Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
MỤC LỤC
Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG…………… 1
1. Khái niệm…………………………………………………………………….1
2. Mục đích…………………………………………………………………… 1
3. Nội dung thanh tra lao động 1
4. Nguyên tắc thanh tra 2
5. Cơ cấu, phạm vi, đối tượng của thanh tra lao động 2
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 3
7. Phương thức và hình thức thanh tra 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VẤN
ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (VINACOMIN) 6
I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam (Vinacomin) 6
1. Giới thiệu về Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 6
2. Tình hình an toàn - vệ sinh lao động của Tập đoàn công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 7
II. Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động
tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 8
1. Quyết định thanh tra 8
2. Nội dung thanh tra……………………………………………………………9
3. Lực lượng thanh tra 9
4. Kết quả thanh tra 9
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẠI TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM (VINACOMIN) 11
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách 11
2. Hoàn thiện phương thức thanh tra………………………………………… 12
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
1
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
LỜI MỞ ĐẦU
An toàn – vệ sinh lao động là vấn đề cấp thiến và cần được quan tâm hơn
nữa trong các doanh nghiệp hiên nay. Hiện nay vì chạy theo lợi nhuận mà
không it doanh nghiệp coi thường những qui định của pháp luật về an toàn – vệ
sinh lao động do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động gây ảnh
hưởng xấu tới năng suất, sức khỏe của người lao động nguy hiểm hơn nữa
chính là tính mạng của họ. Mặt khác cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như vị thế của mình trên thị
trường. Vì vậy việc chấp hành tốt an toàn vệ sinh lao động không chỉ giúp
doanh nghiệp, người lao động mà còn giúp cho xã hội.
Nhà nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước
nhất là thanh tra chuyên ngành để tiến hành điều tra và xử lý các sai phạm của
các doanh nghiệp trong việc vi phạm pháp luật về lao động nhất là trong lĩnh
vực an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên việc kiểm soát tình hình chấp hành an
toàn về vệ sinh lao động tại các công ty đang là một thách thức lớn. Công tác
thanh tra về vấn đề này cũng gặp không ít khó khăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này em lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ
sinh lao động tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” làm
đề tài cho bài tiểu luận chuyên đề thanh tra của mình.
Trong quá trình làm bài tiểu luận em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Kim
Tú giảng viên chuyên đề thanh tra đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ
để em hoàn thiện bài tiểu luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế nên bài làm của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
2
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1. Khái niệm.
Kiểm tra: là hoạt động xem xét đánh giá của nhà quản lý có thể thường
xuyên định kỳ hoặc đột xuất. Từ đó phát hiện ra những vấn đề những mặt đạt
được theo những quy tắc đã định.
Giám sát: là hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
nhằm đảm bảo những quy tắc, pháp chế được chấp hành.
Thanh tra: là việc tiến hành theo kế hoạch từ đó kết luận đúng hoặc sai so
với luật định.
Thanh tra hành chính: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
2. Mục đích.
Căn cứ vào Điều 2 của luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam quy định mục đích hoạt động của thanh
tra là:
- Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.
- Phòng ngừa, phát hiện xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý của nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan tổ chức cá nhân.
3. Nội dung thanh tra lao động.
Căn cứ khoản 6 Điều 180 và khoản 1 Điều 185 Bộ luật lao đông quy định
nội dung thanh tra lao động bao gồm:
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
3
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp
luật lao động, giải quyêt các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao
động.
- Thanh tra nhà nước về lao động thanh tra việc thực hiện chính sách lao động,
an toàn lao đông, vệ sinh lao động.
4. Nguyên tắc thanh tra.
Căn cứ vào Điều 7 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam và Điều 3 Nghị định chính phủ số:
31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 đã quy định nguyên tắc hoạt động của thanh
tra như sau:
- Hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ
và kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng thanh tra.
- Không trùng lặp về đối tượng, phạm vi, nội dung, thời gian giữa các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
- Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải thực
hiện các quy định về pháp luật công tác thanh tra, pháp luật khác có liên quan
và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
5. Cơ cấu, phạm vi, đối tượng của thanh tra lao động.
Cơ cấu: Căn cứ Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Thanh tra Nhà nước về
lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra
vệ sinh lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan lao động địa phương
thực hiện thanh tra nhà nước về lao động.
