Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái tây nguyên và duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.13 KB, 87 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
====  ====






ĐẶNG VĂN MAN







ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CUNG CẤP
GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ
LỚN,
MỌC NHANH Ở CÁC VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN VÀ
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP




THÁI NGUYÊN, 2010



THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
====  ====




ĐẶNG VĂN MAN





ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG
CUNG CẤP GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY
TRỒNG RỪNG GỖ LỚN,
MỌC NHANH Ở CÁC VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN

DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG




CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN
CON

THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
« Chọn cây gì trên lập địa nào để đáp ứng được tốt nhất mục tiêu đặt
ra? » là câu hỏi đầu tiên mà các nhà đầu tư trồng rừng phải tìm câu trả lời. Việt
Nam là một nước nhiệt đới, các loài cây sẵn có trong rừng tự nhiên là rất
phong phú, nhưng trong danh sách các loài cây trồng rừng lại rất ít các loài cây

bản địa và nếu có thì qui mô ít hơn nhiều so với các loài nhập nội như Bạch
đàn, Keo hoặc Thông. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc về
khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và kinh tế - xã hội. Về mặt khoa học tự
nhiên thì hiểu biết của chúng ta về nhu cầu sinh thái và phản ứng của các loài
cây bản địa còn quá ít ỏi. Rất nhiều loài cây tồn tại trong rừng tự nhiên không
thể đem trồng ở đất trống vì quan hệ khí hậu ở đó mâu thuẫn với yêu cầu sinh
thái của chúng. Thường thì các loài cây lá rộng bản địa có giá trị kinh tế lại là
những loài không thích hợp hoặc rất khó cho việc trồng rừng tập trung ở đất
trống đồi núi trọc. Chỉ một số loài mà vốn bản tính tự nhiên đã ưa sáng, chịu
được hạn như Mỡ (Manglieta glauca), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Xoan
(Melia azedarach), hay những loài vốn đã sống trong các điều kiện lập địa cực
đoan hoặc các vùng khí hậu bất lợi như vùng mưa mùa đông hay các vùng có
mùa khô hạn kéo dài, đó là các loài như: Thông (Pinus spp), Bạch đàn
(Eucalyptus spp), Phi lao (Casuarina spp), Tếch (Teaktona grandis) và các
loài cây ở rừng khộp mới có khả năng trồng tập trung trên đất trống. Về mặt
kinh tế-xã hội thì các loài cây lá rộng bản địa thường có chu kỳ sinh trưởng rất
lâu mới cho sản phẩm, vốn đầu tư bị chôn lâu hơn nhiều so với các cây nhập
nội sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả kinh tế mang lại nhanh hơn. Sự gia tăng
dân số kéo theo các nhu cầu lâm sản ngày càng cao trong khi khả năng cung
cấp của rừng tự nhiên ngày một hạn chế. Điều này dẫn đến việc các chính phủ
và các ngành công nghiệp phải đẩy mạnh trồng rừng, đặc biệt là rừng có khả
năng mọc nhanh và chu kỳ canh tác ngắn để đáp ứng đòi hỏi của sản xuất. Hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
một nửa thế kỷ qua, trồng rừng cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp đã trở
thành thương vụ lớn và việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh phát triển rất
nhanh ở một số nước. Người ta đã ước lượng rằng, hiện tại có gần 10 triệu ha
rừng trồng cây mọc nhanh trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm diện tích này gia
tăng khoảng 0,8 đến 1,2 triệu ha và việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh sẽ

tiếp tục trong tương lai gần.
Rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn chủ yếu là nhằm mục đích sản
xuất gỗ nguyên liệu giấy, tuy nhiên nhu cầu về gỗ lớn đang gia tăng cũng đã
thúc đẩy các nhà lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh.
Gần đây, nhà nước đã quan tâm đầu tư cho các đề tài nghiên cứu các
giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh.
Một trong số các đề tài đã và đang được thực hiện là đề tài cấp nhà nước:
“Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế-xã hội trồng rừng gỗ
lớn, mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt”
do TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì. Trong đề
tài nói trên, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp quan niệm:
“Rừng trồng “gỗ lớn mọc nhanh” là các rừng trồng “thương mại” với cường độ
kinh doanh cao, được thiết lập tương đối tập trung, chủ yếu là thuần loài (cây
bản địa hoặc nhập nội) mọc nhanh (có năng suất trên 15 m
3
/ha/năm) để sản
xuất gỗ lớn (có đường kính trên 25 cm) với luân kỳ kinh doanh tối đa là 30
năm”.
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học, tôi được nhóm
nghiên cứu đề tài cho phép tham gia cộng tác và thực hiện luận văn của mình
với tiêu đề: “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm
cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái
Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung”. Đây là một trong những nội dung
nghiên cứu của đề tài nói trên với mong muốn thông qua việc đánh giá các mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn đã có ở 2 vùng sinh thái lâm nghiệp (Tây
Nguyên và Duyên hải miền Trung) góp phần đưa ra các cơ sở lý luận và thực
tiễn lựa chọn các loài cây có khả năng trồng rừng cung cấp gỗ lớn với luân kỳ

sản xuất tương đối ngắn (dưới 30 năm) trên các lập địa còn tính chất đất rừng
và rừng nghèo kiệt.






