Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giới thiệu Viện hải dương học, thắng cảnh Hòn Chồng, tháp Bà Ponagar, chợ Đầm và đặc sản Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.31 KB, 15 trang )

 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THUYẾT MINH
Giới thiệu Viện Hải Dương Học, thắng cảnh Hòn Chồng, Tháp Bà
Ponagar, chợ Đầm, đặc sản Nha Trang
 Viện Hải Dương Học
- Địa chỉ: số 01, Cầu Đá, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Giới thiệu viện:
+ Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Hải dương học nghề cá Đông dương -
tiền thân của Viện Hải Dương Học ngày nay đã được thành lập. Trải qua
hơn 90 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp
được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh
phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được
công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học, về vật lý hải
dương, về sinh thái môi trường, về địa chất địa mạo biển, về hóa học biển
và về hóa sinh. Qua đó, có thể thấy được Viện Hải Dương Học đã góp
phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước.
- Sự thành lập và phát triển
+ Sở Hải dương học nghề cá Đông dương nâng cấp lần thứ nhất thành
Viện Hải dương học Đông dương vào năm 1930, với mục tiêu là “Khảo
sát điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật, kết hợp với việc đánh cá ở
biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa
(Spratly) và biển Hồ ở Campuchia để xác định chiến lược cho nghề khai
thác cá ở Đông Dương. Đồng thời triển khai nghiên cứu các công nghệ
chế biến và nuôi trồng hải sản”. Chính vì mục tiêu có tính chiến lược đó
nên Viện đã đuợc xây dựng tại Nha Trang, địa điểm lý tưởng để triển
khai các nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác Biển Đông.
+ Năm 1952, Viện Hải dương học Đông Dương đổi tên thành Hải học
viện Nha Trang, khi có quyết định của Chính phủ Pháp bàn giao cho
Chính quyền miền Nam đương thời (1954).
+ Sau khi Việt Nam thống nhất, Hải học viện Nha Trang, Viện Nghiên
cứu biển Hải Phòng được sát nhập thành một Viện thống nhất lấy tên là
Viện Nghiên cứu biển Nha Trang.


+ Đến năm 1993, Viện Hải dương học bao gồm tất cả các cơ quan nghiên
cứu biển trên toàn quốc, Viện được tổ chức thành một viện chính ở Nha
Trang và hai phân viện ở Hải Phòng và Hà Nội.
Giờ mở cửa: 6h - 18h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.
Giá vé vào cửa: Áp dụng từ 15/11/2012
 Người lớn: 30.000 đồng/người/lượt.
 Sinh viên:15.000 đồng/người/lượt.
 Học sinh: 7.000 đồng/người/lượt.
 Thuyết minh : Nếu có nhu cầu liên hệ với nhân viên bảo tàng.
 Không thu phí tham quan Bảo tàng Hải dương học đối với khách
tham quan là người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc
trẻ em có chiều cao dưới 1,2m.
 Giảm 50% mức phí tham quan Bảo tàng Hải dương học đối với các
trường hợp: Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ
văn hoá; Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng theo quy định.
- Lịch sử Bảo tàng Hải Dương Học
+ Bảo tàng Hải dương học Việt Nam do Viện Hải dương học quản lý
điều hành và tổ chức hoạt động. Tiền thân của Bảo tàng Hải dương học
hiện nay là Bảo tàng Sinh vật biển, được người Pháp xây dựng đồng thời
với Viện Hải Dương Học Nha Trang (1923). Bảo tàng Hải dương học
Việt Nam là một trong những bảo tàng tự nhiên có giá trị và bề dày lịch
sử của Việt Nam.
+ Bảo tàng Hải dương học là nơi lưu giữ các hiện vật (sinh vật và phi
sinh vật) thu được từ trước đến nay ở biển, là nơi chứa đựng các chứng
nhân qua trọng của biển ở khắp mọi nơi và qua nhiều thời đại. Ngày nay
Bảo tàng Hải dương học còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng nhiều loài sinh vật
biển để tìm hiểu điều kiện sinh thái, sinh học, … của chúng.
+ Nhiều chuyên gia đã đánh giá rất cao về số lượng mẫu vật đã thu thập
được, và trước đây Bảo tàng này được đánh giá là một bảo tàng lớn vào
bậc nhất của vùng Đông Nam Châu Á.

