Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

bài giảng văn hóa việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 187 trang )

i




BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING



Vũ Thu Hiền


BÀI GIẢNG
VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO BẬC ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY)




Mã số học phần:
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 15 tiết
Bài tập, thảo luận: 30 tiết







TP. HCM, năm 2014




BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2014
ii

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: Vũ Thu Hiền
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học Tài chính Marketing, khoa Du Lịch
Địa chỉ liên hệ: 137D, Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: 0906 86 86 41 Email:
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Văn hóa Việt Nam và thế giới
Tên tiếng Anh: Vietnamese and World Culture
- Mã học phần:
- Số tín chỉ (lên lớp/thực hành/tự nghiên cứu): 02
- Áp dụng cho ngành/chuyên ngành đào tạo: Quản trị du lịch lữ hành
Bậc đào tạo: Đại học .Hình thức đào tạo: Chất lượng cao
- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): không
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Du Lịch
3. Mục tiêu của học phần
3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần
- Kiến thức:
 Hiểu được các khái niệm cơ bản về văn hóa và các thuật ngữ liên quan;
 Hiểu biết loại hình văn hóa thế giới;
 Nhận thức được vai trò của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử;
 Phân biệt được các vùng văn hóa ở Việt Nam;
 Giải thích được các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam;
 Hiểu rõ nền tảng văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn
hóa.
- Kỹ năng:
 Thực hiện lối sống “thuần phong mỹ tục” của dân tộc
 Hình thành nếp sống văn minh đô thị
- Thái độ:
 Ứng dụng và tìm hiểu văn hóa ngay trong cuộc sống hiện tại
 Tích cực tìm hiểu và kế thừa nền văn minh nhân loại


iii

3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần
Phần 1: Lý luận chung về văn hóa
 Chương 1: Trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa, văn minh, văn hiến, văn
vật. Nhận biết được tính chất và chức năng của văn hoá. Tìm hiểu về loại hình
văn hóa, và hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới là văn hóa phương Đông
và văn hóa phương Tây. Đồng thời, biết được thế nào là giao lưu và tiếp biến
văn hóa.

Phần 2: Văn hóa Việt Nam
 Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam. Giới thiệu chủ thể, không gian,
loại hình và giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam. Sự phân chia các vùng văn
hóa ở Việt Nam;hiểu được những nét cơ bản trong cuộc sống vật chất và tinh
thần của từng vùng văn hóa; sắc thái văn hóa tộc người đối với vùng văn hoá
đó. Các giai đoạn lịch sử của văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ xác lập bản sắc
văn hóa Việt Nam, để từ đó xuyên suốt diễn trình lịch sử, với sức mạnh của văn
hóa nội sinh, văn hóa Việt Nam khẳng định bản sắc riêng, không bị đồng hóa.
 Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt – tộc người chủ thể của
nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa gốc nông nghiệp: từ tổ chức cuộc
sống cộng đồng đến văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của dân tộc đều xuất
phát từ nền văn hóa này.
Phần 3: Văn hóa thế giới
 Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại. Khái quát chung về các nền
văn hóa phương Đông, nổi bật là nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, văn minh Ai
Cập, Lưỡng Hà. Cung cấp những thành tựu nổi bật của các nền văn hóa phương
Đông.
 Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại. Thời kỳ cổ đại ở phương Tây,
Hy Lạp – La Mã đều thể hiện sức sáng tạo phi thường của con người. Nhưng
đến đầu thời kỳ trung cổ, có một số khía cạnh tượng trưng cho sự trở lại của
tình trạng man rợ. Tuy nhiên, cùng với thời kỳ Phục Hưng của Carolingian
trong thế kỷ IX, một cuộc sống mới đang bắt đầu ở Châu Âu.
 Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại. Sau chiến tranh
thế giới II, dưới ảnh hưởng của trào lưu toàn cầu hóa do cách mạng khoa học
công nghệ và xu thế nhất thể hóa kinh tế mang lại, văn hóa thế giới vươn mình
lần thứ ba.
4. Tóm tắt nội dung học phần
“Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại
hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống và các thị hiếu – văn hóa giúp xác
định đặc tính riêng của từng dân tộc”.

iv

Đây là định nghĩa của UNESCO trong hàng trăm định nghĩa về văn hóa hiện nay.
Điều này càng khẳng định văn hóa là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến hầu hết
các mặt của cuộc sống từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước rất đặc trưng. Tuy
nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, việc giao lưu và tiếp biến văn
hoá Việt Nam với văn hóa các nước trên thế giới là hiện tượng hiển nhiên. Nó là sự
vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hoá xã hội và cũng gắn bó với
sự phát triển của văn hoá, là sự vận động thường xuyên của văn hoá.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam và thế
giới là một việc làm thiết thực. Hiểu văn hóa mình, chúng ta mới tự tin, tự chủ tiếp
xúc và giao lưu văn hóa với các nước khác mà không sợ bị đồng hóa, “hòa nhập
mà không hòa tan”. Đồng thời, nghiên cứu văn hóa thế giới cũng làm rõ đặc trưng
riêng và tính phong phú, đa dạng của văn hóa trên thế giới; những đóng góp to lớn
của nó cho sự phát triển không ngừng và thịnh vượng của xã hội loài người. Giáo
dục cho sinh viên biết trân trọng, giữ gìn những di sản văn hóa, văn minh của nhân
loại và dân tộc.
5. Nội dung chi tiết học phần
Phần 1: Lý luận chung
Chương 1: Các khái niệm cơ bản
+ Văn hóa – văn hiến – văn vật – văn minh
+ Tính chất và chức năng văn hóa
+ Loại hình văn hóa
+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa
Phần 2: Văn hóa Việt Nam
Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam
+ Định vị văn hóa Việt Nam
+ Vùng văn hóa Việt Nam
+ Tiến trình văn hóa Việt Nam

Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt
+ Văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng:
 Tổ chức gia đình – gia tộc
 Tổ chức nông thôn
 Tổ chức quốc gia
+ Văn hóa vật chất:
 Ăn
 Mặc
 Ở
 Đi lại
+ Văn hóa tinh thần:
 Tín ngưỡng
 Phong tục
v

 Lễ hội – lễ tết
Phần 3: Văn hóa thế giới
Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại.
+ Khái quát chung về các nền văn hóa phương Đông.
+ Những thành tựu nổi bật của các nền văn hóa phương Đông.
Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại.
+ Văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại
+ Văn hóa Châu Âu thời trung đại
Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại.
+ Văn hóa thế giới thời cận đại.
+ Văn hóa thế giới thế kỷ XX
6. Học liệu (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo)
 Tài liệu bắt buộc: Bài giảng của giảng viên
 Tài liệu tham khảo:
1. Trần Ngọc Thêm 2001: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam NXB Tp. HCM

2. Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần
Thúy Anh 2001: Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Giáo dục
3. Lê Văn Chưởng 1999: Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Trẻ, Tp. HCM
4. Chu Xuân Diên 1999: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường ĐH
KHXH&NV TP. HCM
5. Trần Thị Thanh Liêm – Trương Ngọc Quỳnh 2013: Lịch sử văn hóa thế giới
NXB Lao động Xã hội.
6. Trần Mạnh Thường 2005: ALMANAC Kiến thức văn hóa – Giáo dục NXB
Văn hóa – Thông tin.
7. Lương Duy Thứ (chủ biên) 2000: Giáo trình Đại cương văn hóa phương Đông.
– Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
8. />gioi/index.htm








vi

7. Hình thức tổ chức dạy – học

Thời
gian
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy-học
Yêu cầu
sinh viên

chuẩn bị
trước khi
đến lớp
Ghi chú
GIỜ LÊN LỚP
Thực
hành,
thực
tập,…
Tự học,
tự
nghiên
cứu

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
Tuần
1:
Từ:….
Đến…
GIỚI THIỆU
MÔN HỌC
Chương 1:
Các khái
niệm cơ bản
1.1. Văn hoá
và một số

khái niệm
liên quan
1.1.1. Khái
niệm văn
hóa
1.1.2. Tính
chất và chức
năng của văn
hóa.
1.1.3. Các
khái niệm
liên quan với
văn hoá
1 tiết
2
tiết


Đọc bài
giảng
chương
1
Có bài
giảng của
giảng viên
Hướng
dẫn
sinh
viên
phương

pháp
học tập
Tuần
2:
Từ:….
Đến…
Chương 1:
Các khái
niệm cơ bản
(t.t)
1.2. Loại
hình văn hóa
1. 2.1. Định
nghĩa.
1.2.2. Hai
loại hình văn
hóa cơ bản
trên thế giới
1.3. Giao lưu
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
1
Có ít nhất
2 tài liệu
tham

khảo: tài
liệu số 1
và số 7

vii

và tiếp biến
văn hóa
1.3.1 Định
nghĩa
1.3.2. Hình
thức
Tuần
3:
Từ:….
Đến
Chương 2:
Tổng quan về
văn hóa Việt
Nam
2.1. Định
vị văn hóa
Việt Nam
1 tiết


2 tiết
Đọc bài
giảng
chương

2
Trả lời
câu hỏi
cuối
chương 1

Tuần
4:
Từ:….
Đến
Chương 2:
Tổng quan về
văn hóa Việt
Nam (t.t)
2.2. Vùng
văn hóa Việt
Nam
1 tiết


2 tiết
Đọc bài
giảng
chương
2
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 2


Tuần
5:
Từ:….
Đến
Chương 2:
Tổng quan về
văn hóa Việt
Nam (t.t)
2.3. Tiến
trình văn hóa
Việt Nam
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
2
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 2
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình

3.1
Tuần
6:
Từ:….
Đến
Chương 3:
Đặc trưng
văn hóa cộng
đồng người
Việt
3.1.Văn hóa
tổ chức đời
sống cộng
đồng:
3.1.1. Tổ
chức gia
đình – gia
tộc
3.1.2. Tổ
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
3
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận

cuối
chương 3
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
3.2
viii

chức nông
thôn
3.1.3. Tổ
chức quốc
gia
Tuần
7:
Từ:….
Đến
Chương 3:
Đặc trưng
văn hóa cộng
đồng người
Việt (t.t)
3.2. Văn hóa
vật chất:
3.2.1. Ăn
3.2.2. Mặc
3.2.3. Ở
3.2.4. Đi lại

1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
3
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 3
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
3.3.1
Tuần
8:
Từ:….
Đến
Chương 3:
Đặc trưng
văn hóa cộng
đồng người
Việt (t.t)
3.3. Văn hóa
tinh thần (t.t)

3.3.1. Tín
ngưỡng
1tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
3
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 3
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
3.3.2
Tuần
9:
Từ:….
Đến
Chương 3:
Đặc trưng
văn hóa cộng
đồng người
Việt (t.t)

3.3. Văn hóa
tinh thần (t.t)
3.3.2. Phong
tục
1 tiết

2 tiết
Tìm
hiểu
trong
cuộc
sống
hàng
ngày
Đọc bài
giảng
chương
3
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 3
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
3.3.3
Tuần

10:
Từ:….
Đến
Chương 3:
Đặc trưng
văn hóa cộng
đồng người
Việt (t.t)
3.3. Văn hóa
tinh thần (t.t)
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
3
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 3
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
4.1
ix


