Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kỷ năng xin việc cho sinh viên (kế toán) mới ra trường: các mẫu đơn xin việc, cách viết đơn bằng tay, các mẫu CV hay, Kỷ năng gửi thư xin việc bằng mail

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.9 KB, 11 trang )

Mục lục
Cách viết đơn xin việc viết tay cho kế toán mới ra trường
Đơn xin việc là màn chào hỏi đầu tiên của ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng khi
tham gia ứng tuyển vào một ví trí nào đó. Rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường
gặp khó khăn trong việc lựa chọn câu từ để thể hiện bản thân mình, thậm chí còn có
bạn không biết phải viết đơn xin việc viết tay thế nào. Bạn có được mời phỏng vấn
hay không, hồ sơ xin việc của bạn có ấn tượng không? đơn xin việc quyết định rất
nhiều.
Thông thường, một đơn xin việc sẽ có cấu trúc như sau:
Cộng hòa xã hội…
Kính gửi Các bạn viết địa chỉ bộ phận tiếp nhận thông tin tuyển dụng , ví
dụ: phòng nhân sự, ban lãnh đạo, ban giám đốc… (ghi rõ và đầy đủ
tên công ty, để nhà tuyển dụng hiểu rằng đây là đơn xin việc dành
cho công ty đó, chứ không phải dùng chung)
Thông tin cá nhân Phần này các bạn tập trung vào thông tin liên lạc, chứ chưa nói
đến năng lực cá nhân, để nhà tuyển dụng biết: bạn là ai? bạn bao
nhiêu tuổi? bạn đang ở đâu?
Đừng quên ghi ở phần này số điện thoại và mail để nhà tuyển dụng dễ
dàng liên lạc với bạn.
Nội dung chính của đơn
xin việc
- Qua đâu bạn biết thông tin tuyển dụng.
– Bạn muốn ứng tuyển vào vị trí gì
– Bạn tốt nghiệp trường nào? Bạn có những kỹ năng gì để đáp ứng
được những yêu cầu của công việc đó
– Bạn đã từng có kinh nghiệm đi làm ở những đâu thì đưa hết vào
đây, càng những công việc làm thêm thời sinh viên càng quý, vì điều
đó thể hiện sự năng động của bạn.
Quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được mức độ phù hợp giữa
yêu cầu của nhà Tuyển dụng với những kỹ năng mà bạn có.
Thông tin bổ sung Đây là nơi bạn thể hiện những điểm mạnh của cá nhân bạn.


Tổng kết Chốt lại vấn đề là bạn phù hợp và sẽ làm tốt công việc đó.
– Mong được hẹn lịch phỏng vấn cụ thể.
– Chúc công ty làm ăn phát đạt.
– Cảm ơn và ký đơn.
Một vài kinh nghiệm khi viết đơn xin việc viết tay như sau:
– Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không
được viết tắt trong đơn xin việc của mình. Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh
đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đến công
việc đang ứng tuyển (đặc biệt với nghề kế toán thì điều này vô cùng quan trọng)
– Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực
“bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tác phẩm nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn
phương”. Đừng bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… vì những cách thể
hiện này làm cho đơn xin việc trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của
học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Dùng bút mực thay cho
bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.
– Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn
tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Do đó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình
vào đây.
– Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình
theo một form chuẩn nào cả. Đây chính là nơi để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn
tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là bay bổng
đến mức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.
Những điều cần làm trước và trong khi viết đơn xin việc viết tay:
– Cần phải tìm hiểu thật kỹ về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có
thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè, qua báo chí v.v…
– Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại
nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc mà bạn tâm đắc nhất.
– Một đơn xin việc chuyên nghiệp sẽ không bao giờ được phép có lỗi ngữ pháp, lỗi chính
tả, đây là điều không thể chấp nhận được, vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết
định gửi đến tay nhà tuyển dụng.

– Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết
định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.
Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự
chung: “mở bài, thân bài, kết luận” cũng là điều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ
chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy
chứng minh cho họ thấy được giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh
nghiệp.
Mẫu đơn xin việc kế toán viết tay ấn tượng
Đơn xin việc kế toán viết tay là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ sơ xin việc.
Đối với kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì để viết được một đơn
việc kế toán ấn tượng là điều hết sức khó khăn. Trong bài viết này, một số mẫu đơn việc kế toán
viết tay cho các bạn tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: Phòng nhân sự cùng ban giám đốc công ty TNHH Bảo An
Tôi tên là: Nguyễn Thị Hường
Ngày sinh: 16/6/1992
Chỗ ở hiên nay: Phùng Khoang – Thanh Xuân – Hà Nội
Số điện thoại liên hệ : 0988.012.012
Qua website tuyển dụng timviecnhanh.com và website lopketoanhanoi.com của công ty tôi
được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán tổng hợp. Tôi nhận
thấy đây là công việc phù hợp với trình độ cũng như kỹ năng của mình, nên tôi rất mong được
làm việc và đóng góp chung vào sự phát triển của công ty.
Hiện tôi đã tốt nghiệp trường Đại Học Thương Mại – Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp –
loại khá. Mặc dù mới tốt nghiệp và chưa chính thức đi làm nhưng tôi hiểu rằng cái mà quý công
ty cần là một kế toán có kỹ năng thành thạo, biết việc chứ không nhất thiết phải có một năm kinh
nghiệm giống như trong thông tin tuyển dụng. Bởi trong quá trình học tập tại trường tôi đã được
trang bị tất cả những kiến thức cần có của một kế toán viên doanh nghiệp, thêm nữa tôi đã được
thực hành với hóa đơn chứng từ thực tế khi tham gia khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực

tế tại Công ty kế toán Hà Nội, giờ tôi đã rất tự tin để làm báo cáo Thuế, lên sổ sách lập BCTC
trên Excel và phần mềm kế toán.
Để đáp ứng yêu cầu của công việc kế toán tôi đã trang bị cho mình kỹ năng tin học văn phòng
tốt, giao tiếp lưu loát và sẵn có trong tôi là đức tính cận thận, chăm chỉ và thật thà. Tôi tin rằng
với những kỹ năng trên tôi hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà quý công ty
đang cần tuyển.Cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem xét hồ sơ xin việc của tôi, tôi rất
mong nhận được một lịch hẹn phỏng vấn thông qua số máy cá nhân: 0988.012.012 (Ms Hường)
trong một ngày gần đây nhất, để tôi có cơ hội được trực tiếp đến công ty trình bày rõ hơn về bản
thân cũng như khả năng đáp ứng công việc của mình.
Chúc quý công ty an khang – thịnh vượng!
Xin cảm ơn!
Người viết đơn
Nguyễn Thị Hường
Mẫu CV xin việc kế toán hay cho sinh viên mới ra trường
Để viết được một CV xin việc kế toán ấn tượng thì kế toán phải tìm hiểu xem CV xin
việc là gì, cần thể hiện những thông tin gì và cách viết CV xin việc thế nào?
ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ KẾ TOÁN THUẾ
ảnh
Thông Tin Cá Nhân
- Họ và Tên: Nguyễn Thị Hường
– Ngày sinh: 02/05/1992
– Địa chỉ: Phòng 1402, tòa tháp A, 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số điện thoại: 0979.163.530
– Email:
Mục Tiêu Nghề Nghiệp - Là một sinh viên kế toán mới ra trường tôi luôn mong muốn được làm việc đúng
chuyên ngành để có thể vận dụng được những kiến thức – kỹ năng mà tôi đã trau dồi.
– Tôi sẽ làm việc hết mình để trở thành một kế toán Trưởng thật giỏi, giúp ích cho doanh
nghiệp cũng như xã hội thêm phồn vinh.
Trình Độ và Bằng Cấp
Từ 06/2009 –

