Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.07 KB, 21 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc ước tính giá trị kinh tế, các giá trị dịch vụ và chức năng hệ
sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) cho
phép hiểu biết một cách tường tận hơn toàn bộ các giá trị thật của
chúng.
Từ đó, giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đưa ra
quyết định trong việc lựa chọn các phương án phát triển, đầu tư các
công trình hạ tầng về nước trong lưu vực sông theo quan điểm phát
triển bền vững.
Do vậy, với nghiên cứu ban đầu về ước tính giá trị kinh tế các giá
trị dịch vụ và chức năng hệ sinh thái, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử
dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông
Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ
HST hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam).
(Cầu Hồng Phú)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều tra khảo sát thực tế về việc nuôi trồng thủy sản, khai
thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông
Nhuệ Đáy (Đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) gồm 3 huyện: Kim Bảng -
Duy Tiên – Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý.
Thu thập các số liệu về chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy
năm 2007 và năm 2013 và so sánh chất lượng nước sông từ năm 2007
tới 2013.
Tính toán lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức
năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua
tỉnh Hà Nam).
Đưa ra các biện pháp nhằm cải tạo chất lượng nước sông lưu
vực sông Nhuệ - Đáy.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà
Nam
- Đất ở Hà Nam có ba nhóm chính: Nhóm đất phù sa đồng bằng,
nhóm đất đồi và nhóm đất núi.
- Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
- Có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3.
- Khoáng sản chủ yếu là đá vôi xi măng và đá vôi xây dựng, sét
xi măng, sét gạch ngói, than bùn, ngoài ra có xen lẫn đá vôi hoá chất,
Dolomit chất lượng thấp .
- Dân cư của tỉnh tính đến hết quý I năm 2013 là 846.653 nhân
khẩu, trong đó số hộ gia đình là 243.051.
- Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông, cơ sở
y tế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển.
1.2. Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Hà Nam)
1.2.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm chính
Trong nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất
công nghiệp có chứa các thành phần hữu cơ, hoá
chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ
Nguồn nước thải từ các đô thị chứa nhiều chất
hữu cơ là nguyên nhân quan trọng gây nên tình
trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trên hệ
thống sông Nhuệ, sông Đáy hiện nay.
Nguồn thải làng nghề chủ yếu do nước thải và
chất thải rắn từ làng nghề nhuộm, dệt vải, nghề
mạ kim loại, chế biến nông sản, sản xuất đồ gỗ,
trống chảy tự do ra kênh mương rồi đổ ra sông

làm ô nhiễm môi trường.
Nguồn thải từ các
cơ sở công nghiệp
Nguồn thải từ các
đô thị và khu dân
cư tập trung
Nguồn thải từ làng
nghề
Nguồn thải từ y tế
Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác
thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, lao
phổi,… khi rác thải và nước thải không được xử lý
để chảy tự do theo nước mưa, theo cống rãnh vào
mương tiếp nhận và cuối cùng chảy vào sông.
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy

Chất lượng nước Sông Đáy:

Được so sánh theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2)

Nồng độ NH4+ dao động từ 0,56÷3,4mg/l vượt giới hạn từ 2,8÷17 lần

Nồng độ COD dao động từ 8÷39mg/l trong đó 33/44 số mẫu vượt giới
hạn cho phép

Chất lượng nước Sông Nhuệ:

Được so sánh theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2)

Nồng độ DO tại các lần lấy mẫu dao động từ 4,1÷5,2 mg/l có 16/22 số

mẫu vượt giới hạn cho phép

Nồng độ BOD5 dao động từ 9÷25 mg/l trong đó vượt giới hạn cho phép
từ 1,5÷4,17 lần.

