Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Tạ Thị Thảo đã tận
tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Hoá học,
đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Hoá Phân Tích, đã cho em những kiến thức
quý giá, tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu trong môi trường hiện
đại.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Viện Hóa học Công
Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi có thể học
và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
chia sẻ mọi khó khăn cùng tôi.
Hà Nội, năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Cúc
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN 3
1.1Tên gọi, cấu trúc của một số phtalat 3
1.1.1 Công thức và tên gọi các phtalat 3
Bảng 1.1: Tên gọi, cấu tạo, KLPT của một số phtalat điển hình [6] 3
1.1.2 Tính chất lý hóa của các este phtalat 4
1.1.3 Ứng dụng của các este phtalat và nguồn gốc phát tán vào thực phẩm 4
1.1.4 Độc tính của các phtalat 7
1.2 Các phương pháp xác định phtalat trong mẫu thực phẩm 9
1.2.1 Các phương pháp HPLC xác định phtalat 9
1.2.2 Các phương pháp khác xác định các phtalat 12
1.2.3 Phương pháp chiết tách các phtalat ra khỏi nền mẫu thực phẩm 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Các loại phtalat thường có trong thực phẩm 16
2.3 Chất chuẩn, hóa chất, thiết bị 17
2.3.1 Chất chuẩn 17
2.3.2 Hóa chất sử dụng 17
2.3.3 Thiết bị, dụng cụ 18
2.4 Mục tiêu nghiên cứu 18
2.5 Phương pháp phân tích 19
2.5.1 Phương pháp xử lý mẫu 19
2.5.2 Phương pháp phân tích 19
2.6 Nghiên cứu điều kiện tối ưu và đánh giá phương pháp phân tích 20
2.6.1 Phương pháp nghiên cứu điều kiện tối ưu 20
2.6.2 Đánh giá phương pháp phân tích 20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Tối ưu hóa các điều kiện chạy sắc ký 24
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
3.1.1 Chọn van bơm mẫu 24
3.1.2 Chọn cột tách 24
3.1.3 Chọn detector 25
3.1.4 Chọn bước sóng hấp thụ cực đại của các este phtalat 25
3.1.5 Khảo sát và chọn thành phần pha động phù hợp 26
Bảng 3.1: Gradient định tính các phtalat với hệ MeOH-nước 27
Thời gian lưu của các cấu tử ứng với chế độ gradient ở trên thể hiện trong bảng 3.2 28
Bảng 3.2: Thời gian lưu của các cấu tử: 28
Bảng 3.3: Các gradient thử nghiệm với pha động MeOH-Nước 28
Bảng 3.4: Chế độ chạy với pha động ACN- nước 29
Bảng 3.5: Độ phân giải, thời gian lưu ứng với các gradient 29
Bảng 3.6: Thời gian lưu của các cấu tử ứng với hệ dung môi 3: 31
Bảng 3.7: Kết quả phân tích của 2 tỷ lệ ACN: pha nước chứa trietylamin 31
Bảng 3.8: Các gradient tốc độ dòng 33
Bảng 3.9: Độ phân giải, thời gian lưu, hệ số đối xứng pic khi chạy gradient 6 35
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,01% 36
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,08% 36
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,04% 36
3.2 Đường chuẩn hỗn hợp xác định 08 phtalat 41
3.2.1 Dựng đường chuẩn 41
Bảng 3.16: Các dung dịch dựng đường chuẩn 42
Bảng 3.17: Diện tích pic trung bình thu được của các phtalat 42
Bảng 3.18: Đường chuẩn các phtalat 43
Bảng 3.19: Phương trình đường chuẩn các phtalat 44
3.2.2 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 44
Bảng 3.20: Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các phtalat 45
3.2.3 Kiểm tra sự khác nhau có nghĩa giữa hệ số a và giá trị 0 46
