Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN VĂN TÙNG






NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA LÖA LAI SYN6 TRONG ĐIỀU KIỆN V XUÂN
TẠI HUYỆN HIỆP HÕA TỈNH BẮC GIANG


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Người hướng dẫn khoa học : TS.Nguyễn Thị Lân
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng







Thái Nguyên - năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Ngƣời viết cam đoan




Nguyễn Văn Tùng













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân,
PGS.TS Nguyễn Thế Hùng. Các thầy, cô đã chỉ bảo tận tình về phương pháp
nghiên cứu, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn.
Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo
Khoa sau đại học, chính quyền địa phương, các bạn đồng nghiệp và gia
đình.Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân, giảng viên khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp
đỡ tận tình và sâu sắc trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã giúp tôi rất nhiều trong quá
trình thực tập và hoàn chỉnh luận văn.

3. Các thầy cô giáo trong khoa sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
4. Các bạn đồng nghiệp, gia đình và chính quyền địa phương xã Lương
Phong, huyện Hiệp Hòa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tác giả


Nguyễn Văn Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

DANH MC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Đ/c
:
Đối chứng
CT
:
Công thức
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
VCK
:
Vật chất khô
DTL
:
Diện tích lá
NSLT
:

Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
STT
:
Số thứ tự
TB
:
Trung bình
PGS.TS
:
Phó giáo sư, tiến sỹ
NN&PTNT
:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
DANH MC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn
2005 - 2009 5
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2009 7
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ
nhánh giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 40
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây của
giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại phân phun qua lá đến chỉ số diện tích lá
của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến khối lượng chất khô của
giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 45

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại
và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010
và 2011 47
Bảng 3.6. Ảnh hưởng loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 49
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả
kinh tế của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 51
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng gạo của giống
lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 53
Bảng 3.9. Kết quả sản xuất trên đồng ruộng nông dân vụ xuân 2011 54
MC LC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 5
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt nam 7
2.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam 8
2.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 8
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa tại Việt Nam 18
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 31
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31

2.3. Kỹ thuật chăm sóc 33
2.3.1. Ngâm, ủ và làm mạ 33
2.3.2. Làm đất, cấy 33
2.3.3. Biện pháp chăm sóc 33
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 34
2.4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng 34
2.4.2. Chỉ tiêu sinh lý 35
2.4.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 35
2.4.4. Các chỉ tiêu năng suất 37
2.4.5. Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng gạo 38
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 38
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của
giống lúa lai Syn6 39
3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của lúa
39
3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây lúa 42
3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ tiêu sinh lý của giống
lúa lai Syn6 43
3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của lúa
43
3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng vật chất
khô của lúa 45
3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn6 46
3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng
gạo của giống lúa lai Syn6 48
3.4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất lúa 48
3.4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả

kinh tế của giống lúa lai Syn6 50
3.4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng gạo 52
3.5. Kết quả sản xuất thử trên diện rộng 53
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
4.1. Kết luận 55
4.1.1. Về các chỉ tiêu về sinh trưởng 55
4.1.2. Về các chỉ tiêu sinh lý 55
4.1.3. Năng suất 55
4.2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người,
xếp thứ hai sau lúa mì. Sản phẩm của lúa có ảnh hưởng đến 65% dân số thế
giới, trong đó 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, chủ yếu là ở
các nước nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu Mĩ La Tinh.
Hàng ngày lúa gạo cung cấp khoảng 23% năng lượng cho con người, trong đó
có 90% gluxit, 1-3% lipit, 7-10% protein, các vitamin A, E, D,…. đặc biệt là
vitamin nhóm B như B1, B2, B16. Do có giá trị dinh dưỡng cao nên gạo được
coi là nguồn lương thực và dược phẩm có giá trị, làm thức ăn chăn nuôi dưới
dạng bột, cám, tấm. Ngoài ra lúa gạo còn là nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của con
người như rượu, bánh kẹo…. Đối với một số nước như Việt Nam, Thái Lan
thì lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao góp phần vào việc tăng

thu ngoại tệ cho quốc gia.
Tại đại hội cây trồng quốc tế lần thứ 5 ở Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13 –
18 tháng 4 năm 2008, Giáo sư MaKie Kobulun (thuộc Đại học Tokyo, Nhật
Bản) đề cập đến chiến lược lai tạo giống cây trồng và kỹ thuật canh tác trong
điều kiện môi trường đã và đang thay đổi rất nhiều. Việc gia tăng sản lượng
cây trồng trước đây dựa trên việc gia tăng hai nhân tố cùng một lúc là năng
suất và diện tích thì trong tương lai sẽ phải nhấn mạnh một nhân tố năng suất.
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường ngày càng ô nhiễm là một thách
thức to lớn. Trong đó thiếu nước, nhiệt độ dưới điểm cực thuận cho sinh lý
cây trồng sẽ làm hạn chế sinh trưởng và năng suất nhiều nhất. Giải pháp khắc
phục phải được tiến hành hai lĩnh vực cùng một lúc là di truyền và kỹ thuật
canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Việt Nam có nghề truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, mặc dù diện
tích đất trồng lúa không lớn nhưng nước ta không những sản xuất lúa đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam còn thấp nên giá
gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân do trình
độ sản xuất của nước ta chưa cao, trước đây chúng ta mới chỉ chú ý nhiều
đến các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất mà chưa chú ý nhiều đến
vấn đề chất lượng.
Để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Việt Nam đồng thời có thể
khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng trung du, miền núi phía Bắc
(vùng có mùa đông lạnh khá dài) ngoài công tác chọn tạo giống thì việc tác
động các biện pháp kỹ thuật thâm canh đặc biệt là chế độ phân bón hợp lý với
thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa là hết sức quan trọng. Phân bó n đượ c
chia thành 3 phầ n chính : đa lượ ng (đạm, lân, kali); trung lượ ng (lưu huỳ nh ,

ma nhê, canxi và silic ); vi lượ ng (sắ t, đồ ng, kẽm, boron, mô lý p đen , măng
gan). Nhữ ng thậ p niên trướ c đây sả n xuấ t nông nghiệ p đa phầ n chỉ chú trọ ng
đến bón phân đa lượng , nhữ ng năm gầ n đây nguyên tố trung lượ ng đượ c quan
tâm hơn và ngà y nay nguyên tố vi lượ ng đượ c coi là cự c kỳ quan trọ ng trong
sản xuất nông nghiệp , để cho ra nông sản đạt chất lư ợng cao cấp đáp ứng nhu
cầ u cao củ a ngườ i tiêu dù ng và cho xuấ t khẩ u .
Bón phân qua lá có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây
trồng đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay ở khắp nơi trên thế giới.
Phân bón qua lá chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, được phối
hợp với các chất phức hoạt nhằm tăng khả năng bám dính và khả năng thẩm
thấu nhanh chất dinh dưỡng vào trong cây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng bón phân qua lá có tác dụng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, kịp thời cho
cây đặc biệt vào các giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng. Trên thực tế, thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
trường có rất nhiều loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Hiệu quả sử dụng của phân bón lá phụ thuộc vào loại cây, từng giai đoạn sinh
trưởng phát triển, điều kiện sinh thái… Vì vậy để xác định loại phân bón lá
thích hợp cho lúa cần được nghiên cứu trong điều kiện cụ thể .
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai Syn6
trong điều kiện v xuân tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định loại phân bón qua lá thích hợp nhất nhằm nâng cao năng suất
lúa, chất lượng gạo và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Xác định ảnh hưởng loại phân bón qua lá đến sinh trưởng của lúa
Xác định ảnh hưởng của loại phân bón qua lá đến tình hình sâu bệnh hại

và khả năng chống đổ.
Xác định ảnh hưởng của loại phân bón qua lá đến yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất lúa và chất lượng gạo.










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời, gắn liền với quá
trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu
Á nói chung, người Việt Nam nói riêng. Khi xã hội càng phát triển nhu cầu ăn
ngon của người dân ngày càng tăng, trong đó lúa gạo không thể thiếu trong
bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài nước.
Năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng chịu tác động của các
yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó
cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh
tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tư, thâm canh…Việc chăm sóc, bón
phân nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất, tận dụng

nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền đề cho
năng suất cao.
Hiện nay tập quán canh tác chăm sóc lúa của người dân chủ yếu là bón
phân vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng qua bộ rễ cho cây trồng. Nhưng
lượng phân do cây trồng hút được rất hạn chế, lượng phân bị thất thoát một
phần do bị rửa trôi, ăn sâu xuống lòng đất, bốc hơi và đi theo nguồn nước. Sử
dụng phân bón qua lá phun cho lúa nhằm nâng cao hiệu lực sử dụng phân bón
của cây trồng, bổ sung một số chất trung, vi lượng cần thiết mà qua bộ rễ cây
trồng không hút được. Việc lựa trọn một số loại phân bón qua lá có các
nguyên tố trung - vi lượng phù hợp, góp phần nâng cao năng suất và phẩm
chất lúa gạo là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy đề tài mang đủ cơ sở khoa học
và thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời sống
con người do vậy lúa được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo số
liệu của FAO lúa được trồng ở 112 nước với tổng diện tích gieo trồng trên
148 triệu ha. Diện tích trồng lúa trên thế giới phân bố không đều. Gần 90%
tổng diện tích tập trung ở châu Á, 4,6% châu Phi và 4,7% châu Mỹ. Trong
từng châu diện tích, năng suất của các vùng khác nhau không giống nhau. Tại
châu Á lúa được trồng ở 26 nước trong số 45 quốc gia của châu lục. Ở châu
Mỹ lúa trồng ở 28 trong số 41 quốc gia trong số 53. Ở châu Âu lúa được trồng
11 trong số 28 nước còn ở châu úc và Đại dương 5 trong số 11 quốc gia có
trồng lúa. Châu Á sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo thế giới, châu
Mỹ (4,7%), châu Phi (2,7%), châu Úc và Đại dương sản xuất khoảng 0,2%
tổng sản lượng lúa gạo của thế giới. Mười nước châu Á: Bangledet, Myanma,

Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, CHDCND Triều Tiên, Thái Lan,
Philippin và Nhật Bản sản xuất khoảng 90% sản lượng lúa gạo của châu Á và
khoảng 88,6% sản lượng gạo của thế giới. Riêng hai nước Ấn Độ và Trung
Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng lúa gạo của châu Á và khoảng 57% tổng
sản lượng của thế giới. Những nước dẫn đầu về năng suất lúa ở châu Á là
CHDCND Triều Tiên: 75 tạ/ha, Hàn Quốc: 62 tạ/ha, Nhật Bản: 59 - 62 tạ/ha,
Trung Quốc: 57- 58 tạ/ha.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn
2005 - 2009
STT
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1
2005
155,026
40,921
634,389
2
2006
155,774
41,163
641,094
3
2007
155,952

41,115
656,807
4
2008
159,250
43,068
685,674
5
2009
161,420
42,044
678,688
(Nguồn: FAOSTAT - 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, diện
tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong
vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu
ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999
(156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến
động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,026 triệu ha.
Để đảm bảo an ninh lượng thực trong điều kiện dân số tăng mạnh, thế
giới đã có rất nhiều biện pháp nhằm gia tăng sản lượng lúa nên trong 5 năm
gần đây diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới đều tăng. Trong 3
năm đầu diện tích trồng lúa tăng chậm từ 155,026 lên 155,952 triệu ha, năm
2008 và 2009 thì diện tích tăng nhanh hơn. Năm 2009 diện tích lúa của thế
giới đạt 161.420 triệu ha, tăng so với năm 2008 là 2.170 triệu ha, so với năm

2005 là 6.394 triệu ha.
Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong
vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của
thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây,
ngắn ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8 nên năng
suất lúa thế giới giới liên tục được cải thiện. Năm 2005 năng suất lúa đạt
40,921 tạ/ha, năm 2008 đạt 43,068 tạ/ha, tăng 2,615 tạ/ha. Năm 2009 năng
suất lại giảm so với năm 2008 từ 43,068 tạ/ha xuống còn 42,044 tạ/ha.
Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng gạo toàn cầu cũng tăng lên
từ 200 triệu tấn vào năm 1960 đến năm 2005 là 634,389 triệu tấn, tăng 434,389
triệu tấn. Năm 2009 sản lượng tăng cao nhất đạt 678,688 triệu tấn, tăng 44,299
triệu tấn. Theo dự báo của các nhà khoa học trên thế giới, năng suất trên thế giới
đã đạt được ở gần mức tối đa, song sản lượng lúa trên thế giới sẽ giảm vì diện
tích gieo trồng ngày một bị thu hẹp do quá trình độ thị hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt nam
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp dựa trên sản xuất lúa
gạo, trải qua hơn 4.000 năm lịch sử phát triển của cây lúa luôn gắn liền với sự
phát triển của đất nước. Nghề trồng lúa ở nước ta thuộc loại có lịch sử lâu đời
nhất trong nghề trồng lúa ở nước Châu Á. Nằm giữa vùng Đông Nam Á, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là lượng bức xạ cao, Việt Nam rất thích hợp
với sự phát triển của cây lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng
phù sa bồi đắp tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (đồng bằng
châu Sông Hồng, đồng bằng châu thổ Cửu Long) cùng một loạt châu thổ nhỏ
hẹp ở ven sông, ven biển miền trung.
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2009

STT
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1
2005
7.329.200
48,890
35.832.900
2
2006
7.324.800
48,942
35.849.500
3
2007
7.207.400
49,869
35.942.700
4
2008
7.414.300
52,230
38.725.100
5
2009

7.440.100
52,278
38.895.500
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT năm 2010)
Qua bảng 2.2 cho thấy, diện tích gieo cấy lúa nước ta thay đổi không đáng
kể, năm 2005 cả nước trồng được 7.329.200 ha, năm 2009 là 7.440.100 ha. Theo
dự báo, trong giai đoạn tới diện tích trồng lúa có xu hướng giảm do tốc độ đô thị
hóa ngày càng mạnh. Để đảm bảo an ninh lượng thực trong điều kiện diện tích có
hạn, nước ta đã không ngừng đưa kỹ thuật tiến bộ mới, đặc biệt là các giống lai
nên năng suất tăng từ 48,89 năm 2005 lên 52,278 tạ/ha năm 2009.
Do năng suất cao nên sản lượng lúa tăng một cách nhanh chóng từ
35.832.900 triệu tấn năm 2005, đến 38.895.500 triệu tấn năm 2009. Theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
đánh giá của IRRI, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng về lúa nhanh nhất
khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa
gạo của Việt Nam tăng là 2,8% trong khi của thế giới tăng là 1,1% và khu vực
là 1,0%.
Đối với vựa lúa lớn nhất cả nước đồng bằng sông Cửu Long, từ năm
1975 đến năm 2008 có những bước tiến rõ rệt. Từ vùng lúa nổi ở An Giang,
Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, với chỉ
một vụ lúa mùa, năng suất thấp và bấp bênh nay đã chuyển dần thành vùng lúa
2-3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa
dạng, đã góp phần rất đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản
hàng hoá xuất khẩu hàng năm của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của
toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 t/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) 5,0
tấn/ha (2005) 5,3 tấn/ha (2008). Hiện nay, ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng
lúa gần 3,9 triệu ha chiếm 53,4% diện tích gieo trồng lúa cả nước, cung cấp

