Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tác động quá trình đô thị hóa đến môi trường huyện Gia Lâm Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.6 KB, 63 trang )


KTQD
Tel: 36.280688
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG
HUYỆN GIA LÂM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện :
PHẠM KIỀU CHINH
Lớp :
KINH TẾ & QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
MSSV
:
CQ490228
Giáo viên hướng dẫn :
TS. NGUYỄN HỮU ĐOÀN
Cán bộ hướng dẫn :
LƯƠNG VĂN THÀNH

KTQD
Tel: 36.280688
Hà nội, 5 - 2011
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao
chép, cắt ghộp cỏc báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu
kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011


Sinh viên
Phạm Kiều Chinh
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề, em luôn nhận được sự giúp
đỡ tận tình của cỏc chỳ và anh, chị trong phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cùng
với sự hướng dẫn, chỉ bảo của Ts.Nguyễn Hữu Đoàn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts. Nguyễn Hữu Đoàn, chú Lương Văn
Thành – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lõm cựng tập thể các anh chị
trong phũng đó tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Phạm Kiều Chinh
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Bảng 2.1.a.Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính 25
Bảng 2.1.b.Hiện trạng cơ cấu dân số, lao động, nghề nghiệp 26
Bảng 2.2.a.Cơ cầu kinh tế 2006-2010 28
Bảng 2.2.b. Làng nghề huyện Gia Lâm 29
Bảng 2.3.Tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật huyện gia lâm 33
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của huyện Gia Lâm 37
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT Tài nguyên môi trường
TCVN 5937-2005 Tiêu chuẩn chất lượng không khí
TCVN 5945-2005 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

QCVN 09-
2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.a.Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính 25
Bảng 2.1.b.Hiện trạng cơ cấu dân số, lao động, nghề nghiệp 26
Bảng 2.2.a.Cơ cầu kinh tế 2006-2010 28
Bảng 2.2.b. Làng nghề huyện Gia Lâm 29
Bảng 2.3.Tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật huyện gia lâm 33
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của huyện Gia Lâm 37
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Bảng 2.1.a.Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính 25
Bảng 2.1.b.Hiện trạng cơ cấu dân số, lao động, nghề nghiệp 26
Bảng 2.2.a.Cơ cầu kinh tế 2006-2010 28
Bảng 2.2.b. Làng nghề huyện Gia Lâm 29
Bảng 2.3.Tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật huyện gia lâm 33
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của huyện Gia Lâm 37
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG
HUYỆN GIA LÂM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

*************************
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế- xã hội. Đô thị hóa
mang lại sự tăng trưởng và phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Đô thị hóa được
biểu hiện trên nhiều phương diện và có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của đời
sống kinh tế xã hội và môi trường.
Trong những năm qua, Hà Nội – trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa của cả
nước, là một trong những đô thị có tốc độ đô thị hóa cao. Quá trình đô thị hóa của
Hà Nội đó cú những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội quốc gia
nhưng cũng có một số hạn chế không thể tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề môi trường.
Hiện nay, môi trường ô nhiễm đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát
triển kinh tế- xã hội Thủ đô Hà Nội.
Huyện Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm tại phía đông Thủ đô Hà Nội. Gia
Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía
Đông Bắc của Thủ đô với nhiều tuyến giao thông quan trọng. Vì vậy, cùng với quá
trình phát triển của Thủ đô, quá trình đô thị hóa tại Huyện Gia Lâm cũng đang diễn
ra nhanh chóng. Những năm qua kinh tế phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất
công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế- xã hội, quá trình đô thị hóa cũng đã để
lại một số hậu quả về môi trường trên địa bàn huyện như vấn đề ô nhiễm tại các khu
công nghiệp, làng nghề, vấn đề rác thải sinh hoạt. …Trong thời gian tới, nếu các cơ
quan nhà nước không có những can thiệp kịp thời thì quá trình đô thị hóa sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường huyện Gia Lâm.
Điều này đã được chứng minh từ thực tế môi trường Hà Nội hiện nay. Vì vậy,
từ quá trình thực tập tại huyện Gia Lâm, em đã chọn đề tài:
“ TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG
HUYỆN GIA LÂM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ”
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49

1
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu quá trình đô thị hóa của huyện Gia
Lâm, phân tích, đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường huyện.
Đánh giá thực trạng môi trường, nguy cơ ô nhiễm môi trường trong tương lai từ đó
đề xuất các giải pháp trước mặt cũng như lâu dài để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi
trường trên địa bàn huyện Gia Lâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu qua trình đô thị hóa huyện Gia Lâm và tác động của
quá trình đô thị hóa đến môi trường huyện trong giai đoạn 2005-2010 ( sau khi tách
quận Long Biên ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thông tin.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp khác.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới môi
trường huyện Gia Lâm. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về đô thị hóa và ô nhiễm môi trường
- Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến môi trường
huyện Gia Lâm giai đoạn 2005-2010
- Chương III: Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn
huyện Gia Lâm
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
2
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HÓA
VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về đô thị và đô thị hóa