Bảng 3.21: Kết quả so sánh giữa giá trị a của phương trình đường chuẩn DCHP với giá trị 0 46
Bảng 3.22: Chuẩn F-tính của các phtalat 47
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Bảng 3.23: Kết quả so sánh giữa b và b’ trong phương trình hồi quy của DCHP 48
3.3 Đánh giá phương pháp phân tích 49
Bảng 3.30: Kết quả so sánh hàm lượng mẫu Bơ thực vật bằng chuẩn Student 53
PHỤ LỤC 60
Phụ lục 1: Định tính các phtalat khi chạy hệ dung môi pha động MeOH-nước 60
Phụ lục 2: Định tính các phtalat khi chạy hệ dung môi pha động ACN-Nước 61
Phụ lục 3: Các gradient khảo sát với pha động ACN-nước 62
Phụ lục 4: Khảo sát tỷ lệ pha động với pha động ACN-trietylamin 0,04%, pH 2,8 63
Phụ lục 5: Các gradient tốc độ dòng được khảo sát với pha động ACN-trietylamin 64
Phụ lục 6: Khảo sát nồng độ trietylamin trong pha động 65
Phụ lục 7: Khảo sát ảnh hưởng của pH pha động 66
Phụ lục 8: Khảo sát độ lặp của hệ máy HPLC 66
Phụ lục 9: Đường chuẩn 08 phtalat 67
Phụ lục 10: Đánh giá hiệu suất thu hồi quá trình xử lý mẫu 69
Phụ lục 11: Độ lặp xử lý mẫu 70
Phụ lục 12: Phân tích mẫu thực 71
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN 3
1.1Tên gọi, cấu trúc của một số phtalat 3
1.1.1 Công thức và tên gọi các phtalat 3
Bảng 1.1: Tên gọi, cấu tạo, KLPT của một số phtalat điển hình [6] 3
1.1.2 Tính chất lý hóa của các este phtalat 4
1.1.3 Ứng dụng của các este phtalat và nguồn gốc phát tán vào thực phẩm 4
1.1.4 Độc tính của các phtalat 7
1.2 Các phương pháp xác định phtalat trong mẫu thực phẩm 9
1.2.1 Các phương pháp HPLC xác định phtalat 9
1.2.2 Các phương pháp khác xác định các phtalat 12
1.2.3 Phương pháp chiết tách các phtalat ra khỏi nền mẫu thực phẩm 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Các loại phtalat thường có trong thực phẩm 16
2.3 Chất chuẩn, hóa chất, thiết bị 17
2.3.1 Chất chuẩn 17
2.3.2 Hóa chất sử dụng 17
2.3.3 Thiết bị, dụng cụ 18
2.4 Mục tiêu nghiên cứu 18
2.5 Phương pháp phân tích 19
2.5.1 Phương pháp xử lý mẫu 19
2.5.2 Phương pháp phân tích 19
2.6 Nghiên cứu điều kiện tối ưu và đánh giá phương pháp phân tích 20
2.6.1 Phương pháp nghiên cứu điều kiện tối ưu 20
2.6.2 Đánh giá phương pháp phân tích 20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Tối ưu hóa các điều kiện chạy sắc ký 24
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
3.1.1 Chọn van bơm mẫu 24
3.1.2 Chọn cột tách 24
3.1.3 Chọn detector 25
3.1.4 Chọn bước sóng hấp thụ cực đại của các este phtalat 25
3.1.5 Khảo sát và chọn thành phần pha động phù hợp 26
Bảng 3.1: Gradient định tính các phtalat với hệ MeOH-nước 27
Thời gian lưu của các cấu tử ứng với chế độ gradient ở trên thể hiện trong bảng 3.2 28
Bảng 3.2: Thời gian lưu của các cấu tử: 28
Bảng 3.3: Các gradient thử nghiệm với pha động MeOH-Nước 28
Bảng 3.4: Chế độ chạy với pha động ACN- nước 29
Bảng 3.5: Độ phân giải, thời gian lưu ứng với các gradient 29
Bảng 3.6: Thời gian lưu của các cấu tử ứng với hệ dung môi 3: 31
Bảng 3.7: Kết quả phân tích của 2 tỷ lệ ACN: pha nước chứa trietylamin 31
Bảng 3.8: Các gradient tốc độ dòng 33
Bảng 3.9: Độ phân giải, thời gian lưu, hệ số đối xứng pic khi chạy gradient 6 35
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,01% 36
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,08% 36
