Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phát triển nông nghiệp ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề 3
Chương 1. Tổng quan tài liệu 4
1.1. Một số khái niệm. 4
1.1.1. Vùng ven biển (Coastal Areas) 4
1.1.2. Nông nghiệp ven biển và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế
vùng ven biển 4
1.1.3. Biến đổi khí hậu 5
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng ven biển ở Việt Nam 5
1.2.1. Khí tượng 5
1.2.2. Thủy văn và tài nguyên nước mặt 6
1.2.3. Địa hình, địa mạo 7
1.2.4. Thổ nhưỡng 7
1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ven biển 10
Chương 2. Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển 12
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp ở các vùng ven
biển Việt Nam. 12
2.1.1 Thuận lợi 12
2.1.2. Khó khăn 13
2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 13
2.2.3. Về trồng trọt 14
2.2.2. Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ven biển 16
2.2.3. Nghề làm muối (diêm nghiệp) 20
2.2.4. Về công nghiệp chế biến thủy sản ven biển 21
2.2. Một số giải pháp sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 21
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp trên đất mặn ven biển 21
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp trên đất cát và cồn cát ven biển 25
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 2


2.2.3. Sản xuất nông nghiệp trên đất phèn ven biển 28
2.2.4. Sản xuất nông nghiệp trên phù sa ven biển 29
2.2.5. Sản xuất nông nghiệp trên đất đỏ vàng ven biển 29
2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp vùng ven biển ở Việt Nam 30
Chương 3. Biến đổi khí hậu và sự ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng ven biển
32
3.1. Một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 32
3.2. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp vùng
ven biển ở Việt Nam 33
3.2.1. Tác động đến ngành trồng trọt 33
3.2.2. Tác động đến hoạt động chăn nuôi gia súc 41
3.3. Một số giải pháp khắc phục 41
Kết luận 45
Tài liệu tham khảo 46


Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam có đường bờ biển dài trên 3200 km từ điểm cực đông ở phía Bắc là Mũi
Ngọc tỉnh Quảng Ninh đến điểm cực Tây ở phía nam là Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, và
được bao bọc bởi hệ thống đảo ven bờ gồm trên 2700 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên đới
chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Với đặc điểm của vị trí địa lí như vậy, vùng ven biển
Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phỏng, bảo vệ chủ quyền lảnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc.
Nhiều Nhà kinh tế thế giới đã cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại
dương. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế các vùng biển và ven biển đã trở thành vấn
đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới

có biển. Do trải dài từ: 21
o
31' đến 8
o
31’ vĩ độ Bắc nên có nhiều yếu tố và đặc điểm tự
nhiên khác nhau đã chi phối, tác động tới quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và
phát triển kinh tế xã hội nói chung của các vùng ven biển ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, vấn đề sản xuất nông nghiệp vùng ven biển hiện nay còn ít được
quan tâm nghiên cứu. Hơn thế nữa, trong những năm qua, nền nông nghiệp vùng ven
biển đã gặp phải nhiều khó khăn do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, do các chính sách sử
dụng đất đai chưa hợp lý và nhất là do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng xuất hiện
những thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và sản lượng nông nghiệp, đặt
nền nông nghiệp đứng trước những thách thức hệ trọng.
Chính vì thế em chọn đề tài “ Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ở Việt Nam
và biến đổi khí hậu” nhằm tìm hiểu một cách tổng quan về sản xuất nông nghiệp vùng
ven biển ở Việt Nam, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu.

Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Vùng ven biển (Coastal Areas)
Vùng ven biển là nơi chuyển tiếp giữa lục địa và biển, là vùng chịu sự tương tác
giữa môi trường nước biển và nước ngọt. Hoạt động thủy triều tác động lên vùng này
hình thành các hệ sinh thái thủy sinh vô cùng đa dạng và phong phú, có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế của vùng. Vùng ven biển là nơi tiếp nhận
nguồn dinh dưỡng hữu cơ dồi dào bắt nguồn từ các con sông cũng như được bổ sung

từ biển, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào để hỗ trợ cho sự sống của nhiều loại sinh
vật khác nhau. Thực tế, vùng cửa sông ven biển được coi là vùng có năng suất sinh
học cao vào loại bậc nhất trên hành tinh [8].
Vùng ven biển hay dải ven biển Việt Nam chạy dài theo 3200 km bờ biển với
ranh giới trùng với địa giới hành chính của các quận, huyện ven biển. Có gần một nửa
số tỉnh/thành phố (29/63 tỉnh/thành phố, trong đó có 3 thành phố trực thuộc Trung
ương) thuộc vùng biển, đảo và ven biển, gồm 148 huyện/quận, (trong đó có 101
huyện, 35 quận, thị xã, thành phố và 12 huyện đảo) với tổng diện tích tự nhiên là
65.312 km
2
, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Vùng biển đặc quyền kinh tế nước
ta rộng trên 1 triệu ki-lô-mét vuông ; bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến
Hà Tiên (Kiên Giang) dài 3.260 km; có khoảng 3.000 hòn đảo, chủ yếu nằm ở Vịnh
Bắc Bộ, được chia thành 3 nhóm chính: Đảo xa bờ gồm: Hoàng Sa, Trường Sa, Nam
Yết, Sinh Tồn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Thổ Chu. Đảo tuyến giữa: Cô Tô, Lý Sơn,
quần đảo Nam Du, Cù Lao Thu (Phú Quý), Phú Quốc Đảo ven bờ: Cái Bầu, Cát Bà,
Cồn Cỏ, Hòn Tre, Hòn Khoai
1.1.2. Nông nghiệp ven biển và tầm quan trọng của việc phát triển kinh
tế vùng ven biển
Nông nghiệp ven biển trong bài viết này được hiểu là các hoạt động sản xuất của
con người trong các lãnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy-hải sản, đánh
bắt cá, làm muối, và chế biến nông sản, thủy hải sản sau thu hoạch.
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông - một biển lớn, quan trọng của khu
vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt
Nam không chỉ có phần lục địa nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 5

km

2
, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Bờ biển trải dài theo chiều dài của đất nước với
khoảng 100 cảng biển, 48 vịnh lớn nhỏ và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển.
Trên lãnh hải vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần
đất nổi trên mặt biển khoảng 1.636 km
2
, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc
và Tây Nam với những đảo nổi tiếng về cảnh đẹp và có vị trí chiến lược như Bạch
Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường
Sa
Trải dài trên tuyến ven biển có 29 tỉnh, thành phố với 124 huyện, thị xã; 612 xã,
phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven
bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế trên biển và
ven biển để phát triển kinh tế đất nước thật sự là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài và
có tương lai to lớn, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội của nước ta.
Thực tiễn các nước trên thế giới đã cho thấy kinh tế các vùng lãnh thổ, các địa
bàn ven biển luôn đi đầu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển. Trong đó,
kinh nghiệm về phát triển kinh tế các tỉnh ven biển của Trung Quốc trong những năm
cải cách và mở cửa vừa qua đã là một thực tiễn quốc tế rất thuyết phục đối với Việt
Nam. Thực tiễn này nói lên rằng nếu biết đầu tư khai thác các tiềm năng “kinh tế” và
“địa kinh tế” vùng ven biển thì biển sẽ thực sự là “bạc” đối với mỗi quốc gia có biển.
1.1.3. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo.
Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu: “những ảnh hưởng có hại
của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế

- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng ven biển ở Việt Nam
1.2.1. Khí tượng
Biển Đông và vịnh Thái lan đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các đặc
điểm khí hậu vùng ven biển Việt Nam. Ở đây, các tác nhân như hoàn lưu gió mùa, mối
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 6

tương tác biển – lục địa, điều kiện địa hình, hướng của các đoạn đường bờ… tác động
tương hỗ với nhau, hình thành nên một dải khí hậu miền duyên hải rất đặc sắc [4].
Nhìn chung khí hậu có những phân hóa chính sau:
- Sự phân hóa rõ nét mùa đông của chế độ nhiệt theo phương kinh tuyến.
- Sư phân hóa đa dạng về chế độ mưa ẩm theo không gian chiều dài vùng ven
biển.
- Tính chất biển của khí hậu trên toàn vùng ven biển.
Vùng ven biển nước ta được chia ra thành 4 khu vực khí hậu chính với đặc điểm
tài nguyên khác nhau [7] là:
- Khu vực Vịnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh
- Khu vực nam Vịnh Bắc Bộ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế
- Khu vực Trung và Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
- Khu vực Nam Bộ từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang.
Đánh giá chung, điều kiện khí hậu ven biển khá khuận lợi cho đời sống dân cư và
nhiều loại hình sản xuất.
1.2.2. Thủy văn và tài nguyên nước mặt
Dọc theo dải đất ven biển Việt Nam, trung bình cứ 20-25 km đường bờ ta lại gặp
một cửa sông đổ ra biển [3]. Chính vì thế, chế độ nước vùng cửa sông ven biển luôn
liên quan mật thiết với chế độ nước vùng ven bờ và chế độ triều ven biển nước ta.
Chế độ thủy triều ở vùng ven biển Việt Nam rất đặc sắc và khá đa dạng, không
giống với nhiều vùng biển khác trên thế giới và có thể được chia thành 8 khu vực khác

nhau.
Dòng chảy sông ngòi thuộc vùng ven biển chịu tác động đồng thời của hai nhân
tố biển và lục địa, mối tương tác này khá phức tạp. Ở mỗi khu vực khác nhau, mức độ
ảnh hưởng của nhân tố này cũng thay đổi khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với quá trình khai nước nước cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, vùng ven biển nước ta có lượng nước mặt tương đối dồi dào – ngoại
trừ vùng ven biển Thuận Hải bị thiếu nước mặt vào mùa khô. Nói chung, ở khía cạnh
thuận lợi thì tài nguyên nước mặt đáp ứng tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển sản
xuất.
Tuy nhiên ở khía cạnh tác động tiêu cực của điều kiện thủy văn (bao gồm cả vấn
đề khí tượng) đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng ven biển thì phải kể đến
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 7

hiện tượng lũ lụt, mưa bão, áp thấp nhiệt đới nhất là ở khu vực ven biển Trung và Nam
Trung Bộ. Ngược lại với mưa lũ thì ở một số nơi tình trạng khô hạn kéo dài, khan
hiếm nước sản xuất, sinh hoạt nghiêm trọng cũng thường xảy ra ( ven biển Ninh
Thuận, Bình Thuận). Trong điều kiện như vậy thủy triểu và nước mặn dễ dàng xâm
nhập vào sông, đã gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Ven biển đồng bằng Nam
Bộ, trong mùa khô cũng có nhiều nơi thiếu nước ngọt trầm trọng kết hợp với hiện
tượng nhiễm mặn, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp ở đây.
1.2.3. Địa hình, địa mạo
Địa hình núi có ở một số các huyện ven biển với nhiều quá trình mang tính ngoại
sinh bất lợi bởi ở đây năng lượng, thế năng địa hình rất lớn.
Địa hình đồi chiếm diện tích khá lớn, có đầy đủ những điều kiện để phát triển các
cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê) hoặc cây hoa màu.
Địa hình đồng bằng trên các trũng vòng tân kiến tạo là các đồng bằng delta lớn,
rất thuận tiện cho dân sinh, phát triển nông nghiệp, trước hết là cây lúa, cây công
nghiệp ngắn ngày, trong khai thác cần đề phòng bị nhiễm mặn.

Nhóm địa hình đồng bằng rìa miền nâng thường nhỏ hẹp, có tiềm năng phát triển
cây nông nghiệp, cây công nghiệp, rau, hoa màu, song thường xẩy ra cac quá trình rửa
trôi và thoái hóa cát, cát bay và cát chảy.
Địa hình bờ bãi có khả năng nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, rau câu…)
1.2.4. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng vùng ven biển là khá phong phú về chủng loại và phức tạp trong
phân hóa. Chính vì thế, tài nguyên đất ven biển cần được sử dụng với những định
hướng sau:
a) Nhóm đất cát ven biển có độ phì nhiêu kém, tỉ lệ cát chiếm đến 85-90%
nhưng do địa hình bằng, hệ thống thủy lợi sớm được giải quyết, giao thông thuận lợi
nên đã thực hiện thâm canh, cải tạo đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên ở nhiều
vùng đất cát ven biển hiện nay nhân dân đã có thu nhập khá.
Đất cát bở rời, thô, màu vàng, trắng, đỏ hay xám tùy vào điều kiện địa hình, hàm
lượng silic cao, sét và limon thấp (0-6%), đôi khi có vệt loang lỗ đỏ vàng hay kết von,
có chỗ lẫn cả vỏ sò, ốc. N, P, K và lượng mùn rất thấp, pH dao động tùy nơi, khoảng
4,5-7,5. Có thể phân ra 3 loại đất cát chủ yếu [1]:
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 8

- Đất cồn cát và trắng (222000 ha): tập trung chủ yếu ven biển miền Trung từ
Quảng Bình tới Bình Thuận, nhiều nơi được gió vun cao thành đụn 50-70m
như từ Đồng Hới tới Vĩnh Linh.
- Đất cồn cát đỏ (77000 ha): chỉ thấy ở Bình Thuận. Cát đỏ có nhiều sét và
limon hơn cát trắng và vàng, đồng thời mức feralit hóa cao hơn do tuổi già
hơn.
- Đất cát biển (234000 ha): thường nằm trong các dải cồn, địa hình thấp, bằng
phẳng, rất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn thường dưới 0,8%, rất nghèo
N, P và các cation kiềm, kiềm thổ.
b) Nhóm đất mặn ven biển: có độ phì nhiêu khá và trung bình.

