ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
……… ……….
PHÙNG THỊ THANH HƯƠNG
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2010- 2014
Thái nguyên -2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
……….
………
PHÙNG THỊ THANH HƯƠNG
Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2010-2014
GVHD : ThS. Nguyễn Quang Thi
Thái nguyên , 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” là phương thức quan
trọng giúp học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học
trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình
độ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian thực tập em đã học hỏi
được rất nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình.
Trước hết, em xin cảm ơn các cô, chú và các anh, chị trong Chi cục Bảo vệ
Môi trường và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.
Nguyễn Quang Thi thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực tập và viết khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trư-
ờng, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cùng các thầy cô
đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong
quá trình học tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh
viên sau khi ra trường. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lí luận và
phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Cảm ơn gia đình và người thân của em đã luôn động viên em trong suốt
thời gian thực tập. Cảm ơn bạn bè, những người đã luôn đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian hoàn thành quyển khóa luận này.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bước đầu được làm
quen với thực tế vì vậy khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong
được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn tôt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên , ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Phùng Thị Thanh Hương
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 . Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 1
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số khái niệm liên quan tới chất thải rắn 3
2.1.1. Khái niệm chất thải 3
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn 3
2.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải rắn 3
2.2. Phân loại chất thải rắn 4
2.2.1. Phân loại chất thải rắn theo vị trí hình thành. 4
2.2.2 . Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học vật lý 4
2.2.3. Phân loại dựa vào đặc tính của chất thải rắn 4
2.3. Nguồn phát sinh Chất thải rắn 5
2.4. Những ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường 5
2.4.1. Tác động tới môi trường không khí 5
2.4.2. Tác động đến môi trường nước 6
2.4.3. Tác động tới môi trường đất 7
2.4.4. Tác hại đối với sức khỏe con người 8
2.4.5. Tác động đến cảnh quan 9
2.5. Cơ sở pháp lý của đề tài 9
2.6. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam 11
2.6.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới 11
2.6.1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản 11
2.6.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Singapore 12
2.6.1.3. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Mỹ 13
2.6.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 14
2.6.2.1. Phát sinh và thành phần chất thải rắn ở Việt Nam 14
2.6.2.2.Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ở Việt Nam 18
2.6.3. Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải rắn ở nước ta. 23
2.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Vĩnh Phúc 24
2.7. 1. Các cơ quan quản lý 24
2.7. 2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Vĩnh Phúc 25
2.7.2.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn ở tỉnh Vĩnh Phúc. 25
2.7.2.2. Hệ thống quản lý 27
PHẦN 3: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.3.Nội dung nghiên cứu 28
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh yên – tỉnh
Vĩnh Phúc 28
3.3.2. Đánh giá thực trạng chất thải rắn tại thành phố Vĩnh Yên 28
3.3.3.Thực trựng công tác quựn lý CTR trên đựa bàn thành phự Vĩnh Yên. . 29
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn tại thành phố
Vĩnh Phúc 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 29
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 29
3.4.4.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 29
3.4.5.Phương pháp tổng hợp và so sánh 30
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
4.1.1.1. Vị trí địa lý 31
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình 32
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 32
4.1.2 .Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 33
4.1.2.1 .Tài nguyên đất 33
4.1.2.2. Tài nguyên nước 34
4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản 35
4.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội 35
4.1.3.1. Dân số 35
4.1.3.2. Lao động, việc làm 36
4.1.3.3. Y tế, Giáo dục và Văn hóa 37
4.1.2.4. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 37
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Vĩnh Yên 37
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn tại thành phố Vĩnh Yên 37
4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành
phố Vĩnh Yên 41
4.2.2.1. Thu gom và vận chuyển 41
4.2.2.2. Hiện trạng công tác thu gom rác thải 42
4.2.3.Thực trựng công tác quựn lý CTR trên đựa bàn thành phự Vĩnh Yên. . 49
4.3. Những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong quản lý CTR thành phố Vĩnh Yên. . 50
4.4. Kết quả điều tra đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên…………………………………………………………………53
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn thành phố Vĩnh Yên 55
4.5.1. Giải pháp về chính sách 55
4.5.2. Giải pháp đầu tư 56
4.5.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 56
4.5.4. Giải pháp phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn 57
4.5.5. Giải pháp về công nghệ 58
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” là phương thức quan
trọng giúp học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học
trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình
độ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian thực tập em đã học hỏi
được rất nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình.
Trước hết, em xin cảm ơn các cô, chú và các anh, chị trong Chi cục Bảo vệ
Môi trường và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.
Nguyễn Quang Thi thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực tập và viết khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trư-
ờng, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cùng các thầy cô
đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong
quá trình học tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh
viên sau khi ra trường. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lí luận và
phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Cảm ơn gia đình và người thân của em đã luôn động viên em trong suốt
thời gian thực tập. Cảm ơn bạn bè, những người đã luôn đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian hoàn thành quyển khóa luận này.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bước đầu được làm
quen với thực tế vì vậy khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong
được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn tôt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên , ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Phùng Thị Thanh Hương
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CBNV Cán bộ nhân viên
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTR Chất thải rắn
CSSX Cơ sở sản xuất
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
QLMT Quản lý môi trường
RTSH Rác thải sinh hoat
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNMT Tài nguyên Môi trường
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
KCN Khu công nghiệp
VLXD Vật liệu xây dựng
VSMT Vệ sinh môi trường
SXCN Sản xuất công nghiệp
WHO Tổ chức y tế thê giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của H₂S đến sức khỏe cộng đồng 9
Bảng 2.2: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 15
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 16
Bảng 2.4: Thành phần CTR sinh hoạt ở một số đô thị miền Bắc. 18
Bảng 2.5: Một số thông tin về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 19
Bảng 4.1: Dân số và cơ cấu dân số 2006-2009 36
Bảng 4.2: Phân tích thành phần, tính chất trong rác thải sinh hoạt 38
Bảng 4.3: Tổng hợp hiện trạng rác thải trên địa bàn thành phố 39
Vĩnh Yên năm 2013 39
Bảng 4.4: Thống kê hiện trạng mạng lưới thu gom CTR các xã, phường thị trấn
thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc 44
Bảng 4.5: Các cở sở y tế, giường bệnh nhân theo tuyến thành phố 46
Bảng 4.6: Các cơ sở y tế cấp xã phường. 46
Bảng 4.7: Hiện trạng khối lượng rác thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 47
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. 5
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các đô thị Việt Nam năm 2007 17
Hình 2.3: Sơ đồ tác động tổng hợp của bãi chôn láp rác thải. 21
Hình 2.4: Sơ đồ quản lý CTR tỉnhVĩnh Phúc 24
Hình 4.1: Dân số trung bình và tốc độ tăng của thành phố Vĩnh Yên 36
Hình 4.2: Thu gom và vận chuyển CTR ngã 3 xóm Đôn Hậu trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên 42
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. 43
Hình 4.4: Thu gom CTR sinh hoạt tại chợ vina thành phố Vĩnh Yên. 44
Hình 4.8: Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 45
Hình 4.5: Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế. 48
Hình 4.6: Điạ điểm thu gom CTR y tế tại Bệnh viên Sản – nhi . 49
Hình 4.9: Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp tùy nghi A.B.T 61
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Nước ta là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ đi lên công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Hàng loạt các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp được hình
thành và ngày càng được mở rộng. Sự phát triển đó giúp tạo công ăn việc làm cải
thiện mức sống, thu nhập của người dân, tuy nhiên bên cạnh đó đã làm phát sinh
ngày càng nhiều chất thải rắn trong khi ý thức BVMT của người dân …., đã làm
suy giảm chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
Trong những năm qua, sự gia tăng dân số cùng với việc phát triển ngày càng
nhiều các khu, cụm công nghiệp và việc mở rộng các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên đã làm phát sinh ngày càng
nhiều chất thải rắn cả về số lượng và chủng loại …
Việc quản lý chất thải rắn là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu
cầu phải được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho công việc vệ sinh
chung , cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và còn đảm bảo cho việc
giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế còn
nhiều khó khăn của công tác quản lý này, đồng thời được sự nhất chí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, GVHD: ThS.