Nồng độ COD dao động từ 14÷44 mg/l có 21/22 số mẫu vượt giới hạn .
1.3. Phương pháp luận về giá thị trường (Market Price Method)
Phương pháp giá thị trường cho phép định giá giá trị kinh tế của các
sản phẩm hoặc các dịch vụ của hệ sinh thái mà chúng được mua và được
bán trên các thị trường thương mại.
Phương pháp giá thị trường có thể được sử dụng để định giá những sự
thay đổi về số lượng hoặc chất lượng của một hàng hóa hay dịch vụ.
Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế chuẩn tắc để đo các lợi ích
kinh tế từ các hàng hóa được mua bán trên thị trường, dựa trên số lượng
mà người ta mua ở các mức giá khác nhau, và số lượng được cung cấp ở
các mức giá khác nhau.
Các kỹ thuật lượng giá sử dụng giá thị trường có thể được sử dụng để
xác định giá trị của những sản phẩn từ môi trường ven bờ, các nguồn tại
nguyên mà được trao đổi, buôn bán và sử dụng cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Lượng giá tại hiện trường, ròng = ∑PiQi - Ci
Trong đó:
Pi: Giá của sản phẩm tại cổng nông trại.
Qi: Lượng sản phẩm thu thập được.
Ci: Chi phí liên quan đến thu thập, sản xuất và tiếp thị sản phẩm

Những lợi thế của phương pháp giá thị trường
Phương pháp giá thị
trường phản ánh sự
sẵn lòng trả của cá
nhân đối với các

chi phí và lợi ích
của các hàng hóa
được mua và bán trên
thị trường, chẳng hạn
như cá, gỗ, hoặc củi.
Như vậy, các giá trị
của chúng đối với
con người là có thể
hoàn toàn được xác
định.
Dữ liệu về
giá cả, số
lượng và
chi phí
tương đối
dễ có
được đối
với các thị
trường đã
được thiết
lập.
Phương
pháp này
sử dụng
dữ liệu
quan sát
được về
các sở
thích thực
tế của

người tiêu
thụ.
Phương
pháp này
sử dụng
các kỹ
thuật
kinh tế
chuẩn, có
thể chấp
nhận
được.

Các vấn đề và những hạn chế của phương pháp giá thị trường:
- Dữ liệu thị trường có thể chỉ sẵn có đối với một số lượng hạn chế
các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi một tài nguyên sinh thái
và có thể không phản ánh giá trị của tất cả các kiểu sử dụng hữu ích
của một tài nguyên.
- Giá trị kinh tế đúng của các hàng hóa hoặc dịch vụ có thể không
được phản ánh đầy đủ trong các giao dịch thị trường, do những sự
không hoàn hảo của thị trường và/hoặc những thất bại về chính sách.
- Những sự thay đổi theo mùa và các tác động khác lên giá cả cần
phải được cân nhắc.
- Phương pháp này không thể được sử dụng dễ dàng để đo giá trị
của những sự thay đổi có quy mô lớn hơn mà chúng có khả năng ảnh
hưởng đến việc cung và cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ.
- Thông thường, phương pháp giá thị trường không trừ đi (khấu trừ)
giá trị thị trường của các tài nguyên khác được sử dụng để mang các
sản phẩm của hệ sinh thái vào thị trường, và như vậy có thể đánh giá
quá cao (phóng đại) các lợi ích.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ HST lưu vực
sông Nhuệ - Đáy, gồm giá trị nuôi trồng thủy sản; giá trị đánh bắt
thủy sản; giá trị chăn nuôi thủy cầm; giá trị cung cấp nước cho sinh
hoạt, sản xuất.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ ngày 10 tháng 04 năm 2014 đến ngày 20 tháng 5 năm
2014.
- Địa điểm:
+ Huyện Duy Tiên: xã Hoàng Đông, xã Duy Minh, xã Duy Hải.
+ Huyện Kim Bảng: xã Thanh Sơn, xã Khả Phong, xã Ngọc Sơn.
+ Huyện Thanh Liêm: Thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Tâm, xã Thanh
Nghị.
+ Tp. Phủ Lý: phường Châu Sơn, phường Lê Hồng Phong, phường
Quang Trung và xã Phù Vân.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
khảo sát và
điều tra thực
địa
Phương pháp thu
thập; thống kê,
tổng hợp tài liệu
Phương pháp
phỏng vấn
chính thức và
bán chính
thức

