Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất, đánh giá trữ lượng tầng Pleistocen, đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên nước dưới đất khu vực tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ
NHIÊN



dc








VÕ THANH
QUÂN









XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI
ĐẤT,


ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG TẦNG PLEISTOCEN,
ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC TỈNH
VĨNH
LONG.








LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA CHẤT THỦY
VĂN























v
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ




MỤC
LỤC


Trang


LỜI CÁM ƠN iv
MỤC LỤC v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ 5
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 6
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 6
1.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN 8

1.5. KINH TẾ XÃ HỘI 10
1.5.1. Dân số, lao
động


10

1.5.2. Thu nhập đời
sống
10

1.5.3. Cơ cấu các ngành kinh
tế
10

1.5.4. Hạ tầng cơ
sở
11

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 13
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 13
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa
chất


13

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn

13


2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 15
2.2.1. Hệ Devon - Hệ Carbon, thống hạ (D-C
1
)

16

2.2.2. Hệ Permi - Hệ Trias, thống hạ
(P-T
1
)
16

2.2.3. Hệ Trias, thống trung - thượng
(T
2-3
)
16

2.2.4. Hệ Jura, thống hạ - trung
(J
1-2
)
17

2.2.5. Hệ Jura, thống thượng - Hệ Creta
(J
3
-K)

17

2.2.6. Hệ Paleogen, thống Eocen-Oligocen
(E
2-3
)


17

2.2.7. Hệ
Neogen


17

2.2.8. Hệ Đệ
Tứ.


19

2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 24
2.3.1. Tầng chứa nước Pleistocen trên
(qp
3
)
24

2.3.2. Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp

2-3
)

26

2.3.3. Tầng chứa nước Pleistocen dưới
(qp
1
)
28
2.3.4. Tầng chứa nước Pliocen trên (n
2
2
)

30
2.3.5. Tầng chứa nước Pliocen dưới (n
2
1
)

31
6
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


2.3.6. Tầng chứa nước Miocen trên
(n
1
3

)
34
2.3.7. Tầng chứa nước Miocen giữa - trên
(n
1
2-3
)
36

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH DÒNG CHẢY
NDĐ 39
3.1. MÔ HÌNH TOÁN HỌC 39
3.2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 40
3.2.1. Phương trình vi phân

41

3.2.2. Điều kiện biên

47

3.3. Đánh giá KẾT QUẢ BÀI TOÁN NGƯỢC 53
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC
DƯỚI ĐẤT 54
4.1. PHÂN CHIA CÁC LỚP TRÊN MÔ HÌNH 54
4.2. TÀI LIỆU ĐẦU VÀO CHO MÔ HÌNH 54
4.2.1. Chiều sâu phân bố các
lớp
54


4.2.2. Các thông só địa chất thủy
văn


58

4.2.3. Dữ liệu về lượng bổ
cấp


59

4.2.3. Dữ liệu về giá trị bốc
hơi


60

4.2.4. Dự tính lượng khai thác
nước


60

4.2.5. Biên và điều kiện biên của mô hình

65

4.2.6. Điều kiện mực nước ban đầu và hệ thống các lỗ khoan quan


sát


67

4.2.7. Lưới sai phân hữu hạn của mô hình

67

4.3. KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH 69
5.3.1. Kết quả bài toán ổn
định


69

4.3.2. Kết quả bài toán không ổn
định


72

CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH TRỮ LƯỢNG
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN
GIỮA -TRÊN VÀ PLEISTOCEN TRÊN 78
5.1. TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẦNG PLEISTOCEN TRÊN 79
5.1.1. Mực nước

79


5.1.2. Các nguồn hình thành trữ
lượng
80

5.2. TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẦNG PLEISTOCEN GIỮA
TRÊN 82
5.2.1. Mực nước

83

5.2.2. Các nguồn hình thành trữ
lượng
84

5.3.2. Dự báo sự biến đổi chất lượng nước cuối thời gian khai
thác.
85
7
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 99
6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG 99
6.2. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 100
6.2.1. Phương pháp khai
thác


100


6.2.2. Mục
đích
105

6.3. CƠ SỞ CHUYÊN MÔN 106
6.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ 106
6.5. ĐỐI TƯỢNG CẦN QUAN TÂM 108
6.6. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN: 108
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
8
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG





Bảng 2.1: Thống kê độ sâu đáy các hệ tầng địa
chất
23

Bảng 2.2: Thống kê độ sâu phân bố các tầng chứa
nước
38


Bảng 4.1. Số liệu lỗ
khoan
54

Bảng 4.2 Thông số địa chất thủy văn của các
lớp


59

Bảng 4.3 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2008


61

Bảng 4.4 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2010


61

Bảng 4.5 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2015


61

Bảng 4.6 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2020



62

Bảng 4.7 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2025


62

Bảng 4.8 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2030


62

Bảng 4.9 Nhu cầu nước cho sinh hoạt tính chi tiết đến năm
2035


62

Bảng 4.10 Nhu cầu nước (m
3
/ngày) tính chi tiết cho từng
năm.


63


Bảng 4.11 Dự kiến lỗ khoan, lưu lượng (m
3
/ngày) cho tầng Pleistocen
trên
63

Bảng 4.12 Dự kiến lỗ khoan cho tầng Pleistocen giữa trên.

64

Bảng 5.1 Thống kê các nguồn hỉnh thành trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen

trên vào
1/1/2035


82

Bảng 5.2 Thống kê các nguồn hình thành trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen

trên vào thời điểm năm
2035.


85

Bảng 5.3 Khoảng cách dịch chuyển ranh mặn vào lỗ khoan

87


Bảng 5.4. Thời gian ranh mặn dịch chuyển vào lỗ
khoan


96

Bảng 5.5. Thời gian ranh mặn dịch chuyển vào lỗ
khoan.


97

Bảng 6.1 Các loại hệ thống tầng chứa nước và các phương pháp khai
thác


103
9
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA



Hình 1.1. Bản đồ khu vực tỉnh Vĩnh
Long


5


Hình 1.2: Bản đồ đẳng trị mưa nhiều năm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
8

Hình 2.1. Bản đồ phân bố nước nhạt, tầng chứa nước Pleistocen trên

26

Hình 2.2. Đồ thị dao động mực nước tầng Pleistocen trên trạm Q209020-Bình

Minh
27

Hình 2.3: Bản đồ phân bố nước nhạt, tầng chứ nước Pleistocen giữa -
trên
28

Hình 2.4: Đồ thị dao động mực nước tầng Pleistocen dưới trạm Q214020z

Long
Hồ


30

Hình 2.5: Đồ thị dao động mực nước tầng Pliocen trên tại trạm Q214030- Long

Hồ


31

Hình 2.6: Bản đồ phân bố nước nhạt, tầng chứa nước Pliocen
dưới
33

Hình 2.7: Đồ thị dao động mực nước tầng Pliocen dưới tại trạm Q214040-Long

Hồ

33

Hình 2.8: Bản đồ phân bố nước nhạt, tầng chứ nước Miocen trên

35

Hình 2.9: Đồ thị dao động mực nước tầng Miocen trên tại trạm Q214050
-
Long

Hồ


35
Hình 2.10: Bản đồ phân bố nước nhạt tỉnh Vĩnh
Long


37


Hình 3.1. Ô lưới và các loại ô trong mô
hình


41

Hình 3.2. Ô lưới i,j,k và 5 ô bên cạnh

42

Hình 3.3. Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mô
hình


47

Hình 3.4. Điều kiện biên sông (River)

48

Hình 3.5. Điều kiện biên thoát
(Drain)


49

Hình 3.6. Điều kiện biên bốc hơi trong mô hình (ET)

50


Hình 3.7. Điều kiện biên tổng hợp trong mô hình (GHB)

51

Hình 3.8. Các ô lưới sai phân hai chiều xung quanh ô có lỗ
khoan


52

Hình 4.1. Mặt cắt địa chất thủy văn theo đường I-I

57

Hình 4.2. Mặt cắt địa chất thủy văn theo đường
II-II
57

Hình 4.3. Mặt cắt địa chất thủy văn theo đường
III-III


57

Hình 4.4 Bản đồ bố trí các lỗ khoan dự
kiến


65
1

0
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


Hình 4.5 – Biên mô hình

66

Hình 4.6 – Lưới tính toán 2 chiều

67

Hình 4.7. Mô hình 3
chiều


69

Hình 4.8 - Thông báo lỗi và khuyến cáo lỗi đầu vào.

70

Hình 4.9. Kết quả hiệu chỉnh bài toán ổn định tầng Pleistocen trên

71

Hình 4.10. Kết quả hiệu chỉnh bài toán ổn định tầng Pleistocen giữa
trên



72

Hình 4.11. Mực nước tầng Pleistocen trên sau 31
ngày
72

Hình 4.12. Mực nước tầng Pleistocen trên sau 6
tháng
72

Hình 4.13. Mực nước tầng Pleistocen trên sau 12
tháng
73

Hình 4.14. Mực nước tầng Pleistocen trên đến năm 2010

73

Hình 4.17. Cao độ mực nước tầng Pleistocen trên đến năm
2015
73

Hình 4.18. Cao độ mực nước tầng Pleistocen trên đến năm
2020
73

Hình 4.19. Mực nước tầng Pleistocen trên đến năm 2025

74


Hình 4.20. Mực nước tầng Pleistocen trên đến năm 2030

74

Hình 4.21. Mực nước tầng Pleistocen trên đến năm 2035

74

Hình 4.22. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên sau 31
ngày
75

Hình 4.23. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên sau 6
tháng
75

Hình 4.24. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên sau 12
tháng
75

Hình 4.25. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2010
75

Hình 4.26. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2015
76

Hình 4.27. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2020

76

Hình 4.28 Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2025
76

Hình 4.29. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2030
76

Hình 4.30. Mực nước tầng Pleistocen giữa trên đến năm
2035
77

Hình 5.1. Bản đồ đẳng mực nước tầng Pleistocen trên – thời điểm
2008
79

Hình 5.2 Bản đồ đẳng mực nước tầng Pleistocen trên – thời điểm
2035
80

Hình 5.3 Bản đồ đẳng mực nước tầng Pleistocen giữa trên trên – thời điểm

2008

83

Hình 5.5 Bản đồ đẳng mực nước tầng Pleistocen trên – thời điểm
2035

83

Hinh 5.6. Khu vực chứa nước nhạt của tầng Pleistocen giữa trên và trên.

86

Hinh 5.7. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK1.


88
1
1
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ


Hinh56.8. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK2.


89

Hinh 5.9. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK3.


89

Hinh 5.10. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK4.



90

Hinh 5.11. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK5.


90

Hinh 5.12. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK6.


91

Hinh 5.13. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK7.


91

Hinh 5.14. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK8.


92

Hinh 5.14. Đồ thị dịch chuyển ranh mặn theo thời gian –
LK8.



92

Hinh 5.15. Bản đồ dịch chuyển ranh mặn của tầng Pleistocen trên năm
2035.
93

Hinh 5.16. Bản đồ dịch chuyển ranh mặn của tầng Pleistocen trên năm

2035(có hình
nền).


94

Hinh 5.17. Bản đồ dịch chuyển ranh mặn của tầng Pleistocen giữa - trên năm

2035.

94

Hinh 5.18. Bản đồ dịch chuyển ranh mặn của tầng Pleistocen giữa - trên năm

2035(có hình
nền).


95


Hình 5.19 Bố trí lỗ khoan trên tầng Pleistocen
trên
95

Hình 5.20 Bố trí lỗ khoan trên tầng Pleistocen giữa
trên


97

Hình 6.1 Vai trò của dòng chảy và khả năng chứa trong quản lý nước dưới
đất
101

Hình 6.2 Phương pháp cân bằng động( P<Q).

102

Hình 6.3 Phương pháp không cân bằng tạm thời (P >
Q).


102

Hình 6.4 Phương pháp không cân bằng vĩnh viễn (P > Q).

103
1
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV

HVTH: Võ Thanh Quân





MỞ
ĐẦU


Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quan trọng. Do nhu cầu cuộc sống
ngày một phát triển nên nhu cầu nước sạch trở nên hết sức cấp thiết. Trước tình
hình nước mặt ngày càng ô nhiễm và bị xâm nhập mặn nghiêm trọng thì sử
dụng nước dưới đất là một giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên nước dưới đất lại là
nguồn tài nguyên rất dễ bị hủy hoại nếu không biết cách quản lý và khai thác
hợp lý. Do đó mục tiêu đặt ra là phải có giải pháp quản lý, khai thác và phát
triển bền vững nguồn nước dưới đất.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI




Khu vực tỉnh Vĩnh Long có nguồn nước mặt rất phong phú. Tuy nhiên
chất lượng nước không tốt và nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng cao. Vì vậy,
nước dưới đất là mục tiêu lựa chọn hàng đầu. Việc khai thác này gặp rất nhiều
khó khăn do tại khu vực này nước dưới đất phần lớn bị nhiễm mặn. Diện tích
phân bố nước nhạt lớn nhất mằn ở hai tầng: Pleistocen giữa trên và Pleistocen
trên. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp,
việc khai thác chưa được quản lý chặt chẽ. Do đó các nhà quản lý cần có công

cụ hữu ích có thể dự báo trước được các ảnh hưởng của các thông tin địa chất
thủy văn hiện có trong mô hình dòng chảy nước dưới đất và dịch chuyển biên
mặn làm công cụ cho các nhà quản lý trong việc cấp phép khai thác nước dưới
đất là cấp thiết và có tính thực tiễn cao
Các phương pháp nghiên cứu địa chất thủy văn truyền thống chỉ cung
cấp thông tin tại thời điểm thực hiện. Những dự báo về tương lai cũng như việc
cập nhật thông tin khi quá trình khai thác tiến hành rất ít hoặc khó thực hiện.
Ngày nay công nghệ thông tin có những bước phát triển rất mạnh. Bên cạnh đó
là các chương trình mô phỏng dòng chảy nước dưới đất cũng đã được xây dựng
và ngày một hoàn thiện hơn. Kết quả chạy mô hình cho phép dự báo về các
thông tin địa chất thủy văn (cao độ mực nước tĩnh, các nguồn hình thành trữ
lượng, xâm nhập mặn, dịch chuyển chất, bổ cập….) tại các thời điểm khác
nhau.
2
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Tóm lại, vấn đề cấp thiết hiện nay cho nghiên cứu địa chất thủy văn
trong vùng là một mô hình cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc điểm địa chất
thủy văn, dự báo về sự biến đổi của nước dưới đất khi quá trình khai thác xảy
ra và dễ dàng sử dụng.
“Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất, đánh giá trữ lượng nước
dưới đất tầng Pleistocen, đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài
nguyên nước dưới đất khu vực tỉnh Vĩnh Long” là đề tài chuyên ngành tiếp cận
vấn đề nghiên cứu địa chất thủy văn theo hướng mô hình hóa nước dưới đất
bằng phần mềm GMS 3.1. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên quý giá này.


MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

+ Mục tiêu

Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất và mô hình dịch chuyển
biên mặn, đánh giá nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất với các phương
pháp khai thác khác nhau. Đề xuất các giải pháp giải pháp quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên nước dưới đất.

+ Nhiệm vụ

- Thu thập tài liệu (khí tượng thủy văn, địa hình – địa mạo, địa chất, địa
chất thủy văn và lượng khai thác nước dưới đất…) và tính toán xử lý các thông
số mô hình, xây dựng các tập tin dữ liệu nhập vào mô hình.
- Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất để mô phỏng hệ thống

nước dưới đất trong vùng nghiên cứu bằng phần mềm GMS
3.1


- Xác định các nguồn hình thành trữ lượng tầng chứa nước Pleistocen
giữa trên và trên.
- Đánh giá các ảnh hưởng của các phương pháp khai thác khác nhau.

- Đề xuất các giải pháp quản lý.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Pham vi nghiên cứu là khu vực tỉnh Vĩnh Long.

3
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân





trên.

- Đối tượng nghiên cứu là hai tầng chứa nước Pleistocen giữa trên và

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU




trên.
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn hai tầng Pleistocen giữa trên và



- Xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất.

- Nghiên cứu các nguồn hình thành nước dưới đất.

- Xây dựng đường đẳng sâu mực nước khi quá trình khai thác tiến hành



tại các thời điểm khác nhau trong tương lai.

- Dự báo thời gian xâm nhập mặn.

- Từ những kết quả nghiên cứu trên đề xuất các phương pháp khai thác
và quản lý nước dưới đất tốt nhất.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp truyền thống: thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp dữ liệu
để đánh giá điều kiện địa chất thủy văn toàn vùng.
Xử lý số liệu để cung cấp thông tin cần thiết cho mô hình.

