ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân
SVTH: Hồ Thị Hải
MSSV: 107108028
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
NƯỚC CẤP SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT
CẢI THIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẤP
NƯỚC CHO NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN
CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
NỘI DUNG BÁO CÁO
Đặt vấn đề
1
Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng
nước sinh hoạt của người dân
2
Đề xuất các giải pháp cải thiện nguồn
cấp nước sinh hoạt cho người dân
3
Kết luận – Kiến nghị
4
1. Đặt vấn đề
–
Hiện nay trên thế giới có 1,2 tỉ người không
được sử dụng nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước
do các cơ sở dịch vụ cung cấp.
–
Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu
nước sạch.
–
Tại Việt Nam, ở thành thị có khoảng 52% dân
số được tiếp cận với nguồn nước sạch, nhưng
trong đó chỉ có 15% thực sự có nước sạch.
–
Tại nông thôn có khoảng 37% dân số được sử
dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
-
Diễn Châu là huyện Đồng bằng
ven biển, nằm phía Đông Bắc
tỉnh Nghệ An, có phạm vi ranh
giới: Phía Bắc giáp huyện
Quỳnh Lưu, phía Nam giáp
huyện Nghi Lộc, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp huyện
Yên Thành
- Tài nguyên nước mặt và nước
ngầm của huyện khá dồi dào, đủ
để phục vụ nhu cầu dùng nước
cho người dân
- Hiện nay, quy mô của các nhà máy cấp nước không cung cấp
đủ nước cho người dân sử dụng.
Từ hiện trạng môi trường nước của huyện, đề tài
“Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh
hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước
cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”
được thực hiện nhằm:
−
Khảo sát được tình hình sử dụng nước cấp sinh
hoạt của người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An.
−
Đánh giá chất lượng nguồn nước, từ đó có
những đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước
sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho
người dân huyện Diễn Châu.
2. Khảo sát và đánh giá hiện
trạng sử dụng nước sinh hoạt
của người dân huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An
2.1 Các nội dung khảo sát:
–
Về các nguồn nước người
dân sử dụng.
–
Về tình trạng lượng nước
cấp cho người dân.
–
Về chất lượng dịch vụ
cấp nước của các nhà
máy.
–
Về các biện pháp khai
thác nước ngầm và thu
nước mưa tại các hộ dân.
2.2 Các phương pháp khảo sát:
–
Thu thập số liệu
–
Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn người dân
–
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
–
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,
đánh giá
2.3 Địa bàn khảo sát:
Bảng thống kê số phiếu phát ra tại các xã
TT Tên xã
Số phiếu
phát
ra
Số phiếu
thu lại
1 Diễn Lâm 30 30
2 Diễn Thọ 30 30
3 Diễn Phú 30 30
4 Diễn Đoài 30 30
5 Diễn Thái 30 30
6 Diễn Hồng 30 30
7 Diễn Yên 30 30
8 Diễn Vạn 30 30
9 Diễn Phong 30 30
10 Diễn Kỷ 30 30
11 Diễn Đồng 30 30
12 Diễn Thành 30 30
13 Diễn Kim 30 30
14 Diễn Ngọc 30 30
15 Diễn Trường 30 30
16 Diễn Trung 30 30
17 Diễn Hải 30 30
18 Diễn Xuân 30 30
19 Diễn Bích 30 30
20 Diễn Hạnh 30 30
Bảng thống kê số mẫu nước lấy tại các xã
TT Nơi lấy mẫu
Tên mẫu
Giếng
đào
Giếng
khoan
Nước
mưa
Công trình cấp
nước tập trung
1 Diễn Đoài 10 2 4 0
2 Diễn Lâm 8 4 4 0
3 Diễn Phú 9 3 4 0
4 Diễn Thọ 5 7 4 0
5 Diễn Trung 4 4 4 0
6 Diễn Nguyên 0 0 0 2
7 Diễn Đồng 0 0 0 2
8 Diễn Thái 0 0 0 2
9 Thị trấn 0 0 0 2
Tổng 36 20 20 8
2.4 Kết quả khảo sát
TT Tên nhà máy
Năm xây
dựng
Công suất thiết
kế (m
3
/ngày
đêm)
Công suất hiện
khai thác
(m
3
/ngày đêm)
1
Nhà máy nước
Diễn Châu
2004 2000 2000
2
Nhà máy nước
Diễn Nguyên
2005 600 200
3
Nhà máy nước
Diễn Đồng
2005 500 200
4
Nhà máy nước
Diễn Thái
2007 500 300
Các công trình cấp nước hiện nay của huyện
Hầu hết các chỉ tiêu đầu ra của các nhà máy này đạt tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường
Bảng thống kê danh sách hộ dùng nước máy trên địa bàn huyện Diễn
Châu năm 2011
TT Tên Xã Tổng số
hộ
Tên nhà máy Số hộ
đăng ký
Số hộ đã
dùng
Tỷ lệ % dùng nước
sạch
1 Diễn Thái 1710 Nhà máy nước
Diễn Thái
1367 1367 80%
2 Diễn Đồng 1154 Nhà máy nước
Diễn Đồng
1150 1150 99%
3 Diễn Nguyên 1425 Nhà máy nước
Diễn Nguyên
1196 1196 84%
4 Diễn Ngọc 2800 Nhà máy nước
Diễn Châu
1000 845 30%
5 Diễn Bích 2200 Nhà máy nước
Diễn Châu
1600 1200 55%
6 Diễn Thành 2300 Nhà máy nước
Diễn Châu
1495 839 36,5%
7 Diễn kỷ 2560 Nhà máy nước
Diễn Châu
120 5%
8 Thị Trấn 1672 Nhà máy nước
Diễn Châu
76 5%
9 Diễn Phúc 1500 Nhà máy nước
Diễn Châu
14 1%
Tổng 17321 6807 39,3%
2.5 Thống kê tình hình sử dụng nguồn
nước ở huyện diễn châu
Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của huyện Diễn Châu
2.6 Kết quả khảo sát nước máy người dân sử dụng
Bảng thống kê tổng số mẫu nước máy đạt và không đạt
STT Tên chỉ tiêu Số mẫu đạt Số mẫu không đạt
1 Độ màu (TCU) 7 1
2 Độ đục (NTU) 7 1
3 pH 8 0
4 Độ cứng (mg/l) 7 1
5
Amoni - NH
4
+
(mg/l)
8 0
6
Nitrat – NO
3
-
(mg/l)
8 0
7
Nitrit – NO
2
-
(mg/l)
8 0
8 Clorua – Cl
-
(mg/l) 8 0
9 Sắt - Fe (mg/l) 8 0
10
Độ oxy hóa - KMnO
4
(mg/l)
7 1
11 Tổng chất rắn hòa tan - TDS 8 0
12 Mangan - Mn (mg/l) 8 0
13 Coliform (VK/100ml) 8 0
14 Coliform chịu nhiệt (VK/100ml) 8 0
Nhận xét:
Công nghệ xử lý nước mặt của các nhà
máy cấp nước huyện Diễn Châu nhìn chung là
đạt hiệu quả.
Chất lượng nguồn nước máy sử dụng tương
đối tốt. Chất lượng nước tới hộ dân đảm bảo
an toàn vệ sinh, nhưng còn một số chỉ tiêu vẫn
chưa đạt an toàn như: Độ màu (TCU), Độ đục
(NTU), Độ cứng (mg/l), Độ oxy hóa - KMnO4
(mg/l).
Biểu đồ thể hiện lưu lượng nước máy sử dụng
của huyện Diễn Châu
Biểu đồ thể hiện thời gian cúp nước của các
nhà máy cấp nước của huyện Diễn Châu
2.7 Kết quả khảo sát về nước ngầm của người dân
đang sử dụng
Thống kê tổng số mẫu nước giếng đạt và không đạt
TT Tên chỉ tiêu
Giếng đào Giếng khoan
Số mẫu
đạt
Số mẫu
không đạt
Số mẫu
đạt
Số mẫu
không đạt
1 Độ màu (TCU) 25 11 14 6
2 Độ đục (NTU) 27 9 14 6
3 pH 35 1 20 0
4 Độ cứng (mg/l) 26 8 14 6
5 Amoni - NH
4
+
(mg/l) 35 1 20 0
6 Nitrat - NO
3
-
(mg/l) 36 0 20 0
7 Nitrit - NO
2
-
(mg/l) 35 1 20 0
8 Clorua - Cl
-
(mg/l) 30 6 16 4
9 Sắt - Fe (mg/l) 31 5 10 10
10 Độ oxy hóa - KMnO
4
(mg/l) 25 11 15 5
11 Tổng chất rắn hòa tan - TDS 32 4 15 5
12 Mangan - Mn (mg/l) 29 7 13 7
13 Coliform (VK/100ml) 15 21 17 7
14 Coliform chịu nhiệt 14 22 7 13
Nhận xét:
–
Nguồn nước ngầm của huyện khá dồi dào.
Hầu hết các giếng do dân tự đào, khoan nên
chất lượng nước ngầm không ổn định.
–
Đa số các chỉ tiêu đều không đạt tiêu
chuẩn. Thực tế là chất lượng nước ngầm của
huyện đang dần có nguy cơ nhiễm bẩn. Ở
các vùng ven biển nước bị nhiễm mặn về
mùa khô do thủy triều lên.
2.8 Kết quả khảo sát về nước mưa của người dân
đang sử dụng
Thống kê tổng số mẫu nước mưa đạt và không đạt
STT Tên chỉ tiêu
Số mẫu đạt Số mẫu không đạt
Số mẫu % Số mẫu %
1 Độ màu (TCU) 11 55 9 45
2 Mùi vị 20 100 0 0
3 Độ đục (NTU) 9 45 11 55
4 Clo dư (mg/l) 20 100 0 0
5 pH 11 55 9 45
6
Amoni – NH
4
+
(mg/l)
20 100 0 0
7 Fe tổng (mg/l) 19 95 1 5
8
Độ oxy hóa - KMnO
4
19 95 1 5
9
Độ cứng (mg CaCO
3
/l)
20 100 0 0
10 Cl
-
(mg/l) 20 100 0 0
11 F
-
(mg/l) 20 100 0 0
12 Asen (mg/l) 20 100 0 0
13 Coliform (VK/100ml) 0 0 20 100
14 Coliform chịu nhiệt 3 15 17 85
Nhận xét:
Các chỉ tiêu có số mẫu không đạt chủ
yếu là độ màu, độ đục, pH và vi sinh. Trong
đó có tới 45% số mẫu không đạt tiêu chuẩn
độ màu, 55% số mẫu không đạt tiêu chuẩn
độ đục, 45% số mẫu không đạt tiêu chuẩn
pH, 100% số mẫu không đạt chỉ tiêu
Coliform, 85% số mẫu không đạt chỉ tiêu
Coliform chịu nhiệt.
2.9 Đánh giá về nhu cầu sử dụng nước
sạch của người dân
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt hiện tại của toàn
Huyện:
–
Lưu lượng nước cần để cung cấp cho toàn huyện
Q = N × q Với N: dân số của huyện năm 2010
q: tiêu chuẩn dùng nước
→ Q = 301036 × 60 = 18062160 (lít/ngày)
= 18062 (m
3
/ngày)
–
Theo số liệu thu thập được tổng công suất của 4
nhà máy là 2700 (m
3
/ngày đêm). Vậy công suất của
các nhà máy không đủ để cung cấp cho nhu cầu sử
dụng của người dân.
–
Cần đầu tư xây dựng thêm một số trạm cấp
nước. Dự tính công suất mỗi trạm là 1000
m
3
/ngày đêm. Số trạm cấp nước cần xây dựng
thêm:
n = (18062 – 2700)/1000
= 15,3 (trạm), chọn 16 (trạm)
Vậy toàn huyện cần phải xây dựng thêm 16
trạm cấp nước tập trung có công suất trung
bình là 1000 m
3
/ngày đêm.
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt năm 2020
của toàn Huyện:
Dự báo tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2020 của
huyện là 0,54%. Vậy dân số huyện năm 2020:
N = 301036 × (1 + 0,54%)10
= 317693 (người)
→ Q
2020
= 317693 × 100 = 31769300 (lít/ngày)
= 31769 (m
3
/ngày)
Vậy đến năm 2020 cần phải nâng công suất
của mỗi trạm cấp nước lên:
(31769 – 18062)/16 = 857 (m
3
/ngày đêm).