- Aquarium
+ Hệ thống Aquarium của Bảo tàng Hải dương học hiện nay được bố trí
trong một không gian diện tích 5000 m
2
với một quần thể bao gồm các hồ
nuôi sinh vật biển thường xuyên nuôi hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu
và rất có giá trị (các loại Rùa biển, cá Mập, cá Đuối, cá Chình, cá Mú,
san hô sống với các loại cá cảnh biển, tôm Hùm, …) phục vụ nghiên cứu,
tham quan cũng như giáo dục cộng đồng.
- Khu đa dạng sinh vật biển
+ Khu trưng bày đa đạng sinh vật biển được xem là bộ phận có ý nghĩa
nhất làm nên nét đặc trưng cho Bảo tàng Hải dương học trong hệ thống
các bảo tàng ở Việt Nam.
+ Khu trưng bày đa dạng là nơi đang trưng bày, bảo quản bộ mẫu sinh
vật biển – nguồn di sản biển lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nơi đây đang
lưu giữ và bảo tồn một bộ mẫu sinh vật biển lớn và quý với khoảng
23.000 mẫu thuộc 5.000 loài (thuộc các nhóm: thực vật biển, Hải miên,
Ruột khoang, Thân mềm, Giáp xác, Da dai, Cá, Bò sát, Thú biển). Bộ
mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam và các
vùng nước lân cận. Ngoài những mẫu có giá trị khoa học, Bảo tàng còn
lưu giữ nhiều mẫu quí hiếm như: Cá Tầm, Cua Vua, Cá Mặt trăng đuôi
nhọn, Trai khổng lồ nặng 145kg, Mực bay khổng lồ, Cá Ông Chuông,
Hải Cẩu v.v…
+ Tháng 10/2012 Bảo tàng Hải dương học được Trung tâm sách kỷ lục
Việt Nam (VietKings) chính thức xác lập và công bố “Nơi lưu trữ bộ
mẫu sinh vật biển lớn nhất”.
- Khu trưng bày mẫu vật lớn
+ Các mẫu vật được sưu tầm và tìm kiếm từ nhiều năm qua. Ba mẫu vật
lớn được bố trí trong một không gian rộng tới 200 m
2

đã trở thành một
điểm nhấn đặc biệt ấn tượng trong hành trình tham quan Bảo tàng Hải
dương học. Bộ xương cá Voi lưng gù khổng lồ (dài 18 mét, nặng 10 tấn)
đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất là hơn 200
năm nay; Bộ xương Bò biển, đây là loài thú biển quí hiếm đang có nguy
cơ bị tuyệt chủng; Cá Nạng Hải nặng gần 1 tấn, dài 3,5m, rộng 5m.
- Rừng ngập mặn
+ Ngoài các hồ nuôi dưỡng sinh vật sống và hệ thống trưng bày mẫu vật,
trong khuôn viên tham quan của Bảo tàng Hải dương học còn có một khu
rừng ngập mặn với diện tích khá khiêm tốn (khoảng 120 m
2
) nhưng bạn
sẽ có cảm giác như đang đứng trong một khung cảnh hoang dã của một
khu rừng ngập mặn ỏ ngoài tự nhiên. Các bạn cũng có thể nhìn thấy
những tán cây sum xuê với những bộ rễ đặc trưng của các loài cây ở rừng
ngập mặn.
- Ngoài ra, Bảo tàng Hải Dương học còn trưng bày rất nhiều bộ sưu tập các
hiện vật sinh vật biển vô cùng độc đáo và đặc sắc như Bộ sưu tập mẫu
Địa chất biển, Bộ sưu tập các trang thiết bị nghiên cứu biển,…
 Hòn Chồng
- Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng thuộc phường Vĩnh
Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đứng trên Hòn Chồng
quý khách sẽ nhìn thấy Hòn Yến, Hòn Tre, cảng Cầu Đá và Vịnh Nha
Trang xinh đẹp.
- Nằm nhô ra biển, không gian của Hòn Chồng gần như tách biệt với
không gian nhộn nhịp của phố phường. Ngoài ra, nơi đây cũng là một
trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất.
- Hòn Chồng là một trong những điểm tham quan khá hấp dẫn của thành
phố biển Nha Trang (Khánh Hòa). Bất cứ du khách nào đến đây đều rất
hứng thú khi nghe những câu chuyện xung quanh về quần thể đá Hòn

