Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

252 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán và
Tư Vấn NEXIA ACPA
Nền kinh tế Vịêt Nam đang có sự chuyển mình đáng kể với tốc độ
tăng trưởng nhanh. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển và
đang hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt đòi hỏi một thị trường tài chính
minh bạch, tạo điều kiện cho sự ra đời của các công ty kiểm toán. Để đáp
ứng nhu cầu của thị trường cũng như xu thế phát triển chung cả về số lượng
và chất lượng của các công ty kiểm toán, công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm
toán và tư vấn ACPA ra đời. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA
(ACPA Auditing and Consulting Co.,Ltd.) chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 4/4/2004, theo giấy phép kinh doanh số 1002012231 do sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng
nhưng hiện nay đã tăng lên là 3 tỷ đồng chỉ sau hơn 3 năm đi vào hoạt động,
đó là một con số khá ấn tượng. Theo đó, công ty có tư cách pháp nhân, có tài
khoản giao dịch tại ngân hàng Vietcombank, có quyền ký và phát hành báo
cáo kiểm toán. Trụ sở chính của công ty tại tầng 18, tháp quốc tế Hoà Bình,
106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam (trước đây là tầng 7, toà nhà Đồng
Tâm, 29 Hàn Thuyên, Hà Nội, Việt Nam.)
Công ty được thành lập bởi các kiểm toán viên ưu tú với hơn 10 năm
kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn trên thế giới như công ty Arthur
Andersen Việt Nam và công ty TNHH KPMG Việt Nam. Với đội ngũ nhân
viên lành nghề, áp dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất nên chỉ trong
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thời gian ngắn, công ty nhanh chóng nổi lên như một trong những hãng kiểm
toán hàng đầu Việt Nam.
Đến ngày 10/06/06, công ty đã mở rộng văn phòng chi nhánh tại TP


Hồ Chí Minh, địa chỉ tầng 5, toà nhà Starview, 63A, đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, quận 1, TP HCM để có thể tiếp cận với khách hàng ở Miền Nam, tạo
điều kiện mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty.
Trong năm 2006 đã diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của công ty đó là việc trở thành thành viên chính thức của tập
đoàn kiểm toán quốc tế Nexia International. Nexia International là tập đoàn
chuyên kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán
và tư vấn trên toàn thế giới. Được thành lập từ năm 1971 bởi hai hãng nổi
tiếng ở Luôn Đôn và NewYork, đó là Oppenhenin Appel Dixon &
Associates USD và Spicer & Pegles UK. Hiện nay, Nexia là một tập đoàn
đứng trong tốp 10 tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới với 334 văn phòng đại
diện trên 92quốc gia. Gia nhập Nexia là cơ hội phát triển mới cho ACPA,
không những nâng cao được chất lượng dịch vụ mà còn quảng bá được tên
tuổi cũng như vị thế của công ty trên thị trường thế giới. Nhân viên của công
ty có cơ hội được đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách tiếp
cận với các phương pháp kiểm toán đa dạng của nhiều công ty ở các quốc
gia khác nhau, trao đổi những thông tin hữu ích về chuyên ngành kế toán,
kiểm toán…từ các thành viên của Nexia. Tháng 12/2007 công ty chính thức
đổi tên thành công ty TNHH NEXIA ACPA.
Một sự kiện đáng ghi nhận là NEXIA ACPA đã được trao giải “
Thương mại dịch vụ Việt Nam-Top trade service 2007” do Bộ Công Thương
tổ chức nhằm tôn vinh những thành tựu đạt được của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại Việt Nam sau năm gia nhập tổ
chức thương mại thế giới và đầu năm 2008 được chấp nhận kiểm toán các
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đó là một nguồn động lực
quan trọng đối với toàn thể nhân viên trong công ty.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:

1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và thị trường của Công ty TNHH Kiểm
Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA:
Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ về kiểm toán và
tư vấn tài chính kế toán, ngân hàng, nguồn nhân lực… cho các doanh nghiệp
với chi phí hợp lí và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là:
- Dịch vụ kế toán, kiểm toán:
+ Kiểm toán , rà soát Báo cáo tài chính
+ Kiểm toán hoạt động
+ Định giá
+ Soát xét báo cáo tài chính
+ Các dịch vụ về kế toán.
Cung cấp các dịch vụ về thuế:
+ Lập quyết toán thuế
+ Dịch vụ tư vấn thuế
+ Đánh giá và rà soát nghĩa vụ thuế thực hiện với nhà nước
- Các dịch vụ về tư vấn doanh nghiệp
+ Tư vấn kế toán
+ Tư vấn về lựa chọn và triển khai phần mềm quản lí
+ Dịch vụ tuyển dụng
+ Dịch vụ tư vấn về đánh giá giá trị của doanh nghiệp trước khi niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Hiện tại, công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước. Tuy nhiên chủ yếu là các khách hàng nước ngoài với tỉ trọng khoảng
99% mà trong đó 90% là các khách hàng Nhật Bản, đây là các khách hàng
có tiềm năng và có đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng dịch vụ mà công ty

