PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM KHOA HỌC
GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN KHÁM PHÁ THẾ GIỚI XUNG QUANH
Giáo viên : Đỗ Thị Hương
Lớp : Mẫu giáo lớn
Năm học: 2006 - 2007
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ
rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra kết luận bằng
những nguyên liệu và đồ vật thật. Từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở
trẻ những biểu tượng về môi trường tự nhiên: Cây cỏ, hoa lá, các hiện tượng tự
nhiên… Cách học trắc nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm
non và là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới giáo dục mầm non
hiện nay.
Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích
cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng
phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy
chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh
động hẫp dẫn hơn.
Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện ở trẻ rất tích cực, trẻ
rất thích thú khi được quan sát hoặc thử nghiệm những hoạt động khám phá. Vì
vậy, chúng ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích tạo điều kiện
giúp trẻ được khám phá trải nghiệm.
Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, nội
dung cho trẻ khám phá thử nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức
đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện. Với những
lý do trên tôi đã sưu tầm và thực hiện đề tài: "Một số thí nghiệm khoa học giúp
trẻ mẫu giáo lớn khám phá thế giới xung quanh".
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình
Khi bắt tay thực hiện đề tài tôi đã gặp những thuận lợi và những khó khăn sau:
1.1. Thuận lợi:
- Số trẻ trong lớp vắng (34 cháu / 2 cô) rất thuận lợi cho việc tổ chức các
hoạt động khám phá khoa học.
- Cơ sở vật chất của lớp tương đối đầy đủ.
- Hoạt động khám phá thử nghiệm là hoạt động mới nên trẻ rất hứng thú.
1.2. Khó khăn:
- Tuy số trẻ vắng nhưng phòng lớp cũng rất trật trội, nên việc triển khai
các nhóm thí nghiệm nhỏ, hay việc sắp xếp góc khám phá gặp nhiều khó khăn.
- Hoạt động khám phá là hoạt động mới giáo viên còn nhiều hạn chế về
kiến thức, kỹ năng tổ chức.
2
- Kinh phí cho hoạt động này không có, các thí nghiệm đôi khi phải sử
dụng nhiều nguyên liệu khác nhau.
2. Một số biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học
2.1. Sưu tầm và lựa chọn các thí nghiệm khoa học có nội dung phù hợp với
trẻ mẫu giáo lớn.
Trong giảng dạy, các hiện tượng tự nhiên xung quang trẻ rất nhiều, vì vậy
tôi đã lựa chọn các thí nghiệm vừa cung cấp kiến thức mới, vừa có tác dụng
củng cố các môn học khác như: Toán, MTXQ.
Ví dụ1: để trẻ khám phá về nước tôi cho trẻ thí nghiệm với các lớp chất
lỏng, hoặc để trẻ hiểu vì sao xà phòng lại giặt sạch vết dầu mỡ, tôi đã cho trẻ
làm thí nghiệm nhũ tương dầu và nước…
Ví dụ 2: Để khám phá về ánh sáng tôi cho trẻ thí nghiệm “ Thả cá vào
chậu, thả chim vào lồng, cho khỉ leo cây” để trẻ hiểu với tốc độ của ánh sáng sẽ
làm thay đổi các vật.
Ví dụ 3: Để trẻ biết sự cần thiết của đất, nước, ánh sáng đối với sự phát
triển của cây tôi cho trẻ tham gia thí nghiệm: “Cây cần gì để lớn”
Ví dụ 4: Để khám phá về sự chìm nổi của các vật tôi cho trẻ thí nghiệm
thả 1 số vật có chất liệu khác nhau: Sắt, nhựa, gỗ, giấy
2.2 Lập kế hoạch cho trẻ hoạt động khám phá theo chủ điểm:
TT Chủ điểm Các thí nghiệm
1 Trường MN - Khám phá đồ chơi chìm nổi.
- Khám phá thông khí: Vì sao nến cháy được?
2 Gia đình - Pha màu.
- Vì sao bột giặt tẩy được vết dầu.
3 Nghề nghiệp - Nam châm.
4 Giao thông - Khám phá đồ chơi chìm nổi, thả thuyền.
- Pha màu, nam châm.
5 Động vật - Khám phá tốc độ ánh sáng.
- Đo vết chân các con vật.
