Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.81 KB, 29 trang )


Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
TiÓu luËn
Chñ ®Ò: Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
trong giai đoạn 2008 -2010.
Sinh viªn thùc hiÖn:
Lớp
GI¶ng VI£N Híng dÉn:

Hà Nội - 2011
MỤC LỤC
2
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
Lời mở đầu .........................................................................................................01
PHẦN I: :LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ............................02
I.Tổng quan về chính sách tiền tệ........................................................................02
1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với chính sách tiền tệ............02
2. Chính sách tiền tệ............................................................................................03
2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ.....................................................................03
2.2. Phân loại chính sách tiền tệ..........................................................................03
2.3. Đặc điểm của chính sách tiền tệ...................................................................03
2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ....................................................................04
2.4.1. Mục tiêu tiền tệ..........................................................................................04
2.4.2. Mục tiêu kinh tế.........................................................................................05
II. Các công cụ của chính sách tiền tệ................................................................06
III. Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng
kinh tế toàn cầu...................................................................................................08
PHẦN II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN
2008 -2010......................................................................................................09


I. Chính sách tiền tệ năm 2008............................................................................10
1. Bối cảnh chung năm 2008...............................................................................10
2. Biện pháp.........................................................................................................10
3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008...................................................................14
II. Chính sách tiền tệ năm 2009...........................................................................16
1. Bối cảnh chung năm 2009...............................................................................16
2. Biện pháp.........................................................................................................16
3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2009...................................................................19
III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2010..........................................................20
1. Bối cảnh chung năm 2010...............................................................................20
2. Biện pháp.........................................................................................................20
3. Đánh giá Chính sách tiền tệ năm 2010 ..........................................................22
PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI.................................23
KẾT LUẬN.........................................................................................................26
Lời mở đầu

3
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc
trên con đường hội nhập quốc tế. Với những chủ trương, chính sách thể hiện tinh
thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” , đã giúp chúng ta nhanh
chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các mối giao lưu thương mại giữa Việt
Nam với các nước trên thế giới ngày càng lớn mạnh. Để ổn định và phát triển kinh
tế Việt Nam theo hướng có lợi thì không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nền
kinh tế của chính phủ. Trong chính sách điều tiết nền kinh tế mà chính phủ sử
dụng thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng vai trò
rất quan trọng. Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong
lưu thông, mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội và
ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanh

toán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Việc sử dụng CSTT như thế
nào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọng
mà NHNN cần hướng tới.
Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam đã đối đầu với nhiều thách thức
lớn từ trong nước và trên thế giới: lạm phát bùng nổ mạnh, kinh tế suy thoái
nhanh chóng, sự tuột dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán và
ảnh hưởng lớn từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nhưng chính phủ, NHNN
có những biện pháp kịp thời, sáng tạo đã đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại ổn
định và trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vực
và thế giới. Có được thành công trên là do NHNN đã sử dụng rất kịp thời, đúng
đắn, quyết liệt các công cụ CSTT phù hợp với từng điều kiện của nền kinh tế
trong từng thời kỳ . Từ thực tế đó, đề hiểu rõ hơn về việc điều hành CSTT của
NHNN, em đã chọn đề tài “Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong
giai đoạn 2008 -2010” .
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
I.Tổng quan về chính sách tiền tệ.
4
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với chính sách tiền tệ
Lịch sử ra đời của NHNN ở các nước trên thế giới không hoàn toàn giống
nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và hoàn cảnh lịch sử mỗi
nước, song lý do tương đối phổ biến là xuất phát từ yêu cầu can thiệp của Nhà
Nước vào lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Dù với tên gọi khác nhau
(NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ liên bang...), nhưng tất cả chúng đều có chung
một tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà Nước, độc quyền phát hành
tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm
sự hoạt động an toàn và ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước.
Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linh hồn”

của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong
nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng
vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính chủ
động tronh hoạt động kinh doanh tổ chức tín dụng. NHNN thường không can thiệp
và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết định tác nghiệp của các tổ chức tín dụng
mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và
các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả năng thanh toán, mặt
bằng lãi suất, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá... để thông qua đó đạt tối đa hiệu quả
mục tiêu của chính sách tiền tệ. Để điều hành chính sách tiền tệ, NHNN phải hình
thành và sử dụng hệ thống công cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách
tiền tệ là tạo cho NHNN khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề, bắt
buộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt của mình theo hướng chỉ đạo của
NHNN nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình
đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
2. Chính sách tiền tệ.
2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay
5
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
ngân hàng trung ương để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra: như kiềm
chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất
nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui
định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Nội dung của Chính sách tiền tệ gồm hai vấn đề:
- Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách.
- Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu
2.2. Phân loại chính sách tiền tệ:
- Chính sách mở rộng tiền tệ: áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn

thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nớ lỏng tiền tệ làm tăng lượng
tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá,
đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lượng
tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm để chống lạm phát.
2.3. Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính
sách kinh tế – tài chính của quốc gia. Ở mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ do NHNN
vạch ra và NHNN sẽ đưa nó vào hệ thống thực tế nhằm đạt được các mục tiêu cơ
bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ hình thành của
mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính.
Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng một “tứ giác thần kỳ” ứng với một tốc
độ lạm phát 1% - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4% trên tổng số lao động, tăng
trưởng kinh tế phải đạt từ 3% - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán
quốc tế chiếm từ 2% - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt
đựoc “ tứ giác thần kỳ” này.
6
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
Vì chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách
kinh tế – tài chính của quốc gia và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có mối
quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy, một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi
phải được thiết lập và vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với chính sách khác
đứng trên góc độ toàn cục, chứ không nên tồn tại với tư cách là một yếu tố độc lập
mặc dù nó cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng tương đối độc lập với các
chính sách khác xuất phát từ ba luận điểm sau:
- Một là, sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư
- Hai là, không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm

- Ba là, không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ.
Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng tạo ra đầu
tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định về giá cả và tiền tệ.
2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.4.1. Mục tiêu tiền tệ
Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạt
được đó là:
- Điều hòa khối tiền tệ: là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên
tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ tùy
theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
- Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vững
chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ (M) còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tác
động đến vật giá. Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số
lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu
ổn định giá nói chung. Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá điều có tác hại
đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăng trầm kinh
7
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
tế.
- Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng
đến sức mua của đông tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh
tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.
2.4.2. Mục tiêu kinh tế
• Tăng trưởng kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: lãi suất và
số cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và
số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác
động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh

tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông
qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.
• Giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế:
+ Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn
phát triển.
+ Điều tiết khối tiền tệ để đảm bảo vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình trạng
ngưng trệ.
+ Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lam phát có thể
chấp nhận được.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
- Giảm lạm phát và thất nghiệp.
- Ổn định giá cả.
- Điều chỉnh tỷ giá.
II. Các công cụ của chính sách tiền tệ.
Gồm có 6 công cụ:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước
8
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
(NHNN) đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM). Khi cấp 1 khoản tín dụng
cho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân
hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
- Ưu điểm: các khoản vay của NHNN đảm bảo thu về được.
- Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM.
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô
hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho
vay) của các NHTM.
- Ưu điểm: NHNN nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín
dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NHNN có thể
tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt

buộc.
- Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHNN mua bán giấy tờ có
giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh
hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung
ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Ưu điểm: NHNN tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM
phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng.
- Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền
trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện
chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay
giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản
xuất.Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách
và giải pháp cụ thể của NHNN nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín
9
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
dụng trong từng thời kỳ nhất định.
- Ưu điểm: NHNN có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều
kiện tín dụng.
- Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gây
khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền
tệ sẽ bị suy giảm.
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành
chính của NHNN để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín
dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các NHTM phải chấp
hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Ưu điểm: Có thể kế hoạch một cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông.
- Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong

cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ
cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại
tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất
nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu
hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của
chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy
nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá
là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
III. Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc khủng hoảng với quy mô
chưa từng có. Nhiều quốc gia đang phải vật lộn với những hậu quả của tình trạng
10
Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2010
quá tải tín dụng. Câu hỏi làm sao để vượt qua tình cảnh khó khăn này đang là ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh đặc biệt này, cuộc khủng hoảng của Nhật Bản diễn ra hơn một thập
kỷ trước đang gây nên sự quan tâm của rất nhiều người. Nhật Bản đã trải qua một
chu kỳ từ tăng trưởng mạnh mẽ đi đến suy sụp từ những năm cuối của thập kỷ 80
cho đến đầu thế kỷ này. Trong cả thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình
trạng suy thoái kéo dài.
*Những đặc điểm của cuộc khủng hoảng tại Nhật
Nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng trì trệ trong suốt thập kỷ 90. Trong thời
gian đó, tỷ lệ tăng trưởng thực bình quân hàng năm là 1,3%, thấp hơn nhiều so với
4% của thập kỷ trước đó. Tuy nhiên, thậm chí trong năm 1998 là năm tồi tệ nhất
sau thời kỳ bong bóng, tỷ lệ tăng trưởng của nước này là – 1,5%.

Trên thực tế, giá bất động sản tại các thành phố lớn của Nhật bản từ giá trần giảm
xuống giá sàn tới mức -70-80% trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuống
mức -3% từ 1997 đến 2004. Khó khăn thực sự mà Nhật Bản vấp phải là sự gắn kết
nguy hiểm giữa giảm phát tài sản và tình trạng tổn thương của hệ thống ngân hàng.
Sau khi thời kỳ bong bóng nổ tung, tăng trưởng của Nhật Bản có biểu hiện trì trệ
diễn ra trong một thời gian dài. Từ thập kỷ 80 bước sang thập kỷ 90, Nhật Bản
không thích ứng kịp thời với những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu như
làn sóng phân cấp, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin – viễn
thông.
* Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, “các hành động táo bạo” không phải luôn luôn được đánh giá là táo bạo
sau khi đã thực hiện. Chính phủ Nhật Bản đã bơm một nguồn vốn lớn vào năm
1999 nhưng nó không đủ để hạn chế cái vòng luẩn quẩn giữa suy thoái kinh tế và
khủng hoảng tài chính. Chính vì vậy nó lại tạo ra tác dụng trái ngược.
Thứ hai, về mặt chính trị, đối với cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Nhật Bản,
11

×