Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐỖ VĂN DUY




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI












THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐỖ VĂN DUY




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢ NGỌC THÀNH







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Đỗ Văn Duy



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của:
- TS Dư Ngọc Thành Khoa Môi Trường, trường Đại học Nông lâm -
Đại học Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên, Khoa môi trường và
Khoa sau Đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và đồng nghiệp.
- Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh; Cục thống kê tỉnh
Quảng Ninh; Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, ủy ban nhân dân huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh, và các cơ quan liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu
trên đã tận tình giúp đỡ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Đỗ Văn Duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6
1.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế
trên Thế Giới và của Việt Nam 10
1.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới 10
1.2.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất của Việt Nam 17
1.3. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nước 21
1.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới 21
1.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước 22
1.4. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam 23
1.4.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức 26
1.4.2. Tình hình thuê đất của các tổ chức 27
1.5. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh

hưởng đến sử dụng đất 32
2.2.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà 32
2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà 32
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 32
2.2.5. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Hà 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 33
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế 34
2.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân tích đánh giá 36
2.3.4. Phương pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh hưởng
đến sử dụng đất 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Hải Hà 48
3.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà 54
3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn huyện Hải Hà 58
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế 58
3.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc giao đất, cho thuê đất 68

3.5. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với đất đã giao,
cho thuê cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà 70
3.5.1. Giải pháp thể chế chính sách 70
3.5.2. Giải pháp kinh tế - xã hội 71
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật 71
3.5.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian tới 72
Chƣơng 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CN
: Công nghiệp
CNH
: Công nghiệp hoá
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
DV
: Dịch vụ
ĐTH
: Đô thị hoá
GCNQSDĐ
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB
: Giải phóng mặt bằng
HĐND
: Hội đồng Nhân dân
HTKT
: Hạ tầng kỹ thuật
KDC
: Khu dân cư

: Quyết định
QLNN
: Quản lý Nhà nước
TM&MT
: Tài nguyên và Môi trường
UBND
: Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2013 22
Bảng 1.2. Diện tích đất của các tổ chức phân theo các vùng địa lý
kinh tế 24
Bảng 1.3. Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng 25
Bảng 1.4. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các
loại hình tổ chức 27
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hải Hà năm 2013 42
Bảng 3.2. Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Hải Hà năm 2013 43

Bảng 3.3. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị
hành chính 48
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế đến năm 2013 so
sánh qua các năm của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 49
Bảng 3.5. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (tính theo giá hiện hành) 49
Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 và biến động so với số
liệu thống kê đất đai năm 2012 và năm 2011 55
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục
đích sử dụng đất năm 2013 58
Bảng 3.8. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế 59
Bảng 3.9. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị
hành chính 59
Bảng 3.10. Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất 60
Bảng 3.11. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 61
Bảng 3.12. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử
dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê 65
Bảng 3.13. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế 66
Bảng 3.14. Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện
Hải Hà 68
Bảng 3.15. Tổng hợp các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Hải Hà 38




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, việc khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ
quyết định trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn đảm
báo ổn định chính trị của quốc gia và khu vực đó [14].
Theo kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010 thì tổng diện tích các
loại đất của cả nước là 33.095.351 ha mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng
7.833.142,70 ha (chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nước) [1].
Tuy nhiên quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất là rất lớn nhưng việc quản lý và sử dụng nhìn chung còn chưa chặt chẽ,
hiệu quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như: sử dụng không đúng diện
tích, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái
phép… Để từng bước khắc phục những tồn tại trên, đồng thời thực hiện
Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc kiểm kê quỹ
đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất đến ngày 01 tháng 4 năm 2008. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết
thực trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồn tài
nguyên đặc biệt quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao

cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng.
Để có cơ sở đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên đất đai của huyện Hải Hà, thì phải đánh giá thực trạng sử dụng đất.


