Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Penicilin và các kháng sinh bán tổng hợp beta lactam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.65 KB, 16 trang )

Penicilin và các kháng sinh bán tổng hợp beta lactam
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM THUỐC
Các đặc điểm về cấu trúc của nhóm: Là nhóm kháng sinh mà phân tử chứa vòng beta lactam
và vòng thiazolidin
Phân loại: Gồm 2 nhóm lớn là penicillin và cephalosporin.
Các penicillin chúng khác nhau bởi nhóm R, chúng là các amid hoặc acyl của acid 6- amino
penicilinic.
Pencillin được điều chế bằng pp sinh tổng hợp, các kháng sinh bán tổng hợp khác được điều chế từ
nhân A6AP acyl hóa bằng các acid thích hợp.
Tác dụng của nhóm và cơ chế tác dụng:
Các penicillin có khả năng acyl hóa các D- analin tranpeptidase làm cho quá trình tổng hợp
peptidoglycan không được thực hiện. Sinh tổng hợp vách tế bào bị dừng lại.
Peni còn có khả năng hoạt hóa enzyme tự phân giải murein hydroxylase làm tăng phân hủy vách tế
bào vi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn bị tiêu diệt
Tác dụng KMM: Sốc phản vệ, hội chứng steven – Johnson và liell
Bội nhiễm…
Chỉ đinh điều trị
a. . CÁC THUỐC CỤ THỂ
i. Các thuốc có nguồn gốc hóa dược
PENICILLIN G (benzyl penicillin)
Tên quốc tế, tên khoa học: Kali, natri (2S, 5R, 6, R) 3,3 dimethyl – 7- oxo – 6 [(phenylacetyl)
amino] thia – 1- azabicyclo [3,2,0] heptan – 2 cảrboxylat
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Sinh tổng hợp từ chủng Penicillium notatum và
Pen. Chrysogenum trong môi trường nuôi cấy và điều kiện thích hợp.
Tính chất lý hóa: Vị hơi đắng, mùi đặc biệt, bền khi khô, khi ẩm dễ bị phân hủy và hoạt tính giảm
mạnh.
Dạng muối dễ tan trong nước, dạng dd trong nước dễ bị phân hủy nên phải dùng dd đệm citrat
Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính: Đo IR so với phổ chuẩn
- dạng muối K cho phản ứng của ion ( dùng dây platin)
- Cho phản ứng amin phân, dùng hydroxyamin HCl trong môi trường NaOH và tạo phức


màu với đồng 2 sulfat hoặc sắt 3 clorit.
1
- DD trong nước tạo tủa khi thêm HCl 10%, tủa tan trong HCl thừa, acid acetic, ether,
chloroform.
- Phản ứng với formol/ H2SO4 cho màu nâu ánh đỏ sau khi đung cách thủy
- Tiến hành làm TLC.
ĐL: Đo bằng phép đo thủy ngân.
Tác dụng và cơ chế: Penicilin G không bền trong môi trường acid, do đó không được hấp thu qua
đường uống. Khả dụng sinh học theo đường uống chỉ đạt khoảng 15 - 30%. Do vậy, penicilin G
chủ yếu được dùng đường tiêm và tốt nhất nên tiêm tĩnh mạch.
Dược động học:
Sự hấp thu benzylpenicilin thay đổi rất nhiều theo từng người bệnh. Benzylpenicilin vào máu
nhanh sau khi tiêm bắp dạng muối tan trong nước và thường đạt được nồng độ cao nhất trong vòng
15 - 30 phút.
Thuốc phân bố nhanh và đào thải nhanh, làm giảm nồng độ xuống 40 - 50 microgam/ml trong
vòng 1 giờ. Sau 4 giờ, nồng độ huyết tương giảm xuống còn 3 microgam/ml, cao hơn 10 - 100 lần
phần lớn các giá trị MIC. Vì vậy, nên tiêm thuốc 4 - 6 giờ một lần, nhưng thực tế lâm sàng cho
thấy nếu tiêm 8 giờ một lần vẫn đảm bảo đủ liều cho điều trị.
Benzylpenicilin phân bố rộng với nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thể.
Nửa đời trong huyết tương khoảng 30 - 50 phút ở người bệnh bình thường, 7 - 10 giờ ở người
bệnh suy thận và trong trường hợp suy cả gan và thận, thời gian bán thải trong huyết tương có thể
kéo dài đến 20 - 30 giờ. Do vậy, liều cho người bệnh trên 60 tuổi nên giảm khoảng 50% so với
liều người lớn, vì chức năng thận bị giảm. Khoảng 60% thuốc gắn với protein huyết tương.
Benzylpenicilin được chuyển hóa rồi bài tiết nhanh ở ống thận ra đường nước tiểu.
Chỉ định
Benzylpenicilin được chỉ định trong hầu hết các vết thương nhiễm khuẩn và các nhiễm khuẩn ở
mũi, họng, xoang mũi, đường hô hấp và tai giữa.
Nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm mủ huyết do vi khuẩn nhạy cảm.
Viêm xương tủy cấp và mạn.
Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn.

Viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm.
Viêm phổi nặng do Pneumococcus.
Tuy nhiên, khi chỉ định cần tham khảo phần "Dược lý và cơ chế tác dụng" ở trên và điều trị dựa
theo kết quả kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng.
2
Chống chỉ định
Dị ứng với các penicilin.
Tác dụng không mong muốn: Penicilin có độc tính thấp, nhưng là chất gây mẫn cảm đáng kể,
thường gặp nhất là phản ứng da, xấp xỉ 2% trong số bệnh nhân điều trị. Những phản ứng tại chỗ ở
vị trí tiêm thuốc cũng hay gặp.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Ngoại ban.
Khác: Viêm tĩnh mạch huyết khối.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Da: Mày đay.
Tương tác thuốc:
Dùng đồng thời các kháng sinh kìm khuẩn (như erythromycin, tetracyclin) có thể làm giảm tác
dụng diệt khuẩn của penicilin do làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
Nồng độ penicilin trong máu có thể kéo dài khi dùng đồng thời với probenecid do ngăn cản sự bài
tiết penicilin ở ống thận. Tương tác này có thể được dùng trong điều trị để đạt được nồng độ thuốc
trong huyết tương cao và kéo dài hơn .
Cimetidin có thể làm tăng khả dụng sinh học của penicilin.
Aspirin, indomethacin, phenylbutazon, sulfaphenazol và sulfinpyrazon kéo dài thời gian bán thải
của benzylpenicilin một cách có ý nghĩa.
Cloramphenicol có thể làm giảm tác dụng của penicilin trong điều trị viêm màng não do
Pneumococcus. Do đó phải dùng penicilin diệt khuẩn vài giờ trước khi dùng cloramphenicol.
Tác dụng của các thuốc chống đông máu dạng uống bình thường có thể làm tăng thời gian
prothrombin và gây chảy máu khi người bệnh dùng penicilin G.
Sự thải methotrexat ra khỏi cơ thể có thể bị giảm rõ rệt do dùng đồng thời với penicilin.

Dạng bào chế và biệt dược thường gặp: Dạng thuốc bột tan trong nước để tiêm: 500 000, 1, 2, 5,
10 triệu đơn vị. Có benzylpenicilin natri và benzylpenicilin kali.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
3
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
PENICILLIN V (phenoxymethyl penicillin)
Tên quốc tế, tên khoa học: acid (2S, 5R, 6 R) 3,3 dimethyl – 7- oxo – 6 ( 2 phenoxyacetamido] 4-
thia – 1- azabicyclo [3,2,0] heptan – 2 cảrboxylic
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: sinh tổng hợp
Tính chất lý hóa: Bột kết tinh trắng, khó tan trong nước, dễ tan trong EtOH 96%, không tan trong
dầu, paraffin lỏng
Phương pháp kiểm nghiệm:
ĐT: Đo IR và so sánh với phổ chuẩn
Làm phản ứng với chloroform/H
2
SO
4
đ
Tiến hành làm TCL
Xác đinh góc đo.
ĐL: Đo thủy ngân
Tác dụng và cơ chế: Phổ tác dụng giống Pen G nhưng tác dụng yếu hơn trên G+, do có nguyên
tử oxy ở chức ether hút điện tử về phía nó nên H+ không thể tác dung theo cơ chế thủy phân acid
nên PenV bề trong môi trường acid kể cả acid dịch vị, hấp thu được khi uống, đạt SKD khoảng 60
%

