Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

“Kiểu văn hóa hỗn dung điểm hình của văn hóa Việt Nam. Ưu thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.71 KB, 7 trang )

“Kiểu văn hóa hỗn dung điểm hình của văn hóa Việt Nam. Ưu
thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay”
I. Lời mở đầu
Nói văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất,
thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ
của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên
bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các nền văn hóa có xu hướng giao lưu, tiếp
xúc, điều này lý giải tại sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hóa
lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung. Việt Nam được đánh giá là một
quốc gia có kiểu văn hóa hỗn dung điển hình. Kiểu văn hóa hỗn dung điển hình
này mang lại những ưu thế nhất định cho nước ta trong bối cảnh hội nhập và
hợp tác quốc tế hiện nay. Qua bài tập này em xin phép được tìm hiểu đề tài:
“Kiểu văn hóa hỗn dung điểm hình của văn hóa Việt Nam. Ưu thế của nó trong
bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay” để cso cái nhìn sâu sắc và hoàn
thiện hơn về văn hóa Việt Nam.
II. Nội dung
1. Văn hóa là gì?
Văn hóa là một khái niệm rất rộng, vì vậy hiện nay vẫn chưa có định nghĩa
thống nhất nào về văn hóa. Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm văn
hóa (trên 300 định nghĩa). Nhìn chung, có thể phân chia các định nghĩa về văn
hóa thành những loại chính như sau: các định nghĩa miêu tả, các định nghĩa lịch
sử, các định nghĩa chuẩn mực, các định nghĩa tâm lý học, các định nghĩa cấu
trúc, các định nghĩa nguồn gốc…Mỗi cách định nghĩa về văn hóa đều có những
ưu điểm và hạn chế riêng của nó, tuy nhiên nhìn chung trong các cách tiếp cận
trên chưa có định nghĩa nào đầy đủ và thuyết phục được số đông. Gần đây
1
UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa: “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi
cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,


truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định
bản sắc của riêng mình.”. Văn hóa hỗn dung là kiểu văn hóa hỗn hợp và dung
chấp những đặc điểm từ nhiều nền văn hóa khác nhau, thường xuất hiện ở
những vùng giáp ranh giữa các nền văn hóa lớn. Việt Nam được đánh giá là
một quốc gia có kiểu văn hóa hỗn dung điển hình.
2. Nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình
Để lý giải nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của văn
hóa Việt Nam thì con đường chính xác và hiệu quả nhất đó là sử dụng các công
cụ định vị văn hóa. Có năm công cụ định vị văn hóa bao gồm: địa – văn hóa,
nhân học – văn hóa, tôn giáo, giao lưu – tiếp biến văn hóa và tọa độ văn hóa,
tuy nhiên các công cụ văn hóa suy đến cùng đều đưa lại một kết quả duy nhất.
a. Địa – văn hóa
Trong phạm vi bài tập này, địa – văn hóa được sử dụng như một phương
pháp kiến giải các đặc điểm của văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh
tự nhiên. Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của
người Bách Việt. Ở phạm vi rộng hơn, văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư
trú của người Indonesia lục địa, nằm gọn trong sự bao bọc từ hai bên của lãnh
thổ Trung Quốc và Ấn Độ, ây là một điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu
hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc với nhau. Việt Nam là hình ảnh thu nhỏ
của Đông Nam Á. Việt Nam nằm ở vị trí là đầu mối giao thông đường thủy và
đường bộ - cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân thường xuyên giao lưu với
khu vực bên ngoài. Đặc trưng cố hữu của khu vực này là nhiệt độ, độ ẩm cao và
có gió mùa. Điều kiện tự nhiên đó quy định cho khu vực này loại hình văn hóa
2
gắn với nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó điều
kiện địa lý riêng có của Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất văn hóa độc
đáo, đó là: ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao, tính dung
chấp cao…Chính những phẩm chất văn hóa độc đáo này đã mang lại cho nền
văn hóa nước ta nhiều đặc điểm, tính chất của các nền văn hóa khác nhau trong
khu vực cũng như thế giới, từ đó góp phần tạo nên kiểu văn hóa hỗn dung điển

hình.
b. Nhân học - văn hóa
Văn hóa Việt Nam có tính đa dạng, là kết quả của sự đa dạng tộc người (hiện
có 54 tộc người), trong đó tộc người Kinh đóng vai trò chủ thể. Bởi vậy, văn
hóa Việt Nam tuy đa dạng song vẫn hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa
Việt. Khi xét đến yếu tố nhân học - văn hóa, ta tìm hiểu ở trên hai phương diện
là về mặt chủng và ngôn ngữ của chủng. Thứ nhất là về mặt chủng, dân tộc Việt
(Kinh) là sự hòa huyết của các tộc người sống tại khu vực Đông Nam Á, người
Bách Việt. Đó là một cộng đồng cư dân hung hậu, bao gồm nhiều tộc người
Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Lạc Việt…sinh sống
khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Bộ ngày nay, hợp thành
những khối cư dân lớn như Môn-Khmer, Việt-Mường, Tây-Thái, Mèo-Dao.
Tiếp đó trong thời kỳ Bắc thuộc, người Việt còn hòa huyết với chủng người
Hán và một số chủng người khác vốn có nguồn gốc nằm sâu trong Trung Hoa
Đại lục. Cộng đồng người Việt Nam không giống như các cộng đồng người
khác trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam có sự hòa hợp huyết thống, gắn
bó khăng khít với nhau trong quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất. Thứ hai là
về mặt ngôn ngữ của chủng. Lúc đầu ngôn ngữ của người Kinh gồm các thổ
ngữ của người Bách Việt. Do nhu cầu trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, các
thổ ngữ này bị biến đổi để trở thành một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng,
đó là ngôn ngữ Việt-Mường. Trong quá trình giao lưu văn hóa với Hán ngữ,
3
ngôn ngữ Việt-Mường đã hấp thụ Hán ngữ để là giàu và phát triển mình. Bên
cạnh đó cuộc giao lưu vơi văn hóa phương Tây-từ thời Pháp thuộc đến nay, đã
đem lại cho tiếng Việt một diện mạo mới.
Như vậy, dân tộc và ngôn ngữ Việt ngày nay là sự hòa hợp, dung hợp từ
nhiều chủng tộc, ngôn ngữ khác nhau. Điều đó là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung của nước ta.
c. Tôn giáo
Kiểu văn hóa hỗn dung thể hiện một phần qua sự đa dạng của các tôn giáo ở

nước ta. Tôn giáo là mặt tinh thần của văn hóa. Đa số ý kiến hiện nay cho rằng
ở Việt Nam tồn tại ba tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, tuy nhiên trên
thực tế, bằng nhiều con đường khác nhau mà ngày càng có nhiều tôn giáo xâm
nhập, tồn tại và phát triển ở nước ta. Tôn giáo được đánh giá như một vật mang
văn hóa, các tôn giáo khác nhau sẽ có những nét văn hóa đặc trưng cho mình.
Mỗi tôn giáo có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều tồn tại thống nhất trong
cộng đồng người Việt, vì vậy, sự đa dạng của các tôn giáo cũng là một trong
những nguyên nhân làm nên kiểu văn hóa hỗn dung.
d. Giao lưu - tiếp biến văn hóa
Do vị trí địa lý – nơi giao lưu các luồng văn hóa - và quá trình phát triển xã hội
và lịch sử dân tộc Việt Nam bởi các quan hệ giao lưu văn hóa Đông Nam Á,
Trung Hoa, Ấn Độ, Tây phương. Cho nên tiến sĩ H. R.Ferraye cho rằng nét đặc
sắc văn hóa Việt Nam là tính cách “không chối tư” của nó . Thực ra, chỉ có một
chối từ là sự đồng hóa cưỡng bức. Còn lại, nó tìm cách dung hóa và hội nhập
mọi sở đắc văn hóa của Hoa, Ấn, Nam đảo, Tây Âu cả ngôn từ và kỹ thuật, cả
tôn giáo và nghệ thuật (Trần Quốc Vượng, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” trang
44). Mặt khác, khi luận về bản sắc văn hóa Việt Nam, một học giả Mỹ ví Việt
Nam như một cây gậy nhìn bề ngoài thấy phủ một lớp sơn Tây mỏng; cạo lớp
sơn ấy đi, vẫn thấy một lớp sơn Tàu có phần dầy hơn; song cạo lớp sơn tàu ấy
4
nữa thì lộ ra cốt lõi gậy tre Việt Nam (Trần Quốc Vượng sđd, trang 46). Sự ra
đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp
độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Văn hóa Việt Nam là kiểu văn hóa hỗn dung
điển hình, do nằm tại vùng giao lưu giữa các trung tâm văn hóa lớn
3. Ưu thế của văn hóa hỗn dung trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế
hiện nay.
Toàn cầu hóa hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân loại, cho nên,
sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hóa,
từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề
sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử các nước, căn cứ vào mục tiêu phát

triển và khả năng thực tế của mình, mà đề ra chính sách hội nhập quốc tế một
cách có lợi nhất trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Hội nhập với thế giới,
tranh thủ tối đa các cơ hội do toàn cầu hóa hiện nay mang lại là cách tốt nhất để
các dân tộc, các quốc gia cùng tiến bước, cùng phát triển. Hội nhập và hợp tác
quốc tế diễn ra trên tất cả các phương diện của nền kinh tế chính trị xã hội và
văn hóa cũng không đứng ngoài quá trình đó.
Cũng như tất cả các nền văn hóa khác trên thế giới, văn hóa Việt Nam là sự
kết tinh văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong lịch sử phát triển của mình, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mở
cửa, tiếp thu và cải biến những yếu tố của các nền văn hóa được đưa từ bên
ngoài vào phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh
hội nhập và hợp tác quốc tế như hiện nay thì quá trình giao lưu và tiếp biến văn
hóa của các quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng diễn ra ngày càng
mạnh mẽ hơn. Khoảng cách giữa các quốc gia, các nền văn hóa ngày càng thu
hẹp hơn.
5

×