2
Từ đó đưa ra những kiến nghị sử dụng quỹ đất của huyện có hiệu quả, phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
một cách hợp lý, có khoa học, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên
địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để sử dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Phương án quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế của huyện Hải Hà
sẽ tập trung giải quyết xác định rõ thực trạng và giải pháp sử dụng đất đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh lương thực đối với đất trồng
lúa, đất rừng, đất khu công nghiệp, đất phát triển đô thị, đất phát triển cơ sở
hạ tầng, Hải Hà . Do vậy,
việc thực hiện đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh" được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực
và tích cực nhằm tăng cường vai trò nắm chắc, quản chặt quỹ đất của Nhà
nước (đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang
giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng và đặc biệt là diện tích đang
giao cho các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng trên địa bàn huyện Hải Hà và
góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn trên huyện Hải Hà từ đó đưa ra một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả khai thác sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn trên huyện Hải Hà.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả các giải pháp đang áp dụng
của các tổ chức kinh tế với các ngành nghề đầu tư như nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ…
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
và hiệu quả khai thác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế thông qua các cơ
chế, chính sách của Nhà nước.
3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh
hưởng đến sử dụng đất.
Đánh giá thực trạng sử dụng đất và diện tích đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà, nghiên cứu đánh giá về công tác giao
đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà,
nghiên cứu quy trình thực hiện, thủ tục hành chính; cơ chế vận hành việc quản
lý đất đai của các tổ chức kinh tế bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, từng bước góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương nhanh, bền vững.
Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng làm hạn chế hiệu quả sử
dụng đất. Các yếu tố khiến người sử dụng đất phải sử dụng đất có hiệu quả
thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử
dụng đất, đấu thầu dự án, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…để
điều tiết có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế; như: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế
tài chính hóa trong quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế, xây dựng kế hoạch cụ
thể để chủ động điều hành trong quản lý đất đai (chủ động giải phóng mặt bằng,
thu hút đầu tư hay hạn chế đầu tư ở những khu vực không khuyến khích…)
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách
và giải pháp sử dụng hiệu quả đối với tài nguyên đất đai của huyện Hải Hà.
Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vẫn đề liên quan đến đất đai của các
huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất đai
là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động của
nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của
cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng đời sống xã hội
như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - xít thì đất đai đóng
một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của xã hội.
Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp
năm 1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai
trong giai đoạn cách mang hiện nay ở nước ta. Luật đất đai năm 2013 còn xác
định rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” ( Điều 4) [20].
Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến

vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành những chủ
trương, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp phần thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra.
Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện
luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối
với đất đai, tài nguyên, vốn và tài sản công để các nguồn lực này được quản
lý, sử dụng có hiệu quả” [14].
Cương lĩnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm
2011) đã ghi: “…Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
tài nguyên quốc gia” [12].


5
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ,
mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội: Đổi mới cơ chế
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các
chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về
môi trường. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường, xây dựng
chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Khắc phục suy
thoái, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi
trường. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá
rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai
thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác…” [14].
Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV
cũng đã nêu: “ Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tích
cực và chủ động bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững [11].

Thực hiện đồng bộ quy hoạch đất đai, khoáng sản, môi trường, tài
nguyên nước. Tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng
tài nguyên bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho
cộng đồng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Kiện toàn
tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ” [11].
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV,
nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi: “Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên,
tích cực và chủ động bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” [13].


6
Và cũng tại Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai, không sử dụng, sử
dụng đất không dúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được công bố, hủy hoại đất, không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi
sử dụng các quyền của người sử dụng đất, không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá
quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các
quy định về quản lý đất đai”.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Thiên nhiên chứa đầy những bí ấn, rất khắt khe nhưng cũng rất hào
phóng. Từ bao đời này, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời
khác như: “đất nào cây ấy”, “khoai đất lạ, mạ đất quen”…hiện nay, những
kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra
những giá trị mới trong sử dụng đất, xong muốn bảo vệ đất một cách cơ bản

không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp
đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và
không ít trường hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ
và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định.
Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới
mục tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích
đất nhất định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại
sản xuất quy mô lớn….Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử
dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng nhu thỏa mãn đời sống tinh
thần của con người như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công
trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và
khu dân cư nông thôn…