3.3.3. Lễ hội
– lễ tết
Tuần
11:
Từ:….
Đến
Chương 4:
Văn hóa
phương Đông
cổ trung đại.
4.1. Khái
quát chung
về các nền
văn hóa
phương
Đông.
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
4
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 4

Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
4.2
Tuần
12:
Từ:….
Đến
Chương 4:
Văn hóa
phương Đông
cổ trung đại
(t.t)
4.2. Những
thành tựu nổi
bật của các
nền văn hóa
phương
Đông
1 tiết

2 tiết

Đọc bài
giảng
chương
4
Trả lời

câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 4
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
5.1 và
5.2
Tuần
13:
Từ:….
Đến
Chương 5:
Văn hóa
phương Tây
cổ trung đại.
5.1. Văn hóa
Hy Lạp – La
Mã cổ đại
5.2. Văn hóa
Châu Âu thời
trung đại
1 tiết

2 tiết

Đọc bài

giảng
chương
5
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 5
Chuẩn
bị chủ
đề
thuyết
trình
6.1 và
6.2
Tuần
14:
Từ:….
Đến
Chương 6:
Những nét
lớn của văn
hóa thế giới
cận hiện đại.
6.1. Văn hóa
1 tiết

2 tiết

Đọc bài

giảng
chương
6
Trả lời
câu hỏi và
thảo luận
cuối
chương 6

x

thế giới thời
cận đại.
6.2. Văn hóa
thế giới thế
kỷ XX
Tuần
15:
Từ:….
Đến
Ôn tập
1 tiết

2 tiết

Đọc hết
toàn bộ
bài
giảng
Trao đổi

và thảo
luận


8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên
 Sinh viên phải tham gia ít nhất 01 nhóm thuyết trình với chủ đề đã được giảng
viên đưa ra từ buổi đầu môn học. Thuyết trình đúng buổi đã được phân công.
 Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học.
 Sinh viên tích cực phát biểu và thảo luận nhóm.
 Bài tập thực tế nộp đúng thời hạn, và đúng yêu cầu.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

Tiêu chí
Trọng số
Hình thức đánh giá
1. Tham gia lớp học
đầy đủ
5%
Kiểm tra bất kỳ trong buổi học
2. Phát biểu cá nhân
5%
Giơ tay phát biểu đúng
3. Thuyết trình
15%
Theo từng chủ đề mà nhóm đã bốc
thăm buổi học đầu tiên
4. Thảo luận nhóm
5%
Theo từng vấn đề GV đưa ra trong
buổi học

5. Thi kết thúc môn
học
70%
Thi trắc nghiệm, SV không được sử
dụng tài liệu trong khi làm bài
TỔNG CỘNG
100%


9.1. Tham gia lớp học (5%):
- SV đi học đầy đủ: 5%
- SV vắng 1 buổi (không phép) trừ: 1%
- Trong quá trình học, GV không đồng ý đơn xin phép quá 3 buổi học
xi

9.2. Phát biểu cá nhân (5%):
- SV trả lời câu hỏi đúng 1 lần: 1,5%
- SV trả lời câu hỏi đúng từ 4 lần trở lên: 5%
9.3. Thuyết trình (15%):
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá nhóm thuyết trình

Tiêu chí và
trọng số
Xuất sắc
(0.9-1)
Giỏi
0.8-0.89
Khá
0.7-0.79
Trung bình

0.5-0.69
Không đạt
0-0.49
Nội dung và
kiến thức
(8%)
Trình bày
đầy đủ
kiến thức
của chủ đề,
có giải
thích và
sửa soạn
công phu
Trình bày
đầy đủ kiến
thức của
chủ đề, giải
thích được
một vài
mức độ
nhất định
Trình bày
đầy đủ kiến
thức của
chủ đề
Trình bày
chủ để
không đầy
đủ

Trình bày
không
đúng chủ
đề
Cách truyền
đạt (4%)
Giọng nói
rõ ràng,
chính xác,
truyền
cảm.
Có tiếp xúc
bằng mắt,
di chuyển
hợp lý,
chia sẻ
đồng cảm
Giọng nói
to, phát âm
chính xác.
Có tiếp xúc
mắt và di
chuyển,
chia sẻ
Giọng nói
to, đều đều.
Có tiếp xúc
mắt và di
chuyển.
Giọng nói

đều đều.
Hiếm tiếp
xúc mắt và
di chuyển
Giọng
nhỏ,
không rõ
chữ.
Không có
sự giao
lưu
Phương tiện
hỗ trợ (2%)
Sử dụng
phương
tiện hỗ trợ
thuần thục,
tạo hiệu
ứng tốt
Sử dụng
phương
tiện hỗ trợ
thuần thục
Biết sử
dụng
phương
tiên hỗ trợ
Sử dụng
phương
tiện hỗ trợ

không tạo
ra hiệu ứng
tốt
Không sử
dụng
phương
tiện hỗ trợ
Thời gian
thuyết trình
(1%)
+/- 2 phút
+/- 4 phút
+/- 6 phút
+/- 8 phút
+/- 10
phút
xii

Lưu ý: Thuyết trình trễ 1 buổi trừ 1/3 trọng số điểm thuyết trình; trễ 2 buổi: 0
điểm thuyết trình.
9.4. Thảo luận nhóm (5%):
Trong quá trình lên lớp, GV sẽ đưa vấn đề cần giải quyết và thời gian thực hiện
cho các nhóm (7SV/nhóm). Một nhóm được gọi lên trình bày thảo luận của
nhóm.
Bảng 2: Tiêu chuẩn đánh giá thảo luận nhóm trong lớp

