ tổ chức, quản lý nhất
định có mức phân cấp quản lý phù hợp, phổ biến theo 2 loại hình sau:
- Phân quyền: là việc phân giao quyền hạn, nghĩa vụ cho các cấp trong
hệt hống; mỗi cấp chính quyền được quyền quyết định về các vấn đề đã được
giao. Khi đã thực hiện phân quyền, chính quyền cấp trên công nhận quyền tự
quản của các cấp dưới; các cấp chính quyền được tự chủ trong việc quyết định
các hoạt động trong phạm vi quản lý hành chính của mình phù hợp với Luật,
các quy định chung của chính quyền cấp hơn. Với mô hình này, các cấp chính
quyền ở địa phương cần được tự quản cao về mặt tài chính, có một ngấnách
độc lập tương xứng với quyền tự quản của mình. Do vậy cần hình thành các
cấp ngân sách ở địa phương.

18
- Tản quyền: là biện pháp tổ chức quyền lực hành chính của nhà nước
mà qua đó các cơ quan trung ương uỷ nhiệm cho các cơ quan địa phương
quyền quản lý hành chính, tổ chức thực hiện các chính sách do trung ương
ban hành. Trung ương chuyển một phần quyền lực của mình cho các cơ quan
của nhà nước tại địa phương và bổ nhiệm các công chức ở địa phương để đại
diện cho các cơ quan trung ương nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình tại
địa phương; các cơ quan ở địa phơng hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ
quan trung ương về các hoạt động của mình. Trong mô hình này, hoạt động
của các cơ quan nhà nước địa phương do ngân sách cấp trên đảm bảo, do đó
không cần hình thành một cấp ngân sách riêng cho các đơn vị hành chính.
Ba là, nhiệm vụ cung cấp các hàng hoá công cộng (*).
Ngoài chức năng trấn áp, chức năng kinh tế và các hoạt động chính
trị…., nhà nước còn là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng cho xh.
Việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng sao cho có hiệu quả và đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của công nhân cũng cần phải được giao cho một cấp
chính quyền nào đó thực hiện. Những hàng hoá, dịch vụ đòi hỏi phải có
nguồn vốn lớn, khả năng quản lý cao (an ninh, quốc phòng….) thường do
chính quyền nhà nước trung wong đảm bảo; những hàng hoá, dịch vụ mang
tính phổ cập (giáo dục, phòng bệnh, kiến thiết thị chính, vệ sinh công cộng…)
thường giao cho chính quyền địa phương thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả
trong việc thực hiện và phù hợp với nhu cầu sử dụng của các địa phương.
Việc quyết định phân cấp về cungứng hàng hoá và dịch vụ công cộng là
tiền đề để phân định nhiệm vụ thu và nghĩa vụ chi cho từng cấp, từng địa
phương.
Bốn là, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ.
Do các vùng lãnh thổ có những đặc điểm về tự nhiên khác nhau như
biên giới, hải đảo…. hoặc là vùng tập trung đông dân cư có truyền thống văn
hoá, ngôn ngữ, tôn giáo riêng… Vì vậy, trong phân cấp về quản lý hành chính
các vấn đề này cũng được quan tâm. Các yếu tố này có thể hình thành nên

một sự phân cấp mang tính đặc thù như khu tự trị hoặc đặc khu… vì vậy ở
những cấp này cũng có sự phân cấp đặc biệt trong quản lý ngân sách nhà
nước về phân định nhiệm vụ thu, chi. Thường thì ở các cấp ngân sách khu tự
trị, đặc khu… thường được trao những quyền tự chủ rộng rãi hơn trong quản
lý ngân sách nhà nước (do ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị).
1.2.5. Sự cần thiết khách quan phải phân cấp quản lý nhà nước nhà
nước cho tỉnh (thành phố)
Phân cấp quản lý ngân sách cho tỉnh (thành phố) là một xu thế tất yếu
khách quan, một yêu cầu của phát triển kinh tế.
Sự cần thiết được lí giải theo các hướng sau:
Một là, phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì sự vận động của các
dòng tài chính phải gắn kết với các hoạt động kinh tế trong không gian và thời
gian với những hình thức và phương thức theo các quan hệ tỷ lệ nhất định về
lượng. Đó là mối quan hệ tương tác qua lại: một chiều là các hoạt động kinh
tế muốn thông suốt phải có sự bảo đảm của nguồn lực tài chính; chiều ngược
lại kết quả của các hoạt động kinh tế lại tạo ra phần giá trị mới gia tăng, đó là
nguồn bổ xung cho nguồn lực tài chính.
Sự gắn kết thể hiện một trong quá trình hoạt động kinh tế và sự vận
động của dòng tài chính. Ở đầu vào của các hoạt động kinh tế nguồn vốn ngân
sách là một nguồn lực quan trọng. Việc phân bổ nguồn lực này; nhiều, ít, kịp
thời, hay không kịp thời là vô cùng quan trọng. Nó có thể là nguòn vốn chủ
yếu, cũng có thể là vốn "mồi" bảo đảm cho sự hình thành và thắng lợi của các
chủ trương phát triển kinh tế.
Ở đầu ra, kết quả đầu ra tốt là mục tiêu của các hoạt động kinh tế và sự
vận động tài chính cùng kỳ vọng. Đầu ra dưới dạng hàng hoá đáp ứng yêu cầu
20
của thị trường, đầu ra dưới dạng giá trị với phần giá trị gia tăng ngày càng lớn
là nguồn bổ xung cho ngân sách.
Trong mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Đầu ra chính là mục tiêu, là
căn cứ để quyết định đầu tư quyết định phân bổ đầu vào. Cách phân bổ đầu