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nƣớc

Thực tiễn trồng rừng đã có từ thời trung cổ và rất nhiều loài cây kinh tế
quan trọng đã được trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng từ hàng ngàn
năm trước. Trước năm 1900, khi mật độ dân số thấp và diện tích rừng tự nhiên
lớn không đặt ra nhu cầu trồng rừng ở quy mô lớn cho nguyên liệu công
nghiệp. Tuy nhiên, một số quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến sự thiếu hụt rừng
tự nhiên của họ và trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã được bắt
đầu ở Tây Âu, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Úc, Niu Zilân, Nam Phi và một số ít
các nước đang phát triển như Ấn Độ, Chilê, Indonesia và Brazin, sau đó vào
những năm 1950 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã thực hiện các
chương trình tái trồng rừng lớn.
Những năm 1960 chứng kiến các chương trình trồng rừng lớn ở nhiều
nước nhiệt đới và á nhiệt đới và từ 1965 đến 1980 diện tích rừng rồng nhiệt đới
đã tăng rất mạnh. Trong thời kỳ này, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đóng
vai trò quan trọng trong việc phổ cập các thông tin kỹ thuật và khuyến khích
trồng rừng. Trong nhiều trường hợp, rừng trồng đã được thiết lập bằng vốn tài
trợ nước ngoài hoặc vốn vay ưu đãi. Phần lớn những người trồng rừng thường
được hưởng lợi từ hỗ trợ trực tiếp và hầu hết nó được quản lý bởi các cơ quan
nhà nước. Thiếu thông tin thị trường và các mối liên kết giữa rừng trồng và các
công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến rất nhiều hoạt động trồng rừng đi đến
kết thúc khi các nguồn hỗ trợ không còn. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng vẫn
tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh. Theo đánh giá lâm nghiệp toàn cầu năm
2002 do FAO [28] thực hiện thì diện tích rừng trồng trên phạm vi toàn cầu
tăng từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và 187 triệu ha năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
2000. Một phần ba rừng trồng hiện nay nằm ở các nước nhiệt đới và hai phần
ba ở vùng ôn đới và hàn đới. 5 nước có diện tích rừng trồng trên 10 triệu ha,
chiếm 65% diện tích rừng trồng thế giới, đó là các nước: Trung Quốc, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên rất ít rừng

trồng của họ được thừa nhận là cây mọc nhanh. Đánh giá của FAO ước tính tỷ
lệ trồng rừng mới hàng năm trên thế giới vào khoảng 4,5 triệu ha, trong đó
châu Á chiếm 79%, và Nam Mỹ chiếm 11%. Có sự tăng trưởng chắc của diện
tích rừng trồng công nghiệp trong giai đoạn 1991-2000, các rừng trồng công
nghiệp này chủ yếu là cây gỗ mọc nhanh, như là kết quả của việc gia tăng sự
tham gia của khu vực tư nhân. Các công ty đến từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ,
Nam Phi, Niu Zilân và Úc chủ yếu là các công ty tư nhân đầu tư trồng rừng.
Trên tất cả, đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của FAO là nguồn thống
kê đáng tin cậy nhất về tài nguyên rừng ở quy mô toàn cầu, cả rừng tự nhiên và
rừng trồng. Nó đã thừa nhận ba phạm trù lớn của rừng trồng: Rừng trồng công
nghiệp nhằm sản xuất gỗ nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến gỗ hoặc
sản xuất than công nghiệp; Rừng trồng không công nghiệp nhằm sản xuất gỗ
củi cho tiêu dùng địa phương hoặc để bảo vệ đất, nguồn nước; và Rừng trồng
mà mục đích và sản phẩm cuối cùng của nó chưa xác định. Rừng trồng cây
mọc nhanh là rừng trồng công nghiệp. Tuy nhiên, số liệu thống kê của FAO
không phân biệt rừng cây mọc nhanh với các loại rừng công nghiệp khác.
Rừng trồng cây mọc nhanh tương đối hạn chế về quy mô và bao gồm số tương
đối ít các nước và các ngành công nghiệp nhưng nó có một tỷ lệ đóng góp khá
chắc chắn ở khía cạnh kinh tế. Có thể điều này giúp giải thích tại sao không có
tương ứng của cây mọc nhanh trong đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của
FAO[28]. Phần lớn các thông tin về địa điểm, quy mô, chủ sở hữu, đặc trưng
vật lý và tài chính của rừng trồng cây mọc nhanh chứa đựng trong các nghiên
cứu thị trường, phân tích tài nguyên và nghiên cứu tiền khả thi được các công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
ty tư vấn tư nhân thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các thông tin này là đáng
tin cậy. Tất nhiên, chúng tôi cố gắng thiết lập một bức tranh toàn cảnh ở mức
có thể về hiện trạng rừng cây mọc nhanh hiện nay và thực hiện việc này trên
cơ sở tham vấn các nghiên cứu đã nói ở trên. Kết quả trình bày ở bảng 1 đưa ra

các đặc trưng chính yếu của các loại rừng trồng cây mọc nhanh về quy mô và
phân bố của chúng. Các nước chủ yếu là Brazin, Indonesia, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nam Phi, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Venezuela như là các nước quan
tâm đến các loài nhiệt đới và á nhiệt đới và Trung Quốc, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ,
Tây Ban Nha, Achentina, Uruguay, Nam Phi và Úc đối với các loài ôn đới.
Trong khi tập hợp số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng có hai vùng màu xám rất
rõ. Quan tâm đầu tiên là 11,25 triệu ha rừng trồng Bạch đàn nhiệt đới và á
nhiệt đới ngoài Brazin, Trung Quốc và Nam Phi. Có bao nhiêu trong đó là cây
mọc nhanh? Chỉ riêng Ấn Độ đã có 8 triệu ha rừng trồng Bạch đàn, nhưng một
tỷ lệ rất lớn trong đó không thể coi là cây mọc nhanh vì đơn giản là năng suất
của nó rất thấp. Vùng thứ hai là rừng trồng Bạch dương của Trung Quốc.
Trồng rừng Bạch dương không tập trung là thực tế bình thường ở Trung Quốc
và chúng ta không biết có bao nhiêu trong tổng số 3,7 triệu ha rừng Bạch
dương được báo cáo trong kiểm kê rừng quốc gia nước này (1998) là rừng mọc
nhanh, và bao nhiêu được phân biệt không phải rừng trồng tập trung.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
Bảng 1.1: Rừng trồng năng suất cao, chu kỳ ngắn: loài chính và các quốc gia
Loài cây trồng
Tăng
trƣởng

bình quân
năm
(m
3
/ha/năm)
Thời gian
thành
thục
(năm)
Ƣớc tinh
diện tích
rừng mọc
nhanh
(1000 ha)
Các nƣớc chính (theo
thứ tự giảm dần về
diện tích)
Bạch đàn grandis
và các loài Bạch
đàn lai
1

