Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tình hình giao nhận hàng xuất bằng container tại công ty cổ phần dịch vụ logistics đại cồ việt (daco logistics) giai đoạn 2008-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.15 KB, 34 trang )


1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa quốc tế hóa diễn ra ngày càng sâu rộng,Việt Nam
đang nỗ lực hòa mình vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, việc
trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo cơ
hội cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế nước nhà góp
phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước do Đảng
và Nhà Nước đã đề ra. Trên thực tế, ngoại thương đã và đang đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên
thế giới. Càng mở cửa và hòa nhập thì hơn bao giờ hết ngoại thương lại càng khẳng
định vị trí quan trọng của mình. Hoạt động ngoại thương sẽ rất phát triển nếu như
hoạt động vận tải giao nhận thật sự lớn mạnh vì đây chính là trung gian quan trọng
giúp cho quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Với lợi thế địa lý thuận lợi,
tiềm năng phát triển trong tương lai cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của
Chính phủ trong thời gian qua, hoạt động giao nhận kinh doanh Logistics tại Việt
Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng đóng góp
rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân (GDP) hàng năm của đất nước, xứng đáng là
ngành chiếm vị trí quan trọng cần được nhà nước ưu tiên phát triển.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistics của Việt
Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài với
vốn, kinh nghiệm và quy mô vô cùng lớn. Cơ hội phát triển rất lớn từ những tiềm
năng sẵn có nhưng thách thức đặt ra do các doanh nghiệp kinh doanh Logistics lại
càng lớn hơn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp sẽ gặp rất
nhiều khó khăn để khẳng định vị thế, mở rộng quy mô, tăng lợi nhuận, cho doanh
nghiệp của mình. Để thực hiện thành công chiếc lược phát triển mà mỗi doanh
nghiệp đề ra thì về ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp cần có giải pháp cụ thể và cần
thực hiện các giải pháp trong thực tế. Có như vậy ngành Logistics Việt Nam mới có
thể phát triển vượt bậc mới có thể ngày càng lớn mạnh, đất nước Việt Nam mới có
thể trở thành trung tâm Logistics của khu vực. Chính vì lý do đó nên sau khi thực
tập tại công ty Daco Logistics em đã chọn đề tài thực tập:


“Tình hình giao nhận hàng xuất bằng container tại công ty cổ phần dịch
vụ Logistics Đại Cồ Việt (Daco Logistics) giai đoạn 2008-2011”.

2
Nội dung chính của thu hoạch thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Daco Logistics
Chương 2: Phân tích hoạt động giao nhận hàng xuất bằng container tại công ty
Daco Logistics.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động giao
nhận hàng xuất bằng container tại công ty Daco Logistics
Qua báo cáo thực tập lần này, em xin chân thành cám ơn các thầy cô của
trường Đại học Ngoại Thương Cơ Sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy
dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn Th.S Nguyễn Thúy Phương đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Em cũng bày tỏ lòng biết ơn ban lãnh đạo công ty Daco Logistics và các anh
chị các phòng ban đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại
công ty.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012
SV. Bùi Thị Bích Tuyền

















3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DACO LOGISTICS
Để có cái nhìn tổng thể về công ty Daco Logistics và có thể phân tích sâu hơn
về tình hình hoạt động giao nhận của công ty trước hết cần tìm hiểu sơ lược về quá
trình hình thành và phát triển của công ty về những vị thế cạnh tranh mà công ty
đang có, những chức năng và nhiệm vụ mà công ty có thể đảm trách. Bên cạnh đó là
tình hình nhân sự, cơ cấu tổ chức hành chính của công ty đang xây dựng, tìm hiểu
tổng quan về báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2011, và cuối
cùng là tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng xuất tại công ty.
1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty
Tên giao dịch: Công ty CP DV Lô-Gi-Stic Đại Cồ Việt.
Tên viết tắt: Daco Logistics.
Trụ sở: 6-8 Tòa nhà Viconship, Đường Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4, Thành
Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 84.8.62619650 Fax: 84.8.62619653.
Email:
Website:
1.1.2. Qúa trình thành lập và phát triển công ty
Công ty Daco Logistics có vốn điều lệ 3.000.000.000vnđ (được chia thành
300.000 cổ phần) được thành lập theo giấy phép thành lập công ty của UBND thành
phố HCM số 4103007063 ra ngày 21/06/2006. Theo giấy phép này ngành nghề kinh
doanh của công ty là:
- Dịch vụ giao nhận, xếp dỡ, bảo quản, đóng gói hàng hóa (trừ đóng gói thuốc

trừ sâu).
- Thuê hộ kho bãi, môi giới thương mại, đại lý mua bán và ký gởi hàng hóa.
- Đại lý hàng hải.
- Kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ tư vấn về kỹ thuật và thông tin ngành vận tải.
- Mua bán và cho thuê máy móc, thiết bị công nghiệp.
- Đại lý bảo hiểm.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan.

4
1.2. Vị thế cạnh tranh của công ty
Daco Logistics là doanh nghiệp còn khá non trẻ trong ngành kinh doanh
Logistics tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua bằng những nỗ lực kinh
doanh riêng công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng,
các khách hàng này thường xuyên sử dụng các dịch vụ góp phần được nguồn doanh
thu ổn định cho công ty.
Bên cạnh đó, công ty có giá cả dịch vụ hết sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ
tốt không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, điều này sẽ góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra, Daco Logistics có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhân viên ham
học hỏi, có tinh thần và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Tất cả nhân viên có tinh
thần đoàn kết, nhất trí nỗ lực hết mình cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ công ty
Mục tiêu chính của công ty là “cung cấp cho khách hàng những loại hình dịch
vụ chuyên nghiệp tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển thị trường để đem lại
lợi nhuận cao cho công ty “. Với mục tiêu này, Công ty Daco Logistics sẽ tìm cách
mở rộng thị trường với những dịch vụ sẵn có của mình, bên cạnh đó sẽ phát triển
các loại hình dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa,
hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng mua bán với các hãng tàu, đại lý hãng tàu,

đại lý giao nhận, ngân hàng và khách hàng của công ty.
Hoạt động chính của công ty là vận chuyển hàng hóa, gom hàng, thuê hộ kho
bãi, làm thủ tục hải quan, đại lý xuất nhập khẩu hàng hóa và cung cấp các thông tin
có liên quan đến hàng hóa cho khách hàng. Vì vậy, nhiệm vụ của công ty là phải tổ
chức bộ máy hoạt động sao cho có hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao để có thể
phục vụ cho khách hàng những loại hình dịch vụ tốt nhất.
Ngoài ra Công ty Daco Logistics cần phải mở rộng thêm nữa mạng lưới đại lý
của mình, lựa chọn những đại lý có cung cách làm việc chuyên nghiệp, có uy tín để
hợp tác nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu, các cơ quan có chức năng để thuận lợi
cho việc làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng.

