Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở việt nam nghiên cứu trường hợp nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.1 KB, 23 trang )


1
Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt
Nam: Nghiên cứu trường hợp Nghệ An

Trần Thị Thủy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Du lịch học
Ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch.
Trình bày nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch: Xác định mục tiêu xúc tiến;
Xác định công chúng mục tiêu; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn công cụ xúc tiến; Xây
dựng ngân sách xúc tiến; Đánh giá hiệu quả xúc tiến. Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt
động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Nghệ An. Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết
những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

Keywords. Hoạt động xúc tiến du lịch; Điểm đến du lịch; Du lịch; Nghệ An

Content.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát
triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia. Việt Nam
là nước có tiềm năng du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nên trong
thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những định hướng, chính sách ưu tiên


phát triển du lịch.
Đối với sản phẩm du lịch, việc xúc tiến quảng bá càng cần thiết hơn nữa.
Những đặc điểm của xúc tiến du lịch Nghệ An cũng tương đồng với nhiều tỉnh
thành ở Việt Nam. Do vậy Nghệ An có thể trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình
của hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam.

2
Từ những lý do cơ bản trên có thể thấy việc nghiên cứu “Hoạt động xúc tiến điểm
đến cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An” là việc làm cấp thiết.
Nó nhằm đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An
nói riêng và của các tỉnh, thành phố nói chung trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nhằm các mục đích sau:
- Góp phần định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cho các tỉnh
thành nói chung ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của du
lịch Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm đến du
lịch.
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở
Nghệ An.
- Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hoạt
động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp tỉnh
ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam
- Các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Nghệ An

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến do các Cơ quan
quản lý, xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An thực hiện.
- Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liện quan được sử dụng từ
năm 2005 đến 2010, giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: mô tả,
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp thực địa.
5. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về
marketing du lịch còn xúc tiến du lịch vẫn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách là một
chiến lược của marketing. Các công trình trên cũng chưa nghiên cứu vấn đề điểm đến và
xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh, thành phố một cách toàn diện và hệ thống.
Các công trình tiếp cận vấn đề xúc tiển điểm đến ở các khía cạnh khác nhau và
chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện và hệ thống. Đặc
biệt những nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến ở Nghệ An vẫn còn rất sơ khai.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Lý luận chung về xúc tiến điểm đến
Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến ở tỉnh Nghệ An
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Nghệ

An nói riêng và Việt Nam nói chung

4
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN
1.1. Khái niệm, vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Điểm đến
Theo nghĩa hẹp: Điểm đến có thể là một tập hợp, bất cứ gì dễ nhận ra như công
trình xây dựng, đài tưởng niệm, công trình kiến trúc… Theo nghĩa rộng: Điểm đến có
thể là một thực thể văn hóa xã hội, nó có thể là văn hóa, lịch sử. Điểm đến có thể bao
gồm nhiều điểm đến nhỏ hơn và có mối liên hệ với nhau về mặt nào đó.
1.1.1.2. Điểm đến du lịch
Từ các cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu khái niệm điểm đến du lịch được
tóm tắt nhưng đầy đủ tại định nghĩa của UNWTO: “Một điểm đến du lịch là một không
gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch
như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó
có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh
tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu
quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm
đến du lịch lớn hơn” [42, tr.12].
1.1.1.3. Xúc tiến điểm đến du lịch
Xúc tiến du lịch hay xúc tiến điểm đến du lịch không phải là một hoạt động mang
tính nội bộ riêng lẻ, mà là sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành
nên sản phẩm điểm đến du lịch vì mục tiêu chung đã đặt ra. Và các hoạt động xúc tiến
điểm đến du lịch chính là một hệ thống các quyết định liên quan đến mục tiêu, người
nhận tin, ngân sách xúc tiến nhằm phát triển và duy trì hiệu quả một hỗn hợp công cụ
truyền thông trên cơ sở nguồn lực của các tổ chức, để thu hút một cách cạnh tranh các
khách hàng hiện tại và tiềm năng tới điểm đến, đạt được các mục tiêu xúc tiến và các
mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2. Vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch

1.1.2.1. Vai trò của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
Thứ nhất, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch nhằm tuyên truyền, quảng bá
Thứ hai, nâng cao nhận thức của người dân

