Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn intimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.91 KB, 27 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, cà phê đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con
người. Cà phê có giá trị kinh tế cao và là một trong những sản phẩm nông nghiệp đem về
nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà phê còn có hương vị
đặc trưng tuyệt vời, khiến cho việc uống cà phê trở thành một thói quen và tập quán đối
với phần lớn dân cư trên thế giới.
Cà phê không chỉ là một loại đồ uống mà còn là nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp như: sản xuất bánh kẹo, sữa, dược phẩm… Nhu cầu về sản phẩm này trên thị
trường thế giới ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi những nhà sản xuất,
nhà xuất khẩu phải đáp ứng kịp thời và linh hoạt cho các nhu cầu khác nhau của từng
khu vực thị trường cụ thể.
Tại Việt Nam, cà phê đã được trồng phổ biến với sản lượng lớn và trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nhận thức được những giá trị to
lớn của hoạt động xuất khẩu đó, công ty cổ phần Tập đoàn Intimex đã lựa chọn cà phê là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu cà phê, ngoài
những thành công, thuận lợi, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế cần phải
khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây cũng là lý do để em chọn đề tài “Thực
trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex”.
Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, những
khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình thực hiện quy trình xuất khẩu để từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của
công ty.
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu công ty cổ phần Tập đoàn Intimex
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex
2
Chương 3: Giải pháp – Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của
công ty cổ phần Tập đoàn Intimex
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ giảng viên
hướng dẫn - cô Trần Thiện Trúc Phượng và từ phía công ty cổ phần Tập đoàn Intimex,


đặc biệt là từ các anh chị trong phòng Kinh doanh xuất khẩu của công ty. Qua đây, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo và các anh chị đã hỗ trợ em trong quá trình thực
tập cũng như hoàn thành báo cáo này.
3
Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX
Chương này giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex và kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
1.1 Sơ lược quá trình hình thành phát triển công ty
Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, tên gọi trước đây là Công ty Cổ phần XNK
Intimex chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Công ty được hình
thành trên cơ sở cổ phần hóa Chi nhánh Công ty XNK Intimex tại Tp Hồ Chí Minh được
thành lập năm 1995 và trực thuộc Bộ Công Thương.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX
Trụ sở: 61 Nguyễn Văn Giai, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-8-38201754 / 38208052 Ext: 16
Fax: +84-8-38201998
Website :
E-mail:
Sau 10 năm hoạt động dưới hình thức chi nhánh, đến hết năm 2005, khi chuẩn bị
chuyển sang công ty cổ phần, doanh thu của công ty đã đạt trên 1.860 tỷ đồng, kim
ngạch xuất nhập khẩu vượt 105 triệu USD, nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng. Và từ sau khi
cổ phần hóa với vốn điều lệ là 14,4 tỷ đồng, 91 CBCNV, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch
tại Bình Dương, văn phòng tại TPHCM và 3 chi nhánh, sau 5 năm công ty đã có bước
phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30-50%/năm.
Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã tăng 5 lần, doanh thu tăng hơn 5
lần, nộp ngân sách tăng trên 10 lần, đội ngũ CBCNV tăng trên 6 lần. Vốn điều lệ công ty
đạt 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 160 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới hoạt động của
công ty đã trải dài từ Bắc đến Nam với 5 chi nhánh và Trung tâm Thương mại, 8 doanh
nghiệp mà công ty chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên. Công ty đã xây dựng nhà máy
4

chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất cà phê của
Việt Nam với tổng công suất 150.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu
cùng 2 Trung tâm Thương mại đã hoạt động và đang xây dựng tại Buôn Ma Thuột và
Tây Ninh. Tổng tài sản của công ty đã lên đến trên 2.200 tỷ đồng, đó chính là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển mới của công ty trong giai đoạn tiếp theo. (Nguồn: Công ty CP
Tập đoàn Intimex, 2011)
Từ một đơn vị kinh doanh thương mại thuần túy, công ty đã dần hình thành nhiều
ngành nghề mới như tham gia sản xuất chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng,
tham gia hoạt động mua bán doanh nghiệp, tham gia đấu thầu các dự án xây dựng lớn,
nạo vét sông… bằng vốn ODA của Chính phủ như cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu),
sông Sài Gòn…
Trong quá trình hình thành phát triển, công ty đã đạt được những thành tích và các
danh hiệu cao quý như sau:
• Bằng khen Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương mại trao tặng.
• Bằng khen Doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức xuất khẩu Hồ tiêu
2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
• Giải thưởng Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services 2007 do Bộ Công
Thương, Báo Công Thương trao tặng.
• Chứng nhận Top Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng Thương mại
Dịch vụ Việt Nam (2007-2008-2009) do Bộ Công Thương, Báo Công Thương trao
tặng.
• Chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc 2010 do Bộ Công
Thương tổ chức.
• Là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 13 ở Việt Nam năm 2010 theo bảng xếp hạng VNR
500 do Báo Vietnamnet và Vietnam Report công bố.
• Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng Giám đốc Công ty.
5
• Huân chương Lao động Hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng cho tập thể Công ty Cổ
phần Tập đoàn Intimex và cá nhân ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng

Giám đốc Công ty.
• Là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 11 ở Việt Nam năm 2011 theo bảng xếp hạng VNR
500 do Báo Vietnamnet và Vietnam Report công bố.
(Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức của công ty
Trong những năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Tập đoàn Intimex hoạt
động với những chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức sau:
1.2.1 Chức năng
Công ty có chức năng tổ chức tìm kiếm các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước để
thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ liên quan đến
xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nội địa.
1.2.2 Nhiệm vụ
• Với Nhà nước, Chính phủ
Tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu, chính sách ngoại
thương của Việt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.
• Với khách hàng
Nghiên cứu, nâng cao các biện pháp làm gia tăng giá trị, chất lượng hàng hóa, dịch
vụ xuất nhập khẩu, phát triển thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô công ty.
• Với cổ đông công ty
Đảm bảo công ty kinh doanh hiệu quả, phát triển, mở rộng công ty trong tương lai.
• Với người lao động
Thực hiện tốt chính sách tiền lương với người lao động, có chính sách đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Có chính sách khen
thưởng khích lệ hợp lý.
6
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức công ty hiện tại gồm: Văn phòng Công ty, 4 Chi nhánh, 1 Trung tâm
thương mại trực thuộc, và 8 công ty thành viên. Nơi đặt trụ sở chính của Công ty, có
văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty và các phòng,
ban nghiệp vụ gồm: Phòng Kinh doanh xuất khẩu, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng

Đầu tư xây dựng cơ bản, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh tế tổng hợp,
Trung tâm thương mại.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty
(Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)
Hội Đồng Quản Trị có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của công ty, có
nhiệm vụ tổ chức các phiên họp với sự tham gia của Ban Kiểm soát để bàn bạc, thống
nhất các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Quản Trị nhằm mục tiêu tập trung chỉ
đạo định hướng, giám sát hoạt động, hỗ trợ kịp thời cho Ban Giám đốc thông qua việc
ban hành các nghị quyết, quyết định liên quan đến định hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh, định hướng đầu tư thực hiện dự án, cũng như công tác tổ chức nhân sự lãnh đạo
của Công ty cho phù hợp với quy chế, quy định hiện hành của Công ty và pháp luật.
7
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty được các đối tác trong và ngoài nước biết đến là một đơn vị xuất nhập khẩu
uy tín với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, sắn lát… Bên
cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, công ty còn đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng việc thiết
lập các mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị Công ty đặc biệt chú trọng đến
chất lượng sản phẩm và đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê rất hiện đại để
cho ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bảng 1.1 dưới đây cho thấy sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đạt những bước
phát triển vượt bậc với kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt hơn 40 triệu USD vào năm
2000 đã tăng gấp 13 lần, đạt gần 520 triệu USD vào năm 2010.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu công ty qua các năm
Năm
Kim ngạch XNK (USD)
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
2000
40.537.231,35
532,014
2001

34.906.826,17
524,154
2002
42.506.662,49
665,216
2003
71.986.805,80
1.156,307
2004
98.902.541,17
1.673,850
2005
105.625.162,13
1.869,159
2006
191.065.942,32
3.565,280
2007
291.747.869,67
5.202,000
2008
314.813.407,00
7.023,030
2009
277.394.920,00
7.047,537
2010
519.979.152,00
12.498,000
(Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)

8
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra làm cho tình hình kinh tế thế giới
cũng như kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Giá hàng hóa nông sản cũng vì
thế sụt giảm. Trong lúc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn về
đầu ra do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới thì công ty vẫn giữ vững đà tăng trưởng
mạnh với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 315 triệu USD.
Đến nay, Công ty và các đơn vị thành viên trở thành đơn vị xuất khẩu cà phê hàng
đầu Việt Nam với tổng lượng xuất khẩu là 270.000 tấn/năm, chiếm hơn 20% lượng xuất
khẩu của cả nước. Công ty cũng đứng thứ 3 Việt Nam về xuất khẩu hạt điều chế biến với
số lượng trên 10.000 tấn/năm, đứng thứ 3 về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam với số
lượng gần 10.000 tấn/năm. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)
Về nhập khẩu: Công ty là nhà nhập khẩu thực phẩm đông lạnh hàng đầu Việt Nam
với số lượng bình quân là 1.000 tấn/tháng, cung cấp cho thị trường TPHCM, Hà Nội và
các tỉnh thành trên cả nước. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)
Hình 1.2: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng, cung cấp dịch vụ giai đoạn 2008 - 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex) – xem thêm phụ lục 1
9
Qua hình 1.2 cho thấy mức độ gia tăng lợi nhuận của công ty qua các năm là khá
cao. Năm 2008 tổng lợi nhuận chỉ đạt 19,128 tỷ đồng và có giảm sút đôi chút vào năm
2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng đến năm 2010, tình hình kinh doanh
của công ty đã ổn định trở lại và tăng trưởng với lợi nhuận tăng gấp gần 1,5 lần so với
năm 2008, doanh thu cũng tăng 77% so với năm 2009.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là
rất khả quan. Dù gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng nhờ có sự chuyển hướng kịp thời cũng như chiến lược đa dạng hóa đã giúp công
ty hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của khủng hoảng và giữ vững đà tăng trưởng ổn
định, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam.
10
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX
Chương này tìm hiểu những nét chung sơ lược về hoạt động xuất khẩu cà phê và
phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, từ đó đưa ra những nhận
xét khái quát.
2.1 Sơ lược về cà phê và hoạt động xuất khẩu cà phê trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về cà phê
Cà phê thuộc giống coffea gồm 70 loại khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 10 loại có
giá trị kinh tế và trồng trọt. Hiện nay, 2 loại chính thường được trồng là Arabica (cà phê
chè) và Robusta (cà phê vối). Tuy nhiên, phần lớn giá trị trao đổi đều do đóng góp của
giống cà phê Arabica.
Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là cà phê
tươi. Cà phê quả tươi qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân. Từ cà phê nhân qua quá
trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh chế như cà phê hòa tan, cà phê
bột, cà phê sữa…
Trong hoạt động thương mại trên thị trường thế giới, các nước chủ yếu xuất khẩu cà
phê dưới dạng cà phê nhân hay còn gọi là cà phê nguyên liệu. Ở dạng này người xuất
khẩu có thể dễ dàng hơn khi bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến tay
người nhập khẩu ở nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức chế biến ở các nước tiêu
thụ cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại chỗ.
Ngày nay, cà phê đã trở thành sản phẩm có giá trị buôn bán lớn thứ hai trên thế giới,
chỉ sau dầu mỏ. Trong đó, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất (khoảng 18 tỷ đô la mỗi năm),
còn người Thuỵ Điển uống cà phê nhiều nhất (khoảng 14kg/đầu người mỗi năm)
(Nguồn: Hải Hưng Thịnh, 2010)
11
2.1.2 Sơ lược về hoạt động xuất khẩu cà phê trên thế giới và tại Việt Nam
Theo Chris Woodford, năm 2010 thế giới có khoảng 40 nước xuất khẩu cà phê, tập
trung ở các khu vực: Châu Mỹ (50%), Châu Phi (20%), Châu Á (30%). Các nước này có
thể vừa trồng vừa xuất khẩu hoặc chỉ kinh doanh cà phê xuất khẩu.
Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên
1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm hơn 30% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác

là Việt Nam, Columbia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia,
Uganda, Costa Rica, Peru và El Salvador.
Hình 2.1: Thị phần cà phê thế giới năm 2010
(Nguồn: Chris Woodford, 2011)
Ở Việt Nam, niên vụ cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo
dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80%
tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến
hết tháng 1 năm sau.
12
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong những
năm gần đây sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm với kim
ngạch đạt trên 1,5 triệu USD. Cà phê Việt Nam dành 95% cho xuất khẩu, chỉ 5% sản
lượng cho tiêu thụ nội địa. 95% sản lượng trên được bán cho các nhà buôn chính ở
London (Anh), New York (Mỹ) và từ đây sẽ được phân phối đến các nhà rang, xay. Và
theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cứ 10,5 ly cà phê mà người dân các
nước trên thế giới uống có 1,5 ly từ Việt Nam. Với vị thế này, Việt Nam trở thành quốc
gia sản xuất và xuất khẩu cà phê xếp hàng thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về sản
xuất – xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối)
Tuy nhiên, 98% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng nguyên liệu thô, với
các tiêu chuẩn kỹ thuật vào loại trung bình trong các thang tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu
thế giới. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam không chỉ đến từ
các quốc gia trồng cà phê như Brazil hay Colombia, mà còn đến từ các quốc gia có hoạt
động thương mại và chế biến cà phê phát triển như Đức, Mỹ hay Thụy Sĩ Vì vậy, việc
hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới, các khách hàng chủ
yếu và các sản phẩm được ưa chuộng là hết sức cần thiết để ngành cà phê Việt Nam có
thể duy trì và phát huy vị thế của mình trên thị trường thế giới.
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn Intimex
2.2.1 Quy trình xuất khẩu cà phê của công ty
Hiện nay, công ty giao dịch mua bán cà phê với các đối tác chủ yếu dựa vào hợp
đồng tương lai, thị trường hàng hóa Luân Đôn (LIFFE Market). Để thực hiện kí kết hợp

đồng mua bán đối với khách ngoại và khách nội thì Ban giám đốc của công ty sẽ theo dõi
diễn biến giá thị trường LIFFE và thực hiện giao hàng tại một thời điểm trong tương lai
dưới sự hướng dẫn của khách ngoại.
13
Hình 2.2: Quy trình xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011)
Đến thời điểm giao hàng, khách ngoại sẽ email hoặc fax hướng dẫn giao hàng cho
công ty và công ty sẽ gửi thông báo giao hàng cho khách nội. Sau khi nhận được văn bản
đồng ý giao hàng của khách nội, công ty sẽ thông báo cho khách ngoại thông tin về thời
gian, địa điểm giao hàng cũng như chỉ định đơn vị giám định để thực hiện việc giám sát
chất lượng, khối lượng, quá trình đóng hàng vào container.
Nhân viên giao nhận của công ty có nhiệm vụ làm thủ tục xuất khẩu với cơ quan hải
quan tại cửa khẩu xuất hàng trước khi thực hiện giao hàng. Trong trường hợp, hàng được
đóng ở những kho hàng làm dịch vụ thì công ty phải thuê vận tải để đưa container đến
kho đóng hàng rồi vận chuyển về cảng xuất. Sau khi thanh lý hải quan và vào sổ tàu,
14
hàng sẽ được chuyển giao cho các hãng tàu vận tải quốc tế để vận chuyển đến cảng đích
của khách ngoại.
Sau khi giao hàng lên tàu, nhân viên chứng từ của công ty sẽ làm bộ chứng từ và
trình cho khách ngoại thông qua văn phòng đại diện ở Việt Nam hoặc qua email hay fax
trước khi gửi bản gốc cho khách hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Bộ chứng từ thanh toán thường bao gồm: (xem thêm phụ lục 2)
• Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
• ICO Certificate (Giấy chứng nhận của Hiệp hội cà phê thế giới)
• Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
• Packing List (Phiếu đóng gói)
• Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
• Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
• Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng )
• Certificate of Quality (Giấy chứng nhận chất lượng)

• Certificate of Weight (Giấy chứng nhận khối lượng)
Khi nhận được bộ chứng từ, khách ngoại kiểm tra tính hợp lệ và thực hiện thanh toán
cho công ty. Hợp đồng xuất khẩu cà phê sẽ thanh lý sau 45 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ngay khi hoàn tất việc giao hàng, nhân viên giao nhận của công ty phải xác nhận
lượng hàng đã nhận từ khách nội và báo cho phòng kế toán thanh toán tiền hàng cho
khách nội. Sau 20 ngày nếu không có tranh chấp gì thì hợp đồng sẽ được thanh lý theo
đúng điều khoản thanh lý hợp đồng trong hợp đồng nội đã ký.
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, đem về nguồn thu lớn. Năm 2008
kim ngạch xuất khẩu cà phê đã chiếm 93,33% kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty và
tiếp tục tăng đến 95,8% trong năm 2010.
15
Sau khi thực hiện quá trình cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê là 168,39 triệu
USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2005.
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty giai đoạn 2006 – 2010
(Đơn vị tính: triệu USD)
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010)
Kim ngạch xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo, đạt 271,26
triệu USD trong năm 2008 và 271,48 triệu USD trong năm 2010. Như vậy chỉ trong
vòng 5 năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đã tăng thêm 103,09 triệu USD.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của công ty có phần sụt giảm, nguyên nhân là do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho giá cà phê xuất
khẩu hạ xuống mức thấp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.
Tuy nhiên, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đã tiếp tục ổn
định trở lại và công ty cũng đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cà phê số 1 Việt Nam
với thị phần ấn tượng, chiếm 22% trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Đây là kết quả thế hiện những nỗ lực vượt bậc của toàn bộ cán bộ công nhân viên công
ty cùng với những chính sách hợp lý để thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày càng

khốc liệt.
16
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Sản phẩm cà phê xuất khẩu của công ty là cà phê nhân, chưa qua chế biến bao gồm
hai loại Robusta và Arabica. Trong đó, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm Robusta loại
1 và loại 2 do điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp để trồng cà phê Robusta (chiếm
90% diện tích trồng). Sản phẩm được đóng bao với trọng lượng tịnh là 60 kg/bao, sau đó
được đóng vào container để xuất đi nước ngoài.
Bảng 2.1: Kim ngạch cà phê xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng cà phê của công ty
giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Robusta loại 1
65,95
96,86
95,29
95,1
95,3
Robusta loại 2
86,71
135,09
157,19
157,1
157,18
Arabica
15,73

24,85
18,78
18,73
19,00
Tổng
168,39
256,8
271,26
270,93
271,48
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010)
Dựa vào bảng, có thể nhận thấy trong khoảng 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, cà
phê Robusta loại 2 luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng gia tăng, từ 51,49% năm
2006 lên đến 57,9% năm 2010. Riêng năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kim
ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ, nhưng tỷ trọng cà phê Robusta loại 2 xuất khẩu vẫn tăng.
Bên cạnh đó, tỷ trọng cà phê Robusta loại 1 lại có xu hướng giảm dần , từ 39,17%
năm 2006 xuống còn 35,1% năm 2010, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng từ 65,95
triệu USD năm 2006 lên 95,3 triệu USD năm 2010.
Cà phê Arabica còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong khối lượng xuất khẩu cà phê của
công ty, chỉ 7% trong năm 2010. Vì điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết
của nước ta không thuận lợi cho việc trồng cà phê Arabica, mặc dù giá trị của loại cà phê
này là khá cao, gấp 2 lần so với giống Rubusta loại 1. Do đó để tăng giá trị xuất khẩu,
công ty cần phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng cho giống cà phê Robusta.
17
2.2.4 Thị trường xuất khẩu
Trong những năm gần đây, sản phẩm cà phê của công ty thường được xuất khẩu sang
một số thị trường sau:
Hình 2.4: Kim ngạch cà phê xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty
giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Triệu USD
(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010)
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là châu Âu với tỷ trọng 60%. Trong khu vực
này, cà phê là loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng.
• Thị trường Tây Âu
Tây Âu với tỷ trọng luôn chiếm khoảng 58% kim ngạch xuất khẩu cà phê của công
ty, tỷ trọng này không ngừng gia tăng trong các năm qua và đạt 58,32% trong năm 2010.
18
Qua hình 2.4 có thể thấy trong giai đoạn 2006 – 2010, kim ngạch xuất khẩu cà phê
Robusta qua khối thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu cà
phê của công ty. Nhìn chung, trong tương lai Tây Âu còn tiếp tục là thị trường xuất khẩu
chính của công ty. Tuy nhiên, đây là một thị trường tương đối khó tính với những yêu
cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, để có thể duy trì được mối
quan hệ giao thương với các quốc gia trong khu vực này thì công ty cần phải chú trọng
vào việc ổn định và nâng cao chất lượng cà phê Robusta xuất khẩu.
• Thị trường Đông Âu
Đông Âu là một bạn hàng lâu năm của công ty tuy nhiên số lượng cà phê Robusta
xuất khẩu vào thị trường này còn hạn chế. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm từ 2,62%
năm 2006 xuống còn 2,275% năm 2007 và chỉ còn 1,94% trong năm 2010.
• Thị trường Bắc Trung Mỹ
Bắc Trung Mỹ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ hai của công ty với tỷ trọng
xuất khẩu xấp xỉ 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hai nước nhập khẩu nhiều nhất
trong khu vực này là Hoa Kì và Mexico. Trong đó riêng thị trường Hoa Kì chiếm
28,07% năm 2008 và tăng tới 29,34% năm 2010. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi xuất
khẩu vào khu vực này là gặp phải sự cạnh tranh thị trường quyết liệt của các nước Nam
Mỹ đặc biệt là Brazin và Colombia.
• Thị trường Nam Mỹ
Lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang thị trường này khá ít. Trong năm 2010, giá trị
kim ngạch chỉ đạt 5,05 triệu USD, chiếm 1,86%. Hoạt động xuất khẩu cà phê qua thị

trường này của công ty còn hạn chế vì đây là khu vực có nhiều cường quốc sản xuất và
xuất khẩu cà phê như Brazin, Colombia… với những lợi thế về địa lý, am hiểu thị trường
• Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương
Đây là thị trường quan trọng và đầy tiềm năng trong tương lai của công ty, tuy nhiên
tỷ trọng xuất khẩu cà phê của công ty vào thị trường này chỉ dừng lại ở mức hơn 5%.
Nguyên nhân chính là do thói quen sử dụng trà thay cho cà phê ở các nước châu Á.
19
2.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động xuất khẩu cà phê
2.3.1 Thuận lợi và khó khăn chung của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất
khẩu cà phê
2.3.1.1 Thuận lợi
• Kinh tế Việt Nam mở cửa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn
với các thị trường xuất khẩu tiềm năng, việc tham gia vào những hiệp hội sản
xuất, kinh doanh cà phê đã mang đến những cơ hội quảng bá sản phẩm, thương
hiệu cà phê Việt Nam đến với các bạn hàng thế giới.
• Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước đã tích luỹ được kinh nghiệm
trên thương trường, thương thảo các hợp đồng ngoại thương bảo đảm quyền lợi
cho nhà xuất khẩu về phương thức thanh toán, chốt giá hạn chế được rủi ro
trong xuất khẩu.
• Công nghệ thông tin phát triển, nguồn thông tin về giá cà phê xuất khẩu trên thế
giới được cập nhập thường xuyên thông qua sàn giao dịch cà phê Luân Đôn
(LIFFE), đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể kiểm soát và lựa chọn giá bán hợp
lý và có lợi nhất.
• Những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp như ưu đãi
thuế quan, không hạn chế về kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đã
giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cà
phê trong nước.
2.3.1.2 Khó khăn
• Việc gia nhập WTO đem đến nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt
Nam đồng thời cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp

Việt Nam phải chú trọng vào việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng
nhu cầu cao của các bạn hàng.
20
• Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu. Giá cà phê
xuất khẩu liên tục biến động, giá cả bất lợi làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê gặp nhiều khó khăn, không loại trừ khả năng bị ép giá.
• Chất lượng và năng suất cà phê Việt Nam không ổn định, chưa khẳng định được
thương hiệu, sản lượng cà phê Arabica còn thấp dẫn đến lợi nhuận xuất khẩu chưa
cao.
• Quy mô vốn đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ chế biến cà phê vẫn còn ở
mức thấp. Đa phần các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chủ yếu tập trung ở một
số công đoạn như sơ chế đánh bóng cà phê xuất khẩu, rang xay sản xuất cà phê
bột với quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả và giá trị kinh tế mang lại
không cao.
• Hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp khó khăn do
lãi suất ngân hàng, rủi ro tỷ giá, giá vật tư, nguyên liệu ở mức cao… Giá xuất
khẩu giảm, chi phí kinh doanh cao dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.
2.3.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động xuất khẩu cà phê
2.3.2.1 Thuận lợi
• Qua một quá trình lâu dài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đã tạo
dựng được vị thế là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê số 1 Việt Nam, qua đó tạo
được lòng tin đối với khách hàng, đặc biệt là khách ngoại.
• Về phương pháp thanh toán: Phương pháp thanh toán chủ yếu của công ty là
CAD, đây là phương thức thanh toán có lợi cho nhà xuất khẩu. Đa số khách ngoại
của công ty đều là những khách hàng truyền thống, giao dịch thường xuyên bằng
phương thức CAD đảm bảo thủ tục thanh toán đơn giản và nhanh chóng.
• Về nhân sự: Đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết, trình độ
chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, góp phần tăng hiệu quả trong quá trình sản
xuất, xuất khẩu của công ty.
21

• Về nguồn cung sản phẩm: Nguồn cà phê xuất khẩu có xuất xứ từ Tây Nguyên, nơi
có nguồn hàng khá dồi dào, chất lượng ổn định, thu mua với khối lượng lớn nên
giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong ngành.
2.3.2.2 Khó khăn
• Hoạt động tìm hiểu thị trường còn chưa được đầu tư đúng mức, công ty cũng chưa
có bộ phận marketing chuyên trách dẫn đến hạn chế trong việc tìm kiếm những
đối tác kinh doanh mới.
• Công ty không trực tiếp thu mua cà phê xuất khẩu từ các hộ nông dân mà thông
qua hệ thống các nhà cung cấp dẫn đến giá cà phê bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến
lợi nhuận xuất khẩu của công ty.
• Bên cạnh đó, công ty cũng chủ yếu xuất qua trung gian là những tập đoàn thương
mại cà phê lớn trên thế giới có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên thiếu chủ
động về thị trường và bị ép giá.
• Điều kiện giao hàng trong các hợp đồng đều là FOB cũng là một hạn chế trong
hoạt động xuất khẩu của công ty vì không thể tận dụng được lợi nhuận từ việc
thuê tàu, mua bảo hiểm…
Tóm lại, qua những năm hình thành và phát triển, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực, đem về nhiều lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu cà
phê, ngoài những thành công, thuận lợi, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn
chế.
22
Chương 3: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
INTIMEX
Sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty, ta đã
nhận xét được những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình kinh doanh xuất
khẩu. Dưới đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt mạnh và giải
quyết những khó khăn, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty:
3.1 Giải pháp
• Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu

Trong quá trình hội nhập quốc tế, cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu về chất lượng của
khách hàng ngày càng nâng cao, đòi hỏi công ty phải tiếp cận gần hơn với các quy chuẩn
quốc tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Theo tiêu chuẩn phân loại trước đây, chất lượng cà phê chưa cao nên thường bị các
đối tác nước ngoài ép giá, đánh tụt giá trị xuất khẩu. Vì vậy, công ty cần phối hợp với
đối tác thu mua, khuyến khích nông dân áp dụng những bộ tiêu chuẩn cao hơn như
TCVN 4193 – 2005, GAP… để chất lượng cà phê được cải thiện hơn, hạn chế số lượng
hạt nứt vỡ, chất lượng hạt đồng đều, chín đều, không bị sâu bệnh, nấm mốc.
Thêm nữa, công ty cũng phải chú trọng hơn đến quá trình vận chuyển và bảo quản cà
phê xuất khẩu, để tránh trong khoảng thời gian vận chuyển, cà phê bị vỡ, lên men hay có
mùi lạ, làm giảm chất lượng cà phê.
• Tổ chức thu mua trực tiếp cà phê từ các hộ nông dân
Mở rộng việc tìm kiếm và kí hợp đồng thu mua cà phê lâu dài với các hộ nông dân,
trang trại trồng cà phê để có nguồn cung và giá thành ổn định, giảm chi phí trung gian.
Ngoài ra, việc thu mua trực tiếp cũng giúp công ty có những tác động nhất định vào việc
khuyến khích nông dân gia tăng chất lượng cà phê, giúp gia tăng giá trị xuất khẩu, vừa
đem lại lợi nhuận cho công ty, vừa ổn định thu nhập cho người nông dân.
23
Công ty cần chủ động đầu tư vào kho bãi, phương tiện vận tải để vận chuyển, bảo
quản cà phê sau khi thu mua, hạn chế chi phí cho việc đi thuê và cũng đảm bảo chất
lượng cho cà phê.
• Thay đổi phương thức giao hàng
Việc chuyển đổi phương thức giao hàng từ điều kiện FOB sang những điều kiện có
lợi hơn như CIF, CFR… sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc giao hàng, cũng như
thu thêm được lợi nhuận từ hoạt động thuê tàu, mua bảo hiểm.
• Duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng lâu năm
Những đối tác lâu năm là những khách hàng chính của công ty, chiếm đa số trong thị
phần xuất khẩu cà phê của công ty, vì vậy việc duy trì và củng cố những mối quan hệ đã
có sẵn này là rất cần thiết.
• Tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm cà phê xuất khẩu, tìm kiếm khách

hàng mới, thị trường mới
Hiện nay, công ty chủ yếu thực hiện giao dịch cùng với những đối tác lâu năm vì vậy
hoạt động quảng bá để tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới chưa được chú trọng.
Một việc cần thiết là thu thập và phân tích những thông tin về thị hiếu khách hàng, thị
trường để tìm ra những khách hàng, thị trường tiềm năng cho sản phẩm cà phê của công
ty. Qua đó, cũng giúp cho những phương thức quảng bá được áp dụng phù hợp hơn, gia
tăng hiệu quả của việc quảng bá sản phẩm.
Tăng cường quảng bá sản phẩm công ty lên các sàn cà phê trực tuyến, tham gia vào
các hội chợ quốc tế là những phương thức quan trọng để công ty tìm kiếm được thêm
những khách hàng tiềm năng, thị trường tiềm năng.
Công ty cũng cần đầu tư tốt hơn cho website công ty, vì đây là một nguồn thông tin
quan trọng để khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm của công ty.
• Chú trọng vào công tác nhân sự
Xây dựng cấu trúc lương cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện bảng tiêu chí đánh
giá, quy chế khen thưởng hợp lý, xác đáng để tạo động lực làm việc cho cán bộ công
24
nhân viên cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại công ty. Xây
dựng và áp dụng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ quản lý các
cấp và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
3.2 Kiến nghị
• Đối với Nhà nước
Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập thông tin về
các thị trường xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế
để giới thiệu, quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam.
Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà
phê thông qua tín dụng. Phối hợp với các ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng
cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt
các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp cũng như các điều kiện khác.
Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện các bộ quy chuẩn về chất lượng, hỗ trợ các hộ
nông dân trồng cà phê áp dụng các tiêu chuẩn đó trong quá trình sản xuất. Mở các khóa

đào tạo hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản cà phê sau thu
hoạch để gia tăng chất lượng cho cà phê.
• Đối với Hiệp Hội Cà Phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA)
Nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê trong cả nước, tạo sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam, tránh
tình trạng tranh mua, tranh bán, gây lộn xộn thị trường trong nước và bị các nhà nhập
khẩu nước ngoài ép giá.
Khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động mạnh gây ảnh hưởng đến ngành cà
phê Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội cần có những kiến nghị
với Nhà nước để các doanh nghiệp kinh doanh cà phê nhận được những hỗ trợ kịp thời.
Tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin thị trường, các chương trình tư vấn, hỗ trợ
pháp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.
25
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, việc xem xét thực trạng và hoàn thiện quy
trình xuất khẩu là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều
quan tâm, để có thể đứng vững, phát triển và từng bước hội nhập vào thị trường khu vực
cũng như thế giới.
Xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển, công ty cổ phần Tập Đoàn Intimex đã
đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định vị thế doanh nghiệp số 1 về xuất khẩu cà
phê tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, công ty cũng gặp không ít
những khó khăn, hạn chế cần phải tự hoàn thiện cũng như cần sự hỗ trợ từ phía nhà
nước.
Đề tài “Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn
Intimex” đã căn cứ vào thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian qua, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty
trong thời gian tới.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều nên những vấn đề trong báo cáo em đề cập đến chưa thật đầy đủ, không tránh
khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ thầy cô cũng như từ phía

công ty để em có thêm những kinh nghiệm quý báu giúp cho công việc của mình trong
tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

×