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ trietylamin 0,04% 36
3.2 Đường chuẩn hỗn hợp xác định 08 phtalat 41
3.2.1 Dựng đường chuẩn 41
Bảng 3.16: Các dung dịch dựng đường chuẩn 42
Bảng 3.17: Diện tích pic trung bình thu được của các phtalat 42
Bảng 3.18: Đường chuẩn các phtalat 43
Bảng 3.19: Phương trình đường chuẩn các phtalat 44
3.2.2 Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 44
Bảng 3.20: Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các phtalat 45
3.2.3 Kiểm tra sự khác nhau có nghĩa giữa hệ số a và giá trị 0 46
Bảng 3.21: Kết quả so sánh giữa giá trị a của phương trình đường chuẩn DCHP với giá trị 0 46
Bảng 3.22: Chuẩn F-tính của các phtalat 47
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Bảng 3.23: Kết quả so sánh giữa b và b’ trong phương trình hồi quy của DCHP 48
3.3 Đánh giá phương pháp phân tích 49
Bảng 3.30: Kết quả so sánh hàm lượng mẫu Bơ thực vật bằng chuẩn Student 53
PHỤ LỤC 60
Phụ lục 1: Định tính các phtalat khi chạy hệ dung môi pha động MeOH-nước 60
Phụ lục 2: Định tính các phtalat khi chạy hệ dung môi pha động ACN-Nước 61
Phụ lục 3: Các gradient khảo sát với pha động ACN-nước 62
Phụ lục 4: Khảo sát tỷ lệ pha động với pha động ACN-trietylamin 0,04%, pH 2,8 63
Phụ lục 5: Các gradient tốc độ dòng được khảo sát với pha động ACN-trietylamin 64
Phụ lục 6: Khảo sát nồng độ trietylamin trong pha động 65
Phụ lục 7: Khảo sát ảnh hưởng của pH pha động 66
Phụ lục 8: Khảo sát độ lặp của hệ máy HPLC 66
Phụ lục 9: Đường chuẩn 08 phtalat 67
Phụ lục 10: Đánh giá hiệu suất thu hồi quá trình xử lý mẫu 69
Phụ lục 11: Độ lặp xử lý mẫu 70
Phụ lục 12: Phân tích mẫu thực 71
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên Trang
3.1 Phổ UV của các phtalat. 26
3.2 Sắc ký đồ thể hiện 3 gradient đã khảo sát. 30
3.3 Sắc đồ chạy đẳng dòng pha động ACN-nước 33
3.4 Sắc ký đồ 06 chương trình gradient đã khảo sát 35
3.5 Sắc đồ khảo sát nồng độ trietylamin trong pha nước. 38
3.6 Sắc đồ khảo sát pH pha động. 40
3.7 Sắc đồ khảo sát độ lặp lại của hệ máy. 42
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
ACN Acetonitril
BBP Benzylbutyl phtalat
CPSC Consumer Product Safety Commissions: Ủy ban An toàn sản phẩm
tiêu dùng
CRM Certified Reference Materials: mẫu chuẩn được chứng nhận
DBP Dibutyl phtalat
DCHP Dicyclohexyl phtalat
DEHP Di(2-etylhexyl) phtalat
DGMP Dimetylglycol phtalat
DHP Dihexyl phtalat
DNOP Di-n-octyl phtalat
DPP Di-n-propyl phtalat
ECD Electron capture detector: detector bắt điện tử
FID Flame ionization detector: detector ion hóa ngọn lửa
GC-MS Gas chromatography – mass spectrometry: sắc ký khí khối phổ
HPLC High performance liquid chromatography: sắc ký lỏng hiệu năng cao
KLPT Khối lượng phân tử
LOD Limit of Detection: Giới hạn phát hiện
LOQ Limit of Quantitation: Giới hạn định lượng
MeOH Metanol
PDA Photo-diode-array: mảng điot điện tử
ppm Part per million: phần triệu
PVC Polyvinyl clorua
RP-HPLC Reverse phase-HPLC: sắc ký lỏng pha đảo
UV-Vis Ultra-violet: tử ngoại và khả kiến
% RSD % Relative Standard Deviation:% độ lệch chuẩn tương đối
THF Tetrahydro furan
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại hơn, mọi thứ đều được thiết kế sao cho
tiện dụng hơn, dễ sử dụng hơn, hiệu quả hơn và giá thành rẻ. Thực phẩm hầu hết
được đóng hộp, bảo quản trong những chất liệu như nhựa PVC hoặc hộp inox.