Lập mô hình bằng phần mềm GMS (Groungwater Modeling System) do
Hoa Kỳ sản xuất nhằm mô phỏng môi trường địa chất thủy văn và giải các bài
toán chuyên môn.
Ứng dụng tin học: Tính toán xử lý dữ liệu sẽ sử dụng các phần mềm
khác nhau nhằm cung cấp dữ liệu đầu vào cho mô hình như Modflow, MapInfo
Professional, Autocad, Surfer, Excel, Nopate, Access….

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN

Lần đầu tiên ứng dụng mô hình dòng chảy nước dưới đất và mô hình
dịch chuyển biên mặn ở khu vực tỉnh Vĩnh Long để đánh giá các nguồn hình
thành trữ lượng nước dưới đất và đánh giá các ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng nước dưới đất cho các phương pháp khai thác khác nhau.
4
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân





Ý NGHĨA KHOA HỌC - THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

+ Tính khoa học

i) Luận văn đã tổng hợp các thông tin về khí tượng, thủy văn, chất lượng
nước dưới đất, hiện trạng khai thác của vùng nghiên cứu làm cơ sở để mô tả đặt
điểm địa chất thủy văn và tạo lập các thông tin đầu vào cần thiết trong quá trình
xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất cho vùng nghiên cứu.
ii) Luận văn đã xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất để đánh giá
các nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất và các phương pháp khai thác
khác nhau. Đây là hướng nghiên cứu đang được phát triển mạnh trong nghiên
cứu địa chất thủy văn và là lần đầu tiên được thực hiện tại khu vực tỉnh Vĩnh
Long.

+ Tính thực tiễn

i) Mô hình dòng chảy nước dưới đất xây dựng trong luận văn là một
công cụ hữu ích cho các nhà quản lý ở tỉnh Vĩnh Long sử dụng trong việc đánh
giá các ảnh hưởng của việc khai thác hiện hữu và các phương pháp khai thác
trong tương lai. Đây cũng là công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý trong việc
cấp giấy phép và điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất do đã lường
trước được các ảnh hưởng của đề án xin phép khai thác.
5
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân






CHƯƠNG
1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ







Hình 1.1. Bản đồ khu vực tỉnh Vĩnh
Long






1.1. V Ị TRÍ ĐỊA LÝ

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cách thành phố Hồ

Chí Minh khoảng 140 km (Hình 1.1). Giáp với các tỉnh:

6
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



- Phía Bắc và Tây Bắc là tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Đồng Tháp.

- Phía Tây và Tây Nam là tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

- Phía Đông Nam là tỉnh Trà Vinh

Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố. Các huyện Bình Minh, Bình Tân,
Tam Bình, Long Hồ, Trà Ôn, Vũng Liêm, Măng Thít và thành phố Vĩnh Long.
Tổng diện tích tự nhiên 1.475,2 km², dân số đến năm 2008 khoảng 1.068.917
người.

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Vĩnh Long có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất
trung bình từ 0,5 - 2 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và có dạng cao ở hai bên
bờ sông Tiền, sông Hậu. Vĩnh Long được bao bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía:
sông Hậu ở phía Tây Nam; sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc và sông Măng Thít
về phía Đông Nam nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, ngoài ra trong khu
vực còn có cả một hệ thống các kênh trục khác như Càn Thô-Huyện Hàm, Nha
Mân-Tư Tải, Xẻo Xẻo Mát-Cái Vồn, Xã Tàu-Sóc Tro, Long Hồ- Cái Sao-Tổng
Hưng, Ngãi Chánh-Bưng Trường, Cái Cá-MâyTức, Cái Hóp-Mây Phốp,Trà
Ngoa-Thống Nhất …


1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Vĩnh Long cũng như
ĐBSCL có 2 mùa chính: Mùa khô từ tháng XII-IV, mùa mưa từ tháng V-XI,
qui luật phân bố này tương đối ổn định qua các năm và ít thay đổi theo không
gian.


Nhiệt độ hàng năm cao, ít biến đổi theo không gian và ổn định qua các
năm. Nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 26
o
C -27,
o
C. Tháng IV nóng nhất,
nhiệt độ đạt 28
o
C-29
o
C, tháng I ít nóng hơn, nhiệt độ trung bình từ 24
o
C-26
o
C,
biên độ nhiệt độ năm trên 3
o
C, biên độ nhiệt độ ngày từ 7
o
C-10
o
C. Độ ẩm

không khí lớn, trung bình đạt 75-85
%
, cao nhất đạt trên 95
%
, thấp nhất trung
bình khoảng 40-60
%
. Độ ẩm không khí có sự phân hoá theo mùa nhưng không
rõ nét, ít biến đổi theo không gian và ổn định qua các năm.
7
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc (tháng

XI-IV) và gió mùa Tây Nam (tháng V-X). Tốc độ gió trung bình năm biến đổi

2,2-2.9 m/s, mạnh nhất vào tháng III ( Cần Thơ 2,98 m/s), tháng II (Sóc Trăng

3,6 m/s), tháng IX, X lặng gió nhất, trung bình 1,1-2,1m/s. Tốc độ gió mạnh

nhất đo được tại các trạm quan trắc được đạt 17-31m/s.

Bão ít khi xảy ra ở ĐBSCL cũng như Vĩnh Long, tuy nhiên vài chục
năm cũng có một trận bão xảy ra như cơn bão số 5 (tháng XI/1997).
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche tại Cần Thơ là: 710mm, tại Vĩnh


Long: 807 mm, tại Sóc Trăng:1293mm, tại Cao Lãnh:1132 mm, chiếm 50-

83% lượng mưa năm. Mùa khô, lượng bốc hơi lớn, trung bình 70mm/tháng tại
Cần Thơ và 100mm/tháng tại Vĩnh Long, tháng III, IV có lượng bốc hơi lớn
nhất, trung bình từ 4-5mm/ngày. Mùa mưa lượng bốc hơi có xu thế giảm dần,
trung bình tháng 50-60mm tại Cần Thơ, Vĩnh Long và 75-80 mm tại Sóc
Trăng, Cao Lãnh.
Lượng mưa trung bình năm biến đổi từ 1400-1600 mm, vào mức mưa
trung bình ở ĐBSCL (Hình 1.20. Mùa mưa từ tháng V-XI (7 tháng), chiếm
khoảng 94-97% lượng mưa năm, mùa khô kéo dài 5 tháng (tháng XII-IV),
lượng mưa nhỏ chỉ 3-6% lượng mưa năm.
8
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân





Hình 1.2: Bản đồ đẳng trị mưa nhiều năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa mưa, trung bình có 7-10 đợt không mưa liên tục 5 ngày; 4-6 đợt 7
ngày, không mưa liên tục trên 10,15 ngày thường xảy ra ở các tháng đầu và
cuối mùa mưa (tháng V,XI), các tháng giữa mùa mưa (tháng VII- X) ít xảy ra
hơn. Theo thống kê: thời gian không mưa dài nhất là 22 ngày tại Vĩnh Long
(23/X-13/ XI/ 1965), 17 ngày tại Cần Thơ (X/1985), và Trà Vinh: 19 ngày (8-
26/IX/1960). Tháng nhiều nhất có 3 đợt không mưa 7 ngày (V/1987 tại Cần
Thơ,V/1983, 1992 tại Trà Vinh và V/1987 tại Vĩnh Long). Tháng V,VI, XI xảy
ra nhiều nhất các đợt không mưa nhiều ngày.


1.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN

Mạng thủy văn khu vực tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng bởi hệ thống
sông Mê Kông mà cụ thể là hai con sông lớn sông Tiền và sông Hậu. Hai con
sông này giữ vai trò cung cấp nước chính cho toàn vùng. Vì chịu ảnh hưởng
của sông Me Kông nên dòng chảy cũng có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt.
9
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Mùa lũ lượng nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn chiếm 80-85% tổng lượng
năm, làm dâng cao mực nước trên sông Tiền-Hậu trong suốt 5 tháng (VII-XI),
đạt giá trị cao nhất vào cuối tháng IX, đầu tháng X. Mực nước trên 2 sông
xuống thấp trong 7 tháng (XII-VI) và thấp nhất vào tháng 6. Trên sông Hậu,
mực nước lớn nhất tại Cần Thơ là: 2,16m (X/1954), nhỏ nhất là 1,81m
(X/1990), cao hơn Mỹ Thuận trên sông Tiền cùng kỳ 20-25 cm. Tại Mỹ
Thuận, mực nước lớn nhất đã quan trắc được là 2,0 m (2001), Hmin thấp nhất
là 1,57m (1987). Lưu lượng thực đo tháng IX tại Cần Thơ là 13.600 m
3
/s, tại

Mỹ Thuận là: 12.900 m
3
/s (b.q 1978-1990). Thời gian lũ lên dài, cường xuất

lũ nhỏ (4-5 cm/ ngày), thời gian lũ rút chậm.


Nước mặt của khu vực này được cung cấp bởi hai con sông chính là
sông Tiền và sông Hậu từ đây chảy vào hệ thông các sông, kênh rạch cung cấp
nước cho toàn khu vực với lưu lượng nước 37.038.000m
3
/giây vào tháng 9 đây
là tháng có lũ lớn nhất. Lưu lượng thấp nhất 1800-1900m
3
/giây tháng 4. Lưu
lượng sông Tiền và sông Hậu khá khác biệt, nước ở sông Tiền lưu lượng lớn
hơn sông Hậu 80%. Tuy nhiên, sau khi chảy đến chợ Mới sông Hậu lại nhận
thêm 25% nước từ sông Tiền. Điều này dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn cũng
khác nhau. Phía sông Tiền khu vực Vũng Liêm, Măng Thít giáp với Bến Tre
đang bị xâm nhập mặn ngày càng sâu hơn, nước mặn dần tiến về phía thành
phố Vĩnh Long. Phía bên sông Hậu do lưu lượng nước nhiều hơn nên quá trình
xâm nhập mặn diễn ra chậm hơn.
Biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều. Trong 1 tháng có 2 kỳ

triều cường và 2 kỳ triều kém. Trong năm đỉnh triều cao vào tháng 12 và tháng

1, xuống thấp vào tháng 6 và tháng 7. Chênh lệch đỉnh khoảng 0,5m. Biên độ
thuỷ triều vào mùa cạn (tháng 3 và 4) khoảng 2,5 ÷ 3m. Chế độ thủy triều
không những ảnh hưởng mực nước sông, kênh rạch mà còn làm dòng chảy
sông bị thay đổi thúc đẩy tiến trình trình xâm nhập mặn ngày càng nghiêm
trọng. Đồng thời làm nhiễm mặn các tầng nước dưới đất.
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân
10
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ





1.5. KINH TẾ XÃ HỘI

1.5.1. Dân số, lao động

Dân số toàn tỉnh đến năm 2008 khoảng 1.068.917 người, thường phân
bố tập trung ở các đô thị, các vàm sông, dọc theo các trục giao thông thủy bộ
quan trọng; mật độ dân số khoảng 708 người/km
2
. Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh
Long như sau:
- Dân tộc Kinh chiếm trên 95%, còn lại là các dân tộc khác (Khôme,

Hoa…)

- Nữ giới chiếm 51,5%, nam giới 48,5%.

