Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.78 KB, 84 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

  




THÁI VĂN BỀN




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI THỊ XÃ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI





Cần Thơ, tháng 11 năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

  






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI THỊ XÃ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010


Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ts. Lê Tấn Lợi Thái Văn Bền
MSSV: 4074891



Cần Thơ, tháng 11 năm 2010
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước
đây.





Tác giả luận văn




Thái Văn Bền































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Xác nhận của Trưởng Bộ Môn về đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

Sinh viên thực hiện: THÁI VĂN BỀN (MSSV: 4074891)
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 33A thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai -
Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ. Từ
ngày 09/08/2010 đến ngày 02/12/2010.

Xác nhận của Bộ Môn:





Đánh giá:




Cần thơ, Ngày tháng năm 2010
Trưởng Bộ Môn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀi NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Xác nhận của Cán Bộ Hướng Dẫn về đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

Sinh viên thực hiện: THÁI VĂN BỀN (MSSV: 4074891)
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 33A thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai -
Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ. Từ
ngày 09/08/2010 đến ngày 02/12/2010.

Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn:







Cần thơ, Ngày tháng năm 2010
Cán Bộ Hướng Dẫn





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯƠNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Hội đồng chấm báo cáo Luận Văn Tốt Nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

Sinh viên thực hiện: THÁI VĂN BỀN (MSSV: 4074891)
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 33A thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai -
Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ. Từ
ngày 09/08/2010 đến ngày 02/12/2010.

Bài báo cáo đã được hội đồng đánh giá mức:





Ý kiến của hội đồng:




Cần thơ, Ngày tháng năm 2010
Chủ Tịch Hội Đồng

LỊCH SỬ CÁ NHÂN



Sinh viên: Thái Văn Bền
Sinh ngày: 16/07/1988
Nơi sinh: Xã Quốc Thái, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang
Họ tên Cha: Thái Văn Hên
Nghề nghiệp: làm ruộng
Họ tên Mẹ: Nguyễn Thị Sổi
Nghề nghiệp: làm ruộng
Quê Quán: Ấp Quốc Phú, Xã Quốc Thái, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang
Điện Thoại: 0939221679
Quá trình học tập:
Năm 2006: Thi đỗ tú tài tại hội đồng thi trường Trung Học Phổ Thông Quốc Thái, huyện An
Phú, tỉnh An Giang
Năm 2007, thi đỗ vào Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
ngành Quản Lý Đất Đai


















LỜI CẢM TẠ


Sau những năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã nhận được sự
quan tâm dạy dỗ tận tình của quý thầy cô đã truyền đạt rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm
quý báu, là hành trang giúp cho em bước vào môi trường công tác sau này. Luận văn tốt
nghiệp được hoàn thành ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân là sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô. Nhân đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy Lê Tấn Lợi đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Tất cả Thầy Cô đã giảng dạy và hướng dẫn em suốt 4 năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Thanh tra thị xã Châu Đốc, các cô chú, anh chị đặt biệt
là Anh Nguyễn Thành Thơm và Chú Huỳnh Công Thành đã nhiệt tình hướng dẫn và cung
cấp tài liệu có liên quan đến đề tài.
Gia đình và những người thân đã giúp đỡ, động viên em về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
quá trình em theo học tại trường Đại Học Cần Thơ.


TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình, thực trạng, quy trình giải quyết về các dạng
tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Qua khảo sát thực
tế và nghiên cứu hồ sơ tại phòng Thanh tra thị xã Châu Đốc cho thấy những kết quả như sau:
Tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai từ năm 2005-2006 tăng cả về tổng số vụ thụ lý và tỷ lệ
giải quyết, chỉ riêng năm 2007 tổng số vụ giảm so với năm 2006 và tỷ lệ giải quyết giảm
nhưng vẫn cao hơn so với năm 2005 nhưng đa số tỷ lệ giải quyết là trên 68%. Trong giai
đoạn từ năm 2007 đến 09 tháng đầu năm 2010 tổng số vụ thụ lý giảm dần, tỷ lệ giải quyết
tăng, điều này cho thấy công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc có
sự chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên cần phải phát huy hơn nữa khả năng giải quyết tranh
chấp trong những năm tiếp theo. Các vụ việc phát sinh phân bố rải rác ở khắp các xã, phường
diễn ra khá phức tạp và đa dạng như: khiếu nại việc đền bù, giải tỏa, hỗ trợ tái định và Tranh
chấp ranh đất, đường thoát nước, lối đi chung diễn ra khá phổ biến, kế tiếp là Khiếu nại việc
thu hồi và cấp GCNQSDĐ; Tranh chấp đòi lại đất cũ và một số dạng tranh chấp khác là các
chủ đề được nhiều người quan tâm. Kết quả đạt được cho thấy hệ thống pháp luật đất đai
ngày càng hoàn thiện đặc biệt là sự quan tâm của thị Ủy, được sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành… tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế, đội ngủ cán bộ làm công
tác hòa giải ở cơ sở trình độ còn hạn chế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai
tuy đã được quy định rõ nhưng trên thực tế vẫn còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm từ phía Tòa
án về phía UBND.
MỤC LỤC

Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Xác nhận của Phòng Thanh tra thị xã Châu Đốc iii
Xác nhận của Trưởng Bộ Môn về đề tài iv
Xác nhận của Cán Bộ Hướng Dẫn về đề tài v
Hội đồng chấm báo cáo Luận Văn Tốt Nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo vi
Lịch sử cá nhân vii

Cảm tạ viii
Tóm lược ix
Mục lục x
Danh sách bảng xiii
Danh sách hình xiv
Danh sách chữ viết tắt xv
GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Những Khái niệm cơ bản 2
1.1.1 Khái niệm đất đai 2
1.1.2 Định nghĩa đất đai 2
1.1.3 Những chủ thể sử dụng đất 2
1.2 Vai trò của đất đai 3
1.2.1 Về phương diện kinh tế 3
1.2.2 Về phương diện chính trị 3
1.2.3 Giá trị của đất và giá đất 4
1.3 Khái quát về thanh tra đất đai 4
1.3.1 Khái niệm thanh tra đất đai 4
1.3.2 Nội dung của thanh tra 5
1.3.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động thanh tra 6
1.3.4 Quyền hạn và trách nhiệm của
Đoàn thanh tra và thanh tra viên 6
1.3.5 Cơ sở ban hành quyết định thanh tra 7
1.3.6 Quy trình 01 cuộc thanh tra 7
1.3.7 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện 8
1.3.8 Thẩm quyền của Chánh thanh tra cấp tỉnh,
Chánh thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra Bộ 8
1.3.9 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra 9
1.4 Một số khái niệm liên quan đến tranh chấp khiếu nại đất đai 9
1.4.1 Khái niệm về tranh chấp, khiếu nại

đất đai và việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai 9
1.4.2 Đặc điểm tranh chấp đất đai 10
1.4.3 Các chủ thể trong tranh chấp đất đai 10
1.4.4 Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai thường gặp 10
1.4.5 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nại đất đai 11
1.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 12
1.5.1 Thẩm quyền của tòa án nhân dân 12
1.5.2 Thẩm quyền của cơ quan hành chính 13
1.5.3 Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai 13
1.5.4 Ý nghĩa và nguyên tắc
của việc hòa giải tranh chấp đất đai 15
1.5.5 Căn cứ để giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính 16
1.5.6 Nguyên tắc và yêu cầu của
việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai 16
1.6 Giới thiệu sơ lượt về thị xã Châu Đốc 17
1.6.1 Bản đồ tự nhiên thị xã Châu Đốc 17
1.6.2 Vị trí địa lý 18
1.6.3 Điều kiện tự nhiên 18
1.6.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 18
1.6.5 Dân số 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 21
2.1 Phương tiện 21
2.2 Phương pháp 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 23
3.1 Tình hình và nguyên nhân phát sinh tranh chấp
khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc
từ năm 2005 đến 9 tháng đấu năm 2010 23
3.1.1 Tình hình tranh chấp, khiếu nại
đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc 23

3.1.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc 26
3.2 Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp
khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc
giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 27
3.3 Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất
đai phát sinh trên địa bàn thị xã Châu Đốc
giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 29
3.3.1 Khiếu nại việc đền bù, giải tỏa,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 31
3.3.2 Tranh chấp ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung 33
3.3.3 Khiếu nại việc thu hồi và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 37
3.3.4 Tranh chấp đòi lại đất cũ 40
3.4 Quy trình giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc 42
3.4.1 Quy trình hòa giải ở cấp cơ sở 42
3.4.2 Quy trình giải quyết tranh chấp
đất đai của Uỷ ban nhân dân thị xã Châu Đốc 45
3.5 Thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết
tranh chấp khiếu nại đất trên địa bàn thị xã Châu Đốc 47
3.5.1 Thuận lợi 47
3.5.2 Khó khăn 47
3.6 Hướng giải quyết 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
4.1 Kết luận 49
4.2 Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang

1 Số lượng đơn tranh chấp khiếu nại đất đai đã giải quyết
của UBND thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 27
2 Tổng hợp các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai phát sinh
trên địa bàn Thị Xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 30












DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1 Bản đồ hành chính thị xã Châu Đốc 18
2 Biểu đồ lượng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại
đất đai tại thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 24
3 Biểu đồ tổng lượng đơn và tỷ lệ % lượng đơn đã giải quyết
của UBND thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 28
4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai
trên địa bàn Thị Xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 31
5 Sơ đồ quy trình hòa giải tranh chấp đất đai
tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Châu Đốc 44
6 Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp
đất đai của Ủy Ban Nhân Dân thị xã Châu Đốc 45
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


UBND: ủy ban nhân dân
HĐND: hội đồng nhân dân
QSDĐ: quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KDC: khu dân cư
NĐ-CP: Nghị định chính phủ
TT-BTNMT: Thông tư bộ Tài nguyên môi trường
QĐ-UBND: Quyết định Ủy ban nhân dân
QH11: Quốc hội khóa XI
QH12: Quốc hội khóa XII
GIỚI THIỆU
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay, đất đai đóng vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. đất đai là điều kiện lao động, là tư
liệu sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, là nền móng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và cũng cố an
ninh quốc phòng. Vì vậy đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của
con người, cùng với sự gia tăng dân số nhanh đã gây ra một sức ép rất lớn cho nguồn
tài nguyên đất đai. Bên cạnh đó là cơ chế chính sách đất đai cũng có nhiều thay đổi,
nhất là khi Luật đất đai 1993 ra đời tiếp theo là các văn bản luật và dưới luật đã thừa
nhận quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đã làm cho đất đai ngày càng có
giá trị lớn. Điều này đã tác động đến tâm lý của nhiều người, muốn đòi lại đất cũ, đất
cho vay, cho mượn, cầm cố, cho ở đậu, v.v… Cũng vì thế mà trong những năm gần
đây đã xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại đất đai ảnh hưởng không nhỏ đến
nhiều lợi ích của người sử dụng đất nhất là trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội
như hiện nay. Bên cạnh đó thị xã Châu Đốc cũng ngày càng phát triển theo xu hướng
chung làm cho đất đai ngày càng có giá trị đã góp phần làm tăng số vụ tranh chấp,
khiếu kiện, khiếu nại rất gay gắt, gây bất ổn, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh trật tự xã
hội. Đây là vấn đề bức xúc trong xã hội và được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy
đề tài “Đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh

chấp đất đai tại thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2010” được
thực hiện với mục tiêu:
 Tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra về giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.
 Xác định được tính đa dạng và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn địa bàn thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.
 Tìm ra những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý đất đai.

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.7 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm đất đai
Đất đai về mặt tự nhiên mà nói đó là một thực thể bao gồm các thành phần khí quyển,
sinh quyển và địa quyển. Các thành phần này tồn tại trong mối quan hệ tác động lẫn
nhau và có chu kỳ dự đoán được, sự thay đổi tính chất của thành phần này có thể làm
thay đổi tính chất của thành phần khác. Trong đó:
 Khí quyển: bao gồm các yếu tố về khí hậu thời tiết như: mưa, gió, nhiệt, bức xạ
nhiệt và các họat động tuần hoàn trên không, các yếu tố này liên kết tạo nên chế độ
khí quyển cho từng hệ thống sinh thái khác nhau.
 Sinh quyển: bao gồm hoạt động sống của các sinh vật trên bề mặt vỏ trái đất (con
người, động vật, thực vật, các vi sinh vật…), các loài thủy sinh, sự hoạt động của con
người trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, khai thác quặng mỏ đã
gây nhiều tác động đến bầu khí quyển như thay đổi khí hậu toàn cầu và lớp địa quyển
như hiện tượng sụp lún do khai thác nước ngầm.
 Địa quyển: bao gồm lớp vỏ trái đất chứa đựng các thành phần như đất và lớp địa
chất có chứa các quặng mỏ, nước ngầm. Sự thay đổi địa hình, đồi trọc gây ảnh hưởng
ngập lũ, sự rạn nứt vỏ trái đất tạo núi lửa hay gây nên sóng thần (Lê Tấn Lợi, 2009).
1.1.2 Định nghĩa đất đai
Đất đai thường được định nghĩa như là một thực thể tự nhiên dưới dạng đặc tính
không gian và địa hình, cái nầy thường được kết hợp với một giá trị kinh tế được diễn
tả dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử dụng. Rộng hơn, quan điểm tổng hợp đất

đai bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật môi trường và kinh tế xã hội của thực
thể tự nhiên (Lê Quang Trí, 1998)
Đất đai là một diện tích khoanh vẽ bề mặt của trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng
của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần
mặt đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm
lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và
động vật, mẫu định cư của con người và những kết quả về tự nhiên của những hoạt
động con người trong thời gian qua và hiện tại (UN, 1994).
1.1.3 Những chủ thể sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2003 các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế-
xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy
định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng
đất.
Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử
dụng đất.
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn,
làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập
quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất.
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo
riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận, cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hóa, hoạt động khoa
học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam giao
đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà
nước Việt Nam cho thuê đất. (Quốc hội 2003)
1.8 VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI
1.2.1 Về phương diện kinh tế
Từ ngày xưa đến nay con người đã biết tận dụng đất đai để sản xuất ra của cải vật chất
nhằm phục vụ cho đời sống. Chính vì thế có thể khẳng định rằng đất đai là tư liệu sản
xuất không gì thay thế được và sức sản xuất không giới hạn. Đất đai khác với mọi tư
liệu sản xuất khác ở chỗ đất đai được tồn tại vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất
đi. Trong khi đó các tư liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian, sẽ bị vứt đi và
được thay thế bằng một tư liệu sản xuất mới tiến bộ hơn. Còn đất đai thì được luân
chuyển từ đời này sang đời khác. Đất đai là địa bàn sinh sống của dân cư, là kho tàng
bến cảng, là chỗ đứng của nhân dân trong nhà máy. Trong nông nghiệp thì đất đai là
công cụ sản xuất của nhà nông, là nơi để canh tác lúa, hoa màu, là mặt bằng sản xuất
nông nghiệp…Ngoài ra đất đai còn là nguồn vốn, là thành phần cơ bản của thị trường
bất động sản. Trên thị trường đất đai có thể được sử dụng để chuyển nhượng, cho
thuê, thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền. Như vậy đất đai trở thành nguồn vốn
cho sản xuất kinh doanh, là loại hàng hóa đặc biệt. Nói chung đất đai là cơ sở vật chất
để thực hiện mọi quá trình sản xuất, tất cả các nghành kinh tế điều cần đến đất đai, có
thể nói đất đai là phương tiện tồn tại của cả nhân loại (Trường Đại Học Luật Hà Nội,
1998).
1.2.2 Về phương diện chính trị
Về phương diện chính trị thì đất đai thể hiện chủ quyền của cả quốc gia, vì ngoài ý
nghĩa là cơ sở vật chất thì lãnh thổ còn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một
ranh giới quyền lực Nhà nước trong một cộng đồng dân cư nhất định. Đất đai có vai
trò hết sức quan trọng trong lịch sử, một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ
yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
Những tranh chấp, xung đột mà đất đai là đối tượng, là mục đích và tham vọng về