Dược động học:
Thuốc được hấp thu nhanh, khoảng 60% liều uống. Dạng muối calci và muối kali được hấp thu tốt
hơn dạng acid. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong 30 - 60 phút sau khi uống liều 500 mg
(800 000 đơn vị). Sự hấp thu của thuốc bị giảm khi dùng cùng thức ăn hoặc sau bữa ăn.
Nửa đời huyết tương khoảng 30 - 60 phút và có thể tăng lên 4 giờ trong trường hợp suy thận nặng.
Khoảng 80% thuốc liên kết với protein. Phenoxymethyl penicilin được chuyển hóa và bài tiết
nhanh qua nước tiểu chủ yếu bằng bài tiết ở ống thận. Thuốc được chuyển hóa ở gan, một trong
các chất chuyển hóa đã được xác định là acid peniciloic. Thuốc được bài tiết nhanh qua nước tiểu
cả ở dạng không đổi và dạng chuyển hóa. Chỉ một lượng nhỏ bài tiết qua đường mật.
Chỉ định điều trị:
Dùng thay thế Pen G trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và Tb doc ác vi khuẩn nhạy cảm gây ra./
Tác dụng không mong muốn: sốc phản vệ
Ðường tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.
Da: Ngoại ban, nổi mày đay
4
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm với Pen
Tương tác thuốc: Hấp thu của penicilin V bị giảm bởi chất gôm nhựa.
Neomycin dạng uống có thể làm giảm hấp thu của penicilin V tới 50%. Có thể do neomycin gây
hội chứng giảm hấp thu có hồi phục.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp Viên nén 125 mg, 250 mg, 500 mg có chứa penicilin V kali
(tức phenoxymethyl penicilin kali) tương đương với 200.000, 400.000, 800.000 đơn vị penicilin V. Có
loại viên nén chứa 1.000.000 đơn vị. Các tá dược thường gặp như natri carboxymethyl cellulose,
magnesi stearat và acid stearic, lactose, tinh bột.
Bột 125 mg, 250 mg để pha thành dung dịch uống có chứa penicilin V kali tương đương với 200
000 đơn vị hoặc 400.000 đơn vị/5 ml. Thành phần không hoạt tính thường được dùng bao gồm:
Acid citric, natri saccharin, natri benzoat, natri citrat, natri propionat và sacarose.
Phenoxymethyl penicilin 250 mg tương đương với 400.000 đơn vị penicilin.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức

+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
AMOXICILLIN
Tên quốc tế, tên khoa học: acid (2S, 5R, 6 R)– 6 R 2- amino ( 4 hydroxyphenyl acetamido] 3,3
dimethyl – 7- oxo 4- thia – 1- azabicyclo [3,2,0] heptan – 2 cảrboxylic
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: acyl hóa từ A6AP bằng D (-) 2 (p- hydroxyphenyl
glycin
Tính chất lý hóa:
Dạng bột tinh thể màu trắng, vị đắng, khó tan trong nước, không tan trong ether, chloroform, tan
trong các dd acid hoặc kiềm loãng ( do là 1 aa) bị phân hủy nhanh bởi độ ẩm và nhiệt độ trên 37
độ
Phương pháp kiểm nghiệm:
ĐT: đo IR, so với phổ chuẩn
TLC
5
Phản ứng với tt HCHO/H2SO4: cho màu sẫm, không màu
ĐL: đo thủy ngân, HPLC
Tác dụng và cơ chế
Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid không bị dịch vị phá hủy, có phổ tác
dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. In vitro,
amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu
khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.
gonorrheae, E. coli, và Proteus mirabilis. Cũng như ampicilin, amoxicilin không có hoạt tính với
những vi khuẩn tiết penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả các chủng
Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter.
- Không kháng β lactamase
Dược động học:

Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn,
nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin. Khi uống cùng liều lượng
như ampicilin, nồng độ đỉnh amoxicilin trong huyết tương cao hơn ít nhất 2 lần.
Amoxicilin phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tủy,
nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicilin lại khuếch tán vào dễ dàng. Tăng liều gấp đôi
có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Amoxicilin uống hay tiêm đều cho
những nồng độ thuốc như nhau trong huyết tương. Nửa đời của amoxicilin khoảng 61,3
phút, dài hơn ở trẻ sơ sinh, và người cao tuổi. ở người suy thận, nửa đời của thuốc dài
khoảng 7 - 20 giờ.
Khoảng 60% liều uống amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ. Probenecid
kéo dài thời gian thải của amoxicilin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật
và một phần thải qua phân.
Chỉ định điều trị:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết
penicilinase và H. influenzae. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Bệnh lậu. Nhiễm
khuẩn đường mật. Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với
amoxicilin.
Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.
6
Tác dụng không mong muốn: Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra liên
quan đến việc dùng amoxicilin.
Ngoại ban (3 - 10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens - Johnson.
Tương tác thuốc:
Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc
sau bữa ăn.
Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.

Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của
ampicilin, amoxicilin.
Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như
cloramphenicol, tetracyclin
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp:
Nang 250 mg, 500 mg amoxicilin, dạng trihydrat.
Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g amoxicilin, dạng trihydrat.
Bột để pha hỗn dịch: Gói 250 mg amoxicilin dạng trihydrat.
Bột pha tiêm: Lọ 500 mg và 1 g amoxicilin dạng muối natri.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
CEPHALEXIN
Tên quốc tế, tên khoa học: acid 7 (α amino αphenylacetamido) 3 methylcephem – 4- carboxylic
monohyrat.
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Tổng hợp hóa học
Tính chất lý hóa: Bột kết tinh trắng hơi có mùi lưu huỳnh. Tan ít trong nước, tan trong các dd
kiềm loãng, không tan trong EtOH
Phương pháp kiểm nghiệm:
7
- ĐT: Tiến hành TCL
Phản ứng với formol/H2SO4 cho màu vàng nhạt, vàng thẫm
Đo độ hấp thụ của dụng dịch
Đo góc alpha
Thử N, N dimethylamin bằng GC
ĐL: Bằng HPLC

Tác dụng và cơ chế:
Cefalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng
hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Cefalexin là kháng sinh uống, có phổ kháng khuẩn như các cephalosporin
thế hệ 1.
Cefalexin bền vững với penicilinase của Staphylococcus, do đó có tác dụng với cả các chủng
Staphylococcus aureus tiết penicilinase kháng penicilin (hay ampicillin)
Cefalexin cũng có tác dụng trên đa số các E. coli kháng ampicillin.
Dược động học
Cefalexin hầu như được hấp thu hoàn toàn ở đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết
tương vào khoảng 9 và 18 microgam/ml sau một giờ với liều uống tương ứng 250 và 500 mg; liều
gấp đôi đạt nồng độ đỉnh gấp đôi. Uống cefalexin cùng với thức ăn có thể làm chậm khả năng hấp
thu nhưng tổng lượng thuốc hấp thu không thay đổi. Nửa đời trong huyết tương ở người lớn có
chức năng thận bình thường là 0,5 - 1,2 giờ, nhưng ở trẻ sơ sinh dài hơn (5 giờ); và tăng khi chức
năng thận suy giảm.
Cefalexin phân bố rộng khắp cơ thể, nhưng lượng trong dịch não tủy không đáng kể. Cefalexin
qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Cefalexin không bị chuyển hóa. Thể
tích phân bố của cefalexin là 18 lít/1,78 m
2
diện tích cơ thể. Khoảng 80% liều dùng thải trừ ra
nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ đầu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận; với liều 500
mg cefalexin, nồng độ trong nước tiểu cao hơn 1 mg/ml. Probenecid làm chậm bài tiết cefalexin
trong nước tiểu. Có thể tìm thấy cefalexin ở nồng độ có tác dụng trị liệu trong mật và một ít
cefalexin có thể thải trừ qua đường này.
Cefalexin được đào thải qua lọc máu và thẩm phân màng bụng (20% - 50%).
Chỉ định
Cefalexin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, nhưng không
chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mạn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn.
8
Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amiđan hốc và