15-40
5-15
±3.700
Brazin, Nam Phi, Uru guay,
Ấn Độ, Công Gô, Dimbabuê
Các loài Bạch đàn
nhiệt đới khác
2


10-20
5-10
±1.550
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, Việt Nam, Madagaxca,
Mianma
Bạch đàn ôn đới
3

5-18
10-15
1.900
Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây bắc
Tây Ban Nha, Achentina,
Uruguay, Nam Phi, Úc.
Keo nhiệt đới
4

15-30
7-10
1.400
Indonesia, Trung Quốc,
Malaixia, Việt Nam, Ấn Độ,
Philippin, Thái Lan
Thông caribean
5

8-20
10-18

300
Venezuela
Thông patula và
Thông elliottii
15-25
15-18
100
Swaziland
Lỏi thọ (Gmelina
arborea)
12-35
12-20
100
Costa Rica, Malaixia, đảo
Solomon
Paraserianthes
falcataria
15-35
12-20
200
Indonesia, Malaixia,
Philippin
Poplars
6

11-30
7-15
900
Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa
kỳ, Tây và Trung Âu









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
Nguyên nhân mở rộng diện tích rừng cây gỗ mọc nhanh chỉ thuần tuý là
kinh tế. Rừng cây mọc nhanh có thể sản xuất một khối lượng gỗ nhiều hơn
gấp rưỡi hoặc gấp đôi trên một đơn vị diện tích với chu kỳ ngắn hơn 3 lần so
với các cây gỗ chu kỳ dài (xem bảng 1.2). Vấn đề khối lượng đặc biệt được
quan tâm đối với gỗ nguyên liệu giấy và ván ép. Năng suất càng cao thì giá
thành nguyên liệu càng thấp.
Bảng 1.2: So sánh khối lƣợng gỗ sản xuất ở hai mô hình rừng trồng
Loại rừng
trồng
Diện tích (ha)
Tăng trưởng trung
bình năm (m3/ha/năm)
Luân kỳ (năm)
Gỗ sản xuất
trên ha
Rừng gỗ mọc
nhanh
Aracruz
Celulose S.A

180.000 ha
43
6,5-7
Sau 4 luân
kỳ 28 năm:
1.000 m
3

Rừng gỗ mềm
chu kỳ dài
Trung bình
của Niu Zilân
1.650.000
20
25-30
Sau 1 luân
kỳ 28 năm:
560 m
3