Nguyễn Quang Thi, tôi đã thực hiện chuyên đề “ Đánh giá thực trạng công tác
quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc “
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên-tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp hơn trong công tác quản lý
chất thải rắn của thành phố Vĩnh Yên.
2
1.3. Yêu cầu của đề tài
Số liệu tài liệu thu thập được phải đảm bảo khách quan, trung thực, chính
xác nội dung nghiên cứu phải cụ thể, thực tế, phản ánh đúng thực trạng khu vực
nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Củng cố thêm những kiến thức thực tập cho sinh viên trong quá trình đi
thực tập tại cơ sở.
+ Nâng cao khả năng trong tiếp cận thu thập và xử lý thông tin của sinh
viên trong quá trình nghiên cứu.
-Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở thu thập, đánh giá, phân tích công tác quản lý chất thải rắn trên
địa bàn biết được hiện trạng của công tác này từ đó đống góp, đề xuất ý kiến để
góp phần giải quyết hiện trạng trên, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao
chất lượng môi trường sống của người dân. Đồng thời nâng cao nhận thức của
người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.
3
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm liên quan tới chất thải rắn
2.1.1. Khái niệm chất thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [9].
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn
- Chất thải rắn là các chất thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được
thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Chất thải rắn còn bao gồm cả
bùn cặn, phế phẩm trong công nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…[6]
- Chất thải rắn là “ đồ vật không còn tác dụng, người sử dụng không
mong muốn giữ lại hoặc vật chất được thải bỏ ra từ các hoạt động xã hội ’’,
Chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có thể phát sinh từ các hộ gia
đình, cơ quan, bệnh viện, các hoạt động thương mại, xây dựng, công nghiệp,
nông nghiệp…[1]
- Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng
nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động
sống[16].
2.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải rắn
- Quản lý chất thải rắn là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải[9].
- Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn chính sau:
+ Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một
địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở cơ giới hay thô sơ. Việc thu gom co
thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được
phân loại. Sau khi thu gom, rác có thể chuyển trực tiếp tới nơi xử lý hay qua các
trạm trung chuyển.
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 . Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 1
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số khái niệm liên quan tới chất thải rắn 3
2.1.1. Khái niệm chất thải 3
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn 3
2.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải rắn 3
2.2. Phân loại chất thải rắn 4
2.2.1. Phân loại chất thải rắn theo vị trí hình thành. 4
2.2.2 . Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học vật lý 4
2.2.3. Phân loại dựa vào đặc tính của chất thải rắn 4
2.3. Nguồn phát sinh Chất thải rắn 5
2.4. Những ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường 5
2.4.1. Tác động tới môi trường không khí 5
2.4.2. Tác động đến môi trường nước 6
2.4.3. Tác động tới môi trường đất 7
2.4.4. Tác hại đối với sức khỏe con người 8
2.4.5. Tác động đến cảnh quan 9
2.5. Cơ sở pháp lý của đề tài 9
2.6. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam 11
2.6.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới 11
2.6.1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản 11
2.6.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Singapore 12
2.6.1.3. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Mỹ 13
2.6.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 14
5
+ Tro và các chất dư thừa loại bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu khác sau
đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi, và các chất thải dễ cháy
trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than.
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói…[16]
2.3. Nguồn phát sinh Chất thải rắn
Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động:
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Dịch vụ và thương mại
- Khu dân cư
- Cơ quan, trường học
- Bệnh viện
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.