5
Thứ ba, xây dựng hình ảnh tích cực về điểm đến
Thứ tư, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch được xác định như một sắp xếp toàn
bộ các nỗ lực chủ động sáng tạo của điểm đến
Thứ năm, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cung cấp các thông tin thị trường
1.1.2.2. Lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
* Đối với chính điểm đến du lịch và các nhà cung ứng
* Đối với cộng đồng dân cư địa phương
* Đối với khách du lịch
1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch
1.2.1. Phát hiện công chúng mục tiêu
Công chúng có thể là những khách hàng tiềm ẩn đối với các sản phẩm du lịch,
khách hàng hiện tại, những người thuộc nhóm ảnh hưởng (reference group) hay những
người có khả năng quyết định. Công chúng cũng có thể là những cá nhân, nhóm, một
giới công chúng cụ thể hay công chúng nói chung. Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh
hưởng quan trọng đến việc sẽ thông tin những gì, thông tin như thế nào, ở đâu, khi nào
và cho ai.
1.2.2. Xác định mục tiêu xúc tiến
Để thực hiện mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch cần xác định rõ ràng mục tiêu
xúc tiến cần đạt được. Mục tiêu này là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được
trong tương lai cho tổ chức du lịch.
Xác định mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch là điều rất quan trọng, mục tiêu xúc
tiến điểm đến du lịch có thể phân thành ba nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm mục tiêu thông báo
- Nhóm mục tiêu thuyết
- Nhóm mục tiêu nhắc nhở

1.2.3. Thiết kế thông điệp
Việc thiết kế thông điệp đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề như sau:
- Nội dung thông điệp
- Cấu trúc của thông điệp
- Hình thức thông điệp

6
- Nguồn thông điệp
1.2.4. Lựa chọn hệ thống các công cụ xúc tiến
1.2.4.1. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo là các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các ý tưởng, hàng
hóa hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, mà doanh nghiệp phải trả tiền,
nhằm mục đích thu hút khách hàng để đạt tới mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận.
Phương tiện quảng cáo bao gồm: Báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, quảng
cáo ngoài trời, internet. Ngoài ra có thể sử dụng Catalogue, thư, Brochure, triển lãm, hội
chợ, truyền miệng
Các hình thức quảng cáo phổ biến
* Quảng cáo trên ấn phẩm
* Quảng cáo trên truyền thanh và truyền hình
* Quảng cáo ngoài trời
1.2.4.2. Quan hệ công chúng (PR – Public relation)
Quan hệ công chúng thường được gọi tắt là PR, là quan hệ của đơn vị xúc tiến
với cộng đồng (khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, nhân viên, chính quyền, các tổ chức
xã hội ) thông qua các chương trình khác nhau được thiết kế với mục đích tạo ra nhận
thức có lợi cho công chúng, nhằm tạo lập hình ảnh tốt về sản phẩm, đề cao hay bảo vệ
hình ảnh ấy, xử lý hoặc chặn đứng các sự kiện hoặc tin đồn bất lợi.
Có hai nhóm đối tượng chính của hoạt động PR điểm đến có thể là quan hệ công
chúng đối nội và quan hệ công chúng đối ngoại.
Các hình thức phổ biến bao gồm : Tin tức báo chí (press release), họp báo (press
conferences), chuyên mục (exclusives), phỏng vấn (interviews); Báo cáo hàng năm, tạp

chí doanh nghiệp; Hoạt động cộng đồng: đóng góp từ thiện, tài trợ, sự kiện đặc biệt; Vận
động hành lang; Mạng internet.
1.2.4.3. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp bao gồm toàn bộ những hoạt động và nỗ lực trực tiếp của đơn
vị xúc tiến du lịch đối với công chúng mục tiêu, thông qua việc sử dụng một hoặc nhiều
phương tiện liên lạc, nhằm thông tin về sản phẩm và yêu cầu hiện có và tương lai cung
cấp những phản ứng đáp lại.

7
Mục đích lớn nhất của Marketing trực tiếp là tìm kiếm một phản ứng đáp lại trực
tiếp của khách hàng.
Các hình thức phổ biến: Thư gửi trực tiếp, thư đặt hàng, catalog qua bưu điện;
Chào hàng và mua hàng qua điện thoại, qua internet; Quảng cáo và yêu cầu phản ứng
trực tiếp.
1.2.4.4. Xúc tiến bán (kích thích tiêu thụ)
Để thực hiện hoạt động xúc tiến bán có hiệu quả, tùy thuộc vào đặc điểm thị
trường, lợi thế về sản phẩm, dịch vụ cũng như khả năng đáp ứng của điểm đến để có thể
lựa chọn chiến lược đẩy (push) hoặc chiến lược kéo (pull) cho từng thị trường mục tiêu.
Các công cụ xúc tiến bán có thể sử dụng để thúc đẩy khách du lịch hiện tại và
tiềm năng quyết định điểm đến tham quan du lịch, bao gồm: giá cả hợp lý, giảm giá hay
tặng quà, tặng thêm sản phẩm, tăng thêm dịch vụ, những cuộc thi và những phần
thưởng
- Chương trình khuyến mãi, giảm giá
- Quà tặng
Những cuộc thi và phần thưởng
1.2.4.5. Mạng internet/truyền thông tích hợp (The internet/ Interactive media)
Tiếp thị trên internet hay tiếp thị số là việc sử dụng mạng internet kết hợp với
các phương tiện truyền thông tích hợp và tương tác khác nhằm tiếp thị quảng bá sản
phẩm, dịch vụ hay điểm đến du lịch tới công chúng và khách hàng mục tiêu.
1.2.5. Xây dựng ngân sách xúc tiến