Cần ít đất hơn để một khối lượng gỗ bằng nhau và điều này giúp giảm
chi phí mua (thuê) đất, chi phí sản xuất và vận chuyển. Sử dụng gỗ mọc nhanh
cũng tạo điều kiện cho các công ty tập trung đầu tư của họ trên những đất có
năng suất nhất. Một phương trình đơn giản, năng suất cao với chi phí thấp là
con đường dài để giải thích tại sao thị trường châu Âu và bất cứ đâu đều tăng
nhu cầu của họ vào chủng loại nguyên liệu giấy sợi ở rừng trồng cây mọc
nhanh: nó rẻ hơn nhiều so với gỗ sản xuất ở các rừng không mọc nhanh.
Vấn đề chất lượng cũng cần được chú ý, nó phụ thuộc đáng kể vào các
thành công trong cải thiện giống. Gỗ mọc nhanh chất lượng tốt đạt được từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
rừng trồng đồng nhất về kích thước và hình dạng. Điều này dẫn đến chi phí
khai thác rẻ, hiệu quả, chi phí vận chuyển và chế biến thấp…, Tuy nhiên các
nhà đầu tư lớn cũng còn quan tâm đến nhiều nhân tố khác. Rủi ro của vấn đề
đất đai, quan tâm đến sự thiếu hụt cơ sở pháp lý và cơ cấu thương mại cho khả
năng đầu tư. Các nhà khoa học quan tâm đến rừng trồng cây mọc nhanh và tác
động của chúng, các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng trồng cây mọc nhanh là điểm
cuối của cường độ thâm canh. Ngay sau gỗ mọc nhanh, là các rừng trồng với
sự giảm sút về năng suất, đó là các rừng gỗ mềm sản xuất gỗ xẻ với luân kỳ từ
20-30 năm. Phần lớn các rừng trồng có năng suất thuộc loại này chiếm một
diện tích gấp hai đến ba lần diện tích rừng trồng cây mọc nhanh. Chỉ riêng các
bang miền nam Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có 11,6 triệu ha rừng của 4 loài
Thông thương mại: Pinus taeda, P. echinata, P. palustris và P. ellittii. Niu
Zilân, Chilê, Úc, Tây Ban Nha và Nam Phi đã thiết lập 4,1 triệu ha rừng Pinus
radiata, và Nam Phi, Achentina, và Uruguay có khoảng 1,3 triệu ha rừng Pinus
patula và P. ellittii. Rừng trồng loại này không chỉ có ở vùng ôn đới mà ngay
cả ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Brazin có 400,000 ha rừng Pinus caribbean
và P. ocarpa, và 16 tỉnh Trung Quốc có 8,75 triệu ha rừng trồng Cunninghamia
lanceolata. Ở Brazin, Úc, Dimbabuê và Malawi rừng trồng Pinus ellittii, P.
taeda và P. patula chiếm khoảng 1,7 triệu ha. Các rừng trồng có chu kỳ dài này
không bị các nhóm môi trường phê phán vì lý do thuần loài ở quy mô lớn.
Ngược lại nó được chấp nhận như là phương thức sử dụng đất tốt hơn rừng
trồng cây mọc nhanh. Sự thật là nó có lịch sử canh tác lâu hơn và thường có
vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế địa phương và bằng cách nào đó nó
giải thích tại sao nó được coi là tốt hơn khi phê phán rừng trồng. Việc mở rộng
rừng trồng gỗ mềm có chu kỳ dài đã rất rõ ràng ở các nước phát triển. Đây là
một nguyên nhân chính. Vì chu kỳ dài hàm chứa thời gian đầu tư dài, các nước
phát triển có lợi thế cạnh tranh hơn các nước nghèo, đang phát triển. Trên khía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
cạnh quản trị hợp tác và giảm thiểu rủi ro, các nước phát triển vùng ôn đới có
khả năng tốt hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước khác ở vùng nhiệt
đới. Chu kỳ dài hơn cũng tạo tiềm năng cho việc cải thiện chất lượng và giá trị
của gỗ mà nó sản xuất. Gỗ nguyên liệu giấy ở mức sàn của biểu giá. Gỗ xẻ và
gỗ veneer cho lợi nhuận cao hơn nhiều, và một số người sản xuất gỗ mọc nhanh
đã quan tâm quản lý rừng của họ với chu kỳ dài hơn để sản xuất gỗ lớn.
Những nghiên cứu của Nilsson (1996)[31], về các vấn đề trồng rừng gỗ
lớn đã chỉ ra rằng: “Liệu chúng ta có đủ rừng và sản phẩm gỗ để thỏa mãn các
nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong tương lai?” và ông cũng đã
cảnh báo rằng: “Sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế
biến gỗ tròn sẽ xảy ra vào năm 2010”. Xuyên suốt thế kỷ XX, những cảnh báo
tương tự đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trong vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Những tín hiệu cảnh báo đầu tiên về sự khan hiếm gỗ nguyên liệu cho chế biến
gỗ trong nước đã trở thành thực tế tại Niu Zilân trong thập kỷ 20 của thế kỷ
trước. Những quan tâm về vấn đề này được lặp lại ở nhiều quốc gia ở các mức
độ khác nhau, cho đến khi ngành lâm nghiệp ở hầu hết các quốc gia liên quan
đã thuyết phục được chính phủ của họ dành một khoản kinh phí nhất định để
đầu tư cho các chương trình trồng rừng và phát triển rừng trồng kinh tế tập
trung. Ngày nay, diện tích rừng trồng công nghiệp tập trung đã chiếm tỷ lệ
16% tổng diện tích che phủ của rừng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
đóng góp tới 61% tỷ lệ rừng trồng trên toàn thế giới (Thomas, 2004).
Trên quan điểm phát triển, việc hình thành các khu rừng trồng công
nghiệp tập trung là những hoạt động rất có ý nghĩa, bởi lẽ cây rừng luôn mang
nhiều giá trị, chúng có thể hấp thụ và chuyển hóa nước, năng lượng ánh sáng
và đioxít cácbon thành gỗ và giải phóng ôxi, chúng có vai trò quan trọng trong
điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và ngăn ngừa lụt lội. Cây rừng cũng là
môi trường sống, là mái nhà cho vô vàn loài sinh vật và vi sinh vật. Bên cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
đó, hàng trăm triệu người trên khắp hành tinh này dựa vào rừng để tìm kiếm
nguồn gỗ, củi, hoa trái, nhựa, thuốc và các sản phẩm từ rừng khác. Như vậy
theo một nghĩa nào đó, việc trồng rừng là việc làm hoàn toàn có ý nghĩa.
Trong trồng rừng gỗ lớn công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật giữ vai trò cốt lõi đem đến sự thành công, đó là:
-Ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp đã được Haines (1994)
đề cập đến, cụ thể như việc xây dựng và hoàn chỉnh bản đồ gen, công nghệ
đánh dấu tế bào, chuyển gen và vi nhân giống. Những ứng dụng trong việc
sản xuất và nhân giống các loài cây lai là một trong những tiêu điểm của rất
nhiều chương trình trồng rừng. Việc ứng dụng của nhiều kỹ thuật công nghệ
sinh học mang tính phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt trong kỹ thuật nhân
giống vô tính, kỹ thuật này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
chương trình (Griffin, 1996, Watt et al, 1997)[30].
-Ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ chế biến đã cho phép ngành
công nghiệp chế biến sử dụng những bộ phận rất nhỏ của cây và cả những cây
non, ngoài ra còn cả những loài cây mà trước đó không được trông đợi có thể
sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
1.2. Trong nƣớc.
Các nghiên cứu liên quan đến việc chọn loài cây trồng có lịch sử từ khi
loài người biết trồng rừng. Bắt đầu từ những thí nghiệm thăm dò đến các khảo
nghiệm loài và xuất xứ được bố trí một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc
khoa học để chọn loài thích hợp cho vùng sinh thái và lập địa. Đã có những
nghiên cứu dùng các mô hình toán để tối ưu cơ cấu cây trồng cho vùng. Tại
các nước châu Âu (vùng ôn đới) số loài cây chính dùng trong trồng rừng rất ít,
nên người ta đã nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ giữa cây và lập địa rất cụ
thể, chi tiết cho từng loài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