2.4. Những ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường
Các vấn đề nảy sinh liên quan tới chất thải rắn:
2.4.1. Tác động tới môi trường không khí
Qúa trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước rỉ rác , chất thải rắn, tạo
hôi thối khó chịu, sản sinh ra CO₂ làm ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại
Chất thải rắn
Cơ quan, trư
ờng
học
Nông nghi
ệp, hoạt
động xử lý rác thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện,
cơ sở y tế
Khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp
Nhà dân, k
hu
dân cư
Ch
ợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng
6
bãi rác tập kết rác, khu dân cư cuối hướng gió. Khu dân cư lân cận. Mức độ tác
động mạnh, một số tác động chính:
- Khí H₂S có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc
trưng , được oxy hóa nhanh chóng để tạo thành các sunfat, các hợp chất có độc tính
thấp hơn.
- Khí mê tan (CH₄) là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí.
Nó ít gây độc hại, nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát
cháy. Mối đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra từ bãi chôn rác và hầm
ủ là vấn đề cháy nổ khi mêtan tồn tại ở nồng độ 5 – 15%
- Các khí CH₄và cabonic (CO₂) là những chất gần như trong suốt đối với
tia sáng có bước sóng ngắn. Ngược lại, đối với bức xạ sóng dài (tia hồng ngoại)
chúng hấp thụ rất mạnh. Kết quả đó là sự có mặt của chúng làm cho năng lượng
mặt trời vẫn bức xạ xuống mặt đất vào bầu trời dưới dạng các tia hồng ngoại, bị
các chất ô nhiễm này cản trở và hấp thụ rồi tỏa nhiệt vào bầu khí quyển. Trong
khi đó, năng lượng mặt trời vẫn bức xạ xuống mặt đất một cách bình thường
không bị cản trở làm cho nhiệt trái đất tăng cao.
- Mùi hôi: Theo các tài liệu khoa học, quá trình phân hủy sinh học kỵ khí
các chất hữu cơ rắn tại các đống rác thải ra khoảng 168 hợp chất gây mùi như
axit hữu cơ, rượu, aldehyt, hỗn hợp khí, este, suphit, mercaptans… và hầu hết
chúng đều có mùi đặc trưng. Do khí (có mùi hôi) sinh ra tù đống rác có chứa rất
nhiều các hợp chất hóa học nên cơ thể sẽ gây ra một tác động như sau: Tác động
xấu đến hệ thống hô hấp là nguyên nhân gây ung thư phổi, gây bệnh bạch cầu ở
trẻ em, tạo ra cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc.
Bụi lơ lửng gây nên các bệnh về hô hấp, da liễu, bệnh về mắt cho công
nhân làm việc tại bãi rác tập kết.
2.4.2. Tác động đến môi trường nước
Làm tăng hàm lượng cặn, chất hữu cơ, kim loại nặng, chất thải lỏng nguy
hại (hòa tan CTR không được phân loại từ cong đoạn thu gom), vi sinh vật gây
bệnh trong nước mặt (colifom , ccoli…) của toàn bộ các sông hồ qua bãi tập kết
7
và xuôi xuống thủy vực tiếp nhận hệ thống kênh mương nội đồng cấp nước cho
canh tác nông nghiệp: các ao nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trong vùng
bãi rác thuộc địa bàn thành phố. Ngoài ra , gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn
nước mặt do hàm lượng chất dinh dưỡng (N,P) cao, giảm hàm lượng oxy hòa tan
do các chất thải hữu cơ có trong nước rỉ rác đễ dàng oxy hóa (tăng BOD), oxy
hóa học (COD), đục nguồn nước do hàm lượng chất thải rắn lơ lửng tăng cao.
Chất rắn vương vãi trên bề mặt dưới tác dụng các nguồn phân tán ( nước thải,
nước mưa, gió) gây bồi lắng lòng sông, kênh mương, cản trở dòng chảy.