Những loại bao bì đó lại chưa được quản lý chất lượng một cách chặt chẽ nên rất dễ
dẫn đến việc nhiễm một số chất ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hơn nữa, tình
trạng sản xuất thực phẩm theo phương thức công nghiệp công với việc các nhà sản
xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã có, nên nhiều chất phụ gia được
thêm vào. Chúng được thêm vào để tạo sự hấp dẫn hơn của thực phẩm đó hoặc để
thay thế một số chất trong tự nhiên vì hóa chất công nghiệp rẻ tiền và sẵn có hơn.
Vì vậy nếu không được quản lý một cách chặt chẽ, những thực phẩm mà chúng ta
sử dụng rất dễ nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm và đi vào cơ thể con người…
Các chất đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng lâu dài tới
cuộc sống.
Các phtalat hiện nay được sử dụng rất phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực của
cuộc sống. Từ trong những sản phẩm hàng ngày làm bằng nhựa PVC như thau,
chậu, hộp đựng thức ăn, bàn ghế, chai lọ Hầu hết các sản phẩm từ nhựa PVC đều
có các phtalat vì nhóm các chất này được thêm vào nhựa để làm tăng độ dẻo, đàn
hồi của nhựa, thậm chí nhóm này còn được gọi là “plasticizers” nghĩa là các chất
dẻo giống nhựa. Thành phần nhựa có thể chiếm từ 0,1-40% những chất này, thậm
chí có thể lên tới 60% hay 80%[25]. Hơn nữa, những chất này không tạo liên kết
trong mạng lưới của nhựa mà chỉ được thêm vào nhựa như một chất phụ gia vì vậy
rất dễ thôi nhiễm ra ngoài môi trường (nhất là môi trường nhiều chất béo như dầu,
mỡ ). Chúng còn được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng như trong một
số mặt hàng sơn tưởng, sơn gỗ lát nền nhà và thậm chí trong cả đồ chơi trẻ em và
sản phẩm chăm sóc cho trẻ[21]. Các phtalat còn được sử dụng trong mỹ phẩm như
các loại sơn móng tay, gel vuốt tóc, kem dưỡng da, nước hoa Thêm chúng vào mỹ
phẩm sẽ làm cho sơn móng tay có độ bóng và bám bề mặt tốt hơn, trong gel vuốt
Trang
1
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
tóc và kem dưỡng da làm cho bề mặt kem trông tươi mịn và hấp dẫn hơn, trong
nước hoa chúng được dùng như chất định hương để giữ cho mùi thơm nước hoa lâu
phai hơn [13]. Tất cả các phtalat ở trong các sản phẩm kể trên đều có khả năng
thôi nhiễm ra ngoài môi trường không khí hay thức ăn một cách dễ dàng. Chúng có
thể hấp thụ qua da do tiếp xúc, qua đường hô hấp do hít phải và qua đường tiêu hóa
như ăn uống. Về lâu về dài chúng gây ra những tác hại to lớn đối với cơ thể con
người và môi trường. Chúng gây ung thư ở chuột (chưa có thử nghiệm nào trên cơ
thể người)[24], các phtalat này có thể làm xáo trộn nội tiết trong cơ thể con người, ở
bé gái có thể gây dậy thì sớm, ở bé trai thì làm teo tinh hoàn Nếu bị tích lũy lâu
trong cơ thể, chúng sẽ lắng đọng lại ở phổi, gan và lá lách và dần dần sẽ làm suy
giảm chức năng của các bộ phận đó[26].