cung cấp, đó cũng chính là cơ hội để công ty hoàn thiện và nâng cao chất
lượng dịch vụ của mình.
1.2.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây:
Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tuân thủ nghiêm
ngặt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đầy nhiệt huyết, chất lượng
dịch vụ được cung cấp bởi Công ty ngày càng được nâng cao. Vì thế, số
lượng khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NEXIA ACPA không
ngừng tăng lên. Theo thống kê của công ty thì số lượng khách hàng tính đến
năm 2006 là 100, đến cuối năm 2007 đã là 168 khách hàng và con số này
vẫn tiếp tục tăng. Bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4 năm 2004,
tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng vói sự nỗ lực của cả bộ máy hoạt
động, NEXIA ACPA đã thu được những thành tựu đáng kể. Theo chế độ kế
toán áp dụng tại công ty, năm tài khoá của công ty kết thúc vào ngày 30
tháng 6 hàng năm. Kết quả hoạt động của công ty được thể hiện như bảng
sau
Chỉ tiêu Doanh thu
Tổng
(triệu VNĐ)
DT
từ dịch vụ
kiểm toán (%)
DT
từ dịch vụ
tư vấn (%)
30/06/04-30/06/05
30/06/05-30/06/06
30/06/06-30/06/07
4000
6800
12410

60
60
70
40
40
30
500
1300
1504
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặc dù mới hoạt động được hơn ba năm nhưng NEXIA ACPA đã
giành được nhiều thành tích đáng kể cả về thu nhập cũng như uy tín nghề
nghiệp. Doanh thu hoạt động không ngừng tăng lên trong năm tài chính kết
thúc ngày 30/6/2007 vừa qua công ty đạt mức doanh thu 12,41 tỉ VND tăng
gấp 2 doanh thu năm 2006, gấp 3 lần doanh thu năm 2005(trong đó doanh
thu từ dịch vụ kiểm toán chiểm khoảng 70% , doanh thu từ dịch vụ tư vấn
thuế ước đạt 30% tổng doanh số). Lợi nhuận ước tính của công ty trong năm
đạt khoảng 13% tổng doanh thu.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng chỉ sau hơn 3 năm hoạt động Công
ty đã đạt được những thành tựu đáng kể như trở thành thành viên chính thức
của tập toàn NEXIA và được nhận giải “Top Trade service” do Bộ Công
Thương tổ chức và được chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán, đó là một niềm tự hào đối với một công ty
có quy mô nhỏ lại mới thành lập nhưng đã vượt qua hàng loạt các công ty
kiểm toán nổi tiếng khác.
Nói đến sự phát triển của công ty không thể không nói đến sự thay đổi
về số lượng nhân viên của công ty.Chiến lược của công ty về nhân lực là mở
rộng đội ngũ công nhân viên cả về chiều rộng và chiều sâu. Bắt đầu hoạt

động với 6 thành viên sáng lập, chỉ sau hơn 3 năm hoạt động công ty có 70
người. Bên cạnh đó chất lượng nhân viên không được nâng cao bằng nhiều
hình thức khác nhau. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân
viên tham gia các chương trình đào tạo do chính công ty tổ chức, các khoá
học do Nexia cung cấp hay các khoá học IBA Marter hoặc ACCA.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập một cách gọn nhẹ, khoa
học và năng động phù hợp với qui mô hoạt động nhỏ và vừa của công ty. Cơ
cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng, gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và 4 phòng chính:
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Chí Trung phụ trách việc điều hành
mọi hoạt động của doanh nghiệp và là đại diện pháp lý của công ty trong các
giao dịch với khách hàng cũng như với Nhà nước. Tổng giám đốc trực tiếp
quản lý hoạt động của các phòng Hành chính tổng hợp, phòng Kiểm toán, bộ
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
Phòng HC- TH
Phòng
Kiểm toán
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tư vấn
Bộ phận
Tư vấn Thuế