1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có cơ sơ hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của một miền
lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh.
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ quy định
rằng đô thị ở nước ta là các điểm dân cư tập trung với các tiêu chí cụ thể sau:
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4000 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong
tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất, dịch vụ, thương mại phát
triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải
đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với từng loại đô thị (ít nhất là
bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật cơ bản).
- Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc
điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/km2 trở lên.
1.2. Đô thị hóa
1.2.1. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế, xã hội,
văn húa-khụng gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình
thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô
thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế là điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã
hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội,
làm nền cho sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
3
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng,
môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.
Đô thị hóa mang tính xã hội, tính lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số
lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành cỏc chựm đô thị.
Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội của đô thị và nông
thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ…do
đó đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế-xã hội.
Đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Ngày nay, đô thị hóa chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp với nhiều hiện tượng
và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau của một xã hội hiện đại.
Đô thị hóa có hai hình thức biểu hiện là đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa
theo chiều sâu. Đô thị hóa theo chiều rộng tức là đô thị hóa diễn ra tại các khu vực
trước đây không phải là đô thị. Đó là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô thị
hiện có dựa trên cơ sở hình thành các đô thị mới. Với hình thức này, dân số và diện
tích đô thị không ngừng gia tăng, các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động
kinh tế đô thị không ngừng mở rộng. Sự hình thành các khu đô thị mới dựa trên cơ
sở phát triển các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở vùng nông thôn và
ngoại ô. Đô thị hóa theo chiều rộng là hình thức phổ biến hiện nay ở các nước đang
phát triển trong thời kỳ đầu.
Đô thị hóa theo chiều sâu là quá trình hiện đại hóa và nâng cao các đô thị hiện
có. Mật độ dân số có thể tiếp tục tăng cao, phương thức và các hoạt động kinh tế
ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng tăng cường,
hiệu quả kinh tế và xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Ở các nước phát triển đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố chiều
sâu (điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị
hóa). Đô thị hóa nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xóa bỏ
khoảng cách thành thị và nông thôn.
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ
về dân số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém. Sự gia tăng dân số không
dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Những vấn đề như giao

thông, môi trường nảy sinh và không thể giải quyết một sớm một chiều. Mâu thuẫn
giữa thành thị và nông thôn trở lên sâu sắc do sự mất cân đối do độc quyền trong
kinh tế.
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
4
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Vai trò của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội
Nền kinh tế luôn luôn phát triển và phát triển là quy luật khách quan của mọi
hiện tượng kinh tế-xã hội cũng như các hiện tượng tự nhiên. Khi kinh tế phát triển
đến một mức độ nhất định thì đô thị xuất hiện như một hình thái xã hội mới, ở đó
con người sống tập trung với mật độ cao, tiện nghi hiện đại…
Đô thị hóa là khái niệm phản ánh quá trình biến đổi xã hội loài người từ lối
sống nông thôn lên lối sống đô thị, đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển kinh
tế xã hội. Tiền đề của đô thị hóa là công nghiệp hóa, hiện đại hóa cà tập trung dân
cư với mật độ ngày càng cao.
Đô thị hóa là khái niệm biểu hiện tổng hợp các yếu tố của sự phát triển với nhận
thức cao của con người công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tạo ra một sức sản xuất
cao hơn, năng suất lao động cao hơn là điều kiện để con người có cuộc sống tốt
hơn. Việc sống tập trung với mật độ cao là điều kiện để tập trung sản xuất, tạo ra lợi
thế về quy mô trong sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hóa có vai trò to lớn
trong phát triển kinh tế xã hội. Những ảnh hưởng của nó là trực tiếp đến từng đô thị
cũng như toàn bộ nền kinh tế.
2. Môi trường và các nhân tố tác động đến môi trường
2.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường
* Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau tùy theo từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .Theo “ Luật bảo vệ môi
trường” năm 1993 thì khái niệm môi trường như sau:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con người và thiờn nhiờn” ( Điều 1. Luật bảo vệ môi trường
Việt Nam).
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa sinh, sinh
học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng
cá nhân, từng cộng động và toàn bộ loài người trên hành tinh.
Xét theo quan điểm nghiên cứu đô thị, môi trường đô thị là môi trường sống
của con người tại khu vực đô thị. Môi trường đô thị là vấn đề quan tâm của các nhà
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
5
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý, kỹ thuật, chính trị và xã hội ngay từ khi hình thành các đô thị. Tuy nhiên
mức độ quan tâm và cách thức tiếp cận mỗi thời mỗi khác.
Đô thị gắn với nền văn minh nông nghiệp mang tính chất trung tâm hành chính,
chính trị và thương mại. Đô thị của nền văn minh nông nghiệp có dân số không lớn,
số lượng ít ( 5% đến 15% dân số), lại chỉ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sử dụng
ít tài nguyên. Đô thị văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp khác hẳn đô thị văn
minh nông nghiệp về mặt quy mô, tính chất hoạt động sản xuất, cách thức sủ dụng
tài nguyên và tất nhiên là về môi trường và hệ sinh thái.
Lịch sử phát triển của đô thị và đô thị cho thấy chính cuộc cách mạng công
nghiệp đã làm cho vấn đề môi trường đô thị được quan tâm theo một giác độ mới.
Đó là vấn đề môi trường đô thị gắn với sử dụng tài nguyên, quản lý môi trường sinh
thái đô thị và phát triển bền vững. Cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỷ XIX, dân cư tập
trung tại các đô thị châu Âu làm cho điều kiện vệ sinh giảm sút nghiêm trọng. Ô
nhiễm do thiếu thốn hệ thống vệ sinh và nước sạch là nguyên nhân của các đại dịch
tả, thương hàn làm chết hàng chục vạn người. Trước bối cảnh đó, việc quy hoạch và
quản lý môi trường được đặt ra và đã xây dựng cách tiếp cận mới về môi trường đô
thị và quản lý môi trường đô thị.
Môi trường đô thị là môi trường xây dựng mang tính nhân tạo nhiều hơn là tự
nhiên, có nghĩa là để tạo dựng môi trường sống cho mình ở đô thị, con người biến
đổi tự nhiên cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc. Dù biến đổi ra sao thì môi