Chồng. Điều kỳ lạ hấp dẫn du khách là những tảng đá lớn nằm chồng
chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể nào xô
ngã được.
- Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con
cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi. Ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì
vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy.
- Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này
ngoạn cảnh, gặp những nàng tiên đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm
và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp
đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ
năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên.
- Lại cũng có thêm một truyền thuyết khác nói về Hòn Chồng: Xưa kia,
nơi đây vốn còn những vách đá cao và dựng đứng. Một ngày nọ, có một
chiếc thuyền của đôi vợ chồng trẻ bị sóng to gió lớn đánh trôi dạt vào cửa
biển này. Sóng xô thuyền đụng vào vách đá vỡ tung. Sóng lớn cuốn lôi
người vợ ra xa. Người chồng vội lao ra kéo người vợ vào nhưng sóng
càng lúc càng mạnh. Người chồng một tay dìu vợ, một tay bám được vào
vách đá. Vốn đã chênh vênh muốn đổ, nay lại thêm sức mạnh của người
chồng bám vào nên vách đá đổ ào xuống biển và nhấn chìm cả đôi vợ
chồng trẻ bất hạnh. Họ chết đi nhưng dấu bàn tay của người chồng còn
hằn sâu trong đá và giữ mãi với thời gian.
- Có nhiều dị bản gắn với bãi đá Hòn Chồng và dấu vết trên phiến đá. Song
đó là điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây. Khu
vực bãi đá Hòn Chồng mang nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng
mới chỉ được đưa vào khai phá để phát triển du lịch. Trước đây, nếu đến
Hòn Chồng du khách phải vượt đồi dốc và đi lòng vòng mới đến nơi.
Nhưng bây giờ, đường Trần Phú đã được nối dài đi ngang qua đường vào
đồi La San. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo bờ biển
hướng về Đông Bắc là đến Hòn Chồng. Con đường đến Hòn Chồng giờ
khá thơ mộng, bởi một bên là biển cả với những dải cát vàng trải dài một

bên là những công trình kiến trúc đẹp luôn tấp nập người qua lại.
- Đã có nhiều công ty du lịch tổ chức các trò chơi tập thể gắn với bãi đá,
ngọn đồi và bãi biển nơi đây tạo sự hứng thú cho du khách. Còn những
người yêu thiên nhiên đến đây để ngắm cảnh.
 Tháp Bà Ponagar
- Khu di tích Tháp Bà Ponagar,Nha Trang,Khánh Hoà là một trong những
quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn
nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ
8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại
Vương quốc Chăm Pa cổ.
- Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao
khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái , cách trung tâm
thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh
Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình
kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng
23 mét.
- Truyền thuyết của người Chăm:
+ Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay
Bà Đen mà nguời Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần
được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất,
sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một
mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có
38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người
được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới
ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai
Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần
Manthit (Phan Thiết).
- Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn
thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người
Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi

đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
- Truyền thuyết của người Việt:
+ Theo truyền thuyết, ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có hai vợ
chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Suốt một
thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ông lão rình và một
hôm bắt gặp một cô bé khoảng 9 -10 tuổi hái dưa rồi chơi đùa dưới trăng.
Thấy cô bé dễ thương, ông bèn đem về nuôi và thương yêu như con ruột.
+ Hôm đó, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá
chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vui.
Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều lớn tiếng rầy
la. Không ngờ cô bé là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng lai. Đang
buồn lại chợt nhìn thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, thiều nữ bèn
hiến thân vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩy.
Khúc Kỳ Nam trôi ra biển rồi tấp vào nơi gần cung đình, hương toả ngào
ngạt. Người dân trong vùnglấy làm lạ kéo đến xem. Thấy gỗ tốt, họ bèn
xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc
thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nhẹ như tờ giấy, chàng liền đem về
cung và nâng niu như báu vật.
+ Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng
nơi để khúc Kỳ Nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng
phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay ra. Những đêm sau đó, thái tử vẫn
tiếp tục theo dõi
+ Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc Kỳ Nam bước ra một giai nhan
tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp
vào khúc Kỳ Nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết tên là
Thiên Y Ana. Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ
hoàng xin cưới làm vợ. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, sinh được hai
con - một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê
hương thúc giục, Thiên Y bế hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y
xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy
nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt
ra các lễ nghi
+ Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một
thêm phong lưu. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống,
Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời Nhân dân nhớ ơn bà đã xây
tháp tạc tượng thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 23/3 Âm lịch đều làm lễ
dâng hoa.
- Kiến trúc:
+ Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po
Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ
thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của
thần Shiva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình
thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6
m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn
nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến
đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết
hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất
đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di
tích còn có một số tượng người, tượng thú Trên đỉnh tháp có tượng thần
Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên
nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình
điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi
săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên
cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có
khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp
tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar
với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay
khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở

bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
+ Các tháp khác thờ: thần Shiva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ
giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần
Shiva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 m là một ngôi tháp
khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 m, có thể là tháp thờ
thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn.
Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là
tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Thực ra, linga
tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh
thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình
bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng
cho Rudra (hay còn gọi là Shiva).
+ Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn
bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những
tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được
dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu
khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga.
Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân
Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật
cúng dường bằng vàng và bạc.
+ Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố
này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei,
gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.
+ Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ
7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là
Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa
nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông
Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số
tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
 Chợ Đầm

- Nếu TP. Hồ Chí Minh có chợ Bến Thành, Hà Nội có chợ Đồng Xuân, Đà
Lạt có chợ Đà Lạt để tự hào, thì Nha Trang có chợ Đầm. Chợ Đầm (tên
chính thức là Trung tâm Thương mại Nha Trang) là điểm đến có trong
hầu hết chương trình tour và được du khách nhớ tới, bởi nơi đây không
chỉ bán những mặt hàng thiết yếu mà còn tập trung rất nhiều đồ lưu niệm
và sản vật địa phương phục vụ du lịch.
- Gọi tên chợ Đầm vì chỗ đất dựng chợ ngày nay trước kia vốn là một cái
đầm từ cửa sông Cái ăn sâu vào đất liền, phía dưới Hà Ra. Đầm rộng
khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ đầm là nhà ở của nhân dân, hầu hết là dân
nghèo với những ngôi nhà lụp xụp, chen chúc nhau.
- Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ
cũ được xây cất vào khoảng năm 1908, thường gọi là chợ Đầm hay chợ
Cửa (chỉ nơi cửa sông). Dần dần với số dân gia tăng của thành phố,
khuôn khổ chợ cũ không còn thích hợp, việc phát triển buôn bán và phát
triển nhà ở ngày càng lộn xộn, chật hẹp kém mỹ quan và thiếu vệ sinh,
thậm chí gây nhiều dịch bệnh cho thành phố. Trước tình hình đó, việc
quy hoạch lại khu chợ này trở nên cấp thiết.
- Năm 1961, Ty Kiến thiết Khánh Hòa lập một dự án đại cương về quy
hoạch lại khu vực chợ này, xây một ngôi chợ hình tròn thay thế cho chợ
cũ. Đồ án sơ bộ này do Kiến trúc sư Lê Anh Kim phác họa.
- Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê
Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có
mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Chính đồ án này được coi là cốt
lõi cho việc xây cất ngôi chợ sau này.
- Cả hai đồ án chưa được thực hiện thì đêm 16-9-1968 xảy ra vụ hỏa hoạn
lớn chưa từng có: 126 ngôi nhà bị cháy rụi. Tình thế trở nên cấp bách:
Một đồ án xây dựng khu vực chợ với quy mô mới, toàn diện hơn được
hình thành, có sự phối hợp của nhiều ngành hữu trách: lấp toàn bộ đầm,
xây cất ngôi chợ mới cùng hai thương xá và chung cư, làm lại đường sá,
hệ thống cống rãnh thoát nước…