Để xây dựng được nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch,
người làm xúc tiến cần phải xem xét các phương pháp sau:
- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán
- Phương pháp cạnh tranh
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
1.2.6. Đánh giá kết quả xúc tiến
Đánh giá kết quả xúc tiến là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý du
lịch địa phương. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một chương trình xúc tiến là tác
động của nó đến công chúng hay thị trường khách mục tiêu, so sánh kết quả và mục tiêu

8
ban đầu đề ra, điều tra mức độ nhận biết, cảm nhận, những chi tiết họ nhớ về chương
trình quảng cáo, giới thiệu điểm đến. Có thể tiến hành lượng hóa bằng cách cho điểm
các tiêu chí cụ thể để
1.3. Một vài đặc điểm về cấp tỉnh ở Việt Nam có ý nghĩa đối với việc xúc tiến điểm
đến
Trong số ba cấp của chính quyền địa phương, cấp tỉnh là cấp cao nhất, cấp tỉnh
vừa có tính độc lập vừa mang tính phụ thuộc.
Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến tại một địa phương (tỉnh, thành phố) là
nghiên cứu việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch
do Cơ quan quản lý du lịch địa phương trực tiếp tổ chức hoặc giao cho một đơn vị,
phòng ban chuyên môn trực thuộc thực hiện. Hoạt động xúc tiến điểm đến tại các địa
phương, tỉnh, thành phố của nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do các Sở Du lịch,
hay Thương mại và Du lịch, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đề cập tới cơ sở lý luận của điểm đến, điểm đến du lịch, khái niệm và
nội dung hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch và các cấp độ xúc tiến điểm đến du lịch.
Cơ sở lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch là cơ sở quan trọng để xác định, lựa chọn các
đối tượng nghiên cứu, chương trình, hoạt động xúc tiến điểm đến của một địa phương,
đồng thời cũng được sử dụng để tìm hiểu thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch

của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006 – 2010 ở chương 2.


9
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN Ở
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát chung về điểm đến du lịch Nghệ An
2.1.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.2. Kết quả phát triển du lịch Nghệ An
- Về tổng số lượt khách du lịch: Thời kỳ 2006 - 2009 tổng số lượt khách tiếp tục
tăng nhanh, bình quân đạt 14,2%/năm. Trong đó khách quốc tế đón được 95.000 lượt,
đạt 63,3% so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 150.000 lượt. Năm 2010, tổng lượng khách
đến Nghệ An ước đạt 2.740.000 lượt, bằng 115.3% so với năm 2009, đạt 103,4% kế
hoạch; trong đó khách quốc tế đạt 97.000 lượt, bằng 120% so với năm 2009.
- Về doanh thu du lịch: Trong 4 năm 2006 - 2009 doanh thu dịch vụ du lịch tăng
trưởng bình quân 22,4%/năm. Năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.003 tỷ
đồng, bằng 129% so với năm 2009 và đạt 111.4% kế hoạch được giao trong đó doanh
thu khách quốc tế là 12.000 triệu USD/ năm (chỉ tiêu 900 tỷ đồng).
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
+ Cơ sở lưu trú:
+ Cơ sở vui chơi giải trí:
Một số hạn chế :
Tỷ trọng khách quốc tế đến Nghệ An còn khá thấp (15- 20%), loại hình sản phẩm
du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, tính cạnh tranh thấp, thiếu những
sản phẩm du lịch đặc sắc, tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm động
lực thúc đẩu du lịch vùng và cả nước.
Công tác đầu tư mới chỉ chú ý đến du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển với các
sản phẩm nghèo nàn, không hấp dẫn, mang tính thời vụ cao trong khi sản phẩm du lịch

sinh thái, mạo hiểm, làng nghề, nông thôn chưa phát triển. Quy hoạch du lịch chưa kịp
thời, một số vùng chưa được quan tâm đúng mức.
Các doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng nhìn
chung còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao, các công ty lữ hành chưa mạnh.