lãnh thổ. Ở Việt Nam, đất đai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong những năm
tháng chiến tranh ác liệt, để giữ gìn đất đai bảo vệ sự sống của giống nòi, dân tộc ta đã
không tiếc bao xương máu của nhiều thế hệ để dành và bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ
chủ quyền của quốc gia. Chủ quyền quốc gia là điều kiện để xác định sự tồn tại của
môt quốc gia đó trên bản đồ quốc tế (Trường Đại Học Luật Hà Nội, 1998).
1.2.3 Giá trị của đất và giá đất
 Giá trị của đất
Giá trị là công cụ kinh tế để người quản lý và người sử dụng đất tiếp cận với cơ chế
thị trường, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá sự công bằng trong phân phối đất đai
để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ của mình và nhà nước điều chỉnh các mối
quan hệ đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Giá trị đất là cơ sở hình thành và vận động của giá đất, giá trị đất chính là lao động,
tiền vốn, khoa học kỹ thuật đã đầu tư vào để khai thác và cải tạo đất. Giá trị là bản
chất bên trong của đất đai và giá biểu hiện chất bên ngoài.
 Giá đất
Giá đất là phương tiện để thể hiện nội dung kinh tế về giá trị của đất đai, đặc biệt là
trong các hệ chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất.
Giá của đất tùy thuộc vào giá trị của đất bao gồm: loại đất, hạng đất, quan hệ cung cầu
về đất. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của khu vực đất, tùy lợi ích kinh tế
của xã hội và người sử dụng đất cũng như tùy thuộc yêu cầu quản lý về đất đai mà
hình thành, như vậy giá đất được hình thành là kết quả của sự tác động qua lại của
nhiều yếu tố một cách khách quan trong một số quy luật nhất định (Lê Tấn Lợi, 2009).
1.9 KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA ĐẤT ĐAI
1.3.1 Khái niệm thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai (Điều 132, Luật đất đai 2003).
Hoạt động quản lý thể hiện ở việc ban hành các quyết định, việc thực hiện các quyết
định và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện những quyết định này trong thực tế.
Thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lý đất đai (Đặng Như Hiển,
2009)

Hoạt động thanh tra đất đai là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản
lý Nhà nước, nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt
động quản lý Nhà nước.
Tranh tra về quản lý và sử dụng đất đai, đó là việc xem xét tại chỗ của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có
chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý sử dụng đất của người sử dụng
đất. Qua đó, nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền và kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khắc phục những nhược điểm, thiếu
sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai
và hiệu quả sử dụng đất đai (Đỗ Thành Thống, 2007).

