Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thi tuyển công chức chuyên ngành lao động – thương binh và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.2 KB, 14 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có quyền nào sa u đ â y ?
a . Chăm sóc , nuôi dưỡng.
b. Đáp ứng những yêu cầu của trẻ em đưa ra.
c. Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 2.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị giải
thể trong các trường hợp nào sau đây?
a. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng.
c. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường trung cấp nghề.
d. b và c đúng.
Câu 3.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, bố, mẹ
phải đối xử với con cái như thế nào?
a. Theo chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
b. Tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
c. Con đẻ bố mẹ yêu thương hơn con nuôi.
d. Không phân biệt đối xử .
Câu 4.
Theo anh, chị ai có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường cao đẳng


nghề Thừa Thiên Huế?
a. Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5.
1
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, giáo viên dạy nghề trình độ cao
đẳng phải có trình độ chuẩn nào sau đây?
a. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
b. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành.
c. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có
chứng chỉ đào tạo sư phạm.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 6.
Độ tuổi trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
được quy định như thế nào?
a. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi.
b. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
c. Trẻ em là công dân Việt Nam 16 tuổi.
d. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 15 tuổi.
Câu 7.
Theo Luật dạy nghề năm 2006, điều nào sau đây không phải là nhiệm vụ,
quyền hạn của Giám đốc trung tâm dạy nghề?
a. Quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm dạy nghề.
b. Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
c. Cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề .
d. Phương án a và b.
Câu 8.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ

em có bao nhiêu quyền và bổn phận cơ bản?
a. 4 quyền, 2 bổn phận.
b. 6 quyền, 3 bổn phận.
c. 8 quyền, 4 bổn phận.
d. 10 quyền, 5 bổn phận.
Câu 9.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị đình
chỉ hoạt động dạy nghề khi có các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề nào sau
đây?
a. Không đảm bảo các điều kiện về trường sở, tài chính, cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề.
b. Không đảm bảo các điều kiện về điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên dạy nghề.
c, Không đảm bảo các điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 10.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,
những việc nào sau đây trẻ em không được làm?
2
a. Tự ý bỏ học, bỏ nhà đi lang thang.
b. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người
khác; gây rối trật tự công cộng.
c. Đánh bạc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức
khỏe.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 11.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, thời gian thử việc được quy
định như thế nào?
a. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ
chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

b. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ
chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ.
c. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 12.
Theo của Luật dạy nghề năm 2006, người nào sau đây có quyền cấp chứng
chỉ sơ cấp nghề?
a. Giám đốc trung tâm dạy nghề.
b. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề.
c. Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 13.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em dưới 6 tuổi
được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền
tại các cở sở y tế nào sau đây?
a. Cở sở y tế tư nhân.
b. Cơ sở y tế công lập.
c. Cơ sở khám bệnh tư nhân.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 14.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, cơ
sở được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gọi
là gì?
a. Cơ sở chăm sóc trẻ em.
b. Mái ấm tình thương.
c. Cơ sở trợ giúp trẻ em.
d. Nhà mở.
Câu 15.
3

Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Giám đốc trung tâm dạy nghề
phải có đủ các tiêu chuẩn nào sau đây?
a. Có phẩm chất, đạo đức lý lịch rõ ràng.
b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
c. Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
d. b và c đúng.
Câu 16.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Uỷ
ban nhân dân địa phương nơi trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
có trách nhiệm gì?
a. Đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập,
ngoài công lập.
b. Giao cho gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi.
c. Giao về lại cho gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng.
d. a và b đúng.
Câu 17.
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2012, Người lao động được hiểu như
thế nào?
a. Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp
đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng
lao động.
b. Là người từ đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, có giao kết hợp đồng lao
động và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động .
c. Là người ít nhất đủ 18 tuổi, có giao kết hợp đồng lao động và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động.
d. Là người ít nhất đủ 13 tuổi, có khả năng lao động.
Câu 18.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, quyền
cơ bản đầu tiên của trẻ em là quyền gì?
a. Quyền đuợc khai sinh và có quốc tịch.