7
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu
trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất
đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá
trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi
trường nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,
trượt lở đất…) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này
càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa
mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường
nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả.
Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu
những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của tài nguyên đất.
Từ đó, đề ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một
cách hợp lý, để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu hiện tại

nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [28]:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ quốc gia nào, đất đều
là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các
ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người
Ấn Độ, người Ả - rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản
vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “…đất không phải là tài
sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét - Xtô - ni-a, người đất còn tồi tệ hơn sự
phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương
trình môi trường Liên hiệp quốc) khẳng định “ mặc cho những tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với
Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hái, nhất phân điền”, đất càng đặc
biệt quý giá.


8
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng hạn chế.
Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc,
nghèo dinh dưỡng,hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt
động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh
tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500
triệu ha đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là dưới
0,15ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của tổ chức Lương thực,
thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.

Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu
quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị
thoái hóa, hoặc ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và
nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã
và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu ha tập trung ở Châu Á, Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua
nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị
khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài
ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước
thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa
học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời
sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở
đất, thoái hóa lý, hóa học đất…
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh
hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật


9
đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật đất đai năm 2003 đã
được Quốc hội thông qua. Bênh cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã
được ban hành, như Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật bảo
vệ môi trường…và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật
do Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành. Sau
đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài.
Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật:
- Luật Đất đai năm 1993[14].
- Luật Đất đai năm 2003[15].
- Luật Đất đai năm 2013[16]

- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005[17].
- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai[10].
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất[4].
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất[5].
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về
thu tiền đất, thuê mặt nước[6].
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư[7].
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất[8].
- Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất lúa[9].
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi
hành Luật Đất đai năm 2003 [3].


10
1.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên
Thế Giới và của Việt Nam
1.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình sở hữu đất đai. Mô hình
phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai. Bên cạnh
đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước về đất đai là hình thức
sở hữu duy nhất. Mô hình đầu được áp dụng ở hầu hết các quốc gia còn mô
hình thứ hai mang tính đặc thù vì lý do chính trị và lịch sử.

Ở các nước như Anh, Canada, Australia, New Zealand hoặc một số
nước đang phát triển (theo chế độ Quân chủ) thường áp dụng mô hình toàn bộ
đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của nhà vua. Tùy thuộc vào thể chế chính
trị của từng nước và vị trí, vai trò của nhà vua ở nước đó mà quyền sở hữu
của nhà vua đối với đất đai có khác nhau. Ở một số nước khu vực Trung
Đông, quyền sở hữu đất đai của nhà vua còn ít nhiều mang tính thực chất
trong khi một số nước khác thì quyền sở hữu đất đai của nhà vua chỉ tồn tại về
mặt danh nghĩa. Ví dụ, ở Anh, tuy đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhưng
quyền sở hữu của Nữ hoàng chỉ là danh nghĩa. Ngày nay ở Anh, 69% đất đai
được sở hữu bởi 158.000 gia đình. Theo J.G.Riddall, tác giả cuốn “Sự trở về”
thì: “Đối với luật Anh, không có quyền sở hữu tuyệt đối đối với đất đai. Lý do
là quyền đối với đất đai được xác lập thông qua việc thuê mướn của Nữ
hoàng. Tuy nhiên, vì lý do thực tế mà người có quyền đối với đất đai hiện nay
được đối xử như chủ sở hữu đất đai”. Và theo GS. Michel Fromont thì:
“Quyền này rất giống với quyền sở hữu trong các hệ thống pháp luật La Mã”.
Do vậy, xét trên thực tế, Anh là nước theo mô hình đa sở hữu đối với đất đai.
Ngược lại, Trung Quốc tuy thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai
là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, nhưng thực chất có thể coi nó như
hình thức sở hữu nhà nước. Tuy Trung Quốc không thừa nhận sở hữu tư
nhân đối với đất đai nhưng đã có sự thay đổi cơ bản về phương thức thực


11
hiện quyền sở hữu đất đai theo hướng tư nhân hóa các quyền tài sản đối với
đất đai. Hiến pháp và luật pháp nước này đã thừa nhận việc điều phối đất đai
theo quan hệ thị trường, đất đai được coi là một loại hàng hóa, quyền tài sản
của người sử dụng đất được ghi nhận và bảo vệ như một loại tài sản. Tuy
nhiên, việc phân loại mô hình sở hữu đất đai căn cứ vào hình thức sở hữu
nói trên cũng chỉ mang tính hình thức nếu bỏ qua những yếu tố quan trọng
như tính chất, cơ cấu về tỷ lệ diện tích thuộc từng hình thức sở hữu và đặc

biệt là vấn đề cấu trúc của quyền sở hữu.
1.2.1.1. Khái quát chính sách đất đai của Trung Quốc
Trung quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Dưới hệ thống kinh
tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên
nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi
Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Tuy nhiên, việc
quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của Trung Quốc chỉ chính thức hoàn tất sau
khi Hiến pháp 1982 được ban hành. Đất đô thị thuộc về Nhà nước và được
quản lý bởi nhà nước Trung Quốc - người chịu trách nhiệm trước toàn xã hội.
Đất nông thôn thuộc Sở hữu tập thể[26].
Theo Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc[22], không tổ chức, cá nhân
nào được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai
dưới bất kỳ hình thức nào. Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách không hiệu
quả và lãng phí. Người sử dụng đất trên thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai
như một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị trường đất đai “không chính thức” -
còn gọi là “chợ đen” nhưng năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. ở
đó, nhiều nông dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho
các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực
hiện cải cách chính sách đất đai ở nước này.
Việc đưa đất đai vào quan hệ thị trường khởi nguồn từ những cải cách
trong hệ thống sự dụng đất cuối những năm 1980. Từ việc cho thuê đất ở


12
Thượng Hải dưới sự đồng ý của Chính phủ và việc đấu giá quyền sử dụng đất
đầu tiên ở Thẩm Quyến theo Hiến pháp sửa đổi của Cộng hòa nhân dân Trung
hoa năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không xác định
thời hạn đã bị chấm dứt. Luật Quản lý nhà nước về đất đai năm 1986 đã quy
định cơ cấu sử dụng đất thông qua việc giao và cho thuê có đền bù.
Năm 1987, Thẩm Quyến đã bán đấu giá quyền sử dụng đất 8.588 m

2

với thời hạn 50 năm. 44 doanh nghiệp ở đây đã cạnh tranh quyết liệt để có
quyền sử dụng đất và người chiến thắng đã phải trả 5.250.000 nhân dân tệ.
Như vậy, tại thẩm quyến, quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường như các
tài sản khác lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và đã khởi xướng cho việc
chuyển giao quyền sử dụng đất của Nhà nước bằng phương thức đấu thầu và
đấu giá. Sau đó, vào tháng 4/1988, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến
pháp, trong đó bổ sung quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật và hủy bỏ quy định cấm cho thuê đất. Cùng với việc sửa
đổi Hiến pháp, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ban hành quy chế tạm thời
về việc giao và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Nhà nước tại đô thị,
trong đó quy định rõ quyền sử dụng đất có thể chuyển nhượng bằng hợp
đồng, đấu thầu và đấu giá.
Như vậy, từ cơ chế giao đất không thu tiền chuyển sang có thu tiền, từ
việc không giới hạn thời gian quyền sử dụng đất chuyển sang xác định thời hạn
sử dụng đất.
Năm 2001, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Thông tư về việc tăng
cường quản lý Nhà nước đối với đất đai (theo Nghị định số 15), trong đó đặt
ra những yêu cầu về việc tập trung quản lý chặt chẽ toàn bộ nguồn cung đất
đai cho xây dựng, thực hiện nghiệm hệ thống sử dụng đất thuộc sở hữu nhà
nước có trả tiền, khuyến khích đấu giá đất công khai, tăng cường quản lý
việc chuyển quyền sử dụng đất, tăng cường quản lý đất đai dưới góc độ là
quản lý tài sản. Một hệ thống các biện pháp mới trong quản lý tài sản đất đai
đã hình thành với quan điểm tăng cường quản lý tài sản đất đai trong lĩnh
vực tài nguyên.