Nhóm đất mặn này là “đất có vấn đề”, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng
bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, trà Vinh, Bến Tre và ở các tỉnh
ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Ðịnh,
Ninh Bình và Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở
Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm [1]. Đất bị nhiễm mặn do nước
biển và có chứa nhiều loại muỗi khác nhau, trong đó muối clorua bao giờ cũng chiếm
ưu thế. Nước mặn từ chỗ có hại đã trở thành nguồn lợi. Trước đây, đến những vùng
đất mặn dù ở miền Bắc hay miền Nam đều thấy chung một cảnh là “đất không nuôi
nổi người”, nhưng giờ đây đã khác, do việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và sự hiểu
biết của người dân về đất mặn đã tăng lên, đồng lúa trĩu hạt, kết hợp với nuôi trồng
thủy sản, đời sống của người dân đã được cải thiện.
c) Nhóm đất phèn: có độ phì nhiêu tiềm tàng khá cao. Tuy nhiên yếu tố hạn chế
tăng trưởng và năng suất cây trồng trên loại đất này chính là độ chua cao. Đất phèn là
loại đất có nhiều sulfua chủ yếu dưới dạng pirite (Fe
2
S), khi bị oxy hóa pirite bị
chuyển hóa thành jarosite KFe
3
(SO
4
)
2
(OH)
6
và khi giải phóng ra nhiều acid sulfuaric
làm đất chua dữ dội, tác động đến nhiều mặt của sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Phần lớn đất phèn tập trung ở sâu trong nội địa, một phần đất phèn còn lại tập trung ở
dải ven biển miền Bắc, Trung và miền Nam. Tại đây đất phèn có thể bị nhiễm mặn.
Thành phần cơ giời của đất phèn thường có tỉ lệ sét 50-60%, tỉ lệ cát chiếm khoảng 25-
30%, bùn khoảng 10-15%. Nói chung thành phần cơ giới của đất phèn là từ sét đến sét

nặng [1].
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 9

d) Nhóm đất phù sa: Chủ yếu ở ven các con sông, một phần rải rác dọc bờ biển,
dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, nhiều loài thực vật ngập mặn
đã bao phủ chủ yếu là cây Đước (Rhizophora sp) và Mắm (Avicenia sp). Những thực
vật chịu mặn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm
giảm sự cuốn trôi do nước và sóng, cung cấp sinh khối cho trầm tích . Sự ổ định của
mực nước biển dẫn đến sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn
thấp.
Đặc tính chung của loại đất này thích hợp cho gieo trồng các loại cây lương thực
và các loại cây công nghiệp như mía, các loại đậu đỗ, các loại rau quả. Nhóm đất này
được phân ra 3 đơn vị đất (đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa
đốm rỉ) và 5 đơn vị phụ đất (đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nhẹ, đất phù sa trung
tính ít chua cơ giới nặng, đất phù sa trung tính ít chua giàu mùn, đất phù sa trung tính
ít chua glây nông, đất phù sa trung tính ít chua glây sâu)
e) Nhóm đất đỏ vàng: chiếm một diện tích nhiều nhất trên dải ven biển nước ta,
có các loại đất như sau [14]:
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính được phân bố tập trung ở các
tỉnh: Nghệ An và Quảng Trị lẻ tẻ ở Thanh Hóa. Đât nâu đỏ trên đá macma bazơ và
trung tính có diện tích khoảng 152 nghìn ha.
- Đất đỏ nâu trên đá vôi có diện tích khoảng 23 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở
Nghệ An, Quảng Bình, do nằm ở địa hình dốc xen kẽ với các thung lũng hẹp nên tính
chất khá phức tạp. Đất thường có thành phân cơ giới nặng và kết cấu tốt, xốp song tốc
độ thấm nước mạnh.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất có diện tích khoảng 1.255 nghìn ha,
phân bố chủ yếu là: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-
Huế, tập trung ở những vùng đồi bị phân cách mạnh. Đất có độ dày trung bình, đất

chua pH 4-4,5; thành phần cơ giới sét nhẹ, lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất có độ
phì trung bình, trên loại đất này người dân đã trồng ngô, sắn, mía…
- Đất vàng đỏ trên đá trên đá macma axit, có diện tích khoảng 887 nghìn ha,
phân bố rãi rác ở tất cả các tỉnh trong vùng. Do địa hình dốc và nằm trên đá mẹ axit
nên tầng đất mỏng. Do bị rữa trôi nên tầng mặt nhẹ hơn tầng sâu. Đất chua, đạm rất
nghèo, lân tầng mặt rất nghèo, các chất dinh dưỡng dễ tiêu cũng nghèo. Đất dễ bị thoái
hóa, trên loại đất này nên sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 10

- Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích khoảng 1.296 nghìn ha, phân bố ở tất cả
các tỉnh trong vùng. Đất có tầng mỏng, dày dưới 1 m, thành phần cơ giới cát pha đến
cát bị rữa trôi mạnh, chua nghèo mùn và các chất dinh dưỡng cả tổng số lẫn dễ tiêu.
Đây là loại đất rất xấu phân bố ở địa hình dốc, dễ bị xói mòn.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích khoảng 54 nghìn ha, phân bố ở các
tỉnh: Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Đất phân bố ở địa hình
bằng phẳng. Đất có tầng mỏng, hơi xốp, đất chua, độ bão hòa bazơ thấp. Đất có chất
lượng thấp, nhưng thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm.
1.3. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế ven biển
Kinh tế biển và ven biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động
kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển, ven biển và các hoạt động kinh tế hỗ
trợ cho hoạt động kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển và ven biển - Các
hoạt động kinh tế diễn ra gắn trực tiếp với các nguồn lực của biển và ven biển gồm: (i)
Kinh tế vận tải biển và dịch vụ cảng biển; (ii) Kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy
sản); (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Du lịch, nghỉ ngơi, giải trí biển. - Các hoạt động phục
vụ phát triển kinh tế biển, ven biển trên đất liền, hải đảo gồm: (i) Đóng và sửa chữa tàu
biển; (ii) Cung cấp dịch vụ biển; (ii) Thông tin liên lạc biển; (iii) Nghiên cứu khoa học
- công nghệ biển; (iv) Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; và (v) Các

ngành nghiên cứu, khai thác tài nguyên - môi trường biển… .Các ngành nghề trên đây
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam,
là một lợi thế lớn để Việt Nam nhanh chóng phát triển thành quốc gia giàu mạnh và
thịnh vượng về kinh tế. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra
những chủ trương, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác biển. Tiêu biểu là
Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ phát triển
kinh tế biển trong những năm trước mắt Trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia. Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực
hiện như: Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong
những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về Đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đưa ra một số quan điểm
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 11

trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế
biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ. Gần đây
nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Khóa X đã đề ra định hướng chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 như sau: “ Đến năm 2020 phát triển thành công, có
bước đột phá về kinh tế biển, ven biển trên các mặt: (i). Khai thác, chế biến dầu khí;
(ii). Kinh tế hàng hải; (iii). Khai thác và chế biến hải sản; (iv). Du lịch biển và kinh tế
hải đảo; (v). Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất
ven biển gắn với các khu đô thị ven biển. Trước mắt tập trung phát triển du lịch biển,
xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển ngành dịch vụ mũi
nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế biển. Tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an
ninh, an toàn cho những người dân hoạt động trên biển, người dân sinh sống ở những
vùng thường bị thiên tai; đồng thời xây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển. Hạn
chế, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển; bảo vệ và phát triển bền vững

các hệ sinh thái biển và ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội
phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước…” Định hướng chiến lược vùng biển
và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa-Bình Thuận) là: “Xây
dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là
một trong ba trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở
tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven
biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du
lịch” .Chính phủ đã chỉ đạo định hướng phát triển các ngành công nghiệp để phát triển
kinh tế ven biển là: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ
bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi
măng, chế biến thủy sản công nghệ cao. Ngoài ra, phát triển các ngành công nghiệp
khác như: may mặc, da giày, chế biến gỗ, điện tử, điện gia dụng phù hợp với điều
kiện từng địa phương. Đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven
biển .

Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 12

CHƢƠNG 2. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp ở các
vùng ven biển Việt Nam.
2.1.1 Thuận lợi
 Nguồn lợi thủy sản là tiềm năng to lớn của nông nghiệp ven biển
Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong
khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh
tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000
loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản
khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Đến nay đã
xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi

cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọ các tỉnh ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại
có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu
như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 300.000 ha. Ngoài
ra, còn hơn 500.000 ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển
nuôi cá và đặc sản biển.
Những tiềm năng trên là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển mạnh
ngành kinh tế thủy sản trên biển và ven biển, đi theo chúng là ngành công nghiệp chế
biến thủy sản đa dạng một cách toàn diện và tiến tới hiện đại với giá trị cao và được thị
trường ưa chuộng.
 Nguồn muối biển là lợi thế riêng của nông nghiệp ven biển
Nguồn lợi muối chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m
3
là nguồn ngusyên
liệu vô tận để phát triển ngành muối công nghiệp và muối dân sinh.
Vai trò của muối đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là rất to lớn. Sự phát triển
mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một lượng lớn muối ăn với độ
tinh kiết khá cao. Trong khi phần lớn mọi người quen thuộc với việc sử dụng nhiều
muối trong chế biến thực phẩm, nhưng họ có thể lại không biết là muối được sử dụng
rất nhiều trong các ứng dụng khác. Từ muối ăn nóng chảy, ta có thể điện phân để lấy
kim loại Natri (Na) nguyên chất, dung dịch muối ăn điện phân sẽ cho ta xút (NaOH)
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 13

và Clo (Cl
2
), Hyđro (H
2
), axít Clohyđric (HCl), và những hoá chất cơ bản dùng để sản

xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác .
Muối ăn còn dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat
(Na
2
CO
3
), phân bón Amon Clorua (NH
4
Cl), xà phòng và bột giặt. Ngoài ra nước ót
của muối (là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh) có thể
tạo ra Magie Oxit (MgO), Magie Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất
gốm sứ, thủy tinh…
2.1.2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên ven biển không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp.
- Đối với nghề trồng trọt: do ảnh hưởng của nước biển nên các vùng đất ven biển
thường là đất cát hoặc pha cát, bị nhiễm mặn, nhất là khi bị tác động mạnh của nước
biển xâm nhập vào những thời gian có bão. Nguồn nước ngọt cho thủy lợi ở các vùng
này cũng rất khó khăn. Vì vậy, nghề trồng trọt ven biển thường khó phát triển, năng
suất thấp và hay gặp phải rủi ro về bão lũ và nước biển tràn làm hòng đất canh tác.
Những loài cây không chịu được mặn hoặc bão táp không thể phát triển tốt ở các vùng
này.
- Hoạt động lâm nghiệp biển, ven biển cũng quan trọng, nhưng với vai trò bảo vệ
môi trường sinh thái biển, ven biển, chống bão, gió và chắn cát bay hơn vai trò kinh tế,
kinh doanh.
- Đối với nghề chăn nuôi: do trồng trọt khó phát triển, đặc biệt là các loại cây
lương thực, nên ngành chăn nuôi với những loài vật sử dụng các nguồn thức ăn tinh
bột sẽ không đủ để phát triển. Các loài vật tiêu thụ chủ yếu thức ăn thô, lá cây, cỏ
dại…có thể phát triển được ở những vùng này, nhưng cũng không thể thành quy mô
lớn.

Ngoài ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất đai khô cằn cũng là yếu tố hạn chế
phát triển chăn nuôi ở những vùng này.
2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam
Từ các lợi thế và bất lợi nêu trên cho thấy kinh tế nông nghiệp ven biển thường
hướng vào phát triển các hoạt động khái thác, nuôi trồng thủy sản như: đánh bắt thủy
sản nước mặn trên biển; nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn, nước lợ trên biển
(bằng các phương tiện lồng bao nhân tạo); nuôi trồng thủy sản trên đất liền bằng cách
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 14

lấy nước biển (tạo các ao nuôi thủy sản nhân tạo); nuôi trồng đánh bắt trên các vùng
nước lợ ở các vùng cửa sông đổ ra biển. Kèm theo các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản biển và ven biển là các hoạt động chế biến các loài thủy sản nước mặn và
nước lợ, các hoạt động dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy
sản.
Theo kết quả của đề tài “Đánh giá thực trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng
đồng bằng ven biển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, nhóm tác giả đã
đưa ra cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của các xã vùng đồng bằng ven biển
được chuyển dịch theo hướng tích cực của từng thời kỳ từ 2005-2010. Đó là tỷ trọng
sản xuất của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng giá trị sản xuất của
ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các
ngành kinh tế của các xã vùng đồng bằng ven biển là phù hợp với định hướng chung
của các huyện cũng như của tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch vẫn còn chậm, nhất là trong nhóm ngành công nghiệp
và xây dựng.
Đối với cơ cấu kinh tế của ngành nông-lâm-ngư nghiệp, thì nông nghiệp là ngành
kinh tế chủ đạo của các xã vùng đồng bằng ven biển. Mặc dù thời tiết có nhiều diễn
biến phức tạp, song sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vẫn phát triển theo hướng tích cực.
Đây chính là kết quả của việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Tình hình phát triển các hoạt động kinh tế nông nghiệp ven biển, hải đảo trong
thời gian qua như sau:
2.2.3. Về trồng trọt
Có thể nói, sản xuất nông nghiệp truyền thống như trồng trọt không phải là lợi
thế và không phải là hướng chính, lâu dài của vùng ven biển.
Về lâm nghiệp (rừng ngập mặn) ven biển có ý nghĩa bảo vệ môi trường, tạo đa
dạng sinh học ven biển, chống bão, gió và cát bay (sa mạc hóa), chống xói lở Nhưng,
những năm vừa qua, do chạy theo đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven bờ quá mức mà
người dân sinh sống ở ven biển các vùng này đã chặt phá và hủy hoại các khu rừng
ngập mặn ven biển. Do vậy, cùng với chuyển hướng phát triển nông nghiệp và thủy
sản các vùng ven biển như đã đề cập ở trên, cần chú trọng tái tạo lại và phát triển thêm
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 15

các khu rừng ngập mặn ven biển để giữ vững môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
vốn có, từ đó bảo đảm sự phát triển bền vững.
Về trồng lúa:
- Vùng đồng bằng ven biển Trung
Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông
xuân, hè thu và vụ mùa ( còn gọi là vụ
ba, vụ tám và vụ mười ).
 Vụ đông xuân (vụ ba): bắt
đầu từ cuối tháng 10 và thu
hoạch vào tháng 4( tháng 3
âm lịch ).
 Vụ hè thu ( vụ tám) : bắt đầu
từ cuối tháng 4 và thu hoạch
vào cuối tháng 9 ( tháng 8 âm lịch).