- Số dân sống ở thành thị chiếm khoảng 14,8%, nông thôn khoảng

85,2%.

- Tổng số lao động của tỉnh là 679.592 người, trong đó nữ giới chiếm

351.007 người, 72% lao động thuộc khu vực nông nghiệp, 7% công

nghiệp, 1,8% xây dựng và 11,6% thuộc ngành dịch vụ.

- Bình quân mỗi hộ có 5,5 người.


- Tốc độ tăng dân số bình quân năm 12,11‰

1.5.2. Thu nhập đời sống

- Bình quân thu nhập đầu người tại Vĩnh Long đến năm 2008 vào
khoảng 14,8 triệu đồng/người/năm.
- Có khoảng 43% số hộ thuộc diện có thu nhập khá – giàu, 49% số hộ

trung bình và 8 % số hộ nghèo.

- 60% số hộ đã có nhà kiên cố hoặc bán kiên cố.

So với toàn đồng bằng sông Cửu Long, mức sống của người dân trong
tỉnh thuộc loại trung bình, song mức sống không đồng đều, còn có sự phân hoá
rõ rệt giữa các huyện trong tỉnh, giữa nông thôn và thành thị.
1.5.3. Cơ cấu các ngành kinh tế

Tình hình kinh tế Vĩnh Long trong những năm gần đây có những bước
phát triển ngày một tốt hơn theo tình hình chung của cả nước. Có sự dịch
chuyển cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng về nông
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân
11
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ



nghiệp vẫn là thế mạnh của tỉnh. Giá trị GDP năm 2008 đạt 15.680 tỷ đồng.
GDP toàn tỉnh tăng 10% mỗi năm.

1.5.4. Hạ tầng cơ sở

Vĩnh Long có hệ thống các đường Quốc lộ IA, quốc lộ 53, 54, với tổng
chiều dài là 131 km, trong đó Quốc lộ IA là con đường huyết mạch của đồng
bằng sông Cửu Long với chiều dài gần 35,36km. Các tuyến tỉnh lộ: 31, 32, 33,
38, 39, với tổng chiều dài là 139 km và 100,2km huyện lộ. Ngoài ra còn có

420 km đường giao thông nông thôn. Hiện 100% xã có đường ô tô đến trung
tâm xã và hơn 90% số ấp có đường chạy xe 2 bánh thông suốt, cơ bản xoá xong
cầu khỉ.
Về giao thông thủy có hệ thống sông liên vùng: sông Tiền, sông Hậu và
sông Cổ Chiên, sông Măng Thít. Ngoài ra còn có 482 km kênh cấp I và 1.003
km kênh cấp II (mật độ đường thủy 3,93km/km
2
) hợp thành hệ thống giao
thông thủy rất tiện lợi.
Hầu hết các phường, xã, thị trấn đã được điện khí hóa, số hộ dùng điện
đạt 90%. Lượng điện dùng chủ yếu cho sinh hoạt.
Mạng lưới bưu điện đã phủ tương đối dày trên địa bàn tỉnh, với 1 bưu

cục trung tâm, 6 bưu cục quận huyện và 23 bưu cục khu vực. Toàn tỉnh đã có

25.391 số máy điện thoại, phục vụ tốt cho nhu cầu giao lưu, thông tin liên lạc

của nhân dân.

Toàn tỉnh hiện có 357 trường phổ thông các cấp, từ cấp I đến cấp III và

78 trường mẫu giáo. Tổng số học sinh đến trường: 288.486 em, và 22.246 cháu
mẫu giáo.

Trên địa bàn Vĩnh Long, khu vực đô thị có 15 hệ thống cấp nước tập
trung cho 15 thị trấn, huyện và điểm xã, thị xã Vĩnh Long có 2 nhà máy nước
công suất 17.700m
3
/ngày đêm, cung cấp cho 80.000 ngườ1. Tại khu vực nông
thôn, đã có khoảng 60% được cấp nước sạch.
Số hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại còn ít, đặc biệt là ở khu vực nông


thôn.



Tất cả các huyện trong tỉnh đều có bệnh viện huyện, các phòng khám đa


khoa, ngoài ra còn có 73 trạm y tế xã phường và một bệnh viện y học dân tộc
Lu{fln
van th?c
sT
nganh fJCTV
HVTH: Vo Thanh
Quim



12
GVHD: PGS. TS. Nguyen Vi{jt
Ky




t;ti thi xa Vlnh Long. Dn nam 2001 c6 10 y sy, bac
syva
15 giu6ng b nh tren

10.000
dan.

13
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân





CHƯƠNG
2.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN


2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

2.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất

Trước năm 1975:


Năm 1895 –1960: các nhà địa chất Pháp (A.Lacroi, E.Saurin,
J.Fromaget) đã bắt đầu nghiên cứu Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và
Đông Dương nói chung. Sở địa chất Đông Dương cho xuất bản tờ bản đồ địa
chất Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 vào năm 1956.
Sau năm 1975:

Trong giai đoạn này, có nhiều công trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất và
tìm kiếm khoáng sản ở các tỷ lệ khác nhau:
Năm 1975, Trần Kim Thạch xuất bản tờ bản đồ địa chất miền Nam Việt

Nam tỷ lệ 1/2.000.000.