1.3.2 Nội dung của thanh tra
 Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp.
Nội dung việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp được thể hiện tại Điều
6 Luật đất đai 2003 ngoại trừ việc ban hành các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền
của cơ quan trung ương. UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện các nội dung quản
lý của cấp mình theo đúng pháp luật. Thanh tra đó là xem xét sự đúng đắn chính xác
trong việc thực hiện các công tác quản lý nói trên.
Nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai gồm:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện các văn bản đó. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính, phân hạng đất. Lập bản đồ địa chính, quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê đất đai. Quản lý tài chính về đất đai. Quản lý
và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Quản lý,
giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai. Giải quyết tranh chấp về đất đai. Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai (Luật

đất đai 2003, Điều 6).
 Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức,
cá nhân khác.
Pháp luật đất đai có quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại Điều
105 và Điều 107 Luật đất đai 2003.
Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:
 Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
 Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
 Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
 Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình.
 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai (Luật đất đai 2003,
Điều 105).
Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
 Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ
sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong
lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật.
 Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
 Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất có liên quan.
 Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; Giao lại
đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất (Luật đất
đai 2003, Điều 107).
1.3.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động thanh tra

 Mục đích của công tác thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật; phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích
cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Luật
Thanh tra số 22/2004/QH11, Điều 3).
 Nguyên tắt hoạt động thanh tra
 Phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong hoạt động
thanh tra
 Bảo đảm chính xác khách quan, trung thực, công khai, dân chủ kịp thời; không làm
cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra.
 Tuân thủ trình tự thanh tra.
 Xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra.
 Sử dụng đúng quyền trong hoạt động thanh tra (Đặng Như Hiển, 2009)
1.3.4 Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên
 Quyền hạn của đoàn thanh tra và thanh tra viên
 Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan
cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra.
 Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định sử lý.
 Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định sử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
 Các quyền khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

 Trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên
 Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng thanh tra.
 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp
luật.

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và quyết định của mình.
 Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và thanh tra.
1.3.5 Cơ sở ban hành quyết định thanh tra
Ban hành quyết định thanh tra bao gồm một trong những căn cứ sau đây:
 Chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm đã được bộ trưởng bộ tài nguyên và môi
trường, giám đốc sở tài nguyên và môi trường phê duyệt.
 Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan đơn vị quản lý nhà nước cấp trên (thủ tướng
chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp).
 Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý hoặc người sử
dụng đất.
 yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
1.3.6 Quy trình 01 cuộc thanh tra:
Quy trình 01 cuộc thanh tra gồm 4 bước:
Bước 1: Ra quyết định thanh tra.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ:
 Căn cứ pháp lý để thanh tra (theo kế hoach thu thập và phân tích đơn thư khiếu nại,
tố cáo, theo chỉ đạo của cấp trên…)
 Đối tượng nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra
 Thời hạn tiến hành thanh tra
 Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra (có năng lực trình độ, có phẩm chất đạo
đức tốt nhất làm trưởng đoàn)
Bước 2: Chuẩn bị thanh tra
Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra đến khi đoàn thanh tra
công bố quyết định thanh tra tại cơ quan đối tượng thanh tra. Các công việc bước này
bao gồm:
 Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu nội dung cuộc thanh tra
 Thu thập sử lý thông tin cần thiết
 Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
 Tổ chức tập huấn
 Xây dựng nội quy làm việc của đoàn thanh tra

 Chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
 Chuẩn bị kinh phí và phương tiện vật chất.
Bước 3: Trực tiếp tiến hành thanh tra
Trực tiếp tiến hành thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra tại đơn vị
cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại đơn vị. nội dung tiến hành thanh tra bao gồm:
 Công bố quyết định thanh tra (nghe đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản theo
đề cương)
 Thực hiện các nghiệp vu thanh tra, kiểm tra
 Tổ chức nghe ý kiến phản ánh của quần chúng và công luận báo chí
 Thu thập thông tin từ các cơ quan, đơn vị hữu quan, các cơ quan đã tiến hành thanh
tra, kiểm tra, giám sát.
 Nghe ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp
 Tổ chức đối thoại, chất vấn
 Xử lý các hành vi chống đối
 Lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc thanh tra
Bước 4: Kết thúc thanh tra
 Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
 Xây dựng và công bố kết luận thanh tra (Nguyễn Phú Hải, 2009)
1.3.7 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
 Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
 Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao.
 Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về chống tham nhũng.
 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống
tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật (Luật Thanh tra
số 22/2004/QH11, Điều 21).
1.3.8 Thẩm quyền của Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện, Chánh
thanh tra Bộ
 Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:
 Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp
 Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ quyền theo quy
định của Chính phủ.
 Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh thanh tra
sở và cấp tương đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan đó (Luật khiếu nại - tố cáo 2005,
Điều 27).
1.3.9 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
 Quyền của đối tượng thanh tra:
 Yêu cầu đoàn thanh tra và thanh tra viên thi hành công vụ giải thích rõ yêu cầu về
thanh tra.
 Giải trình trong quá trình thanh tra, tham gia ý kiến về kết luận thanh tra; trường
hợp không nhất trí với kết luận thanh tra, quyết định sử lý vi phạm pháp luật của thanh
tra đất đai thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo;
 Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đoàn thanh tra và thanh tra viên vi
phạm lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân;
 Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
 Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
 Không được cản trở, gây khó khăn cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện
nhiệm vụ
 Cung cấp tài liệu, giải trình các vân đề cần thiết liên quan đến nội dung thanh tra đất
đai; chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra và thanh tra viên trong quá trình

thanh tra và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc thanh tra;
 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1.10 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP KHIẾU NẠI
ĐẤT ĐAI
1.4.1 Khái niệm về tranh chấp, khiếu nại đất đai và việc giải quyết tranh chấp, khiếu
nại đất đai
 Khái niệm về tranh chấp đất đai và việc giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là sự mâu thuẫn, tranh giành nhau về quyền và nghĩa vụ quản lý,
quyền sử dụng trên một diện tích đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng họ được hưởng
quyền và nghĩa vụ trên diện tích đó là đúng pháp luật (Vi Văn Đài, Mai Thị Nghị,
2006).
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (khoản 26, điều 4 Luật Đất Đai).
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm tìm ra những
giải pháp đúng đắn trên cơ sở của pháp luật đất đai, phục hồi quyền và lợi ích hợp
pháp, đồng thời có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
 Khái niệm về khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại đất đai
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do
luật này quy định đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình (Luật khiếu nại - tố cáo 2005, Khoản 1, Điều 2).
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người
giải quyết khiếu nại (Luật khiếu nại - tố cáo 2005, Khoản 13, Điều 2).
1.4.2 Đặc điểm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội được phát sinh từ khi có sự chiếm hữu, sử
dụng đối với đất đai, là hiện tượng xã hội phức tạp, do lịch sử để lại hoặc do phát sinh
các chính sách đất đai trong quá trình đổi mới và hoàn thiện xã hội nói chung và chế
độ xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ở nước ta có chiều hướng gia
tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp, đặc biệt xuất hiện khá nhiều vụ việc tranh
chấp mang tính chất đông người có lúc có nơi đã trở thành điểm nóng của từng địa
phương gây tổn thất và sinh mạng ảnh hưởng tới an ninh, chính trị xã hội ở địa
phương, gây phức tạp cho việc giải quyết của bộ máy quản lý nhà nước (Vi Văn Đài,
Mai Thị Nghị, 2006).
1.4.3 Các chủ thể trong tranh chấp đất đai
Chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể của quá trình quản lý và sứ dụng đất đai. Các chủ
thể trong tranh chấp đất đai bao gồm:
 Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân.
 Tranh chấp giữa nội bộ hộ gia đình với nhau.
 Tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức.
 Tranh chấp giữa tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Kim
Dung, 1998)
1.4.4 Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai thường gặp
Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai hiện nay rất phong phú và đa dạng. Có thể phân
ra thành các dạng sau:
 Tranh chấp đất sản xuất giữa cá nhân với cá nhân, giữa dân cư thôn làng giáp ranh
với nhau, giữa nông lâm trường với người dân, giữa dân địa phương với dân nhập cư,
tranh chấp trong họ hàng gia tộc.
 Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính.
 Tranh chấp đòi lại đất , đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

×