 Vụ mùa ( vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng
11(tháng 10 âm lịch)

 Những vùng không chủ động nước thường gieo mạ, cấy giống các tỉnh phía
Bắc.
 Những vùng chủ động nước gieo vãi (gieo sạ), giống các tỉnh phía nam.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc và hẹp, nên yếu tố
chính để quyết định thời vụ, phương thức gieo cấy là nước và đất.
- Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua sản lượng lúa
ở một số tỉnh vẫn tăng mặc dù gặp phải nhiều khó khăn.
Trong vụ đông xuân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống
giống hơn 1,5 triệu ha, tương đương với năm trước nhưng có sự khác biệt về phân bổ
diện tích xuống giống trong các tháng so với vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó, các
giống lúa thơm Jasmine 85, VD 20, nếp chiếm khoảng 8-10% diện tích; các giống lúa
chất lượng cao OM 2517, OM 6162, OM 2514; 0M 6976, OM 4218, OM 6073
chiếm 60% diện tích.
Vụ thu đông và vụ mùa, nhờ định hướng phát triển xuất lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long trên cơ sở an toàn, hiệu quả, các tỉnh đã đầu tư hệ thống đê bao chống lũ,
Hình 1. Làm ruộng ở ven biển Hà
Tĩnh
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 16

khai thác hiệu quả công trình thủy lợi, vừa bảo vệ sản xuất lúa an toàn, đồng thời ổn
định đời sống nông dân vùng lũ.
Kết quả, toàn vùng đã xuống giống 623.751ha, trong đó nhiều tỉnh có diện tích
lúa thu đông tăng so với cùng kỳ năm 2011 như An Giang tăng 10.000 ha, Kiên Giang
tăng 5.685 ha.
2.2.2. Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ven biển

Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ về tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở
các tỉnh ven biển Việt Nam. Một số tỉnh có diện tích lớn, có thể phát triển các đàn trâu,
bò, dê… với số lượng lớn như Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận,… Tuy
nhiên phương thức chăn vẫn chủ yếu là quảng canh, tận dụng, trâu bò được thả trên
các bãi chăn tự nhiên
Chăn nuôi ở miền biển và vùng cát Quảng trị cũng phát triển khá mạnh. Tổng
đàn gia súc, gia cầm đều tăng về số lượng và chất lượng. Đàn trâu tăng lên 5.358 con
so với năm 2003; đàn bò và đàn lợn tuy ổn định về số lượng nhưng chất lượng được
cải thiện nhiều thông qua công tác lai giống, nâng cấp chất lượng đàn nái và đực
giống. Trang trại chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm. Bà
con nông dân còn tận dụng điều kiện thuận lợi về hệ sinh thái đất cát, diện tích rộng
vừa phát triển chăn nuôi, vừa cải tạo đất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Trên
phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng trên
400.000 ha ở các vịnh và đầm phá. Ở Quảng Ninh - Hải Phòng là hơn 200.000 ha;
Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha; Ðông và Tây Nam Bộ có
hơn 62.000 ha. Riêng vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa có hơn 20.000 ha có thể phát
triển nuôi trồng thủy sản biển với giống loài phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào
các loại tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, trai lấy
ngọc, ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô
Trước tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngư dân đã chuyển mạnh nghề
thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng ven biển với nhiều hình thức đa dạng. Nhà nước
đã ban hành các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên các vùng ven biển và hải đảo. Chính phủ đã phân cấp
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 17


cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương toàn quyền quyết định giao, cho
thuê đất và mặt nước ven biển cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử
dụng vào nuôi trồng, phát triển kinh tế thủy sản. Nhà nước đã đầu tư cho quy hoạch
các vùng nuôi thả thủy sản ven biển đất liền và hải đảo. Cho phép nhập khẩu một số
giống, loài đặc sản sạch bệnh có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và kỹ thuật sản xuất
giống thủy sản biển nhân tạo. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nuôi
trổng thủy sản biển; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư. Hỗ trợ tín dụng
cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi trồng thủy sản ven
biển, cụ thể là Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác đã đáp ứng
nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn nuôi trồng thủy sản ven
biển và hải đảo.
Kết quả là hoạt động nuôi trồng thủy sản đã phát triển khá nhanh ở các tỉnh có
biển. Thí dụ: trong giai đoạn 2001-2005, tổng số lồng bè nuôi trồng thủy sản ven biển
đã tăng hơn 1,6 lần, từ 23.989 lên 38.965 lồng. Trong đó, số lồng nuôi tôm hùm là
30.115, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng thủy sản nuôi bằng lồng bè nước mặn đã tăng
từ 2.635 tấn năm 2001 lên hơn 10.000 tấn vào năm 2005. Sản phẩm thủy sản nuôi
trồng ven biển có chất lượng và giá trị cao, được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên,
so với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung thì nuôi trồng thủy sản biển còn rất nhỏ, chỉ
chiếm khoảng 1,9% sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước hàng năm (38.965 tấn/
2.085.200 tấn).Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 2 triệu tấn. Trong đó :
nuôi nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn, nuôi mặn lợ đạt 1,02 triệu tấn (nuôi biển đạt 0,2 triệu
tấn) [5 ]
Diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản từ 1,1 – 1,4 triệu ha. Trong đó : diện tích
nuôi nước ngọt từ 0,5 – 0,6 triệu ha, diện tích nuôi mặn lợ từ 0,6 – 0,8 triệu ha.
Sản xuất nuôi trồng thủy sản ven biển của khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay chủ
yếu vẫn dựa trên quy mô nông hộ, do xã quản lý về mặt đất đai, tuy đã có một số công
ty bắt đầu tham gia nuôi như công ty Việt Mỹ nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh hay nuôi cá
lồng ở Cửa Lò. Đây cũng là hai loại hình nuôi trồng thủy sản chưa được xem xét kỹ
lưỡng về mặt tác động môi trường do chúng còn tương đối mới. Các tỉnh, huyện tuy đã
có quy hoạch tổng thể nhưng chỉ mới có rất ít xã có quy hoạch chi tiết, ngoại trừ một

số vùng trọng điểm phát triển khu công nghiệp nuôi tôm như ở Quỳnh Bảng (Nghệ
An) và Hoằng Phụ (Thanh Hoá). Việc quản lý nuôi trồng thủy sản do cấp xã đảm
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 18