5
1.4. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức công ty
1.4.1. Nhân sự công ty
Đội ngũ nhân viên trong Daco Logistics có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại
học cùng với kinh nghiệm cần có phù hợp với từng vị trí quy định khác nhau. Với
đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nên các nhân viên có vốn kiến
thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ kinh doanh logistics, xuất nhập khẩu, hải quan…,
nhân viên nhìn chung còn khá trẻ và năng động.
Bảng 1.1. Bảng thể hiện trình độ nhân viên
Phòng ban
Trình độ
Số lƣợng nhân viên
Phòng chứng từ
Đại học
5 nhân viên
Phòng kinh doanh
Cao đẳng, đại học
6 nhân viên

Phòng giao nhận
Cao đẳng, đại học
2 nhân viên
Phòng kế toán
Đại học
3 nhân viên
Phụ trách bộ phận hàng xuất hàng xuất bao gồm các nhân viên thuộc phòng
chứng từ hàng xuất, phòng kinh doanh và giao nhận hàng xuất, các nhân viên này
phụ trách công việc tìm kiếm khách hàng, cung cấp giá cả, đàm phán, ký kết hợp
đồng với khách hàng, sau đó là chuẩn bị các chứng từ cần thiết nhằm đảm bảo đúng
quy trình và giải quyết các tình huống phát sinh hay tham mưu cho giám đốc khi
cần thiết
1.4.2. Cơ cấu tổ chức công ty
Daco Logistics là doanh nghiệp còn khá non trẻ kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ logistics với quy mô hoạt động và nguồn vốn còn nhỏ nên sơ đồ tổ chức
nhân sự của công ty khá đơn giản. Công ty đang trong thời kỳ xây dựng hình ảnh và
mở rộng thêm một số dịch vụ kèm theo nên cần tập trung xây dựng phòng kinh
doanh thêm vững mạnh nhằm quảng bá hình ảnh công ty hiệu quả và càng có thêm
nhiều khách hàng biết đến công ty.
Để có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng được mối
quan hệ tốt với họ công ty phải có sự đầu tư xây dựng phòng Marketing một cách
thiết thực, đội ngũ nhân sự phòng Marketing sẽ hỗ trợ cho phòng kinh doanh hoạt
động hiệu quả hơn, sự đầu tư này chắc chắn mang lại hiệu quả cho công ty trong
thời gian sắp tới.

6
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty Daco Logistics













1.5. Kết quả họat động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2011
Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
2008
2009
2010
2011
1
Tổng doanh
thu
23.002.000.106
32.521.127.851
34.505.835.531
41.407.002.640
2
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
0

0
0
0
3
Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
20.991.815.928
30.414.740.191
31.886.868.464
38.264.242.150
4
Giá vốn hàng
bán
17.711.054.584
26.504.103.446
27.083.027.822
32.499.633.380
5
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
3.280.761.344
3.910.636.745
4.803.840.642
5.764.608.770

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KD
PHÒNG
CHỨNG TỪ
PHÒNG GIAO
NHẬN
PHÒNG KẾ
TOÁN

7
vụ
6
Doanh thu
hoạt động tài
chính
1.800.211.000
1.905.711.640
2.510.787.467
3.012.944.960
7
Chi phí tài
chính
120.071.671
155.402.640
320.687.853
384.825.423,6
8

Chi phí bán
hàng
103.730.000
183.952.500
485.945.000
583.134.000
9
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
1.512.339.450
1.576.861.075
1.578.314.805
1.893.977.766
10
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
64.069.879
(10.504.575)
125.839.809
151.007.770,8
11
Thu nhập khác
209.973.178
200.676.020
108.179.600
129.815.520
12

Chi phí khác
258,938,550
190,486,201
127,752,987
153,303,584.4
13
Lợi nhuận
Khác
(48.965.372)
10.189.819
(19.573.387)
(15.658.709,6)
14
Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
3.295.865.851
3.910.321.989
4.910.107.064
5.892.128.477
15
Chi phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
hiện hành
420.771.000
560.095.955
962.240.650
1.154.688.780
16

Chi phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
0
0
0
0

8
hoãn lại
17
Tổng chi phí
20.126.905.255
29.170.901.817
30.557.969.117
36.669.562.930
18
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
2.875.094.850
3.350.226.040
3.947.866.420
4.737.439.710
Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty cổ phần Daco Logistics
Bảng 1.3. Bảng tổng kết phần trăm tăng trƣởng Doanh thu – Chi phí – Lợi
nhuận năm 2008-2011
Đơn vị: phần trăm
Chỉ tiêu
Năm 2009 so năm
2008

Năm 2010 so năm
2009
Năm 2011 so năm
2010
Doanh thu
41,38%
6,1%
20%
Chi phí
44,93%
4,75%
20%
Lợi nhuận
16,53%
17,84%
20%
Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty cổ phần Daco Logistics
Biểu đồ 1.1:Biểu đồ biểu diễn Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận năm 2008-2011
Đơn vị: tỷ đồng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2008 2009 2010 2011

Năm
Tỷ đồng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Phòng Kế Toán - Công ty cổ phần Daco Logistics

9
Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của công ty giai đoạn 2008-2011 nhìn
chung tăng qua các năm, chất lượng công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Doanh
thu năm 2009 tăng lên 9.519.127.750 đồng, tăng tương đối khoảng 41,38%. Năm
2010 doanh thu tăng nhẹ 1.984.707.680 đồng, gia tăng với tỉ lệ khoảng 6,1 %. Năm
2011 cũng có sự gia tăng doanh thu 6.901.167.110 đồng với tỉ lệ 20%.
Doanh thu tăng chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh
thu từ hoạt động tài chính.
Để được doanh thu như trên công ty đã bỏ ra chi phí không nhỏ trong quá
trình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
Xét về mặt tổng chi phí thì chi phí mà mỗi năm công ty bỏ ra đều tăng cao.
Năm 2009 tổng chi phí tăng 9.043.996.560 đồng về giá trị tuyệt đối và gia tăng
khoảng 44,93 % về giá trị tương đối so với năm 2008. Năm 2010 ta thấy chi phí
tăng 1.387.067.300 đồng, tăng với tỉ lệ 4,75% so với năm 2009. Tổng chi phí năm
2011 tăng 6.111.593.820 đồng gia tăng với tỉ lệ 20% so năm 2010. Tổng chi phí
tăng có thể do các yếu tố sau:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên qua các năm.
- Gía cả các mặt hàng đều tăng vì lạm phát ở Việt Nam tăng cao trong những
năm qua. Đặc biệt chi phí xăng dầu gia tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động giao nhận của công ty.
- Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên đôi lúc công ty cũng phải bù lỗ
hoặc chấp nhận lãi ít để giữ khách hàng
Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều qua các năm. Lợi nhuận
năm 2009 tăng 475.131.190 đồng tăng khoảng 16,53% về giá trị tương đối. Năm