Tác động tới nguồn nước ngầm (môi trường tác động chính)
Các kim loại nặng trong nước rỉ rác, vỏ bao bì đựng HCBVMT thẩm thấu qua
đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt của các bãi rác. Các chất
có tính độc cao: Xianua, NO₂, thủy ngân (Hg), sắt (Fe), Amoni (NH₃), phốt
pho…. Mức độc hại tác động rất mạnh nếu không được xử lý.
2.4.3. Tác động tới môi trường đất
- Những tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các
bãi rác. Do các đặc điểm chung của các tỉnh thành nước ta là khâu phân loại rác
tại nguồn, phân loại rác nguy hại ở hầu hết các nơi, nên ngoài các chất thông
thường, trong các thành phần rác thải tại các bãi rác còn chứa nhiều chất độc hại,
có chất thời gian phân hủy khá lâu trong lòng đất khoảng vài chục năm, có chất
đến hàng trăm năm. Các chất ô nhiễm có mặt trong đất sẽ làm đất kém chất
lượng, bạc màu, hiệu quả canh tác kém.
- Chất thải sinh hoạt nằm giải rác khắp nơi không được thu gom đều được
lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,
kim loại, hydrocacbon…nằm trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay
đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bị
đống cứng, khả năng hút nước, thấm nước kém, đất bị thoái hóa.
8
2.4.4. Tác hại đối với sức khỏe con người
- Chúng ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm,
dịch hại nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đã
tăng quá mức ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Chất thải sinh hoạt đã ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhât là đối với dân cư khu
vực chôn lấp chất thải. Ô nhiễm chất thải sinh hoạt đã đến mức báo động. Nhiều
bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài ra, tiêu chảy, dịch tả, thương
hàn … do chất thải rắn gây ra. Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô
thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng.
- Hệ thống thu gom, vận chuyển rác còn thô sơ, chưa đồng bộ, máy móc
thiết bị thiếu sữ làm giảm năng lực thu gom, tỷ lệ chất thải rắn còn tồn đọng ở
khu vực là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa tới sức
khỏe con người . Các đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực rác
tồn đọng là dân cư–đặc biệt là trẻ em và phụ nữ-sống trong các đường kiệt, hẻm
nhỏ xe thu rác không vào được, ở vùng nông thôn và những người đi nhặt rác
bán phế liệu
- Rác còn tồn đọng ở những khu vực ẩm thấp, ao, hồ, là môi trường mang
mầm mống nhiễm bệnh đối với vật nuôi như gia xúc, gia cầm, làm giảm hiệu quả
chăn nuôi ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Rồi vấn đề bệnh tật, tính mạng
con người nữa khi con người lại sử dụng những sản phẩm lại mang mầm bệnh.
- Tại các bãi rác , nếu không áp dụng những kỹ thuật chôn lấp và xử lý
thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp
phủ, thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi muỗi, là mầm mống lan truyền dịch
bệnh, chưa kể đến các chất độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây ra bệnh hiểm
nghèo đối với cơ thể tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
2.6.2.1. Phát sinh và thành phần chất thải rắn ở Việt Nam 14
2.6.2.2.Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ở Việt Nam 18
2.6.3. Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải rắn ở nước ta. 23
2.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Vĩnh Phúc 24
2.7. 1. Các cơ quan quản lý 24
2.7. 2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Vĩnh Phúc 25
2.7.2.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn ở tỉnh Vĩnh Phúc. 25
2.7.2.2. Hệ thống quản lý 27
PHẦN 3: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.3.Nội dung nghiên cứu 28
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh yên – tỉnh
Vĩnh Phúc 28
3.3.2. Đánh giá thực trạng chất thải rắn tại thành phố Vĩnh Yên 28
3.3.3.Thực trựng công tác quựn lý CTR trên đựa bàn thành phự Vĩnh Yên. . 29
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn tại thành phố
Vĩnh Phúc 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 29
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 29
3.4.4.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 29
3.4.5.Phương pháp tổng hợp và so sánh 30
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
10
Việt Nam và các cơ quan chức năng cụ thể hoá bằng các văn bản pháp lí. Hàng
loạt các văn bản ra đời quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và phương thức
quản lý nguồn chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), đã dành riêng chương VII quy
định về quản lý chất thải, trong đó quy định: “ Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải
rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý chất thải”. “Chất thải rắn được phân thành hai nhóm chính là chất thải
có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải tiêu huỷ hoặc chôn lấp”.
- Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 định hướng 2020, đề
ra mục tiêu chung là: “Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng
suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết một bước cơ bản tình
trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở
các thành phố lớn và một số vùng nông thôn, ”. Theo đó mục tiêu cụ thể đề ra
là: “Phấn đấu 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại chất thải
rắn tại nguồn, 80% có thùng đựng rác tập trung, 80% khu vực công cộng có
thùng đựngchất thải rắn. Thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và
dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện ”.
- Nghị định 59-2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 04 năm 2007.
Quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
liên quan đến chất thải rắn.
- Căn cứ Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Quyết định số 12/2001/QĐ-UB ngày 21/02/2001 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt " chiến lược BVMT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010".
- Kế hoạch số 70- KH/TU ngày 28 tháng 04 năm 2005, thực hiện Nghị
quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.
- Quyết định của thủ tướng Chính Phủ ban hành số 34/2005/QĐ-TTg
chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW
11
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường -
công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
2.6. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam
2.6.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở một số nước trên Thế giới
- Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một thách thức lớn đối với
nhiều nước trên thế giới không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì
lợi ích to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với quá trình nâng cao mức sống,
lượng rác thải tạo ra càng nhiều, vì thế xử lý rác thải đã là vấn đề nóng bỏng của
hầu hết các thành phố trên thế giới. Qua một số mô hình về bảo vệ môi sinh, đặc
biệt là xử lý rác thải rất hiệu quả dưới đây, những điều họ đã và đang làm sẽ rất
quý báu với Việt Nam nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp[18].
- Bên cạnh đó các nước đều môi trường khí hậu khác nhau cũng như tập
quán khác nhau mà việc quản lý chất thải rắn trên các nước cũng khác nhau sao
cho phù hợp với nước đó. Dưới đây là tình hình quản lý chất thải rắn của một số
nước trên thế giới.
2.6.1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản
Nhật Bản đã thực hiện rất tốt việc phân loại rác tại nguồn – điều mà các
nước phát triển đã làm được từ hàng chục năm qua. Các hộ gia đình được yêu cầu
phân chia rác thành 3 loại: Rác hưũ cơ dễ phân hủy, rác không cháy được nhưng
có thể tái chế và loại rác khó tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng
trong những túi có màu sắc khác nhau. Nếu gia đình nào không chịu phân loại, để
lẫn lộn vào một túi thì công ty vệ sinh sẽ gửi giấy báo phạt tiền tới tận nhà ngay
hôm sau. Đối với các loại rác thải cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt, vật liệu
xây dựng… thì phải đăng kí trước và đúng ngày quy định thì sẽ có xe của Công
ty vệ sinh môi trường đến chuyên trở, được tùy tiện vứt trên hè phố.
12
Theo số liệu của Bộ môi trường Nhật Bản, hàn năm nước này có khoảng
450 triệu tấn rác thải, trong đó,phần lớn là rác công nghiệp ( 397 triệu tấn ).
Trong tổng số rác thải trên , chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp
, trên 36% được đưa đến các nhà máy để được tái chế. Số còn lại chủ yếu sử dụng
công nghệ đốt để xử lý nguồn phần rác thải khó phân hủy, hoặc đóng rắn rồi mới
đem đi chôn lấp.