nhiệm, nơi thường thiếu cán bộ chuyên trách và sự phát triển nuôi trồng thủy sản gần
như hoàn toàn tự phát. Do vậy, việc theo dõi chất lượng môi trường trong khu nuôi,
đánh giá tác động môi trường trước và trong khi tiến hành nuôi lên các hệ sinh thái
nông nghiệp và tự nhiên xung quanh hầu như chưa có. Tuy vậy, một số tác động tiêu
cực, tuy có khác nhau ở các vùng khác nhau, cũng đã được đề cập. Thứ nhất là sự ô
nhiễm khu nuôi do việc sử dụng thức ăn, thuốc, hoá chất chưa hợp lý và việc xử lý
chất thải sau khi nuôi, đặc biệt là các khu nuôi thâm canh. Thứ hai, việc mở rộng khu
nuôi làm nhiễm mặn đất nông nghiệp, vùng sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn,
giao thông và việc lưu thông nước. Nuôi tôm trên cát ở khu vực này tuy chưa có dữ
liệu cụ thể về mức độ nhiễm mặn nước ngầm nhưng cũng là điều khó tránh khỏi [2].
Việc phát triển kinh tế thủy sản nuôi trồng ven biển và hải đảo trong những năm
gần đây đã mở ra một hướng phát triển kinh tế mới của ngành kinh tế thủy sản nói
chung và ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các tỉnh có biển. Hoạt động này đã tạo
cơ hội cho các tổ chức, người dân ven biển đầu tư phát triển, tự tạo việc làm và thu
nhập cho bản thân và gia đình. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất
nông nghiệp ở các vùng ven biển. Góp phần điều chỉnh giảm bớt hoạt động khai thác
ven bờ bằng phương tiện thủ công làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản biển, nhất là người
dân ở các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, bảo vệ và phát triển được nguồn
lợi thủy sản.
Thực trạng mô hình nuôi tôm trên cát tại một số vùng ven biển Việt Nam
Những năm gần đây, Quảng Ngãi nói riêng và các vùng ven biển miền Trung nói
chung đã và đang phát triển mạnh nhiều dự án nuôi tôm. Dự án đã được triển khai
nhanh với hàng trăm hộ nông dân đầu tư làm hồ nuôi tôm sú. Tỉnh Ninh Thuận cũng
thành công với mô hình nuôi tôm trên cát, với vài héc ta lúc đầu chỉ sau 2 năm sau,

diện tích nuôi tôm tăng lên 200 héc ta, dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi tôm trên cát.
Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên hải miền Trung thi nhau
phát triển và kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên cát; trong đó, nổi
lên là dự án đầu tư hơn 2.200 héc ta để nuôi tôm trên cát của công ty Việt Mỹ tại
Quảng Trị và dự án 2.000 héc ta nuôi tôm trên cát tại Lệ Thủy (Quảng Bình)
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các chủ đầu tư nhận ra rằng, để cải tạo một
héc ta đất cát thành một héc ta nuôi tôm cần đến 500 triệu đồng thay vì 300 triệu đồng
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 19

như tính toán ban đầu. Trong khi đó, năng suất của vụ thu hoạch đầu tiên chỉ đạt trung
bình 1,75 tấn héc ta ( khoảng 83 triệu đồng), rất thấp so với kỳ vọng.
Chính vì vậy, nhiều chủ đầu tư bắt đầu tìm cách tháo chạy khỏi dự án. Hậu quả,
nguồn nước ở những vùng nuôi tôm bị nhiễm mặn nặng, người dân không thể sử dụng
nước cho sinh hoạt hàng ngày trong một thời gian dài. Còn nhà đầu tư nuôi tôm tại Lệ
Thủy thì “rút lui” không kèn trống khi dư án mới bắt đầu triển khai vài tháng vì không
hiệu quả.
Việc phát triển nuôi tôm trên cát ở các xã ven biển tại các vùng ven biển miền
Trung nói chung còn mang tính tự phát. Người nuôi tôm thấy cái lợi trước mắt đã đầu
tư một cách ồ ạt, mạnh ai nấy làm bất chấp những quy định trong công tác quy hoạch,
quản lý đất đai, và tác động môi trường chung quanh. Nhiều hạng mục công trình như
đường giao thông nội vùng, đường dây điện, hệ thống mương xả nước, bể chứa và xử
lý nước thải đang đầu tư dở dang, không đạt yêu cầu đã gây ô nhiễm môi trường trong
vùng nuôi tôm khá nghiêm trọng và ảnh hưởng sinh hoạt của nhiều hộ dân ở đây.Có
thể thấy, nhiều hộ nuôi tôm hiện nay chưa nắm vững thời vụ, kỹ thuật nuôi và hồ tôm
xây dựng tạm bợ đã dẫn đến xả nước thải bừa bãi, dịch bệnh lây lan nhanh chưa có
biện pháp khắc phục.

Hình 2: Nƣớc xả đen ngòm, bốc mùi hôi

thối
Hình 3. Một số hồ tôm đang bỏ khô vì
đang dịch bệnh, do ô nhiễm hồ tôm
Môi trường đang bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải, rác, chai lọ hóa chất; nhiều khu
rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá hoặc đang bị sa mạc hóa, cây chết dần chết mòn;
nguồn nước ngầm bị khai thác đến cạn kiệt mà chưa có cơ quan, địa phương nào đứng
ra xử lý. Tuyến đường liên xã dọc các hồ tôm, một bên là dãy hồ tôm, một bên là rừng
dương phòng hộ, ở giữa là con kênh thoát nước thải từ các hồ tôm chảy tràn ra tạo
thành nhiều vũng nước đen ngòm, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, hôi thối cả một vùng.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 20

2.2.3. Nghề làm muối (diêm nghiệp)
Nghề làm muối được phát triển gắn chặt với sử dụng, khai thác nguồn nước biển
ở những vùng có lợi thế về đất phù hợp cho sản xuất muối và có đủ ánh nắng mặt trời
để làm khô nước biển.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sản xuất
muối của diêm dân đang có nhiều tín hiệu tích cực, trong quý I/2012, sản lượng muối
tăng đáng kể, giá cũng tăng và lượng muối tồn kho cũng giảm so với cùng kỳ năm
2011.
Cụ thể, sản lượng muối tính đến 20/3 đạt khoảng 214,8 ngàn tấn (bằng 157,2%
so với cùng kỳ), trong đó: muối sản xuất thủ công đạt 146,4 ngàn tấn (bằng 126% so
với cùng kỳ ), muối sản xuất công nghiệp đạt 68,4 ngàn tấn (bằng 337% so với cùng
kỳ).