2010 lợi nhuận tăng 597.640.380 đồng với tỉ lệ 17,84% so năm 2009. Xét năm 2011
ta thấy lợi nhuận cũng gia tăng 789.573.290 đồng, tăng trưởng khoảng 20% so với
năm 2010. Trong giai đoạn 2008-2011 lợi nhuận đạt được có sự gia tăng qua các
năm tuy nhiên giá trị lợi nhuận rất nhỏ vì quy mô hoạt động của công ty không lớn,
hơn thế nữa công tác quản lý chi phí phát sinh chưa thật sự hiệu quả dẫn đến chi phí
cũng gia tăng. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy mặc dù
doanh thu mà DACO đạt được tăng cao qua các năm nhưng chi phí cũng tăng tỷ lệ
thuận cùng doanh thu dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận cũng chỉ tương đối mà thôi.

10
1.6. Tầm quan trọng của họat động giao nhận hàng xuất bằng container đối với
công ty.
Hoạt động giao nhận hàng xuất bằng container đóng góp rất lớn vào tổng
doanh thu hàng năm của công ty, giúp duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách
hàng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ Logistics.
Bên cạnh đó hoạt động giao nhận hàng xuất của công ty còn đóng góp một
phần nhỏ vào sự phát triển của ngành nói riêng. Vì mỗi doanh nghiệp như Daco
Logistics nếu kinh doanh hiệu quả và có sự tăng trưởng qua các năm sẽ làm cho
ngành Logistics của Việt Nam sẽ tăng trưởng và phát triển theo.
Kinh doanh trong lĩnh vực Logistics, công ty có nhiều cơ hội làm việc với các
đại lý nước ngoài, điều này mang lại nhiều cơ hội nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,
kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ cho
nhân viên công ty.
Kết luận chƣơng 1:
Qua tìm hiểu khái quát về Daco Logistics có thể thấy rằng công ty kinh doanh
dịch vụ Logistics với quy mô còn nhỏ và là doanh nghiệp khá non trẻ với đội ngũ
nhân viên trẻ, năng động không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm. Tuy nhiên, với
chiến lược và nỗ lực kinh doanh riêng công ty đã xây dựng hình ảnh của mình khá
thành công trong ngành Logistics khi liên tiếp đạt được lợi nhuận và có sự tăng

trưởng rõ rệt qua các năm. Với tiềm năng phát triển của ngành rất lớn trong tương
lai, cùng với việc khai khác tốt vị thế cạnh tranh riêng, công ty có thể phát triển mở
rộng hoạt động kinh doanh đúng như mục tiêu ban đầu mà doanh nghiêp đề ra cũng
như linh hoạt thay đổi theo nhu cầu và sự phát triển của xã hội.








11
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT BẰNG
CONTAINER TẠI CÔNG TY DACO LOGISTICS
Trong chương này ta sẽ phân tích quy trình giao nhận mà công ty đang xây
dựng bao gồm quy trình cho hàng FCL, LCL. Tiếp theo là việc đánh giá ưu nhược
điểm của quy trình làm chứng từ này. Thành phần quan trọng không thể thiếu là
việc phân tích tình hình kinh doanh hàng xuất tại công ty giai đoạn 2008-2011 để có
thể biết được loại dịch vụ, hàng hóa và thị trường nào đang chiếm vị trí chủ lực tại
công ty. Bên cạnh đó là việc đánh giá những rủi ro phát sinh cho hàng hóa xuất
nhập khẩu, các biện pháp khắc phục, và việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, hiệu
quả hoạt động giao nhận của công ty, cũng như những ảnh hưởng của môi trường vĩ
mô, môi trường vi mô tác động như thế nào đến công ty.
2.1. Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất bằng container tại công ty Daco
Logistics
2.1.1. Quy trình giao nhận hàng xuất theo hình thức FCL
Quy trình làm chứng từ theo hình thức FCL có 2 trƣờng hợp nhƣ sau:
 Trường hợp 1: Khách hàng yêu cầu lấy House Bill of Lading do Daco
Logistics cấp có thể là Surrendered Bill of Lading hoặc Original B/L. Trong

trường hợp này công ty sẽ tiến hành lấy điện giao hàng từ hãng tàu và gửi
cho đại lý ở nước ngoài để nhà nhập khẩu có thể lấy được hàng.
 Trường hợp 2: Khách hàng chỉ lấy B/L gốc từ hãng tàu mà không lấy vận
đơn do công ty cung cấp (tức House Bill of Lading).









Sơ đồ 2.3. Quy trình chứng từ trong trƣờng hợp 1
KHÁCH
HÀNG
(NHÀ XUẤT
KHẨU)
(10)
(10)

HÃNG TÀU


PHÒNG CHỨNG
TỪ

ĐẠI LÝ
(9)
(6)

(2)
11(
1((
2)
( 1)
222
(1)
( 3)
(3)
(8)
(8)
(11
)
PHÒNG KẾ
TOÁN
(4)
((4)

(5)
( 7)
777
(7)
(10
)

12
(1) Sau khi đã đóng hàng vào Container, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành gửi chi tiết
làm B/L ( Shipping Request) hoặc phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List)
cho bộ phận chứng từ của công ty.
(2) Dựa theo chi tiết mà khách hàng gửi, bộ phận chứng từ sẽ tiến hành làm

