Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thanh hóa trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.67 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………… ……………….1
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG CHUYÊN
NGÀNH………………………………………………………………………… 3
1. Mục đích của thanh tra lao động……………………………………………….3
2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………………3
2.1. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội………………………….3
2.2. Thanh tra sở Lao động – Thương binh và Xã hội……………………………5
3. Hình thức thanh tra……………………………………………………………5
4. Phương thức thanh tra………………………………………………… …… 6
4.1. Khái niệm……………………………………………………………… ……6
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn…………………………………………………………6
4.3. Trách nhiệm…………………………………………………………… ……7
5. Đối tượng thanh tra……………………………………………………… ……7
6. Nguyên tăc thanh tra……………………………………………………………7
7. Nội dung thanh tra………………………………………………………………7
CHƯƠNG II: THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH THANH HÓA……………… …8
1: Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa…………………………………………………8
2: Thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa…… ….…8
3: Thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp……… 8
4: Nguyên nhân của tình trạng trên…………………………………………….10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC
CÔNG TÁC THANH TRA…………………………………………………… 11
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….13
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nền
kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư


trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho hàng trăm doanh
nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những tích
cực trong việc phát triển kinh tế, tại nhiều tỉnh thành cũng phát sinh nhiều vấn đề
đáng quan tâm tại nhiều Doanh nghiệp đóng trên địa bàn như vấn đề An toàn vệ
sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động…và đặc biệt là vấn đề thực hiện pháp
luật Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp ở nhiều các tỉnh thành. Ở tỉnh Thanh
hóa, một trong những tỉnh thành có nguồn vốn đầu tư lớn thì tình trạng nhiều
Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật Bảo hiểm xã hội cũng là vấn đề
nhức nhối đối với nhiều cơ quan quản lí. Để việc quản lí về vấn đề thực hiện pháp
luật Bảo hiểm xã hội trong các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh hóa hiện nay
một cách có hiệu quả thì cần phải có những biện pháp nhằm phát hiện kịp thời, sử
lý nghiêm những vi phạm, đảm bảo lợi ích của nhiều bên liên quan trong quan hệ
lao động. Trước thực tế còn nhiều điểm bất cập và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn
về tình trạng vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tỉnh Thanh hóa, em đã lựa chọn chuyên đề: “ Thực trạng công tác thanh
tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tỉnh Thanh hóa trong tình hình hiện nay”.
Trong quá trình làm bài cũng như tìm tài liệu không tránh được những thiếu
sót, mong cô bổ sung và đóng góp ý kiến thêm để bài chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH LAO
ĐỘNG
1. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp
luật lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp
luật lao động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ cấu tổ chức
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
Điều 5. Các cơ quan thự hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương
binh và Xã hôi gồm có:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
Tổng cục Dạy nghề;
Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
2.1. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
2.1.1. Vị trí
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những thuộc lĩnh vực lao động, thương
binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
3
2.1.2. Cơ cấu
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức thành các
phòng nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội quyết định thành lập.
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành

của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chịu sự chỉ đạo về công
tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ lao động – Thương binh và
Xã hội.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên,
công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội.
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh
và xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Thanh tra sở Lao động – Thương binh và Xã hội
2.2.1. Vị trí
4
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố

cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Cơ cấu
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành
của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác
thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật
về thanh tra.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công
chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

5
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giao.
4. Phương thức thanh tra
Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ – BLĐTBXH
+ Quyết định Số : 02/2006/QĐ – BLĐTBXH
4.1. Khái niệm: Hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức
thanh tra viên phụ trách vùng là hoạt động của thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ
được phân công theo dõi, thực hiện thanh tra lao động và thanh tra khác có liên
quan đến thanh tra lao động trên địa bàn vùng được giao phụ trách.
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân (gọi chung là doanh nghiệp) sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động thuộc vùng được giao phụ trách, đặc biệt là các doanh nghiệp có
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất kế hoạch thanh tra, phương pháp
thanh tra thích hợp trình Chánh thanh tra Bộ quyết định.
- Theo dõi, nắm tình hình về tai nạn lao động tại vùng được giao phụ trách và
báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật lao
động.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động; tập
hợp, phân tích, đánh giá phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và yêu cầu
các doanh nghiệp có biện pháp khắc phụ những thiếu sót, tồn tại hoặc xử lý, kiến
nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp
luật lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
4.3. Trách nhiệm.
6
Thanh tra viên lao động phụ trách vùng chịu trách nhiệm trước Chánh thanh
tra Bộ về việc thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp thuộc vùng
được giao phụ trách.
5. Đối tượng thanh tra
Theo điều 2 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP đối tượng thanh tra chuyên ngành
lao động bao gồm:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành các
quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Nguyên tăc thanh tra
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và
kịp thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
7. Nội dung thanh tra.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
- Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo
cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao
động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an
toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ,

lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên;
việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động.
CHƯƠNG II: THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
7
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH THANH HÓA.
1: Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La,
Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang
dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và
khách du lịch.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2012, Thanh Hóa có 4.234.526 người, đứng
thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tính đến hết quý I-2012, Thanh Hóa có hơn 7.000 doanh nghiệp lớn nhỏ
đăng ký hoạt động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh
trong những năm qua.
2: Thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Thanh tra Sở là một trong chín phòng ban chuyên môn của Sở Lao động-

Thương binh và Xã hội. Cơ cấu gồm 4 người trong đó có: 1 chánh thanh tra, 3 phó
chánh thanh tra.
Trong công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội thì thanh
tra Sở phối hợp với bộ phận kiểm tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh và Liên đoàn lao
động tỉnh
3: Thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp.
Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trở thành bệnh “mãn tính” từ nhiều năm, mặc dù ngành
bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng thực trạng trốn, nợ đọng
bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 76 tỷ
đồng.
8
Tính đến hết quý I-2012, Thanh Hóa có hơn 7.000 doanh nghiệp (DN) đăng
ký hoạt động, nhưng theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chỉ
có 1.947 DN tham gia đóng BHXH cho người lao động (chiếm 26%). Trong số
1.947 DN tham gia đóng BHXH có 655 đơn vị đóng không đúng, không đủ và nợ
đọng tiền BHXH của người lao động trong thời gian dài với tổng số tiền hơn 76 tỷ
đồng. Trong đó có 515 DN ngoài quốc doanh nợ đóng BHXH với hơn 60 tỷ đồng,
còn lại là DN Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc các DN trốn, nợ
đọng BHXH của người lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của người lao động. Đã có khá nhiều lao động bị mất quyền được
hưởng (hoặc chậm được hưởng) các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động Do
chủ sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho họ.
Hầu hết các DN đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền đóng
BHXH được trích từ 7% mức lương đóng BHXH của người lao động, do đó có DN
chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho người lao động lên tới hàng chục, hàng trăm
triệu đồng/tháng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, sinh lợi nhuận – trong bối cảnh
nguồn vốn vay bị hạn chế. Nếu bị ngành BHXH nhắc nhở thì DN khất lần, trì
hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau. Có một số DN, khi người
lao động đòi quyền lợi được hưởng chế độ tham gia đóng BHXH thì DN vội vàng

nộp “tạm” một phần BHXH đang nợ đọng để ngành bảo hiểm làm thủ tục thanh
toán, chi trả cho người lao động. Sau khi vấn đề “nước sôi lửa bỏng” được giải
quyết, DN tiếp tục chây ì, trốn, nợ đọng BHXH.
Tính đến đầu tháng 4-2012, BHXH tỉnh đã chỉ đạo cơ quan BHXH các huyện,
thị xã, thành phố rà soát các đơn vị nợ đọng tiền BHXH kéo dài với số tiền lớn
hoàn chỉnh hồ sơ khởi kiện ra tòa đối với 6 đơn vị (tại thời điểm khởi kiện cuối
năm 2011) là: Công ty CP Licogi 15, nợ 3,76 tỷ đồng; Công ty CP Bỉm Sơn
Viglacera, nợ 3,2 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng K2, nợ 1,7 tỷ đồng; Công ty CP
9
Xây dựng 1, nợ 400 triệu đồng; Công ty CP Xây dựng thủy lợi giao thông Lam
Kinh, nợ 300 triệu đồng; Công ty Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 838,
nợ 1,3 tỷ đồng. Hiện, đã có 4 đơn vị buộc phải nộp số tiền nợ đọng BHXH cho cơ
quan BHXH tỉnh theo quy định; 2 đơn vị là Công ty CP Xây dựng thủy lợi giao
thông Lam Kinh, Công ty Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 838 đang
được tòa án địa phương thụ lý đơn giải quyết.
4: Nguyên nhân của tình trạng trên.
Thực tế cho thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật về BHXH của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm,
chưa chú ý chăm lo đời sống và đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Bên
cạnh đó, quy định hiện hành về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đóng
BHXH còn bất hợp lý, chưa phù hợp. Hơn thế nữa, chế tài xử phạt hành chính đối
với các doanh nghiệp vi phạm BHXH lại quá nhẹ, theo Nghị định 86/2010/NĐ -
CP của Chính phủ quy định: Những doanh nghiệp nợ đọng BHXH quá hạn, trốn
đóng BHXH thì mức phạt tối đa là 30 triệu đồng. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẵn
sàng chịu phạt ở mức cao nhất và trả lãi suất nợ BHXH thay vì nộp tiền bảo hiểm
đúng hạn cho người lao động.
Mặt khác cơ chế xử phạt như hiện nay không đảm bảo tính nghiêm minh,
kịp thời, phụ thuộc vào các cơ quan chức năng khác, cũng như sự quan tâm của
chính quyền địa phương. Công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương còn
nhiều hạn chế, bất cập như việc quản lý lao động trên địa bàn chưa đầy đủ, chặt

chẽ; việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên.
Theo BHXH Việt Nam, cái khó nhất của ngành bảo hiểm là không có thẩm
quyền xử phạt mà chỉ có quyền phát hiện. Thủ tục xử phạt hay khởi kiện một đơn
vị nợ đọng tiền đóng BHXH còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy trong thực
tế, số đơn vị vi phạm nhiều, nhưng số vụ việc được xử lý còn quá ít và chậm chễ.
Do đó, để hạn chế những bất cập trên trong việc thu hồi nợ đọng tiền đóng theo
luật định, việc sửa đổi các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực BHXH theo hướng nâng cao mức phạt, quy định mức lãi suất chậm
đóng BHXH linh hoạt, tối thiểu cũng bằng lãi suất tiền vay quá hạn của các ngân
hàng thương mại quy định tại từng thời điểm tính lãi là rất cần thiết. Bên cạnh đó
phải xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, của các bộ, ngành liên
10
quan, tổ chức công đoàn trong việc thực hiện Luật BHXH; và giao cho BHXH
Việt Nam có thẩm quyền thanh tra và xử phạt các doanh nghiệp, đơn vị nợ đọng
tiền đóng BHXH.
Cán bộ Thanh tra Sở về lao động còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn.
Ngoài ra, do tình hình kinh tế biến động, khủng hoảng kinh tế trong những
năm gần đây nên nhiều doanh nghiệp sản xuất không ổn định, sản phẩm không
tiêu thụ được, không đủ sức cạnh tranh vì vậy nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp
sản xuất thậm chí phá sản, nên việc đóng BHXH càng trở nên khó khăn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC
CÔNG TÁC THANH TRA.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra và thực hiện nghiêm
túc các kết luận thanh tra cần:
1: Giao BHXH Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra đối với các tổ chức,
cá nhân, đơn vị sử dụng lao động và cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trong việc
chấp hành chính sách pháp luật BHXH, BHYT. Trong khi thanh tra chuyên ngành
phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ thì ngành BHXH có cơ cấu tổ chức kiểm tra theo
mô hình 3 cấp Trung ương, tỉnh, huyện với lực lượng lớn trên 500 cán bộ kiểm tra
nhưng lại không có chức năng thanh tra. Trong khi đó, Ngành BHXH chủ yếu

phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT qua công tác kiểm tra.
Tuy nhiên việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị cơ quan quản lý
chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy xảy ra tình trạng, hồ sơ
kiểm tra và kết luận của BHXH chuyển qua cơ quan quản lý chức năng thì lại qua
khâu kiểm tra lại dẫn đến tình trạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
BHXH, BHYT bị chậm trễ… Vì vậy, nếu được giao chức năng thanh tra cho tổ
chức BHXH thì sẽ cùng Thanh tra Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội,
Ngành Y tế tăng cường thanh tra, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT,
mà không phải tăng thêm biên chế, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.
11
2: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học và
xây dựng nghiệp về vụ thanh tra: tập trung mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ mới
vào ngành, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ với bộ, ngành, các tỉnh, thành
phố mở các lớp bồi duỡng, đào tạo cho cán bộ, Thanh tra viên, cán bộ quản lý của
bộ, ngành, địa phương. Để đào tạo cán bộ thanh tra có kiến tổng hợp sâu rộng, đa
dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, cần cử nhiều cán bộ đi học lớp
đào tạo chính quy, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý …
3: Hàng năm, căn cứ định hướng kế hoạch công tác thanh tra của Thanh tra
Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, Chương trình, kế hoạch công
tác thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch
thanh tra. Phối hợp, rà soát chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các đơn
vị có liên quan để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các trường hợp chồng chéo, trùng
lắp về nội dung thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh.
4: Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải thực thi
theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, thực hiện xử lý hoặc kiến nghị xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Khi có kết luận thanh
tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng được thanh tra phải có biện pháp
khắc phục, xử lý nghiêm, kịp thời và báo cáo kết quả biện pháp khắc phục, xử lý
với cơ quan đã ra quyết định thanh tra. Đoàn Thanh tra hoặc người phụ trách công
tác thanh tra phải theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và

tổ chức phúc tra các kết luận thanh tra khi cần thiết. Kiên quyết xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật, kể cả với cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra.
KẾT LUẬN
12
Trong nền kinh tế hiện nay, công tác thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng
trong vấn đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã
hội trong các doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm,
đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Trong xu thế nền
kinh tế hội nhập, nền kinh tế trong nước rất đa dạng, nhiều thành phần, nếu công
tác thanh tra trong các doanh nghiệp tại các địa phương không được thắt chặt và
kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lí nhà nước và các tỉnh
thành dẫn đến nhiều sai phạm xảy ra. Vì vậy, thanh tra việc thực hiện pháp luật
Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh
Thanh hóa nói riêng là cần thiết và quan trọng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
13
2: Quyết định Số: 01/2006/QĐ – BLĐTBXH.
3: Quyết định Số : 02/2006/QĐ – BLĐTBXH.
4: Website:
5: Website:
14

×