04/2013
Tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn – Chuyên ngành “Kế
Toán Tổng Hợp” – loại khá.
Từ 01/2013 –
04/2013
Tốt nghiệp “khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế ”
ngắn hạn tại Trung tâm kế toán hà nội - loại giỏi.
Từ 05/2012 –
07/2012
Tốt nghiệp khóa đào tạo ” Tin học văn phòng” - loại giỏi
Kinh Nghiệm Chuyên
Môn
- Mặc dù chưa chính thức đi làm kế toán tại các doanh nghiệp những tôi cũng có 3 tháng
học tập và làm việc với Kế toán trưởng tại Trung tâm kế toán hà nội, được hướng dẫn xử
lý hóa đơn – chứng từ, thực hành làm khai báo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính
dựa trên hóa đơn chứng từ thực tế của những công ty sử dụng dịch vụ kế toán Thuế tại
Công ty.
– Ngoài ra thời sinh viên tôi cũng đã từng đi làm thu ngân 6 tháng tại Cafe Winwin – 94
Láng Hạ
Kỹ Năng Công Việc - Sử dụng thành thạo Word, Excel để soạn thảo văn bản, lập và tính các bảng tính tiền
lương, phân bổ chi phí…
– Sử dụng thành thạo phần mềm kê khai thuế, phần mềm kế toán Misa. Đã làm báo cáo
thuế hoàn chỉnh và lên được báo cáo tài chính trên cả Excel và phần mềm kế toán Misa.
Hoạt Động
Ngoại Khóa
- Thường xuyên tham gia các hoạt động sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo của
Trường phát động.
– Là thành viên tích cực của Câu lậc bộ kế toán “Tôi là kế toán” của trường.
Thông Tin Bổ Sung - Là người có khả năng giao tiếp tốt, tôi luôn tự tin vào bản thân mình sẽ mang lại sự gần
gũi, không khí vui tươi cho những người xung quanh.

– Trong cuộc sống hay trong công việc tôi luôn là người nhiệt tình, chăm chỉ.
– Cận thận và thật thà là hai đức tính luôn sẵn có trong tôi.
– Tôi luôn mong ước được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, nếu được lựa
chọn tôi sẽ làm việc hết mình để góp phần làm cho quý công ty luôn thịnh vượng.
Xác Nhận
Thông Tin
Trung tâm kế toán hà nội: 0466.846.132
Kế toán Trưởng quản lý và hướng dẫn trực tiếp: Ms Nhung: 0973.279.538
Bí quyết – kinh nghiệm xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường
Xin việc kế toán dường như đã và đang trở thành cơn ác mộng đối với các bạn sinh
viên kế toán sắp và mới ra trường bởi hiện nay lượng người theo học ngành kế toán
khá là nhiều, và nhà tuyển dụng thường đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm làm
việc thực tế.
xin-viec-ke-toanNhưng mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? làm thế nào để
có kinh nghiệm?
Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được chia sẻ một vài điểm đáng chú ý để
các bạn sinh viên kế toán mới ra trường có những định hướng nghề nghiệp cụ thể:
1. Trang bị kiến thức – kỹ năng về kế toán.
Bạn mới ra trường – chưa có cơ hội làm việc thực tế – đồng nghĩa với bạn chưa
có kinh nghiệm, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không có kiến thức hay có
kỹ năng về kế toán. Để làm được tốt công việc của người kế toán thì ít nhất bạn
cũng phải biết định khoản – hạch toán (sinh viên thường rất yếu điều này – bảng hệ
thống tài khoản chưa chắc đã thuộc hết chứ chưa nói đến việc sử dụng thành thạo
các loại tài khoản đó). Nếu bạn nào yếu về lý thuyết định khoản hoạch toán hãy bổ
sung ngay (chú ý: các bạn học trên trường là theo quyết định 15 nhưng ra ngoài
làm việc thực tế, thông thường các bạn sẽ làm ở công ty có quy mô vừa và nhỏ họ
sẽ sử dụng quyết định 48, bạn hãy bổ sung thêm các kiến thức theo quyết định 48
này).
Tiếp nữa là việc cập nhật luật Thuế: Vì công việc của người kế toán anh hưởng rất
nhiều đến doanh nghiệp, nếu bạn làm sai rất có thể doanh nghiệp sẽ bị phạt. Đó là