Bộ phận tư vấn
Tài chính – Ngân hàng
Bộ phận
soát xét
chất lượng
Chi nhánh
TP.HCM
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phận soát xét chất lượng đồng thời đánh giá hiệu quả của bộ phận tư vấn
thông qua phó giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc: Gồm ba người đó là ông Hoàng Khôi, ông Ngụy
Quốc Tuấn, và ông Phạm Quốc Hưng quản lý các hoạt động chung của
phòng tư vấn và trực tiếp điều hành hoạt động của bộ phận tư vấn thuế thuộc
phòng tư vấn, đồng thời là người soát xét cuối cùng chất lượng hoạt động tư
vấn thuế.
Phòng tư vấn: thực hiện những công việc liên quan đến dịch vụ tư
vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn lựa chọn và triển khai phần
mềm quản lý, tư vấn đánh giá giá trị doanh nghiệp trước khi niêm yết trên
thị trường chứng khoán cho khách hàng.
Phòng kiểm toán: Thực hiện toàn bộ những hoạt động liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán cho các khách hàng. Phòng kiểm
toán có ba trưởng phòng là ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Lê Thế Việt và ông
Nguyễn Tuấn Nam thực hiện quản lý và điều hành mọi hoạt động tại phòng
kiểm toán đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả hoạt
động của phòng kiểm toán.
Bộ phận soát xét chất lượng: Thực hiện việc rà soát kết quả cung cấp
dịch vụ kiểm toán cũng như tư vấn một cách độc đối với tất cả các nhân viên
đã trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế cho
khách hàng. Bộ phận này do ông Nguyễn Minh Thắng phụ trách.

Phòng Hành chính-Tổng hợp: Thực hiện công việc kế toán cũng như
các công việc văn phòng khác tại công ty.
Với cách thức tổ chức như trên, bộ máy quản lý của Công ty NEXIA
ACPA đã tạo ra được môi trường làm việc hiệu quả và có năng suất cao phù
hợp với mô hình hoạt động nhỏ vừa tại công ty.
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện toàn bộ các hoạt động liên
quan chủ yếu tới cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán, do ông Ngụy Quốc
Tuấn điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả hoạt
động của Công ty
1.3.2. Đội ngũ nhân viên và văn hóa công ty:
Muốn cung cấp một dịch vụ có chất lượng tốt nhất tới khách hàng thì
điều quan trọng là đội ngũ nhân viên thực hiện phải có trình độ và không
ngừng nâng cao bổ sung kiến thức, theo kịp sự phát triển của thị trường. Vì
vậy ngay từ khi mới thành lập Công ty thường xuyên mở các khoá đào tạo,
bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm. Ra đời vào tháng 4 năm 2004, Công ty
TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA được thành lập ra bởi sáu sáng
lập viên ban đầu- là những nhà tư vấn và kiểm toán viên có trình độ chuyên
môn cao đã qua đào tạo tại các trường cả trong và ngoài nước và có chứng
chỉ kế toán viên công chứng quốc gia (CPA). Sau gần ba năm thành lập hiện
nay số lượng nhân viên của công ty ở cả hai chi nhánh đã tăng lên 70 người
đều đã tốt nghiệp đại học và trên đại học. Nhân viên của Công ty là những
người năng động, nhạy bén, giỏi về chuyên môn và được tuyển chọn trực
tiếp bởi Ban lãnh đạo theo tiêu chí “Trung - Tín - Trí - Tâm”.
Điểm khác biệt lớn nhất của NEXIA ACPA so với các công ty khác
đó là môi trường làm việc và văn hóa công ty. Công ty luôn chú trọng đến
việc xây dựng một môi trường làm việc năng động, hiệu quả cho mỗi cá
nhân cũng như đem đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt. Mỗi cá nhân

