Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tìm hiều về Đất đai trong ngành sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.59 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
………………………………………………………………….
1.1. Tại sao phải nghiên cứu chuyên đề này? ………………………………………….
1.2. Mục tiêu……………………………………………………………………………...
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………………………..
Phần II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ……………………………………………..
2.1. Thực trạng tài nguyên đất…………………………………………………………..
3
3
4
5
6
6
6
6
7
7
9
9
10
12
14
14
14
16
16
16
17
1
2.1.1. Khái quát về đất đai……………………………………………………………….


2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai trong kinh tế các ngành sản xuất……………………….
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất…………………………………...
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới……………………………………………...
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam……………………………………………….
2.1.3.1. Tài nguyên đất của Việt Nam…………………………………………………..
2.1.3.2. Thực trạng tài nguyên đất ở Việt Nam. ………………………………………..
2.2. Phân tích và đánh giá. ……………………………………………………………...
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển và tăng trưởng……………………………….
2.3.1. Định hướng………………………………………………………………………..
2.3.2. Giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. ……………………...
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….
3.1. Kết luận……………………………………………………………………………...
3.2. Kiến nghị. …………………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tại sao nghiên cứu chuyên đề này?
Trong nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người ngày càng
tăng lên dựa trên cơ sở của nền tảng phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm của xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu đó thì
không phải là vô hạn. Do đó, phải tìm mọi cách phân chia và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
2
lực của xã hội và tài nguyên thiên nhiên. Các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng là
những ngành sản xuất sản phẩm vật chất cho xã hội, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
và tồn tại của nền kinh tế đất nước. Nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành sản
xuất vật chất là yêu cầu mang tính cấp bách trong xã hội hiện nay.
Vì vậy, bộ môn “Kinh tế các ngành sản xuất” ra đời, với mục đích trang bị cho người học
những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý trong các ngành sản xuất vật chất.
Nguồn lực đất là một trong những nguồn lực cơ bản nhất dùng để sản xuất ra của cải vật chất
trong các ngành sản xuất được nghiên cứu trong bộ môn này. Là nguồn tài nguyên thiên nhiên do
tự nhiên sinh ra tồn tai một cách độc lập với ý muốn chủ quan của con người.

Tài nguyên đất là một thành phần thuộc thế giới tự nhiên, là loại tài nguyên thiên nhiên có thể
tái tạo được. Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do kết quả tác động qua lại, tổng hợp của 5
yếu tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
Bề mặt Trái đất là nơi con người dùng để trú ngụ, sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động khác
nhau. Không có mặt đất thì con người cũng như các sinh vật khác không thể tồn tại được. Đất
chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người. Từ xa xưa,
đất đã gắn chặt với cuộc sống của người dân, của đất nước. Đất là nơi làm nhà, là nơi con người
tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân mình. Người dựa vào đất, lấy đất là điểm tựa tinh
thần .
Ông cha ta đã có câu “Tấc đất tấc vàng”. Đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất gắn liền
với lòng tự trọng của dân tộc và là niềm tự hào của đất nước. Trong cuộc sống mỗi người trong
một cộng đồng đều có những nét riêng và đôi khi họ bất đồng với nhau về mặt này mặt khác. Song
khi đứng trước một cộng đồng một quốc gia khác họ đều có chung một lòng tự trọng, một niềm tự
hào dân tộc, vì họ có cùng quê hương, đất nước.
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người vì đất là môi trường sống trên
cạn và con người. Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu
cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên
khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia.
3
Theo luật: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sản xuất. Trong công nghiệp
đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, đường giao thông, làm
cơ sở để tiến hành thao tác. Độ phì của đất không có tác dụng gì đối với vấn đề sản xuất ra sản
phẩm của các nghành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, đối với nghành nông nghiệp độ phì của
đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. Trong nông
nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản
xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng

vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ
mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định.
Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các nghành sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông
nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng để con người tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiều về Đất đai trong ngành sản xuất Nông nghiệp ở Việt
Nam, hiện trạng sử dụng đất và giải pháp quản lý về đất đai hiện nay.
1.2. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Làm rõ được các vấn đề liên quan đến đất, nêu được tầm quan trọng của nguồn lực đất
trong kinh tế các nghành sản xuất.
- Thông qua bài tiểu luận, giúp người đọc hiểu rõ được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
đất trong các lĩnh vực sản xuất.
* Mục tiêu cụ thể:
- Nêu rõ được đặc điểm, vai trò, vị trí của đất trong các nghành sản xuất.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Nêu lên được thực trạng khai thác và sử dụng đất, hiện trạng của tài nguyên đất hiện nay
và các phương án cải tạo đất.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể phát triển và tăng trưởng nguồn lực đất hiện nay.
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu về nguồn lực của đất. Tìm hiểu và phân tích
về các mặt sau:
- Đặc điểm, tính năng của đất trong ngành sản xuất nông nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng đất.
- Thị trường đất đai.
- Thực trạng sử dụng đất hiện nay.
- Giá trị sử dụng của đất.
- Các giải pháp hiện nay của nhà nước trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu các vấn đề xung quanh đất đai và nguồn lực của nó.

- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị.
* * *
Phần II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1. Thực trạng tài nguyên đất:
2.1.1. Khái quát về đất đai:
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai trong kinh tế các ngành sản xuất:
5
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất vật chất. Có
những đặc điểm chủ yếu sau:
* Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được
Đất đai là tư liệu sản xuất vì nó vừa là tư liệu lao động khi đất đai sản xuất ra sản phẩm, vừa
là đối tượng lao động khi đất đai chịu tác động của công cụ lao động. Con người sử dụng hệ thống
công cụ tác động vào đất để làm ra sản phẩm.
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, không
có các công trình xây dựng, không có các nhà máy công nghiệp.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, với các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng
chúng bị hao mòn, nhưng đối với đât nếu biết sử dụng hợp lý thì đất có thể ngày càng tốt hơn.
* Đất đai có vị trí cố định
Đất gắn liền với các vị trí địa lý, địa hình, cho nên mỗi vùng đều có một diện tích đất cố định.
Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời
tiết của vùng đó. Tùy vào điều kiện từng vùng mà có phương thức sản xuất phù hợp.
Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong Nông nghiệp điều đó
là điều kiện để quyết định nên sản xuất sản phẩm nào thì thu được lợi nhuận cao. Đối với Công
nghiệp thì đó là lực lượng lao động của vùng, điều kiện vận chuyển vât tư hang hóa , thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Đối với xây dựng thì đó là vị trí công trình nhà xưởng, hạ tầng cơ sở,…
* Diện tích đất có hạn
Đất có giới hạn sẵn của diện tích bề mặt quả cầu, diện tích đất đai gắn với diện tích của vỏ
Trái đất. Xét trên góc độ kinh tế đường cung của diện tích đất đai tuân theo quy luật cung - cầu
trong thị trường.

* Đất xuất hiện tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người
Bởi lẽ, đất là một trong những yếu tố tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. Khi con người xuất hiện
thì đất đã có rồi. Đất đai thực chất là của cải của tự nhiên, không do lao động sáng tạo ra.
* Đất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội không riêng một ai
Theo Luật Đất đai, thì đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước
giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài dưới hình
thức giao đất. Nhà nước có thể thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất.
* Đất là hàng hóa đặc biệt
6

×