Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

LUẬN VĂN Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.17 KB, 78 trang )

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay tốc độ phát triển đô thị, gia tăng dân số của các đô thị lớn cao, đời
sống người dân không ngừng được cải thiện nên khối lượng chất thải rắn phát sinh
hằng ngày tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi
trường đô thị.
Quản lý chất thải rắn sẽ góp phần tạo cho các đô thị lớn một mỹ quan xanh-
sạch-đẹp, môi trường đô thị trong lành. Góp phần vào việc phát triển kinh tế của
đô thị.
Trong khi đó, ngân sách dành cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với
chất thải rắn còn hạn hẹp, chưa giải quyết triệt để lượng rác phát sinh hằng năm.
Lượng chất thải rắn phát sinh nhưng chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý còn
nhiều đã ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, môi trường của thành phố.
Để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố văn minh, hiện đại; là trung tâm
kinh tế-xã hội lớn của Miền Trung với vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại,
du lịch và dịch vụ; một trong những Trung tâm văn hoá-thể thao, giáo dục-đào tạo
và khoa học-công nghệ của Miền Trung, thì việc xã hội hoá công tác vệ sinh môi
trường đô thị đối với chất thải rắn là việc làm cần thiết. Tạo nên thế cạnh tranh
lành mạnh của các thành phần kinh tế tham gia vào việc cung cấp dịch vụ vệ sinh
môi trường đối với chất thải rắn, đồng thời sử dụng nguồn ngân sách một cách
hiệu quả với chất lượng môi trường đô thị tốt nhất.
Vì những lý do trên nên đề tài: ” Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị
đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” ra đời.
Đề tài này nghiên cứu với mục đích: Tìm ra cách giải quyết về kinh phí cho
công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, đồng thời nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường đô
thị có gắn với cơ chế kiểm soát của Chính quyền địa phương.
Bài viết này gồm 3 chương:


Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 2

- Chương I: Cơ sở lí luận về công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất
thải rắn
- Chương II: Thực trạng công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải
rắn tại thành phố Đà Nẵng
- Chương III: Giải pháp cho công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường đô thị
đối với chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn; xin cảm ơn các cô chú trong Sở Giao thông công
chính trong thời gian qua đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận với thực
tế, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, thâm nhập thực tế không tránh khỏi nhưng hạn
chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú trong
Sở để bài viết được hoàn thiện hơn.

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 3

Chương I: Cơ sở lí luận về công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất
thải rắn.
1.1. Đô thị và vệ sinh môi trường đô thị:
1.1.1. Khái niệm đô thị:
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt
Nam,NXB HN,1995).
1.1.2. Vài nét chung về các dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều nguồn năng lượng mới
được phát hiện, kỹ thuật sản xuất ngày một hiện đại hơn, nhất là quá trình đô thị

hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các đô thị lớn, đã tác động mạnh mẽ vào môi
trường đô thị. Do đó đòi hỏi công tác vệ sinh môi trường đô thị phải triệt để, bao
gồm tất cả các thành phần của môi trường môi trường, nhằm trả lại môi trường ở
các đô thị trong lành. Môi trường đô thị bao gồm từ không khí, nước thải và nước
mưa, chất thải rắn.
1.1.2.1. Đối với không khí:
Không khí là một thành phần vô cùng quan trọng đối với sự sống của con
người vì con người có thể nhịn ăn 7-10 ngày, nhịn uống 2-3 ngày, nhưng chỉ cần
sau 3-5 phút không thở không khí thì đã có nguy cơ tử vong.
Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, và quá trình đô thị
hoá diễn ra ngày càng nhanh như hiện nay thì ô nhiễm môi trường không khí ngày
càng nghiêm trọng và vấn đề quản lí môi trường không khí để có được một môi
trường trong lành là một vấn đề nan giải và bức thiết đối với mỗi quốc gia, của
toàn thế giới. Có nhiều nguồn phát sinh gây ra ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu (nguồn cố định): các ống khói công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp
xây dựng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp dầu khí…
- Do đốt nhiên liệu (nguồn di động): các phương tiện giao thông như ô tô, xe
máy, máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả…
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 4

- Do đốt nhiên liệu: đốt chất thải, bụi khí độc, chất có mùi rò rỉ và bay hơi từ
dây chuyền sản xuất công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp, từ khai thác mỏ, vật
liệu xây dựng.
Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với không khí là một vấn đề đòi hỏi
sự tham gia phối hợp của tất cả mọi người dân nhất là các cơ sở sản xuất công
nghiệp. Để làm tốt công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với không khí thì chính
quyền đô thị phải quản lí các nguồn thải ô nhiễm. Khuyến khích các doanh nghiệp
sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong sản xuất.Có những

biện pháp xử lý triệt để đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
1.1.2.2. Đối với nước thải và nước mưa:
Nước thải đô thị bao gồm: nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, nước
thải công nghiệp, xây dựng, bệnh viện, nước rửa đường, nước rửa xe…và nước
mưa.
* Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước:
-Nguồn từ thành thị:
Các loại nước thải sinh hoạt:từ các khu sinh hoạt của dân cư,chưa hoặc đã
được thu vào hệ thống thoát nước, qua các công trình xử lí, rồi xả ra ngoài.
Các loại nước thải tạo thành từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: thành
phần của nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp đa dạng và chứa nhiều chất
có khả năng gây ô nhiễm cao. Các loại nước thải này bị xả trực tiếp hay sau khi đã
qua xử lí rồi xả ra môi trường.
Do số lượng dân số tăng nhanh, nhu cầu sản xuất không ngừng tăng cao
nên lượng nước thải có nguồn gốc từ thành thị ngày càng nhiều và mức độ ô
nhiễm ngày càng tăng. Nên lượng nước thải đô thị ra môi trường cũng tăng, và
thành phần chứa trong nó ngày càng phức tạp hơn.
-Nước thải từ hoạt động nông nghiệp:
Bao gồm nước từ đồng ruộng, nước thải ra từ các chuồng trại chăn nuôi,
đây là loại nước thải chưa trải qua một công đoạn xử lí nào đã xả vào, môi trường.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 5

