Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du – giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.84 KB, 160 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ NGỌC ANH
NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG "tRUYÖN KIÒu"
CñA NGUYÔN DU - GI¸ TRÞ Vµ H¹N CHÕ
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU


HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận án “Nhân sinh quan Phật
giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Giá trị và hạn
chế” là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi. Luận án
đã được tiến hành một cách nghiêm túc. Kết quả của các nhà
nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn
trọng, có trích nguồn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2014
Tác giả luận án
Hồ Ngọc Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu 7
1.2. Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứu 25
Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 28
2.1. Cơ sở hình thành nhân sinh quan Phật giáo 28
2.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo 39


Chương 3: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU”
CỦA NGUYỄN DU
59
3.1. Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 59
3.2. Nội dung Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du 71
Chương 4: MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN
CỨU NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN
KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
101
4.1. Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” 101
4.2. Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du 116
4.3. Ý nghĩa việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du 126
KẾT LUẬN
145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
150
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập vào
nước ta vào khoảng thế kỷ I. Mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh nhưng Phật
giáo đã sớm khẳng định mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong đời
sống tinh thần cũng như trong nhiều hoạt động văn hoá xã hội khác của
người Việt Nam.
Để có thể nhanh chóng xác lập được vị thế của mình trong đời sống xã
hội Việt Nam, tất nhiên bên cạnh việc lựa chọn con đường, cách thức truyền

bá phù hợp với tâm lý, truyền thống của người Việt thì không thể không nhắc
đến nội dung giáo lý của nhà Phật. Với tinh thần từ, bi, hỉ, xả của mình, Phật
giáo đã tạo nên sự khác biệt với những hệ tư tưởng cùng thời được người Hán
truyền bá vào Việt Nam. Nếu như Nho giáo phải mất một thời gian khá dài
khi mà xã hội Việt Nam đã tương đối phát triển mới được trọng dụng thì Phật
giáo ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hoà mình vào nền
văn hoá của người bản địa bằng những câu chuyện thần thoại mang tính nhân
văn cao cả (ông Bụt tốt bụng, thương, giúp người lương thiện khi gặp hoàn
cảnh khó khăn…).
Chúng ta biết rằng Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo với hệ
thống thần linh và nghi lễ thờ cúng của mình, mà nó còn là một học thuyết
triết học tương đối thâm sâu. Trong những tư tưởng triết học đó, ngoài sự lý
giải về quan niệm sống của con người thì Phật giáo đã dành rất nhiều nội
dung cho những vấn đề liên quan đến con người, đến cuộc đời của con người
(nhân sinh quan).
Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm
trong xã hội và con người Việt Nam đa phần và chủ yếu là những quan niệm
xoay quanh vấn đề về con người và cuộc đời con người (nhân sinh quan).
1
Những quan niệm này cùng với thời gian đã không ngừng thấm sâu vào hành
vi, lời nói, sinh hoạt hàng ngày của người Việt (những quan niệm về thiện ác,
về nhân quả và nghiệp báo, khuyên con người làm lành lánh dữ…). Không
những vậy, nó còn ảnh hưởng tới cả những chuẩn mực xã hội được cộng đồng
thừa nhận, ảnh hưởng đến pháp luật của nhà nước, ảnh hưởng tới văn học
nghệ thuật, tới không gian kiến trúc… của người Việt Nam. Nói cách khác,
Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hoá mang đậm
bản sắc của người Việt Nam.
Trong sự ảnh hưởng của Phật giáo tới văn học nghệ thuật Việt Nam,
chúng ta không thể không nhắc tới một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du, đó là
“Truyện Kiều”. Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có thể thấy rõ sự khủng

hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX,
thấy được cuộc sống của con người (đặc biệt là những người phụ nữ) bị chà
đạp và xâm hại nặng nề.
Với Nguyễn Du, đằng sau câu chuyện về cuộc đời của Thuý Kiều là
những day dứt, những băn khoăn, những niềm mong ước về một cuộc sống
hạnh phúc bình yên của mỗi con người. Có thể cảm nhận được những ảnh
hưởng sâu sắc mà Nguyễn Du đã tiếp nhận từ Phật giáo mà cụ thể là nhân
sinh quan Phật giáo thông qua khái niệm nhân quả, nghiệp báo, tâm… thể
hiện trong cuộc đời của Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh….
Truyện Kiều không chỉ dừng lại là một tác phẩm văn học đơn thuần phản
ánh tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX mà những
vấn đề do nó đặt ra vẫn không hề lạc hậu đối với xã hội Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường đã nảy sinh rất
nhiều các vấn đề liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt là các vấn đề về
đạo đức. Đó là sự thống trị của đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết trong lối
sống thực dụng của một số cá nhân. Vì tiền họ sẵn sàng xâm hại các chuẩn
2
mực đạo đức của xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
những hình ảnh Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Khuyển, Ưng…
xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội. Sự xuống cấp và băng hoại về đạo
đức không chỉ diễn ra trong dân chúng mà còn xuất hiện ở một bộ phận không
nhỏ cán bộ quản lý của nhà nước (giống như hình ảnh những tên quan lại
phong kiến đã trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy Thúy Kiều và gia đình của mình
vào khó khăn hoạn nạn) với tình trạng tham nhũng, cửa quyền và vô cảm
trước nhân dân.
Trong Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng
ta đã khẳng định:
Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng
tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức,