House Bill of Lading và gửi lại cho khách hàng kiểm tra.
(3) Khách hàng xác nhận B/L nháp và nếu có sai sót thì nhanh chóng kịp thời
sửa chữa và gửi lại cho khách hàng cho đến khi khách hàng xác nhận B/L
chính xác như những gì yêu cầu.
(4) Khi đã nhận được xác nhận của khách hàng, bộ phận chứng từ tiến hành in
vận đơn gốc hay surrender. Sau đó, chuyển cho bộ phận kế toán để ra hóa
đơn, thu phí B/L từ khách hàng, thông thường là 25 usd/bộ
(5) Thu phí chứng từ và giao Vận đơn phụ (HB/L) cho khách hàng.
(6) Gửi chi tiết làm B/L (shipping details) cho hãng tàu để hãng tàu làm Master
Bill of Lading dựa trên chi tiết làm B/L mà khách hàng gửi cho Daco.
(7) Hãng tàu gửi vận đơn nháp cho phòng chứng từ thông qua email hoặc fax.
(8) Khi đối chiếu vận đơn hãng tàu ( Master B/L) và vận đơn do công ty mình
phát hành ( House B/L), nếu thấy nội dung giữa hai vận đơn đã khớp, phòng
chứng từ sẽ liên hệ với bộ phận Booking của hãng tàu để xin tên tàu mẹ và
ngày tới dự kiến đến cảng đích ( ETA), tiếp đó sẽ tiến hành làm bản thông
báo trước ( Statement of Account and Pre – Alert). Nếu cước là “Collect” thì
Công ty Daco sẽ chi cho đại lý của mình 10 USD để nhờ đại lý này thu dùm
tiền cho mình tiền cước ở đầu nước ngoài.
(9) Bộ chứng từ gồm có: Statement of Account and Pre–Alert, Master B/L,
House B/L sẽ được gửi cho đại lý ở nước ngoài, nơi nhà nhập khẩu đến để
tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc lấy hàng.
(10) Trước ngày giao hàng muộn nhất là khoảng 2 ngày, phòng chứng từ sẽ nhắc
nhở bộ phận kế toán ứng tiền và giao cho nhân viên giao nhận đến hãng tàu
đóng tiền và lấy điện giao hàng ( Telex Release).
(11) Gửi điện giao hàng (Telex Release cho đại lý của mình ở nước nhập khẩu để
nhà nhập khẩu có thể đến để hoàn tất thủ tục nhận hàng. Sau đó phòng chứng
từ cũng có trách nhiệm sắp xếp và lưu trữ hồ sơ từng tháng.

13











Sơ đồ 2.4. Quy trình chứng từ trong trƣờng hợp 2
(1) Khách hàng ( nhà xuất khẩu) gửi chi tiết làm Master B/L ( Shipping Details)
cho bộ phận chứng từ.
(2) Khi nhận được chi tiết làm vận đơn do khách hàng gửi, phòng chứng từ sẽ
gửi ngay cho bộ phận chứng từ của hãng tàu để làm B/L cho khách hàng.
(3) Bộ phận chứng từ của hãng tàu sẽ gửi lại bản nháp cho phòng chứng từ.
(4) Phòng chứng từ sẽ gửi vận đơn trên cho khách hàng để kiểm tra và xác nhận
(5) Khách hàng (nhà xuất khẩu) gửi lại B/L đã được xác nhận.
(6) Nếu B/L đã được xác nhận và không phải chỉnh sửa gì thêm thì phòng chứng
từ sẽ đề nghị ứng tiền từ phòng kế toán.
(7) Nhân viên giao nhận đến hãng tàu đóng tiền để lấy B/L cho khách hàng.
(8) Khi đã lấy được B/L từ hãng tàu, phòng chứng từ sẽ chuyển cho bộ phận kế
toán để ra hóa đơn cho khách hàng.
(9) Bộ phận kế toán tiến hành ra hóa đơn thu phí B/L, giao B/L cho khách hàng.
2.1.2. Quy trình giao nhận hàng xuất theo hình thức LCL





Sơ đồ 2.5. Quy trình giao nhận hàng LCL



PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG CHỨNG
TỪ

HÃNG TÀU
(6)
(1)
(2)
(3)
(7)
(4)
(5)
(8)
(9)
KHÁCH
HÀNG ( NHÀ
XUẤT KHẨU)


(ĐẠI LÝ GOM
HÀNG)

DACO
LOGISTICS
CO-LOADER


KHÁCH
HÀNG

14
Quy trình thực hiện như sau :
Hỏi giá cước và lịch tàu từ co-loader cập nhật giá cước hợp đồng từ đại lý
nước ngoài, báo giá cước cho các nhân viên kinh doanh. Nếu khách hàng (người
xuất khẩu) yêu cầu báo giá DDU, công ty sẽ hỏi từ đại lý nước ngoài để báo cho
khách hàng.
Khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ, công ty sẽ tiến hành nhận Booking
từ khách hàng, kiểm tra hệ thống đại lý ở nước đến. Bộ phận chứng từ lấy Booking
từ co-loader và làm booking gửi cho khách hàng.
Nhân viên chứng từ sẽ hướng dẫn và theo dõi quá trình ra hàng của khách
hàng, liên hệ với co-loader để lấy khối lượng chính xác. Theo dõi hàng được xếp
lên tàu tại cảng chuyển tải, yêu cầu co-loader gửi loading confirmation.
Yêu cầu khách hàng gửi Shipping Instruction (SI), (invoice & packing list nếu
cần) và phát hành vận đơn phụ (HB/L) bản nháp cho khách hàng kiểm tra.
Gửi SI cho co-loader & yêu cầu co-loader cung cấp vận đơn chính (MB/L)
bản nháp để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra sự chính xác của MB/L nháp, yêu cầu co-loader phát hành
MBL chính thức.
Nhận HB/L nháp với các chỉnh sửa của khách hàng và phát hành HB/L Sau
đó, bộ phận chứng từ sẽ gửi bộ chứng từ đầy đủ cho đại lý, yêu cầu đại lý xác nhận.
Cuối cùng là giao HB/L cho khách hàng và thu các chi phí liên quan.
2.1.3. Đánh giá quy trình làm chứng từ.
2.1.3.1. Ƣu điểm
Đây là quy trình mà đa số các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
Logistics của Việt Nam vẫn sử dụng, quy trình cần xử lý đơn giản dễ hiểu nên mọi
nhân viên có thể thực hiện và hoàn thành công việc tốt. Các nhân viên có thể đảm
trách công việc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tránh ứ đọng công việc khi có người vắng

mặt.
Chi phí đầu tư cho việc thực hiện quy trình làm chứng từ không quá tốn kém.
2.1.3.2. Nhƣợc điểm
Để thực hiện quy trình làm chứng từ các nhân viên vẫn sử dụng phương pháp
thủ công, nhập liệu rất nhiều, điều này làm mất rất nhiều thời gian không cần thiết.