Hơn nữa, do việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu vào sản xuất nông
nghiệp cũng đã tạo ra một lượng hoá chất khá lớn vào nguồn nước.
-Nguồn tự nhiên:
Chủ yếu là nước mưa, được xả trực tiếp vào nguồn nước có chứa một
hàm lượng chất hữu cơ từ quá trình phân huỷ xác động vật, thực vật hay từ quá
trình xói mòn của đất núi.
*Ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường nguồn nước tới môi trường sống.

-Ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ngầm ô nhiễm
thông qua các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Do con người ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân
người, rác, phân động vật chưa qua xử lí đã đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất
đến nước ngầm làm cho nước ngầm ở khu vực đó ô nhiễm.
-Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Là đường truyền bệnh nguy hiểm nhất cho con người thông qua việc sử
dụng nguồn nước bẩn, trong nước lại chứa các vi trùng gây bệnh như: ỉa chảy,
thương hàn, lị…Các bệnh gây ra do thiếu nước dùng cho vệ sinh cá nhân như: các
bệnh ngoài da, bệnh ghẻ, bệnh nhiễm trùng da, hay bệnh đau mắt hột…
-Ảnh hưởng đến động vật, thực vật, hệ sinh thái.
Các nhà máy,xí nghiệp sản xuất công nghiệp vì chạy theo lợi nhuận nên
nước thải trong hoạt động sản xuất của mình ra các sông, hồ, ao mà chưa qua xử lí
làm cho các sinh vật ở nơi đó bị ảnh hưởng, có khi còn xảy ra hiện tượng chết
hàng loạt.
-Đối với nước mưa.
Nước mưa là nguồn nước tự nhiên, có số lượng lớn. Lượng nước mưa này
không những không gây ô nhiễm môi trường, làm cho cống rãnh bẩn thỉu lan tràn
trên đường phố, mà còn gây ra sự ngập úng, cản trở giao thông.
*Giải pháp cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với nước thải, nước
mưa.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 6

-Xây dựng hệ thống thoát nước thải, nước mưa trong các khu đô thị.
- Kiểm soát nguồn thải ở các cơ sở sản xuất ra môi trường.
-Có biện pháp xử lí nguồn thải trước khi thải ra môi trường.
-Định kì kiểm tra, làm vệ sinh cống thoát nước; kiểm tra lượng nước
ngấm ra hoặc vào có đủ tiêu chuẩn hay không.

1.1.2.3. Đối với chất thải rắn:
Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh thì chất thải rắn thải ra ngày càng
tăng về số lượng, thành phần ngày càng phức tạp, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chất thải rắn bao gồm các chất thải không đồng nhất từ các khu dân cư, các khu
công nghiệp, các bệnh viện, hoạt động xây dựng, hoạt động dịch vụ thương mại.
Nhưng nguồn thải chủ yếu vẫn là từ các bệnh viện, các cơ sở sản xuất công
nghiệp, sinh hoạt.
a. Chất thải rắn bệnh viện.
Chất thải rắn bệnh viện là loại chất phát sinh trong các bệnh viện, các
trung tâm khám chữa bệnh, trung tâm y tế. Các chất thải bao gồm kim tiêm, bông,
băng, chai nhựa, chai thuỷ tinh…, các loại chất thải rắn này có khả năng lây bệnh
cao.
Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết các chất thải rắn bệnh viện được thải lẫn
lộn chung với chất thải sinh hoạt khác mà không có sự phân loại và sử lý cục bộ,
không bệnh viện nào được trang bị xử lý các chất thải độc hại một cách hoàn
chỉnh, điều này ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
Rác thải sinh ra từ bệnh viện nhìn chung được thu gom và đưa đến bãi rác
công cộng hoặc đốt tự nhiên ngay trong bệnh viện. Hiện nay, chất thải rắn từ bệnh
viện còn được xử lý bằng các lò thiêu rác ở các bệnh viện, nhưng hầu hết các lò
thiêu này có công suất nhỏ nên không đáp ứng đủ nhu cầu.
b. Chất thải rắn công nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng tạo ra chất
thải, đó có thể là phế liệu và phế phẩm. Công nghệ càng lạc hậu thì lượng chất thải
tạo ra càng lớn. Vì có nhiều ngành công nghiệp khác nhau nên thành phần có trong
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 7

chất thải phức tạp, một số còn có chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường
và sức khoẻ con người.
Lượng chất thải này được lẫn lộn với chất thải sinh hoạt,chất thải y tế,