Bản đồ địa chất-khoáng sản, tỷ lệ 1/500.000 miền Nam do Trần Đức
Lương, Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1981); bản đồ địa chất-khoáng sản nhóm
tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000 do Hoàng Ngọc Kỷ (1980÷1989) và
Nguyễn Ngọc Hoa (1990÷1991) chủ biên, loạt bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ
lệ 1/200.000 (hiệu đính) trong đó có diện tích vùng đồng bằng Nam bộ do
Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1994).
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu về đặc điểm địa chất của khu vực như:
Năm 1977, Trần Kim Thạch hoàn thành tờ bản đồ địa chất trầm tích kỷ
thứ IV của Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ 1/200.000. Nguyễn Hữu Phước
với bài viết “ Trầm tích phù sa ở hạ lưu sông Đồng Nai”. Phạm Hùng với bài
viết: “Các trầm tích trẻ Đồng Bằng Tây Nam Bộ”. Lê Đức An với bài viết “
Kiến tạo và địa mạo miền Nam Việt Nam”
Hồ Chín và Võ Đình Ngộ với bài viết “ Những kết quả nghiên cứu mới

về địa chất kỷ thứ IV của Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn


Trước năm 1975:
14
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Năm 1959 có Karpoff Raman và năm 1960 có Brashears ML lập báo
cáo tường trình về việc khai thác quá mức an toàn cho phép dẫn đến tác hại làm
đường biên mặn của nước dưới đất lấn sâu vào khu vực nước ngọt.
Năm 1966, W. Rasmussen và H. Anderson (1969) nghiên cứu tiềm năng

về nước dưới đất miền Nam Việt Nam và vùng châu thổ Mekong.

Giai đoạn này công tác điều tra địa chất thủy văn rất ít và tài liệu mang
tính sơ lược độ tin cậy không lớn.
Sau năm 1975:

Năm 1980, Bùi Hữu Lân, Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh
công bố công trình “ Tiềm năng Nước dưới đất ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long”.
Năm 1980, Hồ Vương Bính – “ Khái quát chung về cấu trúc bồn actezi ở

Đồng bằng sông Cửu long”

Năm 1978 đến 1983, Trần Hồng Phú làm chủ biên đã thành lập xong
Bản đồ Địa chất Thủy văn tỉ lệ 1/500.000 cho toàn Việt Nam, trong đó vùng TP
Hồ Chí Minh được xếp vào rìa của bồn Artezi Đồng Bằng Sông Cửu Long với
3 tầng chứa nước có tuổi Q

I-III
, N
2
-Q
1
, N
2
.

Từ năm 1983 đến năm 1992 Bùi Thế Định và các tác giả khác của Liên
Đoàn 8 đã hoàn thành tờ bản đồ Địa chất Thủy văn và Địa chất Công trình
Nam bộ tỉ lệ 1/200.000.
Năm 1994, Hồ Vương Bính “Quy luật phân bố nước nhạt trong trầm tích

N
2
-Q
1
ở Đồng bằng sông Cửu Long”

Năm 1991, Nguyễn Việt Kỳ “ Sự hình thành nước dưới đất trong

Pleistocen Đồng bằng nam Bộ”

Từ năm 1998 đến năm 2000, công ty Haskoning B.V kết hợp với Liên
Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất công trình miền Nam xuất bản các báo cáo
về nước dưới đất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề cập đến các vấn đề
lịch sử phất triển nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long; tính toán các
thông số Địa chất thủy văn từ kết quả bơm nước thí nghiệm; Xây dựng mô hình
dòng chảy nước dưới đất bằng mô hình GMS…

15
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Năm 2003, PGS. TS Nguyễn Việt Kỳ, TS. Đỗ Tiến Hùng công bố công

trình “Cơ chế hình thành các đới nhiễm mặn nước dưới đất vùng Bắc sông

Tiền”


Năm 2004 - ThS. Nguyễn Huy Dũng, TS. Phạm Huy Long, KS. Trịnh
Nguyên Tính, KS. Lê Đình Nam, KS. Trần Văn Khoáng - Liên Đoàn Bản đồ
Địa chất miền Nam kết hợp với Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất công
trình miền Nam xuất bảo báo cáo “Phân chia liên kết địa tầng và đặc điểm cấu
trúc các trầm tích N-Q đồng bằng Nam bộ” trong báo cáo này có đề câp đến
các vấn đề về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn của các tầng chứa nước
trong khu vực. Ngoài ra trong phần thủy văn các tác giả đã xây dựng mô hình
dòng chảy nước dưới đất cho khu vực này.
Năm 2006 Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam báo cáo tổng hợp dự án

“Điều tra nguồn nước dưới đất, biên hội bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ

1/100.000 phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh tỉnh Vĩnh Long”

Nhìn chung các công trình sau năm 1975 phần lớn là các công trình đo
vẽ bản đồ khu vực lớn cả vùng đồng bằng sông Cứu Long và các nghiên cứu về

điều kiện địa chất thủy văn, quy luật phân bố nước dưới đất những công trình
này mang tính chất khu vực. Các công trình về mô hình dòng chảy nước dưới
đất cho từng tỉnh rất ít. Chỉ có các mô hình cho toàn khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Đối với khu vực tỉnh Vĩnh Long các nghiên cứu về địa chất thủy
văn không nhiều. Chỉ có Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam là có biên hội bản
đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/100.000.