Việc tái chế ở Nhật Bản cũng rất công phu: 70% rác nhà bếp được tái
chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất,giảm bớt nhu cầu sản xuất và
nhập khẩu phân bón. Với bao bì và nhựa, Nhật Bản phải sử dụng 10% lượng
dầu thô nhập khẩu để chế tạo 12 triệu tấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng
nhựa trên thế giới. Riêng phế thải xây dựng, người ta phải thu gom vật liệu và
bê tông phế thải từ các công trường xây dựng chuyển đến nhà máy chuyên tái
chế thành cát và sắt thép. Chi phí cho việc này rất tốn kém , thậm chí còn cao
hơn cả nhập khẩu nguyên liệu tương tự , nhưng không tái chế sẽ gây ô nhiễm
môi trường. Với cách thu gom, xử lý rác như vậy đem lại nhiều lợi ích: Tiết
kiệm được chi phí xử lý, giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo thêm hàng hóa
sử dụng, tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại
đồng thời thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài
nguyên và công khai thác.
2.6.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Singapore
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapore, một quốc đảo vốn
rất “ eo hẹp ’’ về diện tích. Vào năm 1999, Singapore khánh thành đảo nhân tạo
đầu tiên trên thế giới làm hoàn toàn từ … rác thải và nay đã trở thành một địa
điểm du lịch sinh thái độc nhất vô nhị. Cách đất liền Singapore 8km về phía
Nam, đảo chứa rác Semakau rộng 350 ha có thể chứa 63 triệu mét khối rác, đủ
đáp ứng nhu cầu chứa rác của Singapore đến năm 2045. Hiện nay, toàn bộ rác
thải ở được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Hàng ngày, hơn 2.000 tấn tro rác là sản
phẩm thu được sau khi đốt được các sà lan lớn chở vào đảo.
13
Nhờ vào các khâu hoạch định, thiết kế và xây dựng, kể từ khi đi vào
hoạt động, bãi rác Semakau vẫn bảo vệ được hệ sinh thái cũng như môi trường
tự nhiên phong phú. Hàng năm, Semakau đón nhiều lượt du khách đến tham
quan với chức năng như một điểm du lịch sinh thái: câu cá, quan sát các loại
chim, ngắm trăng sao và đa dạng sinh học và các hoạt động giải trí, ngoại
khóa… Để bảo vệ môi trường, người dân Singapore thực hiện tối đa 3R: reduce
(giảm sử dụng), Reuse (dùng lại) và Recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử
dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt và việc bãi rác Semakau tăng tuổi thọ là
một minh chứng cho thấy người dân nước này đóng góp rất tích cực vào việc
bảo vệ môi trường. Một mục tiêu trong kế hoạch xanh của chính phủ Singapore
năm 2012 là “ Không cần bãi rác ’’ chỉ đạt được khi tất cả mọi người cùng
chung sức.
2.6.1.3. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Mỹ
Charlestown, Massachusetts, Mỹ là nơi đặt trung tâm tái chế đơn dòng
(không phân loại chất thải khi tái chế) của hãng Casella Waste Services. Cơ sở
được khai trương vào năm 2009 và từ đó đến nay vẫn ăn nên làm ra với lượng
khách hàng và tỷ lệ tái chế ngày một tăng cao. Theo đó, với công nghệ này,
người ta cho tất cả chất thải vào một công ten nơ duy nhất và sử dụng hệ thống
tự động tách 75% vật liệu nhờ các kỹ thuật hỗn hợp. Vật liệu tái chế chưa được
phân loại sẽ được đưa qua một băng chuyền để tách bìa các tông và các vật liệu
có giá trị ra khỏi phần còn lại. Những thứ chưa được phân loại sẽ bị chuyển đến
công đoạn tiếp theo. Tại đây, những người công nhân sẽ tiếp tục phân loại vật
liệu và loại bỏ những thứ không phù hợp, chẳng hạn như túi ni lông bởi loại này
có thể gây hỏng các quy trình. Theo đó, những “nhà tái chế” sẽ bán vật liệu đã
được xử lý của họ cho các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nếu lô hàng chứa quá
nhiều chất gây ô nhiễm, khả năng từ chối sẽ rất lớn. Đây là những nguyên liệu
không phù hợp và bị loại bỏ. Chúng sẽ được đem chôn hoặc mang đi làm phế
liệu. Có một chiếc trống trong dây truyền dùng để loại bỏ thủy tinh ra khỏi quy
trình. Khi trống quay, thủy tinh bị vỡ và rơi vào máy thu gom đặt bên dưới. Có
14
3 dây chuyền để phân loại sợi từ bìa các tông và giấy báo. Các sợi sẽ mỏng đi
sau mỗi lần tái chế nên bìa các tông có giá trị hơn đối với các nhà sản xuất giấy.