được thu gom và đưa đến bãi rác công cộng để xử lý. Đây là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường xung quanh.
Hiện nay, hầu hết các loại chất thải này không được phân loại tại nguồn
nên việc tái sử dụng, tái chế các phế liệu chưa được chú ý, điều này đã gây ra một
sự lãng phí trong quá trình sản xuất.
c. Chất thải rắn sinh hoạt.
Là loại chất thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, chiếm
một tỷ lệ lớn trong tổng số chất thải rắn. Thành phần chủ yếu có trong chất thải
sinh hoạt là thức ăn thừa, rau củ quả, chai nhựa, chai thuỷ tinh, xác động vật…Các
thành phần này có thể được sử dụng để chế biến thành phân hữu cơ có lợi cho cây
trồng.
Chất thải này được thu gom, vận chuyển và được xử lý tại bãi rác công
cộng bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn bao gồm các khâu: phân
loại chất thải rắn, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý, xử lý chất thải rắn
theo các phương pháp khoa học.
 Phân loại chất thải rắn: là việc chất thải rắn được phân chia theo từng
loại chất thải rắn, như chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ, chất thải rắn nguy
hại. Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp cho việc tái chế đối với những chất thải
rắn có khả năng tái chế; tạo ra những nguyên liệu, nhiên liệu khác có lợi từ những
chất thải rắn đã bỏ. Góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường sống,
tạo mỹ quan cho các đô thị.
 Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình đưa chất thải rắn từ nơi thu gom
đến nơi cần xử lý. Việc vận chuyển chất thải rắn được thực hiện bằng phương tiện
cơ giới và thủ công kết hợp thông qua các trạm trung chuyển.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 8

 Xử lý chất thải rắn: chất thải rắn sau khi đã đến nơi xử lý, tại đây áp
dụng những phương pháp khoa học tiên tiến hay thủ công kết hợp với các hoá chất

xử lý môi trường nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Đối với tất cả các loại chất thải rắn đều trải qua ba khâu này, ba khâu này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp với nhau một cách hài hoà. Nếu một
trong ba khâu bị trục trặc thì môi trường sẽ bị ô nhiễm
1.1.3.Tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn
ở các đô thị lớn.
Trong giai đoạn hiện nay,kinh tế của đất nước đã và đang có sự phát triển vượt
bậc,quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ,cùng với nó là
dân số không ngừng tăng lên nên lượng rác thải ở các đô thị lớn cũng ngày một
tăng về số lượng,thành phần chất thải ngày càng phức tạp.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ lượng rác phát
sinh hằng năm khoảng 5,07 triệu tấn trong đó 2,34 triệu tấn rác thải sinh hoạt;2,6
triệu tấn chất thải công nghiệp,chất thải phát sinh từ các bệnh viện là 21.000
tấn/năm.
Ở thủ đô Hà Nội, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ lượng rác phát sinh hằng
năm khoảng 4,97 triệu tấn, trong đó rác thải sinh hoạt là 2,09 triệu tấn; chất thải
công nghiệp là 1,99 triệu tấn;chất thải từ các bệnh viện là 21.000 tấn.
Với lượng rác thải ra ngày càng lớn như vậy, nếu không được xử lý kịp thời sẽ
gây ảnh hưởng đến môi trường sống.Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với
chất thải rắn góp phần làm cho môi trường sống ngày một trong lành hơn, tạo mỹ
quan cho các đô thị, góp phần nhỏ bổ trong công cuộc phát triển kinh tế của các đô
thị.
1.1.3.1. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Chất thải rắn là những chất thải do con người thải ra hằng ngày trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt, thành phần có trong nó rất phức tạp có cả chất hữu cơ,
có cả chất vô cơ do đó thời gian phân huỷ khác nhau và khả năng ảnh hưởng đến
môi trường cũng khác nhau.Chất thải rắn là những chất hữu cơ như lá cây, thức ăn
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 9


thừa, rau, củ, quả thời gian phân huỷ nhanh, loại chất thải này khi phân huỷ tạo
thành phân hữu cơ rất có lợi cho cây trồng. Đối với chất thải rắn là những chất vô
cơ như bao nilon, những chai nhựa, chai hoá chất là những chất có thời gian phân
huỷ dài, khả năng phân huỷ khó, nó có chứa những hoá chất có hại cho môi
trường, ảnh hưởng đến nước ngầm,các sinh vật sống dưới đất.
Chất thải rắn là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường của các đô
thị. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: đất, nước(nước mặn,
nước ngầm), không khí. Rác có chứa trong nó những thành phần phức tạp,những
thành phần có hại cho môi trường như những hoá chất độc hại khi nó phân huỷ
lượng hoá chất này sẽ ngấm sâu vào lòng đất, và sẽ được tích tụ lại. Qua thời gian,
những thành phần này sẽ dần dần phá vở các thành phần và kết cấu của đất, làm
cho các thành phần của đất thay đổi tức là có thêm một lượng hoá chất, những chất
có hại; kết cấu của đất không còn bền vững như trước, dễ bị phá vở. Thêm vào đó,
nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, do quá trình tích tụ của các thành phần của
chất thải trong một thời gian dài đã ảnh hưởng đến nguồn nước này, gây ô nhiễm
nguồn nước. Rác thải cũng gây ra ô nhiễm không khí thông qua quá trình phân
huỷ của nó.
Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn là một quy trình giúp
cho quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn một cách khoa học, hợp vệ
sinh. Có thể tận dụng được những chất thải rắn có lợi cho môi trường, đồng thời
hạn chế những chất thải rắn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
1.1.3.2.Tạo mỹ quan cho thành phố.
Chất thải rắn bao gồm các chất thải không đồng nhất từ khu dân cư, các chất
thải từ các khu công nghiệp, dịch vụ-du lịch, thương mại, từ sản xuất nông nghiệp.
Do đó, chúng có thời gian phân huỷ trong tự nhiên khác nhau. Hơn nữa, các chất
thải rắn đều tồn tại dưới dạng rắn, nếu không có công tác vệ sinh môi trường đối
với chất thải rắn sẽ gây mất mỹ quan cho thành phố.
1.1.3.3.Góp phần phát triển kinh tế.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 10