Trong thực phẩm, nguyên nhân sự xuất hiện các phtalat có thể là do bị thôi
nhiễm từ bao bì sản phẩm bằng nhựa dẻo hoặc túi nilon nếu thực phẩm chứa trong
đó là các loại thực phẩm giàu chất béo. Hoặc một số loại đồ uống có cồn cũng có
thể nhiễm các phtalat do nguyên nhân này. Còn một nguyên nhân khác đáng chú ý
hơn vì mức nồng độ các phtalat này cao hơn hẳn mức nồng độ do bị thôi nhiễm. Đó
là do các nhà sản xuất sử dụng trực tiếp các phtalat, chủ yếu là DEHP, DINP để làm
chất tạo đục trong các sản phẩm chứa nước, bởi vì phtalat rất kém tan trong môi
trường này[7] hoặc trong các sản phẩm bơ, dầu ăn làm cho thực phẩm nhìn có vẻ tự
nhiên hơn[20]. Vì vây, để giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đúng đắn về các
loại thực phẩm, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phương pháp định
lượng các phtalat trong thực phẩm” để biết được những thực phẩm có hại và có
biện pháp tránh sự nhiễm các phtalat vào cơ thể qua đường ăn uống.
Trang
2
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Chương I:
TỔNG QUAN
1.1Tên gọi, cấu trúc của một số phtalat
1.1.1 Công thức và tên gọi các phtalat.
Công thức cấu tạo của các phthalate như sau:
Đây là công thức cấu tạo chung của các este o-phthalates hay còn được gọi là
đi-este của axit benzenedicarboxylic. R và R' là 2 gốc của 2 rượu đã tác dụng với
axit phtalic để thu được este phthalate. Hai nhóm này có thể giống nhau hoặc khác
nhau tùy thuộc rượu tham gia phản ứng. Cấu trúc khác nhau của 2 nhánh này sẽ tạo
ra những tính chất hóa học và vật lý rất riêng của phân tử và làm thay đổi hoạt tính
sinh học của chúng[22,25]. Bảng 1.1 chỉ ra một số phalat thông dụng, tên gọi vả cấu
tạo của một số phtalat thông dụng.
Bảng 1.1: Tên gọi, cấu tạo, KLPT của một số phtalat điển hình [6]
STT Tên gọi Kí
hiệu
CTCT M
(g/mol)
1
Dimethyl phthalate DMP C
6
H
4
(COOCH
3
)
2
194
2 Diethyl phthalate DEP C
6
H
4
(COOC
2
H
5
)
2
222
3 Diallyl phthalate DAP C
6
H
4
(COOCH
2
CH=CH
2
)
2
246
4 Di-n-propyl phthalate DPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
2
CH
3
]
2
250
5 Di-n-butyl phthalate DBP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
3
CH
3
]
2
278
6 Diisobutyl phthalate DIBP C
6
H
4
[COOCH
2
CH(CH
3
)
2
]
2
278
7 Butyl cyclohexyl
phthalate
BCP
CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4
COOC
6
H
11
304
8
Di-n-pentyl phthalate DNPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
4
CH
3
]
2
306
9 Dicyclohexyl
phthalate
DCHP C
6
H
4
[COOC
6
H
11
]
2
330
Trang
3
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
10 Butyl benzyl
phthalate
BBP
CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4
COOCH
2
C
6
H
5
312
11
Di-n-hexyl phthalate DNHP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH
3
]
2
334
12
Diisohexyl phthalate DIHxP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
3
CH(CH
3
)
2
]
2
334
13
Diisoheptyl phthalate DIHpP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
4
CH(CH
3
)
2
]
2
362
14
Butyl decyl phthalate BDP
CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4
COO(CH
2
)
9
CH
3
362
15 Di(2-ethylhexyl)
phthalate
DEHP
C
6
H
4
[COOCH
2
CH(C
2
H
5
)
(CH
2
)
3
CH
3
]
2
390
16
Di(n-octyl) phthalate DNOP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
7
CH
3
]
2
390
17
Diisooctyl phthalate DIOP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH(CH
3
)
2
]
2
390
18 n-Octyl n-decyl
phthalate
ODP
CH
3
(CH
2
)
7
OOCC
6
H
4
COO(CH
2
)
9
CH
3
418
19
Diisononyl phthalate DINP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
6
CH(CH
3
)
2
]
2
418
20
Diisodecyl phthalate DIDP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
7
CH(CH
3
)
2
]
2
446
21
Diundecyl phthalate DUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
10
CH
3
]
2
474
22 Diisoundecyl
phthalate
DIUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
8
CH(CH
3
)
2
]
2
474
23
Ditridecyl phthalate DTDP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
12
CH
3
]
2
530
24 Diisotridecyl
phthalate
DIUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
10
CH(CH
3
)
2
]
2
530
1.1.2 Tính chất lý hóa của các este phtalat.
- Nhóm các este phtalat là những chất lỏng dạng dầu, dễ bay hơi, có mùi nhẹ,
không tan trong nước và cacbon tetraclorua, nhưng lại tan tốt trong các dung môi
hữu cơ như metanol, acetonitril, hexan, các dung dịch dầu ăn, chất béo. Chúng có
thể tan được trong máu và những chất dịch cơ thể có chứa lipoprotein.
- Khi bị phân hủy bởi nhiệt các phtalat này cho khí mùi hơi chát
- Phtalat không có tương tác với những muối nitrat, kiềm, axit hay những
chất oxy hóa mạnh.
1.1.3 Ứng dụng của các este phtalat và nguồn gốc phát tán vào thực phẩm.
1.1.3.1.Ứng dụng của các este phtalat.
Trang
4
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Phtalat là một nhóm các hợp chất hóa học được phát triển vào cuối thế kỷ
trước. Chất hóa học dạng dầu này không tồn tại riêng rẽ trong một sản phẩm nào mà
được thêm vào các sản phẩm khác để tăng những hoạt tính khác nhau. Hơn 87% các
lượng phtalat được sử dụng như một loại nhựa (làm cho nhựa linh hoạt hơn, dẻo
hơn, đàn hồi tốt hơn). Phtalat được sử dụng trong nhựa PVC dẻo như các sản phẩm
tiêu dùng hàng ngày. Nó được tìm thấy ở rất nhiều vật dụng hàng ngày như đồ chơi
trẻ em, núm vú ngậm bằng cao su, vỏ đồ hộp, áo mưa, vòi tắm, sàn nhà, sơn tường,
thau, chậu rửa, hộp đựng thức ăn, ống nước, và một số công thức thuốc trừ sâu
Một số còn được dùng trong sản xuất các chất sơn tường, sơn sàn nhà, sàn nhà
vinyl, dung môi, các loại nhựa sử dụng cho xây dựng [12]. Ngoài ra do tính chất
không tan trong nước nên chúng còn được sử dụng làm chất tạo đục trong các sản
phẩm nước như thạch rau câu, sữa, nước ngọt đặc trưng như DEHP và DINP được
sử dụng trong thực phẩm như dầu cọ công nghiệp[7]. Tuy nhiên, lượng phtalat có
trong thực phẩm còn có một lượng nhỏ là do bị thôi nhiễm từ vỏ bao bì bằng nhựa
PVC [22,24,25]. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, phtalat còn có mặt trong một
số loại mỹ phẩm như sơn móng tay, keo vuốt tóc, dầu gội, kem dưỡng da, thuốc
nhuộm tóc, son môi, phấn Những chất này được thêm vào trong mỹ phẩm để tạo
độ tươi mới, tạo độ mịn và hấp dẫn cho loại mỹ phẩm đó, hơn nữa trong sơn móng
tay các phtalat còn làm cho màu sơn sáng bóng hơn và bền lâu hơn, bám dính hơn.