viêm họng. Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Ðiều trị dự phòng
nhiễm khuẩn đường niệu tái phát. Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa. Nhiễm khuẩn da, mô mềm và
xương. Bệnh lậu (khi penicilin không phù hợp). Nhiễm khuẩn răng. Ðiều trị dự phòng thay
penicilin cho người bệnh mắc bệnh tim phải điều trị răng.
Chống chỉ định
Cefalexin không dùng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Không dùng cephalosporin cho người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm
trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
Tác dụng không mong muốn:
Tỉ lệ phản ứng không mong muốn khoảng 3 - 6% trên toàn bộ số người bệnh điều trị.
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Da: Nổi ban, mày đay, ngứa.
Gan: Tăng transaminase gan có hồi phục.
Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi.
Da: Hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell),
phù Quincke.
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật.
Tiết niệu - sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận kẽ có hồi phục.
Tương tác thuốc: Dùng cephalosporin liều cao cùng với các thuốc khác cũng độc với thận, như
aminoglycosid hay thuốc lợi tiểu mạnh (ví dụ furosemid, acid ethacrynic và piretanid) có thể ảnh
hưởng xấu tới chức năng thận
Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng thời gian bán thải của cefalexin. Tuy
nhiên, thường không cần phải quan tâm gì đặc biệt. Tương tác này đã được khai thác để điều trị
bệnh lậu
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp:
Thuốc uống cefalexin là dạng ngậm một phân tử nước hoặc dạng hydroclorid. Liều được biểu thị
theo số lượng tương đương của cefalexin khan. Nang và viên nén 250 mg, 500 mg; viên nén 1 g.
Nhũ dịch 125 mg, 250 mg/5 ml (sau khi pha thêm nước cho chế phẩm). Siro 250 mg, 500 mg/5 ml
(sau khi pha thêm nước cho chế phẩm). Thuốc giọt dùng cho trẻ em 125 mg/1,25 ml (sau khi pha

thêm nước cho chế phẩm).
9
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
CEFUROXIME NATRI
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Tổng hợp hóa học
Tính chất lý hóa: bột kết tinh trắng, hút ẩm. Tan trong nước, rất ít tan trong ethanol
Phương pháp kiểm nghiệm:
ĐT: Tiến hành TLC
Phản ứng với formaldehyde/ H2SO4 được các màu nâu nhạt, nâu đỏ
Đo góc alpha
ĐL: HPLC
Tác dụng và cơ chế: Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi
khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu (các protein gắn penicilin). Nguyên nhân
kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn
penicilin.
Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh
thông thường, kể cả các chủng tiết beta - lactamase/ cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram
dương và Gram âm. Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta - lactamase của vi khuẩn
Gram âm.
Dược động học:
Sau khi uống, cefuroxim axetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở
niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxim vào hệ tuần hoàn. Thuốc được hấp thu tốt
nhất khi uống trong bữa ăn. Nồng độ đỉnh của cefuroxim trong huyết tương thay đổi tùy theo dạng
viên hay hỗn dịch.