15
Phương pháp làm chứng từ bằng thủ công tuy dễ thực hiện nhưng xét thấy sẽ
gây khó khăn cho nhân viên khi công việc xử lý nhiều vào mùa cao điểm, nếu hoàn
thành công việc không đúng hạn sẽ gây tổn thất và ảnh hưởng uy tín công ty.
2.2. Phân tích tình hình kinh doanh hoạt động giao nhận hàng xuất tại Daco
Logistics giai đoạn 2008-2011.
2.2.1. Tỷ lệ hàng freehand ( hàng do Daco Logistics tự tìm kiếm) và tỷ lệ hàng
Norminate ( hàng chỉ định từ đại lý).
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ hàng xuất Freehand và hàng xuất Norminate
năm 2008-2011




Xuất Freehand Xuất Norminate
Từ khi thành lập đến nay, công ty làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp logistics
nước ngoài. Do đó lượng hàng của đại lý tìm kiếm chỉ định đưa về cho Daco luôn
chiếm một tỉ trọng lớn so với lượng hàng freehand trong dịch vụ xuất khẩu cũng
như nhập khẩu.
Năm 2008, lượng hàng xuất nominate chiếm tỉ trọng 90% và lượng hàng xuất
freehand chỉ chiếm 10%. Năm 2009, lượng hàng xuất nominate chiếm tỉ trọng 88%
và lượng hàng xuất freehand có tỉ trọng tăng 2% so với năm 2008. Năm 2010 lượng
hàng xuất nominate chiếm tỉ trọng 80% và lượng hàng xuất freehand lại tiếp tục
20%

80%
29%
71%
10%
29%
12%
88%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2008
Năm 2009

16
tăng 8% so với năm 2009. Năm 2011 lượng hàng xuất nominate chiếm 71%, còn
hàng freehand đạt 29%, tăng lên 9% so năm 2010.
Nhìn chung, lượng hàng xuất freehand của công ty ngày càng tăng từ năm
2008-2011, điều này cho thấy công ty đã có sự tập trung phát triển đội ngũ nhân
viên kinh doanh để tìm khách hàng về cho công ty. Vì lượng hàng freehand do công
ty tự kiếm được chưa cao, do đó lượng hàng do các đại lý nước ngoài đưa về cũng
ảnh hưởng rất nhiều tới tổng doanh thu của công ty cũng như tới lợi nhuận công ty.
Vì vậy công ty cần phải nỗ lực tìm kiếm hàng gửi cho đại lý nước ngoài để có thể
nhận lại được nhiều hàng chỉ định do họ mang lại.
2.2.2. Tỷ lệ hàng FCL và LCL.
Sau đây là bảng và biểu đồ thống kê hàng FCL và LCL của doanh nghiệp
Bảng 2.1. Tỷ lệ hàng xuất FCL và LCL từ năm 2008-2011
Năm
2008
2009
2010
2011

FCL
73.67%
78.91%
75.98%
71.18%
LCL
26.33%
21.09%
24.02%
28.82%
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Daco Logistics
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh hàng FCL và LCL xuất khẩu giai đoạn 2008-2011
73.67%
78.91%
75.98%
71.18%
28.82%
24.02%
21.09%
26.33%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%

2008 2009 2010 2011
FCL
LCL

Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Daco Logistics
Đối với hàng FCL năm 2008 là 73.67%, năm 2009 tăng lên 5.24% so với năm
2008, năm 2010 giảm xuống còn 75.98% tức giảm 2.93% so với năm 2009, năm

17
2011 giảm xuống còn 71.18% tức giảm 4.8% so với năm 2010. Đối với hàng LCL,
năm 2008 là 26.33%, năm 2009 là 21.09% tức giảm đi 5.24%, còn năm 2010 là
24.02% tức tăng 2.93% so với năm 2009, năm 2011 tăng 4.8% so với năm 2010.
Nhìn chung giai đoạn 2008-2011, tỷ lệ hàng xuất LCL luôn chiếm tỷ trọng ít
hơn so với hàng xuất FCL. Các đơn hàng LCL mà công ty có được chủ yếu từ
những khách hàng thân thiết thường dùng dịch vụ công ty, các khách hàng này gửi
hàng FCL là chủ yếu, số lượng hàng LCL gửi đi thường rất ít chiếm tỉ trọng không
cao, vì thế tỷ trọng hàng xuất LCL ở DACO luôn thấp hơn hàng xuất FCL rất nhiều.
Thêm vào đó, công ty chưa tạo dựng được nhiều mối quan hệ với các khách hàng có
nhu cầu gửi hàng nhỏ lẻ nên dẫn đến lượng hàng xuất LCL chưa nhiều. Điều này
cho thấy công ty cần phải chú trọng phát triển hơn nữa ở hình thức LCL. Vì việc
xuất khẩu hàng LCL cũng mang lại lợi nhuận tương đối cao cho doanh nghiệp.
2.2.3. Tỷ lệ doanh thu theo khu vực
Qua biểu đồ so sánh có thể thấy được Mỹ là thị trường lớn nhất của DACO
trong giai đoạn 2008-2011. Vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng chủ lực
của Việt Nam nói chung và của DACO nói riêng như các mặt hàng nông sản, dệt
may, giày da, thủy sản Trong hơn 4 năm qua, Mỹ vẫn giữ vị trí là đối tác quan
trọng nhất của công ty với tỷ trọng doanh thu năm 2008 là 31.16%, tăng lên với tỷ
trọng 31.89% năm 2009 và tiếp tục tăng tỷ trọng lên đến 33.6% năm 2010. Tuy
nhiên đến năm 2011 tỷ trọng này có giảm lại một chút xuống 32.22% do sự phát
triển mạnh mẽ của các công ty dịch vụ giao nhận khác, dẫn đến tình trạng cạnh

tranh gay gắt, gây khó khăn hơn đối với của công ty.
Thị trường thấp nhất của DACO là thị trường Thái Lan, mặc dù là ở sát liền kề
nhưng Thái Lan vẫn không phải là thị trường chủ chốt của công ty. Năm 2008 tỷ
trọng doanh thu chỉ chiếm 7.32% và ngày càng giảm qua các năm tiếp theo, năm
2009 chiếm 6.71%, năm 2010 chiếm 6.48% và đến năm 2011 chỉ còn 5.59%.
Nguyên nhân do Thái Lan là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về
địa lý nên nhu cầu nhập khẩu của thị trường này không nhiều, Thái Lan luôn là
quốc gia cạnh tranh gay gắt với Việt Nam trên trường quốc tế về các mặt hàng xuất
khẩu mà cả hai nước điều chiếm vị trí chủ lực, do đó tình hình xuất khẩu sang thị
trường Thái Lan nhìn chung chiếm tỉ trọng không cao và ngày càng giảm

18
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ so sánh tỷ lệ doanh thu theo khu vực năm 2008-2011













Đối với các thị trường tiềm năng khác như Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản, thì Hà Lan vẫn là đối tác được ưu tiên vì mối quan hệ thân thiết với nhiều
đối tác cũng như phụ thuộc vào mục tiêu của công ty là các thị trường Châu Âu, chỉ
đứng sau Mỹ, tỷ trọng doanh thu ở thị trường Hà Lan chiếm khá cao đạt 24.47%

năm 2008 và tiếp tục tăng đều qua các năm, đến năm 2011 chiếm 26.84%. Trong
khi đó, các đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản thì biến động nhẹ qua các
năm. Ở thị trường Hàn Quốc, từ 2008-2009 tỷ trọng doanh thu tăng từ 8.13% lên
8.22%, nhưng tới năm 2010 giảm xuống còn 7.27% và lại tăng lên thành 7.33%
năm 2011. Ở thị trường Trung Quốc, từ 2008-2010 tỷ trọng doanh thu giảm từ
12.3% năm 2008 xuống còn 11.2% năm 2010, và tăng lên 11.34% năm 2011.
Ngược lại, ở thị trường Nhật Bản, từ năm 2008-2010, tỷ trọng doanh thu tăng từ
7.81% lên 8.25%, nhưng tới năm 2011 giảm xuống còn 7.81%. Tỷ trọng doanh thu
ở các thị trường khác cũng có sự biến động, từ năm 2008-2010 giảm từ 8.81%
xuống còn 7.6%, sau đó lại tăng lên thành 8.87% vào năm 2011. Nguyên nhân của
sự biến động do công ty nhận thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ của đối tác giảm dần,
mối quan hệ ngoại thương giữa hai nước có sự sụt giảm dẫn đến hợp đồng ngoại
thương bị ảnh hưởng nhiều và suy giảm mạnh.
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Mỹ
31.16%
Hà Lan
24.47%
Khác 8.81%
Thái Lan
7.32%
Nhật
7.81%
Trung Quốc
12.3%
Hàn Quốc
8.13%

Mỹ
31.89%
Hà Lan
25.17%
Hàn Quốc
8.22%
Trung Quốc
12.19%
Nhật 7.91%
Thái Lan
6.71%
Khác 7.91%
Hà Lan
26.84%
Mỹ
32.22%
Khác 7.6%
Mỹ
33.6%
Hà Lan
25.6%
Hàn Quốc
7.27%
Hàn Quốc
7.33%
Trung Quốc
11.34%
Nhật
7.81%
Thái Lan

5.59%
Khác 8.87%
Thái Lan
6.48%
Nhật
8.25%
Trung Quốc
11.2%

19
2.2.4. Tỷ lệ doanh thu theo chủng loại hàng hóa
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ doanh thu theo chủng loại hàng hóa năm
2008-2011.












Qua biểu đồ so sánh có thể thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ở nhóm hàng
nông sản chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Nguyên nhân là do thế mạnh của
nước ta là chuyên xuất khẩu hàng nông sản và công ty đã khai thác thế mạnh này.
Ở nhóm hàng nông sản, từ năm 2008-2009, công ty có tỷ trọng doanh thu xuất
khẩu năm 2008 chiếm 45.23%, năm 2009 chiếm 50.16%, tức tăng 4.93%. Tuy

nhiên đến năm 2010 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ở nhóm hàng này giảm nhẹ còn
49.35%, tức giảm 0.81%. Sang năm 2011, tỷ trọng doanh thu tăng nhẹ lên 1.01%.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản gia tăng do nhu cầu sử dụng của
thế giới tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản suy giảm dẫn đến tỷ trọng
hoạt động giao nhận xuất khẩu mặt hàng này của công ty giảm theo. Sự suy giảm
trên là do chính phủ tăng cường chương trình an ninh lương thực quốc gia nên hạn
chế xuất khẩu quá nhiều nhóm hàng này.
Tiếp theo là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm hàng này có tỷ trọng doanh
thu cao thứ 2 sau nhóm hàng nông sản. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của nhóm
hàng này tăng qua các năm. Năm 2008 chiếm 26.12%, năm 2009 chiếm 28.88% tức
tăng 2.76% so với năm 2008 và đến năm 2010 chiếm 29.31%, tức tăng 0.43% so
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
CN nhẹ
18.72%
TC mỹ
nghệ
26.12%
Nông sản
45.23%
Thủy sản 9.93%
CN nhẹ
15.64%
TC mỹ nghệ
28.88%
TC mỹ nghệ
29.31%
TC mỹ nghệ

30.15%
CN nhẹ
13.79%
Nông sản
49.35%
Nông sản
50.36%
Nông sản
50.16%
Thủy sản 5.32%
Thủy sản
6.12%
Thủy sản
5.7%
CN nhẹ
15.22%

20
với năm 2009. Đến năm 2011 tỷ trọng cũng tăng nhẹ lên 0.84% so với năm 2010.
Doanh thu nhóm hàng này tăng do kim ngạch xuất khẩu ngành này tăng lên.
Kế đến là nhóm hàng công nghiệp nhẹ (may mặc, da giày v.v ), vì nhóm hàng
này thường là hàng xuất gia công, công ty ít bán được cước vận chuyển cho nhóm
hàng này nên doanh thu và lợi nhuận mang về không cao như nhóm hàng nông sản
và thủ công mỹ nghệ. Từ năm 2008-2010, tỷ trọng doanh thu giảm qua các năm.
Năm 2008 chiếm 18.72%, đến năm 2009 chiếm 15.64%, tức giảm 3.08% so với
năm 2008 và đến năm 2010 chiếm 15.22%, có sự giảm nhẹ 0.42% so với năm 2009,
năm 2011 tỷ trọng cũng đã giảm tới 1.43% so với năm 2010. Nhìn chung, tỷ trọng
doanh thu xuất khẩu nhóm hàng này giảm trong giai đoạn 2008-2011 do đơn hàng
xuất khẩu giảm. Đơn hàng xuất khẩu mặt hàng này giảm dần do phải chịu tác động
mạnh của chính sách tài chính ở Châu Âu, Mỹ…từ tiết kiệm tiêu dùng ở một số

quốc gia như Nhật Bản.
Cuối cùng là nhóm hàng thủy sản, tỷ trọng doanh thu ở nhóm hàng này thấp
nhất. Do đặc thù của nhóm hàng này khi xuất khẩu cần phải đóng hàng trong
container lạnh, mà công ty thì không có giá cước cạnh tranh ở mặt hàng lạnh, vì vậy
doanh thu và lợi nhuận đạt được chưa cao bằng các mặt hàng khác. Từ năm 2008-
2009, tỷ trọng doanh thu giảm từ 9.93% xuống còn 5.32%, tức giảm 4.61% so với
năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010 tỷ trọng doanh thu ở nhóm hàng này là 6.12%,
tăng nhẹ 0.8% so với năm 2009. Năm 2011 tỷ trọng doanh thu giảm 0.42% so năm
2010. Có thể thấy tỷ trọng doanh thu nhóm hàng này chủ yếu giảm qua các năm,
năm 2010 có tăng nhẹ nhưng không đáng kể, sự suy giảm do tình hình xuất khẩu
mặt hàng này ở nước ta ngày càng “ảm đạm” trong thời gian qua, sự ảm đạm này
một phần đến từ khó khăn của nền kinh tế EU, Mỹ…một phần do vấn đề nội tại do
doanh nghiệp xuất khẩu thiếu vốn, tự ý dùng kháng sinh…rất nhiều doanh nghiệp
phải đóng cửa, phá sản. Kết quả là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận
xuất khẩu như DACO đạt đươc doanh thu không như mong muốn do nhóm khách
hàng xuất khẩu mặt hàng này lâm vào tình trạng khó khăn như trên.
Tóm lại, nông sản là nhóm hàng chiếm vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất
khẩu của Daco. Tỷ trọng có biến động qua các năm nhưng nhìn chung đây là ngành
hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và Daco đã khai thác tốt lợi thế đó.

21
2.3. Những rủi ro phát sinh và các biện pháp khắc phục cho hoạt động xuất
khẩu bằng đƣờng biển.
2.3.1. Những rủi ro phát sinh
Bảng 2.2: Số liệu thống kê các lô hàng xuất khẩu bằng đƣờng biển gặp rủi ro
qua các năm 2008-2011
Đơn vị tính: lô hàng
Chỉ tiêu/
năm
2008

2009
2010
2011
Số lô hàng
xuất gặp rủi
ro
55
2.37 %
48
1.81 %
30
1.11 %
16
0.56%
Tổng số lô
hàng xuất
2320
100 %
2650
100 %
2712
100 %
2850
100%
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Daco Logistics
Dựa vào bảng số liệu thống kê trên, ta có nhận xét sau:
Năm 2008, DACO thống kê được có 55 lô hàng xuất khẩu bằng đường biển
gặp rủi ro, chiếm 2.37% trong tổng số lô hàng xuất khẩu. Do công ty chỉ mới thành
lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm để khắc phục những rủi ro, vì vậy ta thấy năm
2008 phát sinh nhiều lô hàng gặp rủi ro nhất. Năm 2009, có 48 lô hàng gặp rủi ro,

chiếm 1.81% trong tổng số lô, tỷ lệ rủi ro đã giảm xuống từ 2.37% năm 2008 xuống
còn 1.81% năm 2009. Năm 2010, số lô hàng gặp rủi ro tiếp tục giảm xuống còn 30
lô, chiếm 1.11% trong tổng số lô hàng xuất khẩu. Năm 2011 chỉ còn 16 lô hàng gặp
rủi ro, chiếm 0.56% tổng số lô hàng xuất khẩu.
Nhìn chung, mỗi năm công ty đều có những lô hàng gặp rủi ro, tuy nhiên từ
năm 2008-2011 số lô hàng bị rủi ro ngày càng giảm dần qua từng năm. Chứng tỏ
công ty đã ngày càng biết cách khắc phục để tránh được các rủi ro đem lại.
Qua các thống kê, DACO có thể đưa ra những trường hợp rủi ro mà công ty
thường hay gặp phải do thay mặt chủ hàng đóng hàng vào container là:
- Rủi ro do hàng hóa bị hư hỏng ở cảng đến vì không bảo quản đúng nhiệt độ
khi vận chuyển hàng trong container lạnh.

22
- Rủi ro do hàng hóa bị ẩm mốc ở cảng đến và bị gửi trả về khi xuất hàng đóng
trong pallet gỗ mà không hun trùng.
- Rủi ro do hàng bị đổ vỡ hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa do
không chèn lót, sắp đặt hàng hóa cẩn thận trong container.
- Rủi ro do nhận hàng hóa chất, khi vận chuyển hàng hóa bị đổ vỡ làm hư
hỏng container của hãng tàu.
- Rủi ro về mặc chứng từ: do vận đơn hàng xuất phát hành sai sót, nên đại lý ở
nước đến trình manifest sai và người nhận hàng không thể nhận được hàng
hóa của họ. Khi đó, công ty bị phạt những chi phí phát sinh do việc phát
hành sai sót gây nên.
2.3.2. Biện pháp khắc phục
Qua những lô hàng gặp rủi ro, công ty đã tìm ra được những biện pháp khắc
phục để hạn chế những rủi ro cho mình.
Công ty nhận đóng hàng và vận chuyển hàng xuất đóng trong pallet gỗ, công
ty sẽ hun trùng trước khi gửi để tránh trường hợp hàng tới cảng đến bị gửi trả về.
Khi nhận dịch vụ đóng hàng cho khách hàng, công ty sẽ lựa chọn kiểu
container phù hợp với hàng hóa xuất khẩu, đồng thời kiểm tra tình trạng kỹ thuật

của container trước khi nhận container rỗng từ hãng tàu và thực hiện chế độ chèn
lót, sắp đặt hàng đúng kỹ thuật, tránh đỗ vỡ khi giao hàng.
Khi đóng hàng cho khách hàng, công ty sẽ kiểm tra đầy đủ số lượng, chủng
loại trước khi đóng gói, sắp xếp, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa để tránh
trường hợp mất mát hàng hóa khi giao hàng đến cảng đến, chủ hàng sẽ quy trách
nhiệm cho công ty.
Tìm hãng tàu tin cậy, có uy tín ký kết hợp đồng vận chuyển.
Về khâu chứng từ, nhân viên công ty sẽ nhanh nhẹn và chính xác hơn trong
công việc để bị phạt tiền cho việc chỉnh sửa vận đơn (B/L) nếu có sự phát hành sai
sót.
2.4. Đánh giá tình hình giao nhận hàng xuất tại công ty
2.4.1. Điểm mạnh
Trong những năm qua, công ty đã xây dựng được hình ảnh uy tín, chuyên
nghiệp trong lĩnh vực giao nhận logictics, bên cạnh đó công ty cũng đã vừa chính

23
thức trở thành hội viên của Hiệp hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS).
Ngày càng nhiều khách hàng tin tưởng và có mối quan hệ rất tốt với công ty. Công
ty đang hướng đến mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung phát
triển các thị trường.
Daco Logistics có hệ thống đại lý toàn cầu, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển
hàng hóa quốc tế đến tất cả các nước trên thế giới. Công ty cũng có mối quan hệ tốt
với các hãng tàu, các hãng hàng không lớn nên có điều kiện lựa chọn, thiết kế giải
pháp vận chuyển hợp lý, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Daco Logistics đang có đội ngũ nhân viên năng động, kết hợp
hài hòa lực lượng trẻ với lực lượng có kinh nghiệm tạo ra nguồn lực mạnh mẽ nhằm
thực hiện tốt chiến lược phát triển của công ty.
2.4.2. Điểm yếu
Khó khăn đầu tiên mà công ty gặp phải là hoạt động giao nhận của công ty nói
chung và hoạt động giao nhận hàng xuất nói riêng chủ yếu do các đại lý nước ngoài

chỉ định, công ty thường làm cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty nước ngoài,
nên chỉ hưởng lợi ích rất nhỏ từ các hợp đồng giao nhận.
Đội ngũ bán hàng và cung cấp dịch vụ hoạt động vẫn chưa hiệu quả, khách
hàng do công ty tự tìm kiếm thường nhỏ lẻ mang lại giá trị chưa cao.
Công ty cũng chưa đưa công nghệ thông tin áp dụng xử lý công việc hàng
ngày, điều này làm cho quy trình làm chứng từ hay kiểm tra nghiệp vụ diễn ra
tương đối chậm do đó làm khách hàng kém tin tưởng vào tiềm lực công ty.
Công ty tuy kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chưa chủ động trong khâu vận
chuyển còn phụ thuộc nhiều vào các hãng vận tải nước ngoài, nên bị áp đặt chi phí
và nhiều khoản phí phát sinh vô tội vạ, điều này làm cho chi phí dịch vụ của công ty
đội lên cao. Chi phí logistics cao ảnh hưởng đến giá thành, giảm tính cạnh tranh của
dịch vụ giao nhận hàng hóa mà công ty đang thực hiện, đặc biệt với các công ty của
nước ngoài.
Khó khăn kế tiếp do công ty có quy mô nhỏ, tiềm lực yếu về tài chính, nhân sự,
hoạt động qua nhiều trung gian, đại lý; cạnh tranh về giá là chủ yếu, thiếu đầu tư
công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và chỉ cung cấp các các dịch vụ đơn lẻ như mua
bán cước, bốc dỡ, khai thuê Hải quan…nên chưa tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng.

24
2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận hàng xuất của công ty
2.5.1. Đối với nền kinh tế
Mặc dù quy mô thị trường dịch vụ Logistics còn nhỏ nhưng vẫn hứa hẹn phát
triển nhiều tiềm năng trong tương lai với tốc độ phát triển khá cao (20-25%)/năm
công ty hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh hơn nữa, đây cũng là yếu tố
thúc đẩy ngành công nghiệp Logistics phát triển trong tương lai, trở thành một
thành phần quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
Hoạt động kinh doanh Logistics của công ty góp phần tạo nhiều việc làm cho
xã hội, cải thiện nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm cho người lao động.
2.5.2. Đối với xã hội
Daco Logistics là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Logistics, mà Logistics là

yếu tố động lực phát triển kinh tế và xã hội nhằm cung ứng phân phối hàng hóa,
dịch vụ đáp ứng và thõa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Kết luận chƣơng 2: Qua tình hình hoạt động giao nhận hàng xuất bằng
container tại công ty Daco Logistics giai đoạn 2008-2011 có thể rút ra kết luận
nhƣ sau: Tỷ lệ hàng xuất của công ty được chỉ định bởi đại lý chiếm tỷ trọng lớn,
tỷ lệ hàng do công ty tìm kiếm còn thấp chiếm tỷ trọng chưa cao. Dù tỷ trọng này
có gia tăng qua các năm, nhưng tính đến năm 2011 thì chưa chiếm đến 30% trong
tổng doanh số. Lý do mất cân đối này một phần bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán
FOB trong ngoại thương ở nước ta.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng FCL cũng áp đảo so với hàng LCL trong các năm
2008-2011 chiếm hơn 70% tổng doanh thu đem lại. Điều này cho thấy, lợi nhuận
công ty đạt được chưa cao. Tuy nguồn vốn và nguồn lực còn hạn chế khiến cho
công ty chưa đạt được lợi nhuận như mong muốn, nhưng với những triển vọng phát
triển của hoạt động Logistics trong thời gian tới cùng với sự quan tâm đầu tư phát
triển của chính phủ tin tưởng rằng công ty sẽ có những bước đột phá mớ
Qua đánh giá tình hình hoạt động giao nhận hàng xuất cho thấy công ty có
nhiều thuận lợi nhưng khó khăn mà công ty gặp phải cũng không ít, do đó để khắc
phục những khó khăn nhằm mở rộng hoạt động trở thành doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực Logistics tại Thành Phố Hồ Chí Minh công ty cần đề ra những giải
pháp cụ thể để có thể thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.

25
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG
TY DACO LOGISTICS
Qua đánh giá tình hình hoạt động giao nhận hàng xuất ở chương 2 cho thấy công ty
có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn mà công ty gặp phải cũng không ít, do đó để
khắc phục những khó khăn nhằm mở rộng hoạt động trở thành doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực Logistics tại Thành Phố Hồ Chí Minh công ty cần đề ra những
giải pháp cụ thể để có thể thực hiện được những triển vọng và mục tiêu phát triển

của mình. Bên cạnh đó là những cơ hội thách thức tác động đến hoạt động công ty
cũng như những kiến nghị đối với nhà nước để có thể phát triển dịch vụ Logistics
của Việt Nam nói chung và của Daco Logistics nói riêng.
3.1. Triển vọng và mục tiêu phát triển của công ty
3.1.1. Triển vọng của hoạt động giao nhận hàng xuất trong thời gian tới.
Việt Nam là quốc gia có nhiều triển vọng phát triển ngành Logistics, đặc biệt
trong bối cảnh hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện, nền kinh
tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng.
Mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những phát
triển mạnh mẽ, đặc biệt hoạt động xuất khẩu rất được chính phủ chú trọng. Điều
này tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động giao nhận hàng xuất phát triển hơn nữa trong
thời gian tới.
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với
hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển
cảng biển Việt Nam ngày 24-12-2009). Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm 15-20%
GDP (khoảng 12 tỉ đô la Mỹ). Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất của logistics
là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí, thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô
cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 ki lô mét đường bộ, hơn
3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay
và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước.
Với ưu thế như vậy, ngành Logistics ở Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển vững
mạnh và hoạt động đầy sôi nổi trong tương lai.

×