ĐỀ CƯƠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
(ôn thi đa khoa)
Câu 1:
− Trình bày 4 quy luật hoạt động của học thuyết Ngũ hành. Cho VD minh hoạ.
− Nêu triệu chứng cơ năng, thực thể, các huyệt cần châm để điều trị bệnh nhân đau thắt lưng cấp
do lạnh.
1. Bốn quy luật hoạt động của học thuyết Ngũ hành: T.29 - 30
1.1. Định nghĩa học thuyết Ngũ hành:
− Là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quan niệm, liên quan của các
sự vật trong thiên nhiên.
− Trong y học, HTNH được ứng dụng để quan sát, quy nạp, nêu lên sự tương quan trong hoạt
động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ để chẩn đoán, tìm tính năng của thuốc và phục vụ công
tác bào chế thuốc.
1.2. Các quy luật hoạt động bình thường – sinh lý:
Tất cả các sự vật đều được cấu tạo từ 5 loại vật chất, 5 loại vật chất này có quan hệ tương sinh,
tương khắc với nhau để bảo đảm các sự vật hoạt động bình thường.
(1) QL tương sinh:
− Là hành nọ sinh ra hành kia tạo thành 1 vòng kín.
− Cụ thể: Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc.
(2) QL tương khắc:
− Là hành nọ khắc hành kia, tức là chế ước hành kia thành vòng kín và đó là quan hệ mẹ con
− Cụ thể: Mộc >< Thổ, Thổ >< Thuỷ, Thuỷ >< Hoả, Hoả >< Kim, Kim >< Mộc.
∗ QL tương sinh, tương khắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giữa sinh (sinh sản và phát
triển) và khắc luôn điều hoà với nhau làm cho sự vật phát sinh, phát triển và tồn tại.
Mối quan hệ này có thể là 2 sinh – 1 khắc (Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ nhưng Mộc khắc Thổ)
hay 2 khắc – 1 sinh (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ nhưng Thuỷ sinh Mộc…) nhưng luôn tạo
thành 1 vòng khép kín.
1.3. Các quy luật về sự hoạt động bất thường - bệnh lý:
∗ Các RL về tương sinh: đây là sự rối loạn Mẹ - con (giải thích mẹ - con).
VD: Can hư nhược làm ảnh hưởng tới tâm và ngược lại.
∗ Các RL về tương khắc:
(3) Tương thừa:
− Hành nọ khắc hành kia quá mạnh.
− VD: Bình thường can khắc tỳ, nay do can quá mạnh hoặc do tỳ nhược nên can khắc càng mạnh
hơn mà sinh bệnh, gọi là can mộc khắc tỳ thổ (chức vị quản thống).
(4) Tương vũ:
− Hành bị khắc lại khắc ngược trở lại hành khắc nó.
− VD: ⊥ can khắc tỳ, nay do can mộc yếu, tỳ thổ mạnh nên khắc ngược lại mà sinh bệnh.
2. Triệu chứng cơ năng, thực thể, các huyệt cần châm để điều trị BN đau thắt lưng cấp do
lạnh: T.208
2.1. Triệu chứng:
− Đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp
− Đau nhiều, không cúi được, ho và trở mình cũng đau.
− Thường đau 1 bên.
− Ấn các cơ sống lưng bên đau co cứng
− Mạch trầm huyền.
2.2. Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- 1 -
2.3. Nguyên nhân: hàn, thấp
2.4. Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.
2.5. Điều trị cụ thể: không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, nhĩ châm và thủy châm) và dùng
thuốc (đối pháp lập phương).
2.6. Các huyệt cần châm:
− Châm cứu: châm kim tại vùng đau (A thị huyệt), châm tả
− Nếu từ D12 trở lên thì thêm 2 huyệt Kiên tỉnh; Nếu từ thắt lưng trở xuống châm huyệt Uỷ
trung, Dương lăng tuyền cùng bên đau
Kiên tỉnh Huyệt trên cơ thang giữa đường nối từ C7 – D1 (Đại chùy) đến
mỏm cùng vai đòn (Kiên ngung)
Ủy trung Điểm giữa nếp lằn trám khoeo chân.
Dương lăng tuyền Chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và xương mác
phía trên ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn.
− Nhĩ châm: vùng lưng, thắt lưng (tuỳ nơi đau).
− Sau khi châm, xoa bóp nên bảo người bệnh vận động ngay, thường kết quả nhanh chóng!
Câu 2:
− Trình bày 4 Quy luật cơ bản của học thuyết Âm dương. VD
− Trình bày triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để
điều trị BN viêm quanh khớp vai đơn thuần (kiên thống)
1. Trình bày 4 QL cơ bản của học thuyết âm dương & VD: T.23
1.1. Âm dương đối lập:
− Là sự mâu thuẫn trái ngược, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương mà thống nhất tồn tại
trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên. VD: ngày và đêm, nước và lửa, trên và dưới, quá trình
đồng hoá và dị hoá, hưng phấn và ức chế, thiện và ác.
− Tuy mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt âm dương, nhưng trong dương có âm và trong âm có
dương. VD: sự phân chia thời gian trong 1 ngày (24h): ban ngày là thuộc dương nhưng từ 6 am
12 am là phần dương trong dương, từ 12 am 6 pm là phần âm trong dương. Ban đêm
thuộc âm nhưng từ 6 pm 12 pm là phần âm trong âm, từ 0 am 6 am là dương trong âm.
1.2. Âm dương hỗ căn:
− Hỗ căn là nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa
vào nhau mới tồn tại được. Cả 2 mặt đều trong quá trình phát triển của sự vật, không thể đơn
độc phát sinh, phát triển được. VD:
+ Có quá trình đồng hoá mới có qúa trình dị hoá
+ Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.
1.3. Âm dương tiêu trưởng:
− Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hoá lẫn
nhau giữa 2 mặt âm dương.
VD: Khí hậu 4 mùa trong năm luôn luân chuyển: từ lạnh sang nóng là “âm tiêu dương trưởng”,
từ nóng sang lạnh là “dương tiêu âm trưởng”, do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, nóng.
− Vận động của 2 mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới một mức độ nào đó sẽ chuyển hoá
sang nhau gọi là âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
VD: bệnh phần dương (sốt cao) ảnh hưởng tới phần âm (gây mất nước) hay bệnh phần âm (mất
nước, mất điện giải trong ỉa chảy nhiễm độc) dẫn đến suy tuần hoàn cấp (thoát dương).
1.4. Âm dương bình hành:
− 2 mặt âm dương tuy đối lập và vận động, chuyển hoá không ngừng nhưng luôn tồn tại và giữ
được thế cân bằng giữa 2 mặt. Bình hành là song song vận hành và giữ cân bằng giữa 2 mặt âm
dương. Sự mất cân bằng giữa 2 mặt âm dương là cơ sở để phát sinh ra bệnh tật.
- 2 -
− VD: Trong cơ thể con người luôn phải duy trì sự cân bằng giữa qtr đồng hóa và dị hoá. Nếu
quát trình đồng hoá mạnh hơn dị hoá nhiều dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và ngược
lại dễ dẫn đến các chứng bệnh khác như chứng tiêu khát (đái tháo đường) trong YHCT.
2. Triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để
điều trị BN viêm quanh khớp vai đơn thuần (kiên thống): T.203
Tương đương với VQKV đơn thuần
2.1. Triệu chứng: Đau là dấu hiệu chính.
− Đau dữ dội, cố định 1 chỗ.
− Trời lạnh, ẩm đau tăng, chườm nóng đỡ đau.
− Đau tăng khi vận động, làm hạn chế một số động tác như chải đầu, gãi lưng.
− Khớp vai không sưng, không nóng, không đỏ, cơ chưa teo.
− Ngủ kém, mất ngủ vì đau.
− Chất lưỡi hồng, rêu trắng, khi đau nhiều mạch có thể huyền khẩn.
2.2. Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thong kinh lạc
2.3. Điều trị cụ thể: -> Pp không dùng thuốc.
∗ Châm cứu: châm tả các huyệt:
Kiên tỉnh (kinh đởm) Huyệt trên cơ thang giữa đường nối từ C7 – D1 (Đại chùy) đến
mỏm cùng vai đòn (Kiên ngung)
Kiên ngung (kinh đại
trường)
Chỗ lõm trước mỏm cùng vai (giữa nơi bắt đầu của bó đòn và bó
cùng vai cơ delta)
Kiên trinh
Thiên tông (kinh tiểu
trường)
Chỗ lõm dưới giữa xương bả vai xuống
Trung phủ (kinh phế) Từ mạch nhâm đo ra 6 thốn ở liên sườn II, bờ trên xương sườn III.
Tý nhu Từ Kiên ngung đo xuống 3 thốn.
Cự cốt
Vân môn
A thị
− Có thể hào châm, ôn châm, điện châm, nhĩ châm, trường châm Nhưng điện châm có khả
năng giảm đau tốt nhất.
∗ Xoa bóp bấm huyệt:
− Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt (các huyệt châm cứu)
− Động tác cần làm nhẹ nhàng, không gây đau tăng cho BN.
∗ Thuỷ châm:
− Thuốc: Vit B1, B6 & B12, thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid
− Huyệt: Thiên tong, kiên trinh, Tý nhu, Đại truỳ
Với thể này châm cứu là chính, xoa bóp là phụ, nếu xoa bóp phải làm nhẹ nhàng, điện
châm rất tốt.
Câu 3:
− Trình bày chức năng sinh lý của tạng Can, tạng Thận
− Nêu triệu chứng, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều
trị BN đau vai gáy cấp do sai tư thế, do mang vác nặng
1. Trình bày Chức năng sinh lý của tạng Can, tạng Thận
1.1. Chức năng sinh lý của tạng Can: theo vở
a) Tàng huyết
− Tàng trữ, điều tiết lượng máu đến cơ quan phủ tạng theo nhu cầu hoạt động, phụ trách các hoạt
động kinh nguyệt và nuôi dưỡng cân cơ, TK.
− Khi có bệnh, Can không tang được huyết – Can huyết hư sinh ra các chứng: hoa mắt, chóng
mặt, chân tay co quắp, run chân tay, kinh nguyệt ít, bế kinh…
b) Chủ về sơ tiết:
− Là sự thư thái, đều đặn, thông xướng.
- 3 -
− Giúp sự vận hành khí các tạng phủ được dễ dàng thông suốt, thăng giáng được điều hoà.
− Tình chí và tiêu hoá bị ảnh hưởng sẽ liên quan hoạt động tinh thần.