b. Quyền đuợc học tập.
c. Quyền đuợc chăm sóc sức khoẻ.
d. Quyền có tài sản.
Câu 19.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động có những
nghĩa vụ nào sau đây?
a. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
b. Đình công.
c. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.
d. Chấp hành và tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động.
Câu 20.
4
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Quy chế mẫu của trung tâm dạy
nghề phải có các nội dung chủ yếu nào sau đây?
a. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm dạy nghề.
b. Nhiệm vụ và quyền của Giám đốc Trung tâm dạy nghề, người học nghề.
c. Tổ chức, hoạt động và quản lý trung tâm dạy nghề.
d. Quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với các cơ quan quản lý nhà nước nơi
đặt trụ sở.
Câu 21.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm mục đích gì?
a. Để phát triển thể chất.
b. Để phát triển trí tuệ.
c. Để phát triển tinh thần và đạo đức.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 22.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có
những quyền nào sau đây?
a. Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

b. Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
c. Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động
tập thể. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 23.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập các cơ sở dạy nghề nào sau đây?
a. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
b. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn.
c. Trường cao đẳng nghề công lập; trường cao đẳng nghề tư thục.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 24.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, quan hệ lao động giữa
người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động phải tuân theo
những nguyên tắc nào sau đây?
a. Tự nguyện, thiện chí, bình đẳng.
b. Hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
c. Hài hoà, ổn định và tiến bộ.
d. a và b đúng.
Câu 25.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện nào sau
đây?
5
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc
tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị
kết án mà chưa được xóa án tích.
b. Có sức khỏe, kỹ năng hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
c. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
d. Cả a, b, c đều đúng.

6
Môn thi viết: Chuyên ngành Lao động- Thương binh và Xã hội
Câu 1 (2 điểm).
Hợp đồng lao động là gì? Trình bày các loại hợp đồng lao động và nội dung
hợp đồng lao động quy định tại Luật Lao động năm 2012.
Có 3 ý,
- Ý I, được 0,25 điểm.
- Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1: Có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm.
+ Ý 2 và ý 3, mỗi ý được 0,15 điểm.
- Ý III, có 4 ý,
+ Ý 1, có 10 ý nhỏ, nêu đủ 10 ý được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm
+ Ý 2, ý 3 và ý 4, mỗi ý được 0,15 điểm.
Ý I. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động.
Ý II. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ

ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu
không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và
hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp
đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời
hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
7
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất
thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao
động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động
hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Ý III. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh
nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh,
bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có

quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí
mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp
người lao động vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số
nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương
thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai,
hoả hoạn, thời tiết.
4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm
giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
Câu 2 (2 điểm).
Anh (chi) hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em quy định tại Luật Bảo vệ và
chăm sóc trẻ em năm 2004.
8
Có 10 ý,
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,1 điểm.
- Ý II, III, IV, VII, VIII, IX, mỗi ý được 0,2 điểm.
- Ý V, có 2 ý, mỗi ý được 0,1 điểm.
- Ý VI, có 2 ý, mỗi ý được 0,1 điểm.
- Ý X, có 2 ý, mỗi ý được 0,1 điểm.
Ý I. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có
thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Ý II. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức.
Ý III. Quyền sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi

ích của trẻ em.
Ý IV. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân
thể, nhân phẩm và danh dự.
Ý V. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh,
chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Ý VI. Quyền được học tập
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả
học phí.
Ý VII. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục,
thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ
thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Ý VIII. Quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều
được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ý IX. Quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
9
Ý X. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt
động xã hội
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ
em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực
của mình.
Câu 3 (2 điểm).