Muối natri được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Nống độ đỉnh trong huyết tương
khoảng
27 microgam/ml đạt được vào khoảng 45 phút sau khi tiêm bắp 750 mg, và nồng độ đỉnh trong
10
huyết tương khoảng 50 microgam/ml đạt được vào khoảng 15 phút sau khi tiêm tĩnh mạch 750
mg. Sau liều tiêm khoảng 8 giờ, vẫn đo được nồng độ điều trị trong huyết thanh.
Có tới 50% cefuroxim trong hệ tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc
trong huyết tương khoảng 70 phút và dài hơn ở người suy thận và ở trẻ sơ sinh.
Cefuroxim phân bố rộng khắp cơ thể, kể cả dịch màng phổi, đờm, xương, hoạt dịch và thủy dịch.
Thể tích phân bố biểu kiến ở người lớn khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 9,3 - 15,8 lít/1,73 m
2
.
Cefuroxim đi qua hàng rào máu não khi màng - não bị viêm. Thuốc qua nhau thai và có bài tiết
qua sữa mẹ.
Cefuroxim không bị chuyển hóa và được thải trừ ở dạng không biến đổi, khoảng 50% qua lọc cầu
thận và khoảng 50% qua bài tiết ở ống thận. Thuốc đạt nồng độ cao trong nước tiểu. Sau khi tiêm,
hầu hết liều sử dụng thải trừ trong vòng 24 giờ, phần lớn thải trừ trong vòng 6 giờ. Probenecid ức
chế thải trừ cefuroxim qua ống thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương tăng cao và
kéo dài hơn. Cefuroxim chỉ thải trừ qua mật với lượng rất nhỏ.
Nồng độ cefuroxim trong huyết thanh bị giảm khi thẩm tách.
Chỉ định
Thuốc tiêm cefuroxim natri được dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nặng đường hô hấp dưới (kể cả
viêm phổi), nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn thể nặng niệu
- sinh dục, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Cefuroxim
natri cũng được tiêm để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật.
Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin
Tác dụng không mong muốn:
Toàn thân: Ðau rát tại chỗ và viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền, sốc phản vệ, nhiễm
nấm candida

Tiêu hóa: Ỉa chảy, nôn, buồn nôn
Da: Ban da dạng sần, nổi mày đay, ngứa
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm Coombs
dương tính.
Tương tác thuốc:
Giảm tác dụng: Ranitidin với natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim axetil. Nên
dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H
2
, vì những
thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.
11
Tăng tác dụng: Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ
cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
Tăng độc tính: Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp
Cefuroxim natri: Dạng thuốc tiêm, liều biểu thị theo số lượng tương đương của cefuroxim.
Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.
Dung môi pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: Nước cất pha tiêm.
Dung môi pha truyền tĩnh mạch liên tục: Thuốc tiêm natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5%,
thuốc tiêm dextrose 10%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5% và
natri clorid 0,45% và thuốc tiêm natri lactat M/6.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
CEFOTAXIM NATRI
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: bán tổng hợp