+ Can khí uất thường do tình chí làm mất khả năng sơ tiết, biểu hiện: lo lắng, u uất, cáu gắt,
giận dữ, kinh nguyệt không đều, thống kinh…
+ Can khí thịnh: gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai mặt đỏ…
c) Chủ cân và vinh nhuận ra móng tay, móng chân:
− Cân tức là cân mạch (khớp, cân cơ, gân cơ)
− Can mạch tức phụ trách việc vận động của cơ thể, được nuôi dưỡng bởi huyết của can, nuôi
dưỡng tốt thì hoạt động sẽ hoạt bát, nhanh nhẹn Can huyết hư: run tay chân, tê tay chân,
tay chân co quắp, teo cơ, cứng khớp…
− Móng tay, móng chân được coi là phần thừa ra của cân mạch:
+ Can huyết đầy đủ: có móng tay móng chân cứng, hồng.
+ Can huyết hư: nhược màu, thay đổi hình dạng, dễ gãy.
d) Khai khiếu ra mắt:
− Nuôi dưỡng mắt nhờ kinh can có nhánh đi lên mắt.
− Can huyết hư: giảm thị lực, quáng gà
− Can khí thực do phong nội động: miệng méo, mắt nhắm không kín
e) Can mộc sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ, biểu lý với đởm, mật.
1.2. Chức năng sinh lý của tạng Thận: theo vở + sách
a) Chủ về tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể:
− Tàng tinh: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên được tang trữ ở thận gọi là thận tinh (thận âm). Tinh
biến thành khí nên có thận khí (thận dương)
+ Thận hư không có hiện tượng hàn hoặc nhiệt gọi là thận tinh hư hay thận khí hư biểu hiện:
• Trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng
• Người lớn: hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương
+ Nếu thận hư có hiện tượng hư nhiệt (nội nhiệt) là thận âm hư có biểu hiện: họng khô, răng
đau, tai ù, nhức xương …
+ Nếu thận hư có hiện tượng hư hàn (ngoại hàn) là thận dương hư gây các chứng: đau lưng,
lạnh cột sống, chân tay lạnh, liệt dương, tiểu nhiều, ỉa chảy…
− Chủ sinh trưởng và phát dục: Sự phát triển trưởng thành và sinh con cái do thận tinh và thận
khí quyết định
+ Đối với nữ:
• Thiên quý thịnh: 21 – 28 tuổi
• Thiên quý giảm sút: 35 tuổi
• Thiên quý cạn: 49 tuổi
+ Đối với nam:
• Thiên quý đến khi tinh khí tràn đầy: 16 tuổi
• Thiên quý thịnh: 34 tuổi
• Thiên quý cạn: 64 tuổi.
b) Chủ cốt tuỷ, thông với não, vinh nhuận ra tóc:
− Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ vào trong xương nuôi dưỡng xương nên gọi là thận chủ
cốt, sinh tuỷ.
− Tuỷ lên não, thận lại sinh tuỷ nên thận thông với não.
− Tinh do huyết sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm dư thừa của huyết được huyết nuôi
dưỡng, nên thận biểu hiện ra tóc.
c) Chủ thuỷ (chủ về khí hoá nước):
− Là đem nước do đồ ăn uống do tỳ vận hoá và hấp thu đưa tới tưới cho các tổ chức cơ thể và bài
tiết ra ngoài thận hư không khí hoá được nước dẫn đến ứ nước, sinh phù thũng…
d) Chủ về nạp khí:
− Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận
− Thận hư không nạp được phế khí thì phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, suyễn, khó thở…
- 4 -
e) Khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm:
− Tai nghe do thận tinh nuỗi dưỡng nên thận hư gây ù tai, tai điếc.
− Tiền âm: nơi bài tiết nước tiểu, thuộc bộ phận sinh dục nam hay nữ; thận lại chủ về khí hoá bài
tiết nước và sinh dục nên gọi là thận chủ tiền âm.
− Hậu âm: nơi đại tiện ra phân do tỳ đảm nhiệm, nhưng phải nhờ sự khí hoá của thận nên gọi là
thận chủ về hậu âm.
f) Thận thủy sinh can mộc, khắc tâm hoả, biểu lý với phủ BQ.
2. Triệu chứng, tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều
trị BN đau vai gáy cấp do sai tư thế, do mang vác nặng: T. 186
2.1. Triệu chứng:
− Thường xảy ra sau khi mang vác nặng hoặc sau khi nằm nghiêng, gối quá cao
− Đau cứng vai gáy, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang đau, co cứng cơ
− Chất lưới có điểm ứ huyết, mạch phù khẩn
2.2. Chẩn đoán bát cương: Thực chứng
2.3. Pháp điều trị: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc
2.4. Điều trị cụ thể:
− Châm cứu - chẩm tả các huyệt như thể do lạnh (6 huyệt): Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ,
Thiên tông, Dương lăng tuyền, Dương trì cùng bên
− Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng các thủ thuật: Xát, lăn, day, bóp, bấm, vận động bên vai gáy bị đau.
− Châm vùng vai gáy ở loa tai
− Thủy châm: Dùng vit B1, B6, B12 tiêm vào huyệt ở vai bị đau, mỗi huyệt 0,5 – 1 ml
∗ Lưu ý: Khuyên BN nên vận động từ từ.
Câu 4:
− Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Phong, hàn, thấp của YHCT.
− Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị bệnh nhân bị liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh.
1. Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Phong, hàn, thấp của YHCT (T.4244)
1.1. Phong:
− Có 2 loại:
+ Ngoại phong là gió chủ khí về mùa xuân, nhưng mùa nào cũng gây bệnh.
+ Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can huyết hư sinh phong ) gây
co giật, hoa mắt, chóng mặt
− Đặc tính của phong:
(1) Thường xuất hiện theo mùa
(2) Xuất hiện đột ngột, mất đi không để lại dấu vết
(3) Hay di chuyển, hay gây co giật, rung giật “phong động”
(4) Gây ngứa, sốt, sợ gió, mạch phù
(5) Phong là dương tà hay đi lên trên và ra ngoài nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể (đầu,
mặt) và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết, gây ra mồ hôi…
(6) Gây ra các bệnh diễn biến mau lẹ, chuyển biến nhanh
(7) Thường phối hợp với các thứ khí khác thành các nguyên nhân gây bệnh phức tạp hơn:
phong nhiệt, phong hàn, phong thấp…
− Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong:
+ Phong hàn:
• Cảm mạo do lạnh gây ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù khẩn
• Đau dây TK ngoại biên
• Đau các khớp do lạnh
• Ban chẩn di ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
+ Phong nhiệt:
• Cảm mạo phong nhiệt, gđ đầu của các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, sợ
nóng, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
- 5 -
• Viêm màng tiếp hợp cấp theo mùa do virus.
• Viêm khớp cấp.
• Viêm đau các dây TK do phong nhiệt.
+ Phong thấp: thường gây các triệu chứng đau mình, cử động nặng nề gặp trong
• Đau khớp và đau các dây TK ngoại biên, thoái khớp
• Phù dị ứng, eczema…
- Lưu ý: Cần phân biệt với các chứng nội phong (bên trong) như: Sốt cao co giật (nhiệt cực sinh
phong); Liệt nửa người do THA (huyết hư sinh phong); Hoa mắt, chóng mặt… (do can âm hư
làm can dương vượng sinh phong)
1.2. Hàn:
− Có 2 loại:
+ Ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông.
+ Nội hàn do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.
− Đặc tính của hàn:
(1) Hay làm tắc lại (ngưng trệ) không ra mồ hôi.
(2) Là âm tà hay làm tổn thương dương khí.
(3) Ít di chuyển, gây đau tại chỗ, đau buốt, đau chói, lạnh đau tăng.
(4) Chườm nóng thì đỡ đau.
(5) Khi gây bệnh:
• Tác động vào kinh lạc gây ra đau khớp, đau dây TK do lạnh.
• Tác động vào tạng phủ (trúng hàn): vào phế gây ho hen; vào vị, tỳ gây nôn mửa, đau dạ
dày, co thắt ruột, ỉa chảy…
− Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn:
• Phong hàn: (…)
• Hàn thấp: gây ỉa chảy, nôn mửa, đau và đầy bụng do lạnh
− Cần phân biệt với chứng bệnh gây ra do nội hàn thường do dương hư gây nên: Thận dương hư
gây tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần… Tỳ vị hư hàn: gây ăn kém, đầy bụng, đau bụng,
ỉa chảy, sợ lạnh, tay chân lạnh…
1.3. Thấp:
− Có 2 loại:
+ Ngoại thấp là độ ẩm thấp chủ khí về cuối hạ.
+ Nội thấp sinh ra do tỳ hư không vận hoá được tân dịch, gây đình trệ thành thấp.
− Đặc tính của thấp:
(1) Thấp gây ra mình mẩy nặng nề, đau mỏi, cử động khó khăn
(2) Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục
trong bệnh chàm …
(3) Hay gây dính nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp)…
(4) Làm tổn thương dương khí của tỳ vị dẫn đến công năng vận hoá thuỷ thấp suy giảm làm
cho thuỷ thấp đình lại gây phù; làm ảnh hưởng đến vận hoá đồ ăn gây các chứng bệnh về
tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.
(5) Khi gây bệnh thường phối hợp với các khí khác như phong thấp, thấp nhiệt, thử thấp…
− Các chứng bệnh hay xuất hiện do thấp:
+ Phong thấp: …
+ Hàn thấp: …
+ Thử thấp: gây ỉa chảy về mùa hè do tắm lạnh, ăn đồ sống lạnh, nếu bị thấp nhiệt kết hợp
gây ỉa chảy nhiễm trùng.
+ Thấp chẩm: bệnh chàm, ngứa, chảy nước…
+ Thấp nhiệt: gây các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hoá (lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản nhiễm
khuẩn…), tiết niệu (viêm thận bể thận, viêm BQ), sinh dục (viêm loét CTC, viêm âm đạo,
viêm tinh hoàn…)
- 6 -
− Cần phân biệt với các chứng bệnh gây ra do nội thấp do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp
sinh ra, thường gặp các biểu hiện: bụng đầy trướng, ăn kém, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy,
tay chân mệt mỏi nặng nề, phù chân, phụ nữ ra khí hư (đới hạ).
2. Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị liệt dây VII ngoại biên do lạnh: T. 168
− Cứu hoặc ôn châm các huyệt:
Tại
chỗ
1 Tình minh (kinh bàng quang) Chỗ lõm phía trong khoé mắt trong 2 mm
2 Toản trúc (kinh BQ) Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
3 Dương bạch (kinh đởm) Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn
4 Ngư yêu Điểm giữa cung lông mày.
5 Ty trúc không (kinh tam tiêu) Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày
6 Đồng tử liêu (kinh đởm) Chỗ lõm cách khoé mắt ngoài 5/10 thốn
7 Thừa khấp (kinh vị) Dưới mi mắt dưới 7/10 thốn tương ứng hõm dưới ổ mắt
8 Nghinh hương (kinh đại
trường)
Từ chân cánh mũi, đo ra ngoài 1/10 thốn, ở điểm rãnh
mũi – má.
9 Nhân trung (mạch đốc) 1/3 trên rảnh nhân trung
1
0
Giáp xa (kinh vị) Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ Địa thương đo ra sau
2 thốn về phía góc hàm
1
1
Thừa tương (mạch nhâm) Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm
12 Ế phong (kinh tam tiêu) Chỗ lõm giữa xương góc hàm dưới & xương chũm, ấn
dái tai xuống tới đâu là huyệt ở đó
Toà
n
thân
1 Phong trì (kinh đờm) Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở
lõm ngoài co thang sau cơ ức đòn chũm
2 Phong môn (kinh BQ) D2 –D3 đo ra 1,5 thốn
3 Hợp cốc bên đối diện (kinh
đại trường)
Dùng lằn ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt
ngón 1 -2 tay bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng
ngón tay cái, gần sát xương bàn ngón ngón tay trỏ bên
kia là huyệt
Câu 5:
− Trình bày cương lĩnh: Biểu lý, hư thực trong chẩn đoán bát cương của YHCT
− Nêu triệu chứng, kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN đau dây TK hông to do lạnh
1. Cương lĩnh Biểu lý, hư thực trong chẩn đoán bát cương – SGK T. 54 & 57
1.1. Biểu – Lý:
∗ Biểu: bệnh bên ngoài
− Bệnh thuộc kinh lạc, gân xương: Thấp khớp, đau dây TK ngoại biên
− Bệnh nhiễm khuẩn giai đoạn đầu, viêm long, chưa có rối loạn như mất nước, nhiễm độc TK,
rối loạn tinh thần.
− Thường phối hợp cương lĩnh khác: biểu nhiệt (sợ nóng, sốt), hư (có mồ hôi), thực (không có
mồ hôi)
∗ Lý: bệnh bên trong cơ thể
− Bệnh thuộc tạng phủ như: viêm loét dạ dày - tá tràng, THA, bệnh tâm thần, cơ quan tạo máu…
− Bệnh truyền nhiễm gđ cuối có RL về chức năng như mất nước, nhiễm độc thần kinh, RL điện
giải, tinh thần…
− Phối hợp với cương lĩnh khác như: biểu lý tương kiêm, lý hàn, lý nhiệt…
− Bán biểu bán lý: lúc sốt, lúc rét, miệng đắng, mắt hoa, buồn nôn, ngực sườn đầy tức điều trị
không thể dùng pháp giải biểu hoặc thanh lý mà dùng pháp hoà để hoà giải biểu, lý.
1.2. Hư - thực:
Hư Thực
Nhìn Gầy yếu, da xanh nhợt, bơ phờ, nằm im,
ít hoạt động
Có thể sốt cao, ho mạnh, thể trạng còn
tốt
- 7 -
Nghe Thở yếu, vận động thở gấp, tiếng nói nhỏ,
phân nước tiểu không có mùi đặc biệt
Thở to, ho có tiếng, ợ hăng, nôn mửa,
phân thối, nước tiểu khai nồng, mê sảng.
Hỏi bệnh Ăn ngủ kém, đại tiện phân nát Sốt cao, khát, đau nhức
Mạch, sờ nắn Mạch nhược, tế vi, không có lực, thiện án Mạch có lực, cự án
− Phản ánh tình trạng của người bệnh (chính khí), nguyên nhân gây bệnh (tà khí).
− Phân biệt hư - thực nhằm đưa ra pháp điều trị theo nguyên tắc: Hư thì bổ, thực thì tả.
− Trên LS hư - thực có thể đơn thuần hoặc lẫn lộn.
2. Triệu chứng, kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN đau dây TK hông to do lạnh
- thể phong hàn: T. 181
− Triệu chứng: đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đau tăng khi trời
lạnh, đi lại khó khăn, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoãn.
− Chẩn đoán bát cương: biểu thực hàn.
− Chẩn đoán nguyên nhân: do phong hàn.
− Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết.
− Châm cứu: châm tả hoặc cứu các huyệt sau.
1 Đại trường du (kinh BQ) L4 –L5 đo ngang ra 1,5 thốn
2 Hoàn khiêu (kinh đởm) Nằm nghiêng co chân trên, duỗi chân dưới, huyệt ở chỗ lõm
sau ngoài mấu chuyển lớn X.đùi trên cơ mông to
3 Thừa phù (kinh BQ) mặt sau đùi, điểm giữa nếp lằn mông
4 Uỷ trung (kinh BQ) Điểm giữa nếp lằn trám kheo
5 Thừa sơn (kinh BQ) Chỗ lõm giữa 2 bắp chân nơi hợp lại của 2 cơ sinh đôi
6 Côn lôn Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá ngoài và gân gót
7 Giải khê Điểm giữa lằn chỉ cổ chân phía mu chân
8 Thái xung (nếu đau tận ngón
chân cái) – kinh can
Chỗ lõm từ kẽ ngón 1 – 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân
9 Hành gian (nếu đau tận ngón
chân cái)
Từ kẽ ngón 1 – 2 đo lên ½ thốn
1
0
Khúc cốt (nếu đau ra ngón chân
út) - mạch nhâm
Giữa bờ trên khớp mu (từ rốn xuống 5 thốn)
1
1
Thông cốc (nếu đau ra ngón
chân út)
Câu 6:
− Trình bày cương lĩnh: hàn nhiệt, âm dương trong chẩn đoán bát cương của YHCT
− Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN liệt nửa người do TBMMN.
1. Cương lĩnh: hàn nhiệt, âm dương trong chẩn đoán bát cương của YHCT. T56 - 57
1.1. Hàn – nhiệt:
Trong chẩn đoán cần phân biệt tình trạng hàn nhiệt để áp dụng hoặc đưa ra pháp điều trị đúng đắn.
− Hàn: Nếu thuộc hàn: đau liên miên, chân tay lạnh, mạch trầm nhược.
− Nhiệt: Ví dụ: viêm loét dạ dày tá tràng do nhiệt: miệng đắng, ợ chua, khát nước, rêu lưỡi vàng,
đại tiện táo, mạch huyền.
Hàn Nhiệt
Nhìn Sắc mặt trắng
Rêu lưỡi mỏng trắng
Chất lưỡi nhạt
Sắc mặt đỏ
Rêu lưỡi dày, vàng, đen.
Chất lưỡi đỏ
Nghe Ít nói Hay nói, miệng hôi.
Hỏi bệnh Không khát, thích ấm.
Tiểu tiện trong dài.
Phân lỏng
Khát, thích mát.
Tiểu tiện đỏ, đái dắt.
Phân táo
- 8 -
Mạch, sờ nắn Mạch trầm, nhược, chân tay lạnh Mạch phù, sác, chân tay nóng.
− Hiện tượng chân giả: Bản chất bệnh không phù hợp với biểu hiện bên ngoài. Ví dụ:
+ Sốt cao nhiễm trùng (chân nhiệt), nhưng do sốt cao gây trụy mạch ngoại biên, chân tay giá
lạnh (giả hàn). Điều trị: dùng thuốc mát để chữa vào bản chất bệnh.
+ Tiêu chảy (chân hàn) nhưng khi mất nước, rối l oạn điện giải, nhiễm độc thần kinh, người
bệnh có biểu hiện sốt (giả nhiệt). Điều trị dùng thuốc nóng, ấm để chữa.
1.2. Âm – dương:
− Là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế chung nhất của bệnh tật.
− Khi các triệu chứng hư, thực lẫn lộn, biểu lý tương kiêm, hàn nhiệt thác tạp, cần cân nhắc các
triệu chứng quy nạp về âm dương để xác định bệnh thiên về hàn hay nhiệt, hư hay thực Nhìn
chung, âm chứng phần lớn biểu hiện hư - hàn, dương chứng có biểu hiện thực – nhiệt.
∗ Âm chứng, dương chứng:
Âm chứng Dương chứng
− Người lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, thở yếu.
− Thích ấm, không khát.
− Tiểu tiện trong, đại tiện lỏng.
− Mạch trầm nhược.
− Người ấm, chân tay nóng, hay nói, thở mạnh
− Thích mát, hay khát.
− Tiểu tiện vàng, đại tiện táo.
− Mạch phù sác.
∗ Hội chứng âm hư, dương hư: Âm hư sinh nội nhiệt, dương hư sinh ngoại hàn.
Âm hư Dương hư
− Sốt hâm hấp, lòng bàn tay, bàn chân
nóng.
− Miệng khô, họng ráo.
− Nhức trong xương, ho khan, hai gò má
đỏ, mồ hôi trộm, khó ngủ.
− Lưỡi đỏ.
− Mạch tế (nhỏ), sác
− Sợ lạnh, chân tay lạnh.
− Ăn không tiêu, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện phân
lỏng.
− Di tinh, liệt dương.
− Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.
− Mạch không có lực.
2. Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN liệt nửa người do TBMMN: T.215
2.1. Thể can thận âm hư:
Thường gặp ở BN THA, xơ vữa mạch, người trẻ tuổi.
− Triệu chứng: liệt nửa người, liệt mặt dưới cùng bên, tây chân bên liệt tê dại, hay hoa mắt
chóng mặt, mạch huyền, tế sác.
− Chẩn đoán bát cương: lý hư nhiệt.
− Chẩn đoán nguyên nhân: can thận âm hư, hỏa vượng.
− Pháp điều trị: bổ cân thận âm, hành khí hoạt huyết.
− Châm cứu:
+ Châm bổ các huyệt:
Kiên ngung (kinh
đại trường)
Chỗ lõm dưới trước mỏm cùng vai (giữa nơi bắt đầu của bó đòn và bó
cùng vai của cơ delta).
Tý nhu Từ Kiên ngung đo xuống 3 thốn
Khúc trì (kinh đại
trường)
Gấp cánh tay và cẳng tay 1 góc 90
o
, huyệt ở tận cùng phía ngoài nếp gấp
khuỷu tay.
Thủ tam lý Từ Khúc trì đo xuống 2 thốn.
Nội quan (kinh tâm
bào lạc)
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay
bé.
Dương trì (kinh
tam tiêu)
Trên nếp lằn cổ tay chỗ lõm bên ngoài gân cơ duỗi chung.
Ngoại quan (kinh
tam tiêu)
ở mặt sau cẳng tay, từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với huyệt nội quan
bên trong
Hợp cốc (kinh đại Dùng lằn chỉ ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt ngón 1 – 2 tay
- 9 -
trường) bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng ngón tay cái, gần sát xương bàn
ngón trỏ tay bên kia là huyệt.
Bát tà (ngoài kinh) Chỗ tận cùng các nếp gấp của 2 ngón tay phía mu tay. Mỗi bàn tay 4
huyệt, 2 bên là 8 huyệt.
Hoàn khiêu (kinh
đởm)
Nằm nghiêng co chân trên, duỗi chân dưới, huyệt ở chỗ lõm sau ngoài
mấu chuyển lớn xương đùi trên cơ mông to
Dương lăng tuyền
(kinh đởm)
Chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và xương mác phía trên
ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn.
Huyền trung
Tam âm giao (kinh
tỳ)
Từ lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ trong xương chày đo ra sau
1 khoát ngón tay.
Giải khê Điểm giữa lằn chỉ cổ chân phía mu chân
Thái xung (kinh
can)
Chỗ lõm từ kẽ ngón 1- 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân.
Côn lôn Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá ngoài và gân gót
Thái khê (kinh
thận)
Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá trong xương chày và bờ trong gân
gót
Giáp tích C7 – D1
và L4 – 5.
+ Nói ngọng châm:
Liêm tuyền Điểm giữa dưới cằm
Thượng liêm tuyền
Giản sử Từ nội quan đo lên 1 thốn
Thống lý Từ thần môn đo lên 1,5 thốn.
+ Miệng méo châm: địa thương, giáp xa, thừa tương bên liệt.
Địa thương (kinh vị) Ngoài khé miệng 4/10 thốn
Giáp xa (kinh vị) Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 2 thốn về phía
góc hàm
Thừa tương (mạch
nhâm)
Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm.
+ Thủy châm: vitamin B1, B6, B12 vào một số huyệt.
2.2. Do phong đàm:
Thường gặp ở BN THA, béo bệu, cholesterol máu cao.
− Triệu chứng: liệt nửa người kèm theo liệt mặt dưới cùng bên, tay chân tê dại, nặng nề, lưỡi cử
động khó, có nói ngọng hoặc không, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt; mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt.
− Chẩn đoán bát cương: lý hư nhiệt.
− Chẩn đoán nguyên nhân: tỳ hư, đàm trệ.
− Pháp điều trị: trừ phong hóa đàm, hành khí hoạt huyết.
− Châm cứu:
+ Chọn các huyệt liệt nửa người, nói ngọng, miệng méo như thể can thận âm hư.
+ Châm thêm huyệt Túc tam lý, Phong long 2 bên để trừ đàm.
• Túc tam lý: từ độc ty đo xuống 3 thốn, ngoài mào chày 1 khoát ngón tay trỏ.
• Phong long:
2.3. Khí trệ huyết ứ:
Thường gặp ở BN nhũn não (do tắc mạch, lấp mạch)
− Triệu chứng: liệt nửa người, liệt mặt cùng bên, có nói ngọng hoặc không, trước khi xảy ra hôn
mê thường có dấu hiệu báo động như rối loạn cảm giác, nói khó, triệu chứng khởi đầu từ từ,
giai đoạn toàn phát hôn mê vừa và nhẹ.
− Chẩn đoán bát cương: lý hư.
− Chẩn đoán nguyên nhân: khí hư, huyết trệ.
- 10 -
− Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết.
− Châm cứu:
+ Chọn các huyệt liệt nửa người, nói ngọng, miệng méo như thể can thận âm hư.
+ Châm thêm: huyết hải, thái uyên hai bên để hoạt huyết tiêu ứ.
• Huyết hải: Gấp đầu gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn
• Thái uyên: Trên lằn chỉ cổ tay, ở sát bờ ngoài gân cơ gan tay lớn.
Câu 7:
− Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT.
− Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị đau đầu mất ngủ trong tâm căn suy nhược
thể Can thận âm hư.
1. Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Hãn, Hạ, Thổ trong bát pháp của của YHCT. T.59, 60
1.1. Hãn pháp:
∗ Dùng các thuốc có tính vị cay nóng gây ra mồ hôi giúp cơ thể đưa tà khí ra ngoài theo mồ hôi.
∗ Chỉ định: các trường hợp bệnh còn ở phần biểu.
∗ CCĐ: bệnh đã vào lý hay bệnh thuộc bán biểu, bán lý.
∗ Ứng dụng:
− Phù thận do viêm cầu thận cấp:
Phù thận cấp thời kỳ đầu dùng các vị: Thạch cao, Ma hoàng, Cam thảo, Sinh khương
− Cảm mạo không có mồ hôi:
+ Cảm mạo phong hàn. Thường dùng các vị thuốc: Gừng, Quế chi, Ma hoàng, Kinh giới
+ Cảm mạo phong nhiệt. Thường dùng các vị thuốc: Bạc hà, Cúc hoa, Lá dâu, Bèo cái,
− Các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu viêm long khởi phát.
∗ Khi dùng hãn pháp cần chú ý:
− Không dùng trong các trường hợp: ỉa chảy, mất nước, mất máu (ho, nôn ra máu, rong kinh), cơ
thể suy nhược
− Không nên cho ra quá nhiều mồ hôi đề phòng mất nước, nhất là trong mùa hè làm mất thêm
quá nhiều mồ hôi.
1.2. Hạ pháp:
∗ Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng tẩy hoặc nhuận tràng gây tiểu chảy để chống ứ
đọng cặn bã, tích tụ, táo kết trong đường ruột.
∗ Có 2 phép hạ:
− Ôn hạ: dùng các vị thuốc có tính nóng như Lưu hoàng, Ba đậu Dùng cho người thể tạng hàn
bị táo kết.
− Hàn hạ: dùng các vị thuốc có tính mát như: Đại hoàng, Mang tiêu, Lô hội, Phan tả diệp Dùng
cho người bị sốt gây táo kết.
∗ Chỉ định: sốt có táo bón, một số phù thận cấp, một số chứng đàm trệ, huyết ứ.
∗ CCĐ:
− Bệnh còn ở biểu hoặc bán biểu, bán lý.
− Bệnh không đủ các triệu chứng táo kết, căng đầy, thực chứng.
− Phụ nữ hành kinh, mới đẻ, người già yếu.
∗ Chú ý: khi cần thiết có thể dùng thuốc tả hạ trển cơ thể hư chứng nhưng phải dùng liều thấp
hoặc phối hợp với pháp bổ.
∗ Ứng dụng: sốt cao, có táo kêt, khát nước, cần hạ gấp để hạ sốt và không làm hao tân dịch.
1.3. Thổ pháp: là phương pháp gây nôn nhằm loại bổ chất độc.
− CĐ: chất độc còn nằm ở dạ dày.
− CCĐ: người bệnh quá yếu, phụ nữ có thai, BN nôn ra máu, suy tim.
− Ứng dụng: Các vị thuốc thường dùng: Qua đế (núm dưa), Phèn chua, Muối ăn, Phèn xanh
(CuSO
4
), Sâm tu cho uống.
- 11 -
2. Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị đau đầu mất ngủ trong tâm căn suy
nhược thể Can thận âm hư. T.192
− Triệu chứng:
+ Nhức đầu âm ỉ, đầu choáng, tai ù, hoa mắt, hay quên, eo lưng đau mỏi.
+ Ngủ ít, không ngon giấc, hay mê, dễ tỉnh, nam giới di tinh.
+ Nước tiểu vàng, đại tiện thỉnh thoảng táo.
+ Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế hơi sác.
+ Nếu thiên về âm hư hỏa vượng, người bệnh thỉnh thoảng có cơn bốc hỏa, mặt mắt đỏ. Tâm
phiền không ngủ, dễ cáu gắt. Miệng khô, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, mạch huyền tế sác.
− Chẩn đoán bát cương: lý hư nhiệt.
− Chẩn đoán nguyên nhân: can thận âm hư.
− Pháp điều trị:
+ Thiên về can thận âm hư: tư bổ can thận, an thần, cố tinh.
+ Thiên về âm hư hỏa vượng: tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.
− Châm cứu: châm bổ các huyệt:
+ Toàn thân:
Thận du (kinh
bàng quang)
L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn.
Chi thất
Thái khê (kinh
thận)
Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá trong xương chày và bờ trong gân
gót
Tam âm giao (kinh
tỳ)
Từ lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ trong xương chày đo ra sau
1 khoát ngón tay.
Can du (kinh bàng
quang)
D9 – D10 đo ngang ra 1,5 thốn.
Thái xung (kinh
can)
Chỗ lõm từ kẽ ngón 1- 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân.
Nội quan (kinh tâm
bào lạc)
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân cơ gan tay lớn và gan
tay bé.
Thần môn (kinh
tâm)
Trên lằn chỉ cổ tay, ở chỗ lõm phía ngoài xương đậu và phía ngoài chỗ
bám cơ trụ trước
+ Tại chỗ:
• Đau đầu: Bách hội, Thái dương, Phong trì, A thị (nếu do âm hư hỏa vượng châm tả).
Bách hội
(mạch đốc)
Đỉnh đầu, nơi gặp nhau của 2 đường nối 2 đỉnh tai
và đường giữa sống mũi.
Thái dương
(ngoài kinh)
Chỗ lõm cuối lông mày hay đuôi mắt đo ra sau 1
thốn trên cơ thái dương.
Phong trì
(kinh đởm)
Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt
ở lõm ngoài cơ thang, sau cơ ức đòn chũm.
A thị
• Đau lưng: châm Thận du, Đại trường du
Câu 8:
− Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Ôn, Tiêu, Thanh trong bát pháp của YHCT.
− Nêu TCLS thể phong tý, hàn tý, thấp tý trong bệnh viêm khớp dạng thấp của YHCT.
1. Nêu CĐ, CCĐ, ƯD của pháp Ôn, Tiêu, Thanh trong bát pháp của YHCT. T.61, 62
1.1. Ôn pháp:
∗ Là phương pháp dùng các vị thuốc có tính nóng, ấm để chữa các chứng bệnh hàn. Các vị thuốc
có tác dụng bổ dương hoặc làm tăng chuyển hóa như: Gừng khô, Quế, Đại hồi, Tiểu hồi
∗ Chỉ định: các trường hợp chuyển hóa năng lượng suy giảm, hàn chứng.
- 12 -
∗ Chống chỉ định:
− Các trường hợp xuất huyết do: ho, nôn, đại tiểu tiện.
− Ỉa chảy mất nước, gây rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh thực vật gây nên.
− Chân nhiệt giả hàn.
∗ Ứng dụng:
− Ỉa chảy, đau bụng, chậm tiêu do lạnh. Các vị thuốc thường dùng: Sa nhân, Gừng, Mộc hương,
Cam thảo
− Trụy mạch do ỉa chảy, chân tay lạnh ngắt. Các vị thuốc thường dùng: Quế, Phụ tử, Gừng khô.
1.2. Thanh pháp:
∗ Là phương pháp dùng các vị thuốc có tính vị mát lạnh để hạ sốt, thanh nhiệt. Các vị thuốc
thường dùng: Chi tử, Thạch cao, Kim ngân hoa, Sài đất, Thổ phục linh
∗ Chỉ định: sốt dịch, sốt nhiễm trùng
∗ Chống định:
− Bệnh còn ở phần biểu, mới cảm sốt nhẹ.
− Thể trạng suy yếu, thể tạng hàn: ỉa chảy, ăn kém, hư nhiệt.
∗ Ứng dụng:
− Nếu sốt khát nước, rêu lưỡi vàng dày, lại thêm táo bón thì gia thêm các vị có tính đắng lạnh để
hạ sốt như Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm
− Nếu sốt cao, vật vã, mê sảng, có XHDD, chảy máu cam thì gia thêm các vị có vị mặn để thanh
huyết nhiệt, hạ sốt như Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm
1.3. Tiêu pháp:
∗ Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm tiêu tích trệ của đồ ăn, đàm huyết Các vị
thuốc thường dùng: Hậu phác, Trần bì, Chỉ thực
So với hạ pháp, tiêu pháp làm tiêu nhẹ nhàng, trong khi hạ pháp thường công trục mạnh.
∗ Chỉ đinh: các bệnh mạn tính kèm theo tích trệ đồ ăn, thủy ứ, đàm trệ.
∗ Chống chỉ định:
− Người bệnh tích trệ kèm theo tỳ hư: trướng bụng kèm theo tiêu chảy hoặc phù thũng.
− BN cơ thể suy nhược, nếu xét thấy cần dùng tiêu pháp thì kết hợp bổ pháp (công bổ kiêm thi).
∗ Ứng dụng:
− Thức ăn tích trệ, bụng đầy trướng,căng tức, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn. Các vị thuốc
thường dùng: Sơn tra, Mạch Nha, Thần khúc, Trần bì, Phục linh,
− Điều trị chứng phù thũng, nhất là phù nửa dưới cơ thể, thở gấp, thường dùng các vị thuốc: vỏ
quả cau, vỏ cây dâu, vỏ phục linh, vỏ củ gừng, vỏ quýt để tiêu phù.
2. Nêu TCLS thể phong tý, hàn tý, thấp tý trong bệnh viêm khớp dạng thấp của YHCT.
T.195
Thể phong tý Thể hàn tý Thể thấp tý
Triệu chứng
− Đau di chuyển nhiều
khớp, đau các khớp
nhỏ là chính, không
kèm sưng nóng đỏ.
− Sợ gió, rêu lưỡi
trắng, mạch phù.
− Đau dữ dội ở một khớp,
không kèm sưng nóng
đỏ, trời lạnh đau tăng,
chườm nóng đỡ đau.
− Chân tay lạnh, sợ lạnh,
rêu lưỡi trắng, mạch
huyền khẩn.
− Các khớp nhức mỏi, tê
bì, đau mỏi các cơ,
vận động khó, trời
lạnh ẩm đau tăng.
− Miệng nhạt, rêu lưỡi
dính nhớt, mạch hoãn.
Chẩn đoán
bát cương
Biểu chứng Biểu chứng thiên hàn Biểu chứng
Chẩn đoán
nguyên nhân
Phong, hàn, thấp Hàn, phong, thấp Thấp, phong, hàn
Pháp điều trị
Khu phong, tán hàn, trừ
thấp, hoạt huyết
Tán hàn, khu phong, trừ
thấp, hoạt huyết
Trừ thấp, khu phong, hoạt
huyết.
- 13 -
Câu 9:
− Trình bày thủ thuật bổ, tả trong châm kim
− Kể tên, vị trí các huyệt châm để điều trị BN bị liệt dây TK VII ngoại biên do sang chấn
1. Trình bày thủ thuật bổ, tả trong châm kim. T.69
− Bổ tả là thủ thuật được áp dụng khi châm để nâng cao hiệu quả của châm.
− Cách làm thủ thuật bổ tả:
+ Châm cứu truyền thống có nhiều phương pháp bổ tả (tới 20 phương pháp bổ tả).
+ Cách tiến hành thủ thuật bổ tả thông dụng nhất:
Yêu cầu Bổ Tả
Theo hơi thở
Thở ra châm vào Hít vào châm vào
Hít vào rút kim Thở ra rút kim
Cường độ Đắc khí để nguyên, không
vê kim
Đắc khí vê kim nhiều lần
Thời gian Lưu kim lâu Lưu kim ngắn
Rút kim Rút từ từ Rút nhanh
Bịt lỗ kim Rút kim bịt ngay lỗ châm Rút kim không bịt lỗ châm.
2. Kể tên, vị trí các huyệt châm để điều trị BN bị liệt dây VII ngoại biên do sang chấn T.170
− Châm cứu: châm tả các huyệt
Tại
chỗ
1 Tình minh (kinh bàng quang) Chỗ lõm phía trong khoé mắt trong 2 mm
2 Toản trúc (kinh BQ) Chỗ lõm đầu trong cung lông mày
3 Dương bạch (kinh đởm) Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn
4 Ngư yêu Điểm giữa cung lông mày
5 Ty trúc không (kinh tam tiêu) Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày
6 Đồng tử liêu (kinh đởm) Chỗ lõm cách khoé mắt ngoài 5/10 thốn
7 Thừa khấp (kinh vị)
Dưới mi mắt dưới 7/10 thốn tương ứng hõm dưới
ổ mắt
8
Nghinh hương (kinh đại
trường)
Từ chân cánh mũi, đo ra ngoài 1/10 thốn, ở điểm
rãnh mũi - má
9 Nhân trung (mạch đốc) 1/3 trên rảnh nhân trung
10 Giáp xa (kinh vị)
Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ Địa thương đo
ra sau 2 thốn về phía góc hàm
11 Thừa tương (mạch nhâm) Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm
12 Ế phong (kinh tam tiêu)
Chỗ lõm giữa xương góc hàm dưới & xương
chũm, ấn dái tai xuống tới đâu là huyệt ở đó
Toàn
thân
(châm
huyệt
bên
đối
diện)
1 Huyết hải (kinh tỳ)
Gấp đầu gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1
thốn, vào trong 2 thốn
2 Túc tam lý (kinh vị)
Từ độc tỵ đo xuống 3 thốn, ngoài mào chày 1
khoát ngón tay trỏ.
3 Hợp cốc (kinh đại trường)
Dùng lằn chỉ ngón tay cái bên này đặt lên màng
liên đốt ngón 1 – 2 tay bên kia, gấp ngón tay cái
lại tận cùng ngón tay cái, gần sát xương bàn
ngón trỏ tay bên kia là huyệt
Câu 10:
− Nêu TC, cách xử trí, đề phòng tai biến xảy ra khi châm kim.
− Nêu TC, CĐ bát cương, pháp điều trị, các huyệt cần châm để điều trị BN bị cảm mạo phong
nhiệt.
1. Nêu triệu chứng, cách xử trí, đề phòng tai biến xảy ra khi châm kim. T.70
- 14 -
1.1. Vựng châm (say kim):
− Triệu chứng:
+ Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, tức ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, mặt xanh tái.
+ Trường hợp nặng có thể lạnh toát chân tay, mồ hôi đầm đìa, mạch trầm, ngất choáng.
− Nguyên nhân:
+ Do người bệnh quá căng thẳng thần kinh, do sợ hãi.
+ Do đói, quá yếu
+ Do kích thích châm cứu quá ngưỡng chịu đựng của người bệnh.
− Xử lý:
+ Rút ngay các kim đã châm, đặt người bệnh nằm duỗi thẳng tay chân, kê đầu hơi thấp.
+ Cho uống nước chè nóng có pha đường hoặc nước nóng có vài lát gừng.
+ Nếu bất tỉnh, day ấn Nhân trung, Nội quan. Thường người bệnh sẽ tỉnh lại sau vài phút.
1.2. Mắc kim:
− Khi châm vào huyệt bỗng nhiên kim bị mắc cứng không vê hoặc rút ra được.
− Nguyên nhân: do co thắt các cơ tại vùng huyệt, do vê kim quá mạnh các sợi cơ quấn vào mũi
kim, người bệnh quá căng thẳng, hoặc tự gồng mình chịu đựng khi châm.
− Xử lý:
+ Nói người bệnh thả lỏng cơ, xoa nhẹ xung quanh huyệt, thường sau đó kim sẽ lỏng ra.
+ Nếu còn mắc kim, để BN nằm bất động vài phút, châm kim gần chỗ mắc để nới lỏng cơ.
+ Nếu không đạt kết quả, cần vê nhẹ đốc kim theo chiều ngược lại cho đến khi kim lỏng ra.
1.3. Cong kim:
− Kim bị cong là do người bệnh thay đổi tư thế trong khi châm, do kích thích mạnh làm cơ vùng
huyệt co thắt đột ngột, hoặc châm kim quá mạnh.
− Xử lý: Để người bệnh trở lại tư thế cũ, rút kim ra lựa theo chiều cong, tránh kéo hoặc vê kim
quá mạnh đề phòng gãy kim.
1.4. Gẫy kim:
− Có thể do thân kim bị nứt, giòn hoặc do thao tác châm mạnh hoặc do người bệnh thay đổi tư
thế ngồi đột ngột, cơ vùng huyệt bị co thắt.
− Xử lý:
+ Bình tĩnh, khuyên người bệnh không cử động làm phần kim gãy sâu vào trong.
+ Nếu đầu gãy lộ ra ngoài có thể dùng panh kẹp rút kim ra.
+ Nếu phần gãy hoàn toàn lún sâu dưới cơ không lấy được, phải phẫu thuật để lấy kim.
1.5. Chảy máu:
− Khi rút kim máu chảy theo, là do châm kim vào mạch máu hoặc kim sượt vào thành mạch.
− Xử lý:
+ Lấy bông lau sạch máu và ấn bông cầm máu.
+ Có khi máu chảy dưới da gây sưng cục hoặc thành đám tím bầm quanh vùng huyệt, lấy
nước nóng dấp vào khăn chườm lên chỗ sưng vài lần sễ hết.
1.6. Hiện tượng nhiễm trùng sau châm:
− Tại chỗ vết châm sưng nóng, tấy đỏ, toàn thân sốt cao, mạch nhanh.
− Nguyên nhân: do không đảm bảo vô khuẩn khi châm.
− Xử trí: Dùng thuốc kháng sinh tại chỗ, vệ sinh da.
− Phòng: Người châm cứu phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô trùng khi châm, phải dùng kim
đã được tiệt khuẩn để châm và mỗi BN nên có một bộ kim riêng.
1.7. Châm vào tạng phủ, màng bụng, màng phổi:
- 15 -
− Do thao tác sai kỹ thuật, động tác châm quá thô bạo trên BN quá gầy, hoặc BN dãy giụa khi
châm cứu.
− Xử trí theo YHHĐ
2. Nêu TC, CĐ bát cương, pháp điều trị, các huyệt cần châm để điều trị BN bị cảm mạo
phong nhiệt. T.165
− Triệu chứng:
+ Phát sốt.
+ Hơi sợ gió, sợ lạnh.
+ Có ra mồ hôi.
+ Đau đầu, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi nặng.
+ Hầu họng sưng đỏ đau, ho ra đờm đặc.
+ Rêu lưỡi vàng mỏng.
+ Mạch phù sác.
− Chẩn đoán bát cương: biểu thực nhiệt.
− Chẩn đoán nguyên nhân: phong nhiệt.
− Pháp điều trị: phát tán phong nhiệt.
− Châm cứu:
+ Châm tả các huyệt: Kiên tỉnh, Phong trì, Phong môn.
+ Nếu nhức đầu thêm: Bách hội, Thái dương.
+ Nếu sốt cao thêm: Đại trùy, Khúc trì, Hợp cốc hoặc thêm Thập tuyên nặn một tý máu.
+ Nếu chảy máu cam thêm: Nội đình, Nghinh hương.
+ Nếu ho nhiều thêm: Trung phủ, Thái uyên, Xích Trạch.
+ Sau khi khỏi, còn mệt mỏi, châm bổ: Túc tam lý, Tam âm giao.
Câu 11:
− Nêu chức năng sinh lý của tạng Tỳ, Phế, Tâm.
− Trình bày TC, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để điều trị
BN đau lưng cấp do sai tư thế.
1. Nêu chức năng sinh lý của tạng Tỳ, Phế, Tâm. T.34
1.1. Tỳ:
− Tỳ chủ vận hóa đồ ăn và thủy thấp:
+ Vận hóa đồ ăn: tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn tạo thành khí
và huyết để đi nuôi cơ thể. Nếu công vận hóa kém gây các chứng: ăn kém, ỉa chảy, mệt
mỏi, gầy sút
+ Vận hóa thủy thấp: tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể nuôi dưỡng sau đó chuyển xuống
thận ra bàng quang rồi bài tiết ra ngoài. Vận hóa thủy kém gây phù thũng, ỉa chảy, cổ
trướng
− Tỳ thống nhiếp huyết: quản lý huyết đi trong mạch. Khi tỳ khí hư không thống nhiếp được
huyết, huyết sẽ ra ngoài gây xuất huyết: rong huyết, đại tiện ra huyết
− Tỳ chủ cơ nhục và tứ chi:
+ Tỳ đem chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cho cơ nhục, tứ chi làm cho cơ nhục
rắn chắc, tứ chi linh hoạt.
+ Nếu tỳ khí yếu dẫn đến cơ nhục nhẽo, tứ chi mệt mỏi gây các chứng sa như: sa dạ dày, sa
sinh dục, sa trực tràng
− Tỳ khai khiếu ra miệng:
+ Tỳ mạnh thì ăn ngon miệng, tỳ hư thì chán ăn miệng nhạt.
+ Tỳ chủ cơ nhục lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi, tỳ mạnh thì
moi hồng hào tười nhuận, tỳ hư thì môi xanh, nhạt màu.
− Tỳ chủ thăng, khi tỳ khí hư làm mất chức năng chủ thăng gây ra các chứng sa.
− Tỳ có mối liên hệ biểu lý với vị, về ngũ hành: tỳ thổ sinh phế kim, khắc thận thủy.
- 16 -
1.2. Phế:
− Phế chủ hô hấp (hít thanh khí, thải trọc khí) và chủ khí (vì góp phần tạo nên tông khí do khí
trời được phế đưa vào hợp với khí trong cơ thể do tỳ vận hóa).
− Phế khí hư gây: khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi, không có sức
− Phế chủ tuyên giáng và túc giáng:
+ Sự tuyên phát của phế thúc đẩy khí huyết tân dịch phân bố khắp toàn thân. Nếu phế khí
không tuyên phát sẽ gây ứ trệ, sinh chứng: tức ngực, ngạt mũi, khó thở
+ Túc giáng là đưa phế khí đi xuống. Nếu phế khí nghịch gây khó thở, suyễn
− Phế chủ bì mao, thông điều thủy đạo:
+ Bì mao là phần ngoài cùng cơ thể (da, lông, tuyến mồ hôi), nơi tiếp xúc với bên ngoài, nơi
mà tà khí xâm nhập vào cơ thể. Nhờ tuyên phát, phế đem chất dinh dưỡng cho bì mao. Vệ
khí cũng được tuyên phát ra bì mao để bảo vệ cơ thể nên khi có bệnh thường có chứng vệ,
và phế phối hợp như ngoại cảm phong hàn. Nếu phế khí không tuyên phát làm da khô sáp,
cơ năng bảo vệ bì mào giảm sút dễ bị cảm mạo
+ Phế có tác dụng thông điều thủy đạo nhờ tác dụng tuyên phát nước được bài tiết ra ngoài
bằng đường mồ hôi và nhờ túc giáng, phế đua nước xuống thận và bài tiết ra ngoài. Neus
phế khí hư không tuyên phát và túc giáng gây ứ nước ở phần trên cơ thể.
− Phế khai khiếu ra mũi: mũi là nơi thở của phế, mũi thở và ngửi thông qua tác dụng hô hấp của
phế khí. Nếu phế khí bị trở ngại do ngoại tà gây ngạt mũi, chảy nước mũi.
− Phế có mối liên hệ biểu lý với đại trường, về ngũ hành: phế kim sinh thận thủy, khắc can mộc.
1.3. Tâm:
Là tạng đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc che chở bảo vệ bên ngoài, nắm giữ các chức năng:
− Phụ trách các hoạt động về thần chí (bao gồm tư duy, sáng tạo, tri giác, tình cảm ). Khi có
bệnh thường hay hồi hộp, sợ hãi, buồn phiền, hay quên, mất ngủ
− Chủ về huyết mạch:
+ Thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân và tuần hoàn không ngừng.
+ Khi có bệnh thường có hiện tượng thiếu máu: da xanh, sắc mặt xanh xao, da khô, tóc khô,
mạch yếu, lưỡi nhạt Khi huyết dịch bị ứ trệ gây ứ huyết, mạch sáp, lưỡi tím có điểm ứ
huyết
− Khai khiếu ra lưỡi để nuôi dưỡng và duy trì sự hoạt động của lưỡi. Khi có bệnh: nếu sốt cao
(tâm nhiệt) chất lưỡi đỏ, nếu thiếu máu (tâm huyết hư) lưỡi nhạt màu.
− Tâm liên hệ biểu lý với phủ tiểu trường, về ngũ hành: tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim.
− Khi tâm có bệnh thường có các hội chứng sau:
+ Tâm dương hư: kinh khủng, hồi hộp, hay quên, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, tay chân lạnh
+ Tâm âm hư: hay mơ mộng, hồi hộp, sợ hãi, lưỡi đỏ, mạch tế sác
+ Tâm huyết hư: thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, lưỡi nhợt
+ Tâm nhiệt: mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khô, họng khát, vật vả, nói lảm nhảm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng
2. Trình bày TC, kể tên các huyệt cần châm, các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt cần làm để
điều trị BN đau lưng cấp do sai tư thế. T.209
− Triệu chứng: sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị
đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, đi lại
được, cơ co cứng.
− Chẩn đoán bát cương: thực chứng.
− Nguyên nhân: khí trệ, huyết ứ.
− Phương pháp điều trị: hoạt huyết, hành khí (thư cân hoạt lạc).
− Châm cứu:
+ Châm kim tại vùng đau (A thị huyệt), châm tả
- 17 -
+ Nếu từ D12 trở lên thì thêm 2 huyệt Kiên tỉnh; Nếu từ thắt lưng trở xuống châm huyệt Uỷ
trung, Dương lăng tuyền cùng bên đau.
+ Thủy châm: tiêm thuốc vào huyệt nơi đau.
− Xoa bóp: sử dụng các thủ thuật theo trình tự (ấn, day, lăn ) trên vùng cơ bị co cứng, nếu từ
thắt lưng trở xuống ấn day thêm huyệt Côn lôn cùng bên.
− Chú ý: không nên vận động nhanh mạnh như đau lưng do lạnh nên vận động nhẹ nhành theo
sự tiến triển tốt dần của vùng cột sống.
Câu 12:
− Nêu ứng dụng của học thuyết Ngũ hành trong YHCT, VD
− Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị liệt nửa người do TBMMN.
1. Nêu ứng dụng của học thuyết Ngũ hành trong YHCT. Cho VD.
1.1. Quan điểm y học cổ truyền về cấu trúc cơ thể con người:
Cơ thể con người cấu tạo bởi 5 hành, có mối quan hệ tương sinh và tương khắc với nhau:
− Mộc: can, đởm, mắt, cân.
− Hỏa: tâm, tiểu trường, đầu lưỡi, mạch.
− Thổ: tỳ, vị, môi – miệng, cơ.
− Kim: phế, đại trường, mũi, da lông.
− Thủy: thận, bàng quang, tai, xương cốt.
1.2. Trong sinh lý:
− Các cơ quan trong cơ thể đều tương ứng với những hành nhất định, có tương sinh, tương khắc
với nhau để đảm bảo cơ thể phát sinh phát triển được bình thường, đảm bảo thống nhất trong
cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
1.3. Trong bệnh lý:
− Bệnh sinh ra do mất cân bằng âm dương, do rối loạn tương sinh và tương khắc.
− Bệnh có thể do lục dâm làm ảnh hưởng tới công năng tạng phủ hoặc truyền bệnh từ biểu vào
lý, từ phủ sang tạng.
− Mỗi tạng phủ khi bị bệnh đều biểu hiện bệnh lý của tạng phủ đó. Ví dụ: bệnh ở can có các triệu
chứng của can như: cáu gắt, tức giận, hoa mắt, đau ngực sườn.
1.4. Trong chẩn đoán bệnh:
− Tìm các tạng phủ bị bệnh:
+ Chính tà: bệnh nguyên nằm tại tạng phủ đó.
+ Hư tà: bệnh nguyên nằm tại tạng trước nó (mẹ truyền cho con).
+ Thực tà: bệnh nguyên nằm tại tạng sau nó (con gây cho mẹ).
+ Vi tà: bệnh nguyên nằm tại tạng khắc nó và khắc nó quá mạnh (tương thừa).
+ Tặc tà: bệnh nguyên nằm tại tạng bị nó khắc và khắc ngược lại nó (tương vũ).
Ví dụ: mất ngủ có thể do tạng tâm (chính tà), hay do can gây ra (hư tà), hay do tỳ gây ra
(thực tà), hay do thận gây ra (vi tà), hay do phế gây ra (tặc tà).
− Dựa vào ngũ sắc, ngũ trí, ngũ khí, ngũ vị, ngũ quan, ngũ thể để chẩn đoán tạng phủ nào bị
bệnh. Ví dụ: bệnh ở can thường khiến người bệnh hay cáu giận, tính ưa mát, ợ chua nhiều, mắt
thường đau, gân cơ thường co rút.
1.5. Trong châm cứu:
− Chọn công thức huyệt theo các huyệt nằm ở đường kinh bị bệnh và liên quan biểu lý với đường
kinh đó.
Ví dụ: mất ngủ thường chọn huyệt kinh tâm và tâm bào là Thần môn và Nội quan. Nếu tìm
được nguyên nhân nằm tại tạng nào, thì thêm huyệt trên đường kinh của tạng phủ đó. Ví dụ:
mất ngủ do tỳ thì châm thêm Túc tam lý.
− Chọn công thưc huyệt theo ngũ du huyệt: dựa hoàn toàn vào ngũ hành.
- 18 -
Loại kinh Ngũ du huyệt
Tỉnh Huỳnh Du – Nguyên Kinh Hợp
Dương Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
Âm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Trong đó các huyệt cùng đường kinh thì quan hệ tương sinh, còn nếu khác đường kinh thì
tương khắc với nhau theo từng cặp.
Ví dụ: huyệt tỉnh của kinh dương thì quan hệ tương sinh với huyệt huỳnh của kinh dương
nhưng lại tương khắc với huyệt tỉnh của kinh âm tương ứng:
+ Huyệt tỉnh: nơi khí đi ra.
+ Huyệt huỳnh: nơi khí chảy xiết.
+ Huyệt du: nơi khí dồn lại.
+ Huyệt kinh: nơi khí đi qua.
+ Huyệt hợp: nơi khí đi vào.
1.6. Trong sử dụng thuốc:
− Dựa vào ngũ vị, ngũ sắc, ngũ khí của thuốc để quy ra tính vị quy kinh, từ đó suy ra tác dụng
điều trị. Ví dụ: vị ngọt, màu vàng, tính bình thường vào tỳ để điều trị các bệnh ở tỳ.
− Bào chế thuốc: dùng ngũ vị, ngũ sắc, ngũ khí của các chất để sao tẩm nhằm đưa các vị thuốc
vào tạng phủ bị bệnh.
Ví dụ: muốn đưa thuốc vào tỳ phải tẩm nước vo gạo, hoặc đường mật, hoặc đất có màu vàng
1.7. Trong phòng bệnh:
− Chú ý: ăn uống, lao động, tinh thần làm sao cho không ảnh hưởng tới tạng phủ.
− Rèn luyện thân thể để giữ cho tạng phủ được cân bằng.
− Nên phòng trước khi bị bệnh, nếu sau khi bị bệnh đã điều trị khỏi thì nên ăn uống sinh hoạt sao
cho phù hợp để không mắc lại bệnh.
2. Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị liệt nửa người do TBMMN. T.215
2.1. Thể can thận âm hư:
− Châm cứu:
+ Châm bổ các huyệt:
Kiên ngung (kinh
đại trường)
Chỗ lõm dưới trước mỏm cùng vai (giữa nơi bắt đầu của bó đòn và bó
cùng vai của cơ delta).
Tý nhu Từ Kiên ngung đo xuống 3 thốn
Khúc trì (kinh đại
trường)
Gấp cánh tay và cẳng tay 1 góc 90
o
, huyệt ở tận cùng phía ngoài nếp gấp
khuỷu tay.
Thủ tam lý Từ Khúc trì đo xuống 2 thốn.
Nội quan (kinh tâm
bào lạc)
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay
bé.
Dương trì (kinh
tam tiêu)
Trên nếp lằn cổ tay chỗ lõm bên ngoài gân cơ duỗi chung.
Ngoại quan (kinh
tam tiêu)
ở mặt sau cẳng tay, từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với huyệt nội quan
bên trong
Hợp cốc (kinh đại
trường)
Dùng lằn chỉ ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt ngón 1 – 2 tay
bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng ngón tay cái, gần sát xương bàn
ngón trỏ tay bên kia là huyệt.
Bát tà (ngoài kinh) Chỗ tận cùng các nếp gấp của 2 ngón tay phía mu tay. Mỗi bàn tay 4
huyệt, 2 bên là 8 huyệt.
Hoàn khiêu (kinh
đởm)
Nằm nghiêng co chân trên, duỗi chân dưới, huyệt ở chỗ lõm sau ngoài
mấu chuyển lớn xương đùi trên cơ mông to
Dương lăng tuyền
(kinh đởm)
Chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và xương mác phía trên
ngoài huyệt túc tam lý 1 thốn.
Huyền trung
- 19 -
Tam âm giao (kinh
tỳ)
Từ lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ trong xương chày đo ra sau
1 khoát ngón tay.
Giải khê Điểm giữa lằn chỉ cổ chân phía mu chân
Thái xung (kinh
can)
Chỗ lõm từ kẽ ngón 1- 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân.
Côn lôn Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá ngoài và gân gót
Thái khê (kinh
thận)
Chỗ lõm giữa mỏm cao nhất mắt cá trong xương chày và bờ trong gân
gót
Giáp tích C7 – D1
và L4 – 5.
+ Nói ngọng: châm
Liêm tuyền Điểm giữa dưới cằm
Thượng liêm tuyền
Giản sử Từ nội quan đo lên 1 thốn
Thống lý Từ thần môn đo lên 1,5 thốn.
+ Miệng méo: châm địa thương, giáp xa, thừa tương bên liệt.
Địa thương (kinh vị) Ngoài khé miệng 4/10 thốn
Giáp xa (kinh vị) Từ góc hàm dưới đo ra 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 2 thốn về phía
góc hàm
Thừa tương (mạch
nhâm)
Chỗ lõm dưới môi dưới trên cằm.
+ Thủy châm: vitamin B1, B6, B12 vào một số huyệt.
2.2. Do phong đàm:
− Châm cứu:
+ Chọn các huyệt liệt nửa người, nói ngọng, miệng méo như thể can thận âm hư.
+ Châm thêm huyệt Túc tam lý, Phong long 2 bên để trừ đàm.
• Túc tam lý: từ độc ty đo xuống 3 thốn, ngoài mào chày 1 khoát ngón tay trỏ.
• Phong long:
2.3. Khí trệ huyết ứ:
− Châm cứu:
+ Chọn các huyệt liệt nửa người, nói ngọng, miệng méo như thể can thận âm hư.
+ Châm thêm: huyết hải, thái uyên hai bên để hoạt huyết tiêu ứ.
• Huyết hải: Gấp đầu gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn
• Thái uyên: Trên lằn chỉ cổ tay, ở sát bờ ngoài gân cơ gan tay lớn.
Câu 13:
− Nêu các dạng thuốc thường dùng của YHCT.
− Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị viêm quanh khớp vai thể hội chứng vai tay.
1. Nêu các dạng thuốc thường dùng của YHCT.
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc (sống, chế biến) hay một chế phẩm thuốc được chế từ một
hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật; có tác dụng điều trị hoặc có lợi
cho sức khỏe con người, đã được sử dụng lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Dạng
thuốc
Định nghĩa Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Thuốc
thang
Là dạng thuốc được cấu tạo từ
các vị thuốc đã được chế biến và
phối ngũ theo phương pháp y học
cổ truyền và được bào chế bằng
cách sắc với nước sạnh ở nhiệt độ
Thông dụng, phù
hợp với nhiều thể
bệnh, lứa tuổi.
Dễ gia giảm cho
từng BN và theo
Mất nhiều thời
gian, tốn nhiên
liệu, khó mang
đi xa
Bệnh cấp,
mạn tính.
Uống, bôi
ngoài, ngâm
rửa
- 20 -
100
o
C hoặc thấp hơn diễn biến của bệnh.
Dễ hấp thu
Thuốc
tán
Là dạng thuốc bột khô tơi, được
điều chế từ một hay nhiều dược
liệu (đã được chế biến cổ truyền)
bằng cách tán mịn, rây qua cỡ rây
thích hợp và đã được trộn đều
Tiện sử dụng, dễ
phân liều
Không gia giảm
được.
Khó hòa tan,
khó hấp thu
Uống, dùng
ngoài.
Dùng cho
bệnh mạn
tính
Thuốc
hoàn
Là dạng thuốc rắn, hình cầu được
bào chế từ bột thuốc, dịch chiết
thuốc và tá dược dính theo khối
lượng quy định, dùng để uống
Dễ sử dụng.
Phân liều chính xác.
Dễ bảo quản.
Che dấu được những
vị khó chịu
Viên hoàn
cứng, khó hòa
tan, hấp thu
kém, không gia
giảm được
Bệnh mạn
tính.
Những bài
thuốc dễ kích
ứng với niêm
mạc dạ dày
Cao
thuốc
Là những chế phẩm được bào chế
bằng cách cô đến thể chất nhất
định dịch chiết thu được từ dược
liệu với dung môi thích hợp bằng
những phương pháp chiết xuất
thích hợp.
Có 4 loại: cao lỏng, cao mềm, cao
đặc, cao khô.
Hấp thu tốt.
Tiện sử dụng, dễ
chia liều.
Bảo quản được lâu
Không gia giảm
được.
Không che giấu
được mùi vị
Bệnh mạn
tính
Rượu
thuốc
Là những chế phẩm lỏng bào chế
bằng phương pháp chiết xuất
dược liệu với rượu.
Chiết xuất được
nhiều hoạt chất.
Bảo quản tốt.
Rượu là môi dẫn
thuốc tốt. Thường
dùng rượu 20 – 25
o
Đối tượng sử
dụng hạn chế:
phụ nữ, TE, BN
viêm loét dạ
dày – tá tràng
không dùng
Uống, dùng
ngoài
Chè
thuốc
Là dạng thuốc rắn bao gồm một
hay nhiều loại dược liệu đã được
chế biến cổ truyền, phân chia đến
mức độ nhất định, đóng gói nhỏ
và sử dụng dưới dạng nước hãm.
Trà nhúng: dễ làm,
tiện sử dụng.
Trà tan: khả năng
hấp thu tốt
Trà nhúng: khả
năng hòa tan
hoạt chất chậm,
hiệu quả điều trị
thấp.
Trà tan: không
che giấu được
mùi vị.
Uống
Cốm
thuốc
Là dạng thuốc rắn được bào chế
từ bột dược liệu, dịch chiết thuốc
và tá dược dính hoặc từ dịch chiết
dược liệu với tá dược để tạo thành
hạt cốm theo kích cỡ nhất định
Dễ sử dụng, dễ phân
liều
Hấp thu chậm,
không gia giảm
được
Bệnh mạn
tính
Thuốc
viên
Là dạng thuốc được bào chế từ
bột hay dịch chiết dược liệu với
các tá dược thích hợp để tạo
thành các loại viên khác nhau
(viên nén, viên bao, viên nhộng )
Dễ sử dụng, dễ phân
liều.