trong công ty đều luôn cố gắng nhiệt tình trong công việc và hài hoà trong
ứng xử, mọi nhân viên đều được đối xử bình đẳng trong các mối quan hệ và
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong giải quyết các môi quan hệ nảy sinh. Ngoài ra các nhân viên đều gắn
bó với nhau trong việc định hướng phát triển nghề nghiệp.
Văn hóa Công ty còn được thể hiện rất chi tiết trong cách trang trí
văn phòng, trang thiết bị hiện đại, logo, slogan và quy định về ăn mặc (dress
code) của nhân viên. Đội ngũ nhân viên cùng với môi trường làm việc
chuyên nghiệp luôn là nền tảng cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty.
1.3.3. Tổ chức kế toán:
Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA hiện là một
doanh nghiệp nhỏ với số lượng nhân viên không nhiều, do đó để phù hợp
với qui mô của mình cũng như để tiết kiệm chi phí nên bộ máy kế chỉ bao
gồm 2 nhân viên là kế toán trưởng và kế toán viên. Kế toán trưởng là ông Lê
Thế Việt phụ trách chung mọi công việc kế toán và giám sát thực hiện công
việc của kế toán viên. Kế toán viên là bà Vũ Thị Hà, người thực hiện mọi
công việc ghi chép sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Là một công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn mang những đặc
điểm chung của ngành: công việc bận rộn theo mùa (tập trung vào một số
tháng nhất định), do đó để phù hợp với công việc niên độ kế toán của công
ty bắt đầu từ 1/7 đến 30/6 hàng năm. Hiện nay do qui trình kế toán đơn giản
nên công ty đang áp dụng hình thức nhật kí chung trong ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Việc hạch toán kế toán được thực hiện dựa trên phần
mềm kế toán AFSYS do công ty ESOFT xây dựng. Đây là phần mềm thiết
kế cho hệ thống đa người sử dụng và có tính bảo mật cao, thích hợp với
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn như Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty

Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
9
Phòng
Hành chính - Kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.4. Đặc điểm công tác kiểm toán của công ty TNHH kiểm toán và tư
vấn NEXIA ACPA
1.4.1. Quy trình kiểm toán chung
Tại công ty kiểm toán NEXIA ACPA, qui trình kiểm toán được thiết
lập dựa trên một hướng tiếp cận mới dựa trên việc đánh giá rủi ro “risk-
based audit” mang những nét riêng biệt so với cách tiếp cận truyền thống.
Theo cách tiếp cận rủi ro, kiểm toán viên không chỉ quan tâm tới các rủi ro
kiểm toán mà còn quan tâm tới rủi ro kinh doanh của khách hàng- những rủi
ro ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty cũng như nắm giữ chìa khoá
quyết định cho sự tồn tại của nó.
Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn
NEXIA ACPA được chia thành các bước rõ rệt và được minh hoạ theo sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm toán chung
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Việc thực hiện qui trình kiểm toán theo cách tiếp cận như trên được thực
hiện qua bốn bước chính:
- Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát
- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ

Các công việc chính của mỗi bước như sau:
Sơ đồ 3: Qui trình kiểm toán chi tiết
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
11
Chuyờn thc tp tt nghip
Đánh giá tính
trọng yếu
Đánh giá ban
đầu vể rủi ro
BAF
BPR
BIF
Thủ tục kiểm soát
tầm cao
Các thủ tục kiểm
soát đặc biệt
Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro
Đối chiếu với BCTC
Liên hệ các
rủi ro được
phát hiện với
các thủ tục
kiểm soát
chính
Đánh giá sự
thiết kế phù
hợp của các
thủ tục kiểm
soát
Kiểm tra sự

hoạt động
hữu hiệu của
các thủ tục
kiểm soát
Rủi ro được
giảm tới mức
chấp nhận
đượcc
Phân tích
kinh
doanh
Xác định các rủi ro còn lại
Xác định và thực hiện các thử nghệm cơ bản
Các kiến
nghị hoàn
thiện
áp dụng thủ tục
phân tích
áp dụng thử nghiệm
cơ bản các nghiệp
vụ và số dư tài
khỏan
Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các tài khoản
trọng yếu có rủi
ro thấp
Các yêu cầu và
qui định trong
giai đoạn lập
báo cáo