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

Địa tầng khu vực tỉnh Vĩnh Long theo các tài liệu khoan hiện có chỉ đến
độ sâu phân bố của hệ tầng Neogen để làm phong phú thêm về đặc điểm địa
chất của khu vực Vĩnh Long học viên tham khảo thêm tài liệu về địa chất
chung của khu vực đặc biệt là tài liệu “Báo cáo phân chia địa tầng N-Q và
nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng nam Bộ-Liên đoàn Bản đồ Địa chất
miền Nam”; “Điều tra nguồn nước dưới đất, biên hội bản đồ địa chất thuỷ văn
tỷ lệ 1/100.000 phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh tỉnh Vĩnh Long –
16
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân



Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam” để mô tả đặc điểm địa chất của khu vực

Vĩnh Long như sau:

Các thành tạo trầm tích, phun trào trước Neogen chỉ lộ ra ở thượng
nguồn sông Bé, sông Sài Gòn (phía Bắc, Đông Bắc ĐBNB), khu vực ven biển
phía Tây (từ Hà Tiên đến Hòn Chông), khu vực Tri Tôn, Bảy Núi dưới dạng

các đồi núi sót. Ngoài ra, còn gặp các thành tạo này ở phần đáy của các lỗ
khoan sâu trong vùng. Chúng bao gồm các phân vị sau:
2.2.1. Hệ Devon - Hệ Carbon, thống hạ (D-C
1
)

Các trầm tích này thuộc hệ tầng Hòn Chông cũ (Bản đồ địa chất khoáng
sản tờ Phú Quốc - Hà Tiên, tỷ lệ 1/200.000 - Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1994),
chỉ lộ ra ở ven biển Hà Tiên - Hòn Chông (núi Hòn Chông, núi Bãi Ớt) và đáy
một số LK sâu (LK29 Hồng Ngự, LK. HG.1 ). Thành phần trầm tích bao gồm
cát kết, bột kết, đá phiến sét silic, đá vôi sét, bột kết vôi. Bề dày 600-700m.
Ranh giới dưới các trầm tích này chưa quan sát được. Ranh giới trên bị
đá vôi xám sáng tuổi Permi phủ bất chỉnh hợp lên.
2.2.2. Hệ Permi - Hệ Trias, thống hạ (P-T
1
)

Các trầm tích này thuộc các hệ tầng Hà Tiên, Tà Nốt, Tà Vát và Sông
Sài Gòn cũ. Chúng lộ ra ở thượng nguồn sông Tống Lê Chân (dọc biên giới
Việt Nam - Campuchia) và một số khối núi sót thuộc khu vực Hà Tiên - Kiên
Lương (núi Đá
Dựng, núi Trầu ).

Thành phần trầm tích bao gồm cát kết, bột kết, đá vôi xen vôi sét, bột

kết vôi, dày 1600-1700m.

2.2.3. Hệ Trias, thống trung - thượng (T
2-3
)


Trầm tích Trias trung-thượng phân bố tập trung ở phía Bắc ĐBNB (khu
vực phía Tây Bình Long, Tây Nam Lộc Ninh) và rải rác ở một số núi sót ven
biển Hà Tiên - Hòn Chông (núi Mũi Nai ). Thành phần trầm tích bao gồm: các
đá ryolit, felsit và tuf của chúng, cuội kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét silic, dày
160 ÷ 500m.
17
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ
Luận văn thạc sĩ ngành ĐCTV
HVTH: Võ Thanh Quân




2.2.4. Hệ Jura, thống hạ - trung (J
1-2
)

Trầm tích Jura hạ - trung trên diện tích chỉ phân bố tập trung ở phía
Đông Bắc ĐBNB dọc thung lũng sông Bé, khu phía nam Phú Riềng. Thành
phần trầm tích bao gồm: cuội kết, cát kết, cát bột kết, cát bột kết, đá phiến sét
chứa thân cây silic, dày 500-1200m.
Các trầm tích này trước đây được xếp vào các hệ tầng: Đak Bùng, Đak

krong, Chiu Riu, Mã Đà (thuộc loạt Bản Đôn).

2.2.5. Hệ Jura, thống thượng - Hệ Creta (J
3
-K)


Bao gồm các trầm tích thuộc hệ tầng Long Bình cũ, chúng lộ ra không
nhiều ở phía Đông Bắc ĐBNB: núi Gió (Bình Long), núi Bà Rá (Bình Phước),
núi Bà Đen (Tây Ninh), ngoài ra còn gặp ở đáy các lỗ khoan khu vực TP. HCM
và lân cận.Thành phần bao gồm: ryolit, trachyryolit, andesit dacit, và tuf của
chúng bề dày 200m.
Hầu hết các thành tạo trầm tích Paleozoi - Mesozoi đã phát hiện được
các hóa thạch, quan hệ địa chất của chúng đã được trình bày trong các công
trình đo vẽ lập BĐĐC-KS ở các tỷ lệ khác nhau trước đây và sẽ không trình
bày lại trong báo cáo này.
2.2.6. Hệ Paleogen, thống Eocen-Oligocen (E
2-3
)

Các trầm tích Paleogen hiện nay trên diện tích ĐBNB chỉ gặp ở phần
đáy lỗ khoan CL.1 (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), độ sâu 1000 ÷ 2120m. Trước
đây, các trầm tích này được xếp vào hệ tầng Trà Cú, tuổi Eocen - Oligocen (E
2-

3
). Thành phần trầm tích bao gồm: cuội, sạn kết, cát kết, sét bột kết. Bề dày


trầm tích trong lỗ khoan CL. Là 1.120m. Các trầm tích Paleogen phủ trên bề
mặt bào mòn của các đá có tuổi cổ hơn (ryolit porphyr và tuf của chúng) tuổi
Jura muộn- Creta (J
3
-K) và bị các trầm tích Neogen phủ bất chỉnh hợp lên.
2.2.7. Hệ Neogen

2.2.7.1. Thống Miocen trên, hệ tầng Phụng Hiệp (N

1
3
ph)

Theo các tài liệu hố khoan hiện có, các trầm tích được xếp vào hệ tầng
Phụng Hiệp bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan sâu từ 380m trở xuống, song
mới chỉ gặp phần mái của hệ tầng. Thành phần trầm tích của chúng là cát bột

×