10
Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra cả về số lượng
và chất lượng, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ còn thiếu và yếu ở cơ
quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền quảng bá có bước phát triển khá song chưa vươn ra được
thị trường quốc tế, nội dung còn đơn điệu, kinh phí đầu tư cho công ty quảng cáo chư
nhiều, các doanh nghiệp chưa tham gia tích cực vào hoạt động xúc tiến mà còn ỷ lại,
ngòi chờ đầu tư từ ngân sách.
2.2. Phát hiện công chúng mục tiêu
- Khách du lịch thương mại, công vụ
- Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng
- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương
- Khách du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển
- Khách du lịch sinh thái
- Khách du lịch cuối tuần
- Khách du lịch đi tour trên tuyến Bắc – Nam
Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, thị trường truyền thống là ASEAN, Tây
Âu, Đông Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.
2.3. Xác định mục tiêu xúc tiến
- Mục tiêu chung của hoạt động xúc tiến điểm đến
- Mục tiêu cụ thể của hoạt động xúc tiến điểm đến
2.4. Thiết kế thông điệp
Cho đến nay, ngành du lịch Nghệ An sử dụng logo và slogan của du lịch Việt
Nam như (Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn. Biểu tượng dòng chữ Việt Nam, màu đỏ, chữ i
được cách điệu thành búp hoa sen) trên các ấn phẩm quảng cáo, băng rôn, banner,

pano trong các hoạt động xúc tiến du lịch.
Hiện nay, Nghệ An đang triển khai nghiên cứu xây dựng tiêu đề du lịch riêng của
tỉnh.
2.5. Thực trạng sử dụng các công cụ xúc tiến
2.5.1. Quảng cáo
- Quảng cáo trên ấn phẩm

11
- Quảng cáo trên báo, tạp chí
- Quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình
2.5.2. Quan hệ công chúng
* Tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch:
* Phối hợp với các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài
nước tổ chức nhiều hội thảo, hội chợ mang tầm vùng, tầm khu vực
* Tổ chức và tham gia các hoạt động khảo sát du lịch
Ngoài ra, TTXTDL phối hợp với Sở VHTT&DL xây dựng kế hoạch và tham gia
Lễ hội du lịch tại Hà Nội trong chương trình 1000 năm, Thăng Long – Hà Nội (2010),
tham gia Hội chợ du lịch Việt – Trung tại Móng Cái - Quảng Ninh, tham gia Hội thi chế
biến các món ăn dân tộc tại Hà Nội, Hội chợ thương mại và du lịch quốc tế tại Ninh
Bình
2.5.3. Marketing trực tiếp
Sử dụng công cụ marketing trực tiếp được các nhà quản lý du lịch Nghệ An thực
hiện với quy mô nhỏ, số lượng hạn chế và không thường xuyên. Việc gửi các ấn phẩm
du lịch, đĩa CD – ROM…trực tiếp tới các du khách chủ yếu thông qua các công ty lữ
hành gửi khách của các thị trường quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến thị trường
Lào và Thái Lan thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch, sự kiện du lịch được
tổ chức tại Nghệ An, các địa bàn trong nước và tại Thái Lan.
2.5.4. Xúc tiến bán
Từ đầu tháng 4/ 2009, hưởng ứng chiến dịch bán hàng giảm giá “Impressive
Grand Sale” vào mùa thấp điểm trong chương trình “Ấn tượng Việt Nam”, các doanh

nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, mua sắm trên địa bàn tỉnh đã thực
hiện chính sách giảm giá.
Ngày 21/4/2010, Sở VHTT&DL Nghệ An phối hợp với Hiệp hội du lịch Nghệ
An tổ chức “Hội nghị triển khai chương trình kích cầu du lịch và bàn giải pháp phát
triển du lịch năm 2010”.
Các quà tặng miễn phí của du lịch Nghệ An chưa được thực hiện theo chiến dịch
hay chương trình quảng bá với mục tiêu cụ thể, mà chủ yếu được sản xuất để biếu, tặng

12
cho các quan khách, đại biểu đến dự các sự kiện đặc biệt, nên tính chuyên nghiệp và
hiệu quả chưa cao.
2.5.5. Mạng internet/truyền thông tích hợp
Sở Du lịch Nghệ An (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nghiên cứu,
thiết lập trang thông tin điện tử du lịch Nghệ An với tên miền:
; để quảng cáo du lịch của tỉnh. Với thông tin hình
ảnh cập nhật, trung thực, phong phú về chương trình du lịch, điểm du lịch, sản phẩm
dịch vụ, tốc độ truy cập nhanh, giao diện dễ sử dụng, website du lịch Nghệ An đã trở
thành địa chỉ tin cậy của nhiều công ty lữ hành, khách du lịch truy cập tìm hiểu, phản
hồi các thông tin về du lịch Nghệ An.
Cuối năm 2009, Hiệp hội Du lịch Nghệ An đã chính thức ra mắt Trang thông tin
điện tử Du lịch ngày nay.
Việc quảng bá và marketing website cũng đã được thực hiện khá hiệu quả.
Trong các hình thức phổ biến của công cụ xúc tiến mạng Internet/truyền thông
tích hợp thì hình thức quảng cáo trên internet được cơ quan xúc tiến của tỉnh sử dụng
rộng rãi nhất.
2.6. Ngân sách xúc tiến
Nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Nghệ
An hàng năm là khoảng gần 400 triệu đồng, phân bổ không đồng đều cho các hoạt động
xúc tiến du lịch và còn rất nhỏ bé so yêu cầu thực tế.
2.7. Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An

2.7.1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An trong giai đoạn 2006-2010 đã
có những bước đi khá bài bản, chuyên nghiệp và đã đạt được những kết quả nhất định.
- Hình ảnh du lịch Nghệ An đã được tạo dựng và có mặt ở nhiều thị trường du
lịch trong và ngoài nước
- Du lịch Nghệ An đã thành lập được đơn vị xúc tiến du lịch đảm nhiệm nhiệm
vụ xúc tiến du lịch của tỉnh với đội ngũ nhân lực nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo
bài bản về du lịch nên đã từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến du lịch của
tỉnh.

13
- Xây dựng được hệ thống ấn phẩm, vật phẩm, tài liệu quảng cáo du lịch khá
chuyên nghiệp và ấn tượng về thiết kế, hình ảnh và chất liệu in ấn.
- Thiết lập và phát triển được trang thông tin điện tử tổng hợp du lịch Nghệ An
với tên miền sử dụng 02 ngôn ngữ chính là tiếng
Việt và tiếng Anh.
- Tổ chức thành công một số sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao lớn trong tỉnh
- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An trên đài, báo, truyền hình trong
nước đã thực hiện khá tốt và đều đặn.
2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những lợi thế, những điểm mạnh và kết quả đạt được ở trên, hoạt động
xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An cũng còn nhiều hạn chế và bất cập lớn cần sớm có
giải pháp khắc phục và điều chỉnh để tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến điểm đến
du lịch Nghệ An trong thời gian tới:
- Thông tin của khách du lịch cả trong nước và quốc tế còn rất ít và nghèo nàn
từ phía tỉnh Nghệ An.
- Tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch Nghệ An chưa hấp dẫn về chất lượng, số
lượng, tính thống nhất, tính thẩm mỹ.
- Tham gia gian hàng hội chợ còn hạn chế về quy mô, tài liệu thông tin và
phương pháp thu hút, thiếu sáng tạo về thiết kế và trưng bày gian hàng.

- Thông tin qua mạng của Nghệ An chưa tiếp cận với các thị trường khách nước
ngoài.
- Các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương tại các khu, điểm du lịch
trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về việc xúc tiến quảng bá hình ảnh, thương hiệu du
lịch Nghệ An bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên,
sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương.
- Các sản phẩm dịch vụ du lịch của Nghệ An còn nghèo nàn, đơn điệu. Nhiều
sản phẩm, chương trình du lịch truyền thống của Nghệ An đã trở nên "bão hòa". Các
chương trình, sản phẩm du lịch mới vẫn còn bị trùng lắp, lặp lại, không có nhiều khác
biệt so với các sản phẩm truyền thống, nên làm cho du khách nhàm chán. Bên cạnh đó
sự thiếu vắng các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí chất lượng

14
cao cũng là những hạn chế, yếu kém lớn của du lịch Nghệ An, làm giảm đáng kể khả
năng phục vụ, thu hút khách trong nước và quốc tế đến và lưu lại Nghệ An.
- Hoạt động quan hệ công chúng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là với các
cơ quan báo chí, hãng lữ hành lớn trong và ngoài nước. Nghệ An chưa chủ động tổ chức
mời và đón được các đoàn Famtrip theo đúng nghĩa, mà chủ yếu theo các chương trình
của Tổng Cục Du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam. Nghệ An cũng chưa tổ chức được các
chương trình xúc tiến điểm đến du lịch (roadshow), giới thiệu điểm đến tại các thị
trường khách mục tiêu của tỉnh kể cả trong nước và quốc tế.
- Các chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh cũng chưa quan tâm, chú trọng đúng
mức đến các công ty du lịch, hãng lữ hành lớn trong nước.
- Nguồn nhân lực làm du lịch vừa thiếu, lại vừa yếu, điều này dẫn đến tình trạng
chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đồng đều "lúc tốt, lúc kém" làm giảm khẳ năng
cạnh tranh, tính hấp dẫn của các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Nghệ An.
Tiểu kết chương 2
Vận dụng cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với việc khai thác thông tin sơ cấp,
thứ cấp tại thực địa, trong chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá khái quát tài
nguyên du lịch, kết quả hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010 về lượt khách,

doanh thu, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Đặc biệt chương 2 đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng công chúng
mục tiêu, mục tiêu xúc tiến, ngân sách xúc tiến và việc sử dụng các công cụ xúc tiến,
qua đó nêu bật những kết quả đạt được, những mặt tích cực cũng như chỉ rõ những mặt
còn tồn tại, hạn chế và yếu kém trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra, chương 2 còn phân tích tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
đó.
Trên cơ sở tài nguyên du lịch, kết quả hoạt động du lịch, đặc biệt là thực trạng
hoạt động xúc tiến cùng với những mặt đạt được, những hạn chế, những mặt còn tồn tại
và những nguyên nhân chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở
chương 3.