Chất DEP còn được dùng như một chất định hương trong nước hoa, giúp nước hoa
giữ mùi thơm được lâu hơn và mùi không bị biến mùi trong các điều kiện thời tiết
khác nhau [17,18]. Trong ngành sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị y tế, các phtalat
thường có trong những túi nhựa đựng máu, dây truyền nước và hóa chất, ống thông
tiểu, ống súc dạ dày Chúng còn được sử dụng trong ngành dược như DEP được
dùng như một chất trị bệnh ghẻ vì nó có tính diệt khuẩn (hiện tại bây giờ không còn
sử dụng chất này để điều trị nữa). Đặc biệt, DEP được dùng làm chất hóa dẻo trong
bao phim viên thuốc, nhưng lớp phim bao này thường rất mỏng cộng với việc sử
dụng hàng ngày chỉ một lượng nhỏ nên coi như lượng vào cơ thể không đáng
kể[19].
Trang
5
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Theo ước tính sản lượng hàng năm của các este của axit phtalic (PAE's) năm
1998 là khoảng năm triệu tấn. Gần như các este phtalat có mặt ở hầu hết mọi nơi
trong môi trường sống, cơ thể con người bị nhiễm phtalat là một điều rất dễ xảy ra.
Nhưng khi chúng đi vào cơ thể có những tác hại gì đối với con người là điều cần
xem xét.
1.1.3.2 Nguồn gốc phát tán các phtalat vào thực phẩm.
Phtalat trong thực phẩm chủ yếu là do bị nhiễm trong quá trình sản xuất và
do thôi nhiễm[14]. Nên một số phtalat hay được dùng trong nhựa phổ biến cũng sẽ
có mặt một lượng nhỏ trong các mẫu thực phẩm như DBP, BBP, DINP, DNOP,
DIDP khi dùng vỏ hộp nhựa đựng đồ ăn nóng và nhiều dầu mỡ, hoặc cho quay
nóng trong lò vi sóng. Tsumura (2001) đã chỉ ra rằng sự tăng lên của nồng độ
DEHP trong thịt gà mức từ 80 µg/kg trước khi nấu đến 13.100 µg/kg sau khi rán
trong chảo được tráng Teflon, và còn cao tới 16.900 µg/kg sau khi đóng gói. Làm
nóng thực ăn trong các vỏ bọc trực tiếp của đồ ăn nhanh tạo điều kiện rất lớn cho sự
thôi nhiễm các phtalat từ vật liệu bọc vào thức ăn. Trong khi kiểm tra các bữa ăn
được chuẩn bị tại 3 bệnh viện tại Nhật cũng cho thấy việc sử dụng gang tay cao su
cũng đóng góp 600 µg mỗi ngày. Hàng ngày, các bữa ăn ở bệnh viện đó chứa trung
bình khoảng 160 µg DEHP, 12,5 µg DEHA và 4,7µg DINP, 3,4µg BBP[14].