20,7 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng 38,7 triệu tấn lúa của cả nước chiếm tỷ
lệ 53,5 % mà trong đó hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu.
Ở đồng bằng Sông Hồng trước cách mạng tháng tám năm 1945, lúa chỉ
cho năng suất hai vụ/năm là 25-30 tạ/ha. Năm 1993, thâm canh lúa mùa và
lúa Xuân đã cho năng suất từ 80 - 85 tạ/ha. Cho đến nay năng suất lúa trung
bình đạt 100 tạ/ha. Đặc biệt các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Bắc Giang năng suất lúa bình quân có thể đạt tới 110 -130 tạ/ha.
2.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa lai
Cùng với sự phát triển của loài người, nghề trồng lúa được hình thành
và phát triển. Trình độ thâm canh cây lúa của nông dân ngày một nâng cao.
Các giống lúa địa phương không ưa thâm canh, khả năng chống chịu kém,
năng suất thấp. Vì thế việc tạo ra các giống lúa có năng suất cao, ưa thâm
canh thích nghi với điều kiện sinh thái từng vùng là vấn đề hết sức cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển
đã lai tạo, chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt trồng phổ biến trên thế giới. Các
giống lúa: IR8; IR5; IR6; IR30,… và những giống lúa khác đã tạo ra sự nhẩy
vọt về năng suất. Cùng với IRRI, các viện khác như CIRAT, ICRISAT…
cũng đã chọn lọc ra những giống lúa tốt góp phần làm cho sản xuất lúa gạo
trên thế giới có những thay đổi quan trọng. Đến năm 1990, sự thành công của
các vùng áp dụng Cách mạng xanh làm cho sản lượng lúa của những nơi đó
tăng lên gấp đôi so với trước [18].
Trong số các thành tựu sinh học to lớn của loài người cuối thế kỷ XX thì
lúa lai được xem như là “Chàng hiệp sỹ khổng lồ đứng lên tiêu diệt giặc đói
đang đe doạ hành tinh của chúng ta”. Khi nói đến lúa lai nghĩa là chúng ta sử

dụng ưu thế lai của lúa. Người đi tiên phong trong lĩnh vực ưu thế lai là J.
W.Jones (1926). Ông là người đầu tiên phát hiện về ưu thế lai của lúa ở
những tính trạng số lượng và năng suất. Sau Jones, nhiều công trình nghiên
cứu khác xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai ở lúa về sự tích luỹ vật chất khô
(Rao, 1965; Jenning, 1967), về một số đặc tính sinh lý (M.C Donal và cs.,
1971; Lin và Yuan, 1980…). Virmani và cs., (1986) đã kết luận rằng: Ưu thế
lai ở lúa biểu hiện đa dạng, có thể làm tăng từ 36,9 – 91,0% năng suất hạt, từ
55,7% số hạt trên bông, 14 – 31% khối lượng 1000 hạt.
Trong lịch sử phát triển lúa lai trên thế giới. Trung Quốc là nước đầu
tiên sử dụng thành công ưu thế lai của lúa vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm
1964 trở về trước các nhà chọn tạo giống lúa trên thế giới cũng như Trung
Quốc đã chọn tạo giống lúa mới theo phương pháp lai bình thường. Năm
1960 khi theo dõi thí nghiệm của mình Viên Long Bình phát hiện một cây lạ
khoẻ, bông to, hạt nhiều. Nhưng ông đã thất vọng vì chưa tìm được phương
pháp sử dụng ưu thế lai. Sau đó ông bắt đầu tìm dòng bất dục đực. Con đường
tạo giống ưu thế lai theo phương pháp “3 dòng” được hé mở từ đây. Năm
1964, Viên Long Bình phát hiện cây có tính bất dục đực nhưng không giữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
được tính bất dục đó bởi không có dòng duy trì mẹ. Theo kinh nghiệm khi
nghiên cứu cao lương, bằng phương pháp lai xa giữa hai giống Nam Phi và
Bắc Phi, tháng 11/1970 Lý Tất Hồ cộng tác với Viên Long Bình thu được cây
bất dục đực trong loài lúa dại: (O.rufipogon Grif hoặc O. sativa F.stontaneu) ở
đảo Hải Nam. Năm 1972 từ dòng bất dục đực sẵn có đã tạo ra được một số
dòng bất dục khác như: Nhị cửu nam số 1, Nhị cửu lùn số 4, Trân sán 97.71 –
72, V20, V41.
Năm 1973 cùng với các nhà chọn giống khác họ đã tìm ra những dòng
phục hồi như: IR661, Thái dân số 1, IR24… Như vậy sau khi đã tìm đủ 3 dòng