Phạm vi: Căn cứ tại Điều 185, Điều 187 của Bộ luật Lao động quy định
thanh tra nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra
được giao bất cứ lúc nào mà không cần báo trước.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
4
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
Đối tượng thanh tra: Điều 2 Nghị định chính phủ số 31/2006/NĐ-CP ngày
29/3/2006 quy định đối tượng thanh tra bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý
nhà nước về lao động thương binh và xã hội.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao
động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thuộc lĩnh vực dạy nghề, người
có công và xã hội trong phạm vi cả nước.
- Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng Điều
ước quốc tế đó.
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Chức năng: Thực hiện thanh tra về lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao
động theo đúng quy định.
Nhiệm vụ: Căn cứ tại Điều 186 của Bộ luật Lao động Thanh tra Nhà nước
về lao động có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động.
- Điều tra tai nạn lao động và những phạm vi tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- Xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an
toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng
ký và cho phép đưa vào sử dụng những máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định.
- Tham gia xem xét chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động
khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,
lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy
định.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật
lao động.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
5
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
- Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của
mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm
quyền xử lý của cơ quan đó.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có
nhiệm vụ và quyền hạn đươc quy định cụ thể trong khoản 2, Điều 18 Luật
Thanh tra.
Quyền hạn: Căn cứ tại Điều 187 của Bộ luật Lao động thanh tra Nhà nước về
lao động có các quyền hạn sau:
- Thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được
giao bất cứ lúc nào mà không cần báo trước;
- Yêu cầu người sử dụng lao động và những người có liên quan khác cung
cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh tra, điều tra;
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật lao
động theo quy định của pháp luật;
- Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy
cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng mội trường lao động và chịu
trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo ngay cho cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
7. Phương thức và hình thức thanh tra.
Phương thức: Căn cứ tại Điều 37 của Bộ luật Lao động và Điều 20 Nghị
định chính phủ số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 quy định:
- Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn Thanh tra hoặc
thanh tra độc lập.
- Đoàn Thanh tra và Thanh tra viên hoạt động theo quy định của pháp luật
về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Hình thức thanh tra: Căn cứ tại Điều 37 của Bộ luật Lao động và Điều 19
Nghị định chính phủ số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 quy định:
Hình thức hoạt động thanh tra nhà nước được thực hiện theo kế hoạch,
thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
6
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
và nằm trong chương trình công tác thanh tra hàng năm.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, các nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của của việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
7
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VẤN ĐỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (VINACOMIN)
I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin)
1. Giới thiệu về Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Trụ sở chính: 226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3.5180141, 3.8510780
Fax: (84-4) 3.8510724
E-mail:
Website: www.vinacomin.vn
www.vinacomin.com.vn
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) được thành
lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty
Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006.
Vinacomin hiện nay là Tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp
than và khoáng sản, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con từ ngày
1/7/2010, Vinacomin chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH
MTV theo luật doanh nghiệp (Quyết định 989/QĐ-TTg ngày 25/6/2010) và
Điều lệ hoạt động của Vinacomin được ban hành theo Quyết định 418/QĐ-TTg
ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ngày
nay là Tổng Công ty Than Việt Nam (Vinacoal) được thành lập ngày
10/10/1994 theo Quyết định số 563/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
8
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
Trên nền sản xuất than, Vinacomin đã mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực sẵn
có được tạo ra từ than để đầu tư các ngành công nghiệp khác như: khoáng sản -
luyện kim; cơ khí chế tạo lắp ráp xe tải, đóng tàu thủy; xây dựng các nhà máy
nhiệt điện; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng; tài chính - dịch
vụ thương mại và các ngành nghề khác.