Hấp thu chậm,
không gia giảm
được
Uống
Thuốc
lỏng
Là chế phẩm lỏng được bào chế
từ dịch chiết
− Ngoài ra, còn một số dạng thuốc khác: thuốc mỡ, cao dán, thuốc tiêm, bánh thuốc, chỉ thuốc
2. Kể tên, vị trí các huyệt cần châm để điều trị BN bị viêm quanh khớp vai thể hội chứng
vai tay (thể Hậu kiên phong). T.205
− Châm cứu: chỉ là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều. Châm bổ các huyệt:
Kiên tỉnh (kinh đởm) Huyệt trên cơ thang giữa đường nối từ C7 – D1 (Đại chùy) đến
mỏm cùng vai đòn (Kiên ngung)
- 21 -
Kiên ngung (kinh đại
trường)
Chỗ lõm trước mỏm cùng vai (giữa nơi bắt đầu của bó đòn và bó
cùng vai cơ delta)
Kiên trinh
Thiên tông (kinh tiểu
trường)
Chỗ lõm dưới giữa xương bả vai xuống
Trung phủ (kinh phế) Từ mạch nhâm đo ra 6 thốn ở liên sườn II, bờ trên xương sườn III.
Tý nhu Từ Kiên ngung đo xuống 3 thốn.
Cự cốt
Vân môn
A thị
− Châm thêm: Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cốc bên đau.
Khúc trì (kinh đại
trường)
Gấp cánh tay và cẳng tay 1 góc 90
o
, huyệt ở tận cùng phía ngoài
nếp gấp khuỷu tay.
Thủ tam lý Từ Khúc trì đo xuống 2 thốn
Ngoại quan (kinh tam
tiêu)
Ở mặt sau cẳng tay, từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với huyệt nội
quan bên trong
Dương trì (kinh tam
tiêu)
Trên nếp lằn cổ tay chỗ lõm bên ngoài gân cơ duỗi chung.
Hợp cốc (kinh đại
trường)
Dùng lằn chỉ ngón tay cái bên này đặt lên màng liên đốt ngón 1 – 2
tay bên kia, gấp ngón tay cái lại tận cùng ngón tay cái, gần sát
xương bàn ngón trỏ tay bên kia là huyệt.
Câu 14:
− Trình bày cách làm, vị trí làm, tác dụng của thủ thuật: Day, lăn, bấm, điểm trong xoa bóp bấm
huyệt của YHCT.
− Kể tên, vị trí các huyệt tại chỗ cần bấm để điều trị BN đau nhức khớp gối, khớp cổ tay.
1. Trình bày cách làm, vị trí làm, tác dụng của thủ thuật: Day, lăn, bấm, điểm trong xoa
bóp bấm huyệt của YHCT. T.121
− Day:
+ Tác động lên huyệt là chính: dùng ngón tay cái, hoặc ngón tay giữa ấn lên huyệt rồi day
ngón tay theo đường tròng. Tay của thầy thuốc và da cảu người bệnh dính với nhau, da
người bệnh di động theo tay của thầy thuốc.
+ Tác động lên cơ là chính: dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hoặc ngón tay
cái, ấn xuống da thịt của người bệnh và di động chậm theo dường tròn. Làm ở diện rộng
hay hẹp, sức dùng mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh. Đây là thủ thuật mềm mại, trực tiếp
tác dụng lên da thịt người bệnh. Hay dùng ở nơi đau.
− Lăn: dùng khớp ngón tay, bàn tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón giữa với một sức ép nhất
định vận động khớp cổ tay để làm ba khớp ngón tay, bàn tay lần lượt lăn trên bộ phận cần xoa
bóp (nhất là chỗ đau).
− Bấm: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt, động tác đột ngột mạnh nhanh. Dùng ở huyệt Nhân
trung, Thập tuyên
− Điểm:
+ Thường dùng ngón tay giữa để thẳng, ngón tay trỏ hơi cong để lên lưng của ngón giữa,
ngón tay cái để vào phía dưới bên trong ngón giữa để đỡ cho ngón giữa, tác động thẳng góc
và từ từ vào huyệt. Có thể dùng ngón cái, đốt thứ 2 của ngón trỏ, ngón giữa.
+ Nếu huyệt ở sâu như Hoàn khiêu và ở người có cơ mông dày, dùng ngón tay không kết quả
thì dùng khuỷu tay tác động thẳng góc vào huyệt.
2. Kể tên, vị trí các huyệt tại chỗ cần bấm để điều trị BN đau nhức khớp gối, khớp cổ tay.
− Đau khớp gối:
Huyết hải (kinh tỳ) Gấp đầu gối, từ giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2
thốn
- 22 -
Lương khâu (kinh
vị)
Gấp đầu gối, từ giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thống, ra ngoài 1
thốn
Độc ty (kinh vị) Chỗ lõm đầu trước dưới ngoài xương bánh chè.
Ủy trung (kinh bàng
quang)
Điểm giữa nếp lằn trám khoeo chân
Túc tam lý (kinh vị) Từ độc tỵ, đo xuống 3 thốn ngoài mào chày 1 khoát ngón tay trỏ
Dương lăng tuyền
(kinh đởm)
ở chỗ lõm phía trước đầu trên giữa xương chày và xương mác phía trên
ngoài huyệt túc Tam lý 1 thốn.
− Đau khớp cổ tay:
Nội quan (kinh
tâm bào lạc)
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay
bé.
Thái uyên (kinh
phế)
Trên lằn chỉ cổ tay, ở sát bờ ngoài gân cơ gan tay lớn.
Đại lăng (kinh tâm
bào lạc)
Trên lằn chỉ cổ tay, giữa gân hai cơ gan tay lớn và gan tay bé
Thần môn (kinh
tâm)
Trên lằn chỉ cổ tay, ở chỗ lõm phía ngoài xương đậu và phía ngoài chỗ
bám cơ trụ trước.
Ngoại quan (kinh
tam tiêu)
Ở mặt sau cẳng tay, từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với huyệt nội quan
bên trong
Dương trì (kinh
tam tiêu)
Trên nếp lằn cổ tay chỗ lõm bên ngoài gân cơ duỗi chung.
Câu 15:
− Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Thử, táo, hoả của YHCT
− Nêu TC, các huyệt cần châm và cứu để điều trị BN bị tâm căn suy nhược thể âm dương đều hư.
1. Trình bày đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh: Thử, táo, hoả của YHCT. T.43,45.
1.1. Thử:
− Thử là nắng, chủ khí về mùa hè.
− Đặc tính:
+ Thử là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt: sốt, khát, mạch hồng, ra mồ hôi.
+ Thử hay đi lên trên, tản ra ngoài (thăng tán) làm mất tân dịch: mất mồ hôi, nước, điện giải
+ Hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây các chứng ỉa chảy, lị
− Các chứng bệnh xuất hiện do thử:
+ Thử nhiệt: nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử.
• Thương thử: sốt về mùa è, vật vã, khát, mệt mỏi.
• Trúng thử: say nắng, nhẹ thì hoa mắt, chóng mặt; nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh
nhân sự, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay lạnh.
+ Thử thấp: gây ỉa chảy về mùa hè so tắm lạnh, ăn đồ sống lạnh, nếu bị thấp nhiệt kết hợp
gây ỉa chảy nhiễm trùng.
1.2. Táo:
− Có 2 loại:
+ Ngoại táo: là độ khô chủ khí về mùa thu.
+ Nội táo: là do tân dịch, khí huyết giảm sút sinh ra và gây bệnh.
− Đặc tính:
+ Tính khô, hay làm tổn thương tân dịch.
+ Hay gây ra các bệnh truyền nhiễm, sốt, mất nước.
+ Thường phối hợp với nhiệt gây ra bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng (táo nhiệt) như sốt xuất
huyết, viêm não
− Các chứng bệnh hay xuất hiện do táo:
- 23 -
+ Lương táo: thường gặp chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu: sốt, sợ lạnh, đau đầu, họng
khô, ho đờm ít
+ Ôn táo: thường gặp các bệnh truyền nhiễm về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não với
biểu hiện: sốt cao, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ nặng hơn
có thể vật vã, hôn mê, xuất huyết
1.3. Hỏa:
− Có 2 loại:
+ Ngoại hỏa: là một khí trong lục dâm gọi là nhiệt.
+ Nội hỏa (nội nhiệt) là hỏa sinh ra do các tạng phủ, tình chí hoặc âm hư biến hóa thành.
− Đặc tính:
+ Hay gây sốt và chứng viêm nhiệt.
+ Hỏa hay chưng đốt là hao tổn tân dịch sinh chứng: khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo
bón, nặng gây mê sảng, hôn mê.
+ Hay gây xuất huyết do nhiệt bức huyết vong hành gặp trong các bệnh truyền nhiễm, nhiễm
trùng.
− Các chứng bệnh hay xuất hiện do hỏa:
+ Hỏa gây các chứng bệnh: phong nhiệt, thấp nhiệt, táo nhiệt, thử nhiệt.
+ Hỏa độc nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng: mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan, viêm
phổi gây sốt, nặng có thể mất nước, mê sảng, vật vã, xuất huyết.
− Cần phân biệt với các chứng do nội nhiệt gây ra như chứng âm hư sinh nội nhiệt: háo khát, gò
má đỏ, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ,
ít hoặc không có rêu.
2. Nêu TC, các huyệt cần châm và cứu để điều trị BN bị tâm căn suy nhược thể âm dương
đều hư. T.193.
− Triệu chứng:
+ Mệt mỏi, tay chân rã rời và lạnh, sợ lạnh.
+ Nhức đầu âm ỉ, kéo dài, hoa mắt, chóng mặt.
+ Mất ngủ toàn giấc.
+ Trí nhớ giảm hoặc nặng hơn thì giảm khả năng lao động trí óc và chân tay, ăn kém, chán
ăn, nhạt miệng.
+ Nam giới di tinh, liệt dương.
+ Eo lưng đau mỏi.
+ Mạch trầm tế vô lực.
− Chẩn đoán bát cương: lý hư hàn.
− Chẩn đoán nguyên nhân: thận âm và thận dương hư (chủ yếu thiên về thận dương hư).
− Pháp điều trị: bổ thận âm và dương, an thần, cố tinh.
− Châm cứu:
+ Châm bổ, ôn châm hoặc cứu là chủ yếu.
+ Huyệt:
Toà
n
thân
Quan nguyên
(mạch nhâm)
Từ rốn đo xuống 3 thốn
Khí hải (mạch
nhâm)
Giữa con đường từ rốn đến huyệt Quan nguyên (rốn đo xuống 1,5 thốn)
Thận du (kinh
bàng quang)
L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn
Mệnh môn
(mạch đốc)
Giữa liên đốt sống L2 – L3
Tam âm giao
(kinh tỳ)
Từ lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ trong xương chày đo ra sau
1 khoát ngón tay.
- 24 -
Tại
chỗ
Bách hội (mạch
đốc)
Đỉnh đầu, nơi gặp nhau của 2 đường nối hai đỉnh tai và đường giữa sống
mũi
Phong trì (kinh
đờm)
Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở lõm ngoài cơ
thang, sau cơ ức đòn chũm
Thái dương
(ngoài kinh)
Chỗ lõm cuối lông mày hay đuôi mắt đo sau 1 thống trên cơ thái dương.
A thị
- 25 -