Tính chất lý hóa: Háo nước, dễ tan trong nước
Phương pháp kiểm nghiệm:
Tiến hành TLC
Đo UV
Đo góc alpha
ĐL: HPLC
Tác dụng và cơ chế:
Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Cefotaxim dạng
muối natri được dùng tiêm bắp. Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm. Nửa đời của cefotaxim
trong huyết tương khoảng 1 giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetylcefotaxim khoảng 1,5
giờ. Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời của thuốc kéo dài hơn ở trẻ
sơ sinh và ở người bệnh bị suy thận nặng. Bởi vậy cần phải giảm liều lượng thuốc ở những đối
12
tượng này. Không cần điều chỉnh liều ở người bệnh bị bệnh gan. Cefotaxim phân bố rộng khắp ở
các mô và dịch. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt mức có tác dụng điều trị, nhất là khi viêm
màng não. Cefotaxim đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Ở gan, cefotaxim chuyển hóa một phần thành desacetylcefotaxim và các chất chuyển hóa không
hoạt tính khác. Thuốc đào thải chủ yếu qua thận. Probenecid làm chậm quá trình đào thải, nên
nồng độ của cefotaxim và desacetylcefotaxim trong máu cao hơn và kéo dài hơn. Có thể làm giảm
nồng độ thuốc bằng lọc máu. Cefotaxim và desacetylcefotaxim cũng còn có ở mật và phân với
nồng độ tương đối cao.
Chỉ định
Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe
não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria
monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong
ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội
soi, mổ lấy thai.
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với cephalosporin và mẫn cảm với lidocain (nếu dùng chế phẩm có lidocain).
Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tiêu hóa: Ỉa chảy, Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như
Pseudomonas aeruginosa
Tại chỗ: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
Máu: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính.
Toàn thân: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.
Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile.
Gan: Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.
Tương tác thuốc
Cephalosporin và colistin: Dùng phối hợp kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin với colistin (là
kháng sinh polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
Cefotaxim và penicilin: Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ
nếu dùng cefotaxim đồng thời azlocilin.
13
Cefotaxim và các ureido - penicilin (azlocilin hay mezlocilin): dùng đồng thời các thứ thuốc này
sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở
người bệnh bị suy chức năng thận. Phải giảm liều cefotaxim nếu dùng phối hợp các thuốc đó.
Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporin.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp
Lọ 0,5 g; 1 g; 2 g bột thuốc, kèm ống dung môi để pha.
Lọ thuốc nước để tiêm tương ứng với 250 mg, 500 mg và 1 g cefotaxim.
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
CEFTRIAXON NATRI
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: bán tổng hợp

Tính chất lý hóa: Dạng muối dinatri có màu từ trắng đến vàng nhạt, dễ tan trong nước
Phương pháp kiểm nghiệm:
Tiến hành TCL,
Phản ứng với formaldehyde/ H2SO4 cho màu vàng xanh và vàng
ĐL: HPLC
Tác dụng và cơ chế:
Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác
dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon bền vững với
đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram
dương
Dược động học Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy được sử dụng qua đường
tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%.
Nồng độ huyết tương tối đa đạt được do tiêm bắp sau 2 - 3 giờ. Ceftriaxon phân bố rộng khắp
trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 85 - 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương và tùy thuộc
vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 - 13 lít và độ thanh thải
14
huyết tương là 10 - 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 - 12 ml/phút. Nửa đời
trong huyết tương xấp xỉ 8 giờ. ở người bệnh trên 75 tuổi, nửa đời dài hơn, trung bình là 14 giờ.
Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người
bệnh thẩm phân. Khoảng 40 - 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua
thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng qua phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa
bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh.
Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận được tăng lên và ngược lại nếu
chức năng thận bị giảm thì sự bài tiết qua mật tăng lên.
Chỉ định
Ceftriaxon chỉ nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Cần hết sức hạn chế sử dụng các
cephalosporin thế hệ 3.
Các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon kể cả viêm màng não, trừ thể do
Listeria monocytogenes, bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm
phổi, lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn

da.
Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp (như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ
bụng).
Chống chỉ định
Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.
Với dạng thuốc tiêm bắp thịt: Mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng
Tác dụng không mong muốn: tần xuất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.
Tiêu hóa: Ỉa chảy. Viêm đại tràng có màng giả.
Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban.
Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù, Ðau đầu, chóng mặt, phản vệ.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Da: Nổi mày đay. Ban đỏ đa dạng.
Tiết niệu - sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
Tương tác thuốc: Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin,
colistin, furosemid.
Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận
15
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp: Lọ 250 mg, 500 mg, 1 g dạng bột để tiêm bắp hoặc tĩnh
mạch, có ống dung môi kèm theo. Dung môi để tiêm bắp chứa 1% lidocain. Dung môi tiêm tĩnh
mạch chứa nước cất vô khuẩn.
Lọ 2 g dạng bột để tiêm truyền

+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
Các quy chế liên quan
+ Quy chế nhãn
+ Quy chế gây nghiện
+ Quy chế thuốc hướng thần
16

×