15
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Ở NGHỆ AN NÓI RIÊNG VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
ĐIỂM ĐẾN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG
3.1. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ
An
3.1.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và xúc tiến du lịch
3.1.1.1. Định hướng phát triển du lịch
3.1.1.2. Quan điểm phát triển du lịch và xúc tiến du lịch
*Quan điểm phát triển du lịch
* Quan điểm xúc tiến du lịch
3.1.1.3. Mục tiêu phát triển
* Mục tiêu tổng quát
* Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu kinh tế
+ Lượt khách du lịch
+ Doanh thu dịch vụ du lịch:

+ GDP du lịch:
- Mục tiêu xã hội
+ Lao động và việc làm
+ Về văn hóa xã hội
3.1.2. Xác định công chúng mục tiêu
Trên cơ sở các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế đã được xác định,
Sở VHTT&DL, TTXTDL Nghệ An cần có kế hoạch và tổ chức các chương trình nghiên
cứu chuyên sâu về thị trường khách du lịch mục tiêu trong và ngoài nước, trong đó cần
tập trung vào các thị trường khách quốc tế trọng điểm ASEAN, Tây Âu, Đông Á - Thái
Bình Dương.
Du lịch Nghệ An sẽ khởi sắc nếu biết tận dụng thời cơ khi ngày 1/7/2009, Luật
Giao thông đường bộ (sửa đổi) có hiệu lực, thỏa thuận về hoạt động vận tải đường bộ
Việt Nam – Lào - Thái Lan được triển khai cho phép “tay lái phía bên phải” được vào

16
Việt Nam sẽ thu hút khách từ Đông Bắc Thái Lan, Lào… sang Việt Nam du lịch bằng
đường bộ qua các cửa khẩu Cầu Treo, Nậm Cắn, Lao Bảo…
3.1.3. Thiết kế thông điệp
Hiện nay, khẩu hiệu (slogan) và biểu tượng (logo) của ngành du lịch Nghệ An
chưa được xây dựng. Các nhà quản lý du lịch Nghệ An cần nghiên cứu, triển khai ý
tưởng, xây dựng khẩu hiệu và biểu tượng cho ngành du lịch của tỉnh.
3.1.4. Sử dụng hiệu quả các công cụ xúc tiến
3.1.4.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo du lịch
3.1.4.2. Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng
3.1.4.3. Sử dụng rộng rãi các hình thức Marketing trực tiếp
3.1.4.4. Đa dạng hóa các hình thức khuyến mại
3.1.4.5. Tăng cường tiếp thị trên mạng internet/truyền thông tích hợp
1.1.4. Tạo nguồn kinh phí xúc tiến
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải lập kế hoạch cho các hoạt động,
chương trình xúc tiến trước thời điểm diễn ra sự kiện ít nhất từ 01 đến 02 năm. Do đó

cần có các chính sách cụ thể nhằm tạo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến du lịch của
tỉnh, đồng thời cần có cơ chế cấp, sử dụng nguồn tài chính hợp lý cho công tác xúc tiến
du lịch tỉnh Nghệ An trong thời gian.
1.1.5. Các giải pháp khác
1.1.5.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức xúc tiến và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
làm công tác xúc tiến du lịch của tỉnh
1.1.5.2. Xây dựng và tổ chức các chương trình xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An trực
tiếp tại các thị trường khách mục tiêu (hiện tại và tiềm năng
1.1.5.3. Tăng cường liên kết, hợp tác để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả xúc tiến du
lịch
1.1.5.4. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp
1.1.6. Các giải pháp khác
1.1.6.1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật
1.1.6.2. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
1.1.6.3. Nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch

17
3.2. Một số định hướng nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở
Việt Nam
3.2.1. Khái quát về hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh
3.2.3. Tạo nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức, nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến
điểm đến
3.2.5. Một số định hướng cụ thể
3.2.5.1. Xác định cụ thể người nhận tin mục tiê
3.2.5.2. Xác định cụ thể mục tiêu xúc tiến điểm đến
3.2.5.3. Thiết kế thông điệp xúc tiến điểm đến
3.2.2.4. Lựa chọn hệ thống các công cụ xúc tiến điểm đến du lịch phù hợp
- Tăng cường đầu tư, tăng ngân sách vào các hoạt động quảng cáo để tiếp cận với

thị trường khách du lịch nói chung và thị trường khách du lịch trọng điểm nói riêng.
- Để gia tăng sự nhận biết, tạo dựng và duy trì hình ảnh về sức hấp dẫn của điểm
đến, tăng cường sức mạnh thông điệp quảng cáo với công chúng. - Các nhà
quản lý du lịch có thể thực hiện trao đổi bằng các phương tiện như gọi điện trực tiếp, fax
trực tiếp, internet với các cơ quan quản lý du lịch ở các thị trường trọng điểm.
- Việc xây dựng một website cho ngành du lịch tỉnh là cần thiết và quan trọng.
- Ngành du lịch các tỉnh cần xây dựng hình thức xúc tiến bán tại chỗ như bán các
sách nhỏ, sách chuyên khảo, catalogue giới thiệu điểm đến bằng nhiều thứ tiếng tại các
điểm du lịch, khu du lịch của tỉnh.
3.2.2.5. Xây dựng ngân sách cho hoạt động xúc tiến điểm đến
- Các nhà quản lý du lịch cần có sự tính toán phân bổ ngân sách hợp lý cho các
công cụ xúc tiến du lịch như: Quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức hội chợ du lịch
quốc tế Trong đó cũng cần xem xét một cách kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng tới lựa
chọn các công cụ xúc tiến du lịch như: Thị trường khách du lịch trọng điểm, các mục
tiêu xúc tiến, cạnh tranh, uy tín thương hiệu của điểm đến, sản phẩm du lịch / tổng
ngân sách dự kiến.

18
- Các nhà quản lý du lịch cần cụ thể hóa xem lượng khách (doanh thu) sẽ thay đổi
như thế nào khi thay đổi chi phí khác nhau cho các công cụ xúc tiến.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng hoạt động xúc tiến trong chương 2,
chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và
hoàn thiện hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An nói riêng và các định hướng
hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp chủ yếu tập
trung vào các lĩnh vực: chính sách, bộ máy tổ chức xúc tiến, nghiên cứu thị trường, thiết
lập, lựa chọn chương trình xúc tiến du lịch, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du
lịch, sử dụng hiệu quả các công cụ xúc tiến và tăng cường liên kết hợp tác trong công tác
xúc tiến du lịch



KẾT LUẬN
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về du lịch, tuy nhiên ngành du lịch Nghệ An chưa
có sự phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Nếu ngành du lịch Nghệ An
có đường lối, chính sách và các giải pháp hiệu quả cùng với hoạt động xúc tiến được
quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn nữa thì du lịch
Nghệ An sẽ có sự khởi sắc và phát triển, tạo dựng được hình ảnh và sức hấp dẫn của
điểm đến từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch.
Trong hoạt động du lịch, xúc tiến tiến điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng
và không thể thiếu.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến du lịch, các nhà
quản lý du lịch của Nghệ An đã quan tâm hơn tới hoạt động xúc tiến du lịch.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An đã thu
được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Để công tác xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An thực sự phát triển sâu rộng và
vươn tới các thị trường du lịch trong khu vực và thế giới, nhất thiết phải có sự đoàn kết
phối hợp toàn diện, sự hợp tác, đồng thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch
ở Trung ương và địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương trong

19
việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nghiên cứu thị trường, xây dựng hình ảnh -
thương hiệu, xây dựng sản phẩm du lịch đến triển khai các chương trình xúc tiến điểm
đến du lịch Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công
tác xúc tiến du lịch, mở văn phòng đại diện của du lịch Nghệ An tại những địa phương
là thị trường trọng điểm, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và quảng bá sản
phẩm du lịch giữ vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của các hoạt động này. Để làm
được điều này không chỉ có nỗ lực của ngành du lịch Nghệ An mà cả các ngành khác có
liên quan.
Sự kết hợp các yếu tố nội lực và ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa
Nghệ An trở thành điểm đến hấp dẫn, tạo nên hình ảnh, thương hiệu du lịch Nghệ An đủ

sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.
Đề tài nghiên cứu của luận văn đã hệ thống được một số cơ sở lý luận cho công
tác xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Trên cơ sở
phân tích thực trạng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp chung nhằm đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp đặc thù
đối với hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Nghệ An.
Qua đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS Trần Đức Thanh đã
tận tình hướng dẫn về phương pháp khoa học và nội dung của đề tài. Người viết cũng
xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Du lịch học, các Thầy, Cô trong và
ngoài trường Đại học Khoa học xã hội & Nhăn văn, TTXTDL Nghệ An, Sở VHTT&DL
Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu quý báu, góp ý cho bài viết của
tác giả.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị
công tác cùng tập thể lớp CHDL6 đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực
hiện nghiên cứu đề tài luận văn này.