Kinh tế một đất nước phát triển được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Một trong những yếu tố
mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào hành vi, ý thức của con người là quản lí
chất thải rắn.
+Dịch vụ-du lịch:
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, môi trường ngày
càng ô nhiễm nghiêm trọng, nhu cầu được hít thở không khí trong lành ngày càng
tăng. Thêm vào đó, kinh tế phát triển thì nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của con
người cũng thay đổi. Con người ngày càng thích đi du lịch đó đây, để học hỏi
được nhiều điều như về văn hoá, lối sống, phong tục…, có cơ hội hiểu thêm về đất
nước và con người của các nước trên thế giới. Vì thế, ngành dịch vụ-du lịch ngày
càng được chú trọng phát triển.
Một trong những lý do để khách du lịch chọn một đô thị, một đất nước
nào đó làm điểm đến của mình là: môi trường trong lành; mỹ quan thành phố sạch
đẹp; môi trường trong lành. Để tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp này trong lòng
khách du lịch thì công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng.
Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn vừa góp phần
bảo vệ môi trường, vừa tạo mỹ quan cho các đô thị lớn, trả lại bầu không khí trong
lành cho các đô thị. Thu hút được nhiều khách du lịch đến với đô thị góp phần vào
việc phát triển ngành dịch vụ-du lịch.
+ Sử dụng thành phẩm đã tái chế từ chất thải rắn trong sản xuất.
Trong quá trình sản xuất công nghiệp bên cạnh sản xuất ra thành phẩm
còn có phế phẩm, phế liệu kèm theo. Các phế liệu này, nếu được tái chế đúng theo
những tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ tạo ra được những thành phẩm tái chế có lợi.
Công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn sẽ giúp cho quá
trình tái chế chất thải rắn được dễ dàng, tiết kiệm được chi phí. Chất thải rắn được
phân loại trong khâu thu gom của công tác vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn
tuỳ theo mục đích tái chế.

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 11

Chất thải rắn sau khi đã được tái chế sẽ tạo thành những thành phẩm tái
chế có những công dụng, đặc tính như là những nguyên liệu, nhiên liệu trong sản
xuất. Các cơ sở sản xuất đã tận dụng, sử dụng những nguyên liệu, nhiên liệu này
vào quá trình sản xuất của mình, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí, vừa tạo ra
những thành phẩm như mong muốn ban đầu.
Việc sử dụng những thành phẩm đã tái chế từ chất thải rắn trong sản
xuất vừa tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất sản phẩm, vừa tiết kiệm chi phí
trong khâu sử lý chất thải rắn.
+ Giảm chi phí xử lí ô nhiễm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Khi có công tác vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn thì lượng chất
thải rắn trên toàn thành phố được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy trình
khoa học, sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trong khâu xử lý chất thải rắn cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nếu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xử lý chất thải rắn theo cách
riêng của mình, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khi sử dụng phương
pháp xử lý không đúng, vừa tạo cho mình một khoản chi phí lớn cho khâu quản lý
chất thải rắn.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi
trường đối với chất thải rắn, họ chỉ tốn một khoản phí trả cho việc quản lý môi
trường theo quy định của thành phố.
1.2. Kinh phí chủ yếu cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải
rắn
1.2.1. Ngân sách Trung ương
Trong những năm gần đây, kinh tế đất nước không ngừng tăng trưởng, quá
trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước, thu nhập bình quân của người
dân cả nước cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên, vì thế lượng chất thải rắn
phát sinh hằng ngày tăng lên về khối lượng và đa dạng về thành phần. Đây là vấn

đề bức xúc đối với các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 12

Quản lý chất thải rắn tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống, làm cho môi
trường trong lành hơn của chúng ta. Bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng
mang tính chất toàn cầu, nhất là trong giai đoạn môi trường đang bị đe dọa nghiêm
trọng như hiện nay.
Công tác vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn không những góp phần bảo
vệ môi trường trong lành, mà còn tận dụng những phế liệu trong quá trình sản
xuất, tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất, mang lại những lợi ích kinh tế thiết
thực cho đất nước. Nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam như hiện nay, tiết
kiệm chi phí là góp phần vào sự phát triển đất nước. Do đó, Trung ương dành một
phần ngân sách cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn là cần
thiết.
Ngân sách Trung ương hằng năm dành cho công tác vệ sinh môi trường đô thị
đối với chất thải rắn được sử dụng vào các mục đích:
 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường công cộng
 Quản lý hệ thống quan trắc và phân tích môi trường
 Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố
môi trường; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải nguy hại,
hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải.
 Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phương tiện thu
gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng
 Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường;
 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập
huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường;
1.2.2. Ngân sách thành phố
Nguồn ngân sách thành phố không phải là nguồn kinh phí chủ yếu, nhưng ngân

sách thành phố dành cho công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 13

nhất là ở các đô thị lớn cũng có một vai trò quan trọng. Nó thể hiện một phần trách
nhiệm của thành phố trong bảo vệ môi trường.
1.2.3. Phí quản lý chất thải rắn
Phí là nguồn thu được thu trực tiếp từ người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm
giảm bớt ngân sách cho Nhà nước. Một khi ngân sách Nhà nước được giảm bớt thì
chất lượng các dịch vụ khác sẽ được đảm bảo hơn bởi phần ngân sách này sẽ bù
qua.
Việc thu phí sẽ đóng góp vào một phần nguồn vốn trong công tác vệ sinh môi
trường đối với chất thải rắn, giúp cho việc quản lý chất thải rắn có khoa học, giảm
thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Việc thu phí góp phần vào việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân
trong việc quản lý chất thải rắn. Góp phần mang lại một cách sống văn minh cho
đất nước, hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi nơi công cộng, gây mất mỹ quan đô
thị.
Mức phí quản lý môi trường được quy định phụ thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.
1.3. Xã hội hoá dịch vụ công và xã hội hoá vệ sinh môi trường đô thị.
1.3.1.Xã hội hoá dịch vụ công.
Trong giai đoạn hiện nay thuật ngữ “xã hội hoá” được nhắc đến trong các lĩnh
vực như giáo dục, y tế… như là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong thời
kỳ kinh tế thị trường. Xã hội hoá không có nghĩa là quá trình tư nhân hoá mà là
quá trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm đem lại chất lượng của các dịch
vụ được tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân.
1.3.1.1. Khái niệm xã hội hoá dịch vụ công.
Xã hội hoá dịch vụ công là quá trình chuyển giao các dịch vụ mà trước đây
do các cơ quan Nhà nước hay các đơn vị Nhà nước hoạt động trong các dịch vụ

