Đề tài:
Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ( tháng 10 năm 2010).
I. sự cấn thiết phải nghiên cứu đề tài:
Cùng với sự phát triển của Thế giới,Việt nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được
những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng của XHCN sau hơn 10 năm đổi mới
các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắc thái mới cho nên kinh tế. Cùng với
đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ
thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất
thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội .
Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh
tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu
hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để
NHTW ( ngân hàng trung ương ) thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa
tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế …Trong từng thời kỳ nhất định cho nên việc
thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc NHNN. Để đáp
ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không
ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách đó,
việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm về quản lí
và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều nầy không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế
quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách
hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam góp phần giải quyết khó khăn về vốn, đảm
bảo sự thắng lợi quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
II. Những vấn đề chung về lãi suất:
1. Khái niệm lãi suất:
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử
dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi len người đi vay đã sử dụng vốn đó để
phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình ( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong
khi người cho vay đã hi sinh quyền đó
2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế:
a. Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư:
Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể
kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập sau:
Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Phương trình trên không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh
nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia
Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là
hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi
suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản
chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản
tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng,
vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán khi thấy có lợi hơn.
Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa người tiêu dùng và tiết
kiệm.
b. Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền
tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, lãi suất sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất
cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp.
Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả những ưu đãi về lãi suất,
về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của Nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào các nghành, các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.
c. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô:
Lãi suất tạo chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu
tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các
trường hợp:
- Lãi suất thấp → kích thích đầu tư, kích thich tiêu dùng → tăng tổng cầu → sản lượng tăng,
giá tăng, thất nghiệp giảm → nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ.
- Lãi suất cao -> hạn chế dầu tư, hạn chế tiêu dùng → giảm tỏng cầu → sản lượng
giảm→giảm giá → thất nghiệp tăng →nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
Như vậy, bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế
phát triển. Tương tự, ngân hàng có thể tăng lãi suất khi muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền
tệ, giảm bớt lương, khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và
chi tiêu của người tiêu dùng.
d. Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các
nguồn lực của nền kinh tế.
Lãi suất có tác dụng trong việc phân phối vốn. Đối với những dự án có mức độ rủi ro như
nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thương thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những
dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như
vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân phối các luồng vốn theo
mục đích mong muốn.
e. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế
Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự biến động đó
của lãi suất, người ta có thể dự báo được các yếu tố khác của nền kinh tế, như tính sinh lời của các
cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt của ngân sách, người ta có thể dựa vào lãi suất
trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai.
III. Diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam
1. Nguyên nhân điều chỉnh lãi suất:
Nguyên nhân điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước là do những biến động của tình hình nền
kinh tế như: lạm phát, thiểu phát, biến động của thị trường vàng, thị trường ngoại hối, sự
thay đổi trong cán cân cung-cầu tiền, hoặc do mức lãi suất cũ chưa hợp lý, gây cản trở sự
phát triển của nền kinh tế nên ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp giữ ổn định cho thị
trường tài chính.
2. Diễn biến các giai đoạn điều chỉnh lãi suất:
a. Giai đoạn trước tháng 6/ 1992:
NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi
suất tiền gửi và lãi suất tiền vay
Ưu điểm: - Phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo
lợi nhuận cho Ngân hàng.
Nhược điểm: - Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp
- Mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp
hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của
công chúng.
b. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến 1995:
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất:
chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự
chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Bắt đầu từ tháng 10/1993 lãi
suất cho vay có 2 loại (1.8%/ tháng đối với doanh nghiệp Nhà nước, 2.1%/ tháng cho
nền kinh tế ngoài quốc doanh) và NHNN cho phép NHTM được thỏa thuận lãi suất với
khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu lãi suất
huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn
mức trần 2,1%/ tháng)
Ưu điểm: - Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách
tiền tệ
- Chính sách lãi suất được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp với cơ
chế thị trường
- Cho phép các tổ chức tín dụng chủ động và tự quyết định mức lãi cụ thể của
đơn vị mình
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt đông
của NHTM
Nhược điểm: - Cơ chế này vẫn không khống chế trực tiếp lãi suất trên thị
trường, điều này làm giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng.
c. Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/ 2000
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và những đổi mới căn bản về điều hành
lãi suất. NHNN chỉ quy định mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/ tháng.
Cuối tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất. Cùng với nới lỏng sự
kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ
cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998, 1999. Trong năm 1997 thay
đổi hình thức quy định lãi suất tái cấp vốn sang quy định mức lãi suất cụ thể. Tháng 11/
1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu được quy định ở mức lãi suất thấp
hơn 0,05%/ tháng so với lãi suất tái cấp vốn, tháng 7/2000 NHNN đưa vòa sử dụng
nghiệp vụ thị trường mở.
Ưu điểm: - Kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.
Nhược điểm: - Mức ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt
Nam rất hạn chế
- Tác động của chính sách vĩ mô vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế, sự điều chỉnh
thường chậm nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất
d. Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2000
Đây là giai đoạn sử dụng lãi suất cơ bản cùng với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn trong điều hành chính sách tiền tệ. TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách
hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay
không được vượt quá mức lãi suất cơ bản cộng biên độ do Thống đốc NHNN quy định
từng thời kỳ.
Ưu điểm: