Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bấm Huyệt Thư Giãn Bảo Vệ Sức Khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.13 KB, 12 trang )

Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 1/12


Bấm huyệt Thư giãn để bảo vệ sức
khỏe


Vị trí và tác dụng của các huyệt








Huyệt Bách hội (百会穴) là huyệt vị nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con
người. Bách hội nằm trên mạch Đốc, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành
tai với đường dọc cơ thể.
Bách hội là huyệt thuộc mạch đốc, có vị trí ngay chính giữa đỉnh đầu, là giao
điểm của đường chính trung và đường thẳng nối 2 đỉnh vành tai. Còn có nhiều
tên gọi khác như Tam dương ngũ hội, Nê hoàn cung, Ðiên thượng, Thiên mãn
Là huyệt hội của Ðốc mạch với 6 dương kinh. Huyệt Bách hội có tác dụng khai
khiếu tinh thần, bình can tức phong, thông dương cố thoát, cử được dương khí bi
h
ạ hãm, tiềm được can dương, thanh được thần chí, tiết được nhiệt ở các dương
kinh









Ấn đường là kỳ huyệt, có vị trí nằm chính chỗ lõm giữa 2 đầu lông mày hoặc là
giao điểm của đường chính trung với đường nối 2 đầu lông mày. Có tác dụng
định thần chí, đuổi phong nhiệt. Theo kinh nghiệm của tiền nhân, có thể phối hợp
với Nội quan để chữa mất ngủ, đau đầu hoặc phối hợp Khúc trì để chữa bệnh
huyết áp cao.
Ảnh 1: Day bấm
huyệt Bách hội.
Huyệt ấn đường.
Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 2/12



Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 3/12



Phong trì là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Ðởm, hội với Dương duy mạch.
Có vị trí nằm ở chỗ hõm nhất sau gáy. Có tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà,
thanh nhiệt, thông nhĩ (làm tỏ tai - tăng thính lực), minh mục (làm sáng mắt - tăng
thị lực). Thường được áp dụng chữa các bệnh cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt,
các bệnh về mắt, bệnh về tai Kinh nghiệm của tiền nhân phối hợp với huyệt
Khúc trì để chữa đau đầu, huyết áp cao, bệnh về thần kinh


Day ấn huyệt đại chùy
Dùng ngón tay trỏ ấn huyệt đại chùy trong 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là
được.
Vị trí huyệt đại chùy:
ngồi hơi cúi đầu, quay đầu qua lại phải trái, u xương nào cao
nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ở
ngay dưới u xương này.





Đây là huyệt hội của 6 đường kinh dương và mạch Đốc, có tác dụng làm thông
dương khí toàn thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt.

Vị Trí:
Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn,
đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải,
bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là
đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.

Tác Dụng:
Giải biểu, thông dương, thanh não, định thần, sơ
biểu tà ở 3 đường kinh dương,
thông dương khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng Phế, điều khí, nâng cao
sức đề kháng cơ thể.


Huyệt phong trì.
Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe

Do anh Phương Đông gởi đến – trang 4/12

Chủ Trị:
Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, sốt rét, cảm cúm, ho, sườn đau, ngực tức, ngực
đau, đờm dãi nhiều, phế quản tiết ứ dịch.

Day ấn huyệt hợp cốc (Bàn tay trái)







Dùng ngón tay cái bên đối diện day bấm lần lượt hai huyệt hợp cốc sao cho đạt
cảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt hợp cốc: nằm ở khe giữa hai ngón tay cái và
trỏ, dùng ngón tay cái ấn từ mép ngoài dọc theo bờ xương bàn tay 2 lên phía
trên cổ tay, xác định vị trí nào có cảm giác tức nhất và lan ra phía ngón tay út thì
đó là huyệt hợp cốc.
Đây là huyệt chuyên dùng để chữa các bệnh lý vùng đầu, có công dụng giải biểu
tán tà, thanh nhiệt trấn thống, thông kinh hoạt lạc.

HỢP CỐC
Tên Huyệt:
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng
hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.

Vị Trí:
(a) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón
trỏ ngón cái.

(b) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của
ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt
áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu,
nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

Khép ngón cái vào ngón trỏ, huyệt Hợp cốc là điểm nằm ngay trên đỉnh của gò
cơ nơi hổ khẩu bàn tay.

Tác Dụng:
Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, gia?i nhiệt, khu
phong.
Hợp cốc dùng để chữa một số chứng bệnh cúm, người ta bấm kết hợp Hợp cốc
và một số huyệt vị khác để chữa trị cảm cúm.
Huyệt này còn được dùng để bấm chữa nôn khi đi tàu xe, chữa đau đầu do ngộ
độc rượu.
Trong võ thuật, người ta dùng Hợp cốc như là một sinh huyệt, dùng để hồi sinh
con người sau khi bị điểm, đả ngất. Hợp cốc, Nhân trung, Thần đạo, Đại chùy
là những huyệt vị tối quan trọng khi một võ sư giảng giải về cứu tỉnh cho võ sinh.
Những huyệt vị này cũng có thể được dùng để cứu tỉnh người khi bị ngất do các
nguyên nhân khác.
Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 5/12

Chủ Trị:
Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt
mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp
đơn thuần, làm co bóp tư? cung.

THẦN MÔN (Bàn tay phải)
Tên Huyệt:

Theo YHCT, Tâm tàng Thần, huyệt này là huyệt Nguyên, nơi kinh khí mạnh nhất
của Tâm, châm huyệt này a?nh hưở ng (coi như cửa = môn) đến Tâm và Thần,
vì vậy gọi là Thần Môn (Trung Y Cương Mục).
Vị Trí:
Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ
trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.



Phương pháp tìm huyệt:
Ngay tay ra bàn tay ngửa lên, ngón tay út và ngón tay vô danh dang ra, dưới
cườm tay có lổ hủng là vị trí của huyệt.
Tác Dụng:
Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lương vinh, điều khí nghịch.
Chủ Trị:
Trị hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.


Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 6/12

Huyệt nội quan (Hai bàn tay)




Vị Trí:
Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và
bé.
Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, giao hội với Thủ quyết

âm và Âm duy mạch. Có vị trí nằm giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé ở cổ
tay, cách lằn chỉ cổ tay về phía trên 2 thốn. Có tác dụng định tâm, an thần, hòa vị,
thư trung, lý khí, trấn thống. Nghiên cứu của Soulié de Morant - một châm cứu
gia người Pháp cho thấy nếu bổ huyệt Nội quan có tác dụng chữa bệnh suy
nhược thần kinh, mệt nhọc, mất ngủ, sợ sệt, buồn phiền
Kiểm tra Phổi
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái)
tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay
trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2
huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.





Hình 3: Huyệt nội
quan.
Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 7/12

Huyệt Thái Uyên (Bàn tay phải) {Hình trên sai}

Huyệt Ngư Tế
Vị Trí: (Bàn tay phải)
ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp
giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay tro? vào lòng bàn tay, đầu ngón tay tro? chạm
vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Phòng chống táo bón

Huyệt thiên khu


Tại sao gọi là "thiên khu"? "Thiên" có nghĩa là trời, ý nói đến phần trên của bụng,
"khu" có nghĩa là chốt. Rốn chia bụng thành hai phần, phần trên rốn là "thiên",
phần dưới rốn là "địa". Huyệt thiên khu nằm ngang với rốn, được xem như là
chốt điều hành chức năng thông khí của tràng vị nên có tên gọi là thiên khu (chốt
trên). Huyệt này còn có các tên khác như: trường khê, cốc môn, tuần nguyên,
phát nguyên, thiên xu Đây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường
kinh túc dương minh vị, có công dụng hòa vị thông tràng, kiện tỳ lý khí, điều kinh
đạo trệ, thường được dùng để chữa các bệnh lý như viêm phúc mạc, viêm loét
dạ dày hành tá tràng, viêm ruột cấp và mạn tính, liệt ruột, kiết lỵ, đau thắt lưng,
kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng và táo bón.

Vậy cách xác định vị trí của huyệt và phương thức tác động như thế nào? Huyệt
thiên khu nằm ở hai bên r
ốn, từ rốn đo ngang ra 2 thốn, mỗi bên một huyệt. Khi
tác động, đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, các ngón còn lại ôm lấy thân mình,

Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 8/12

tiến hành vừa day vừa bấm với một lực tương đối mạnh trong 2 phút. Nếu đại
tiện chưa thông thoáng có thể tiến hành vài ba lần như vậy.
Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể kết hợp day bấm thêm hai huyệt đại chùy
và chi câu.

Cách xác định huyệt chi câu: xác định một điểm nằm ở trên nếp gấp của mặt
sau khớp cổ tay, giữa gân cơ ruỗi chung ngón tay và gân cơ ruỗi riêng ngón út
(phía trên thẳng với ngón nhẫn, gần mắt cá tay), từ điểm này đo lên trên 3 thốn là
vị trí của huyệt, nằm ở khe giữa xương quay và xương trụ. Phương thức tác
động: dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay cái day bấm các huyệt với một lực vừa

phải, sao cho đạt cảm giác căng tức là được, mỗi huyệt day trong 2 phút.




Huyệt chi câu (Bàn tay trái) {Hình bên sai}

Vị Trí:
Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại
Quan 1 thốn.

Huyệt Túc tam lý (Hai bàn chân)








Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 9/12

Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vi, còn có các tên như Quỷ tà,
Hạ lăng, Hạ tam lý , là huyệt hợp thuộc Thổ, là huyệt đa khí đa huyết. Có vị trí
nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới - ngoài xương bánh chè ngang 1 bàn tay,
cách bồ xương chày (xương ống chân) ngang 1 khoát ngón tay. Túc tam lý có
tác dụng lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong, hóa thấp, thông
điều kinh lạc và hành khí hoạt huyết, phù chính, khu tà, bồi nguyên, bổ hư, dự
phòng bệnh tật. Ðược áp dụng chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, thần kinh

suy nhược. Ngoài ra còn chữa các bệnh về đường tiêu hóa Người xưa cho
rằng tác dụng của Túc tam lý ví như độc sâm thang vậy.

HUYỆT TAM ÂM GIAO (Bàn chân phải)
Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, sát bờ sau xương chày.
Tác dụng là bổ âm, điều huyết.



Tam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất
trong châm cứu cổ truyền. Do phạm vi tác dụng rộng và tính tự điều chỉnh
cao, đặc biệt là công năng dưỡng âm và ổn định thần kinh, Tam âm giao có
thể được tác động hàng ngày như một phương pháp dưỡng sinh.
Có những bài thuốc, món ăn hoặc phương pháp tập luyện đơn giản, dễ
thực hiện nhiề
u khi có thể giúp điều chỉnh một số rối loạn nhất định trong
cơ thể. Một trong những cách ít ai biết là mỗi người có thể tự tác động vào
huyệt Tam âm giao để đạt được những yêu cầu này.
ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT TAM ÂM GIAO
Huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 6,5
cm (đối với người lớn, khổ người trung bình). Có thể xác định vị trí huyệt bằ
ng
cách hình dung một tam giác cân ABC. A là đỉnh tam giác cân - là điểm giữa của
mắt cá chân trong. BC là cạnh đáy của tam giác. C là góc của gót chân. B chính
là huyệt Tam âm giao.
Ngay tên gọi đã cho biết Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm:
Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can. Với những phương tiện hiện đại, khi
châm vào huyệt Tam âm giao, các nhà khoa học Pháp đã xác định được 3
đường trắng nổi lên từ vị trí huyệt chạy dọc theo chân trùng khớp với vị trí 3
đường kinh Tỳ, Can và Thận của châm cứu cổ truyền.

Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 10/12

Theo châm cứu cổ truyền, huyệt có công năng bổ Tỳ Thổ, thông khí trệ, sơ tiết
vùng hạ tiêu, điều khí nghịch, khử phong thấp ở kinh lạc, kiện Tỳ hoá thấp, sơ
Can ích Thận.
TÁC DỤNG DƯỠNG ÂM CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO
Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụng
dưỡng âm của huyệt là điều dễ hiểu. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm.
Trên thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khí cảm
tốt sẽ cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ lòng bàn chân
và ngón chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách; Hoặc
ngược lại từ những cơ quan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thông qua
lòng bàn chân và các đầu ngón chân. Đây chính là quá trình xả trược khí và thu
thanh khí thông qua các tỉnh huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài
sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ chức và các kinh lạc khác của cơ thể - mà gần
nhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với 3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túi mật
và bàng quang
TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO
Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính sẽ làm tổn thương một loại khí
nhất định trong cơ thể con người. Chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”, “Khủng thương
Thận”, “Nộ thương Can” Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động
lâu dài cuối cùng đều ảnh hưởng tới Can khí, dẫn đến Can khí uất, đầu mối của
nhiều bệnh tật khác nhau. Tác dụng sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của Tam
âm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý này. Tầm quan trọng của việc thư giải
khí uất đã được ghi nhận từ lâu trong y thư cổ: “Mọi chứng bệnh đều kèm chứng
uất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”. Điều này càng có ý nghĩa trong xã hội
hiện nay, khi con người phải đối phó thường xuyên với nguy cơ stress do môi
trường và đời sống công nghiệp gây ra.
Ngoài ra, tác dụng làm êm dịu thần kinh còn do công năng “giáng khí” hoặc “điều

khí nghịch” của huyệt. Ở những người đang căng thẳng do tâm lý hoặc đang có
cơn “bốc hỏa” do “âm hư hỏa vượng”, tác động vào huyệt Tam âm giao có thể
thấy ngay kết quả.
TÁC DỤNG THANH LỌC VÀ TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA CƠ BẢN CỦA
HUYỆT TAM ÂM GIAO
Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ khi
phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện tương ứng trên đường tuần hành của kinh
lạc đi qua nó. Đổi lại, ta có thể thông qua những huyệt vị trên kinh lạc để điều
chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Can Thận chủ hạ tiêu,
Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt Tam âm giao có thể điều tiết
toàn bộ quá trình chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết ở khu vực này.

Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 11/12

Do 3 đường kinh có các chức năng hầu như tương phản nhau: “Thận chủ bế
tàng”, “Can chủ sơ tiết”, “Tỳ chủ vận hóa” nên Tam âm giao là một trong số rất ít
huyệt vị châm cứu có đặc tính tự điều chỉnh rất cao giữa âm và dương, giữa bất
cập và thái quá, giữa hưng phấn và ức chế đối với các lĩnh vực bệnh lý có liên
quan. Chẳng hạn cũng cùng một cách châm vào huyệt Nội quan ở cổ tay có thể
làm cho nhịp tim tăng lên khi nhịp tim quá yếu hoặc giảm xuống nếu nhịp tim quá
nhanh. Cũng tương tự vậy đối với huyệt Tam âm giao, với cùng một cách tác
động huyệt có thể điều chỉnh những rối loạn có vẻ như hoàn toàn đối nghịch
nhau như bế kinh, rong kinh, đau bụng kinh, băng huyết. Chính vì hiệu quả và
phạm vi tác dụng rộng của huyệt nên người xưa đã chọn Tam âm giao là một
trong 6 Tổng huyệt được sử dụng rộng rãi nhất trong châm cứu. Lục Tổng huyệt
và các khu vực điều chỉnh liên hệ đã được tổng hợp thành bài vè: “Đổ phúc Tam
lý lưu, Yêu bối Uỷ trung cầu, Đầu hạn tầm Liệt khuyết, Diện khẩu Hợp cốc thâu,
Tâm hung thủ Nội quan, Tiểu phúc Tam âm mưu”.



5.Kiểm tra gan (Bàn chân phải)

Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu
thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn
khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

Huyệt Thái Xung
Vị Trí:
Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2
đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn
chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở
góc này.
Bấm huyệt thư giãn để bảo vệ sức khỏe
Do anh Phương Đông gởi đến – trang 12/12


Cách bấm huyệt
Trong thực hành bấm huyệt, thường dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào
huyệt để tạo được lực tác động mạnh vào huyệt vị. Các huyệt Phong trì, Nội
quan, Túc tam lý đều có ở cả 2 bên thân mình, nên bấm cả hai bên.

Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần. Nên
làm sau khi lao động trí óc căng thẳng, mệt mỏi để phục hồi sức khỏe, trí tuệ,
năng lực sáng tạo.

Chú ý: Các biện pháp thư giãn phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả bấm huyệt là
một vấn đề cần chú ý thực hiện. Khi day bấm huyệt, nếu có điều kiện nên làm ở
nơi yên tĩnh, cần tập trung tư tưởng, tập thở, nới lỏng cơ bắp toàn thân Ngoài

ra, cần chú ý bố trí hợp lý thời gian làm việc, xen kẽ giữa nghỉ ngơi và làm việc
để tránh gây sự căng thẳng thần kinh.

Đi bộ và tập thể thao cũng là những biện pháp thư giãn tích cực.

BS. Quách Tuấn Vinh, Sức khoẻ & Đời sống

×