Các yêu cầu
chuyên môn
The ACPA Audit Process Framework
2004 ACPA All rights reserved
AA-003
BAF: Business Analysis Framework
BIF: Business Information Framework
BPR: Business Performance Review
1.4.1.1 Tỡm hiu qui trỡnh hot ng kinh doanh ca khỏch hng
õy l bc kim toỏn viờn thu thp nhng d liu c bn cho vic
ỏnh giỏ tớnh hiu qu ca hot ng qun lý ri ro, phõn tớch iu kin kinh
doanh cng nh quỏ trỡnh x lý thụng tin ca khỏch hng giỳp xỏc nh v
khoanh vựng c nhng gian ln, sai sút trng yu v ri ro trong hot
ng kinh doanh cú kh nng nh hng ti hot ng kim toỏn bỏo cỏo ti
chớnh cng nh nh hng ti cỏc bin phỏp a ra nhm ci thin tỡnh trng
kinh doanh ca khỏch th kim toỏn. Giai on u tiờn ny cng cho phộp
Lờ Th Tỡnh Lp: Kim toỏn 46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kiểm toán viên xác định được các tài khoản chứa đựng các rủi ro trọng yếu
căn cứ vào đó kiểm toán viên sẽ đưa ra các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện
trên cơ sở tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi
(GAAS). Giai đoạn này được chia thành các bước nhỏ gồm:
Đánh giá tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thể
chấp nhận được từ đó xác định các công việc cần thiết nhằm xác định rủi ro
cũng như các công việc thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán.
Xác định rủi ro ban đầu: Kiểm toán viên đưa ra đánh giá, nhận xét
ban đầu về mức rủi ro có thể xuất hiện trong công ty của khách hàng dựa
trên việc sử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro để lập kế hoạch cho toàn
cuộc kiểm toán.. Phục vụ cho việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên cần phải

xem xét những vấn đề quan trọng của kỳ trước hoặc kỳ này có khả năng ảnh
hưởng đến việc xác định rủi ro của kỳ này như : các rủi ro gian lận và sai
sót, những thiếu sót về thủ tục kiểm soát, những sai phạm và những điều
chỉnh và các hoạt động bất hợp pháp. Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải
quan tâm tới những thay đổi quan trọng trong kì có khả năng dẫn tới rủi ro;
cũng như tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân
nhắc cho việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Tìm hiểu về chiến lược
kinh doanh và những ưu điểm trong quá trình điều hành thông qua quá trình
phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanh (Business Analysis Framework )
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng phân tích này thể hiện rõ nét mối quan hệ cũng như tác động qua
lại giữa chín yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh.Thông qua bảng phân
tích này kiểm toán viên có thể có được những hiểu biết sâu hơn về chiến
lược, quá trình và hoạt động của khách hàng. Bên cạnh hiểu biết về hoạt
động kinh doanh của khách hàng, nhóm kiểm toán cũng cần tìm hiểu cách
nhà quản lý cấp cao đánh giá kết quả hoạt động của công ty cũng như sự đầy
đủ của hoạt động kiểm soát của nhà quản lý. Kết quả hoạt động được thể
hiện qua các bảng phân tích thông tin (Business Information Framework –
BIF) và bảng đánh giá kết quả hoạt động (Business Performance Review –
BPR) cho thấy kết quả kinh doanh hiện tại (thông qua các tỉ suất tài chính:
ROA,ROE..) và dự đoán khả năng hoạt động trong tương lai (thông qua các
đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, giá trị thị trường,
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý tài sản...). Tìm hiểu về tính liêm chính của ban giám đốc cũng như
các áp lực và cơ hội thực hiện hành vi gian lận, lưu ý đến những khó khăn

và thay đổi trong môi trường kinh doanh trên cơ sở có quan tâm đến ý kiến
của các chuyên gia.
Xác định và khoanh vùng rủi ro: Kiểm toán viên xác định các rủi ro
về khả năng xảy ra sai sót và gian lận trong hoạt động kinh doanh của khách
hàng (error risk and fraud risk). Đồng thời thông qua đó, kiểm toán viên chú
ý tới những yếu tố, nguyên nhân chính dẫn tới các rủi ro đó.
Đối chiếu với báo cáo tài chính: Việc đối chiếu này sẽ giúp đoàn
kiểm toán liên kết, đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đã xác định được
với các tài khoản tương ứng trên báo cáo tài chính. Điều này giúp kiểm toán
viên xác định được các tài khoản quan trọng có mức rủi ro cao phải áp dụng
kiểm tra toàn diện đồng thời xác định được các tài khoản trọng yếu có rủi ro
thấp để áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung.
1.4.1.2. Thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát
Trong bước này, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, cách thức hệ thống kế toán và ban quản lý công ty có thể kiểm
soát, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót liên quan đến hệ thống thông
tin cũng như các ước tính kế toán. Giai đoạn này giúp cho kiểm toán viên
hiểu rõ sự phù hợp cũng như hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết
kế trong doanh nghiệp phục vụ cho việc đưa ra các ý kiến nhằm cải thiện hệ
thống nội bộ được trình bày trên thư quản lý của kiểm toán viên. Bước này
giúp kiểm toán viên hiểu rõ được có hay không hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các công việc chi tiết sau:
Xác định rủi ro dựa trên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của
khách hàng: Thông qua phỏng vấn chủ sở hữu của doanh nghiệp, xem xét
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
biên bản ghi chép của công ty và thu thập các thông tin khác trong suốt quá
trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, để tìm hiểu về các chính sách và các
thủ tục kiểm soát đang được áp dụng tại công ty. Đồng thời, kiểm toán viên