vào theo các định mức sử dụng chưa thể hiểu được quan hệ khăng khít này.
Nếu có thể kết quả đầu ra là căn cứ quyết định để Ngân sách phân phổ nguồn
lực tài chính ngân sách thì hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao.
Trong quá trình sử dụng sự gắn kết giữa hoạt động kinh tế và vận động
tài chính phải đồng bộ trong thời gian, không gian theo những quan hệ tỷ lệ
về lượng nhất định. Việc quản lý của nhà nước trong giaid doạn này là vô
cùng quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, xát sao.
Hai là, phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì phải bảo đảm mối quan
hệ chặt chẽ giữa phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách.
Phân cấp ngân sách là một bộ phận quan trọng trong nội dung phân cấp
quản lý kinh tế giữa các cấp chính quyền. Do đó, phân cấp quản lý ngân sách
đến đâu? như thế nào? phải căn cứ vào chủ trương chung về phân cấp quản lý
kinh tế.
Ngược lại phân cấp ngân sách đúng sẽ có tác động quan trọng bảo đảm
sự thành công của phân cấp quản lý kinh tế. Phân cấp ngân sách là một đòn
bẩy kinh tế khuyến khích các địa phương chủ động khai thác các tiềm năng,
thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế địa phương và đóng
góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước.
Ba là, phân cấp quản lý ngân sách còn là một yêu cầu tất yếu của việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế hoạch hoá và quản lý bản thân ngân
sách. Muốn quản lý thu, chi chặt chẽ, không bỏ sót thu, bảo đảm chi hợp lí,
tiết kiệm thì các khoản thu, chi cụ thể đều phải có chủ rõ ràng, có quyền lực.
Các khoản thu, chi lại có số lượng lớn, ở nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương
cụ thể: theo đà phát triển kinh tế thì số lượng khoản thu ngày càng lớn, đa
dạng. Nhà nước Trung ương không thể quản lý tốt nếu không phân cấp quản
lý ngân sách cho các địa phương, các ngành, các lĩnh vực. Chỉ có phân cấp
hợp lý Trung ương mới có thể tập trung quản lý các nguồn thu, các khoản chi
lớn quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội chung
của cả nước hoặc từng vùng lãnh thổ rộng lớn. Phân cấp quản lý kinh tế, trong
đó có phân cấp quản lý ngân sách hợp lý sẽ phát huy được tính chủ động,

sáng tạo của các ngành, các địa phương trong phát triển ngành và địa phương
cụ thể.
Vận dụng 3 hướng lí giải trên đối với việc phân cấp quản lý ngân sách
cho cấp tỉnh (thành phố) có thể thấy thêm một số vấn đề sau:
- Những vấn đề phát triển kinh tế vùng và quản lý sự phát triển vùng
đang được quan tâm trên thế giới. Theo sự phân chia cấp vị vùng thường tháy
có các vùng lớn, vùng hành chính kinh tế cấp tỉnh (thành phố); vùng hành
chính - kinh tế cấp huỵên trong đó vùng hành chính kinh tế cấp tỉnh (thành
phố) được sự quan tâm đặc biệt. Lý do là vì: cấp tỉnh (thành phố) là một cấp
kinh tế chiến lược, có những đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội đều có thể phân
biệt giữa chúng với nhau. Tỉnh (thành phố) là vùng kinh tế lại có bộ máy hành
chính làm chủ thể quản lý (khác với các cấp vì vùng lớn không có bộ máy
hành chính làm chủ thể quản lý). Sự trùng hợp của cấp vị vùng kinh tế với cấp
hành chính tạo nên những sự thuận lợi đối với việc nghiên cứu, quản lý kinh
tế. Việc nghiên cứu phân cấp ngân sách nhà nước, do đó cũng thuận lợi bởi
cấp tỉnh vừa là cấp chính quyền, vừa là cấp quản lý ngân sách, vừa là một cấp
vị vùng kinh tế chiến lược.
- Phân cấp quản lý kinh tế, cũng như phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước cho cấp tỉnh (thành phố) có mục tiêu là nhằm phát triển địa phương.
Phát triển kinh tế đó là sự tăng trưởng (mức tăng lượng của cải trong
một thời kỳ nhất định); là sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế; là sự gia tăng
22
chất lượng cuộc sống, mức độ công bằng, dân chủ, đặc biệt là khối lượng,
chất lượng, hiệu quả của sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển
ngày càng cao hơn.
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà của phát triển bền vững về
kinh tế, phát triển bền vững về xã hội; và sự phát triển bền vững về môi
trường. Trong đó phát triển bền vững về kinh tế được hiểu là sự duy trì nhịp
độ tăng trưởng theo thời gian trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả
cao. Phát triển bền vững về xã hội được hiểu là việc nêu cao mục tiêu phát