Năm 2011Tập đoàn có 22 đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn; 23 công
ty con TNHH MTV; 4 công ty con ở nước ngoài; 7 đơn vị sự nghiệp có thu
hạch toán độc lập; 33 công ty con cổ phần. Tổng số lao động tính đến cuối năm
2011 là 134.000 người
2. Tình hình an toàn - vệ sinh lao động của Tập đoàn công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam.
Trong các doanh nghiệp khai thác than, khoáng sản thuộc Vinacomin: Với
95 đơn vị thành viên, tổng số lao động tính đến cuối năm 2011 là 134.000
người, hầu hết các quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở
này được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Tất cả người lao động
được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế
độ chăm sóc sức khoẻ, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được đảm bảo đầy
đủ Đã triển khai khám phát hiện được một số loại bệnh nghề nghiệp phổ biến
như bụi phổi silic, hen phế quản, rung, điếc nghề nghiệp.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm những quy định pháp luật về lao động, đặc
biệt là tai nạn lao động trong khai thác mỏ đang xảy ra rất nghiêm trọng. Năm
2009, riêng trong khai thác than và khai thác đá, số vụ tai nạn lao động và số
người chết đã chiếm hơn 16% tổng số vụ và 22,1% tổng số người chết do tai
nạn lao động trong cả nước. Số người mắc bệnh nghề nghiệp trong khai thác
than, khoáng sản cũng chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi Silic,
bụi phổi than, hiện nay chiếm hơn 70% trên 25 loại bệnh nghề nghiệp của Việt
Nam. Năm 2011 Vụ tai nạn làm chết 18 người tại Bản Vẽ – Nghệ An, vụ tai
nạn làm chết 07 người tại mỏ đá Rú mốc, Hà Tĩnh. Năm 2011 là năm
Vinacomin có số vụ sự cố, tai nạn lao động thấp nhất trong 8 năm trở lại đây.
Tuy nhiên sang năm 2012, tình hình lại có diễn biến phức tạp, số vụ sự cố, tai
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
9
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
nạn tăng sơ với cùng kỳ. ; gần đây nhất là vụ tai nạn làm chết 18 người và 6
người bị thương tại mỏ đá Lèn cờ - Huyện Yên thành, Nghệ An tháng 4 năm
2012. Ngày 22 tháng 7, tại Giếng phụ khu Nam Khe Tam thuộc P.Quang Hanh,
TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh (mức + 55 đến -150m) thuộc Công ty TNHH MTV
86 (Tổng công ty Đông Bắc) làm 4 người chết do nổ khí mê tan (CH4).
II. Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại
Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
1. Quyết định thanh tra.
Trước tình hình trên, ngày 01/8/2012, Thanh tra Chính phủ vừa có quyết định
thanh tra Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. Thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ ông Huỳnh Phong
Tranh vừa ký quyết định thanh tra Quyết định số 1135/2012/QĐ - TTCP ngày
01 tháng 8 năm 2012 của Tổng thanh tra, thanh tra Tập đoàn công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam.
Nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và xử
phạt đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh lao động Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam, các đơn vị thuộc Tập đoàn và cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan theo Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Đoàn Thanh tra do ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Lao động
thương binh – Xã hội làm Trưởng đoàn,ông Đỗ Quang Vinh cục trưởng cục Kỹ
thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), ông Phan Đăng
Thọ là phó chánh thanh tra
Thời gian thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị (trừ ngày nghỉ, ngày
lễ theo quy định). Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/9/2012,
trường hợp cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ này.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
10
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
2. Nội dung thanh tra
Chủ yếu tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
lao động, trong đó đi sâu lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy
nổ: việc thực hiện các tiêu chuẩn an toàn đối với các chất độc hại và nguy hiểm
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như khí mêtan, bụi, độ ồn, áp lực,
áp lực cột chống, khí mỏ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động: điều kiện nơi làm
việc, thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bảo hộ lao động. Việc lập và thực hiện kế
hoạch bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động. Công tác tự kiểm
tra về an toàn lao động, công tác huấn luyện về an toàn lao động. Thanh tra tình
hình khai báo và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Lực lượng thanh tra
Danh sách cán bộ thanh tra theo quyết định thanh tra của Tổng thanh tra
Chính phủ ông Huỳnh Phong Tranh ký.