6 Tết và Mùa xuân - Cây cần gì để lớn.
- Sự nảy mầm của hạt.
7 Thực vật Sự nảy mầm của hạt.
- Xà lách, cầu vồng.
- Tập đo, đếm.
8 Quê hương – Bác Hồ
– Trường tiểu học
- Ao nào cạn trước.
- Khám phá về nước: các lớp chất lỏng.
3
2.3. Phối kết hợp cùng phụ huynh để tổ chức các hoạt động khám phá khoa
học.
Hiện nay trong trường mầm non, kinh phí dành cho hoạt động này chưa
có. Việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm lại phải sử dụng nhiều nguyên liệu
khác nhau như: Dầu ăn, trứng, đường, muối, Sirô…Vì vậy khi thực hiện đề tài
này tôi đã thực hiện phối hợp vớí nhà bếp, ban phụ huynh lớp để đóng góp các
nguyên liệu giúp trẻ thực hành có nội dung phong phú hơn. Cụ thể:
Với các nguyên liệu như: Nến, nước siro, dầu ăn … Tôi đã trao đổi kế
hoạch về nội dung hình thức, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện thí nghiệm
để ban phụ huynh hiểu được mục đích yêu cầu và hiệu quả của thí nghiệm, từ đó
có sự hỗ trợ cho các hoạt động khám phá tại lớp.
2.4. Sắp xếp góc khám phá khoa học một cách hợp lý:
Do phòng lớp nhỏ nên giáo viên cần hết sức linh hoạt khi sắp xếp góc
khám phá cho trẻ hoạt động. Căn cứ trên điều kiện thực tế tại lớp tôi đã sắp xếp đặt
đồ dùng trong giá nhỏ gọn, có thể di chuyển dễ dàng khi trẻ hoạt động góc hay
quan sát thí nghiệm trước lớp. Góc khám phá có bảng (làm bằng quyền lịch bàn)
rất tiện lợi cho trẻ sử dụng gắn kết quả sau mỗi lần thí nghiệm. (ảnh minh hoạ)
2.5. Cách ghi nhật ký để lưu lại kết quả sau các thí nghiệm .
* Thí nghiệm cây cần gì để lớn mạnh:
Dùng 4 quyển vở, mỗi quyển có nhiều trang. Mỗi trang là 1 lần quan sát
để trẻ theo dõi sự phát triển của từng cây.
* Thí nghiệm món xà lách cầu vồng.
Dùng 1 quyển lịch chia 4 phần để trẻ vẽ lại những gì quan sát được (màu
sắc ở đường dẫn nước lên lá).
Cốc số 1 Cốc số 2
4
Cây số 1
Ngày thứ 1
Cây số 2
Ngày thứ 1
Cây số 3
Ngày thứ 1
Cây số 4
Ngày thứ 1
Cốc số 3 Cốc số 4
* Các lớp chất lỏng:
Quy ước với trẻ: Thẻ vàng tương ứng với dầu ăn
Thẻ đỏ tương ứng với sirô
Thẻ trắng tương ứng với nước.
Mỗi nhóm 1 bảng và 3 thẻ màu có gắn dấp dính cho trẻ gắn kết quả sau
khi thực hành .
1. Thẻ vàng
2. Thẻ trắng
3. Thẻ đỏ
* Vì sao bột giặt tẩy được vết dầu ăn.
Giáo viên làm sẵn các miếng bìa và quy ước.
: Nước sạch
: Dầu ăn
Cho trẻ gắn vào bảng sau:
5
Omo
Dầu
Nước
+
+ Omo+
Tan hết
xà phòng
Cách 1: Đánh dấu các vạch trên bình nước
Cho trẻ QS trực tiếp mực nước cạn sau những ngày
Cách 2: Sau 5-7 ngày lại đổ nước ở bình vào 2 chai lavi bằng nhau → Trẻ theo
dõi và vẽ lại kết quả vào bảng sau theo từng nhóm.
* Thí nghiệm các vật chìm nổi.
* Quy ước với trẻ: Thẻ O : vật nổi
Thẻ X: vật chìm
- B ng k t qu có g n các v t th t:ả ế ả ắ ậ ậ
Các vật Chìm Nổi
Đinh X
Xốp O
Gạch X
Giấy O
ĐC Nhựa O
Đất nặn X
* TN bé tập đong đếm:
Bảng kết quả có các thẻ số và thẻ các đơn vị đo là các cốc có các kích cỡ
khác nhau
.
Đồ dùng Đơn vị đo Kết quả
6
Lần 1
Bình 1 Bình 2
* TN bé tập pha màu:
Quy ước với trẻ: Thẻ màu nào tương ứng với màu đó. Sau khi trẻ pha
màu sẽ gắn kết quả vào bảng sau:
Màu nguyên chất Màu pha
+
+
+
3. Một số thí nghiệm khoa học (ảnh minh hoạ cho từng thí nghiệm)
3.1. Cây cần gì để lớn mạnh?
* Mục đích: Giúp trẻ biết được cây cần có đất, nước, ánh sáng để phát
triển và lớn mạnh.
* Chuẩn bị:
- 4 cốc nhựa: đánh số thứ tự và ghi các nhãn: Cốc 1: Không có đất, Cốc 2:
Không có ánh sáng, cốc 3: Không có nước, cốc 4: Có đất – nước - ánh sáng –
nước.
- Đất trồng cây
- Hạt giống đậu (hoặc hoa)
- Bao giấy
- Bình tưới
* Tiến hành:
7
Không
có đất
Không
có nước
Có đất, ánh
sáng, nước
(1)
Không có
ánh sáng
(2) (3) (4)
Thẻ vàng
Thẻ đỏ
Thẻ cam
Thẻ lam
Thẻ đỏ Thẻ tím
Thẻ vàng
Thẻ lam
Thẻ xanh cây
6
5
4
1 lít
- Bước 1: Hướng dẫn trẻ dán nhãn lên các cốc theo thứ tự ở phần chuẩn
bị.
- B
ước 2: cốc 1 cho vào 1 ít giấy báo vò nhàu nát, Cốc 2,3,4 đổ đầy đất.
- Bước 3: Cho hạt giống đậu hoặc hoa vào cả 4 cốc trên.
- Bước 4: Đặt 4 cốc vào chỗ có ánh nắng bên cạnh nhau.
- Bước 5: Lấy 1 bao giấy sẫm màu (hoặc 1 hộp giấy sẫm màu) úp lên cốc
số 2.
Hàng ngày yêu cầu trẻ tưới nước vào cốc: 1, 2, 4. Đối với cốc 2 (có bao
che) tưới xong phải đậy lại ngay.
Quan sát và đưa ra
Các nhận xét xem hạt trong cốc nào sẽ nảy mầm và sẽ lớn mạnh
- Kết luận: Điều kiện để giúp cây lên khoẻ mạnh: Đất, nước, ánh sáng.
3.2. Món xà lách cầu vồng
* Mục đích: Cho trẻ phát hiện ra những đường dẫn nước lên lá trong mỗi
thân cành.
* Chuẩn bị:
- Màu thực phẩm: Đỏ, lam, vàng, cam
- 4 bình thuỷ tinh
- 4 cành cần tây
* Tiến hành:
- Bước 1: Đổ khoảng 2-3 cm nước vào mỗi bình thuỷ tinh. Lần lượt pha
mỗi màu vào 1 bình.
- Bước 2: Cắt 4 cành lá cần tây. Cho mỗi lá vào 1 bình nước màu đã pha
nói trên.
8
Màu
xanh
Màu
vàng
Màu
đỏ
Màu
tím
(1) (2) (3) (4)
- Bước 4: Để chừng 2-3 tiếng đồng hồ và quan sát điều gì xảy ra với các
cành lá này.
- Bước 5: Lấy 1 cành ra khỏi nước màu và dùng dao cắt ngang thân cành,
dùng kính lúp cho trẻ xem mặt cắt này có gì khác với mặt cắt của 1 cành không
căm vào nước pha màu.
- Kết luận: Chỉ ra những đường dẫn nước lên lá trong mỗi thân cành.
3.3.Khám phá về nước - các lớp chất lỏng:
* Mục đích:
- Biết phân biệt các lớp chất lỏng khác nhau: Dầu, nước, sirô.
- Biết lớp sirô nặng nên chìm dưới cùng, lớp dầu nhẹ nhất nên ở trên
cùng, lớp nước ở giữa.
* Chuẩn bị: Dầu ăn, nước lọc, sizo
Ba cốc thuỷ tinh trong, ba thẻ gắn có ba mầu tương ứng với mầu của ba
nguyên liệu trên.
* Tiến hành:
- Bước 1: Gọi tên ba chất lỏng.
- Bước 2: Giới thiệu ba miếng nhựa tương ứng với ba mầu của ba chất:
Vàng - Dầu ăn.
Trắng - Nước
Đỏ – Sirô
- Bước 3: Chọn một chất đổ vào ly, chọn miếng nhựa tương ứng gắn lên
bảng. Chọn chất thứ hai đổ vào ly và quan sát vị trí gắn miếng nhựa theo thứ tự.
Tương tự với chất thứ ba cũng làm như vậy.
- Bước 4: Quan sát và rút ra kết luận: Lớp sirô nặng nhất nên ở dưới cùng,
lớp dầu ăn nhẹ nhất nên ở trên cùng và lớp nước ở giữa.
- Bước 5: Cho trẻ chia thành nhóm nhỏ tự thực hành đổ các chất lỏng vào
ly theo các thứ tự khác nhau. Gợi ý cho trẻ giúp ra kết luận: Dù đổ chất lỏng nào
trước thì nó vẫn đứng theo thứ tự: Sirô, nước, dầu.
9
dầu ăn
nước
Sirô
3.4. Vì sao bột giặt, nước rửa chén tẩy được vết dầu ăn.
* Mục đích: Vì sao bột giặt, nước rửa chén tẩy được vết dầu ăn.
•
Chuẩn bị : Một ly thuỷ tinh trong, nước sạch, dầu ăn, nước rửa chén.
* Tiến hành:
- Bước 1: Cho nước sạch vào ly
- Bước 2: Đổ một chút dầu ăn vào, dầu nổi lên trên mặt nước.
- Bước 3: Lắc ly thuỷ tinh và để yên một lúc, dầu và nước lại chia thành hai
lớp.
- Bước 4: Thêm vào ly một ít nước rửa chén hay bột giặt, lắc thật kỹ, dầu
và nước đã hoà tan không phân thành hai lớp nữa.
- Bước 5: Rút ra kết luận:
Vì chất tẩy rửa có thuộc tính có thể bao vây từng giọt dầu và phân tán đều
trong nước. Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo, vì chúng có thể tách
phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.
3.5 Ao nào cạn trước? Ao rộng và nông hay ao nhỏ và sâu.
* Mục đích: Giúp trẻ biết ao nào cạn trước? Ao rộng và nông hay ao nhỏ
và sâu.
* Chuẩn bị: Hai cái chậu, một cái chai để đong nước.
10
1 lít
1 lít
Nước
Dầu
Nước
Dầu
Nước
Cho dầu ăn Lắc
Xà
phòng
Dầu
Nước
Tan đều
Lắc
cho xà phòng
* Tiến hành:
- Bước 1: Lấy nước đầy chai thuỷ tinh. Rót hết nước vào chậu (đây là ao
rộng và nông).
- Bước 2: Lấy nước đầy chai thuỷ tinh lại rót hết vào chậu khác sâu hơn
(đây là ao nhỏ và sâu).
- Bước 3: Đặt hai chậu cạnh nhau và quan sát trong nhiều ngày xem ao
nào cạn trước? Vì sao?
- Bước 4: Kết luận: Ao rộng và nông sẽ cạn nước trước vì ao rộng có bề
mặt nước tiếp xúc với không khí và ánh sáng nhiều hơn.
3.6. Khám phá vật chìm nổi:
* Mục đích: Trẻ biết vật nào chìm, nổi trong nước với các chất liệu khác
nhau.
* Chuẩn bị: Chậu nước sạch, đinh sắt, khối xốp to, đồ chơi bằng nhựa, gỗ.
* Tiến hành:
- Bước 1: Cho trẻ tự thả từng vật vào nước.
- Bước 2: quan sát các vật khi thả vào nước.
- Bước 4: Kết luận: Các vật nặng (đinh, sắt ) sẽ chìm dưới nước. Các vật
nhẹ (xốp, nhựa, giấy) sẽ nổi trên mặt nước.
3.7. Bé tập đo, đếm:
* Mục đích: Cho trẻ hiểu với cùng một đồ dùng nhưng chọn đơn vị đo
khác nhau thì kết quả cũng khác nhau.
* Chuẩn bị: - Một chai nhựa trong 1 lít.
- Ba cốc nhựa: To – nhỡ – nhỏ, thẻ số 4 – 5 – 6.
* Tiến hành:
- Bước 1: Lần lượt cho trẻ đong nước bằng các cốc khác nhau rồi đổ vào
chai nhựa (cốc to, nhỡ, nhỏ).
- Bước 2: Sau mỗi lần đong ghi kết quả.
- Bước 3: Quan sát kết quả các chai
- Bước 4: Kết luận: Sử dụng cốc to đổ nước vào chai sẽ nhanh đầy hơn (4
cốc). Sử dụng cốc nhỡ để đong sẽ phải đong 6 cốc. Sử dụng cốc nhỏ để đong sẽ
lâu đầy hơn (8 cốc).
3.8. Bé tập pha mầu:
11
* Mục đích: Trẻ biết cách tạo thành 6 mầu từ ba mầu cơ bản.
* Chuẩn bị: - Ba mầu nguyên chất: Đỏ - vàng - lam.
- Bút lông, bảng ghi kết quả, thẻ nhựa mầu, nước sạch.
* Tiến hành: Cho trẻ tự pha mầu và rút ra kết luận.
Màu pha Màu nguyên chất
Cam Thẻ vàng + Thẻ đỏ
Tím Thẻ đỏ + Thẻ lam
Lục Thẻ vàng + Thẻ lam
3.9. Khám phá về không khí: Nến cháy nhờ khí gì?
* Mục đích: Trẻ biết nến cháy nhờ khi oxi. Khi oxi hết thì nến tắt.
* Chuẩn bị: Nến, diêm, chậu thuỷ tinh.
* Tiến hành:
-Bước 1: Quan sát và gọi tên các đồ dùng, hỏi trẻ nến dùng để làm
gì?
- Bước 2: Đặt đĩa nến cháy lên bàn.
- Bước 3: Lấy chậu thuỷ tinh úp kín vào đĩa nến, quan sát ngọn nến
từ từ tắt.
- Bước 4: Kết luận: Khi nến cháy là nhờ có khi oxi. Khi úp lọ thuỷ
tinh lên oxi hết nên ngọn nến tắt.
3.10. Khám phá về ánh sáng: Thả cá vào chậu (thả chim vào lồng, khỉ trên
cây).
* Mục đích: Nhận biết với tốc độ nhanh của ánh sáng có thể làm ta không
nhận rõ các vật.
* Chuẩn bị: Vẽ một con cá lên bìa. Vẽ một cái chậu lên mặt bìa bên kia.
Một que, băng dính.
* Tiến hành:
- Bước 1: Dính cây que vào miếng bìa hai mặt.
- Bước 2: Kẹp que vào lòng bàn tay xoay thật nhanh.
- Bước 3: Quan sát sẽ thấy cá trong chậu (chim ở trong lồng, khỉ ở trên
cây).
12
III. KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện cho trẻ khám phá bằng các thí nghiệm ở lớp, tôi thấy
khả năng nhận thức của trẻ tiến bộ rõ rệt. Trẻ đã hiểu rõ bản chất một số hiện
tượng về nước, không khí, ánh sáng và chuyển động. Hơn nữa qua quá trình
khám phá trải nghiệm đã phát triển được ở trẻ khả năng tập trung chú ý, sự khéo
léo của đôi bàn tay, óc suy đoán, tưởng tượng khi đoán xem kết quả các thí
nghiệm như thế nào.
Nói tóm lại, cho trẻ khám phá, tìm hiểu bản chất các hiện tượng thiên
nhiên bằng các thí nghiệm là rất cần thiết đối với trẻ mầm non.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Tích cực cho trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên thông qua các thí
nghiệm thực tế.
- Lựa chọn các thí nghiệm phù hợp với điều kiện lớp và lứa tuổi của trẻ.
- Cho trẻ trực tiếp thao tác các thí nghiệm, khuyến khích trẻ nêu kết quả
(suy đoán kết quả).
- Có cách ghi nhật ký sau mỗi thí nghiệm một cách khoa học để trẻ tự lưu
lại kết quả.
- Phối kết hợp với đồng nghiệm và ban phụ huynh để thực hiện các hoạt
động khám phá có hiệu quả hơn.
13