Tiêu chuẩn
100%
80%
60%

40%
20%
Trình bày
vấn đề và
phần đóng
góp của
nhóm
Vấn đề đưa
ra được
định nghĩa
và giải
quyết.
Nhóm đưa
ra bình
luận phù
hợp tất cả
các nhóm
Tất cả bình
luận hay ý
kiến của
nhóm là
xác đáng
với chủ đề,
thu hút sự
lắng nghe
tích cực
Vấn đề đưa
ra được
định nghĩa
và giải

quyết.
Nhóm đưa
ra bình
luận phù
hợp tất cả
các nhóm
Không phải
tất cả bình
luận hay ý
kiến của
nhóm là
xác đáng
với chủ đề,
thu hút sự
lắng nghe
tích cực
Vấn đề đưa
ra được
định nghĩa
và giải
quyết.
Nhóm đưa
ra bình
luận phù
hợp hầu
hết các
nhóm
Một số
bình luận
hay ý kiến

của nhóm
là xác đáng
với chủ đề,
thu hút sự
lắng nghe
tích cực
Vấn đề đưa
ra được
định nghĩa
và giải
quyết.
Nhóm đưa
ra bình
luận phù
hợp một
vài nhóm
khác
Số ít bình
luận hay ý
kiến của
nhóm là
xác đáng
với chủ đề,
thu hút sự
lắng nghe
tích cực
Vấn đề đưa
ra được
định nghĩa
và giải

quyết.
Nhóm đưa
ra rất ít
bình luận
phù hợp
với các
nhóm khác
Rất ít bình
luận hay ý
kiến của
nhóm là
xác đáng
với chủ đề,
thu hút sự
lắng nghe
tích cực
9.5. Thi kết thúc môn học (70%)
- Đề thi trắc nghiệm 40 câu, thời gian: 45 phút
- SV không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài

Duyệt
Trưởng khoa
(Ký tên)
Trưởng bộ môn
(Ký tên)
Giảng viên
(Ký tên)
xiii

MỤC LỤC


GIỚI THIỆU CHUNG 1
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 3
CHƯƠNG 1:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1.1.VĂN HOÁ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3
1.1.1. Khái niệm văn hóa 3
1.1.2. Tính chất và chức năng văn hóa 4
1.1.2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội 5
1.1.2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội 5
1.1.2.3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp 5
1.1.2.4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục 6
1.1.3. Các khái niệm liên quan với văn hóa 6
1.1.3.1. Văn hiến 6
1.1.3.2. Văn vật 7
1.1.3.3. Văn minh 7
1.2. LOẠI HÌNH VĂN HÓA 7
1.2.1. ĐỊnh nghĩa: 7
1.2.2. Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới 8
1.3. GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA 10
1.3.1. Định nghĩa về giao lưu và tiếp biến văn hoá 10
1.3.2. Hình thức 10
TÓM TẮT 12
CÂU HỎI ÔN TẬP 14
PHẦN II: VĂN HÓA VIỆT NAM 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM 15
2.1. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM 15
2.1.1. Chủ thể văn hóa Việt Nam 15
2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và không gian văn hóa Việt Nam 16
2.1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu 16
2.1.2.2. Không gian văn hóa Việt Nam 17

2.1.3. Loại hình văn hóa Việt Nam 17
2.1.4. Giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam 18
2.1.4.1. Từ cơ tầng Đông Nam Á 18
2.1.4.2. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa: 19
2.1.4.3. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ 20
2.1.4.4. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây 21
2.2. VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM 21
2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc 21
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội 21
2.2.1.2. Đặc điểm văn hoá 22
xiv

2.2.2. Vùng văn hoá Việt Bắc 25
2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội: 25
2.2.2.2. Đặc điểm văn hoá 26
2.2.3. Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ 28
2.2.3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên - xã hội 28
2.2.3.2. Đặc điểm văn hoá 29
2.2.4. Vùng văn hoá Trung Bộ 30
2.2.4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội 30
2.2.4.2. Đặc điểm văn hoá 31
2.2.5. Vùng văn hoá Tây Nguyên 33
2.2.5.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội 33
2.2.5.2. Đặc điểm văn hoá 33
2.2.6. Vùng văn hoá Nam Bộ 35
2.2.6.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội 35
2.2.6.2. Đặc điểm văn hoá 36
2.3. TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM 39
2.3.1. Văn hoá Việt Nam thời tiền sử 39
2.3.2. Văn hoá Việt Nam thời sơ sử 40

2.3.2.1. Văn hóa Đông Sơn 40
2.3.2.2. Văn hóa Sa Huỳnh 42
2.3.2.3. Văn hóa Đồng Nai 43
2.3.3. Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên 44
2.3.3.1. Văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc 44
2.3.3.2. Văn hóa Champa 46
2.3.3.3. Văn hoá Óc Eo 48
2.3.4. Văn hoá Việt Nam thời Đại Việt 49
2.3.4.1. Bối cảnh lịch sử 49
2.3.4.2. Đặc Trưng văn hoá thời Lý – Trần 51
2.3.4.3. Đặc trưng văn hoá thời Minh thuộc và hậu Lê 55
2.3.4.4. Đặc trưng của văn hóa từ thế kỷ XVI đến năm 1858 57
2.3.5. Văn hóa Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 60
2.3.5.1. Bối cảnh lịch sử văn hoá: 60
2.3.5.2. Chính sách văn hóa của thực dân Pháp: 61
2.3.5.3. Đặc trưng văn hoá từ năm 1858 đến năm 1945 62
2.3.6. Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay 67
2.3.6.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội 67
2.3.6.2. Đặc điểm văn hoá từ năm 1945 đến nay 67
TÓM TẮT 69
CÂU HỎI ÔN TẬP 71
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 72
3.1. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 72
xv

3.1.1. Gia đình – gia tộc 72
3.1.1.1. Gia đình 72
3.1.1.2. Gia tộc 73
3.1.2. Tổ chức nông thôn (làng) 74
3.1.2.1. Cách thức tổ chức nông thôn (làng) 74

3.1.2.2. Đặc điểm của làng 76
3.1.2.3. Sinh hoạt làng 77
3.1.2.4. Biểu tượng của làng 78
3.1.2.5. Hương ước làng 78
3.1.2.6. Làng (Ấp) Nam Bộ 79
3.1.3. Đất nước - Tổ quốc 79
3.2. VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 81
3.2.1. Ăn uống 82
3.2.1.1. Quan niệm về ăn và cơ cấu bữa ăn của người Việt 82
3.2.1.2. Tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt 84
3.2.1.3. Tính biện chứng, linh hoạt trong bữa ăn của người Việt 85
3.2.1.4. Tập quán ăn trầu, hút thuốc 86
3.2.2. Mặc và làm đẹp con người 88
3.2.2.1. Chất liệu may mặc 88
3.2.2.2. Kiểu trang phục: 89
3.2.2.3. Tập quán trang sức trang điểm 93
3.2.3. Ở và đi lại 95
3.2.3.1. Đi lại 95
3.2.3.2. Ở 96
3.3. VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 98
3.3.1. Tín ngưỡng 98
3.3.1.1. Tín ngưỡng phồn thực 99
3.3.1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 100
3.3.1.3. Tín ngưỡng sùng bái con người 101
3.3.2. Phong tục 104
3.3.2.1. Phong tục hôn nhân 104
3.3.2.2. Phong tục tang ma 107
3.3.3. Lễ tết– lễ hội 108
3.3.3.1. Lễ tết 108
3.3.3.2. Lễ hội 109

TÓM TẮT 112
CÂU HỎI ÔN TẬP 114
PHẦN III: VĂN HÓA THẾ GIỚI 115
CHƯƠNG 4:VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI 115
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ
TRUNG ĐẠI 115
xvi

4.1.1. Văn hóa phương Đông xuất hiện sớm 115
4.1.2. Các nền văn hóa phương Đông gắn liền với lưu vực các con sông lớn. 116
4.1.3. Nền kinh tế chính là nông nghiệp thủy nông – trị thủy những con sông
lớn 117
4.1.4. Thủ công nghiệp sớm phát triển mạnh mẽ, xã hội sớm phân hóa, giai cấp và
nhà nước ra đời 119
4.1.5. Nền văn hóa phương Đông phát triển độc lập - độc đáo, mang đậm nét văn
hóa đặc trưng của các dân tộc phương Đông 120
4.1.6. Nhà nước cổ đại phương Đông vừa có đặc trưng chung của một xã hội chiếm
hữu nô lệ, vừa có đặc điểm riêng mang màu sắc phương Đông 120
4.1.7. Nhà nước phương Đông mang đặc trưng của nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền. 121
4.1.8. Nền văn hóa phương Đông được hình thành có phần chịu sự ảnh hưởng của
tín ngưỡng - tôn giáo. 123
4.2. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG
ĐÔNG 125
4.2.1. Chữ viết 125
4.2.2. Văn học 127
4.2.3. Nghệ thuật 128
4.2.4. Tôn giáo 130
4.2.5. Khoa học tự nhiên và kỹ thuật 132
TÓM TẮT 134

CÂU HỎI ÔN TẬP 136
CÂU HỎI ÔN TẬP 136
CHƯƠNG 5: VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI 137
5.1. VĂN HÓA HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI 137
5.1.1. Văn hóa Hy Lạp 137
5.1.1.1. Tôn giáo và đời sống văn hóa. 138
5.1.1.2. Triết học 138
5.1.1.3. Giáo dục 139
5.1.1.4. Sử học 139
5.1.1.5. Chữ viết 139
5.1.1.6. Văn học 139
5.1.1.7. Kiến trúc, điêu khắc 140
5.1.1.8. Khoa học tự nhiên 141
5.1.1.9. Pháp luật 141
5.1.2. Văn hóa La Mã cổ đại 141
5.1.2.1. Chữ viết 143
5.1.2.2. Văn học 143
5.1.2.3. Sử học 144
5.1.2.4. Tôn giáo 144
xvii

5.1.2.5. Triết học 145
5.1.2.6. Kiến trúc và điêu khắc 145
5.1.2.7. Pháp luật 146
5.1.2.8. Khoa học kỹ thuật 146
5.2. VĂN HÓA CHÂU ÂU THỜI KÌ TRUNG ĐẠI 146
5.2.1. Thời kì phong kiến Châu Âu 146
5.2.2. Thời kì văn hóa Phục hưng 147
5.2.2.1. Triết học 147
5.2.2.2. Văn học 148

5.2.2.3. Hội hoạ, điêu khắc 149
5.2.2.4. Giáo dục 150
5.2.2.5. Khoa học kỹ thuật 150
TÓM TẮT 152
CÂU HỎI ÔN TẬP 154
CHƯƠNG 6: NHỮNG NÉT LỚN CỦA VĂN HÓA THẾ GIỚI CẬN HIỆN ĐẠI 155
6.1. VĂN HÓA THẾ GIỚI THỜI CẬN ĐẠI 155
6.1.1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại. 155
6.1.1.1. Văn học 155
6.1.1.2. Âm nhạc 156
6.1.1.3. Tư tưởng 156
6.1.2. Thành tựu của văn học nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 156
6.1.2.1. Văn học 156
6.1.2.2. Nghệ thuật 158
6.1.3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của CNXHKH giữa XIX
đầu XX 159
6.2. VĂN HÓA THẾ GIỚI THẾ KỶ XX 160
6.2.1. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba – cuộc cách mạng công nghệ. 160
6.2.2. Những bước phát triển mới và xu thế mới của văn hóa phương Tây 161
6.2.3. Văn hóa thế giới thứ ba và tính đa nguyên hóa của văn hóa thế giới 162
6.2.3.1. Văn hóa thế giới thứ ba trỗi dậy 162
6.2.3.2. Văn hóa thế giới toàn cầu hóa và đa nguyên hóa 163
TÓM TẮT 165
CÂU HỎI ÔN TẬP 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO 167








xviii

DANH MỤC HÌNH

STT SỐ HÌNH NỘI DUNG HÌNH TRANG

1 2.1 Một số dụng cụ văn hóa Đông Sơn 38
2 2.2 Di tích mộ chum 39
3 2.3 Đồ sắt và khuyên tai hai đầu thú 40
4 2.4 Tháp Chàm 43
5 2.5 Tháp Báo Thiên và chùa Một Cột 46
6 2.6 Gạch và tượng trang trí thời Lý 47
7 3.1 Đường làng, đình làng và giếng làng 70
8 3.2 Mâm cơm Việt 74
9 3.3 Ăn trầu 78
10 3.4 Hút thuốc lào 78
11 3.5 Áo dài, khăn đóng 80
12 3.6 Hàm răng đen 84
13 4.1 Chữ viết Ai Cập cổ 114
14 4.2 Chữ viết tiết hình của người Lưỡng Hà cổ đại 114
15 4.3 Chữ Brami Ấn Độ 115
16 4.4 Chữ giáp cốt 115
17 4.5 Kim tự tháp ở Ai Cập 117
18 4.6 Vườn treo Babylone 117
19 4.7 Đền Taj Mahal 118
20 5.1 Lực sĩ ném đĩa 127
21 5.2 Đền Athena 127
22 5.3 Đấu trường La Mã 132

23 5.4 Nhà tắm Caracalla 132
24 5.5 La Joconde 135
25 5.6 Bữa tiệc cuối cùng 135
26 6.1 Những người khốn khổ của Vícto Hugo 143
27 6.2 Diễn vở Hồ thiên nga 144
28 6.3 Cung điện Versailles 144
29 6.4 Tác phẩm tháng ba của Levitan 145




xix

DANH MỤC BẢNG


STTSỐ BẢNG NỘI DUNG BẢNG TRANG

1 1.1 Phân biệt khái niệm văn hóa-Văn hiến-văn vật-văn minh 11
2 1.2 Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá 12
3 2.1 Sự hình thành các dân tộc Việt Nam 15
4 3.1 Năm nguyên tắc tổ chức nông thôn Việt Nam 68
5 3.2 Hai đặc trưng chính của làng 69
6 5.1 Một số vị thần La Mã trong sự tương quan với Hy Lạp 129



1

GIỚI THIỆU CHUNG


MÔ TẢ MÔN HỌC
Văn hóa Việt Nam và thế giới là môn học đại cương, trình bày các khái niệm cơ
bản về văn hóa, giúp cho người học nhận thức được vai trò của văn hóa trong sự
phát triển của xã hội loài người, để từ đó khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội. Văn hóa thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một
dân tộc; Là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với
người, giữa người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Văn hoá Việt
Nam có bề dày lịch sử và luôn được hun đúc, phát triển bằng nội lực, cũng như
chắt lọc tinh hoa các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại để tạo nên những giá trị
văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sắc dân tộc, thấm đượm tính nhân văn. Môn học
Văn hóa Việt Nam và thế giới cung cấp cho người học cái nhìn tổng quan về văn
hóa, văn minh thế giới, cũng như những đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt trong
mối tương quan với văn hóa khu vực và thế giới.
Có thể nói, môn học này trang bị cho người học những kiến thức tối thiểu về
nền văn hóa Việt Nam và thế giới, để người học có thể tham gia một cách có ý thức
vào việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại trong tiến trình phát triển
văn hóa dân tộc.

NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học Văn hóa Việt Nam và thế giới có bố cục được chia thành 3 phần và 6
chương. Cụ thể:
Phần 1: Lý luận chung
Chương 1: Các khái niệm cơ bản.
Chương 1 cung cấp kiến thức lý luận chung về văn hóa học, làm nền tảng khi đi
vào từng nền văn hóa cụ thể, cũng như xem xét các đặc trưng tiêu biểu của văn hóa
Việt Nam và thế giới. Chương này trình bày các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn

vật, văn minh, tính chất và chức năng của văn hóa, loại hình văn hóa, trong đó, chỉ
ra hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới với những nét đặc trưng, và giao lưu và
tiếp biến văn hóa.
Phần 2: Văn hóa Việt Nam
Chương 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam
Chương này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam. Xác
định được không gian văn hóa, chủ thể văn hóa, loại hình văn hóa và quá trình giao
lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam. Trình bày đặc điểm văn hóa Việt Nam theo không
gian (các vùng văn hóa Việt Nam) và theo thời gian (tiến trình văn hóa Việt Nam).

2

Chương 3: Đặc trưng văn hóa cộng đồng người Việt
Chương này xét đến từng thành tố văn hóa ở Việt Nam, nhưng tập trung vào văn
hóa của người Việt – dân tộc đóng vai trò chủ thể trong nền văn hóa này. Từ văn hóa
tổ chức cộng đồng (Nhà – Làng – Nước) đến văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và
văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, phong tục, tập quán), tất cả đều lý giải cho nguồn gốc
nông nghiệp của nền văn hóa Việt Nam.
Phần 3: Văn hóa thế giới
Chương 4: Văn hóa phương Đông cổ trung đại
Trong chương 4, bức tranh văn hóa phương Đông thời cổ trung đại hiện ra với
những đặc trưng gắn liền với quá trình hình thành và những thành tựu đáng kinh ngạc.
Nền văn hóa này đã chứng minh là “cái nôi” hình thành văn hóa, văn minh nhân loại.
Chương 5: Văn hóa phương Tây cổ trung đại
Chương 5 đưa người đọc trở lại thời kỳ huy hoàng của văn hóa, văn minh phương
Tây cổ trung đại, trong đó không thể không nhắc đến nền văn hóa, văn minh Hy Lạp
và La Mã thời cổ đại. Tiếp thu thành tựu của nền văn hóa phương Đông, văn hóa, văn
minh Hy – La thực sự tỏa sáng vào thời cổ đại mà khó có nền văn minh nào lúc đó
sánh kịp. Tuy nhiên, văn hóa Hy – La sớm tàn lụi khi bước vào thời trung đại, và phải
đến thời kỳ Phục hưng nền văn hóa đó mới hồi sinh và bước vào giai đoạn phát triển

mới.
Chương 6: Những nét lớn của văn hóa thế giới cận hiện đại
Chương 6 trình bày những diễn biến văn hóa thế giới cận hiện đại gắn liền với sự
xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, cũng như sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật và công nghệ. Đây là giai đoạn văn hóa trở nên toàn cầu, và thực sự đang
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn
toàn thế giới.

YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải tham dự đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập về nhà đầy đủ; phải
đọc tài liệu, bài giảng và trả lời các câu hỏi cuối bài giảng, cũng như tích cực làm các
bài thuyết trình nhóm và tham gia các hoạt động thảo luận trên lớp; thuyết trình và nộp
bài đúng thời hạn quy định.

PHƯƠNG PHÁP HỌC
 Động não
 Tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu
 Đi tham quan bảo tàng Lịch sử Việt Nam
 Làm việc nhóm
 Thuyết trình
 Trả lời câu hỏi
 Tham gia trò chơi, gameshow

3

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Giúp người đọc:
 Hiểu được thế nào là văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh.
 Biết được tính chất và chức năng của văn hóa.
 Phân biệt được hai loại hình văn hóa cơ bản trên thế giới.
 Nhận thức được tầm quan trọng của giao lưu và tiếp biến văn hóa
NỘI DUNG CHƯƠNG
1.1. Văn hoá và một số khái niệm liên quan
1.2. Loại hình văn hóa
1.3. Giao lưu và tiếp biến văn hóa

1.1. VĂN HOÁ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa, trong tiếng
Việt, có khi được dùng theo nghĩa để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp
sống văn hóa); có khi còn được dùng theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh
của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn),…
Về từ nguyên, thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ Châu Âu, tiếng Pháp và tiếng Anh
gọi là culture, tiếng Đức gọi là kultur. Các tiếng này lại có nguồn gốc từ tiếng Latinh
là cultura (cultus + ura). Cultura có nghĩa là trồng trọt cây trái (agri cultura) và trồng
trọt tinh thần (animi cultura). Như vậy, theo nghĩa gốc văn hóa (culture) có nghĩa là
trồng trọt thực vật và giáo dục, đào tạo con người.
Cuối thế kỷ XVIII, từ văn hoá được sử dụng đầu tiên trong khoa học ở Đức. Người
Đức bắt đầu phân biệt cái gọi là văn hoá với cái tự nhiên.
 Cái tự nhiên: là cái do tự nhiên mà có, là cái có sẵn trong tự nhiên.
 Văn hóa: cái gì do con người tạo ra, do con người sử dụng và do con người tác
động vào thì cái đó mới là văn hoá.
Năm 1871, “văn hoá” được Edward Burnett Taylor (E. B. Taylor) định nghĩa lần
đầu tiên trong tác phẩm Văn hoá nguyên thuỷ (Primitive Culture) gồm 2 tập xuất bản
tại London. E.B.Taylor cho rằng, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín

ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và những tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Tuỳ theo cách tiếp cận mà chúng ta có những định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân học văn hoá người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn
trong Tổng luận các quan điểm và định nghĩa văn hoá, đã thống kê khoảng 300 định
nghĩa về văn hoá có nội hàm khác nhau. Từ đó cho đến nay, chắc chắn số lượng định
4

nghĩa tiếp tục tăng lên và đương nhiên, không phải lúc nào các định nghĩa đưa ra cũng
có thể thống nhất, hay hoà hợp, bổ sung cho nhau. Bởi vậy, chúng ta có thể tham khảo
một số định nghĩa văn hoá phổ biến sau đây.
Một số học giả nhìn nhận văn hoá là lối sống, là lối ứng xử mà con người học tập
được trong suốt quá trình từ khi sinh ra cho đến cuối đời. Cụ thể:
 W.Wissler định nghĩa: “Văn hoá là lối sống mà một công xã hay bộ lạc có sẵn mà
con người khi được sinh ra phải tuân thủ”;
 R.Benedict cho rằng: “Văn hoá là lối ứng xử mà con người đã học được – khi sinh
ra chưa có.”;
 R.Linton có quan niệm: “Văn hoá là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta học
được và các kết quả ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội
đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa”.
Edward Herriot định nghĩa văn hoá với một phạm trù rộng lớn: “Văn hoá là cái
còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một định nghĩa tổng hợp những thành tố văn hoá: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm với cái nhìn hệ thống cho rằng: “Văn hoá là hệ

thống hữa cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình”.
Theo UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới): “Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại… hình thành một
hệ thống các giá trị truyền thống và các thị hiếu – văn hóa giúp xác định đặc tính
riêng của từng dân tộc”
1

Như vậy, văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra. Theo cách nhìn truyền thống, văn hoá được chia thành hai lĩnh vực:
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Gần đây, theo cách phân chia của UNESCO,
văn hoá chia thành hai lĩnh vực: văn hoá hữu thể và văn hoá vô thể. Việc phân chia
như thế là cần thiết để có một cách nhìn toàn diện, tổng thể đối với văn hoá, tuy nhiên
ranh giới của sự phân chia đó lại chỉ là tương đối, không thể quá tách bạch giữa các
lĩnh vực. Bởi lẽ ngay trong văn hoá hữu thể lại có cái vô thể và ngược lại.
1.1.2. Tính chất và chức năng văn hóa
Đề cập chức năng văn hoá, các nhà nghiên cứu đều thống nhất văn hoá có nhiều
chức năng. Nhưng từ góc tiếp cận khác nhau, cho nên họ cũng chưa thống nhất về định


1
Theo Thông tin UNESCO số tháng 1 năm 1988
5

tính các chức năng văn hoá. Ở đây, chúng ta tiếp cận chức năng văn hoá theo tính chất
của nó.
1.1.2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hoá đều có liên quan mật thiết với
nhau. Bởi lẽ, văn hoá dân tộc không chỉ tìm hiểu “cái gì?”, mà chủ yếu là tìm hiểu “tại

sao?” và “như thế nào?”; nó đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa
các sự kiện. Văn hoá học sẽ cho phép ta, nếu biết được một dân tộc sống ở đâu, ăn như
thế nào, có thể nói được rằng dân tộc đó mặc và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử như thế
nào,… Từ đó, người đọc có thể suy ngẫm và lý giải các tư liệu văn hoá mà mình bắt
gặp.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt
động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Xã hội loài người được tổ
chức theo những cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ
nhóm,… mà giới động vật chưa hề biết tới – đó là nhờ văn hoá. Chính văn hoá thường
xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết
để đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
1.1.2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội
Trong từ “văn hoá” thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp” = giá trị, hoá là “trở thành”; văn
hoá như vậy mang nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hoá chỉ chứa cái đẹp,
chứa cái giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
- Giá trị văn hoá theo mục đích: có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho
nghiên cứu vật chất); và giá trị tinh thần (phục vụ cho nghiên cứu tinh thần).
- Giá trị văn hoá theo ý nghĩa: có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, và
giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ). Giá trị thẩm mỹ và giá trị đạo đức đều thuộc
phạm trù giá trị tinh thần.
- Giá trị văn hoá theo thời gian: có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu hay giá trị nhất
thời. Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho phép ta có cái nhìn biện chứng
và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được
những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn, hoặc tán dương hết lời.
Tính giá trị cho phép phân biệt văn hoá với hậu quả của nó hoặc những hiện tượng
phi văn hoá, loại ra những cách hiểu quá rộng, quy về văn hoá mọi hoạt động của con
người.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hoá thực hiện được chức năng điều
chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình, không
ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ

để tồn tại và phát triển.
1.1.2.3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
Văn hoá bao gồm nhiều hành động của con người, và các hành động ấy đều hướng
tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện cuộc sống của con người. Mọi sáng tạo văn hoá
đều là vì con người. Mục tiêu văn hoá là vì con người - hướng đến con người phát
triển nhân cách một cách toàn diện - văn hoá mang tính nhân bản.
6

Văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người
tác động vào tự nhiên. Đặc trưng này cho phép phân biệt loài người sáng tạo với loài
vật bản năng, phân biệt văn hoá với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo
của con người.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội nên văn hoá trở
thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Văn hoá tạo ra những điều kiện và phương
tiện cho sự giao tiếp. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung
của nó.
1.1.2.4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục
Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều
thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn
hoá thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử của văn hoá được duy trì bằng truyền thống văn hoá. Truyền thống
văn hoá (truyền = chuyển giao, thống = nối tiếp) là những giá trị văn hoá tương đối ổn
định thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng
người qua không gian và thời gian và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong
tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,….
Truyền thống văn hoá tồn tại được là nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức
năng quan trọng của văn hoá. Nhưng văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn cả bằng những giá trị đang hình
thành; nó tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó, văn
hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người,

dưỡng dục nhân cách. Chức năng giáo dục của văn hoá đảm bảo tính kế tục của lịch
sử; với chức năng này, văn hoá được coi như một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm
chất con người lại cho các thế hệ mai sau, đem lại hiểu biết, định hướng ứng xử cho
con người.
Tóm lại, như một thuộc tính quan trọng bậc nhất, văn hoá chi phối toàn bộ quá
trình hình thành và phát triển của con người nói riêng và nhân loại nói chung. Văn hoá
tổ chức và điều chỉnh xã hội, giúp con người giao tiếp và thông tin, văn hoá giáo dục
và đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội. Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội xuyên suốt thời gian và
không gian. Văn hoá là chất men gắn kết con người lại với nhau.
1.1.3. Các khái niệm liên quan với văn hóa
1.1.3.1. Văn hiến
• Văn hiến là khái niệm phổ biến ở phương Đông, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử
rõ rệt.
• GS. Đào Duy Anh giải thích “văn hiến là sách vở và nhân vật tốt trong một đời”.
Nói cách khác, văn là vẻ đẹp; hiến là người hiền, người tài giỏi. Như vậy, văn hiến
thiên về những giá trị tinh thần do những con người có tài đức truyền đạt.
• Văn hiến - văn của người hiền tài-là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

×