Họ và tên Chức danh Trình độ
Nguyễn Văn Tiến Chánh thanh tra Đại học
Đỗ Quang Vinh Phó chánh thanh tra Đại học
Phan Đăng Thọ Phó chánh thanh tra Đại học
Nguyễn Tiến Tùng Thanh tra viên Đại học
Tạ Văn Thiệu Thanh tra viên Đại học
4. Kết quả thanh tra.
Đây là đợt thanh tra chuyên đề phối hợp giữa Thanh tra Bộ và Cục Kỹ thuật
an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương). Đoàn thanh tra đã tiến
hành thanh tra 17 Công ty và 8 xí nghiệp trực thuộc Vinacomin.
Theo kết luận thanh tra, số tai nạn lao động dẫn tới chết người tại Vinacomin
trong 3 năm gần đây vẫn cao. Thống kê trong các năm 2010, 2011 và 9 tháng
năm 2012 cho thấy, có 62 vụ tai nạn lao động gây thiệt mạng 74 công nhân.
Thanh tra trực tiếp tại 25 doanh nghiệp cho thấy vẫn còn nhiều sai phạm. Cụ
thể: Việc huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động của nhiều Công ty vẫn mang
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
11
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
nặng tính hình thức, đối phó nên chưa đạt yêu cầu, chưa bám sát thực tế công
việc hàng ngày. Về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và chế độ ăn định lượng
cũng chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ. Theo quy định, mức ăn của
người lao động là 60.000đ/suất (người sử dụng lao động chi 42.000đ/suất,
người lao động đóng 18.000đ/suất). Tuy nhiên, qua kiểm tra, hiện các doanh
nghiệp mới chỉ cho người lao động ăn định lượng 42.000đ/suất chứ chưa thực
hiện việc người lao động đóng 18.000đ/suất và bồi dưỡng bằng hiện vật với
mức 5.000đ/ngày.
Kiểm tra các đơn vị khai thác hầm lò, đoàn thanh tra cũng phát hiện một số
sai phạm cơ bản như: Một số đơn vị chưa triển khai công tác kiểm tra và bơm
bổ sung áp lực cột chống kịp thời; mẫu sổ đo áp lực cột chống thủy lực chưa
phù hợp với thực tế, sổ đo áp lực cột chống thủy lực đơn ghi không đủ số liệu
phục vụ cho việc theo dõi áp lực mỏ; Công ty cổ phần than Vàng Danh ban
hành quy trình, quy định chưa bảo đảm chặt chẽ, chưa lường hết các nguy cơ
mất an toàn về khí mỏ; chưa thực hiện quy định đo kiểm soát khí mỏ tại vị trí
đường lò được mở rộng tiết diện. Nhiều doanh nghiệp còn mắc một số sai phạm
như: Không bố trí đủ người gác khi nổ mìn; kho thuốc nổ không mở các cửa
thông gió; việc sắp xếp các thùng thuốc chưa bảo đảm khoảng cách; khoảng
cách an toàn trong hộ chiếu nổ mìn chưa đúng quy định; việc ghi chép hộ chiếu
nổ mìn cũng không đầy đủ…
Thanh tra Bộ Lao động thương binh – Xã hội đã kiến nghị lãnh đạo Tập đoàn
Vinacomin chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, chấn chỉnh những vấn đề
còn thiếu sót đã được chỉ ra tại kết luận; yêu cầu Tập đoàn tiếp tục tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ trực tiếp chỉ huy sản xuất tại
hiện trường như quản đốc, phó quản đốc, lò trưởng, giám sát viên an toàn – vệ
sinh lao động về các quy định của pháp luật an toàn vệ sinh lao động, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn mới ban hành…
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
12
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẠI
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(VINACOMIN)
Công tác thanh tra về lao động có vai trò rất lớn đối với việc quản lý của nhà
nước. Công tác thanh tra sẽ thúc đẩy ý thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và người tiêu dùng. Việc
thanh tra lao động giúp doanh nghiệp hiểu đúng và có trách nhiệm hơn về việc
thực hiện pháp luât lao động nhất là công tác an toàn vệ sinh lao động. Qua quá
trình nghiên cứu và tìm hiểu công tác thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại
tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, em xin đề xuất một số
ý kiến để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra về an toàn vệ sinh lao động.