lối sống và nhân cách. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì
mọi người, mọi người vì mỗi người"; kết hợp hài hòa tính tích cực
cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với
bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt
đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân
văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu;
chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến
xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người [21].
Chính vì vậy, việc phân tích và vận dụng tư tưởng tích cực về đạo đức,
tôn giáo trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, tác phẩm “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du nói riêng để khuyến khích con người làm việc thiện,
tránh xa việc ác, tự chịu trách nhiệm với những hành vi cá nhân của bản
thân… từ đó góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, lành mạnh hơn, hướng
con người đến giá trị chân - thiện - mỹ là việc làm hết sức cần thiết.
3
Với tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, nghiên cứu sinh
đã chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Phân tích nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
và những giá trị, hạn chế của nó
2.2. Nhiệm vụ
- Trình bày cơ sở hình thành cũng như nội dung của nhân sinh quan Phật
giáo thể hiện trong quan niệm về nghiệp báo, nhân quả.
- Trình bày và chỉ ra nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nghệp
báo và nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Chỉ ra những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du; ý nghĩa của việc nghiên cứu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận án giới hạn việc phân tích nhân sinh quan
Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chỉ trên khía cạnh thuyết nhân
quả, nghiệp báo trong “Truyện Kiều”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về việc kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
và những giá trị truyền thống của dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử - cụ thể, hệ thống hóa,
phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, văn bản học
4
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra thì luận án có
sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng chương, mục của luận án, trong
đó, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất trong luận án. Cụ thể:
- Ở mục 1.1 chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên
cứu của luận án.
- Ở chương 2, tác giả dùng phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê để chỉ ra cơ sở hình thành và phát triển của Phật giáo, quan
niệm về nghiệp, nhân quả và luân hồi trong nhân sinh quan Phật giáo.
- Ở chương 3, tác giả dùng phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp văn bản học đối với “Truyện Kiều” và tiểu sử Nguyễn Du cùng các quan
niệm về nghiệp báo, nhân quả trong “Truyện Kiều”.

- Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp
hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp văn bản học để đưa ra những đánh giá về giá trị và hạn chế của quan
niệm nhân quả, nghiệp báo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã khái quát và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của nhân
sinh quan Phật giáo gắn với “Truyện Kiều”, cụ thể là những quan niệm về
nghiệp báo, nhân quả và sự tiếp biến của chúng ở Phật giáo Việt Nam.
- Luận án đã chỉ ra được những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; ý nghĩa của việc nghiên cứu này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo Việt Nam
nói chung, tư tưởng Phật giáo trong văn học, trong “Truyện Kiều” nói riêng.
5
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy những môn học có liên quan đến tư tưởng Triết học (Phật giáo) Việt Nam;
tôn giáo (Phật giáo) ở Việt Nam và văn học Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nhân sinh quan Phật giáo nói chung, quan niệm về nhân quả, nghiệp báo
của Phật giáo trong “Truyện Kiều” nói riêng là những vấn đề đã và đang được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Có
thể tổng quan thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận án theo những
nhóm sau:
- Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo qua quan

niệm về nghiệp báo, nhân quả;
- Những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và
nhân sinh quan (qua quan niệm về nghiệp báo, nhân quả) của Phật giáo trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo qua
quan niệm về nghiệp báo, nhân quả
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới với một hệ thống các
tư tưởng triết học đồ sộ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về nhân
sinh quan Phật giáo nói chung và quan niệm về nghiệp báo, luân hồi và nhân
quả nói riêng sau:
- Narada Thera (Phạm Kim Khánh dịch) (1999), Đức Phật và Phật pháp,
Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh [78].
Đại Đức Narada Thera là người Sri Lanka, lúc nhỏ ông theo học ở một
trường Thiên chúa giáo (St Benedicts College). Vào năm 18 tuổi, ngài xuất
gia và nhập chúng dưới sự dẫn dắt của vị cao tăng Pelene Vajiranyana. Sau
đó, ông vào học tại trường Đại học Sri Lanka và về sau được bổ làm giảng sư
môn Đạo đức học và Triết học tại trường Đại học này.
7
Đức Phật và Phật pháp là một trong những công trình nổi tiếng của
Narada Thera. Công trình này được chia làm hai phần: Phần một, Narada
Thera đề cập đến Đức phật - bao gồm cuộc đời của Ngài từ khi Ngài sinh ra
cho đến khi Ngài xuất gia tu hành; rồi ngài chiến đấu để thành đạo quả; công
cuộc truyền giáo của Đức Phật… trong phần này, Narada Thera cũng nói về
mối quan hệ giữa Đức Phật và người thân của mình, những người chống đối
Đức Phật và con đường hoằng pháp cũng như cuộc sống hàng ngày của Ngài.
Phần hai là Phật Pháp. Trong phần này, Narada Thera đã phân tích và chỉ
ra đặc điểm của Phật giáo, nội dung của Tứ diệu đế, quan niệm về nghiệp báo,
sự báo ứng, tính chất của nghiệp, thập nhị nhân duyên, những cảnh giới,
chuyển nghiệp lên và chuyển nghiệp xuống, Niết bàn và con đường để đạt
được Niết bàn…

Theo tác giả, những sự chênh lệch về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và bẩm
tính, một phần lớn đều tùy thuộc nơi hành động và khuynh hướng của chúng
ta, trong quá khứ và trong hiện tại, tức là nghiệp vậy [78, tr.305].
Tuy nhiên, dù chủ trương rằng nguyên nhân chính tạo nên những sự
chênh lệch trong đời sống là sự khác biệt giữa cái Nghiệp của chúng sinh,
nhưng Phật giáo không quả quyết rằng tất cả đều do nơi Nghiệp. Nói một
cách khác, Nghiệp không phải là một nguyên do duy nhất tạo nên những sự
khác biệt, chênh lệch giữa chúng sinh. Luật nghiệp báo tuy quan trọng nhưng
chỉ là một trong thập nhị nhân duyên trong đời sống [78, tr.305-306].
Ông cũng thừa nhận rằng thuyết nghiệp báo khác với thuyết định mệnh,
thiên mệnh. Ông viết: “chúng ta là vị kiến trúc sư xây đắp số phận của ta.
Chính chúng ta tạo ra ta hay tự tiêu diệt lấy ta, tạo thiên đàng cho ta và cũng
chính ta tạo địa ngục cho ta.
Những gì mà ta nghĩ, nói, và làm là của ta. Chính tư tưởng, lời nói và
hành động là Nghiệp. Và chính nghiệp đưa ta lên hay xuống từ kiếp này sang
kiếp kia mãi mãi trong vòng luân hồi [78, tr.352].
8
- Thích Thiện Siêu, Chữ nghiệp trong đạo Phật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,
2002 [69].
Theo tác giả, quan niệm về “định mệnh” và “định nghiệp” thường được
nêu ra cùng với nhau và có liên quan đến thuyết nhân quả của nhà Phật.
“Định mệnh” là một mệnh lệnh thiêng liêng, một sức mạnh vô hình từ đâu
không rõ, nó đặt định cho người này thế này, còn người kia thế kia, phải sao
chịu vậy, tự mình không thể thay đổi được. Còn “định nghiệp” nhìn bề ngoài
cũng tương tự như định mệnh, tức là đã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió
gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không có
quả, hay có quả mà không bắt nguồn từ nhân sinh ra. Tuy nhiên, luật nhân quả
nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ
động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người
thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Mặc dù vậy, nghiệp không phải là nguyên

nhân duy nhất, nhưng là nguyên nhân chủ yếu của mọi sự sai biệt trên cõi đời
này. Nếu đời sống hiện tại hoàn toàn do nghiệp quá khứ của chúng ta quy
định chi phối, chúng ta không có chút quyền gì can dự thay đổi thì nghiệp
cũng sẽ giống như định mệnh, thiên mệnh, và vấn đề tự do ý chí của con
người chỉ còn là hư danh. Đức Phật không bao giờ nói về một chữ nghiệp cố
định như vậy.
Như vậy, theo tác giả, nếu hiểu chữ nghiệp trong đạo Phật một cách đúng
đắn thì “định lý nghiệp” đã không làm cho chúng ta nhụt chí, trái lại, làm cho
chúng ta tự tin hy vọng. Chúng ta thực sự chấp nhận trách nhiệm và can đảm
nhận lãnh khi bị những sự khó khăn gần như không thể vượt qua nổi, hay sự
thử thách không thể kham nổi với ý chí rằng đó là kết quả của những hành
động mình đã gây ra hoặc gần hoặc xa, chứ chúng ta không mù quáng để
buông xuôi hay chịu đựng. Khi đã biết rõ nó do mình gây ra thì cũng do mình
9
thay đổi chứ không thể cậy ai thay đổi giúp. Khi đó ta sẽ cố gắng lập chí sửa
đổi theo ý chí tự do của mình [69, tr.15].
Tất nhiên, chữ nghiệp trong đạo Phật rất sâu rộng và uyên thâm. Vì vậy,
để hiểu rõ hơn về chữ nghiệp, tác giả đã khảo qua chữ nghiệp trong một số
Kinh sách như: kinh Pháp cú; Trung bộ kinh, kinh Phân biệt tiểu nghiệp và
kinh Phân biệt đại nghiệp; kinh Tăng chi; … Thông qua đó, tác giả đã đi vào
làm sáng tỏ nội dung của Nghiệp gồm: thể tính của nghiệp; phân loại nghiệp,
nghiệp và luân hồi…
- Thích Chân Quang, Luận về nhân quả, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005 [60].
Trong cuốn sách này, tác giả Thích Chân Quang cho rằng đối với đạo
Phật, chúng sinh có ba mục đích cần nhắm đến: Một là sống trong luân hồi
bớt đau khổ, có phước bão cõi trời cõi người; Hai là thoát khỏi luân hồi, chấm
dứt sinh tử, có được niết bàn an vui; Ba là giáo hóa cho chúng sinh cùng được
thành tựu trí tuệ giải thoát, gọi là hạnh đạo Bồ tát [60, tr.12].
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được những mục đích đó, đòi hỏi chúng
sinh phải biết nhân quả, biết nhân nào sẽ gặt được quả nào. Lý thuyết nhân

quả là một trong những nền tảng của đạo Phật. Nếu chưa hiểu biết thâm sâu
về lý nhân quả tức là chưa hiểu đạo Phật và chưa thực hành đúng đạo Phật.
Cuốn sách được chia làm hai phần. Phần đầu tác giả đi vào lý giải cách
hiểu và môi trường của nhân quả. Phần hai là một số trường hợp điển hình về
nhân quả gồm: nhân quả thế gian, nhân quả xuất thế gian, nhân quả Bồ tát.
Theo tác giả, nếu chúng ta nhận thức được lý thuyết nhân quả thì sẽ giúp
chúng ta làm chủ được cuộc đời của bản thân mình, sẽ đưa cuộc đời chúng ta
theo ý muốn của chúng ta chứ không phải là một vị thần linh, thượng đế nào
đó quyết định [60, tr.366]. Điều này có giá trị không chỉ trong đạo Phật mà
còn cho cả ngoài đời thường.
- D. J. Kalupahana (Đồng Loại, Trần Nguyên Trung dịch) Nhân quả -
triết lý trung tâm Phật giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 [39].
10
Nội dung chủ yếu của tác phẩm là phân tích bản chất của thuyết nhân
quả Phật giáo được trình bày trong nền văn học cổ điển Pali và kinh điển A -
Hàm cũng như những trường phái triết học Phật giáo như Trung quán luận và
Duy thức tông.
Tác giả đã vận dụng phương pháp phân tích, so sánh những điểm tương
đồng và dị biệt giữa các học thuyết Phật giáo và các triết học Ấn Độ cổ đại
trong kinh Vê-đa và Upanisad, cũng như các học thuyết định mệnh của trường
phái phi Vê-đa mà điển hình là phái Kỳ na giáo (Jainism). Thông qua đó, làm
nổi bật điểm đặc sắc của nhân quả Phật giáo về phương diện trách nhiệm và
giá trị đạo đức trong bối cảnh đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Vì vậy, tác giả đã chia công trình của mình thành 9 chương gồm:
Chương 1: Những thuyết nhân quả trước Phật giáo (theo truyền thống của
kinh Vê-đa - phái chính thống); Chương 2: Những thuyết nhân quả trước Phật
giáo (theo truyền thống không Vê-đa - phái phi chính thống); Chương 3: Làm
sáng tỏ một số thuật ngữ liên quan đến thuyết nhân quả; Chương 4: Quan
niệm về pháp; Chương 5: Nguyên lý và hiệu lực nhân quả; Chương 6: Giải
thích hiện hữu bằng nhân quả; Chương 7: Các phát triển về sau; Chương 8:

Duyên: một mặt khác của phát triển; và Chương 9: Kết luận.
Nhìn chung, công trình đã cho thấy các học thuyết nhân quả tiền Phật
giáo dù rất đa dạng nhưng có thể được chia làm ba nhóm chính. Nhóm thứ
nhất chủ trương “tự nhân quả”, cho rằng Phạm Thiên (Brahman) là nguyên
nhân đầu tiên của mọi nguyên nhân, nguyên nhân do ta tự tạo, vượt khỏi tính
tương thuộc của mọi sự vật hiện tượng.
Như một kết quả kéo theo tất yếu, ai chủ trương có một thượng đế tự
nhân quả sẽ chấp nhận học thuyết “tha nhân quả”. Tha nhân quả là khái niệm
chỉ cho tất cả mọi tạo thành vốn là tất cả mọi sự vật hiện tượng, bao gồm cả
thời gian và không gian, đều là vật thu tạo của thượng đế dưới hình thái tự
11
nhân quả. Hậu quả tiêu cực của học thuyết tha nhân quả là người chủ trương
sẽ dễ dàng chấp nhận học thuyết định mệnh, bản tính không dời, hành động
cũng như mọi diễn tiến của con người trong thực tại đã được sắp xếp từ trước
và không thể thay đổi được.
Trái ngược với Tự và tha nhân quả là nhóm thứ hai với quan niệm về
Không tự và không tha nhân quả, là học thuyết phủ nhận các hình thức nhân
quả, chủ trương thuyết bất định hoặc ngẫu nhiên luận.
Tác giả khẳng định, thuyết nhân quả của Phật giáo (thứ ba) không giống
với hai thuyết trên. Bản chất của mọi sự vật theo Phật giáo không thể tự có
mặt vô nhân, càng không thể là thụ tạo của một cái khác. Tất cả là tập hợp của
nhân và duyên, tồn tại, phát triển và hoại diệt để tạo thành cái khác bằng một
chuỗi tương thuộc của các nguyên nhân [39, tr.VIII].
Ngoài ra còn một số các công trình khác (sách tham khảo, bài đăng trên
các tạp chí khoa học…) cũng ít nhiều đề cập đến nhân sinh quan Phật giáo nói
chung, quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi nói riêng như: Diệu
Thanh Đỗ Thị Bình, Đôi điều luận về nhân quả - nghiệp báo, 2009, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, Số 4, tr.40-41. Lưu Thị Quyết Thắng, Thử bàn về nhân
sinh quan Phật giáo qua giáo lý duyên khởi, Tạp chí nghiên cứu Phật học,
2004, Số 5, Tr. 6-10. Mộng Đắc, Vài nét về đạo Phật và thuyết Nhân quả, Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, 2009, số 4 (70), tr 71 - 74. Văn Xương Đế Quân
(Quảng Tráng lược dịch), Nhân quả báo ứng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2011.
Thích Đạt Ma Phổ Giác, Nhân quả & số phận con người, Nxb Hồng Đức,
2013, Hà Nội. Thích Thiện Hoa, Xây dựng đời sống trên nền nhân quả, nghiệp
và luân hồi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007. Thích Giác Nghiên (s.t) Nhân quả
luân hồi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2009. Nguyễn Hùng Hậu (Minh Không)
(2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
12
Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bước đầu nhận diện
được khái niệm, nội dung, phân loại và tính chất của các quan niệm về nhân
quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo. Đó chính là cơ sở để tác giả luận án
khai thác và triển khai vào luận án triết học của mình trong chương 2: Nhân
sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nhân quả, nghiệp báo.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du và nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
“Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học được Nguyễn Du viết vào khoảng
những năm đầu của thế kỷ XIX. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” của ông. Có thể kể đến
những công trình tiêu biểu sau:
- Hoài Thanh, Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn
Du, Hội văn hoá Việt Nam, 1949 [73].
Theo Hoài Thanh, lý do để ông phải viết cuốn sách này bởi vì trong một
xã hội mới, chúng ta cần phải kiểm điểm lại những giá trị cũ xem cái nào cần
giữ lại, cái nào cần vứt bỏ và cái nào thì để xem xét tiếp… Và một trong
những giá trị cũ cần phải kiểm điểm lại đó là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Với hơn một trăm năm kể từ khi ra đời cho đến nay, “Truyện Kiều” vẫn tiếp
tục được khẳng định và biết đến trong lòng người dân Việt Nam không chỉ là
học Kiều, thuộc Kiều, ngâm Kiều mà cả bói Kiều. Nhưng “Truyện Kiều”
được hoan nghênh nhiều mà cũng bị bài xích nhiều. Số phận “Truyện Kiều”
cũng long đong như số phận nàng Kiều. Kể từ khi nó ra đời, nó chưa bao giờ

được ngồi một chỗ yên ổn. Người khen khen rất mực, người chê chê cũng hết
lời. Vì vậy, cần phải có một sự nhìn nhận cho đúng, cho đủ để trả “Truyện
Kiều” về đúng chân giá trị của nó [73, tr.2].
13
Tuy nhiên, tác giả cũng tự nhận thấy rằng mình không có tham vọng
xem xét tác phẩm này về tất cả mọi phương diện mà chỉ xét riêng về một vấn
đề căn bản - đó là quyền sống của con người mà thôi.
Để có thể biết thái độ của Nguyễn Du về vấn đề quyền sống của con
người trong “Truyện Kiều”, Hoài Thanh đã đi sâu phân tích hai nhân vật là
Thúy Kiều và Từ Hải. Với Thúy Kiều, tác giả nhận xét: “Khi tạo ra nhân vật
Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gián tiếp và có lẽ cũng là vô tình đòi quyền sống
cho con người trong xã hội phong kiến. Nhưng Nguyễn Du thiếu một ý thức
rõ rệt, một ý chí cương quyết. Nguyễn Du đã không dám theo cho đến cùng
cái khuynh hướng phản phong. Nguyễn Du đã nửa đường lùi bước [73, tr.22].
Với Từ Hải, Nguyễn Du cũng thể hiện giống như Thúy Kiều, có khác chăng
là ở nhân vật Từ Hải, lòng khao khát của Nguyễn Du muốn sống mạnh mẽ, sống
say mê ở ngoài khuôn khổ của xã hội bấy giờ, ta thấy tha thiết hơn sự hoang mang,
luẩn quẩn và thậm chí là bế tắc trong tâm trí của Nguyễn Du [73, tr.34].
Ngoài việc phân tích hai nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải, tác giả Hoài
Thanh cũng đi vào phân tích xã hội phong kiến trong “Truyện Kiều” để có thể
thấy được thái độ, cách nhìn nhận của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến
thời đại ông đang sống. Theo đó, đứng trước xã hội phong kiến, Nguyễn Du
đã thể hiện một thái độ không minh bạch, không dứt khoát vì đầy những mâu
thuẫn. Nguyễn Du đã dựng lên hình ảnh của một xã hội mục nát đến tận
xương. Nguyễn Du thông cảm với nỗi khổ vô cùng của con người bị chà đạp
trong cái cái xã hội mục nát ấy. Nguyễn Du mơ ước được sống mạnh mẽ,
sống phóng túng, được đập phá tan tành như Từ Hải, nhưng Nguyễn Du
không biết đập phá như thế để rồi đi đến đâu. Cái trạng thái nhất thời, Nguyễn
Du tin là vĩnh viễn. Nguyễn Du quy tội cho số mệnh, cho trời. Trong ý
Nguyễn Du, có đập phá cho lắm thì rồi đâu cũng hoàn đó. Trời đã định thế, số

mệnh đã định thế. Cho nên Nguyễn Du cố tiêu diệt cái mộng Từ Hải ở trong
14
mình để sống cuộc sống tầm thường của những người Nguyễn Du cho là
lương thiện. Nguyễn Du cố cắt xén con người mình cho vừa kích tấc của lối
sống tầm thường nhưng cắt xén mãi mà vẫn không vừa. Lối sống mà Nguyễn
Du cố khép mình vào, trong tâm trí Nguyễn Du, dười ngòi bút Nguyễn Du,
vẫn hiện ra với một khuôn khổ nhỏ nhen với những màu buồn tẻ [73, tr.51].
- Trương Tửu, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Phê bình văn học),
Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1956 [105].
Cuốn sách được chia làm ba phần gồm: Phần thứ nhất đề cập đến lịch sử
nghiên cứu vấn đề “Truyện Kiều” (chương 1); Phần thứ hai đề cập đến tính
chất chống phong kiến của “Truyện Kiều” (chương 2) và phần thứ ba đề cập
đến thời đại Nguyễn Du và nội dung tư tưởng “Truyện Kiều” (chương 3,
chương 4). Thông qua những nội dung được trình bày, tác giả Trương Tửu
muốn nhấn mạnh rằng toàn bộ đời sống ý thức của Nguyễn Du hình thành
song song với toàn bộ quá trình thành bại của phong trào Tây Sơn. Nguyễn
Du là một nghệ sĩ vĩ đại, vì vậy, không có lý gì mà Nguyễn Du lại không phản
ánh được trong tác phẩm một vài cục diện cốt yếu của phong trào Tây Sơn,
mặc dầu thi sĩ đã quay lưng lại với nó [105, tr.8].
Tác giả Trương Tửu cho rằng “Truyện Kiều” là một tác phẩm văn học cổ
điển tiêu biểu của văn hóa Việt Nam vì bốn lý do:
Thứ nhất, vì “Truyện Kiều” là một tác phẩm dân tộc. Thông qua “Truyện
Kiều”, Nguyễn Du đã nói lên được tinh thần nhân đạo chủ nghĩa bất diệt của nhân
dân Việt Nam. Ông đã đứng về phía các tầng lớp xã hội bị áp bức đang vươn đến
sự giải phóng; đề cao những tinh thần quý giá nhất của con người như tự do, công
bằng, nhân đạo. Ông cũng lên án kịch liệt một chế độ bóc lột đè nén con người và
tiêu diệt tài tình, nhân đạo, công bằng và tự do. Nói cách khác, Nguyễn Du đã đập
vỡ cái mặt nạ mỹ miều, siêu hình che giấu một chân tướng hung ác, tội lỗi của bọn
“phụ mẫu chi dân”, của lũ con buôn, bịp bợm, của trời, Phật, của số mệnh, của ông
15

Tơ bà Nguyệt - của toàn bộ bè lũ thống trị bóc lột và áp bức trong xã hội phong
kiến. Tiếng nói của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là tiếng nói của chính nghĩa,
của dân tộc Việt Nam nhân đạo và dũng cảm [105, tr.206].
Thứ hai vì “Truyện Kiều” có tính đại chúng. “Truyện Kiều” đã được sáng
tạo theo lập trường và nhãn quan của quảng đại nhân dân đang tiến lên con
đường giải phóng. Tác giả cho rằng, với nhãn quan thiên tài, Nguyễn Du đã
nhìn thực tại xã hội theo con mắt của quần chúng, đánh giá mọi người, mọi
quan điểm theo con mắt của quần chúng - đó chính là hành động chống phong
kiến để giải phóng những lực lượng sản xuất của dân tộc đang bị kìm hãm,
đem lại tự do, hạnh phúc và bình đẳng cho những con người đang quằn quại
trong sự áp bức của xã hội phong kiến đương thời [105, tr.206].
Thứ ba vì “Truyện Kiều” đạt tới một nghệ thuật tính cao độ. Trong
“Truyện Kiều”, cách sáng tạo và kết cấu những nhân vật, cách xây dựng
những hình ảnh, cách miêu tả những cảnh vật vừa có tính cách tạo hình vừa
súc tích tình cảm, cách vận dụng âm thanh của ngôn ngữ và nhịp điệu của lời
nói, cách phô diễn trong sáng, gọn gàng, điều độ và chính xác, cách Việt hóa
những điển tích mượn của nước ngoài… đều đã chứng tỏ rằng Nguyễn Du am
hiểu đến ngọn ngành lối cảm nghĩ, phô diễn của nhân dân còn lưu lại trong
kho tàng văn thơ truyền khẩu [105, tr.210].
Thứ tư vì “Truyện Kiều” còn có tác dụng tốt trong hiện tại. Ngày nay,
“Truyện Kiều” vẫn là “món ăn tinh thần” bổ ích của đại chúng. Đọc “Truyện
Kiều”, chúng ta vẫn học tập được lòng căm thù của Nguyễn Du đối với những
chế độ xã hội bóc lột và đè nén con người. Nhà thơ vẫn truyền được cho
chúng ta lòng khao khát, thiết tha tự do, công bằng và nhân đạo [105, tr.212].
Tóm lại, theo tác giả, với bốn yếu tố trên, “Truyện Kiều” thật xứng đáng
được mệnh danh là một tác phẩm cổ điển tiêu biểu của văn học Việt Nam. Nó
kết tinh được truyền thống văn học tiến bộ của dân tộc đã được biểu hiện
16
trong văn chương truyền khẩu của nhân dân. Nó tập hợp một cách có sáng tạo
tất cả những nét tinh hoa của các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam xuất

hiện trước đó [105, tr.213].
- Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2003 [58].
Đây là công trình tiêu biểu của GS. Phan Ngọc nghiên cứu về “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du. Với những giá trị khoa học mà nó đem lại, công trình
của ông đã được tặng giải thưởng nhà nước về văn hóa Việt Nam năm 2000.
Trong công trình này, Phan Ngọc đã cố gắng làm rõ và chỉ ra phong cách
riêng có hoàn toàn của Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều”. Ông viết: “Trong
việc nghiên cứu Nguyễn Du chúng ta đã đạt được nhiều thành tích. Đặc biệt
trong các công trình nghiên cứu “Truyện Kiều”, có một số thuộc loại xuất sắc
đã nghiên cứu công phu về các mặt tư tưởng, ngôn ngữ, nghệ thuật của tác
giả, và đã đóng góp phần tích cực vào lý luận phê bình của chúng ta. Song riêng
mặt phong cách của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, tuy đã có những bài viết
đáng chú ý đề cập đến một vài đặc điểm của phong cách nhà thơ, nhưng nhìn
chung chưa có một công trình ngôn ngữ học về toàn bộ phong cách Nguyễn Du
trong “Truyện Kiều” [58, tr.5]. Và vì vậy, theo ông, muốn nghiên cứu phong cách
Nguyễn Du phải làm nhiều việc. Thứ nhất, phải xây dựng lại các khái niệm của
môn phong cách học. Thứ hai, phải tìm ra được những đặc điểm tiêu biểu của
thiên tài Nguyễn Du về mặt nội dung không lặp lại ở người khác. Thứ ba, tiếp
cận tác phẩm một cách hình thức và chứng minh chính hình thức tác giả lựa
chọn là thích hợp nhất để diễn đạt nội dung này [58, tr.7].
Trên cơ sở đó, tác giả Phan Ngọc đã chia công trình của mình thành chín
nội dung chính gồm: Chung quanh vấn đề tư tưởng của “Truyện Kiều”; Phương
pháp tự sự của Nguyễn Du; “Truyện Kiều”, tiểu thuyết phân tích tâm lý; Một
vài vấn đề nhận thức luận chung quanh “Truyện Kiều”; Cách bố cục “Truyện
17
Kiều” theo yêu cầu của kịch; Câu thơ “Truyện Kiều”; Ngôn ngữ “Truyện Kiều”;
Ngữ pháp “Truyện Kiều”; Phong cách học và phân tích văn học.
Để có thể thực hiện được những nội dung đó, Phan Ngọc đã không xem
xét “Truyện Kiều” một cách cô lập (như tự nhận xét của tác giả) mà cố gắng

áp dụng nhất quán những thao tác sau:
Thứ nhất, xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tượng. Một hiện tượng
phải lặp đi lặp lại đến một tần số nhất định mới được chú ý đến. Đó là vì
phong cách là sự lặp đi lặp lại của một chùm những nét khu biệt.
Thứ hai, sau khi rút ra những nét khu biệt, Phan Ngọc xem xét chúng
qua hai trục lịch sử và thời đại. Xem qua trục lịch sử để xem những nét khu
biệt đó có phải là mới hay không. Nếu những nét này đã có, đã quen thuộc
trong lịch sử, thì tức là nó không tiêu biểu cho Nguyễn Du. Chỉ những yếu
tố mới, sáng tạo đối với lịch sử thì mới được bóc tách và thừa nhận. Khi
cái nét được tách ra là mới đối với lịch sử, tác giả sẽ khảo sát nó theo trục
thứ hai, trục thời đại tác giả - tức là xem xét nó trong mối quan hệ với thời
đại. Qua sự xem xét “Truyện Kiều” với thời đại Nguyễn Du, chúng ta sẽ
thấy những cách nhìn chung giữa Ông và thời đại của mình. Và theo Phan
Ngọc, ông cũng gạt bỏ luôn cả những gì chung cho thời đại với Nguyễn
Du. Đó là vì cống hiến nghệ thuật ở đây dẫu sao cũng chưa thực sự là của
tác giả. Qua sự đối lập này Phan Ngọc đã rút ra những đóng góp riêng của
tác giả “Truyện Kiều” mà thời đại không đạt được, cái đã tạo nên sự thiên
tài trong tác phẩm của Nguyễn Du [58, tr.12-13].
- Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá, Nxb Thông
tin và Truyền thông, 2011 [6].
Trong công trình này, tác giả cho rằng “Truyện Kiều” không chỉ đơn
thuần là một câu chuyện về một con người , một cuộc đời, một số phận mà nó
trải rộng ra với một tấm lòng, một cốt cách, một tinh thần Việt Nam. “Truyện
18
Kiều” tạo ra cách nhìn dân tộc, làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của con người
Việt Nam, làm say đắm lòng người độc giả mỗi thời đại [6, tr.3].
Để có thể hiểu sâu hơn nữa, làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị tinh thần
mà tác phẩm này đem lại, tác giả Lê Nguyên Cẩn đã tiếp cận và nghiên cứu
“Truyện Kiều” dưới góc độ văn hóa. Theo tác giả, dưới góc độ văn hóa thì tác
phẩm văn học là một trong những kết tinh cao nhất văn hóa của một dân tộc.

Vì vậy, tác giả đã “xác lập các mô hình thế giới được tạo ra trong tác phẩm để
từ đó làm nổi bật thân phận và diện mạo của nhân vật Thúy Kiều. Từ đó điểm
lại những thăng trầm chìm nổi của nhân vật trong bể trầm luân suốt mười lăm
năm. Rồi từ đó đưa ra nhận xét về một tấm lòng nhân hậu mang vẻ trẻ đẹp vị
tha, thuần Việt xuyên suốt chiều dài tác phẩm” [6, tr.4].
Với sự khu biệt ấy, tác giả cho rằng “Truyện Kiều” là một sự tổng hợp
của bốn mạch truyện gồm: Mạch thứ nhất là câu chuyện tình yêu đầy éo le,
trắc trở (tình là dây oan) giữa Thúy Kiều và Kim Trọng; Mạch thứ hai là cuộc
chiến giữa tài sắc và xã hội, giữa thế giới các mỹ nhân và thế giới các tiện nhân.
Kiều nổi lên trước hết là sắc đành đòi một tài đành họa hai mà hại thay mang
lấy sắc tài làm chi. Mạch kể này cũng cho thấy cuộc đụng độ giữa những thành
kiến xã hội và những con người tài hoa trong xã hội đó. Mạch thứ ba là xung đột
giữa tài và mệnh (tài mệnh tương đố). Mạch thứ tư liên quan đến thân mệnh
tương đố đi liền với chữ thân (Đã mang lấy nghiệp vào thân; làm cho cho hại
cho tàn cho cân). Các mạch truyện này được đan lồng vào nhau, tạo ra tính chất
tầng tầng lớp lớp, tạo ra tính chất phức hợp cho tác phẩm này [6, tr.258].
Tuy nhiên, như tác giả đã tự nhận xét, tiếp cận “Truyện Kiều” từ góc
nhìn văn hóa là một vấn đề lớn, hàm chứa nhiều khó khăn, không dễ giải
quyết trọn vẹn ngay một lúc, một thời. Công trình của chúng tôi cũng chỉ
dừng ở mức độ khởi đầu với những thu hoạch qua sự cảm nhận bước đầu về
tác phẩm nổi tiếng này. Bảo vệ văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập là
19
một việc làm không đơn giản. Muốn vậy trước hết, phải không ngừng nâng
cao dân trí, mở mang trí tuệ và hiểu biết cho con người về di sản văn hóa của
cha ông và của nhân loại. Từ đó dẫn đến việc tăng cường dân khí, tạo ra bản
lĩnh và niềm tin dân tộc. Tìm hiểu nghệ thuật “Truyện Kiều” từ góc nhìn văn
hóa cũng không ngoài những nhiệm vụ trên [6, tr.4-5].
Ngoài ra còn một số các công trình khác (sách tham khảo, bài đăng
trên các tạp chí khoa học…) cũng đề cập đến “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du như: Trịnh Bá Đĩnh (2002), Nguyễn Du - Về tác giả và tác phẩm, Nxb

Giáo dục [24]; Mai Phương Chi (tuyển soạn), Truyện Kiều và lời bình /
Nguyễn Khắc Viện, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh , Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội, 2005 [10]; Ngô Quốc Quýnh, Thử tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du
qua truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 [68]; Nguyễn Quảng Tuân,
Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
[98]; Trần Nho Thìn, Cảm nhận của Nguyễn Du về xã hội trong Truyện
Kiều, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5 (tr 25-40) [84], số 6 (tr 17-40),
2004 [85]; Lịch sử đánh giá nhân vật truyện Kiều, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 11 2006, tr 33 - 37 [86]; Đỗ Lai Thúy (2005), Nhìn lại nguyễn Du
và Truyện Kiều: Kỷ niệm 240 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du. Tạp
chí Xưa và Nay, Số 249, tr.9-10 [89]; Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái
nhìn của phê bình văn hoá lịch sử, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 11,
2006, tr 38 - 43 [90].
Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã phần nào nắm được
thân thế, sự nghiệp và thời đại mà Nguyễn Du sống. Đồng thời tác giả cũng
phần nào hiểu thêm về nội dung của “Truyện Kiều”, cũng như những đánh
giá, nhận định khác nhau về “Truyện Kiều” và xã hội phong kiến đương thời
(dù ở nhiều các khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau). Trên cơ sở những
nhận định và đánh giá ấy, tác giả triển khai tìm hiểu và đánh giá “Truyện
20
Kiều” dưới góc độ triết học của mình.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du thì cũng đã có những công trình (dù chưa nhiều) nghiên cứu về nhân sinh
quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Nếu có thì chủ yếu dưới
những nội dung riêng lẻ, rời rạc). Có thể kể đến:
- Huyễn Ý, Truyện Kiều qua cách nhìn của người học Phật, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2006 [111].
Theo tác giả, lý do để nhìn nhận và viết cuốn sách này dưới góc độ của
người tu hành là vì Nguyễn Du đã mượn những vần thơ để nói về những vấn
đề của con người trong cuộc sống, cùng cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn khổ

đau để cõi lòng được trong lặng, thong dong [111, tr.6]. Tác giả cũng cho rằng
Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” để nói lên sự chuyển biến tâm linh theo tư
tưởng Phật giáo chứ không phải như nhiều người nghĩ rằng ông viết “Truyện
Kiều” để giãi bày sự thăng trầm trong chính cuộc sống của ông.
Với kinh nghiệm sống, tình thương, sự thấu đạt Phật lý, Nguyễn Du đã
chuyển Kim Vân Kiều truyện - Một tập truyện tình bình thường của Thanh
Tâm Tài Nhân - thành một Đoạn Trường Tân Thanh mang đậm tính dân tộc
Việt Nam. Ngoài tính dân tộc ra, theo tác giả, “Truyện Kiều” còn có diệu
nghĩa thâm sâu của Phật pháp.
Tác giả cho rằng, Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng với hình ảnh
một con người tài sắc tuyệt vời (hiện thân những tinh hoa của con người) - đó
chính là cách mà Nguyễn Du muốn ám chỉ đến cái tâm chân thật (chân tâm)
[111, tr.32]. Theo tác giả, cái tâm chân thật từ xưa đến nay vốn thanh tịnh,
sáng suốt như nhiên, ngay nơi cảnh động ồn náo mà vẫn thanh tịnh, chứ
không phải đợi cảnh tịnh thì nó mới tịnh. Cảnh thì có động, có tịnh, còn cái
tâm tánh ấy xưa nay chưa từng động thì cũng chẳng nói là tịnh, vì động và
tịnh là hai tướng đối đãi thay nhau. Chân tâm xưa nay chưa lúc nào rời chúng
21
ta, do vì lầm nhận thức tình hư vọng mà quên lửng, nay chỉ cần nhận lại là hết
khổ [111, tr.39-40].
Theo đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng những người học Phật cần có
lòng tin để rồi từ đó nhận ra cái tâm chân thật có sẵn trong mỗi người (như
Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”) và họ sẽ
có đủ sự tự tin không mê lầm vọng chấp thân và tâm thức mà phải gây tạo ra
vô vàn trói buộc khổ đau.
“Truyện Kiều” không chỉ nói về cái tâm chân thật, mà còn đề cập đến
những nguyên nhân của sự đau khổ của con người. Những nguyên nhân này
không chỉ hiện hữu ở hiện thực mà còn tồn tại ở nhiều thế hệ khác nhau. Tác
giả đã lấy ví dụ ở ba nhân vật làm tượng trưng cho tâm ba thời (quá khứ, hiện
tại và vị lai) hư vọng nơi con người chúng ta và cũng vạch ra cội nguồn phát

sinh những nỗi khổ của con người bởi từ tâm ba thời này là Đạm Tiên, Kim
Trọng và Mã Giám Sinh [111, tr.75].
Theo đó, đau khổ ở đây là do mê lầm, không sáng suốt, ở trong đau khổ
mà chẳng biết cách thoát ra chứ không phải khổ vì hoàn cảnh hay thân đau
bệnh… Cái khổ này không phải chỉ ở nơi Kiều, mà nó có ở tất cả mọi người.
Kinh Phật có viết: “cái khổ không phải do đói rét, con trâu con ngựa kéo cày,
kéo xe chưa gọi là khổ, mà cái khổ là do con người bị vô minh che đậy không
biết lối ra mới thật là khổ”. Vì nỗi khổ do đói rét, con trâu, con ngựa kéo cày,
kéo xa hay bị đọa Ngạ quỷ, địa ngục chịu cảnh uống nước đồng sôi… vẫn có
ngày hết nghiệp để ra khỏi cảnh khổ ấy. Còn trong vô minh (mê lầm không
biết lẽ Phật pháp) mà chẳng hề hay biết thì không hiểu chừng nào mới thoát
khỏi cảnh khổ? [111, tr.74-75].
Cuốn sách cũng đề cập nhiều về những hình thức biểu hiện của sự khổ
đau (bát khổ) cũng như những phương tiện để giải thoát những nỗi khổ ấy
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Cuối cùng, tác giả kết luận: “Truyện
22

×