triển con người cho thế hệ hôm nay và cho thế hệ tương lai. Phát triển bền
vững về mặt xã hội là sự phát triển tổng hợp các yếu tố: mức sống (vật chất,
tinh thần), sự bình đẳng (kể cả bình đẳng thể lệ). Sự tin cậy, khả năng liên kết
và an toàn xã hội.
Phát triển bền vững về môi trường được hiểu là các quyết định kinh tế
hiện tại bảo đảm bảo tồn và tái sinh các hệ sinh thái; bảo đảm chất lượng môi
trường cho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm nguồn lực, cơ sở vật chất cho
hiện tại và cho tương lai…
Phát triển kinh tế của một tỉnh (thành phố) khác với phát triển của một
quốc gia như các công cụ, tác nhân, quản lý… có nhiều quan niệm khác nhau:
phát triển địa phương được nhìn nhận từ thu nhập, việc làm; phát triển địa
phương là các hoạt động tăng cường đầu tư vào vùng; phát triển vùng là các
ht nhừam cải thiện phúc lợi địa phương, phát triển địa phương là phát huy lợi
thế so sánh nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và khuyến khích sự
hình thành của doanh nghiệp mới.
Các quan niệm trên không sai nhưng mới chỉ đề cập đến từng khía
cạnh, cần có một cách hiểu đầy đủ hơn: Phát triển địa phương là căn cứ vào
nhu cầu của thị trường từng địa phương khai thác các tiềm năng, thế mạnh tự
nhiên, kinh tế xã hội của mình; xây dựng các lợi thế cạnh tranh, thu hút các
nguồn lực đầu tư vào địa bàn; tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát huy
tính chủ động, tích cực mở rộng kinh doanh trên cơ sở gắn chiến lược phát
triển doanh nghiệp với chiến lược phát triển địa phương, chiến lược phát triển
quốc gia, cùng hướng tới hiệu quả kinh tế tối đa và sự hài hoà giữa các bên,
phấn đấu thoả mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của sản xuất, đời sống địa
phương, tạo lập vị thế và khả năng đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của
kinh tế xã hội cả nước.
Như vậy, mục tiêu phát triển địa phương không chỉ nâng cao thu nhập,
gia tăng phúc lợi địa phương, mà còn nhằm nâng cao khả năng đóng góp của
địa phương vào sự phát triển chung của cả nước, qua đó, mà nâng cao vị thế
của mình. Để phát triển địa phương có nhiều con đường khai thác tiềm năng,

xây dựng các lợi thế cạnh tranh, thu hút các nguồn lực từ ngoài vào; tạo môi
trường thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp, coi trọng, khuyến khích doanh
nghiệp mở rộng kinh doanh…
Như vậy xu thế phân cấp quản lý cho địa phương là không thể đảo
ngược. Từ những năm cuối của thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay các nhà
khoa học kinh tế cho rằng nhiệm vụ của chính quyền địa phương là tập trung
vào xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó
có các nội dung: bảo đảm cơ sở hạ tầng; tổ chức hợp tác giữa khu vực tư nhân
và nhà nước; đầu tư tạo lợi thế so sánh cho địa phương.
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, chính quyền địa phương phải:
+ Có chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong đó đặc
biệt quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Tạo môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh
+ Khuyến khích, có sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả những sự hợp tác.
+ Phát triển đào tạo và giáo dục
+ Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
24
Xu thế trên là gợi ý cho phân cấp quản lý kinh tế trong đó đặc biệt là sự
phân cấp NSNN cho các địa phương.
Bởi lẽ:
- Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý gì thì phải được phân cấp
nguồn tài chính cho việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
- Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực kinh tế nào thì phải
bảo toàn, phát triển vốn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Các nhiệm vụ quản lý ngân sách mà Trung ương phân cấp, địa
phương phải bảo đảm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao, đúng pháp luật nhà
nước.
1.3. TÌNH HÌNH PHÂN CẤP QLNSNN GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. NHỮNG BÀI HỌC CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở
VIỆT NAM.

Bất kỳ quốc gia nào cũng phấn đấu có một cơ chế quản lý ngân sách
nhà nước hợp lý, có hiệu quả cao. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội của mỗi nước không giống nhau, nên việc quản lý ngân sách và phân
cấp ngân sách có những nét riêng. Trong phần này Luận văn muốn nghiên
cứu cơ chế quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp QLNS giữa TW và địa
phương ở mỗi nước. Từ đó, rút ra những bài học có thể vận dụng vào Việt
Nam.
Luận văn nghiên cứu ở 3 loại nước:
- 1 nước có nền kinh tế thị trường phát triển
- 3 nước Đông Á và Đông Nam Á
- 2 nước đang chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang mô hình
kinh tế thị trường.
(Tình hình chi tiết chúng tôi viết trong phần phụ lục I)

×