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách.
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, đảm bảo thống nhất từ khâu phát
hiện, ngăn chặn đến điều tra, xử lý.
Hoàn thiện hơn nữa các cơ chế chính sách có liên quan tới việc thanh tra
việc thực hiện các chính sách an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
khai thác khoáng sản.
Có các biện pháp tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định
của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật
pháp lao động, đặc biệt là công khai hóa các doanh nghiệp không chấp hành
nghiêm quy định pháp luật về lĩnh vực này.
Cần có quy chế cụ thể phối hợp giám sát, thanh tra giữa các bộ phận trong
thanh tra Nhà nước.
Cần có các chính sách ưu đãi đối với các cán bộ thanh tra các cấp để họ
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình với công việc tránh xảy ra tình trạng
tham nhũng, cửa quyền….
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
13
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
2. Hoàn thiện phương thức thanh tra.
Hình thành các đoàn thanh tra toàn diện về chính sách lao động, an toàn -
vệ sinh lao động nhăm tăng nhanh số lượng các cuộc thanh tra nhưng giảm
phiền hà cho doanh nghiiệp. Mặt khác tăng cường các cuộc thanh tra theo
chuyên đề với quy mô nhanh gọn, có hiệu quả và chất lượng.
Cần phải có sự liên kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị thanh tra
để cho công tác thanh tra được tiến hành thuận lợi hơn.
Các bước quy trình thủ tục tiến hành thanh tra nhất là khi có khiếu nại hoặc
có tại nạn lao động xảy ra cần được nhanh chóng tiến hành thanh tra theo đúng
thủ tục qui định.
Ngoài việc thanh tra theo kế hoạch hằng năm thì các thanh tra viên cần
phải tăng cường tiến hành thanh tra đột xuất để nhằm phát hiện sai sót của các
doanh nghiệp và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Thay vì đi cả đoàn người đến một tỉnh thành, nay mỗi khu vực sẽ có một
thanh tra viên cắm chốt để theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại
doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn, doanh nghiệp có ngành nghề nặng
nhọc, độc hại.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
14
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn – vệ sinh lao
động tại Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ta nhận thấy
thanh tra, kiểm tra, giám sát là rất cần thiết với mọi tổ chức,doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp duy trì và ngày càng phát triển, doanh nghiệp ý thức được hơn
trách nhiệm của mình đối với người lao động cũng như đối với bản thân doanh
nghiệp. Đồng thời thanh tra, kiểm tra còn giúp cho các nhà quản lý theo sát và
đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã
hội. Đặc biệt thanh tra Lao động còn góp phần giúp cho hoạt động quản lý luôn
được đổi mới, làm cho chất lượng hoạt động quản lý được nâng lên, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật lao động về an toàn vệ sinh tại các công ty cả người
sử dụng lao động lẫn người lao động.
Thanh tra lao động đóng góp rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm pháp
luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội trong các lĩnh vực mà ngành quản lý
trong đó có lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
Với những giải pháp em đã nêu ra, em hi vọng phần nào đã giúp đội ngũ
cán bộ làm công tác thanh tra và đội ngũ cán bộ xây dựng hệ thống thanh tra
nhà nươc ngày càng hoàn thiện hệ thống thanh tra và hoạt động có hiệu quả
hơn.
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
15
Chuyên đề thanh tra GVHD: Th.s Ngô Kim Tú
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội ước Cộng Hòa Xã Hộ Chủ
Nghĩa Việt Nam
Bộ luật lao động nước Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi
bổ sung năm 2002, 2006, 2007.
Nghị định số: 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của chính phủ
Website: - Vinacomin.vn
- Ldxh.com
- baomoi.com
- thuongmai.com
Nguyễn Kiều Linh Lớp Đ6QL1
16