Phương pháp
chuyên gia
Phương pháp
giá thị trường
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng các hệ sinh thái trong khu vực
có 52 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 32 họ có biên độ sinh thái
khác nhau sống trong hệ sinh thái này
Nhóm các loài thực vật sống chìm trong nước: Rong
mái chèo, Rau mác thon, Rau bát, Rau đuôi chó
Nhóm các loài thực vật sống trôi nổi trên mặt nước:
Bèo tây, Bèo tai chuột, Bèo tấm, Rau muống, Ngổ trâu. Những nơi
nước nông gần bờ xuất hiện thêm các đại diện chịu ngập cố định
như Rau dừa nước, Rau mương đứng, Cỏ gừng nước, …
Nhóm các loài thực vật chịu ngập: khá đa dạng về dạng
sống từ các cây gỗ, cây bụi (Và nước, Trần bì trung quốc, Giáo
vàng, Sang tràng…)đến những loài thân cỏ dạng lúa, thân thảo
(quần xã Sậy, Quần xã Rau dừa nước, Cỏ gừng nước, Cỏ lồng vực
nhỏ, Lác nước…
Nhóm các loài trên đất ướt chậm thoát nước ven
sông: Những cây thường gặp là Sung, Si , Lộc vừng, Roi , Tre,
Dừa, Gạo hoa đỏ, Phèn đen…
3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy
(đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam) trong
năm 2007 và năm 2013
3.2.1. Chất lượng nước sông Đáy
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đáy năm 2007, ta thấy
nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy tại
các điểm quan trắc theo thời gian từ năm 2007 tới nay nhìn chung đều
có chiều hướng tăng.

Nồng độ PO43- được đo tại các điểm quan trắc trong năm 2013 đã
giảm đi nhiều so với năm 2007, chỉ riêng tại cầu Hồng Phú do đây là
nơi nối với sông Nhuệ nên nồng độ PO43- tại đây tăng gấp 2,6 lần so
với thời điểm năm 2007.
3.2.2. Chất lượng nước sông Nhuệ
Nước sông có nồng độ các chất dinh dưỡng cao và thường xuyên
bị ô nhiễm, nhất là vào các các tháng mùa khô (từ tháng 1 – 4 và từ
tháng 9 – 12) do nước thải từ Hà Nội đổ về.
Kết quả phân tích cho thấy nước bị ô nhiễm chất hữu cơ và đặc
biệt là mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng khá cao.
Nồng độ NO4+ cao dao động từ 0,8÷3,6 mg/l vượt giới hạn từ
4÷18 lần so với QCVN 08/2008/BTNMT loại A2 nhưng so với thời
điểm của 2007 tại cùng các vị trí thì ta có thể thấy nồng độ NO4+
đã được giảm xuống đáng kể.
Nồng độ COD tại các cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trên sông
Nhuệ năm 2013 có xu hướng tăng dần lên so với thời điểm năm
2007.
3.3. Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của các chức năng và
dịch vụ HST hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà
Nam).
Lượng giá tại hiện trường, ròng =
∑PiQi – Ci
Trong đó:
Pi = Giá của sản phẩm tại cổng nông trại.
Qi= Lượng sản phẩm thu thập được.
Ci= Chi phí liên quan đến thu thập, sản xuất và tiếp thị sản
phẩm
3.3.1. Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và
chăn nuôi thủy cầm từ năm 2007
Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn

nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh
Hà Nam) từ năm 2007 là 70.590.000 + 229.850.000 + 110.200.000
= 410.640.000 VNĐ
Kim Bảng Duy Tiên Thanh Liêm
0
20
40
60
80
100
120
24.1
26.8
19.69
109.55
27.9
92.4
43.9
18.2
48.1
Khai thác
thủy sản
(triệu)
Nuôi trồng
thủy sản
(triệu)
Chăn nuôi
thủy cầm
(triệu)
3.3.2. Giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi

thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ( đoạn chảy qua
tỉnh Hà Nam) hiện nay
Từ năm 2007 trở lại đây chất lượng nước sông bị suy giảm đột
ngột, nồng độ các chất ô nhiễm vượt nhiều lần giới hạn cho phép
nên các loài cá nuôi bị chết hàng loạt.
Tình trạng ô nhiễm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã ảnh hưởng rất
lớn tới việc khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm. Một số bệnh
phát sinh thường gặp như bệnh viêm ruột đốm đỏ do vi khuẩn, xuất
huyết do virus, ngoại ký sinh… gây hại trên hầu hết các đối tượng
sống ở sông và vật nuôi trên sông.
Do đó, hiện nay việc ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng
thủy sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy
(đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) là không thể. Bởi chất lượng nước sông
lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở trong tình trạng bị ô nhiễm nặng nề nên
không thể phục vụ được cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác
thủy sản cũng như chăn nuôi thủy cầm của người dân địa phương.
3.3.3. Giá trị cung cấp nước
- Giá trị cung cấp nước sinh hoạt:
+ Nhà máy nước Tân Sơn = 6.691.269.150 VNĐ
+ Nhà máy nước TP. Phủ Lý = 2.066.529.030 VNĐ
- Giá trị cung cấp nước nông nghiệp = 10.638.401.780 VNĐ
Giá trị cung cấp nước (sinh hoạt và nông nghiệp)
= 8.757.798.180+ 10.638.401.780 = 19.396.199.960 VNĐ
Các giá trị sử dụng
Giá trị (VNĐ)
Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và
chăn nuôi thủy cầm
0
Cung cấp nước(sinh hoạt và nông nghiệp)
19.396.199.960

Tổng
19.396.199.960
Kết luận: Lượng các giá trị khai thác sử dụng trực tiếp ven lưu vực
sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) hiện nay là
19.396.199.960 VNĐ
3.4. Đề xuất giải pháp
-
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức và biện
pháp phù hợp để nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước, môi trường
sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững
+ Xây dựng và thực hiện chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý, cán
bộ chuyên trách từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp huyện, phường xã.
+ Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường như
tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, gia đình văn hóa, vệ sinh tốt.
-
Áp dụng các công cụ kinh tế
+ Người sử dụng nước sạch, người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả
tiền.
+ Đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước (như phân hóa học,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ .v.v… ).
-
Áp dụng các công cụ pháp luật
Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan trong
việc quản lý, khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa
bàn.
KẾT LUẬN
Hệ sinh thái trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)
khá phong phú và đa dạng với 52 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 32
họ có biên độ sinh thái khác nhau.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng đã gây ra nhiều
hậu quả xấu cho môi trường. Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông
Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi và đang là vấn đề
bức xúc.
Năm 2007 trở về trước, qua điều tra khảo sát ta thấy chất lượng nước sông
vẫn có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi
thủy cầm. giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy
cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) từ năm 2007
trở về trước là 410.640.000 VNĐ.
Hiện tại, việc khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy
cầm hiện nay không còn diễn ra trên địa bàn.
Giá trị cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp của địa phương trên
lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) là 19.396.199.960
VNĐ.
Qua những giá trị thực tế trên, chúng ta cần có những nỗ lực cố gắng trong
công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông.
KIẾN NGHỊ
-
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành trên địa
bàn tỉnh, thành phố về công tác bảo vệ môi trường.
-
Tăng cường năng lực kỹ thuật để đáp ứng được các hoạt động
quản lý môi trường.
-
Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách về
bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển
bền vững lưu vực.
-
Giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng môi trường, dự báo, phòng
chống thiên tai và có hiệu quả.

-
Ngoài các giá trị sử dụng trực tiếp thì lưu vực sông Nhuệ - Đáy
còn có các giá trị sử dụng gián tiếp như khả năng làm sạch, nơi
cư trú của con người, phát triển du lịch…. Nhưng do thời gian
nghiên cứu giới hạn nên trong bài khóa luận này chỉ đề cập tới
các giá trị sử dụng trực tiếp. Đối với các giá trị sử dụng gián tiếp
của lưu vực sông Nhuệ - Đáy sẽ bổ sung trong các nghiên cứu
sau.

×