12
Các khảo nghiệm, thăm dò về loài cây trồng rừng ở Việt Nam đã được
người Pháp tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam.
Các trạm thực nghiệm Trảng Bom, Lang Hanh, Ekmat, Măng Linh, Tân Tạo
lần lượt ra đời từ 1905 đến 1959 để tiến hành trồng khảo nghiệm nhiều loài
cây khác nhau. Sau ngày giải phóng ở miền Bắc, Tổng cục Lâm nghiệp cũng
đã thành lập một số trạm thực nghiệm (thuộc Viện Lâm nghiệp) như Cầu Hai,
Hữu Lũng và đã có diện tích thực nghiệm các loài như mỡ, bồ đề, lim xanh,
thông nhựa, thông đuôi ngựa ở một số tỉnh phía Bắc và các tỉnh ven biển từ
Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế. Sau giải phóng miền Nam (1975), Viện
Lâm nghiệp đã thành lập thêm các trạm thực nghiệm Đông Hà và Pleiku để
tiến hành các khảo nghiệm về loài và xuất xứ, các loài được quan tâm nhiều là:
bạch đàn, keo, thông caribê, phi lao Đặc biệt từ những năm 1980 vấn đề
chọn loài cây trồng rừng đã được đặt ra và bổ sung thành một chương trình
tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước mang mã số 04-01 do Viện Khoa học Lâm
nghiệp chủ trì. Chương trình này đã tập hợp và tổng kết các kinh nghiệm và
kết quả trồng rừng; kết quả khảo nghiệm của các cơ quan nghiên cứu và sản
xuất để xây dựng một bản qui định các loài cây trồng nhằm phát triển lâm
nghiệp cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp trong toàn quốc. Các công trình nghiên
cứu sau do nhóm công tác đánh giá loài cây bản địa thực hiện dưới sự tài trợ
của Đại sứ quán Úc thông qua dự án STRAP đã bổ sung và tổng hợp thành 3
nhóm tiêu chuẩn như sau:
(i) Theo mục đích sử dụng, được chia thành: gỗ lớn, gỗ nhỏ, sản phẩm
ngoài gỗ, phù trợ. (Có chú ý tới giá bán, các đặc tính cơ bản của sản phẩm như
tỷ trọng, độ cứng, độ bền, màu sắc ).
(ii) Theo điều kiện gây trồng như vùng phân bố (đai cao), hiện trạng thảm
thực bì, trạng thái đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


13
(iii) Theo khả năng gây trồng như các yêu cầu sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm ), và kỹ thuật lâm sinh.
Dựa trên các nhóm chỉ tiêu này, kết hợp với các thông tin thu thập được,
nhóm công tác đã đưa ra một danh sách gồm 80 loài bản địa có triển vọng dự
tuyển cho cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, trong đó nhóm gỗ lớn gồm 48 loài,
nhóm gỗ nhỏ 10 loài, nhóm đặc sản ngoài gỗ 12 loài và nhóm phù trợ 10 loài.
Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đưa ra một danh
sách các loài trồng rừng. Trần Quang Việt và cộng sự (1997), đã xem xét đánh
giá tập đoàn cây trồng 327 trên các vùng sinh thái trong cả nước và đã thống
kê một danh mục gồm 70 loài được sử dụng trong trồng rừng 327. Theo Hoàng
Hòe và Trần Xuân Tiệp (1999) thì có khoảng 250 loài cây bản địa và nhập nội
đang được sử dụng trồng rừng[2].
Năm 1999 nguyên Phó thủ tướng, nguyên trưởng ban chỉ đạo Nhà nước
dự án trồng mới 5 triệu ha rừng - ông Nguyễn Công Tạn cũng đã khẳng định:
"Các loài cây có phổ thích nghi rộng trên vùng đồi núi, cần được khuyến khích
phát triển trong cả nước ta là các loài tre trúc, các loài thông, các loài bạch đàn
và nhiều loài cây gỗ lớn khác".
Như vậy, phải chăng là bài toán chọn loài cây trồng được nhiều người
quan tâm đã hoàn toàn được giải quyết? Tại sao các chủ dự án trồng rừng vẫn
lúng túng khi phải quyết định: trồng cây gì trên các lập địa cụ thể do mình
quản lý? Một mặt, các thông tin về các thành tựu nghiên cứu bị hạn chế hoặc
rất tản mạn không có điều kiện đến được với những người cần biết.
Từ sau năm 1995, nhất là từ năm 2000 đến nay diện tích rừng trồng đã
tăng khá nhanh. Giai đoạn này chủ yếu là trồng rừng tập trung nhằm cung cấp
gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy, ván nhân tạo và một số
ngành công nghiệp khác. Các tiến bộ kỹ thuật về giống cũng như thâm canh
rừng trồng trong giai đoạn này đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các mức độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


14
khác nhau, nên năng suất rừng trồng đã được nâng cao khá rõ, nhất là rừng
trồng các loài cây mọc nhanh có thể đạt trên 20m
3
/ha/năm (Nguyễn Huy Sơn
và cộng sự, 2006)[26].
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích rừng từ 1943 đến 2004
(nguồn: Bộ NN&PTNT, 2004, 2005)
Năm
Diện tích rừng (1.000ha)
Độ che phủ

Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Tổng số
(%)
1943
14.300
0
14.300
43.0
1976
11.077
92
11.169
33.8
1980
10.186
422
10.068

32.1
1985
9.038
584
9.622
30.0
1990
8.430
745
9.175
27.8
1995
8.252
1.050
9.302
28.2
2000
9.444
1.471
10.915
33.2
2002
9.865
1.920
11.785
35.8
2003
10.005
2.090
12.095