13
Theo quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác, đất đai

thuộc sở hữu Nhà nước đã được nhanh chóng chuyển sang phân phối theo tiêu
chuẩn của thị trường. Đến năm 2001, việc ban hành một loạt các quy định của
các địa phương và các văn bản tiêu chuẩn chung đã ban đầu giúp thiết lập và
hoàn thiện hệ thống kiểm soát toàn bộ đất đai cho mục đích xây dựng, tập
trung đất cho các mục đích xây dựng ở đô thị, công khai giao dịch quyền sử
dụng đất, thường xuyên điều chỉnh giá đất tiêu chuẩn, công khai thông tin về
đăng ký đất đai và quyết định tập thể.
Như vậy, với những cải cách sâu sắc trong hệ thống sử dụng đất ở
Trung Quốc những văn bản pháp luật nói trên đã chỉ rõ, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất bên
cạnh việc trả phí cho việc sử dụng đất. Năm 1998, Luật quản lý Nhà nước về
đất đai (mới) của Trung Quốc đã quy định tại Điều 85: “Luật này áp dụng cho
doanh nghiệp liên doanh giữa bên Trung Quốc và nước ngoài, hợp đồng hợp
tác kinh doanh giữa bên Trung Quốc và nước ngoài và cả doanh nghiệp chỉ có
vốn đầu tư của nước ngoài”.
1.2.1.2. Liên bang Nga
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, năm 1991 Liên bang Nga tiến hành
công cuộc cải tổ sở hữu đất đai, công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai song
song với sở hữu Nhà nước. Giai đoạn cải tổ đất đai hiện nay ở Liên bang Nga
gắn liền với kế hoạch chuyển sang phương pháp quản lý đất đai bằng kinh tế.
Với tiêu chí quản chặt quỹ đất của Nhà nước, chính sách đất đai của liên bang
Nga vẫn tồn tại việc giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn "lâu dài"
cho các Tổ chức dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các
công trình công cộng, phúc lợi xã hội, (Điều 20, 21, chương 4, Luật đất đai
Liên bang Nga năm 2001) [23] tuy nhiên hình thức này hiện không được khuyến
khích và gần như không tiếp tục thực hiện. Nhà nước mở rộng cho thuê đất như
là một hình thức sử dụng đất đặc biệt đối với đất ở đô thị.


14

1.2.1.3. Hàn Quốc
Hàn Quốc có diện tích đất 99.392 Km
2
trong đó rừng chiếm 66%, đất
nông nghiệp 21,4%, 7% là các loại đất khác và đất ở đô thị chỉ chiếm 4,8%.
Quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc diễn ra manh mẽ trong các thập niêm 60 đến
90 của thế kỷ XX. Quá trình này có đặc điểm nổi bật là tốc độ cao và tập
trung về không gian.
Đô thị hóa tốc độ cao và sự tăng vọt dân số đô thị đã dẫn đến những
vấn đề khó khăn trong quản lý và sử dụng đất đô thị ở Hàn Quốc như hoạt
động đầu cơ đất đai trên phạm vi lớn, lợi nhuận từ gia tăng giá từ đất đai chỉ
dồn vào một nhóm chủ đất giầu có, các mâu thuẫn xã hội chất chứa do đầu cơ
đất đai sẽ không chỉ gây cản trở cho phát triển kinh tế mà còn có nguy cơ phá
vỡ cơ cấu chính trị xã hội của quốc gia. Tuy nhiên Hàn Quốc đã vượt qua
được các khó khăn này một cách khá thành công nhờ ban hành một loại các
giải pháp tổng hợp về chống đầu cơ đất đã được Chính phủ ban hành gồm:
- Hợp nhất tất cả các hệ thống định giá đất của Chính phủ lại thành một
hệ thống duy nhất, hệ thống này phản ánh đúng giá trị trên thị trường của lô
đất và là cơ sở để tính thuế lô đất đó.
- Thuế được đánh trên diện tích tổng hợp của tất cả các lô đất của chủ sở
hữu (dù chúng ở các vị trí khác nhau). Thuế này gọi là thuế nắm giữ đất tổng
hợp nhằm nắm rõ sự thừa thãi quá mức của một chủ sở hữu hay nhu cầu giả về
nắm giữ đất (đầu cơ đất). Trên cơ sở đó sẽ đánh thuế lũy kế tiến lên những diện
tích đầu cơ và do đó khuyến khích họ bán đi các phần đất này làm tăng nguồn
cung trên thị trường đất đai.
- Ba giải pháp mới có tên gọi là giải pháp “Gong-Kae-nyom” bao gồm:
+ Giới hạn về việc nắm giữ đất dân cư ở đô thị: đây là giải pháp bổ
sung cho hệ thống đánh thuế tổng hợp nhằm mục đích cơ bản là ép buộc chủ
đất bán số đất thừa ra. Theo đạo luật thì không có hộ gia đình hay công ty
nào được sở hữu đất dân cư vượt quá 200 py-ôm (660 m

2
). Phần sở hữu vượt


15
quá giới hạn này được đề nghị bán đi. Nếu chủ đất không chịu bán thì phần
đất dư sẽ bị đánh thuế “nắm giữ đất đai quá mức” với mức chịu thuế cao
khoản 7 - 11 % trong giá trị thị trường của diện tích đất thừa đó. Số thuế này
sẽ được thu hàng năm cho đến khi chủ đất bán đi phần đất thừa đó.
+ Phí phát triển đất đai
Do phát triển đô thị hóa, đất nông nghiệp ở vùng ven đô bị các nhà đầu cơ
đất mua những vùng rộng lớn để hưởng lợi nhuận khổng lồ khi chuyển dịch. Vì
vậy nhà nước ban hành phí phát triển đất. Phí này đánh thuế lên những khu vực
đất phát triển cho mục đích cư trú, công nghiệp và giải trí sau khi đã được chính
quyền cho phép. Nghĩa là nó đánh lên tất cả các đề án phát triển (có diện tích lớn
hơn 660 m
2
) trừ đề án của Chính phủ. Các đề án do tập đoàn nhà nước đại diện
cho chính quyền trung ương hay địa phương được giảm 50 %.
+ Thuế lợi nhuận từ giá trị đất (thuế lợi nhận từ đất đai thừa ngoài
tiêu chuẩn)
Đây là giải pháp gián tiếp cản trở các chủ đất nắm giữ đất với mục đích
đầu cơ. Mặc dù có những tranh cãi về thuế này đánh trên các lợi nhuận chưa
được thu vào, do đó vi phạm nguyên tắc đánh thuế 2 lần, tức đánh lên lợi
nhuận thu được từ việc bán đất nhưng đây là biện pháp cứng rắn của chính
quyền nhằm đánh vào việc tập trung tài sản quá mức vào một nhóm những
người giầu có do đầu cơ đất đai buộc họ bán ra, điều tiết lại nguồn cung để
giảm giá đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển [27].
1.2.1.4. Hungary
Kể từ năm 1988, Chính phủ Hungary công bố một số luật mới liên

quan đến tổ chức và quyền sở hữu doanh nghiệp:
Luật VI năm 1998 mở rộng sự lựa chọn hình thức pháp lý của doanh
nghiệp và mở của cho các doanh nghiệp với quyền sở hữu tư nhân.
Luật Đầu tư nước ngoài XXIV/1988 tạo điều kiện thu hút đầu tư nước
ngoài thông qua việc miễn giảm thuế.
Luật V/1990 quy định tự do hóa doanh nghiệp tư nhân. Để tách biệt
quyền lực quản lý và quyền sở hữu nhà nước.

×