20
References.
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh – Vụ phó vụ Lữ hành (2008), Xây dựng và quãng bá du lịch
Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 36/2008,
2. Nguyễn Tuấn Anh – Vụ phó vụ Lữ hành (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2010.
3. Thái Bình (2004), Du lịch Việt Nam qua con mắt nhà báo nước ngoài và vấn đề
quảng bá xúc tiến du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004.

4. Bộ Tài chính – Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh (2007), Đề
cương bài giảng Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
5. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch - Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An(2010), Kỷ yếu
Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh bắc miền Trung, 2010.
6. Ngô Minh Châu (2009), Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc,
Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
7. Lê Thành Công (2011), Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút
khách du lịch Trung Quốc – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ du lịch,
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược & Chiến thuật quảng bá marketing du
lịch, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
9. Bùi Đức Dũng, Đinh Thị Thu Phương, Hoàng Thị Thúy, Nghiên cứu chiến lược
xúc tiến điểm đến du lịch và ứng dụng xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch tại
Ninh Bình, Báo cáo khoa học, lớp K52 Du lịch học.
10. Nguyễn Văn Đảng (2007), Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến
của ngành Du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
11. Trịnh Xuân Dũng (2009), Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiễn, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, số 6/2009.
12. Hồ Đức Hùng (2008), Marketing địa phương của Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Văn hóa Sài Gòn.
13. Trần Huy Khang(2008) , Marketing du lịch, Nhà xuất bản Hồng Đức.

21
14. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nôi.
15. Bùi Văn Mạnh (2011), Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai
đoạn 2003 – 2009, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2006), Giáo trình marketing du lịch, Nhà

xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. MINH Hoàng Lê Minh (2008), Tiếp thị trong kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản
Hà Nội.
18. MINH Lê Tuấn Minh (2009), Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá của
hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005 đến nay), Luận văn Thạc sỹ du lịch,
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Trần Ngọc Nam - Hoàng Anh (2009) , Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch &
Quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội.
20. Trần Ngọc Nam (2004), Marketing du lịch, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chính Minh,
2004.
21. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân.
22. Đinh Thị Trà Nhi (2011), Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch du lịch
thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 7 (2008), Luật du lịch
năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc, Hà Nội.
24. SOZ Sở Du Lịch Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An
thời kỳ 2006 – 2020.
25. Sở Du lịch Nghệ An (2005), Báo cáo tổng kết công tác tuyên truyền quảng bá
xúc tiến du lịch năm 2005, phương hướng nhiệm vụ 2006.
26. Sở Du lịch Nghệ An (2006), Báo cáo tổng kết công tác tuyên truyền quảng bá
xúc tiến du lịch năm 2006, phương hướng nhiệm vụ 2007.

22
27. Sở Du lịch Nghệ An (2007), Báo cáo tổng kết công tác tuyên truyền quảng bá
xúc tiến du lịch năm 2007, phương hướng nhiệm vụ 2008.
28. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nghệ An (2008), Báo cáo tổng kết công tác
tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch năm 2008, phương hướng nhiệm vụ 2009.

29. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nghệ An (2009), Báo cáo tổng kết công tác
tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch năm 2009, phương hướng nhiệm vụ 2010.
30. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nghệ An(2010), Báo cáo tổng kết công tác
tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch năm 2010, phương hướng nhiệm vụ 2011.
31. Nguyễn Viết Thái, Tập bài giảng “Marketing du lịch”, Trường Đại học Thương
mại, Hà Nội.
32. Nguyễn Thu Thủy (2007), Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm
đến Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Nguyễn Thu Thủy, Tập bài giảng “Xúc tiến du lịch”, Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Tổng cục Du lịch (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà Xuất bản lao động
xã hội .
35. Tổng cục Du lịch , Kế hoạch Marketing Du lịch Việt Nam giai đoạn 2008-2015.
36. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1997), Giáo trình Marketing quốc tế, Nhà
xuất bản Giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh
37. Eric laws (1995), Tourist destination management Routledge, London anh New
York.
38. Giuseppe Marzano. Relevance of power in the collaborative process of
destination branding. Shool of Tourism and Leisure Management. The University
of Queensland, Ipswich, Queensland, Austra
39. Davidson R. and Maithland R. (1997), Tourism destination, Bath Press, London,
UK.
40. Morgan, Nigel (1998), Tourism promotion & Power: Creating images. Creating
identities, John Wiley & Sons Inc, London.

23
41. Steven P. (2008), Destination Marketing, Elsevier Inc, San Diego, USA.
42. Wowld Tourism Organization (2004), Indicators of sustainable development of

tourism destination: Aguidebook, Madrid.

×