sẽ thực hiện việc kiểm tra từ đầu tới cuối (walkthrough test) với các nhân
viên thực hiện kiểm soát để đảm bảo họ thực hiện đúng trách nhiệm của
mình.
Xác định sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục
kiểm soát được đánh giá hiệu quả khi nó có khả năng ngăn ngừa, phát hiện
và sửa chữa các sai phạm tồn tại để giảm các sai phạm đến mức có thể chấp
nhận được.
Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát: xem xét tính liên tục,
nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát cũng như việc tuân thủ
các quy định của công ty và nhà quản lý.
Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên kiểm toán viên sẽ xác
định xem rủi ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không.
Nếu rủi ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận hay các thủ tục
kiểm soát được thiết kế không phù hợp cũng như không hiệu quả trong việc
giảm thiểu các rủi ro thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểm
soát và phải thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
1.4.1.3.Thực hiện các trắc nghiệm cơ bản
Bước này đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng những phán đoán
chuyên môn của mình trong việc xác định các khoản mục mà các thủ tục
kiểm soát nội bộ không hiệu quả trong việc giảm rủi ro xuống mức có thể
chấp nhận được, tạo ra rủi ro kiểm toán còn lại. Các bước công việc bao
gồm:
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thực hiện thủ tục phân tích: Kiểm toán viên phân tích sự biến động
(so sánh số dư tài khoản giữa các kì với nhau, so với số dự toán và so với
chuẩn chung của ngành, so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năng
thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá
trị thực tế với giá trị dự toán) từ đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra

các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác.
Thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên kết hợp kiểm
tra giữa việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếu trực
tiếp với kiểm kê hàng tồn kho và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin
cậy của các số dư hàng tồn kho tại thời điểm cuối kì.
Phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tương ứng và
tính toán lại số dư cuối kỳ.
1.4.1.3 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ (Perform Additional Audit
Procedures)
Bước thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ này thường được thực
hiện với những tài khoản trọng yếu nhưng có mức rủi ro thấp. Ngoài ra các
thủ tục kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên
môn và các quy định trong chuẩn mực trong giai đoạn báo cáo.Các công
việc thường được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai của khách
hàng: Kiểm toán viên xem xét các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến
tình hình hoạt động tương lai của khách hàng thông qua việc lập bảng hỏi về
các giả định hoạt động liên tục.
Tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động của khách hàng:
Kiểm toán viên có thể hiểu kĩ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông qua
việc gửi thư xác nhận đến bên thứ ba đối với các nghiệp vụ có liên quan.
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đánh giá rủi ro gian lận: (fraud risk)
Xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính của
khách hàng: (Subsequent events)
1.4.2. Qui trình kiểm soát chất lượng tại công ty NEXIA ACPA
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín cũng như thành công trong
thời gian qua đó là Công ty đã thiết kế được một bộ máy kiểm soát chất

lượng thực sự có hiệu quả.
Sơ đồ 5: Bộ máy kiểm soát chất lượng


Thông thường mỗi cuộc kiểm toán được thực hiện bởi 4-5 trợ lý kiểm toán
viên dưới sự chỉ đạo của một kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Trước khi
tiến hành kiểm toán trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tìm hiểu về khách
hàng, xác định rủi ro và phân công nhiệm vụ cho các trợ lý kiểm toán phù
hợp với trình độ, chuyên môn từng người. Các trợ lý kiểm toán viên dưới sự
chỉ đạo, hướng dẫn của nhóm trưởng thực hiện phần việc được giao. Trong
quá trình kiểm toán khách hàng khi có vấn đề phát sinh ngoài khả năng,
nhóm kiểm toán thường được tư vấn bởi bộ phận tư vấn trong công ty hoặc
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
Chủ phần hùn
Chủ nhiệm kiểm toán
Nhân viên có
kinh nghiệm
Trưởng nhóm kiểm
toán
Kiểm soát chéo
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hỏi ý kiến chuyên gia. Kết thúc kiểm toán thành viên trong nhóm kiểm toán
tiến hành in và kẹp file, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm đánh giá lại
công việc hoàn thành của các trợ lý kiểm toán và báo cáo với chủ nhiệm
kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm soát xét lại công việc đã
hoàn thành của nhóm kiểm toán và báo cáo cho Tổng Giám Đốc. Tổng giám
đốc tiến hành đánh giá lại lần cuối và nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường
thì yêu cầu thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung trước khi phát hành báo
cáo kiểm toán nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất.

Việc thiết kế một bộ máy kiểm soát chất lượng như vậy là tương đối
chặt chẽ, các công việc của từng người sẽ được một cấp trên xem xét đánh
giá một cách độc lập đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng
chất lượng dịch vụ tốt nhất. Công việc kiểm tra chéo ở đây có nghĩa là một
người chịu trách nhiệm của nhóm này sẽ kiểm tra độc lập công việc đã thực
hiện bởi nhóm khác và ngược lại, tất cả vì một mục tiêu chung tối đa hoá sự
thoả mãn của khách hàng.
1.4.3. Tổ chức hồ sơ kiểm toán:
Hồ sơ kiểm toán bao gồm toàn bộ giấy tờ làm việc, các bắng chứng
thu thập được trong quá trình kiểm toán. Tại NEXIA ACPA hồ sơ kiểm toán
được lưu giữ hết sức cẩn thận, mỗi khách hàng thường bao gồm hai loại hồ
sơ: Hồ sơ kiểm toán chung (PAF) và hồ sơ kiểm toán năm (CAF)
* Hồ sơ kiểm toán chung (PAF) bao gồm các giấy tờ, tài liệu cung cấp
những thông tin chung liên quan đến khách hàng trong nhiều năm. Bao gồm:
- Giấy phép thành lập (giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng
liên doanh), quyết định thành lập, biên bản họp hội đồng quản trị..
- Các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của khách
hàng: Các quyết định, các hợp đồng( hợp đồng cho vay, hợp đồng lao động,
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng cho thuê, hợp đồng kinh tế…), các
biên bản họp, điều lệ của công ty, sơ đồ tổ chức, các tài liệu về nhân sự của
công ty
- Các thông tin về môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật, chính sách
thuế…có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, quá trình
phát triển của khách hàng.
Hàng năm các thông tin trong hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật thêm
khi có bất kỳ sự thay đổi nào.
* Hồ sơ kiểm toán năm (CAF)

Hồ sơ kiểm toán năm lưu giữ các giấy tờ làm việc, tài liệu trong năm kiểm
toán
Hồ sơ kiểm toán năm được chia thành các phần sau:
• Phần A: Thông tin chung về quản lý và báo cáo
• Phần B: Thông tin chung về khách hàng
• Phần C: Lịch trình tiến hành kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận
kiểm toán
• Phần D: Tìm hiểu về khách hàng ( bao gồm các thông tin về nhà đầu tư,
nhà quản lý, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp vốn đầu tư và
vốn pháp định, chính sách kế toán, hệ thống thông tin, môi trường kinh
doanh…)
• Phần E: Hệ thống các chuẩn mực áp dụng trong quá trình kiểm toán
• Phần F: Các văn bản tài chính về chính sách thuế, chính sách kế toán do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có liên quan đến năm tài
chính; Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính ( bản dự thảo và
bản chính thức)
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phần Z: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán
trong năm tài chính
Tại NEXIA ACPA hồ sơ kiểm toán được lưu giữ cẩn thận và khoa
học. Các bộ hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái dễ dàng cho việc tìm
kiếm. Việc chia hồ sơ kiểm toán thành các phần theo thứ tự A,B,C…giúp
việc tra cứu thông tin được dễ dàng đặc biệt việc thu thập thông tin cho
những năm kiểm toán tiếp theo
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA
2.1. Ví dụ về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại
Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
2.2.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khách hàng A
2.2.1.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán
Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán là KTV tiến hành thu
thập những thông tin chung về khách hàng. Những thông tin chung này được
lưu trong hồ sơ kiểm toán chung (PAF) và hàng năm được cập nhật thêm.
Những thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
trong năm tài chính được trình bày trên giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ
kiểm toán năm. Đây là năm đầu tiên công ty tiến hành kiểm toán khách hàng
A.
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng1:Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A
Công ty CP A Tham chiếu: D300
Kỳ kế toán:31/12/07 Người thực hiện: LTT
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh Ngày thực hiện :3/2008
_____________________________________________________________________
* Loại hình công ty:
Công ty xi măng A là công ty nhà nước được thành lập năm 1977. Theo
quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa số 514/QĐ-UB ngày 25/3/2005 và quyết
định số 559/QĐ-UB ngày 12/4/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá, công ty chuyển đổi
thành công ty cổ phần từ tháng 6 năm 2005.
* Vốn điều lệ : 17.517.410.000 đồng trong đó vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài
chiếm 99%
* Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất xi măng, clinker các loại
- Sản xuất tấm lợp

- Khai thác đá và sản xuất các loại nguyên liệu xây dựng khác
* Chế độ và chính sách áp dụng
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Kỳ kế toán của công ty áp dụng từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ áp sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sau khi thu thập các thông tin phi tài chính công ty tiến hành phân
tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhằm phát
hiện những biến động bất thường và khoanh vùng rủi ro. KTV tiến hành so
sánh số dư của kỳ này so với kỳ trước tính ra mức chênh lệch tuyệt đối và
chênh lệch tương đối. Công việc này được trình bày trên phần D500 trong
hồ sơ kiểm toán năm.
Bảng 2: Bảng phân tích sơ bộ BCĐKT, BCKQKD của khách hàng A
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khách hàng: Công ty cổ phần A Tham chiếu: D500
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người lập: NTH
Phân tích sơ bộ BCĐKT Ngày lập: 10/3/08
Đơn vị: VNĐ Người soát xét: NTN
Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch

tương đôí
Ghi
chú
TSNH 38.417.122.166 38.098.973.711 455.042.724 1.21%
Tiền 9.035.156.525 19.813.943.257 10.778.786.732 119.30% [1]
Các khoản phải thu 14.279.677.205 7.860.280.734 (6.419.396.471) 44.95%
Phải thu thương mại 14.273.952.974 7.678.754.018 (6.595.198.956) 46.20% [2]
Trả trước cho NCC 385.771.700 94.402.000 (291.369.700) 75.53%
Phải thu nội bộ 122.014.065 83.841.511 (38.172.554) 31.29%
Phải thu khác 269.481.866 3.283.205 (266.198.661) 98.78%
Hàng tồn kho 14.301.590.117 10.282.149.729 (4.019.440.388) 28.10%
Hàng tồn kho 14.301.590.117 10.282.149.729 (4.019.440.388) 28.10% [3]
TSNH khác 27.507.140 142.599.991 115.092.851 418.41%
TSNH khác 27.507.140 142.599.991 115.092.851 418.41% [4]
TÀI SẢN DÀI HẠN 5.115.489.054 4.228.410.090 (887.078.964) 17.34%
TSCĐ 5.115.489.054 4.228.410.090 (887.078.964) 17.34%
TSCĐ hữu hình 3.316.658.199 2.038.603.870 (1.278.054.329) 38.53% [5]
Nguyên giá 82.903.202.484 82.616.297.722 (286.904.762) 0.35%
Hao mòn lũy kế (79.586.544.285) (80.577.693.852) (991.149.567) 1.25%
XDCB dở dang 1.798.830.855 2.189.806.220 390.975.365 21.73%
TỔNG TÀI SẢN 43.532.611.220 42.327.383.801 (1.205.227.419) 2.76%
NỢ PHẢI TRẢ 14.823.729.586 19.940.516.228 5.116.786.642 34.5%
Nợ ngắn hạn 11.076.154.086 18.309.261.608 7.233.107.522 65.3%
Vay ngắn hạn và vay
dài hạn đến hạn trả
5.004.811.935 3.733.591.051 (1.271.220.884) 25.40% [6]
Phải trả thương mại 2.489.351.192 1.747.388.012 (741.963.180) 29.81% [7]
Khách hàng ứng
trước
385.771.700 347.084.700 (38.687.000) 10.02%

Các khoản phải nộp
ngân sách
75.672.082 448.385.472 372.713.390 492.54% [8]
Phải trả công nhân
viên
2.871.368.489 1.197.161.673 (1.674.206.816) 58.31%
Chi phí phải trả - 225.282.000 225.282.000 -
Phải trả nội bộ
Phải trả khác 249.178.688 10.610.368.700 10.361.190.012 4.158.14% [9]
Nợ dài hạn 2.957.575.500 1.631.254.620 (2.116.320.880) 56.47%
Vay dài hạn 2.710.000.000 1.260.000.000 (2.240.000.000) 64.00%
DP trợ cấp mất việc 247.575.500 371.254.620 - -
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
25

×