họ đã tạo ra giống lúa ưu thế lai đầu tiên như: Nam ưu số 2, Sán ưu số 2…
Năm 1974 các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai
có ưu thế lai cao, đồng thời quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ “3 dòng”
được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975, đánh dấu một bước ngoặt to
lớn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc nói riêng và trên toàn
thế giới nói chung [43].
Năm 1996, Trung Quốc lại thành công với quy trình sản xuất lúa lai “2
dòng" sau khi các nhà nghiên cứu tìm được dòng bất dục di truyền nhân, mẫn
cảm với môi trường, góp phần làm giảm giá thành sản xuất hạt lai F1 [44].
Hiện nay Trung Quốc đã nghiên cứu thành công giống lúa “2 dòng” cho
năng suất cao hơn lúa lai “3 dòng” khoảng 20% và đang nghiên cứu giống lúa
lai “1 dòng”. Sau những thành công của Trung Quốc, IRRI và một số quốc
gia khác trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển lúa lai và đã thu
được những thành công đáng kể. Ngoài ra còn các nước khác như Ấn Độ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam đã áp dụng công nghệ sản
xuất lúa lai vào sản xuất nông nghiệp.
Ở Ấn Độ, công tác chọn giống lúa lai bắt đầu từ năm 1911. Ngay từ khi
bắt đầu tiến hành, người ta đã chú ý đến vấn đề nâng cao năng suất. Ở Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Lan từ năm 1950 đã thu thập và làm thuần một số giống lúa địa phương, đưa
các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền nam và miền bắc nước mình. Nhật
Bản và Hàn Quốc nơi có ít diện tích trồng lúa ít, nhưng năng suất bình quân
cao (Nhật Bản có 2 triệu ha, Hàn Quốc có 1,2 triệu ha, nhưng năng suất đạt
trên 60 tạ/ha). Việc đưa ra giống Tongil đã tạo ra bước nhẩy vọt về năng suất
lúa. Mỹ, năm 1926 J. W. Jones bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi khảo
sát lúa ở Đài Loan. Trải qua nhiều thập kỷ Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham
gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết vấn đề lương thực, đề xuất vấn đề sản

xuất hạt lúa lai thương phẩm.
Ngoài ra trên thế giới còn rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu
các giống lúa nhằm mục đích đưa ra những giống lúa có năng suất cao, phẩm
chất tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thâm canh .
2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa
* Nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên
tố quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm
luôn là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất [31]. Lúa cần
đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ
nhánh, điều này xác định số lượng bông. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong
giai đoạn phân hóa đòng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thoái
hóa và tăng kích thước vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần
tích lũy hydratcacbon trong thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai
đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc vào tiềm năng quang hợp [34].
Quang hợp của lúa trong giai đoạn vào chắc chiếm khoảng 60 -100%
hàm lượng hydratcacbon trong hạt, phần còn lại là do từ bộ phận khác chuyển
đến (Yoshida, 1983)[40]. Để đạt được năng suất hạt cao nhất thì hoạt động
trao đổi chất trong hạt phải trùng với giai đoạn lá lúa có hoạt động quang hợp
mạnh nhất. Thực tế năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt
động quang hợp đến tận giai đoạn vào chắc [35]. Bón đạm làm tăng diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
lá, bề rộng của tán lá, duy trì hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hưởng
quyết định đến năng suất lúa. [34]
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, liều lượng sử dụng đạm trong mối quan
hệ với các yếu tố khác đã được tiến hành. Ladha và cs., [33] so sánh năng suất
lúa và yêu cầu dinh dưỡng đạm qua các năm cho biết: Thời kỳ trước Cách

mạng xanh năng suất lúa rất thấp chỉ đạt 3 tấn/ha và lượng đạm cần bón là 60
kg N/ha. Trong những năm đầu cuộc Cách mạng xanh, năng suất hạt đạt gần
8 tấn/ha thì lượng đạm cần bón là 160 kg N/ha. Giai đoạn thứ 2 của Cách
mạng xanh năng suất mong đợi là 12 tấn/ha và lượng đạm cần bón khá cao là
240 kg N/ha.
Nghiên cứu của Norman và cs., [37] chứng minh rằng: Hiệu quả sử
dụng đạm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ mà còn phụ
thuộc vào giống Giống Indica sử dụng đạm có hiệu quả hơn giống Japonica.
Thí nghiệm nghiên cứu 5 giống lúa, trong đó 2 giống thuộc loài Indica, 3
giống thuộc loài Japonica cho kết quả: Sự tích lũy chất khô của các giống dao
động từ 8,5 – 39,3%, hệ số sử dụng đạm dao động từ 44,7 – 66,7%. Hệ số sử
dụng đạm và chất khô của giống thấp cây, chín muộn cao hơn giống cao cây,
chín sớm hoặc chín trung bình. Thường thì giai đoạn hoa nở nếu giống nào
tích lũy được nhiều đạm và chất khô thì chúng sẽ di chuyển vào hạt nhiều hơn
vì vậy năng suất cũng cao hơn [38].
Ở vùng ôn đới như Yanco - Australia và Yunnan - Trung Quốc, năng
suất lúa có thể đạt 13 – 15 tấn/ha và yêu cầu lượng đạm hút là 250 kg N/ha.
Trong ruộng lúa nhiệt đới, để đạt năng suất hạt 9 – 10 tấn/ha, lúa cần hút được
180 – 200 kg N [30]. Muốn lúa hấp thu được 200 – 250 kg N/ha cần bón 150
– 200 kg N/ha vì lúa còn hút được đạm từ đất. Liều lượng đạm bón còn phụ
thuộc vào giống. Giống lai yêu cầu lượng đạm cao hơn giống thuần.[40].
Norman và cs., [37] khẳng định nếu đạm được hấp thu với lượng thích
hợp trong suốt quá trình sinh trưởng thì lúa cho năng suất cao. Trong điều
kiện khí hậu châu Á, khi tăng lượng đạm bón và bón vào thời điểm thích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
thì năng suất có thể đạt trên 10 tấn/ha nếu cây không bị đổ hoặc bị sâu bệnh
phá hoại. Muốn tăng năng suất cần duy trì hàm lượng đạm trong lá cao qua

giai đoạn lúa vào chắc. Khi bón đạm không đúng yêu cầu của cây thì lượng
đạm bị mất càng nhiều hơn do hiệu quả sử dụng đạm thấp [18].
Ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế thường bón 115 kg N/ha và chia làm 3
lần, để đạt được năng suất cao hơn thì lượng đạm cần bón là 145 kg N/ha và
chia làm 4 lần [32]. Ở Bangladesh lượng đạm khuyến cáo là 80 kg N/ha, chia
làm 3 lần bón vào thời gian 15, 30 và 50 ngày sau cấy [36].
Một số công trình nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc về mối liên hệ
giữa cây lúa giàu đạm với dịch hại, đặc biệt là rầy nâu Nilaparvata lugens cho
thấy rằng: Khi hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng sẽ làm cho rầy cám sống
sót nhiều hơn và rút ngắn vòng đời của chúng, rầy cái trưởng thành to hơn, đẻ
nhiều trứng hơn và sống lâu. Ruộng lúa được bón thừa đạm sẽ có tàn lá che
phủ dày, làm gia tăng hàm lượng amino acid trong dịch của cây lúa, cây lúa bị
xốp, mọng nước sẽ kích thích rầy cái tìm đến để hút nhựa và đẻ trứng; sâu
non tuổi 1 của sâu đục thân vừa nở cũng dễ dàng đục vào thân lúa và di
chuyển bên trong hệ thống mạch dẫn nhựa cây lúa. Ngoài ra, còn làm cho rầy
nâu thay đổi vị trí cư trú và đẻ trứng. Ở cây lúa thừa đạm, rầy nâu sẽ di
chuyển dần từ bên dưới gốc lên trên bẹ lá và lá cờ để đẻ trứng [30].
* Nghiên cứu về bón phân lân cho lúa
Robert H. Wells, (2007) [39] nghiên cứu thí nghiệm với 3 mức lân 99,8;
69,6 và 39,1 kg P
2
O
5
/ha, bón làm 4 lần: trước nảy mầm, 5 - 10 ngày sau nảy
mầm, giữa thời kỳ sinh trưởng và trước khi trỗ ở bang Arkansas Mỹ cho thấy:
Năng suất tăng rõ ràng khi được bón lân và đạt cao nhất là bón 69,6 kg P
2
O
5


(năng suất tăng từ 24 – 41%). Bón lân trước và sau nảy mầm 5 - 10 ngày tốt
hơn bón giữa thời gian sinh trưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
* Nghiên cứu về bón phân kali cho lúa
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá
trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông
sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Trên phương diện khối lượng,
cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N
và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây.
Xem xét về ảnh hưởng của hàm lượng kali trong đất đến năng suất lúa
cho thấy rằng, hàm lượng kali trao đổi trong đất (chiết bằng ammonium
acetate, 1 mol/lít) nhỏ hơn 60 ppm thì việc bón kali luôn có hiệu quả. Tuy
nhiên khi ta trả lại rơm rạ cho đất thì chỉ số này có thể chưa làm cho cây lúa
có phản ứng dương với kali.
Qua 3 năm các tác giả nghiên cứu trên vùng trồng lúa ở Califonia (Mỹ)
đã cho thấy rằng hạt lúa lấy đi khoảng 45 kg K
2
O/ha/năm (1 vụ/năm), trong khi
rơm rạ lấy đi khoảng gần 160 kg. Khi cả rơm rạ và hạt lúa được lấy đi khỏi
ruộng thì lượng kali mất đi khoảng 210 kg K
2
O/ha/vụ. Với lượng lớn kali bị lấy
đi như thế thì dù có bón liều lượng kali thật cao (ví dụ 150 kg K
2
O/ha) thì cũng
chưa bù đắp được cho cây lúa có một nền dinh dưỡng kali bền vững để có thể
đạt được năng suất cao ở các vụ sau. Nếu trả lại rơm rạ cho ruộng lúa thì lượng

bón kali hàng vụ có thể đủ để cân bằng dinh dưỡng kali cho cây lúa. Ngoài ra
nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác cũng được trả lại đất cùng rơm rạ, góp phần
làm bền vững thêm cần bằng dinh dưỡng trong đất lúa.
Aggarwal P.K.,1997 [29]cho rằng: tính kháng của cây trồng với sâu hại
thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây hay giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, hay
nói cách khác thì tính kháng có mối liên hệ trực tiếp với sinh lý cây trồng. Và
như thế thì bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý cây trồng
thì sẽ làm thay đổi đến tính kháng của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
Kết quả thí nghiệm cho thấy, liều lượng kali có ảnh hưởng rõ đến
năng suất bông hạt. Tuy nhiên, sự phù hợp rõ nét hơn khi phối hợp mức K
trong đất với liều lượng K bón vào, và coi đó như là mức K cây có thể sử
dụng. Người ta thấy rằng, mức K hữu dụng trong đất, mà nó có thể đảm
bảo cho năng suất bằng 75% năng suất tối đa, khoảng 159 kg K
2
O/ha. Do
đó mức K hữu dụng tương ứng với đất có mức K cao để đạt năng suất tối
đa khoảng 363 kg K
2
O/ha.
2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón qua lá cho lúa
Hiện nay ngành nông nghiệp tại các nước đang phát triển của châu Á
đang phải đương đầu với vấn đề "trần năng suất" - năng suất lúa và các
cây trồng nông nghiệp khác không tăng nữa tuy được tăng cường bón
phân đa lượng.
Ở các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ vấn đề này làm cho các
nhà lãnh đạo phải lo ngại khiến họ khuyến khích nông dân áp dụng cân đối

các chất dinh dưỡng cây trồng như N, P, K. Các nước này cũng nhận thấy
được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng vi lượng và bắt đầu khuyến
khích áp dụng phân vi lượng, coi đó như một nhân tố cơ bản để đạt các mục
tiêu lương thực tương lai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức tiêu thụ phân vi lượng hiện nay rất thấp
so với tỉ lệ các chất vi lượng được cây trồng hấp thụ từ đất. Tuy chưa có các
số liệu dự đoán chính xác về nhu cầu các chất dinh dưỡng vi lượng nhưng
nhìn chung đây là nhu cầu lớn và đang ngày càng tăng, vì các chế độ thâm
canh ngày càng tích cực đang tạo ra mức cầu lớn về các chất dinh dưỡng bổ
sung cho đất.
Nghiên cứu tại nhiều nước ở châu Á đã xác định, hiện tượng thiếu kẽm
đang phổ biến, tiếp theo là sự thiếu hụt bo, molybden và sắt. Các kết quả
nghiên cứu phân bón lâu năm ở Ấn Độ cho thấy nếu bón phân NPK ở mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
được khuyến cáo cho nông dân, nhưng không bón kẽm vi lượng thì sau 10 -
12 năm (khi sự thiếu hụt kẽm bắt đầu có tác động), năng suất thu hoạch ở đa
số các loại đất bắt đầu giảm. Năng suất thu hoạch chỉ được khôi phục lại nếu
bón kẽm.
Khi độ pH của đất tăng (đất có tính kiềm hơn) thì kẽm khó hấp thụ cho
cây trồng. Các nguyên nhân chính gây thiêu kẽm ở cây trồng là:
- Độ pH cao
- Kẽm bị loại bỏ khỏi lớp đất bề mặt do phong hoá hoặc trong quá
trình làm đất.
- Đất được bón nhiều phân lân hoặc đã có hàm lượng lân cao.
- Đất lạnh, ướt hoặc cằn cỗi trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu của
cây trồng, đất rắn chắc.
- Đất ít mùn, nhất là đất cát.

- Kẽm bị loại bỏ dần trong quá trình thu hoạch vì cây, hạt, quả, bị lấy đi.
Ở đất chua, kẽm dễ tan và dễ hấp thụ cho cây hơn, nhưng ở đất có độ
pH cao hoặc đất đá vôi thì kẽm ở dạng những hợp chất không tan nên khó
được hấp thụ. Kẽm ít di chuyển trong cây. Các triệu chứng thiếu hụt kẽm
thường xuất hiện trước tiên ở lá non. Ở cây lá rộng, nếu thiếu kẽm lá non trở
nên xanh nhợt, đầu và mép lá có màu vàng, cây có thể bị còi cọc. Cây ngô
thiếu kẽm thì lá non sẽ có các dải màu vàng đến trắng, mép lá, vùng giữa gân
lá và đầu lá vân xanh.
Các chất vi lượng bị thiếu nhiều thứ hai (sau kẽm) là bo và molybden. Ở
Ấn Độ, sự thiếu hụt bo là đáng kể ở các vùng đất nhiều vôi, đất cát bị rửa trôi
và đất chua phèn được bón vôi. Trong các hộ canh tác lúa trên đất cát và đất
khai hoang sự thiếu hụt mangan cũng ảnh hưởng đến thu hoạch. Bón mangan
vào đất hoặc lá sẽ khôi phục lại được năng suất thu hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17
Khả năng cây hấp thụ bo giảm mạnh khi pH của đất cao hơn 6,3. Đất
chua nặng nếu bón vôi sẽ gây thiếu hụt bo tạm thời cho cây trồng. Bo di
chuyển tương đối linh động trong đất. Bo ở dạng tan trong nước có thể bị rửa
trôi nếu đất ít chất hữu cơ và nhiều cát. Khác với các chất dinh dưỡng vi
lượng khác, bo cần thiết cho cây trong suốt vụ mùa. Khí hậu khô và đất khô
hạn có thể gây thiếu hụt bo. Sự thiếu hụt này nói chung thể hiện ở lá, chồi
non. Nên bón bo ở tỉ lệ 0,5-3 pao/mẫu Anh (1 mẫu Anh = 1000 m
2
). Các cây
phản ứng tương đối rõ rệt với việc bón Bo là cỏ linh lăng, hoa lơ xanh, lạc và
củ cải đường
Sự thiếu hụt molybđen chủ yếu xảy ra ở đất chua phèn và nhiều cát.
Khác với các chất vi dinh dưỡng khác, molypđen được cây hấp thụ tốt hơn

nếu độ pH của đất tăng. Do các phản ứng hấp phụ nên đất nhiều sắt và oxit
nhôm thường bị thiếu molybden ở dạng mà cây hấp thụ được. Các cây thiếu
molybden sẽ có màu xanh nhạt hoặc xanh vàng, chúng còi cọc và yếu ớt. Các
cây phản ứng tương đối rõ rệt đối với việc bón molybđen là cỏ linh lăng, xà
lách, rau xpinat và đậu phộng.
So với các chất vi dinh dưỡng khác sự thiếu hụt đồng không phổ biến,
nhưng thường thể hiện ở các loại cây đặc chủng giá trị cao, mọc trên đất than
bùn và các loại đất tương tự. Khả năng hấp thự đồng của cây giảm khi độ pH
của đất tăng. Người ta cũng quan sát thấy sự thiếu hụt đồng ở loại đất chua
chứa nhiều chất khoáng và được thâm canh tích cực, đồng thời bón nhiều
N,P,K. Đồng đã được bón cho đất thì ít bị rửa trôi. Các triệu chứng thiếu đồng
ở từng loại cây rất khác nhau. Đồng ít di chuyên trong cây. Ở cây bắp thiếu
đồng lá non chuyển màu vàng và cây bị còi cọc, còn ở các loại cây hạt nhỏ thì
lá non sẽ héo, nhợt màu, chóp lá chết. Các cây rau thiếu đồng thì lá sẽ có sắc
xanh lục xanh nước biển nhạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

18
Sự thiếu sắt có thể xảy ra ở cây ăn quả, đậu tương và cỏ rậm khi đất có
độ pH cao. Đất không tơi và thoát nước không tốt có thể thiếu sắt do rễ cây bị
hạn chế phát triển, cây hấp thụ sắt kém. Sự có mặt quá nhiều Zn, Cu, P hoặc
Mn ở dạng cây dễ hấp thụ cũng gây ra thiếu sắt. Sự thiếu sắt thể hiện ở lá còi
cọc và giữa các gân lá có màu vàng.
Các vùng đất ẩm ướt có thể bị thiếu mangan. Các yếu tố chính gây thiếu Mn là:
- Độ pH của đất
- Sự dư thừa P, Ca, Zn, Cu
- Đất nhiều mùn hữu cơ
- Đất chắc, không tơi xốp
- Đất luân phiên ngập nước và khô hạn

Mangan ít di chuyển trong cây. Sự thiếu mangan thường thể hiện trước
tiên ở lá non, ở dạng bệnh lá úa vàng đối với cây lá rộng, ở các cây hạt nhỏ, lá
cây có các đốm nâu - xám và nói chung lá bị vàng.[45]
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa tại Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa lai
Trước năm 1954, bằng đức tính cần cù, sáng tạo, dân tộc Việt Nam đã
đúc kết được nhiều kinh nghiệm sản xuất và đã sử dụng các giống lúa địa
phương, tuy năng suất không cao nhưng có chất lượng tốt, chống chịu tốt với
các điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh hại. Nhiều giống lúa được
ông cha ta truyền lại đời này qua đời khác, đó là các giống: Chiêm Tép,
Chiêm Sài Đường, Chiêm Cút…, các giống trồng trong vụ mùa như lúa Di,
lúa Tám Xoan, lúa Dự…[19].
Việt nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1985, nhưng thực sự được
xúc tiến mạnh từ những năm 1990. Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng
phục hồi và tổ hợp lúa lai ba dòng được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã
được đánh giá. Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố mẹ
và giống lúa lai thích ứng với điều kiện sinh thái và sản xuất của Việt Nam,
đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Quách Ngọc Ân, 1995).

×