trường đô thị vẫn mang tính một hệ sinh thái, có nghĩa nó luụn ở trạng thái cân bằng
động với sự cân đối giữa nguồn ra vào về năng lượng, vật chất về mọi phương diện.
Khi hệ thống có sự biến động, nó sẽ tự điều chỉnh để giữ cân bằng. Tuy nhiên,
khả năng tự điều chỉnh chỉ trong một giới hạn gọi là ngưỡng sinh thái. Như vậy, vấn
đề khả năng chịu đựng của hệ sinh thái là vấn đề mấu chốt trong phát triển bởi vượt
qua ngưỡng này, môi trường đô thị sẽ suy thoái và đô thị không thể phát triển bền
vững .
* Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “ễ nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
6
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
2.2. Phân loại môi trường
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường
khác nhau.
* Theo chức năng
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài
ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động
thực vật…

- Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người.
- Môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành
những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, công viên, khu
vui chơi giải trớ…….
* Theo thành phần
- Phân loại theo thành phần của tự nhiên:
+ Môi trường không khí
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
- Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống
+ Môi trường thành thị
+ Môi trường nông thôn
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
7
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3. Các nhân tố tác động đến môi trường đô thị
Đô thị hóa tác động trực tiếp đến môi trường đô thị. Quá trình đô thị hóa gắn
liền với quá trình công nghiệp hóa, tăng quy mô, mật độ dân số, tăng trưởng kinh tế.
Thiên nhiên đô thị bị biến đổi mạnh mẽ dưới áp lực cuộc sống công nghiệp. Sự biến
đổi các thành phần môi trường theo hướng xấu đi trong quá trình đô thị hóa của các
nước trên thế giới là một hiện tượng mang tính quy luật không thể phủ nhận, đặc
biệt với các nước đang phát triển. Mức độ và tốc độ xuống cấp của môi trường tùy
thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế và chính sách bảo vệ môi trường cuat mỗi quốc
gia. Theo quy luật chung thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì nguy cơ xuống
xấp môi trường càng lớn. Khi kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư đô thị
chưa cao thì nhận thức về vấn đề môi trường bị hạn chế.
2.3.1. Sự tăng trưởng các ngành kinh tế
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp làm tăng khí thải, rác

thải, nước thải làm biến đổi các thành phần của môi trường không khí, đất, nước…
Vấn đề rác thải là vấn đề lớn ở các đô thị hiện nay cũng như trong tương lai. Khối
lượng rác thải rắn tăng lên cùng quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển kinh tế,
tăng quy mô dân số, tăng mức sống, tăng thu nhập. Rác thải từ các doanh nghiệp
công nghiệp, xây dựng, thương mại, từ các bệnh viện, hộ gia đình. Sự nguy hiểm
của ô nhiễm do rác thải rắn là thành phần của rác đa dạng , gây ô nhiễm không khí,
nước, mất mỹ quan đô thị. Sự nguy hiểm của ô nhiễm do rác thải bệnh viện là rác
thải mang mầm bệnh có thể gây dịch lớn cho cả cộng đồng. Chất thải từ các nhà
máy tăng nhanh. Các ngành công nghiệp tăng trưởng cả về số lượng các nhà máy,
quy mô các nhà máy. Lượng nhiên liệu tiêu dùng tăng làm lượng nhiên liệu thải ra
môi trường tăng, việc đốt phế thải, khí độc rò rỉ trong quá trình sản xuất, đặc biệt là
công nghiệp hóa chất làm môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng .
2.3.2. Tăng trưởng dân số đô thị
Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh vấn đề tăng tự nhiên cũn cú một
nguyên nhân khác dẫn đến gia tăng dân số đô thị là tăng cơ học hay di dân từ nông
thôn vào đô thị. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều dạng di dân như nông thôn -
nông thôn, thành thị - thành thị, nông thôn - thành thị và thành thị - nông thôn,
người di dân tự do thường có mong muốn và xu hướng chuyển theo hướng nông
thôn - thành thị để tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm.
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
8
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện tượng di dân tới các đô thị đã gây ra nhiều vấn đề phải giải quyết như nhà
ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, việc làm, ô nhiễm môi
trường, Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, vấn đề việc làm ở cỏc vựng
đô thị nổi lên khá gay gắt. Hiện tượng thất nghiệp, thu nhập thấp tất yếu sẽ làm nảy
sinh các hiện tượng xã hội tiêu cực khác.
2.3.3. Sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông
Trong quá trình đô thị hóa, số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh, đặc
biệt là xe gắn máy, chất lượng phương tiện giao thông không được kiểm soát chặt

chẽ, nhiên liệu dư trong quá trình đốt, khói bụi làm ô nhiễm không khí nghiêm
trọng.Vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm từ nhiều nguồn khác nhau do nước
thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt Nhiều ao hồ chứa bị san lấp để xây dựng các
công trình, cơ sở hạ tầng.
2.3.4. Khai thác tài nguyên
Quá trình đô thị hóa sử dụng nhiều tài nguyên, trong đó có rất nhiều tài nguyên
không thể tái tạo hoặc chậm tái tạo. Từ vật liệu xây dựng cho đến thực phẩm, nước,
không khí và đất đai, đô thị hóa không những sử dụng rất nhiều tài nguyên không
tái tạo được mà còn thải ra môi trường xung quanh những chất độc hại. Do đó, sự
tồn tại của đô thị cần rất nhiều không gian để chôn lấp chất thải và những khoảng
đệm sinh thái đủ lớn để các tài nguyên có thể tái tạo được.
Những nguồn tài nguyên quan trọng nhất là tài nguyên đất, nước bị khai thác
quá mức trong quá trình đô thị hóa.

3. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và ô nhiễm môi trường
3.1. Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm lớn của các đô thị trên thế giới. Ô
nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt
là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí
hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axớt và suy giảm tầng ụzụn), Công nghiệp hoá
càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không
khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu
càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
9
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ô nhiễm không khí ở đô thị chủ yếu do khí thải, khí đốt các nhiên liệu hóa
thạch, gồm ba hoạt động chính: giao thông cơ giới, công nghiệp và từ sinh hoạt.
Đặc biệt, các nước đang phát triển như Việt Nam có tốc độ tăng lượng xe cơ giới
nhanh.

Trước năm 1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay,
ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ụtụ con. Nguồn thải từ giao
thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không
khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở
đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Gia tăng phương tiện
giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm gia tăng ô nhiễm bụi,
khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra. Ùn tắc giao thông, phố hóa
quốc lộ, tỉnh lộ, hoạt động xây dựng hạ tầng và khu dân cư góp phần làm gia tăng
mức độ ô nhiễm.
Do số lượng xe máy tăng lên rất nhanh, không những làm tăng nhanh nguồn
thải gây ô nhiễm không khí, mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông ở nhiều đô thị lớn.
Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so
với lúc bình thường. Kết quả là ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ở các đô
thị lớn. Nhiều nơi ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hàm lượng chất lơ lửng vượt quá
hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các khí độc hại rất cao do khí thải,
đun nấu và công nghiệp làm gia tăng bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt và ngoài da.
Quá trình ĐTH làm biến đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị. Hoạt động xây dựng nhà
cửa, đường sá, cầu cống, cơ sỏ hạ tầng rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi. Các hoạt
động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi
trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi
trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí
ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
Ngoài khí thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, còn nhiều nguyên nhân khác liên
quan đến sinh hoạt như mùi hôi hoặc khí thải từ các bãi rác, kênh mương thoát nước
thải công nghiệp và sinh hoạt. Ô nhiễm về mùi chủ yếu do sự hình thành khí
sunfurơ khi phân hủy các chất hữu cơ trong rác hay nước thải.
Ô nhiễm không khí còn bao gồm ô nhiễm về tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn giao
thông và các ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đô thị tại các đô thị nước ta lớn hơn
nhiều so với các đô thị khỏc trờn thế giới. Theo kết quả nghiên cứu giá trị mức ồn

tăng từ 2 - 5dBA do cấu trúc nhà ống, liền kề, bám dọc theo các tuyến đường. Sự bố
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
10
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trí không hợp lý các khu chức năng trong đô thị làm nghiêm trọng thêm ô nhiễm
tiếng ồn, nhất là đối với trường học, bệnh viện, công sở, và khu dân cư. Hầu hết các
trục đường lớn ở các đô thị đều có mức tiến ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tiếng
ồn là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và gia tăng các chứng bệnh về thần kinh.
Ở Việt nam, Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công
nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc
bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ
không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do
quá trình đô thị hoá, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn
công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ
Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng
số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng
200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành.
Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội
thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
Vấn đề đặt ra là chi phí trả để chữa trị những căn bệnh trực tiếp do ô nhiễm
không khí gây nên có lợi hơn lợi nhuận thu được do sử dụng tràn lan xe cơ giới,
công nghiệp rẻ tiền không bảo vệ môi trường không khí. Để tính được chi phí cơ
hội nếu đầu tư vào các biện pháp khắc phục môi trường thay vì phải chi cho chữa trị
bệnh cho cộng đồng và những mất mát khác của môi trường không hề đơn giản.
Thêm vào đó, xã hội không sẵn sàng trả cho những chi phí mà hậu quả nếu không
có nó là không rõ ràng hoặc khó tính toán chính xác.
3.2. Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước và môi trường nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đô thị.
Bất kỳ một đô thị nào cũng phải có nguồn nước đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt,

công nghiệp và dịch vụ. Không những thế, nguồn nước còn đóng vai trò làm sạch,
cân bằng môi sinh vỡ nó cải tạo khí hậu đô thị và đưa các chất thải ra khỏi đô thị
qua hệ thống thoát nước.
Nguồn nước ở đô thị bao gồm nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, cả nguồn
nước mặt và nước ngầm ở nhiều đô thị đều đang trong tình trạng báo động về cả ô
nhiễm chất bẩn và suy thoái nguồn nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đô thị
do công nghiệp, sinh hoạt và giao thông gây ra. Vấn đề ô nhiễm còn đi kèm với việc
khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
11
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quá trình đô thị hóa đặt ra những thách thức to lớn đối với công tác quản lý tài
nguyên nước, cấp nước, vệ sinh, hệ sinh thái và môi trường trong đó mối quan hệ
giữa nguồn nước và đô thị là rất mật thiết. Các đô thị với nhu cầu không gian, nhu
cầu nước, lương thực cũng như lượng sản sinh nước thải, chất thải rất lớn của mình
đang tạo ra những sức ép ngày càng gia tăng tới hệ thống các nguồn nước và hệ
sinh thái thủy sinh. Các hệ lụy và tác động qua lại này không chỉ giới hạn trong
phạm vi đô thị mà bao trùm cả vùng nông thôn liền kề, đặc biệt là không gian
chuyển tiếp giữa hai vùng - hay mối giao thoa giữa đô thị và nông thôn. Các vấn đề
này trở nên trầm trọng hơn ở những đô thị có mức độ dễ bị tổn thương cao trước các
tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Quá trình đô thị hóa sẽ không thể bền
vững nếu không có những giải pháp hữu hiệu để đối phó với các thách thức này.
* ễ nhiễm do công nghiệp
Công nghiệp làm nhiễm bẩn nguồn nước khi nước thải từ nhà máy có lẫn các
hóa chất độc hại ( ascenic, axit, bazơ…), kim loại nặng( Ni, Cu, Hg, Mn…), dầu
mỡ, chất hữu cơ, than, nhiệt và các chất phóng xạ. Thông thường các quốc gia phát
triển đòi hỏi các ngành công nghiệp xả nước vào mạng lưới thoát nước phải đạt tiêu
chuẩn nước thải, nghĩa là phải có xử lý ngay trong dây chuyền công nghệ dảm bảo
khụng gõy ô nhiễm để ngăn chăn nguồn gây ô nhiễm.
Hiện nay, các nước đang phát triển rất khó tiếp cận bởi công nghiệp phân tán

quy mô nhỏ không đủ sức đầu tư cho xử lý. Trong khi đó, các nhà máy cũ không có
hoặc không phù hợp phần xử lý nước thải nhưng vẫn đang hoạt động vì lý do kinh
tế khá phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài ra, các xí nghiệp nhỏ cũng gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước bởi chỳng
khú kiểm soát và kiến thức về môi trường, an toàn rất kém. Hiện tại các xí nghiệp
cơ khí nhỏ đã thải một lượng lớn kim loại nặng, dầu và hóa chất có độ ăn mòn cao
không kém các nhà máy quy mô tập trung. Trong tương lai gần, những nhà máy có
nguy cơ ô nhiễm cao phải di dời khỏi phạm vi đô thị và những nhà máy còn lại phải
áp dụng công nghệ làm sạch đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, quá trình này đòi
hỏi nhiều vốn và thời gian phu thuộc khả năng của nền kinh tế.
* ễ nhiễm do giao thông
Cùng với sự phát triển của giao thông cơ giới, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do
dầu xả từ các phương tiện máy nổ đang đe dọa nghiêm trọng đa dạng sinh thái và
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
12
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguồn nước ngầm. Chỉ một ml dầu thải có thể gây ô nhiễm 1000 m3 nước ngầm.
Tuy nhiên với khoảng 30 triệu xe cơ giới và hàng ngàn tàu bè các loại vẫn xả một
lượng lớn dầu thải xuống đất và nguồn nước mà chưa có chế độ kiểm soát chặt chẽ.
Kim loại nặng có trong các sản phẩm mau hỏng của xe hơi, xe máy như acquy, các
bộ phận bằng đồng, khi đưa ra bãi thải cũng gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường
đô thị.
* ễ nhiễm do sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm chủ yếu do hàm lượng chất hữu cơ và vi khuẩn
gây bệnh quá tiêu chuẩn cho phép. Nước thải sinh hoạt nói chung có khả năng tự
làm sạch, nghĩa là qua một thời gian lưu chuyển các vi khuẩn, vi sinh vật sẽ làm
nước trở nên an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên, do mật độ tập trung dân số ở đô thị mà hàm lượng các chất hữu cơ
vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường nên nguồn nước bị ô nhiễm . Kết quả
là những dòng sông chết, mùi hôi khó chịu do nước có hàm lượng chất hữu cơ và

chất lơ lửng quá lớn.
Bên cạnh đó, nước thấm ra từ các bãi rác, kho chứa vật liệu độc hại và nghĩa địa
đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ngầm và nước mặt, bởi rất khó kiểm soát chất
lượng nguồn nước ngầm với lượng phốt pho( có trong xương người, động vật ở
nghĩa địa), chất độc nguy hiểm từ các bãi rác. Những chất thải từ các bệnh viện, khu
chợ cũng là những ổ vi trùng tiềm tàng nếu không ngăn chặn chúng thấm vào nguồn
nước. Ngoài ra, hiện nay ngay nước thải sinh hoạt hàng ngày cũng có nguy cơ
nhiễm bẩn cao với việc sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm, dược phẩm độc hại…
Những nguồn ô nhiễm này tuy nhỏ nhưng hầu như không kiểm soát được.
3.3. Đô thị hoá và ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất có quan hệ chặt chẽ với ô nhiễm môi trường nước. Dưới góc độ
môi trường đô thị vấn đề ô nhiễm đất bao gồm: thoái hóa đất tự nhiên và đất canh
tác( sa mạc hóa, xói mòn, axit hóa ), nhiễm bẩn do công nghiệp và sinh hoạt ( do bãi
rác, khu công nghiệp ô nhiễm và nghĩa địa) và việc cạn kiệt nguồn tài nguyên khi
đất canh tác bị lạm dụng biến thành đất ở.
Việc thoái hóa đất do hoạt động của đô thị cũng là nguyên nhân quan trọng.
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh làm phạm vi đô thị mở rộng chiếm cả những vùng đất
nhạy cảm với môi trường như đất ngập nước, đất sinh thái, lấp hồ ao và kờnh thoỏt
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
13
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước. Khi những vùng đất này bị chuyển đổi thành đất ở, hệ sinh thái ở đây mất cân
bằng nghiêm trọng. Không những chỉ vựng đú bị hủy hoại mà cả những vùng đất
liên quan, chịu ảnh hưởng của cỏc vựng đất ngập nước, khu vực phòng hộ cũng bị
suy thoái.
Đô thị luụn cú nhu cầu sử dụng đất làm bãi chứa các chất thải công nghiệp, bãi
chứa nguyên vật liệu ( kể cả độc hại), bãi chứa rác thải sinh hoạt và nghĩa trang. Đô
thị càng hiện đại, càng phát triển càng đòi hỏi đất cho các nhu cầu trên lớn hơn.
Những khu vực vày sau một thời gian hoạt động trở lên lạc hậu hoặc không sử dụng
được( do hết niên hạn phục vụ như bãi rác) hoặc buộc phải di dời ra ngoài thành

phố( do ô nhiễm, do không kinh tế nữa). Chúng trở thành những vùng đất kém phát
triển trong lòng đô thị. Nếu cải tạo chúng thành đất ở đảm bảo môi trường thì chi
phí rất cao; nếu đưa vào sử dụng ngay có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng
đồng.
Vấn đề mất đất do các nghĩa trang là mối lo lớn bởi truyền thống mai táng của
Việt Nam chưa thích nghi với lối sống công nghiệp. Mai táng và cải táng thường
chiếm rất nhiều đất, bằng khoảng 5 đến 10% diện tích đất ở nông thôn, khoảng 5%
diện tích đất ở đô thị. Việc hỏa táng không những tiết kiệm đất mà còn làm giảm
việc ô nhiệm đất và nguồn nước do các nghĩa trang gây ra. Nghĩa trang và mai táng
hiện đang là một vấn đề nan giải ở hầu hết các đô thị và chưa được ổn định. Hiện tại
ở nước ta có hai hình thức quỹ đất dành cho mai táng, là đất nghĩa địa và đất nghĩa
trang. Nghĩa địa là loại hình đất mai táng có nguồn gốc tự phát trong cỏc nhúm dân
cư. Loại này không có quy hoạch và thường nằm xen kẽ giữa các khu dân cư và đất
nông nghiệp. Nghĩa trang là quỹ đất mai táng hình thành do nhu cầu được xác định
của đô thị, có quy hoạch và quản lý của các cơ quan chức năng. Tại hầu hết các đô
thị, tổng diện tích đất nghĩa địa lớn hơn nghĩa trang. Tỷ lệ chiếm đất của các nghĩa
trang trên tổng diện tích đất đô thị dao động từ 0,03% đến 8,4%, nhưng phần lớn
các đô thị có tỷ lệ < 1%, nhỏ hơn so với tiêu chuẩn của các đô thị trên thế giới (tỷ lệ
chiếm đất 1 - 1,2%). Trong hầu hết các đô thị, khoảng cách từ nghĩa trang đến khu
dân cư gần nhất chỉ từ vài mét đến vài trăm mét. Thậm chí tại nhiều đô thị, khu dân
cư nằm tiếp giáp hoặc xen kẽ với nghĩa trang. Theo kết quả khảo sát đối với 38 đô
thị thì chỉ có 5 đô thị (chiếm 13%) có khoảng cách >1.500m (đạt Tiêu chuẩn Việt
Nam 4449-1987).
Việc lấn chiếm đất và chôn cất lộn xộn như vậy dẫn đến tình trạng lãng phí quỹ
đất rất lớn và khi phát triển đô thị và giao thông thường gặp phải vấn đề rất nan giải
là di chuyển và giải phóng mồ mả. Việc quy hoạch các khu nghĩa trang còn chưa
được quan tâm đúng mức, phần lớn các nghĩa trang được chọn từ các nghĩa địa đã
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
14
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

có sẵn và mở rộng thờm, khụng quy hoạch phân lô và quy định cụ thể hướng đặt mộ
cũng như việc bố trí dải cây xanh cách ly. Hiện tại ở hầu hết các khu nghĩa trang,
nghĩa địa, chưa có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, việc thoát nước hoàn toàn
dựa vào độ dốc địa hình tự nhiên thoát trực tiếp ra các ao hồ, ruộng trũng xung
quanh. Chưa có hệ thống mương bao để thu gom nước thải thấm từ xác chết phân
hủy ra. Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực nghĩa
trang và dân cư xung quanh tại một số đô thị cho thấy: độ pH thường thiên về axớt,
hàm lượng coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 - 4.000 lần, hàm lượng BOD và
COD vượt từ 2 đến hơn 15 lần, hàm lượng NO3 gấp 2 - 100 lần.
Tại cỏc vựng đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là những vành đai
xanh không được quy hoạch và bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô
thị quá thấp, trung bình mới đạt 0,5m2/người. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, con số này cũng không quá 2m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ
tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Một số di sản văn hóa, lịch
sử và một số di tích, vùng cây xanh bảo vệ môi trường đang bị vi phạm, tàn phá
nặng.
Hệ thống không gian xanh - lá phổi của đô thị - hầu như chưa được chú ý và các
cơ quan quản lý chưa hoạch định chính sách đối với vấn đề này. Quan niệm về vấn
đề cây xanh bảo vệ môi trường chỉ đơn thuần là trồng cây trên đường phố để che
nắng.
Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thấp hơn rất nhiều so với
tốc độ đô thị hoá và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Diện tích đất
giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều,
thông số kỹ thuật tuyến đường rất thấp, hành lang đường luôn bị lấn chiếm. Theo số
liệu thống kê, tại các đô thị lớn, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông cũng rất thấp, chỉ
đáp ứng được khoảng 35 - 40% so với nhu cầu cần thiết, như: tại Hà Nội, diện tích
đất giao thông khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km
2
; tại thành phố Hồ Chí
Minh diện tích đất giao thông khoảng 7,5%, mật độ đường đạt 3,88km/km

2
. Các chỉ
tiêu giao thông tại các đô thị loại thấp hơn cũng nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu cần
thiết. Diện tích các điểm đỗ xe đạt 25% song chưa có quy hoạch cụ thể. Mật độ
đường chính đạt 40%, mật độ của đường liên khu vực, phân khu vực thấp nhất chỉ
đạt 20 - 30% so với yêu cầu
Đất đai sử dụng cho đô thị có xu hướng phân tán mạnh mẽ. Điều kiện và tiêu
chuẩn quy hoạch đòi hỏi điều kiện vệ sinh, chiếu sáng và cơ sở hạ tầng làm cho nhu
cầu sử dụng đất tăng rất nhanh. Việc chuyển chức năng sử dụng đất đã làm cho hệ
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
15
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sinh thái, thảm thực vật, chế độ thủy văn thay đổi, không gian xanh bị xâm hại. Một
khi đã sử dụng làm đất ở hay xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp thì đất không thể
sử dụng cho canh tác nông nghiệp. Tài nguyên đất đai vì thế không tái tạo được.
mất đất nông nghiệp sẽ dẫn tới mất cân bằng về lương thực và việc thâm canh, tăng
năng suất trên diện tích đất còn lại sẽ là nguy cơ suy thoái tài nguyên này trầm trọng
hơn.
3.4. Chất thải rắn ở đô thị
Phế thải rắn là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn đất và nước. Môi trường
sống đô thị đòi hỏi phải quản lý chất thải rắn theo quy mô công nghiệp và tập trung,
trong khi đó truyền thống định cư, lối sống từ nền văn minh nông nghiệp chỉ xử lý
theo quy mô từng hộ gia đình.
Hầu hết thôn xóm Việt Nam không có bãi rác mà chỉ có nghĩa trang, có nghĩa là
rác thải được tái sinh, tái sử dụng ngay trong từng đơn vị hộ gia đình. Tuy nhiên đối
với đô thị phải có một hệ thống từ thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải rắn.
Phế thải rắn ở đô thị gồm nhiều loại, từ rác thải sinh hoạt, công nghiệp, xây
dựng cho đến bệnh viện, đều có thể gây ô nhiễm cho thành phố. Chính vì vậy chúng
đều phải được đưa ra khỏi thành phố và chôn lấp, xử lý hợp vệ sinh.
Nếu rác không được thu gom hợp lý sẽ làm ô nhiễm đất, nước và không khí

cũng như làm mất đất đai và thay đổi sinh thái. Phế thải rắn nếu không được xử lý
tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, làm cho tình trạng nhà ở, khu dân cư
mất vệ sinh. Dưới tác dụng của vi sinh vật có sẵn trong rỏc, cỏc chất hữu cơ sẽ bị
phân hủy và sinh ra những khí độc, bụi từ các đống rác khi gặp gió hoặc quét sẽ bốc
lên làm nhiễm bẩn không khí gây bệnh viêm đường hô hấp. Trong rác chứa đủ các
loại mầm bệnh đường ruột.
Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm
môi trường không khí, nước, đất. Là nơi phát sinh, sinh sống của sinh vật gây hại và
các loại ci khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi, nước thải từ bãi
rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan, mất vệ sinh môi trường và
ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Đầu tư và vận hành hệ thống quản lý rác thải có chi phí rất lớn. Mỗi m3 rác nếu
chi phí cho xử lý trọn gói cần từ 4 đến 10USD ( tùy theo từng đô thị và tính chất rác
thải). Như vậy, mới có vận hành hệ thống đã phải chi trả 150 triệu USD, chưa kể
chi phí đầu tư ban đầu. Không những thế, bãi để xử lý rác cũng sử dụng rất nhiều
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
16
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đất mà đất này không được tính bằng tiền( diện tích đất để chôn lấp rác lên đến
hàng triệu m2 chưa kể đến khu vực cây xanh và cách ly).
Khi đất đã dùng làm bãi chứa rác chỉ nên dùng làm khu cây xanh và không thể
làm đất ở. Đất làm bãi rác còn có khả năng làm hư hại cho mùa màng, ảnh hưởng
tới chất lượng sống của rất nhiều vùng lân cận do tác dụng của gió, khí hậu và
những sự cố khác.
Ngoài ra, với những loại rác đặc biệt như rác thải nguy hiểm của công nghiệp
như kim loại nặng, hóa chất độc hại, rác phóng xạ, rác từ bệnh viện, lò mổ cần phải
xử lý đặc biệt như đốt ở lò cao, khử trùng, bê tông húa… Những lượng rác này đối
với đô thị càng phát triển số lượng càng tăng. Hệ thống thu gom vận chuyển và xử
lý các loại phế thải này hầu như mới xuất hiện ở Việt Nam.
Trên thực tế, chi phí cho việc thu gom, vận chuyển số rác thải thông thường ở

các đô thị hiện đã lớn hơn số phí vệ sinh thu được. Hầu hết các đô thị Việt Nam chỉ
chôn lấp rác thô sơ, chưa có xử lý quy mô và việc thu gom, vận chuyển rác, phân
loại vẫn rất thủ công. Có thể nói việc đảm bảo điều kiện vệ sinh đô thị đối với phế
thải rắn cần đầu tư và chi phí thêm nhiều nữa mà hầu hết các đô thị của Việt Nam
hiện chưa đáp ứng được.
4. Phát triển bền vững
Đây là một khái niệm xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của
các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay, phản ánh xu thế của thời đại và định
hướng tương lai của con người.
Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá
nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân
không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng này
không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ
hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của
loài người không đe dọa sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sông của các loài
khỏc trờn hành tinh.
Trên góc độ nghiên cứu đô thị, phát triển đô thị bền vững là phát triển đô thị hài
hòa trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp giữa quy mô đô thị và khả năng quản lý, duy trì
sự cân bằng giữa cung và cầu trong dài hạn trờn cỏc thị trường đô thị, đảm bảo sự
cân bằng về môi trường sinh thái. Mục tiêu của phát triển đô thị bền vững là làm
cho thành phố có tính cạnh tranh hơn, công bằng hơn thông qua sự phối hợp giữa
SVTH: Phạm Kiều Chinh Lớp Kinh tế và quản lý đô thị k49
17

×