36.1
2004
10.088
2.219
12.307
36.7

1.2.1. Các nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn và thâm canh rừng trồng ở Việt Nam:
Thuật ngữ “thâm canh” trước đây đã được sử dụng nhiều trong nông
nghiệp và hiện nay cũng đã được sử dụng khá phổ biến trong lâm nghiệp, nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
là đối với rừng trồng nguyên liệu giấy. Trên phương diện lý thuyết vấn đề
trồng rừng gỗ lớn và thâm canh rừng trồng đã được đưa ra thảo luận từ những
năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước bởi một số tác giả như Nguyễn Xuân
Xuyên (1985), Phạm Chiến (1986), Vũ Đình Huề (1986), Phùng Ngọc Lan
(1986),… Đến năm 1996 vấn đề trồng rừng gỗ lớn đã được nâng lên thành
kiến thức lâm nghiệp xã hội để phổ cập rộng rãi (Nguyễn Xuân Quát, 1996).
Nhưng trên thực tế thì trồng rừng gỗ lớn và thâm canh rừng trồng mới thực sự
được chú ý trong khoảng 10 năm trở lại đây, có thể điểm qua các công trình
nghiên cứu có liên quan sau đây:
Nghiên cứu điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng.
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở
nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các
mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và
cộng sự (1994)[20], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng
Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích
hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có

tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để
phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để
phát triển các loài cây cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp như một số loài
bạch đàn (Eucalyptus) và keo (Acacia). Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ còn
thích hợp để phát triển rừng trồng gỗ lớn với các loài cây như Tếch (Tectona
grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D. alatus). Khi nghiên cứu xác
định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng
sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001)[19] cũng đã nhận định
có 4 yếu tố chủ đạo ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng của rừng trồng
công nghiệp, bao gồm: đá mẹ và loại đất; độ dầy tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
dốc; thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để
phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005)[22] cũng đã xây dựng
được bộ tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá gồm 6 tiêu chí với 24 chỉ tiêu về điều
kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội.
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên hai loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004)[7] cũng đã chỉ ra rằng mặc dù
được áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu
đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Khi đánh giá năng suất
rừng trồng bạch đàn E. urophylla trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây
Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004)[25] cũng có nhận xét tương tự,
trên đất xám granit ở An Khê và K’Bang rừng trồng E. urophylla sau 4-5 năm
tuổi có thể đạt từ 20-24m
3
/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá
mác ma acid ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m
3
/ha/năm, trên đất đỏ

bazan thoái hoá ở Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m
3
/ha/năm.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung
là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
Một số nghiên cứu cải thiện giống.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện
giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời
gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài thông, bạch đàn,
keo và phi lao, Sau đó tiến tới các hoạt động chọn lọc cây trội, xây dựng
rừng giống và vườn giống cho nhiều loài cây rừng, trong đó bao gồm cả cây
bản địa và cây ngoại nhập. Sau năm 1990 các hoạt động cải thiện giống đã
được đẩy lên ở mức cao hơn, việc phát hiện ra giống lai tự nhiên giữa Keo lá
tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân
tạo và nhân giống vô tính phát triển. Đặc biệt, gần đây Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng đã nghiên cứu lai giống nhân tạo thành công cho các loài keo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
bạch đàn và thông, đã tạo ra được hàng loạt các tổ hợp lai rất có triển vọng (Lê
Đình Khả, 2003)[12]. Đó chính là các cơ sở khoa học làm tiền đề phát triển gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu ở nước
ta trong những năm tới. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên
cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều giống đã
được công nhận là giống Quốc gia và tiến bộ kỹ thuật như các giống keo lai:
BV5; BV10; BV16; BV32; BV33; TB03; TB05; TB06 và TB12 và các dòng
bạch đàn E. urophylla U6, PN2; PN14; GU8 và W5. Ngoài ra, còn một số
giống đề nghị đưa vào để mở rộng sản xuất như các giống bạch đàn E.
urophylla ở Phù Ninh, một số xuất xứ bạch đàn caman, Keo lá tràm, Thông caribê
vv… (Vụ KHCN, 2001).

Để đạt được những thành tựu trên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
kế tiếp nhau hàng chục năm. Trong đó, nổi bật là công trình nghiên cứu của Lê
Đình Khả và các cộng sự từ giai đoạn 1991-1995 (Đề tài cấp Nhà nước
KN03.03) đến giai đoạn 1996-2000 (Đề tài cấp Nhà nước KHCN 08.04)[11].
Các công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
Phù Ninh cũng đã chọn lọc được một số giống bạch đàn uro (E. urophylla),
sau 4-5 năm trồng có thể đạt năng suất từ 20-25m
3
/ha/năm Huỳnh Đức Nhân,
2005[16]. Tương tự như vậy, ở Công ty giống lâm nghiệp và trồng rừng Trung
ương cũng đã khảo nghiệm bạch đàn E. urophylla dòng U6 ở vùng Đông Nam
Bộ sau 7 năm đã đạt tới 25m
3
/ha/năm. Trần Văn Sâm (2003) cũng đã tiến hành
chọn giống Tếch ở Định Quán (Đồng Nai), tác giả đã chọn được 6/27 cây có
cả đường kính (D
1,3
) và chiều cao vút ngọn (Hvn) vượt trội so với các trị số
trung bình của tổng thể từ 2-3 lần độ lệch chuẩn, chiều cao dưới cành ≥50%
chiều cao vút ngọn. Sau 3 năm khảo nghiệm hậu thế bằng cây ghép trên đất
xám granít ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) cho thấy khả năng sinh trưởng của chúng
khá tốt (D
00
=11,0cm, Hvn=6,8m). Ngoài ra, công nghệ nhân giống vô tính là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
một tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua,
đã góp phần quan trọng cho sự thành công của hoạt động cải thiện giống nói
trên.

Như vậy, lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành
tựu rất to lớn, tạo ra sự đột phá về năng suất trong trồng rừng, trữ lượng gỗ cây
đứng tăng gấp từ 2-3 lần so với các giống trước đây. Tuy nhiên, công tác
nghiên cứu giống mới chỉ tập trung cho một số loài cây mọc nhanh phục vụ
cho việc phát triển rừng trồng nguyên liệu công nghiệp như keo và bạch đàn,
các loài cây gỗ lớn sinh trưởng trung bình và chậm đã có nghiên cứu nhưng chưa
nhiều.
Nghiên cứu biện pháp làm đất đến năng suất rừng trồng.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới trong trồng rừng, nhất
là trồng rừng công nghiệp đã được các nhà lâm học quan tâm, điển hình là
công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[23], thông qua thí
nghiệm cày ngầm để trồng bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh, tác giả
đã cho thấy năng suất của rừng bạch đàn được trồng trên đất cày ngầm cao hơn
nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi làm đất bằng cày
ngầm trữ lượng cây đứng của bạch đàn uro có thể đạt tới 16m
3
/ha/năm, nhưng
nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m
3
/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc chưa bị
thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005)[6] đã thử
nghiệm 2 phương pháp làm đất là thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai,
kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ
công lại tốt hơn phương pháp cơ giới, sau 3 năm tuổi ở công thức làm đất cơ
giới chỉ đạt từ 8,74-8,87cm về đường kính và 9,82-9,92m về chiều cao, nhưng
ở công thức làm đất thủ công lại đạt với các trị số tương ứng là 9,40-10,38cm
và 11,33-11,71m. Tác giả có nhận xét rằng trên đất dốc còn tơi xốp, sử dụng
cơ giới để xử lý thực bì, san ủi gốc cây và cày toàn diện sẽ làm cho đất bị xói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


19
mòn rửa trôi và thúc đẩy quá trình thoái hoá nhanh hơn. Vì vậy, phải tuỳ thuộc
vào điều kiện đất đai và địa hình cụ thể để xác định phương pháp làm đất thích
hợp.
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng.
Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
thâm canh đã được áp dụng trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, bón phân
nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh
trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện hoá tính
mà còn cải thiện được cả lý tính của đất, nổi bật là công trình nghiên cứu bón
phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây) của Lê Đình Khả và cộng sự
(1999). Ngày nay do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông
thường là các loại phân khoáng tổng hợp như NPK, Supe lân hoặc phân vi sinh
hữu cơ,… và thường được dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng trong từ
1 đến 2 năm đầu, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật nhất
trong thời gian gần đây như công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm
(2001)[24], tác giả đã bố trí 14 công thức bón khác nhau cho Keo lai trồng trên
đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết quả cho thấy Keo lai sinh
trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150 - 200g NPK kết hợp với 100g
phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26m
3
/ha/năm. Tiếp theo là công
trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải (2003) đã bố trí 8 công thức thí nghiệm
bón lót khác nhau cho 3 giống Thông caribê (P. caribbean var bahamensis-
1167; P. caribbean var hondurensis-1160 và P. caribbean var hondurensis -
giống Đại Lải) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây), kết quả thí
nghiệm cho thấy sau từ 14 đến 36 tháng tuổi cả 3 giống thông trên đều sinh
trưởng tốt ở công thức bón 200g P
2
0

5
/gốc. Trên đất chua phèn ở Thanh Hoá
(Long An) Phạm Thế Dũng (2004)[5], cũng đã thử nghiệm các công thức bón
lót khác nhau cho các loài bạch đàn E. camaldulensis và E. tereticornis, kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
quả cho thấy phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến sinh trưởng của cả 2 loài
bạch đàn nói trên, đặc biệt ở công thức bón từ 50-100g NPK kết hợp với 50-
100g P/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng về chiều cao từ 31-36% so với đối
chứng ở giai đoạn 3,5 năm tuổi. Trong một thí nghiệm khác với Keo lai trồng
trên đất feralite vàng xám ở Tân Lập (Bình Phước), Phạm Thế Dũng
(2004)[8], cũng cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt ở công thức bón lót gồm 100g
NPK kết hợp với 500g vi sinh Sông Gianh/gốc.
Kết quả khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Bạch đàn Uro từ 1,5-5
năm tuổi trên 6 địa điểm khác nhau, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004)[14]
đã chỉ ra rằng hiệu lực của phân NPK bao giờ cũng cao hơn phân vi sinh hữu
cơ hoặc phân supe lân bón riêng rẽ, bón 300g NPK/gốc có hiệu lực cao hơn
bón 200g NPK/gốc và 100g NPK/gốc. Tương tự như vậy, khảo sát 14 ô tiêu
chuẩn của rừng trồng Keo lai từ 1,5-5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, tác giả
cho thấy rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/gốc và bón thúc 100g
NPK/gốc vào năm thứ hai cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót.
Ngô Đình Quế và các cộng sự (2004)[18] trên cơ sở kế thừa kết quả
nghiên cứu trước đây và nghiên cứu bổ sung đã xây dựng được quy phạm kỹ
thuật bón phân cho 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn uro, Thông nhựa và
Dầu nước. Ngoài ra, Lê Quốc Huy (2002) cũng đã nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ chế biến chế phẩm Rhizobium cho Keo lai, Keo tai tượng trong vườn
ươm và rừng non nhằm nâng cao chất lượng cây con và năng suất rừng trồng.
Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh đã được tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều

thống nhất rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài
cây trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên,
mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón rất khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006)[26] đã kế thừa các kết quả nghiên
cứu và bổ sung một số giải pháp trong nghiên cứu các giải pháp khoa học công
nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (KC.06.05.NN). Những
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xác định một số biện pháp kỹ thuật
thâm canh làm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Kết quả đã cho
thấy hiệu quả tác động là tích cực, năng suất rừng trồng đều đạt trên 25 m
3
/ ha,
có nơi như Bầu Bàng - Bình Dương năng suất tới 36-40 m
3
/ha.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng.
Mật độ là yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, mật độ quá cao sẽ
ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ quá thấp
sẽ lãng phí đất và phải tốn công chăm sóc, diệt cỏ dại. Hơn nữa, mật độ thấp
cành nhánh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ nguyên liệu. Mật
độ trồng ban đầu như thế nào có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải tuỳ thuộc vào
mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện lập địa nơi gây trồng.
Tuy nhiên, vấn đề này ở trong nước còn rất ít các công trình nghiên cứu, theo
kinh nghiệm ở một số công ty trồng rừng nguyên liệu hiện nay thường trồng từ
1660-2500cây/ha đối với các loài cây mọc nhanh và trung bình. Mật độ này đã
phải là tối ưu chưa? Câu hỏi này vẫn chưa được trả lời một cách có cơ sở khoa
học. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm
Thế Dũng và cộng sự (2004)[5] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng

ban đầu khác nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho
thấy sau 3 năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha
(21m
3
/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha
(9,7m
3
/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên
trồng mật độ từ 1111-1666 cây/ha là thích hợp nhất.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu giấy ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

22
mật độ trồng từ 1200-1500cây/ha, Bạch đàn là 1000 cây/ha, Quy trình trồng
rừng gỗ lớn Bạch đàn E. urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1110-
1660cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần loài từ
2000-2500cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250 cây/ha (Vụ
KHCN&CLSP, 2001). Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định các
loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng chỉ mang
tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng loại
giống mới đã được cải thiện bổ sung.
1.2.2. Vấn đề sâu bệnh hại:
Vấn đề sâu bệnh hại rừng trồng ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu
khá sớm, nhất là thành phần sâu bệnh hại, nổi bật là công trình nghiên cứu các
loài sâu hại bạch đàn tại vườn ươm của Nguyễn Đình Hanh (1965), các loại
mối hại bạch đàn của Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (1970), bệnh rơm lá
thông của Nguyễn Sỹ Giao (1980). Phương pháp phòng trừ các loài sâu bệnh
hại ở giai đoạn trước 1980 chủ yếu là sử dụng các loại thuốc hoá học độc tố
mạnh như DDT; 666; Wofatox, điển hình là công trình nghiên cứu của Nguyễn

Đình Hanh (1965), Nguyễn Hiếu Liêm (1968)[13], Trần Kiểm (1974), Trần
Ngọc Đang (1975),
Từ năm 1990 đến nay, những công trình nghiên cứu về thành phần sâu
bệnh hại đã được quan tâm rộng hơn và có hệ thống hơn, nổi bật là công trình
nghiên cứu sâu bệnh hại rừng trồng vùng Đông Bắc của Hà Văn Hoạch
(1996)[10], công trình nghiên cứu sâu bệnh hại rừng trồng trên 8 vùng sinh
thái lớn của Nguyễn Văn Bích (1996),… Về phương pháp phòng trừ từ năm
1980 đến nay đã có nhiều tiến bộ, từ chỗ chỉ sử dụng biện pháp hoá học để
phòng trừ, dần dần đã áp dụng nhiều biện pháp khác mang tính bền vững và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường như biện pháp sinh học, biện pháp phòng trừ
tổng hợp. Điển hình cho biện pháp sinh học là công trình nghiên cứu sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

23
ong mắt đỏ của Phạm Ngọc Anh (1983) và công trình nghiên cứu sử dụng nấm
bạch cương (Beauveria bassiana) của Trần Văn Mão (1984) để diệt sâu róm
thông. Sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM- Integrated Pest
Management) nổi bật là công trình nghiên cứu bệnh thối nhũn cây con một số
loài thông trong giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng trừ của Phạm Văn
Mạch (1993), công trình nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục nõn hại cây
Lát hoa ở một số tỉnh miền Bắc của Nguyễn Văn Độ (2004)[9] và công trình
nghiên cứu phòng trừ bệnh khô héo Thông ba lá ở Lâm Đồng của Phạm Quang
Thu (2004)[27]. Đặc biệt công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa và
cộng sự (2002)[15] đã chọn được 2 giống bạch đàn kháng bệnh (SM23, SM16)
và đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, đó là hướng nghiên cứu hoàn
toàn mới ở nước ta và rất có triển vọng trong những năm tới.
1.2.3. Vấn đề phân loại lập địa trồng rừng:
Để phân loại và hệ thống hóa lập địa trồng rừng, việc đầu tiên là phải
xác định được các đơn vị lập địa cơ bản. Đơn vị lập địa cơ bản được định
nghĩa trên cơ sở phân tích các luận điểm khoa học tự nhiên, chủ yếu là khoa

học địa lý được sắp xếp và tổng hợp dưới quan điểm sinh thái có chú ý đến yêu
cầu đặc trưng của ngành sử dụng đất (lâm nghiệp). Một lập địa cụ thể Li có thể
được coi là một hàm của của rất nhiều nhân tố sinh thái khác nhau và theo
Thomasius thì có thể biểu diễn bằng:
Li = f(x
1
,x
2
,…,x
n
)
Vì số lượng của các nhân tố sinh thái là rất lớn, nên trong thực tiễn người ta
thường phân thành các nhóm nhân tố. Có 4 nhóm nhân tố chủ yếu sau: vị trí
(V); khí hậu (K); Đất (Đ); và sinh vật (S), như vậy lập địa có thể viết:
Li = f(V,K,Đ,S)
Với công thức này, có thể xác định được vô số lập địa cụ thể. Do đó cần
phải sắp xếp lại thành các đơn vị lập địa (ĐVLĐ) để lập bản đồ lập địa. ĐVLĐ

×