Các bộ truyền đai ở Charlestown sẽ càng lúc càng vận chuyển những vật liệu có
tính hỗn hợp ít hơn, nhựa và nhôm rớt xuống ở công đoạn đầu tiên sẽ được vận
chuyển nhanh chóng qua các bộ truyền để đến vị trí phân loại bằng quang học.
Ở công đoạn này, máy quang học sẽ đo đạc hơn 100 thông số bao gồm màu sắc,
hình dạng và mật độ phân bố của nhựa để có thể phân loại chính xác vật liệu.
Khi nhận ra một loại nhựa cụ thể, máy sẽ “thổi” vật thể xuống một thùng riêng
biệt. Nhờ đó, người ta có thể dựng các loại nhựa khác nhau trong các thùng
riêng biệt. Bởi có trọng lượng riêng lớn hơn nên khi người ta sử dụng thiết bị
tạo ra từ trường xoáy, nhôm sẽ bị rơi đi xa hơn các loại nhựa và được đựng vào
hộp riêng. Đối với thiếc, quy trình phân loại cũng diễn ra tương tự. Cuối cùng,
nhựa tái chế được sử dụng để làm các loại quần áo hay thảm, nhờ có chúng mà
con người tiêu hao ít năng lượng hơn và cũng hạn chế việc khai thác tài nguyên.
Tại Charlestown, người ta phân loại hàng trăm tấn rác mỗi ngày. Số vật liệu
không phù hợp còn lại sẽ được trở đến bãi rác sau khi đóng thành kiện.
2.6.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
2.6.2.1. Phát sinh và thành phần chất thải rắn ở Việt Nam
* Phát sinh chất thải rắn
Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 15 tiệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là
chất thải phát sinh hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh[6].
Các khu đô thị tuy dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát
sinh hơn 6 triệu tấn rác thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh
hoạt của cả nước) do có lối sống khá giả hơn, có nhiều các hoạt động thương mại
hơn và đô thị hóa cũng diễn ra ở cường độ cao hơn.
Chất thải ở các vùng đô thị thương có tỷ lệ các thành phân nguy hại lớn
như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các chât thải
không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. Ngược lại lượng phát sinh chất
15
thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát
sinh chất thải của đô thị và phần lớn đều chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các
thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong
chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn , trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất
thải sinh hoạt ở đô thị)[6].
Theo số lượng thống kê năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt
bình quân khoảng từ 0,6 – 0,9 kg/người/ngày ở các khu đô thị lớn và dao động
từ 0,4 – 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới
0,9 -1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 – 0,65 kg/ người/ngày tại các
đô thị nhỏ. Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60 –
70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn
sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây Dựng vềlượng phát
sinh chất thải rắn ở các đô thị cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ
các đô thị có xu hướng tăng đều trung bình từ 10 – 16% mỗi năm[7].
Bảng 2.2: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Địa điểm
Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày )
% so sánh với
tổng lượng thải
% thành phần
hữu cơ
Đô thị ( toàn quốc ) 0,7 50 55
TP. Hồ Chí Minh 1,3 9
Hà Nội 1,0 6
Đà Nẵng 0,9 2
Nông Thôn ( toàn
quốc )
0,3 50 60 - 65
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2004 – Chất thải rắn)
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân
đạt trên 7%/năm. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ
năm 2000 – 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người trong đó tỷ lệ dân số
thành thị tăng từ 24,185 năm 2000 – 26,98% năm 2005, tương ứng tỷ lệ dân số
nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành