MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1 3
MỤC LỤC 1 1 3
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSLT Cơ sở lưu trú
DLNA Du lịch Nghệ An
NK Ngày khách
NĐ Nội địa
QT Quốc tế
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
TTXTDL Trung tâm xúc tiến du lịch
Sở VHTT & DL Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1 1
MỤC LỤC 1 3 1
MỤC LỤC 1 1 3 1
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu,
phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham
gia. Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn nên trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những
định hướng, chính sách ưu tiên phát triển du lịch.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, với sự chi phối mạnh mẽ của
quy luật cạnh tranh thì tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều đều cần
phải xúc tiến. Đối với sản phẩm du lịch, việc xúc tiến quảng bá càng cần thiết
hơn nữa vì những lý do: Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén về giá cả
và biến động theo tình hình kinh tế tổng quát, lượng cầu của sản phẩm mang
tính thời vụ rõ nét. Khách hàng mua sản phẩm du lịch thường không trung
thành đối với nhãn hiệu, mức độ cạnh tranh rất cao vì sản phẩm du lịch dễ bị
bắt chước và dễ dàng thay thế. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn có tính vô
hình, sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên xúc tiến đóng vai trò rất lớn trong
việc thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao năng lực trong quảng
bá du lịch để thu hút khách du lịch là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy, vấn đề
xúc tiến du lịch là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng.
Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến tại một địa phương (tỉnh,
thành phố) là nghiên cứu việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong xúc tiến
quảng bá điểm đến du lịch do Cơ quan quản lý du lịch địa phương trực tiếp
tổ chức hoặc giao cho một đơn vị, phòng ban chuyên môn trực thuộc thực
hiện. Hoạt động xúc tiến điểm đến tại các địa phương, tỉnh, thành phố của
nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do các Sở Du lịch, hay Thương mại
4
và Du lịch, nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện. Các
cơ quan chuyên môn của tỉnh chịu sự chỉ đạo của Trung ương. Tuy nhiên,
tuỳ điều kiện đặc thù riêng về tài nguyên, các tỉnh, thành phố tổ chức và
triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch của địa
phương theo từng giai đoạn thông qua cơ quan chuyên môn. Với vai trò đầu
mối chính, Tổ chức du lịch địa phương chủ trì hoặc phối hợp với các tổ
chức và cá nhân có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá về
điểm đến. Vai trò chủ đạo này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của
một chiến lược hay chương trình xúc tiến điểm đến du lịch địa phương.
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, đồng thời du lịch Nghệ
An luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo tỉnh. Tháng
4/2004, Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An được thành lập với chức năng
nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư phát triển du
lịch trong và ngoài nước thông qua các hoạt động, sự kiện về du lịch. Trải qua
hơn 5 năm hình thành và phát triển, hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An đã
đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển du lịch của tỉnh.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác xúc tiến vẫn
chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế, nội dung tuyên truyền quảng bá còn
đơn điệu, kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế, các doanh
nghiệp chưa tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến Những đặc điểm
vừa nêu của xúc tiến du lịch Nghệ An cũng tương đồng với nhiều tỉnh thành ở
Việt Nam. Do vậy Nghệ An có thể trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình
của hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam.
Từ những lý do cơ bản trên có thể thấy việc nghiên cứu “Hoạt động
xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ
An” là việc làm cấp thiết. Nó nhằm đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường
5
hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An nói riêng và của các tỉnh, thành phố nói
chung trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nhằm các mục đích sau:
- Góp phần định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cho
các tỉnh thành nói chung ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
của du lịch Nghệ An.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm
đến du lịch.
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp
tỉnh ở Nghệ An.
- Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế
trong hoạt động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam
- Các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Nghệ An
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến do các
Cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An thực hiện.
- Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử
dụng từ năm 2005 đến 2010, giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản về hoạt động du lịch của Nghệ An
từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm
thông tin xúc tiến du lịch, Cục Thống kê tỉnh về du lịch Nghệ An, đặc biệt là
thông tin liên quan đến xúc tiến quảng bá du lịch. Các thông tin này chủ yếu
được thu thập chủ yếu từ năm 2006 đến 2010, phục vụ cho công tác phân tích,
trích dẫn tại chương 2.
Ngoài ra, các dữ liêu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như sách,
giáo trình trong nước và nước ngoài, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo,
các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch, các thông tin trên mạng internet.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Luận văn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua
phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, chuyên gia du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các hướng dẫn viên du lịch, các cơ quan quản
lý khu, điểm du lịch tại địa phương.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy
nạp để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi, chung nhất. Rút ra bài học
kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An.
Phương pháp này nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ
liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ
cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá
tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
7
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: mô tả, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp thực địa.
5. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu, chuyên
khảo đề cập đến điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch nói chung, tỉnh thành
phố nói riêng. Tiêu biểu như Ronald A. & Elizabeth J. (1984) Marketing your
city”, Ernie H. & Geofrey W.(1992) “Marketing Tourism Destination”,
Davidson R. and Maitland R. (1997), “Tourism destination”, Morgan, Nigel
(1998), “Tourism promotion & Power: Creating images. Creating identities’’,
, Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “Marketing for hospitality and
Tourism”. Lawton và Weaver (2005)“Tourism management”, Steven Pike
(2008) “Destination Marketing”, Simon Hudson (2008) “Tourism and
Hospitality Marketing”.
Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như Viện
nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du
lịch quốc tế trọng điểm, Hoàng Lê Minh (2008) “Tiếp thị trong kinh doanh
du lịch”, Nguyễn Văn Dung (2009) “Chiến lược, chiến thuật quảng bá
marketing du lịch”, Trần Ngọc Nam - Hoàng Anh (2009) “Cẩm nang nghiệp
vụ tiếp thị du lịch & Quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng,
khách sạn”. Các nghiên cứu về marketing nói chung và xúc tiến nói riêng
xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới và trong khu
vực.
Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo trên chủ yếu đi sâu nghiên
cứu về marketing du lịch còn xúc tiến du lịch vẫn mới chỉ được nghiên cứu
với tư cách là một chiến lược của marketing. Các công trình trên cũng chưa
8
nghiên cứu vấn đề điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh, thành phố một
cách toàn diện và hệ thống.
Vấn đề xúc tiến du lịch cũng đã được nghiên cứu qua các luận văn thạc
sỹ như: Nguyễn Thu Thủy (2007), “Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch
MICE cho điểm đến Hà Nội”, Ngô Minh Châu (2009), “Hoạt động xúc tiến
du lịch Việt Nam tại Trung Quốc”, Lê Tuấn Minh (2009), “Nghiên cứu hoạt
động tuyên truyền quảng bá của hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005
đến nay)”, Bùi Văn Mạnh (2011), “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch
Ninh Bình giai đoạn 2003 – 2009”, Lê Thành Công (2011), “Hoạt động xúc
tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc – Thực
trạng và giải pháp”, Đinh Trà Nhi (2011), “Xây dựng và phát triển thương
hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”. Các luận văn này đã hệ thống hóa một số
vấn đề lý luận về điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch và xúc tiến điểm đến du
lịch, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm
đến. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các luận văn đã cho thấy cần
nghiên cứu kỹ phần cơ sở lý luận để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt
động xúc tiến du lịch tại các điểm đến.
Ngoài ra, đã có nhiều các bài báo, các báo cáo khoa học, các đề tài
nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến như: Bài viết của tác giả Thái
Bình “Du lịch Việt Nam qua con mắt nhà báo nước ngoài và vấn đề quảng
bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004, Nguyễn Tuấn
Anh, “Xây dựng và quãng bá du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 36/2008, Trịnh Xuân Dũng “Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, số 6/2009 , Nguyễn Tuấn Anh, “Nâng cao năng lực
cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số
8/2010, Vụ Thị trường – Tổng cục Du lịch (2010), “Liên kết xúc tiến du lịch
cho các tỉnh Bắc Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo liên
9
kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010, Trần Nguyên
Trực – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khonkean Thái Lan, “Kinh nghiệm xúc
tiến du lịch tại Lào và Thái Lan thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao”,
Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ
An, 2010.
Tuy nhiên các công trình tiếp cận vấn đề xúc tiến điểm đến ở các khía
cạnh khác nhau và chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một
cách toàn diện và hệ thống. Đặc biệt những nghiên cứu về hoạt động xúc tiến
điểm đến ở Nghệ An vẫn còn rất sơ khai.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục luận
văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Lý luận chung về xúc tiến điểm đến
Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến ở tỉnh Nghệ An
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.
10
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN
1.1. Khái niệm, vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Điểm đến
Theo cách hiểu trực giác điểm đến có nghĩa là một điểm địa lý, được sử
dụng như một mốc đánh dấu đích đến cuối cùng trong một chuyến hành trình.
Nó có thể là một thực thể riêng biệt, đơn lẻ như một địa danh, nơi chốn. Ví
dụ, thủ đô Hà Nội, cairo của Ai Cập, Berlin của Đức.
Ngày nay, trong cách dùng theo nghĩa hẹp: Điểm đến có thể là một tập
hợp, bất cứ gì dễ nhận ra như công trình xây dựng, đài tưởng niệm, công trình
kiến trúc, ví dụ như Chùa Thầy ở Hà Nội, tượng mẹ Suốt ở Quảng Bình, địa
đạo Vịnh Mốc ở Quảng Trị…Theo nghĩa rộng: Điểm đến có thể là một thực
thể văn hóa xã hội, nó có thể là văn hóa, lịch sử. Điểm đến có thể bao gồm
nhiều điểm đến nhỏ hơn và có mối liên hệ với nhau về mặt nào đó, ví dụ như
Việt Nam, Hà Nội, Nghệ An.
1.1.1.2. Điểm đến du lịch
Các nhà nghiên cứu về du lịch trên thế giới đã chỉ ra rằng: “Một điểm
thu hút khách du lịch là một nơi cần được quan tâm, nơi khách du lịch đến để
tham quan, thông thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang
ý nghĩa lịch sử, hoặc được xây dựng trên vẻ đẹp tự nhiên hoặc có các cơ hội
vui chơi giải trí” [42, tr.9]. Hay “Một điểm đến du lịch là một thành phố, thị
xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy
đáng kể từ các khoản thu từ du lịch. Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm
tham quan du lịch hấp dẫn” [38, tr.10].
Từ các quan niệm khác nhau về điểm đến du lịch, Eric Laws đã hệ thống hóa
những quan niệm về điểm đến du lịch như: [37, tr. 25].
11
Theo quan niệm truyền thống “Điểm đến du lịch là nơi mà con người
thực hiện những kỳ nghỉ của họ”. Với quan niệm này, vị trí điểm đến có cấu
trúc và sự thay đổi theo các vùng du lịch khác nhau.
Theo quan điểm gần đây, điểm đến còn xem xét tới sự tác động đến
kinh tế, xã hội và môi trường: “Điểm đến là vùng mà con người lựa chọn để
sử dụng kỳ nghỉ và có tác động do hoạt động của họ”. Các vùng điểm đến
phong phú đa dạng: Bãi biển, thành phố, phong cảnh đẹp…, sự lựa chọn điểm
đến phụ thuộc động cơ và sở thích cá nhân, hoạt động marketing có thể làm
thay đổi sự lựa chọn. Sự tác động của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến kinh
tế, xã hội, môi trường và sinh thái của điểm đến.
Hay dưới góc độ quản lý “Điểm đến du lịch là nới diễn ra quản trị cầu
đối với du lịch và quản trị sự tác động của nó tới điểm đến”. Việc quản trị
cầu đảm bảo cho sự dễ dàng tiếp cận tới điểm đến, kiểm soát được chất lượng,
gia tăng các lợi ích, hình ảnh. Việc quản trị hiệu quả hoạt động du lịch là thiết
lập mục tiêu hợp lý, phân tích các tác động và khả năng tiếp nhận của điểm
đến, tiến hành hoạch định điểm đến phù hợp.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều học giả đưa ra các khái niệm về điểm
đến du lịch. Theo Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến du
lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới
về địa lý, đường biên giới về chính trị, hay đường biên giới về kinh tế, có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch” [8, tr.342].
Theo TS. Nguyễn Văn Đảng: “Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố
hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để
đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách” [10, tr.6].
Quan điểm này, được sử dụng như một trong các cơ sở cho hoạch định
chiến lược xúc tiến điểm đến. Điểm đến du lịch là yếu tố đặc trưng của sản
12
phẩm du lịch. Các điểm đến sẽ cạnh tranh, hay hợp tác với nhau để thu hút
khách du lịch ở thị trường du lịch trong nước hay thị trường du lịch quốc tế.
Như vậy, một điểm đến du lịch có thể được định nghĩa, hay được hiểu
theo nhiều cách khác nhau. Khái niệm tổng quát đầu tiên về một điểm đến du
lịch xem nó như một không gian vật chất mà trong đó diễn ra các hoạt động
về du lịch. Từ quan điểm này, khách du lịch là người tích cực tham gia vào
việc xây dựng các không gian du lịch, tích cực hoạt động trong không gian du
lịch, tác động đến không gian du lịch và đóng góp đáng kể để không gian du
lịch được duy trì.
Một điểm đến du lịch có thể xem là một hỗn hợp của sản phẩm, tiện
nghi và dịch vụ tạo nên sự trải nghiệm du lịch. Do đó, điểm đến du lịch có thể
coi là một sản phẩm du lịch, nhưng không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là
một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ, điểm hấp dẫn khác nhau nằm trong một
cùng địa giới hành chính đã được xác định.
Vậy, điểm đến có thể là một quốc gia, một lục địa hay là toàn bộ các
quốc gia, toàn bộ các lục địa , ở khía cạnh hẹp hơn có thể là một làng nghề,
khách sạn Giữa các quan niệm điểm đến du lịch về sự đa dạng rất hẹp và rất
rộng khác nhau đã nêu ở trên, sẽ có những quan niệm điểm đến du lịch khác
nhau nằm ở trung gian, có thể xác định theo cơ quan quản lý, cách nhìn của
khách du lịch, mục đích sử dụng hay của vị trí.
Theo các mức độ hay qui mô cơ bản: Có thể phân loại điểm đến du lịch
là các điểm đến có qui mô lớn, là điểm đến của một vùng, lãnh thổ hay ở cấp
độ châu lục như khu vực Châu Á, Châu Âu, Nam Mỹ
- Điểm đến vĩ mô cấp độ của một quốc gia như Trung Quốc, Lào, Việt
Nam
- Điểm đến vĩ mô bao gồm các tỉnh, thành phố, quận, huyện trong
lãnh thổ một quốc gia.
13
Theo hình thức sở hữu: Có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở hữu
tư nhân hay nhà nước như Làng chiến tranh ở Quảng Bình thuộc sở hữu tư
nhân, điểm đến di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng của Việt Nam
thuộc sở hữu nhà nước.
Theo tiêu thức vị trí địa lý: Có thể phân loại điểm đến là ở vùng núi hay
vùng biển như Sapa hay Vũng Tàu, là thành thị hay nông thôn như thành phố
Hải Phòng hay điểm đến làng nghề Bát Tràng Hà Nội.
Theo giá trị tài nguyên du lịch: Có thể phân loại đó là điểm đến có giá
trị tài nguyên nhân văn hay tài nguyên tự nhiên như phố cổ Hội An là di sản
văn hóa thế giới, còn Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
Theo địa chính trị (quốc gia): Có thể phân loại điểm đến là điểm đến du
lịch là một đất nước (Lào, Mỹ), hay một nhóm đất nước (Lào, Việt Nam,
Campuchia - hành trình di sản Đông Dương), hay điểm đến là một khu vực
(Châu Á).
Theo mục đích: Có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác
nhau, tạo ra các khu nghỉ (Resort) như khu nghỉ cao cấp Tan Đa Resort, Son
Tra Resort, khu du lịch sinh thái Thác Đa
Theo vị trí qui hoạch: Đó là những điểm đến phụ cận hay điểm đến
thuộc trung tâm du lịch của vùng, như Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam là
các vùng phụ cận còn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm du
lịch của vùng.
Từ các cách tiếp cận khác nhau như vậy, ta có thể hiểu khái niệm điểm
đến du lịch được tóm tắt nhưng đầy đủ tại định nghĩa của UNWTO: “Một
điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một
đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến
và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất
và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị
14
trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu
quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành
một điểm đến du lịch lớn hơn” [42, tr.12].
1.1.1.3. Xúc tiến điểm đến du lịch
Xúc tiến du lịch bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh: “Tourism
promotion” và cũng được nhiều người hiểu là tuyên truyền, quảng bá hay
chiêu thị du lịch. Có nhiều quan niệm về xúc tiến như “Xúc tiến nhằm tạo ra
sự chú ý, sự tuyên truyền, hay thông tin”. Quan niệm khác: “Xúc tiến nhằm
tăng thêm vị thế cho danh tiếng, nâng cao giá trị, hay thiết lập mục tiêu nào
đó” [10, tr.17].
Ngày nay, khái niệm xúc tiến du lịch được hiểu theo hai cách khác
nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp (xúc tiến du lịch là hoạt động xúc tiến của một
doanh nghiệp hay tổ chức du lịch) và hiểu theo nghĩa rộng (xúc tiến du lịch
với tư cách là một ngành kinh tế)
Theo nghĩa hẹp: “Theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt
động xúc tiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về một sản
phẩm và về doanh nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm
của doanh nghiệp mình.”. Vì vậy, trong nhiều ấn phẩm về marketing gọi đây
là các hoạt động truyền thông marketing, nghĩa là truyền tải thông tin hay
truyền tin marketing.
Theo nghĩa rộng: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, vận động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.” (Theo khoản
17 điều 4 của Luật du lịch Việt Nam)
Theo Luật du lịch Việt Nam, thì thuật ngữ xúc tiến du lịch có nội hàm
rất rộng ở tầm vĩ mô, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp
nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về du lịch Việt Nam.
15
- Thứ hai, giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi
trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn để đầu tư và phát triển du lịch.
- Thứ ba, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch.
- Thứ tư, phát triển các tuyến du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, xây
dựng các sản phẩm du lịch đa dạng độc đáo, có chất lượng cao mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, của từng vùng địa phương có sức mạnh với các sản phẩm
du lịch của các nước trong khu vực và trên thị trường du lịch quốc tế. Đây là
bốn vấn đề lớn, để thực hiện hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ
quan quản lý nhà nước các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và cư dân địa
phương.
Xúc tiến điểm đến du lịch thuộc marketing điểm đến du lịch do tổ chức
du lịch quốc gia chủ trì thực hiện và có sự phối hợp tham gia của các tổ chức
liên quan, được quan niệm như sau: “Xúc tiến điểm đến du lịch được xác định
là sự kết hợp chủ động các nỗ lực của tổ chức du lịch và tổ chức liên quan,
nhằm tạo dụng hình ảnh điểm đến du lịch, thiết lập mối quan hệ thuận lợi
giữa điểm đến và các doanh nghiệp du lịch với thị trường, đảm bảo thành
công việc triển khai các chương trình marketing hỗn hợp đã lựa chọn” [10,
tr.17].
Như vậy, xúc tiến du lịch hay xúc tiến điểm đến du lịch không phải là
một hoạt động mang tính nội bộ riêng lẻ, mà là sự kết hợp và tác động lẫn
nhau giữa các bộ phận cấu thành nên sản phẩm điểm đến du lịch vì mục tiêu
chung đã đặt ra. Và các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch chính là một hệ
thống các quyết định liên quan đến mục tiêu, người nhận tin, ngân sách xúc
tiến nhằm phát triển và duy trì hiệu quả một hỗn hợp công cụ truyền thông
trên cơ sở nguồn lực của các tổ chức, để thu hút một cách cạnh tranh các
16
khách hàng hiện tại và tiềm năng tới điểm đến, đạt được các mục tiêu xúc tiến
và các mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2. Vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
1.1.2.1. Vai trò của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
Thứ nhất, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch nhằm tuyên truyền,
quảng bá giới thiệu cung cấp thông tin về du lịch của điểm đến tại các thị
trường đặc biệt là thị trường tiềm năng, qua đó thu hút khách du lịch.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò phát triển du lịch,
đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, như tạo môi trường du lịch thuận lợi, tăng
thu nhập xã hội, tạo việc làm, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch,
tăng tổng cầu du lịch.
Thứ ba, xây dựng hình ảnh tích cực về điểm đến du lịch trong tâm trí
khách du lịch, tác động đến sự lựa chọn điểm đến du lịch của họ.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch được xác định như một sắp
xếp toàn bộ các nỗ lực chủ động sáng tạo của điểm đến, thiết lập các kênh
thông tin, thuyết phục, chào bán các hàng hóa và dịch vụ hay xúc tiến hình
ảnh, ý tưởng của điểm đến du lịch.
Thứ năm, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cung cấp các thông tin
thị trường, là cầu nối giúp các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nghiên cứu thị
trường và tìm kiếm người tiêu dùng (khách du lịch) phù hợp.
1.1.2.2. Lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
* Đối với chính điểm đến du lịch và các nhà cung ứng
Hoạt động xúc tiến có thể quảng bá được hình ảnh của một điểm đến
du lịch tới nhiều người để họ biết về điểm đến du lịch, biết về những sản
phẩm cốt lõi, sản phẩm kết hợp, những đặc trưng của điểm đến du lịch từ đó
giúp cho điểm đến du lịch có thể xây dựng được thương hiệu. Hoạt động xúc
17
tiến điểm đến du lịch có thể thu hút được các dự án đầu tư khai thác, phát
triển tiềm năng của chính điểm đến du lịch.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và đại lý cung ứng sản phẩm
du lịch, xúc tiến điểm đến du lịch sẽ là công cụ hiệu quả trong việc giữ vững
nhu cầu cũ và tạo thêm nhu cầu mới, kích thích tiêu thụ, tăng uy tín, vị trí
kinh doanh, hỗ trợ trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch mới vào thị
trường từ đó tăng lợi nhuận.
Xúc tiến điểm đến cũng là cách thức để tạo lập mối quan hệ gắn bó
giữa tổ chức, doanh nghiệp, các trung gian phân phối, đại lý và du khách. Bên
cạnh đó, các nhà cung ứng sản phẩm du lịch cũng sẽ tiếp nhận những phản
ứng đáp lại của người tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ điểm đến du lịch.
* Đối với cộng đồng dân cư địa phương
Xúc tiến điểm đến du lịch hiệu quả có thể thu hút được một số lượng
lớn khách du lịch, đồng thời tạo ra được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho
cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến du lịch.
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của dân cư địa phương, nâng cao hiểu biết của họ về thị trường, về
sản phẩm du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài nguyên du lịch điểm đến, thái độ phục vụ, ý thức nâng cao
chất lượng dịch vụ.
Thông qua khách du lịch, người dân địa phương có thể tiếp xúc và giao
lưu văn hóa với nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, sự tiếp thu có chọn
lọc góp phần làm phong phú đa dạng thêm cho nền văn hóa của cộng đồng
dân cư địa phương.
18
* Đối với khách du lịch
Ngày nay, hoạt động xúc tiến du lịch đã trở nên phổ biến và có sức
thuyết phục lớn đối với khách du lịch. Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch có
tác dụng định hướng sở thích và hình thành thị hiếu và hành vi tiêu dùng của
du khách.
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch góp phần nâng cao giá trị sử dụng
sản phẩm du lịch. Bởi vì thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp du lịch phấn
đấu đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt
hơn.
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch kích thích lòng mong muốn có
mức sống cao hơn đã làm nảy sinh nhu cầu mới và từ đó làm tăng tổng cầu.
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch còn có tác dụng hướng dẫn du
khách, cung cấp một cách có hệ thống kiến thức về một loại sản phẩm, dịch
vụ, kiến thức về điểm đến. Do đó, khách du lịch được nâng cao trình độ và tự
tin lựa chọn sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn.
Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của du khách. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch phải có đạo
đức, trách nhiệm và có sự ràng buộc về mặt pháp lý không được lừa dối du
khách như: Đưa các thông tin sai sự thật, cường điệu khoác lác, trái thuần
phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc…
1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
1.2.1. Xác định mục tiêu xúc tiến
Mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch chỉ dẫn xem điều gì mà điểm đến du
lịch sẽ mong muốn từ đó đề ra chiến lược xúc tiến điểm đến, là kết quả mà
những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức du lịch. Mục
tiêu xúc tiến điểm đến được xây dựng trên cơ sở kế hoạch marketing của điểm
đến du lịch và không tách rời với các mục tiêu marketing. Mục tiêu xúc tiến
19
điểm đến du lịch phải dựa trên cơ sở phân tích tình huống. Khi phân tích tình
huống sẽ biết được thông tin quan trọng về: người nhận tin mục tiêu, thị
trường mục tiêu (tâm lý và động cơ mua, nhân khẩu học), sản phẩm du lịch và
các lợi thế, lợi ích, các nét đặc trưng của nó…các thương hiệu điểm đến du
lịch cạnh tranh, các ý tưởng cho thương hiệu điểm đến du lịch phải được xây
dựng hình ảnh trong tâm trí khách du lịch (định vị) như thế nào và các đáp
ứng hành vi cụ thể được tìm kiếm. Qua những thông tin trên có thể xác định
các giải pháp cho toàn bộ hoạt động điểm đến hay thương hiệu điểm đến du
lịch.
Mục tiêu xúc tiến là nền tảng nhằm xây dựng hệ thống quản trị. Các
nhà quản trị du lịch thông thường không chỉ hướng tới một mục tiêu, mà
thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác, khi
hướng tới mục tiêu xúc tiến điểm đến dài hạn có tính chiến lược, mục tiêu
quản trị không phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với
những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực
hiện có hoặc sẽ có của tổ chức du lịch. Như vậy, mục tiêu giữ vai trò rất quan
trọng đối với tiến trình quản trị và quyết định toàn bộ diễn tiến của quá trình
này.
Tùy theo những điều kiện cụ thể của từng điểm đến du lịch, mỗi điểm
đến du lịch sẽ đưa ra một mục tiêu xúc tiến điểm đến khác nhau. Xác định
mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch là điều rất quan trọng, mục tiêu xúc tiến
điểm đến du lịch có thể phân thành ba nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm mục tiêu thông báo có thể bao gồm: Thông báo cho thị trường
du lịch biết về một sản phẩm mới và công dụng mới của sản phẩm, mô tả dịch
vụ hiện có, điều chỉnh lại những thông tin sai lệch, giảm bớt sự lo sợ của du
khách (người tiêu dùng), tạo dựng hình ảnh cho điểm đến du lịch. Mục tiêu
này được sử dụng nhiều khi bắt đầu giới thiệu sản phẩm du lịch mới, nhằm
20
xây dựng nhu cầu ban đầu của khách du lịch, kích thích tiêu thụ sản phẩm của
điểm đến du lịch.
- Nhóm mục tiêu thuyết phục bao gồm: Hình thành sự ưa thích sản
phẩm du lịch của điểm đến, khuyến khích khách du lịch tới tham quan điểm
đến, thay đổi nhận thức của khách du lịch về tính chất của sản phẩm du lịch,
thuyết phục họ mua ngay sản phẩm điểm đến du lịch.
- Nhóm mục tiêu nhắc nhở bao gồm: Hoạt động nhắc nhở khách du lịch
(người tiêu dùng) họ sắp cần sản phẩm dịch vụ du lịch, nhắc nhở nơi khách du
lịch có thể mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, lưu giữ trong tâm trí khách du lịch
hình ảnh sản phẩm du lịch với những ưu đãi khi trái vụ, duy trì mức độ biết
đến sản phẩm du lịch ở mức cao.
1.2.2. Xác định công chúng mục tiêu
Khi xúc tiến điểm đến du lịch trên thị trường du lịch, cần phải xác định
người nhận tin mục tiêu, hay còn gọi là công chúng mục tiêu hoặc đối tượng
nhận tin. Công chúng có thể là những khách hàng tiềm ẩn đối với các sản
phẩm du lịch, khách hàng hiện tại, những người thuộc nhóm ảnh hưởng
(reference group) hay những người có khả năng quyết định. Công chúng cũng
có thể là những cá nhân, nhóm, một giới công chúng cụ thể hay công chúng
nói chung. Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc sẽ
thông tin những gì, thông tin như thế nào, ở đâu, khi nào và cho ai.
- Đối với người nhận tin là nhóm, người làm marketing thường phải
truyền thông với một nhóm người, gây ảnh hưởng tới quyết định mua. Chẳng
hạn, các điểm đến marketing sản phẩm và dịch vụ du lịch với các tổ chức kinh
doanh khác nhau, phải hiểu ai trong bộ phận được ủy thác mua, khía cạnh nào
của quyết định mà mỗi một người gây ảnh hưởng và tiêu chuẩn mỗi thành
viên sử dụng để đánh giá sản phẩm.
21
- Đối với người nhận tin là cá nhân, có nhu cầu thông tin riêng và thông
điệp cần phải được thay đổi cho phù hợp. Sử dụng phương tiện truyền thông
thường đòi hỏi trực tiếp (người - người) và thực hiện qua bán hàng. Một dạng
truyền thông khác như quảng cáo, được sử dụng để thu hút sự chú ý của
người nhận tin tới điểm đến du lịch thì thông điệp phải chi tiết cụ thể hơn nhờ
người bán.
- Người làm marketing thường tìm kiếm người tiêu dùng du lịch có nhu
cầu và ước muốn giống nhau: Du lịch tôn giáo, du lịch sinh thái, du lịch thể
thao…Nhóm người tiêu dùng này thường rất nhỏ và có thể coi đó là thị
trường ngách. Có thể sử dụng phương tiện truyền thông có tính mục tiêu cao
như gửi thư trực tiếp hay sử dụng nỗ lực bán hàng cá nhân.
- Đối với một phân đoạn thị trường, người nhận tin mục tiêu là lớp
khách hàng rộng hơn, họ có nhu cầu tương tự và có thể hiểu được các thông
điệp tương tự như tập khách du lịch nghỉ ngơi hay du lịch hội nghị, hội thảo…
- Những người làm marketing của sản phẩm du lịch hay dịch vụ, tập
trung sự hấp dẫn chú ý vào số lượng lớn các khách hàng hiện tại và tiềm năng
thông qua truyền thông đại chúng như quan hệ công chúng, quảng cáo.
Để phân tích được công chúng cần đánh giá được hình ảnh hiện tại của
điểm đến du lịch trong công chúng, hình ảnh của sản phẩm và các đối thủ
cạnh tranh trong họ. Thái độ của mọi người và hành động của họ đối với một
sự vật là do niềm tin của họ về sự vật đó quyết định rất nhiều bởi hình ảnh là
một tập hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của một người về một sự
vật. Do vậy, các nhà xúc tiến cần lượng định sự hiểu biết của công chúng mục
tiêu về điểm đến du lịch, hình ảnh của điểm đến du lịch trong con mắt của họ
như thế nào? Công chúng mục tiêu nhận thức và cảm xúc như thế nào về vị
trí, giá cả, chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch ra sao?
22
Nếu công chúng mục tiêu chưa biết đến hoặc mới biết đến điểm đến du
lịch thì thách thức đối với các nhà xúc tiến là tạo nên mức độ biết đến lớn
hơn. Đối với công chúng đã quen thuộc với hình ảnh của điểm đến thì phân
tích cảm nghĩ của họ đối với sản phẩm theo thước đo mức độ ưa thích.
1.2.3. Thiết kế thông điệp
Sau khi xác định được mong muốn của thị trường mục tiêu, các nhà xúc
tiến truyền thông chuyển sang giai đoạn soạn thảo một thông điệp có hiệu
quả. Trường hợp lý tưởng thông điệp phải thu hút được sự chú ý, tạo ra được
sự quan tâm thích thú, khơi dậy được mong muốn và thúc đẩy hành động, tốt
nhất là theo mô hình AIDA (A: tạo sự chú ý; I: tạo sự thích thú; D: tạo sự
thèm muốn; A: tạo hành động). Việc thiết kế thông điệp đòi hỏi phải giải
quyết 3 vấn đề như sau:
- Nội dung thông điệp: Người làm xúc tiến phải hình dung được những
điều phải nói với khách hàng để tạo ra những sản phẩm đáp lại mong muốn.
Nội dung chủ yếu là nêu lên một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại
sao người tiêu dùng du lịch lại tới điểm đến du lịch, hay cần quan tâm để ý
đến sản phẩm du lịch. Các nhà xúc tiến cần nhấn mạnh tới hiệu quả kinh tế,
tăng lợi ích người tiêu dùng, có như thế mới tạo ra sự chú ý của du khách
(người mua) và thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sản phẩm du lịch. Có 3
dạng thông điệp cơ bản sau:
Thông điệp lý tính: Nhằm vào mong muốn về các lợi ích, giá trị riêng
của người tiêu dùng du lịch. Hứa hẹn điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch sẽ
đem lại những ích lợi như chất lượng, tính kinh tế, giá trị theo yêu cầu.
Thông điệp cảm tính: Gợi lên những cảm xúc tích cực hay tiêu cực nào
đó để thúc đẩy việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Những nhà xúc tiến đã sử
dụng những cảm xúc như vui buồn, sự thành đạt, sành điệu, thời thượng, hợp
mốt, đáng yêu, tự hào, vui sướng…, khi lựa chọn điểm đến du lịch hay
23
chuyến đi phù hợp với sự nhận thức, phù hợp hình ảnh cái tôi của khách du
lịch.
Thông điệp đạo đức: Đề cập tới khía cạnh đạo đức, nhân bản, nhằm vào
ý thức của khách du lịch (người tiêu dùng du lịch) về cái đúng và nghiêm túc,
về lợi ích cộng đồng. Ủng hộ các mục tiêu có tính chất xã hội, như vấn đề bảo
vệ và làm sạch môi trường, tôn tạo các di sản văn hóa, duy trì thuần phong mỹ
tục, duy trì sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự xóa đói giảm nghèo ở địa
phương, nhờ đó tạo nên thiện cảm của người tiêu dùng du lịch.
- Cấu trúc của thông điệp: Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố
cục cũng như nội dung của thông điệp. Cấu trúc của thông điệp lôgic, hợp lý,
tăng cường sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin.
Các nhà truyền thông phải quyết định 3 vấn đề sau:
Có nên đưa ra quyết định dứt khoát, hay dành cho người nhận tin.
Thông thường quyết định quá dứt khoát có thể hạn chế việc chấp nhận sản
phẩm đó, cách tốt và an toàn nhất là dành quyền quyết định đó cho người
nhận tin hoặc là nêu lên những câu hỏi và để cho người đọc, người nghe tự rút
ra kết luận cho mình.
Trình bày lập luận là một chiều hay đa chiều. Nghiên cứu cho thấy rằng
thông điệp hai chiều trình bày cả hai mặt tốt và xấu, có hiệu quả hơn với công
chúng có trình độ học vấn cao hơn, có kinh nghiệm đi du lịch.
Nên đưa ra luận cứ có sức thuyết phục, đanh thép vào đầu hay cuối
thông điệp. Kinh nghiệm cho thấy rằng, trình bày lúc mở đầu sẽ thu hút sự
chú ý nhưng khi kết thúc sự chú ý sẽ suy giảm đi ít nhiều. Trường hợp người
nhận tin mục tiêu có cái nhìn và cách tiếp cận trái ngược với nhà truyền tin,
thì sự trình bày các điểm nhấn mạnh đầu tiên có thể giảm. Do vậy, việc đưa
luận chứng trong thông điệp phải tuyệt đối đi đôi với việc thực hiện công
24
việc, dịch vụ trong thực tế. Khi đó sẽ tạo được sự tin tưởng và không gây nên
cảm giác thất vọng cho du khách.
- Hình thức thông điệp: Các nhà truyền thông phải tạo cho thông điệp
một hình thức có tác động mạnh mẽ và sinh động. Trong một quảng cáo in ấn,
các nhà truyền thông phải quyết định tiêu đề, lời văn, cách minh họa và mầu
sắc. Thông điệp phải có tính mới lạ tương phản, kích cỡ và vị trí đặc biệt,
hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn sự chú ý của khách du lịch là điểm mấu chốt của
quảng cáo bằng in ấn tốt. Từ đó kích thích sự quan tâm, ước muốn của khách
du lịch dẫn đến thúc đẩy hoạt động mua. Nếu là thông điệp qua radio thì quan
trọng là từ ngữ, lời lẽ, chất lượng đọc (nhịp điệu âm điệu rõ ràng) và cách
diễn cảm phù hợp. Nếu thông điệp được thực hiện trên ti vi phải có sự kết hợp
với nhạc điệu, ánh sáng và hình ảnh ấn tượng sinh động.
- Nguồn thông điệp: Tác động của thông điệp đối với người nhận tin
mục tiêu còn chịu ảnh hưởng bởi việc người nhận tin mục tiêu cảm nhận như
thế nào về nguồn gửi. Có bốn yếu tố làm tăng độ tin cậy của nguồn tin đó là:
Sức hấp dẫn: Nếu thông điệp được phát ra từ những nguồn hấp dẫn sẽ
gây được chú ý và ghi nhớ nhiều nhất đối với công chúng. Có thể là các nhân
vật nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, vận động viên, các chính khách…
Tính chuyên môn (trình độ hiểu biết): Những người có uy tín về chuyên
môn thường tạo ra sức thuyết phục mạnh đối với công chúng. Các chuyên gia,
các nhà khoa học, tổ chức kinh doanh du lịch, những người có trình độ hiểu
biết sâu trong lĩnh vực du lịch, lời khuyên của họ có tác động lớn đến khách
du lịch.
Uy tín của nguồn tin: Liên quan đến việc nguồn được cảm nhận có mức
độ khách quan và trung thực. Thể hiện trình độ hiểu biết, uy tín trong xã hội
và cộng đồng.
25