lý do vì sao nhà tuyển dụng luôn yêu cầu kinh nghiệm, rủi ro mà các bạn sinh viên
mới ra trường mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn, nên họ không thể mạo hiểm.
Thường thì những kiến thức trên trường không còn đúng với Luật thuế hiện tại nên
các bạn hãy cố gắng cập nhật kịp thời nhé.
Kỹ năng về tin học văn phòng cũng rất quan trọng: Kế toán các bạn làm việc chủ
yếu trên máy, nên bạn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt, sử dụng thành thạo
Excel – có thời gian các bạn hãy bổ sung ngay những kỹ năng này nhé, rất nhiều
công việc của kế toán vẫn làm trên excel như làm bảng tính và thanh toán lương,
tính thuế thu nhập cá nhân…
Kỹ năng giao tiếp – ứng xử: Hãy chứng tỏ mình là “người lớn” hơn, giao tiếp lưu
loát sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.
2. Chuẩn bị hồ sơ xin việc:
Bạn phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ thật ấn tượng, trình độ, bằng cấp chứng
chỉ thì cần có thời gian để hoàn thiện nhưng việc viết một đơn xin việc hay, một
CV xin việc ấn tượng sẽ giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một các dễ dàng hơn.
Các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi làm thì thường viết đơn xin việc
viết tay hay CV rất khó, bởi các bạn không biết nên thể hiện những gì trong đó.
Nếu muốn tìm hiểu điều này các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu đơn xin việc
kế toán viết tay hay nhất (dành cho người chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế)
Một bộ hồ sơ xin việc thường có: đơn xin việc (viết tay), CV (bản tự thuật về bản
thân), bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, Chứng mình thư
nhân dân, sổ hộ khẩu, bảng điểm (nếu được yêu cầu)… Hồ sơ phô tô hay bản gốc
thì là do yêu cầu của nhà Tuyển dụng. Nếu không yêu cầu Kế Toán Hà Nội khuyên
các bạn nộp bản photo.
3. Cách tìm việc:
Mới ra trường ai cũng mong ước sẽ được làm việc đúng chuyên ngành, đúng
chuyên môn mình đã học. Nhưng điều đó thật sự khó, các công việc kế toán Thuế
hay kế toán Tổng hợp thường đòi hỏi bạn phải có 2 – 3 năm kinh nghiệm. Mới ra
trường các bạn nên tìm đến các công việc nhẹ nhàng hơn như: kế toán bán hàng, kế
toán tiền lương hay công nợ… Nếu các việc đó vẫn khó xin với bạn thì có thể bắt

đầu bằng thư ký, thu ngân, bán hàng, lễ tân cũng được bởi các công việc này ít
nhiều cũng liên quan đến kế toán, và chắn chắc sẽ giúp ích cho bạn sau này khi vào
làm việc kế toán chính thức. Trong quá trình làm những công việc này bạn hãy tìm
hiểu về mô hình thực tế doanh nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ để có được sự hỗ
trợ trong nhiều việc như chia sẻ kinh nghiệm (cả đời sống lẫn nghề nghiệp).
Khi đã xin được những công việc đó rồi, làm quen với nó rồi, học hỏi được nhiều
điều từ công việc đó rồi thì các bạn cần nghĩ tới việc “ thay đổi công việc” để tiếp
nhận cái mới, học hỏi cái mới. Thường thì những công việc trên các bạn không nên
làm quá 4 tháng, bởi có làm thế làm nữa công việc cũng chỉ có vậy mà thôi. Chúng
ta phải hướng tới những công việc khó hơn, quan trọng hơn để nâng cao năng lực
của bản thân cũng như thu nhập.
Việc thay đổi công việc không nhất thiết là phải thay đổi công ty, nơi làm việc mà
có thể ở trong chính doanh nghiệp đó. Hãy thẳng thắn đề nghị với bộ phận quản lý
nhân sự hay giám đốc về nhu cầu của mình ( thời điểm thích hợp nhất là khi công
ty có đợt tuyển dụng vào những vị trí bạn mong muốn). Nếu họ không đồng ý thì
sao? Bạn có thể đề nghị làm việc với 1 mức lương “mềm” 1 – 2 tháng để chứng
minh năng lực. Khi bạn làm được việc rồi thì muốn gì cũng dễ hơn rất nhiều đúng
không.
Có một hướng đi khác mà nhiều bạn sinh viên kế toán mới ra trường cũng đã nghĩ
tới đó là xin làm việc không lương tại 1 công ty nào đó ( nếu là công ty về dịch vụ
kế toán thì càng tốt). Việc này cũng không hề dễ bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra rất
nhiều câu hỏi: không cần lương thì năng lục của bạn thế nào đây? bạn làm việc
không lương được bao lâu? không lương thì tinh thần làm việc thế nào? nhiều
nhiều nhiều nữa.
Tóm lại, để xin được việc kế toán thì cái quan trọng nhất vẫn là các kiến thức – kỹ
năng làm kế toán. Nếu không có thì bạn rất khó được mời phỏng vấn, mà có được
mời mà không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng thì cũng bị loại. Dù là được
nhận vào rồi mà bạn không làm được thì cũng sẽ bị sa thải.
Vì vậy kế toán chúng ta phải cố gắng nhiều lên, dành thời gian cho việc trau dồi
thật nhiều. Nếu bạn nào có nhu cầu được làm quen với môi trường thực tế, với kế

toán Trưởng nhiều năm kinh nghiệm thì có thể tham gia một lớp học thực hành kế
toán thực tế tại Công ty kế toán Hà Nội để có thể tiếp xúc với hóa đơn – chứng từ
thực tế, với công việc của người kế toán trong doanh nghiệp. Chi tiết bạn có thể
tham khảo tại đây: Học thực hành kế toán tổng hợp. Học xong khóa này bạn sẽ thật
sự tự tin đó.
Kỹ năng gửi thư xin việc qua mail hiệu quả cho kế toán mới ra trường
Có thể nói gửi đơn xin việc online hay gửi đơn xin việc qua mail ngày càng được
người tìm việc sử dụng nhiều. Vì nó có thể gửi đến bất cứ một nhà tuyển dụng nào
mà không hề tốn một khoản chi phí nào cả. Còn với nhà tuyển dụng thì sao? họ
cũng rất vui vì điều này, không phải đón tiếp nhận hồ sơ của người xin việc một
cách lộn xộn, chỉ cần kiểm tra mail mà lựa chọn những ứng viên phù hợp thế là
xong.
Cách gửi thư xin việc qua mail sao cho hiệu quả nhất:
thu-xin-viec
Tiêu đề thư: “ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ KẾ TOÁN TỔNG HỢP”
Vì hiện nay có rất nhiều thư rác nên hãy tạo một tiêu đề thư hấp dẫn, nổi bất. Bỏ
trống vùng này nghĩa là bỏ qua cơ hội được nhà tuyển dụng đọc thư của bạn, vì
hiện nay có rất nhiều thư rác Bên cạnh đó, nếu các bạn chỉ viết là thư xin việc thì
rất có thể thư của bạn sẽ bị bỏ qua.
Hãy:
+ Viết vị trị mà bạn muốn ứng tuyển vào tiêu đề thư, để nhà Tuyển dụng biết bạn
gửi đến với mục đích gì
+ Viết hoa tiêu đề thư để thư được nổi bật.
Nội dung thư: Trong nội dung thư bạn phải thể hiện được: mình là ai, mình muốn
ứng tuyển vào vị trí nào, và mình sẽ làm gì hay làm như thế nào để thực hiện tốt vị
trí đó…
– Bắt đầu thư sẽ là một lời chào: Kính gửi…
– Giới thiệu bản thân: không được bỏ sót 1 trong 5 thông tin sau:
+ Tôi tên là….( để biết bạn là )
+ Sinh ngày…( để biết tuổi của bạn có phù hợp với công việc không ( già/trẻ) hay

có hợp tuổi của sếp.
+ Số điện thoại….( để liên hệ với bạn nhanh nhất)
+ Email:…( để phản hồi )
+ Nơi ở hiện nay… (càng gần công ty càng tốt- tạo cảm giác an tâm cho nhà TD)
– Qua đâu bạn biết thông tin tuyển dụng.
– Bạn đã tốt nghiệp trường nào? bạn có những kỹ năng gì để đáp ứng được yêu cầu
của vị trí. Hãy nêu bật những điểm mạnh của bạn ở đây, nhưng phải đảm bảo yếu
tố phù hợp nhé, tức là những kỹ năng điểm mạnh đó phải thật sự hữu ích với công
việc mà bạn đang ứng tuyển.
Cuối thư:
– Bạn khẳng định mình phù hợp với công việc đó và thể hiện mong muốn được
tham gia phỏng vấn
– Cảm ơn nhà Tuyển dụng đã dành thời gian quan tâm đến thư xin việc của bạn.
Những tài liệu bằng cấp cần đính kèm khi gửi thư qua mail:
1. CV xin việc
2. Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng…
3. Chứng chỉ kỹ năng: kế toán thực tế, tin học văn phòng, tiếng anh…
Chỉ cần đính kèm những thứ này thôi nhé. Vậy là đủ, còn những thứ khác khi được
mời phỏng vấn các bạn sẽ đưa vào trong hồ sơ
Nhớ: Không nên gửi thư xin việc đến nhiều nhà Tuyển dụng cùng 1 lần gửi.
Bạn có thể tham khảo một nội dung thư gửi qua mail tại đây

×