- Ngày 12-4-1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch. Sau 6
tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn.
- Dựa theo đồ án của Kiến trúc sư Lê Quý Phong được thiết kế từ hơn 4
năm trước, các Kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Hiệp, Kỹ sư Nguyễn
Xuân Phương cải tiến và bổ sung thêm một số chi tiết. Ngôi nhà chính ở
trung tâm chợ được xây cất theo hình tròn, mái xếp thành hình chữ V
tượng trưng cho bông sen và những cánh sen, đường kính của ngôi nhà
66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt
và tầng lầu rộng tới 5.270 m
2
, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000
khách ra vào mua bán. Hai cao ốc này được khởi công xây dựng đầu năm
1970 và hoàn thành vào cuối năm 1972. Ngôi nhà tròn và toàn bộ khu
chợ được hoàn thành, đưa vào khai trương sử dụng năm 1974.
- Tiếc thay, thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì những ngày cuối
tháng 3-1975, trước sức tiến công và nổi dậy của quân và dân ta, quân
đội VNCH rút chạy từ Tây Nguyên và các nơi khác đổ về đã ngang nhiên
cướp phá chợ Đầm, phóng lửa đốt chợ. Ngôi nhà tròn như một bông sen
lớn mới nở giữa lòng thành phố bị xám đen, sập đổ hư hỏng nặng, không
sử dụng được nữa. Chợ Đầm vẫn tiếp tục nhóm họp nhưng mỹ quan và
trật tự bị giảm sút nhiều. Một kế hoạch tu sửa lại toàn bộ ngôi nhà tròn và
quy hoạch tổng thể khu chợ được xây dựng và triển khai với sự tham gia
của Viện Thiết kế xây dựng và Ty Xây dựng tỉnh. Ngày 3-2-1980, nhân
kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh
Thân, lễ chính thức khai trương Cửa hàng Bách hóa tổng hợp Chợ Đầm
với diện tích sử dụng là toàn bộ hai tầng của ngôi nhà tròn được sửa chữa
lại khang trang và đẹp đẽ hơn xưa được tổ chức trọng thể với nhiều quan
khách trong và ngoài tỉnh cùng hàng ngàn đồng bào tham dự.
- Ngày nay, ai đã có dịp đi trên máy bay từ thủ đô Hà Nội vào Nha Trang,
từ trên nhìn xuống, cả thành phố như một lẵng hoa lớn đặt bên bờ biển