Hình 4. Ngƣời dân làm muối ở Hải Hậu – Nam Định
(Nguồn VnExpress)
Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất đến thời điểm
20/3 khoảng 111,1 ngàn tấn (bằng 54,8% so với cùng kỳ), trong đó: Miền Bắc tồn

8.666 tấn; Miền Trung tồn 14,7 ngàn tấn; Đồng bằng sông Cửu Long tồn 87,7 ngàn
tấn.
Điều đáng mừng là giá muối trên cả nước có xu hướng tăng và giữ ở mức hợp lý
có lợi cho diêm dân. Cụ thể, giá muối từng khu vực như sau: tại miền Bắc giá muối
dao động 1.200 - 2.800 đ/kg; Nam Trung Bộ giá muối sản xuất thủ công 900-1.400
đ/kg, giá muối sản xuất công nghiệp 1.000 - 1.100 đ/kg; Đồng bằng sông Cửu Long:
muối đen và vàng 700–1.000 đ/kg, muối trắng 1.100 - 1.500 đ/kg.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 21

2.2.4. Về công nghiệp chế biến thủy sản ven biển
Đến năm 2011, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến
thủy sản. Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của
thị trường Liên minh châu Âu (EU) - một thị trường khó tính nhất thế giới; trên 300 cơ
sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng Hiện hàng thủy
sản chế biến Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ
đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Để đạt mục tiêu
chiến lược đến năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, làm giàu
từ biển, ngành chế biến thủy sản nói chung và chế biến thủy sản biển phải phát huy
đầy đủ vị trí, vai trò của mình trong việc tạo đầu ra tốt nhất cho các hoạt động đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản, gắn ngành thủy sản với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước,
từ đó tạo động lực thúc đẩy toàn ngành khai thác tối đa các tiềm năng về nguồn lực sẵn
có mà biển đã tạo ra.
2.2. Một số giải pháp sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp trên đất mặn ven biển
a) Nhiễm mặn và kinh nghiệm nhận biết
Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân nhiễm mặn ở vùng ven sông chủ yếu do hạn,
nước biển xâm nhập vào các dòng sông, trong khi đó nhiễm mặn ở vùng cát ven biển
là do bão, thủy triều và nước biển dâng theo các khe suối. Nhiễm mặn làm mất chất

dinh dưỡng trong đất, cây trồng kém phát triển. Một số kinh nghiệm của người dân
trong việc xác định đất, nước nhiễm mặn [6].
Kinh nghiệm khi quan sát kết cấu, màu sắc và mùi vị của đất và nước
Đất canh tác có váng màu vàng khi có nước và có váng màu trắng khi không có
nước. Khi đi trên mặt đất khô, nếu cảm thấy đất xốp hoặc có in bàn chân. Màu nước
đen và có mùi chua, tanh. Nước sông vào ban đêm có ánh bạc lấp lánh. Có nhiều bọt
trắng trên mặt nước ở hai bên bờ sông. Khi hạn, trên mặn đất có lượng muối màu
trắng. Khi hạn, đất sẽ rốp bề mặt. Đất, nước có vị mặn và mùi tanh của biển.
Kinh nghiệm khi quan sát cây trồng, cây cỏ và rong rêu
Cỏ chỉ, cỏ gấu ven sông bị ngập nước, vàng úa và chết. Có nhiều rêu hai bên bờ
sông. Nước bị nhiễm mặn tưới cho lúa sẽ làm cây bị úa vàng. Đất nhiễm mặn thường
chỉ có rau đắng. Đất nhiễm mặn thường có các loại rêu. Lá cây khoai lang bạc, màu
trắng, gốc to và dòn hơn bình thường.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 22

Kinh nghiệm khi quan sát các sinh vật trong đất, nước
Xuất hiện sứa, nuốt, cua và một số loài tôm, cá nước mặn xuất hiện trên sông,
khu vực đất canh tác. Đất bị mặn không có giun đất sinh sống. Xuất hiện nhiều hà ở
các gốc tre, gốc cây ngập nước ven sông. Trâu bò, thường liếm trên bề mặt đất nhiễm
mặn.
b) Một số giải pháp:
 Đối với các nhà quản lý:
Vạch ra một chiến lược khai thác và bảo vệ tài nguyên đất mặn ven biển và nước
lợ, nước ngọt, bao gồm cả công tác phát triển tưới tiêu ngắn hạn và dài hạn trên những
lưu vực cửa sông ven biển, những vùng quan trọng, thực sự xem đất mặn là một tài
nguyên, để rồi sử dụng một cách hữu hiệu và bền vững
 Đối với cây trồng và vật nuôi nông nghiệp
- Nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để tăng cường năng lực tiêu và kiểm soát mực

nước ngầm để kiểm soát việc phát sinh mặn.
- Cải thiện đội phì nhiêu của đất trồng bằng cách sử dụng phân hữu cơ bao gồm
cả rơm, rạ, các phần thừa của thực vật, phân xanh, phân chuồng, phân ủ,…
- Sử dụng cây trồng, vật nuôi phù hợp:
Lúa là cây trồng chủ lực ở một số vùng, do vậy, người dân nên sử dụng các giống
lúa ngắn ngày và có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất. Các giống lúa như
Khang Dân, Ma Lâm, HT1, Ô Môn được người lựa chọn để sản xuất vào vụ hè, giống
HT1 được ưu tiên sản xuất trong vụ Đông-Xuân. Đối với những vùng nhiễm mặn
không trồng được lúa thì chuyển sang trồng sắn, ớt, ngô.
Khoai lang là cây được người dân lựa chọn trồng trên những vùng đất nhiễm mặn
nhẹ. Một số giống ngắn ngày được lựa chọn như khoai chỉa đỏ, Đà Nẵng ruột tím,
trắng Tân Kỳ. Để hạn chế nhiễm mặn, người dân lên luống khoai rất cao, có những
luống cao khoảng 1m.
 Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển và tài nguyên thủy sản
 Trồng rừng và chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại sóng thần, kết hợp nuôi
tôm cá, kết hợp du lịch sinh thái.
Một số mô hình nông nghiệp kết hợp [1]:
 Mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm công nghiệp
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 23

Kết hợp nuôi tôm công nghiệp, tỉ lệ rừng/ 1 vuông tôm = 1/3, chu kì kinh tế 3
năm (cho đất nghỉ 1 năm, xử lý ô nhiễm), có ao lắng lọc riêng, tưới tiêu riêng, bảo đảm
kĩ thuật tốt.
 Mô hình nuôi tôm sinh thái
Sử dụng khoảng 40/60 diện tích rừng đước hay cây lác đại, có hệ thống kênh
tưới, tiêu riêng biệt, thả tôm sú 10 con/m2, mỗi đợt sổ cũng thu được 30kg/công, lợi
hơn là nuôi tôm công nghiệp
 Mô hình tôm lúa

Trên vùng đất mặn xa nguồn nước ngọt người dân đã đắp những con đê nhỏ
(rộng khoảng 0,7 – 1,4m) bao quanh các cánh đồng ruộng khoảng 1 -4 ha để kiểm soát
sự xâm nhập mặn. Các giống lúa chịu mặn đã được trồng ở đây vào mùa mưa. Năng
suất của giống lúa này có thể đạt 2,5 – 3 tấn/ ha với 2 vụ tôm vào mùa khô.
 Một vụ lúa vào mùa mưa
Ở các vùng đất mặn xa nguồn nước ngọt thậm chí xa nước biển, người dân chờ
đến khi có mưa để trồng một vụ lúa mùa hè. Vào mùa khô, mặt đất bị nứt nẻ, nước
ngầm dân lên gây mặn cho đất. Vào đầu vụ, độ mặn khá cao và đến cuối vụ thì độ mặn
giảm xuống. Có thể thu được năng suất lúa 3 – 3,5 tấn/ha. Đây là vụ lúa truyền thống.
 Hai vụ lúa vào mùa mưa
Ở đồng bằng sông Cửu Long, người dân đã áp dụng kĩ thuật xạ khô để trồng lúa
2 vụ ngắn ngày. Sau khi thu hoạch vụ lúa hè, đất được cày lên để cắt đứt mao mạch
không cho nước ngầm dâng lên.
Ngay trước khi mùa mưa bắt đầu,
đất đai được chuẩn bị, chia thành
các luống và giữa các luống có
rãnh tiêu nông.
 Mô hình nuôi nghêu trên
vùng sinh thái cửa sông
ven biển:
Chọn bãi nuôi ở vùng gần
bờ cách bờ từ 700 – 1000 m. Mặt
bãi bằng phẳng không ứ động
nước nhiều. Có chế độ thủy triều lên xuống đều đặn, khi nước rút thì bãi hoàn toàn
Hình 5. Thu hoạch nghêu
Nguồn
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 24