này không vì mục đích lợi nhuận,cho các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia.
Mục đích của việc làm này là giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho Nhà nước; có
thể huy động mọi nguồn lực trong cả nước tham gia vào việc cung cấp,quản lý các
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 14

dịch vụ công nhằm tạo cho các dịch vụ này có được một chất lượng tốt nhất, đáp
ứng một cách đầy đủ nhu cầu của người dân.
1.3.1.2.Sự cần thiết phải tiến hành xã hội hoá dịch vụ công.
Các dịch vụ công cộng trước đây đều do Nhà nước là người cung cấp, nhưng
hiện nay các dịch vụ đang có xu hướng xã hội hoá. Nguyên nhân của hiện tượng
này là:
- Sự kém hiệu quả của khu vực công so với khu vực tư trong việc cung cấp
chất lượng dịch vụ. Sở dĩ có điều này, thứ nhất là do khu vực công là khu vực
mang tính độc quyền tự nhiên. Các doanh nghiệp tư nhân luôn luôn phải đối mặt
với nguy cơ phá sản, họ phải tính toán làm sao cho sản phẩm mình làm ra được
tiêu dùng nhiều trên thị trường, cân đối giữa thu-chi; trên thị trường luôn xuất hiện
những đối thủ cạnh tranh mới và sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh cũ, điều này đã
làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân ngày một khó khăn hơn;
thêm vào đó khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc tiếp cận các khoa học
mới, tiên tiến để vừa tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá
lại phải chăng là một vấn đề khó, tốn nhiều chi phí, nếu doanh nghiệp nào có tình
hình tài chính vững chắc thì việc tiếp cận dễ dàng hơn các doanh nghiệp bị hạn
chế về tài chính, và khi đó khả năng thành công trên thị trường là cao hơn. Một
yếu tố cũng khá quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh là
việc nắm bắt thông tin, doanh nghiệp nào biết sử lý thông tin tốt, có những thông
tin quan trọng, nhanh thì sẽ thành công.Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước
trên thị trường không có đối thủ cạnh tranh do đặc thù tự nhiên của nó, họ cung
cấp cho khách hàng cái mà họ có, chứ không phải cái mà khách hàng cần. Do
không có đối thủ cạnh tranh nên không ó sự động lực để giảm bớt chi phí, hạ giá

thành và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ hai các doanh nghiệp Nhà nước được sự trợ giúp ưu dãi của Nhà nước.
Các doanh nghiệp Nhà nước được sự ưu đãi của Nhà nước về mọi mặt mà không
ràng buộc trách nhiệm, lợi ích vật chất của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi với
việc sử dụng nó một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công cộng
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 15

được hưởng nhiều ưu đãi hơn các doanh nghiệp kinh doanh thông thường, vì
chúng thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước.
Thức ba sự can thiệp quá mức của Nhà nước đến hoạt động của các đơn vị
cung ứng dịch vụ công. Các đơn vị cung ứng dịch vụ công về nguyên tắc phải chịu
sự chi phối về mọi mặt của Nhà nước về mọi mặt nhằm đảm bảo mục tiêu công
bằng xã hội cho người dân. Nhưng nhiều khi sự can thiệp của Nhà nước là quá
mức, làm cho các đơn vị này hoạt động không hiệu quả, chất lượng dịch vụ chưa
đảm bảo nhu cầu người dân.
- Sự thay đổi về mức sống: Do kinh tế của đất nước ngày càng tăng, thu
nhập bình quân đầu người tăng lên đã kéo theo mức sống người dân cũng tăng
theo nên nhu cầu của con người về chất lượng các dịch vụ công cũng tăng theo.
Trong khi đó chất lượng các dịch vụ công do khu vực công cung cấp không đáp
ứng đầy đủ nhu cầu, nên cần thiết phải có sự tham gia của các thành phần kinh tế
trong xã hội, để chất lượng dịch vụ ngày một được nâng cao.
-Sự thay đổi về khoa học công nghệ: Với sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ như hiện nay, việc tiếp cận các dịch vụ công vốn do Nhà nước cung
cấp của các doanh nghiệp tư nhân được dễ dàng hơn.
1.3.2. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn.
1.3.2.1. Mục tiêu của xã hội hoá vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải
rắn.
 Giảm ngân sách cho Nhà nước trong việc quản lý chất thải rắn.
 Huy động mọi nguồn lực của nhân dân tham gia vào việc ngăn ngừa, hạn

chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường,cải thiện và từng bước
nâng cao chất lượng môi trường. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế với thúc đẩy tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
 Tái sử dụng, tái chế các loại chất thải rắn thành những thành phẩm,nguyên
liệu có lợi cho quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng.
 Góp phần làm tăng ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trường đô thị.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 16

1.3.2.2. Đối tượng tham gia vào quá trình xã hội hoá vệ sinh môi trường đô
thị.
Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề không chỉ riêng của một cá nhân hay tổ
chức nào mà là của toàn xã hội, nhằm tạo ra một môi trường sống trong lành hơn.
Do đó, quá trình xã hội hoá vệ sinh môi trường đô thị đòi hỏi có sự tham gia của:
 Tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
 Mọi người dân nói chung.
Xã hội hoá các dịch vụ công ích đô thị trong đó có công tác vệ sinh môi
trường đô thị đối với chất thải rắn là một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội
nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào đầu tư và kinh doanh các
hoạt động cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn, đặt các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào môi trường cạnh tranh ngày càng
đẩy đủ và trực tiếp hơn; chuyển các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp Nhà nước
cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn sang hoạt động
theo cơ chế thị trường, chuyển quản lý ngân sách Nhà nước từ cấp phát trực tiếp
mang tính bao cấp sang cơ chế hợp đồng đặt hàng hay đấu thầu cung cấp các dịch
vụ vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn, không phân biệt doanh nghiệp
Nhà nước hay ngoài Nhà nước.
Mặt khác, xã hội hoá còn đồng nghĩa với việc người dân và các đối tượng
được hưởng thụ từ các dịch vụ này đóng góp một phần hay toàn phần nguồn tài

chính thông qua giá dịch vụ hay góp vốn đầu tư ban đầu các trang thiết bị, phương
tiện cho quá trình hoạt động nhằm giảm bớt gánh nặng vốn ngân sách Nhà nước
trong hoạt động này; bảo đảm người dân được lợi từ các hoạt động dịch vụ vệ sinh
môi trường đô thị đối với chất thải rắn, tham gia, giám sát tạo các dịch vụ này
ngày một đa dạng hơn, chất lượng cao hơn, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.
1.4. Các công cụ được sử dụng trong quá trình xã hội hoá vệ sinh môi trường
đô thị đối với chất thải rắn.
1.4.1. Công cụ pháp lí.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 17

Công cụ pháp lí là công cụ mang tính chất bắt buộc, được Nhà nước định ra
pháp luật,các tiêu chuẩn xã thải…về bảo vệ môi trường;các cơ quan quản lý Nhà
nước sử dụng quyền hạn của mình để giám sát,kiểm soát,thanh tra và xử phạt
những hành gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Công cụ pháp lý có ưu điểm là đáp ứng được các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra
về bảo vệ môi trường,quản lí chất thải rắn;giúp cho việc quản lí môi trường có
khoa học hơn;dự đoán được mức đô cũng như thành phần của từng nguồn thải từ
đó có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là:công cụ pháp lí mang tính cứng
nhắc, không linh hoạt trong từng tình huống cụ thể nên đôi khi gây khó khăn trong
việc quản lí làm cho việc quản lí thiếu hiệu quả, chưa phát huy tính chủ động của
các cơ quan quản lí môi trường nên chất lượng quản lí môi trường chưa cao. Thêm
vào đó, công cụ pháp lí không mang tính khuyến khích nên không thu hút được sự
tham gia đông đảo của thành phần trong cả nước, khiến cho mọi người luôn cảm
thấy bắt buộc, họ chỉ thực hiện như là một nghĩa vụ.
1.4.1.1. Luật bảo vệ môi trường:
Luật bảo vệ môi trường của nước ta đã được Quốc hội lần thứ 11 sửa đổi,bổ
sung ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này quy định trách nhiệm của chính quyền
các cấp, các cơ quan và mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường, tuân thủ các

nguyên tắc về bảo vệ môi trường; là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động,
hành vi của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội đối với môi trường sống.
Luật bảo vệ môi trường là công cụ pháp lý quan trọng nhất trong việc hạn
chế những hành vi có tác động xấu đến môi trường.Theo đó, bảo vệ môi trường là
trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân, của toàn xã hội; nhưng chất lượng môi
trường cũng như việc xử lý những hành vi vi phạm gây rác động xấu đến môi
trường do các cơ quan có trách nhiệm như ở Trung ương là Bộ tài nguyên và môi
trường, ở địa phương là Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các cấp.
Đồng thời, luật bảo vệ môi trường còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ
môi trường đối với các cơ sở sản xuất, các bệnh viện và các cơ sở y tế khác…
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 18

1.4.1.2. Nghị định của Thủ tướng Chính phủ:
Bên cạnh công cụ là luật bảo vệ môi trường thì các nghị định của Chính phủ
cũng là một công cụ pháp lý quan trọng, nó quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của luật bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ
môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công
khai thông tin, dữ liệu về môi trường. Đồng thời Nghị định này quy định các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức
phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện ph áp khắc phục hậu quả.
1.4.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
Đây là công cụ kiểm soát chất lượng môi trường dựa trên việc đưa ra những
tiêu chuẩn về môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn
về môi trường là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật của Nhà nước về bảo
vệ môi trường.
Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn này sẽ giúp cho cơ quan hữu quan có liên quan
kiểm soát được nguồn thải của cơ sở sản xuất. Hiện nay, ở Việt Nam đang dần dần
đưa tiêu chuẩn ISO14000 vào việc quản lý nguồn thải của các cơ sở sản xuất ra

môi trường, nhằm hạn chế những chát thải độc hại được thải trực tiếp vào môi
trường đồng thời góp phần tạo ra ý thức cho các cơ sở sản xuất với công tác bảo
vệ môi trường xung quanh.
1.4.1.4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong những năm trở lại đây vấn đề môi trường được chú ý nhiều hơn,do đó
công tác đánh giá tác động môi trường đã phát triển nhanh chóng ở trung ương và
địa phương, góp phần quan trọng trong việc quản lý môi trường ở nhiều ngành và
nhiều cơ sở sản xuất.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên hệ thống các
tiêu chuẩn môi trường của Bộ tài nguyên và môi trường.Việc thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm phát
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 19

hiện và xử lý những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường. Đồng thời có
những biện pháp khắc phục những tác động không tốt đó để cải thiện môi trường.
1.4.1.5. Kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
Đối với đô thị và khu công nghiệp,nguồn thải chính gây ra ô nhiễm môi
trường là từ nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện và các cơ sở y tế,sinh hoạt
hằng ngày của người dân.
Kiểm soát nguồn thải chính là kiểm soát ”cuối đường ống” của quá trình sản
xuất tức là kiểm soát nguồn thải chất thải rắn,thành phần nguồn thải nguy hại gây
ô nhiễm môi trường.Từ đó có những biện pháp xử lý,cải thiện môi trường.
Việc kiểm soát môi trường được cơ quan quản lý môi trường tiến hành.Kiểm
soát môi trường sẽ giúp cho việc quản lý chất thải rắn được dễ dàng hơn, đồng
thời phát hiện và xử lý những trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
1.4.2.Công cụ kinh tế.
Bên cạnh những công cụ mang tính chất bắt buộc như công cụ pháp lí còn có
công cụ kinh tế, đó là những khoảng phí đánh vào kinh tế, để điều chỉnh hành vi
của mỗi người. Các công cụ kinh tế này sử dụng nguyên tắc”người gây ô nhiễm

phải trả”, và”người hưởng lợi phải trả”. Theo nguyên tắc này người gây ô nhiễm
phải trả,nếu gây ô nhiễm ở mức cao sẽ chịu phạt về tài chính cao, còn mức ô
nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, thậm chí còn được thưởng.Theo nguyên tắc
người hưởng lợi phải trả thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho việc
cung cấp các dịch vụ đó như phí quản lý chất thải.
Mục đích của công cụ này là khuyến khích những hành vi có lợi cho môi
trường, đồng thời hạn chế về mặt tài chính đối với những hành vi có hại cho môi
trường. Ngoài ra, còn tạo ra một phần kinh phí để thực hiện các biện pháp khắc
phục, xử lý môi trường
1.4.2.1. Phí không tuân thủ.
Phí không tuân thủ được đánh vào những người dân, cơ sở sản xuất có những
hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất không tuân thủ những
cam kết về nguồn thải, thành phần chất thải rắn thải ra môi trường mà doanh
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 20

nghiệp đã cam kết với cơ quan chức năng Nhà nước. Tuy nhiên, đối với chất thải
rắn việc kiểm soát những hành vi xả thải là một vấn đề khó khăn, cần có sự phối
hợp của chính quyền địa phương, các tổ dân phố, của chính người dân.
Thêm vào đó, nếu chỉ sử dụng riêng chỉ loại phí không tuân thủ thì nó không
có tính bắt buộc, không có tính chất nghiêm trọng nên không được mọi người tuân
thủ; do đó cần phải kết hợp với những biện pháp hành chính.
1.4.2.2. Phí đối với người tiêu dùng.
Phí đối với người tiêu dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô
nhiễm, quản lý chất thải rắn. Loại phí này được áp dụng đối với các dịch vụ vệ
sinh môi trường ở các đô thị. Đây là khoản phí giúp cho việc quản lý chất thải rắn
ở các đô thị được khoa học, có tổ chức cũng như hạn chế những biện pháp xử lý
chất thải rắn không đúng tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường.
1.4.2.3. Lệ phí sản phẩm.
Lệ phí sản phẩm là loại phí được tính vào giá sản phẩm mà người tiêu dùng

sử dụng, sảm phẩm này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đây là công cụ khó
sử dụng, vì thành phần của chất thải rắn nhất là các chất vô cơ, hoá chất phức tạp,
mỗi chất ảnh hưởng đến môi trường với tốc độ khác nhau, nên rất khó để xác định
mức lệ phí riêng cho từng sản phẩm.
1.4.2.4. Lệ phí hành chính.
Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các doanh nghiệp Nhà nước nếu
các cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm các điều khoản trong Luật bảo vệ
môi trường. Lệ phí hành chính sẽ răng đe với những hành vi gây ô nhiễm môi
trường, coi thường Luật
Tuy nhiên với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc áp dụng hết tất
cả các công cụ kinh tế này trong khâu quản lý chất thải rắn là một vấn đề khó
khăn. Chỉ mới áp dụng công cụ phí đối với người tiêu dùng lệ phí hành chính,, phí
đối với người tiêu dùng vừa có tác dụng răn đe đối với những hành vi vi phạm
hành chính, vừa góp phần nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường
trong đó có bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 21

1.5. Một số kinh nghiệm xã hội hoá vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải
rắn của các nước trên thế giới:
- Ở Singapore:
Tiến hành phân loại rác tại nguồn bằng cách đặt các thùng đựng rác có đủ
màu trong các khu dân cư.
Tái sử dụng và tái chế các rác thải thành các thành phẩm cho những mục đích
sử dụng khác. Khuyến khích sử dụng những sản phẩm có khả năng tái chế, tái sử
dụng.
Có chính sách khuyến khích đối với những doanh nghiệp có những hành vi
thân thiện với môi trường. Bằng những giải thưởng có giá trị về mặt kinh tế và cả
danh tiếng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ sạch
- Ở Nhật Bản:

Thành phố Sapporo đã thiết kế và phân phối những cái túi đựng chất thải rắn
đặc biệt, khuyến khích người dân mang lượng chất thải rắn vô cơ (chai nhựa,
nilon…) họ khi họ đi mua sắm.
Ở Kyushu, chính quyền thành phố đã bỏ ra cho những nhóm công dân đã
đăng ký thu gom chất thải rắn 3 đồng Yên/ Kg. Việc làm này đã giảm thiểu lượng
chất thải rắn thải ra hằng năm, và góp phần trong việc thay đổi ý thức của người
dân trong việc bảo vệ môi trường đô thị.
Thành lập công ty 3R hoạt động trong công tác vệ sinh môi trường đô thị đối
với chất thải rắn. 3R tức là giảm thiểu lượng chất thải rắn, tái chế, tái sử dụng.
Công ty này vừa cung cấp các dịch vụ về sinh môi trường đô thị đối với chất thải
rắn vừa có thể sử dụng lượng chất thải rắn đó tái chế thành những sản phẩm có lợi,
việc làm này góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất.





Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 22














Chương II:Thực trạng và hoạt động thu-chi trong công tác vệ sinh môi
trường đô thị đối với chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng.
2.1.Tổng quan về công tác vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn tại
thành phố Đà Nẵng.
2.1.1. Nhu cầu vệ sinh môi trường đô thị đối với chất thải rắn tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi nên trong những năm trở lại đây kinh tế Đà
Nẵng có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Nằm ở vào trung độ của đất nước,
trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
hàng không, Đà Nẵng chỉ cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố
Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di
sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan
trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma
đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm
kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển
và đường hàng không quốc tế. Tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên ban tặng,
trong những năm gần đây kinh tế-xã hội của Đà Nẵng đã có bước phát triển vượt
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 23

bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội năm 2006 GDP (giá so sánh 94) ước tăng
12,2% so với năm 2005, trong khi đó cả nước tăng 8,2%.
Đà Nẵng đã trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, được công nhận là đô thị
loại I, cán bộ và nhân dân Đà Nẵng đang ra sức “ xây dựng thành phố Đà Nẵng trở
thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của
Miền Trung với vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ”
(trích Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị). Để làm được điều này, việc tạo
cho thành phố có được mỹ quan sạch đẹp, trong khi khối lượng chất thải rắn phát

sinh ngày một tăng là một việc làm cần thiết cần được sự quan tâm của tất cả mọi
người, mọi thành phần kinh tế của thành phố.
So với hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Đà Nẵng là nơi
có điều kiện sống khá thuận. Do kinh tế Đà Nẵng chưa phát triển mạnh như Tp Hồ
Chí Minh và Hà Nội, nên thu nhập của người dân thành phố không cao bằng hai
thành phố này, mức sống bình quân thấp. Cộng với điều kiện sống ở Đà Nẵng
cũng dần dần được cải thiện, nâng cao.Vì vậy, lượng dân cư ở các tỉnh Bắc Miền
Trung như Nghệ An, Thanh Hoá…có xu hướng di dân đến Đà Nẵng để sinh sống,
làm cho lượng dân nhập cư Điều này làm lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng
tăng. Thêm vào đó, dân số tăng tự nhiên cũng tăng theo thời gian. Những điều này
đã làm cho nhu cầu sinh hoạt của con người tăng lên, lượng chất thải rắn cũng
tăng theo tỷ lệ thuận.Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trong địa bàn thành phố
Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ tăng tới 1000 -1100 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ tăng
lên tới 1.500 đến 1.800 tấn/ngày.
2.1.2.Thực trạng quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn.
2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hữu quan ở Đà Nẵng.
- Sở Giao thông công chính: Là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Là cơ quan chủ quản của Công ty Môi trường đô thị, chỉ đạo Công ty Môi trường
đô thị phục vụ công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, nước
thải trên địa bàn thành phố.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 24

 Phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường thường xuyên tiến hành các
hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng môi trường tại khu vực xử
lý chất thải rắn của thành phố.
 Đặt hàng các dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
 Chỉ đạo Công ty Môi trường phục vụ công tác thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn, nước thải trên địa bàn thành phố.

- Sở Tài nguyên và môi trường: Là cơ quan chuyên môn tham mưa giúp
UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn.
 Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện
trạng môi trường, thẩm định và báo cáo đánh giá môi trường của các dự
án, các cơ sở theo phân cấp.
 Phối hợp với Sở Giao thông công chính, Công ty Môi trường đô thị tiến
hành kiểm tra, giám sát môi trường.
 Tham mưu cho UBND thành phố kế hoạch xây dựng, vận hành các nhà
máy, các khu xử lý chất thải trên địa bàn thành phố.
 Tham mưu cho UBND thành phố trong công tác thu phí bảo vệ môi
trường theo quy định của Nhà nước.
 Phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan giải quyết
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
 Kiểm tra, xử lý theo quy định đối với những hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt 200.000.000đ.
- Công ty Môi trường đô thị trực thuộc Sở Giao thông công chính thành phố
Đà Nẵng là đơn vị hoạt động công ích, cung cấp các dịch vụ thuộc công tác quản
lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị cho nhân dân thành phố.
 Thường xuyên cung cấp những thông tin về hiện trạng cho Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Giao thông công chính.
- UBND các quận, huyện:
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:Trần Thị Dung Trang 25

 Phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường,công ty Môi trường đô thị
thực hiện, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp quản lý chất thải rắn.
 Phát hiện và xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường với mức phạt 700.000đ.
- UBND các phường, xã:

 Kiểm tra, giám sát phát hiện những hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường với mức phạt dưới 700.000đ.
 Tổ chức các buổi phát động bảo vệ môi trường ở trên địa bàn phường,
xã mình.
2.1.2.2. Mối quan hệ của các cơ quan hữu quan

Mối quan hệ của các cơ quan hữu quan



- Sở GTCC và Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các quận huyện có mối
quan hệ phối hợp. Tức là cùng phối hợp với nhau trong việc thanh tra, kiểm tra
chất lượng môi trường; phối hợp với nhau trong việc đưa công tác vệ sinh môi
trường đối với chất thải rắn đến gần với người dân hơn.
Sở GTCC
Sở TN&MT
Công ty Môi trường
đô thị
UBND quận,huyện
UBND phường,xã

×