xanh sẽ nhận ra trong lẵng hoa đó có một bông sen đang nở, đó chính là
chợ Đầm Tròn và vị trí bông sen là điểm gần giữa đầm mấy chục năm về
trước.
 Đặc sản Nha Trang
1. Bánh canh chả cá Nha Trang:
Có 2 loại chả cá: hấp và chiên. Người thích ăn chả chiên thì cho rằng nó dậy
mùi thơm đặ biệt, người thích ăn chả hấp lại nghiện vị ngọt của nó. Nhưng
dù là món nào thì những miếng chả luôn dai, mềm, ngọt và sẽ đậm đà hơn
khi bạn chấm thêm một chút nước mắm tỏi ớt đậm đặc. Miếng chả là nguyên
liệu chính của bánh canh hay bún cá. Sau khi đã lọc hết thịt, xương cá được
dùng để ninh lấy nước, làm nên vị ngọt đặc trưng. Nếu bạn ăn bún cá, trước
khi ăn đừng quên cho thêm vào ít hành tây, cà chua và hãy ăn kèm với rau
sống.
2. Bánh căn Nha Trang:
Bánh căn nguyên liệu chính làm từ bột gạo, bánh được làm từ khuôn đất sét
làm bánh khọt của người miền nam. Trước tiên người làm bánh sẽ làm bột
bánh căn bằng cách hòa bột vào với nước,có thể cho thêm trứng gà hoặc
trứng cút vao khuôn và đậy nắp lại chò bánh chín thì vớt ra.bánh được bán
theo cặp.thoạt đầu nhìn bánh căn và bánh khọt rất giống nhau nhưng bánh
căn lại không dùng dầu, không ngậy và giòn như bánh khọt.
3. Yến sào:
Yến Nha Trang là một trong những đặc sản nổi tiếng chất lượng và bổ
dưỡng. Nha Trang vùng đất cư ngụ cả hàng ngàn con chim yến về đây làm
tổ. Khi đi du lịch, bạn nên ghé qua vài nơi mua về làm quà cho gia đình hoặc
người thân.
4. Gỏi ốc:
Ốc Giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển miền Trung,
đặc biệt là ở Phan Thiết. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc Giác
người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác
luộc.

Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng
chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sắn rất ngon.Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc
giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần
cổ) cũng luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành
tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt.
Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn
với nhau rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng .Ốc giác
mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt
hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt đã lâu ngày, thịt có mùi hôi.
5. Bánh xèo mực:
Từ tháng 2-8 Âm lịch hàng năm, ngư dân đánh mực mành chong từ tối, sáng
ra đã có sản phẩm tươi ngay bãi biển. Bánh xèo mực Nha Trang có kích
thước giống như chúng ta thường thấy bán ở vỉa hè Sài Gòn nhưng hấp dẫn
và chất lượng hơn nhiều. Ngoài những thành phần bắt buộc, thì nguyên liệu
chính để tạo nên “tên tuổi” cho món đặc sản này là mực ống và tôm tươi
6. Nem nướng Nha Trang:
Nem gồm có 2 loại: nem chua và nem nướng. Mỗi thứ nem có vị ngon riêng,
tuy nhiên, ngồi bên bếp than hồng, chưa ăn đã gửi thấy mùi thơm ngọt ngào
của thịt nướng, man mát của đủ thứ rau sống khiến món nem nướng hấp dẫn
thực khách hơn. Còn nem chua được ưa thích để mua làm quà mỗi khi rời xa
thành phố Nha Trang. Nước chấm được pha chế với công thức riêng từ hỗn
hợp thịt heo băm, nếp giã nhuyễn, tương, đường, nước mắm, muối, tỏi, và
một số gia vị khác làm nên món nem cực kì hấp dẫn dạ dày thực khách.
7. Sá sùng:
Đây là món không được nhiều người biết đến ngoại trừ dân biển, vì sá sùng
sống trong cát của những bải biển khá nhiều. Sá sùng rất đắt, vì quá trình bắt
không đơn giản, có khi lên đến 3.5 triệu đồng cho 1 kg sá sùng khô và từ
300-500VND cho 1 kg sá sùng tươi trong các nhà hàng khách sạn khu vực.
Nhưng thịt sá sùng thì ngon cực kỳ. Sá sùng được chế biến rất công phu
như: tươi thì nấu xáo, làm canh; khô thì tẩm ướp nướng, nấu cháo, phở.

8. Mực một nắng:
Món là như một món được rất nhiều dân sành ăn và dân nhậu yêu thích đến
nghiện. Mực một nắng vừa dòn, vừa ngọt tới từng thớ thịt. Khi nướng lên
mùi thơm phưng phức đến không thể cưỡng lại. Ven biển Nha Trang bán rất
nhiều, nhưng khi mua bạn nên dò và trả giá, vì đặc sản ở đây bán thách khá
nhiều, nếu không bạn sẽ bị hố to đấy.

×