cạn, thời gian phơi bãi khoảng 5 – 6 giờ/ngày. Chất đáy là cát bùn, trong đó tỉ lệ cát
chiếm từ 70 – 90 %. Mặt bãi bằng phẳng, không nằm sát các lạch sâu, không quá gần
cữa sông để tránh ảnh hưởng của vùng nước ngọt đổ ra biển. Không nằm gần nơi bị ô
nhiễm bởi nguồn nước thải nội địa. Chọn những nơi ít sóng gió tác động, thuận tiện
cho việc chăm sóc và quản lý.
Trước khi thả giống cần làm tốt các khâu như: nhặt bỏ các tạp chất có trong bãi,
rào lưới chắn xung quanh và cắm cọc xung quanh để tiện cho việc chăm sóc và quản
lý. Khi chuẩn bị xong bãi nuôi tiến hành thả giống.
Thời gian thu hoạch quanh năm. Khi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm trung bình
từ 40 - 60 con/kg.
Mùa thu có chất lượng cao vào tháng 4 - 7.
Cần thu nghêu thịt vào lúc triều rút, lúc này chúng đã ăn no, thải các vật thừa
trong vỏ, chỉ giữ lại nước nên thịt nghêu rất sạch, ngược lại thu lúc triều lên thường
chúng ngậm cát giảm chất lượng khi chế biến.
e) Đắp đê để tránh xâm nhập mặn
Bằng cách đắp đê ngăn mặn chắn ngang các nhánh sông, hối đi qua vùng đất sản
xuất. Đắp hệ thống đê bao chạy dọc theo các dòng sông để khi nước mặn dâng cao
không tràn vào vùng đất đang sản xuất. Đào hồ, nạo hối dự trữ nước tưới. Theo dõi
nước tưới để lấy cho đồng ruộng. Ở những vùng trũng ven biển việc nạo vét các khe
suối và cửa khe trước mùa mưa bão cho nước mặn rút nhanh, rút ngắn thời gian ngập
mặn là giải pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc hạn chế nguyên nhân nhiễm mặn.
Ở châu thổ sông Hồng, các tuyến đê rộng, cao bao quanh bờ biển để khai hoang
những vùng đất mới. Những con đê này rộng khoảng 10m và bao quanh vùng đất
khoảng 10000 ha. Dọc theo những con đê này cần đào những con kênh sâu để tránh sự
thấm nước biển vào vùng đất mới khai hoang. Trong 3 năm đầu ở những vùng đất này
người ta trồng lúa khác nhau. Nếu vào mùa khô có đủ nguồn nước ngọt thì có thể trồng
thêm một vụ lúa thứ 2. Kết hợp thêm việc bón phân hữu cơ, trấu và các loại sulicat
khác sẽ có hiệu quả đối với việc tăng năng suất lúa.
f) Hạn chế độ mặn và rửa mặn cho đất
Trước khi xuống vụ cần tiến hành cày ải và phơi khô đất. Rửa mặn cho đất bằng

cách đưa nước vào ngâm từ 1-7 ngày sau đó tháo ra, việc này được làm khoảng 2 - 3
lần. Khi ruộng lúa bị nhiễm mặn, trổ nước ngọt vào để rửa mặn. Sau đó, xới xáo đất và
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và BDKH Phạm Xuân Bằng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 25

để từ 1 - 2 ngày sau cho mặn bốc hơi. Tiếp tục trổ nước vào để rửa nặm 2 - 3 lần nữa.
Bón phân chuồng, đạm, lân và vôi kết hợp vun gốc để cây nhanh lấy chất dinh dưỡng
trong đất [6].
Vào mùa mưa người dân vùng ven biển thường đóng các cửa kè để giữ nước rửa
mặn cho đất. Đến tháng 1, 2 nước mưa sẽ được tháo kết hợp với xới xáo đất để rửa
mặn, thời gian thường diễn ra 1 tháng trước khi vào vụ sản xuất Đông-Xuân.
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp trên đất cát và cồn cát ven biển
 Đối với cây lấy gỗ và cây ăn quả:
Đối với cát ven biển, cồn cát biển, việc trồng cây phủ xanh chống cát bay có ý
nghĩa rất to lớn. Vấn đề chống cát bay, cát di động đã thực hiện ở nhiều tỉnh và mang
lại hiệu quả rất cao. Đất Quảng Trị bạt ngàn cát trắng… Đồng bằng cát có diện tích
gần 30000 ha vốn chỉ có 1,6% canh tác được. Diện tích đất ấy luôn bị đe dọa thu hẹp
do nạn cát lấn.
Người ta đã ứng dụng kết quả nghiên cứu làm cho cát ổn định, tạo độ ẩm, độ
mùn, đã biến đồng cát trắng trở thành đất trồng trọt hoa màu. Cát ổn định, cây cỏ sẽ
mọc, khi cỏ lụi tàn sẽ tạo ra mùn, mùn ấy nuôi cây cỏ trở lại tốt hơn. Chu kì này rất
hiệu quả nếu bón thêm phân chuồng, phân xanh vào cát.
Song song với biện pháp tăng mùn, biện pháp tăng dòng chảy nhỏ được tính đến
để chặn không cho cát trôi vào lấp ruộng. Khi cát ổn định, chỉ cần một vài năm có thể
trồng trọt hoa màu được.
Phi lao là một loài cây có khả năng chịu đựng tốt nhất ở vùng đất cát. Mặc dù
không thuộc họ đậu nhưng rễ phi lao lại có nốt sần, có khả năng cố định đạm. Có thể
trồng phi lao sát mép nước, có tác dụng lấn biển rất tích cực. Khi sóng đưa cát vào bờ
sẽ được phi lao giữ lại, đẩy nhanh quá trình bồi tụ

Bạch đàn chịu khô hạn tốt, cũng có thể chịu úng ngập và thích hợp trồng ở
những đụn cát thấp. Các cây trồng lấy gỗ như phi lao, bạch đàn được trồng thành giải
rừng phòng hộ, cũng có thể trồng trên các bờ vùng hoặc đường đi ở các cánh đồng đất
cát ven biển điển hình. Hiện nay có một mô hình hiệu quả là trồng bạch đàn vừa lấy
tinh dầu vừa nuôi ốc hương, vẹm xanh, cá dìa, hàu… có thể tăng thu nhập, cải thiện
đời sống.
Xoài là một cây cũng được trồng phổ biến ở các vùng đất pha cát. Những cánh
đồng ở Nha Trang đã cho hiệu quả rất tốt.

×