Mục tiêu của dạy nghề là gì? Trình bày chính sách của nhà nước về phát
triển dạy nghề và các hành vi bị cấm trong hoạt động dạy nghề quy định tại Luật
dạy nghề năm 2006.
Có 3 ý,
- Ý I, được 0,25 điểm.
- Ý II, có 4 ý, mỗi ý được 0,25 điểm.
- Ý III, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm.
Ý I. Mục tiêu dạy nghề
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ý II. Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề
1. Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề
góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng
nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây
dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới;
chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện
xã hội hoá.
3. Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân
Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ
nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các
nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong
10
hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định
của pháp luật.
4. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân
xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật,
trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất
nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm
tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập
nghiệp.
Ý III. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dạy nghề
1. Lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động.
2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ
quản lý, nhân viên của cơ sở dạy nghề và người học nghề.
3. Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ nghề.
Câu 4 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu việc quản lý, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
quản lý, trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục
hoặc hình phạt quy định tại Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của
Chính phủ?
Có 2 ý,
- Ý I, có 5 ý, mỗi ý được 0,2 điểm.
- Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,2 điểm.
Ý I. Quản lý, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, trợ giúp trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm:
1. Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu về
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo từng nhóm đối tượng, mức độ hoàn cảnh đặc

biệt, loại hình trợ giúp; lập báo cáo tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Lập kế hoạch và hướng dẫn việc phối hợp tổ chức thực hiện công tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bảo đảm mọi trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, có cơ hội phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo
dục đạo đức, hòa nhập với gia đình, xã hội.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ hỗ trợ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành
vi vi phạm quyền trẻ em; hạn chế, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; phục
hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, biện pháp, tiêu
chuẩn, quy trình chuyên môn, kỹ thuật và các quy định khác trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ý II. Quản lý, trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong
thời hạn giáo dục hoặc hình phạt
11
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội nơi có trẻ
em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt thực
hiện các biện pháp cụ thể để quản lý, trợ giúp trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia
đình, xã hội
2. Trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình
phạt mà không có nơi nương tựa được đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt.
3. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan,
tổ chức xã hội, cá nhân vận động người tình nguyện có kinh nghiệm, có phương
pháp giáo dục, hiểu tâm lý trẻ em nhận giáo dục, đỡ đầu, chăm sóc thay thế hoặc
nhận tổ chức, quản lý cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong
thời hạn giáo dục hoặc hình phạt.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho trẻ em,

cơ sở trợ giúp trẻ em nhận hoặc tạo điều kiện để trẻ em được học văn hóa, học
nghề hoặc có việc làm phù hợp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách khuyến
khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận trẻ em vào học tập, làm
việc hoặc hỗ trợ kinh phí cho trẻ em, cho cơ sở trợ giúp trẻ em.
5. Cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí theo
thỏa thuận với cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
em trong trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo
dục hoặc hình phạt tuy còn nơi nương tựa nhưng chưa thể tái hòa nhập ngay với
gia đình; đóng góp một phần kinh phí theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhận trẻ em vào học văn hóa, học nghề nếu được yêu cầu.
Câu 5 (2 điểm).
Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của
Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ quy định vị trí và chức
năng của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như thế nào? Hãy nêu nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội?
Có 2 ý,
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm.
- Ý II, có 10 ý, mỗi ý được 0,15 điểm.
Ý I. Vị trí, chức năng của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động; tiền lương, tiền
công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo
hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
12
và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ý II. Trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác về lao động, người có
công và xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
2. Thống kê nguồn lao động của xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để cân
đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.
3. Tổng hợp và quản lý đối tượng người có công, người hưởng chính sách xã
hội và các đối tượng khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối
tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
4. Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng
hưởng chính sách lao động, người có công và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm
của cơ quan chức năng.
5. Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ của xã (nếu
có); quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có); chăm sóc, nuôi
dưỡng các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
6. Phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; tiếp nhận,
hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, là nạn nhân bị buôn
bán từ nước ngoài trở về.
7. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội.
8. Quản lý hoạt động của cán bộ, nhân viên thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã

làm công tác lao động, người có công và xã hội.
9. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lao động;
người có công và xã hội; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn cấp xã theo
quy định.
10. Bố trí cán bộ làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp xã trên
cơ sở quy định của pháp luật và đặc điểm của từng địa phương
13


14

×