Trên thực tế các phtalat này có trong thực phẩm không chỉ do nguyên nhân
thôi nhiễm từ các vật chứa hoặc tiếp xúc mà đôi lúc còn có mặt trong thực phẩm do
được cố tình thêm vào. Những sản phẩm giàu chất béo như bơ, phomai,
mayonaise đều được thêm một lượng nhỏ các phtalat vào để làm chúng trông tươi
ngon và mịn hơn. Theo tài liệu [7] các phtalat còn được dùng như chất tạo đục trong
một số loại thực phẩm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự không trộn lẫn
nhau giữa các phtalat và các dạng thức ăn ít béo, chứa nước. Chúng tạo thành dạng
nhũ tương giữa hai hay nhiều pha trong một dạng thức ăn. Vì vậy các phtalat
thường được thêm vào nước hoa quả hoặc đồ uống có cồn để làm tăng độ đục và
tạo cảm giác tự nhiên hơn cho các loại thực phẩm đó. Trên thực tế mặc dù các
phtalat bị cấm sử dụng trong các trường hợp như vậy, tuy nhiên theo Cục quản lý
Trang
6
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
Thực phẩm và Thuốc Đài Loan, vẫn có những cơ sở sản xuất sử dụng các phtalat để
làm chất tạo đục để giảm giá thành so với các sản phẩm tự nhiên như dầu cọ, gum
arabic và tạo được độ ổn định trong sản phẩm. Chủ yếu phtalat được dùng là
DEHP và DINP [7]. Thường thì các nhà sản xuất nếu có dùng các phtalat này trong
thực phẩm thì cũng khó có thể ghi nó lên thành phần của thực phẩm đó vì nhiều lý
do, cho nên trong nghiên cứu này chúng tôi đã nghiên cứu một phương pháp để xác
định các phtalat trong thực phẩm, để xem xét mức hàm lượng của chúng có trong
mỗi loại thực phẩm khác nhau, giúp người tiêu dùng có những cái nhìn đúng đắn
hơn về những thực phẩm chứa những chất có hại đối với cơ thể.
1.1.4 Độc tính của các phtalat.
Có rất nhiều các loại đồ dùng có chứa các phtalat xung quanh chúng ta, hơn
nữa do các tính chất của chúng khiến chúng rất dễ bị nhiễm vào cơ thể con người.
Nhưng với mỗi một nguồn nhiễm khác nhau thì lại khác nhau về lượng và về tác
động trực tiếp đến cơ thể con người. Vì vậy trước khi xem xét độc tính của phtalat
đối với cơ thể con người nên nhìn lại cách mà chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
1.1.4.1 Con đường lây nhiễm phtalat.
Từ các tính chất và ứng dụng của các phtalat đã nêu ở trên chúng ta có thể
biết được các phtalat xâm nhập vào cơ thể con người theo những đường nào. Gần
như đến 90% các phtalat đều được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa PVC,
nhưng cấu tạo phân tử của chúng thì lại cho thấy chúng không hề tham gia vào
mạng lưới của nhựa mà chỉ đóng vai trò là chất phụ gia, chất độn vào các sản phẩm
nhựa. Nên khi nhựa bị vỡ ra hoặc bị lão hóa, các phtalat này có thể đi ra khỏi nhựa
và ra ngoài không khí xung quanh. Khi đó chúng ta sẽ hít phải các chất này và bị
nhiễm vào cơ thể. Hơn nữa, các sản phẩm nhựa này khi được chứa các loại thức ăn
có nhiều dầu mỡ, chất béo… các phtalat này cũng bị thôi nhiễm ra ngoài thức ăn và
đi vào cơ thể qua đường ăn uống. Chưa tính đến các phtalat này còn được sử dụng
thay một số chất trong tự nhiên vì hóa chất công nghiệp sản xuất nhiều lại có chi phí
thấp hơn. Vì chúng không tan trong nước nên chúng được sử dụng để làm chất tạo
Trang
7
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
đục trong các sản phẩm chứa nước như thạch sữa chua, sữa, các loại nước ngọt…
nên khi ăn uống những thực phẩm đó chúng ta đã bị nhiễm các chất phtalat. Các
phtalat cũng còn được dùng trong sản xuất các loại mỹ phẩm, chủ yếu là kem bôi
da, gel xịt tóc… nên khi sử dụng chúng sẽ được hấp thụ qua da và đi vào cơ thể.
Một phần nhỏ nữa các phtalat đi vào cơ thể con người còn do các sản phẩm sơn
tường, sơn gỗ sàn nhà cũng có chứa những chất này và chúng bị thôi nhiễm ra ngoài
không khí. Nhìn chung, các chất này có ở xung quanh môi trường sống của chúng
ta rất nhiều và khó có thể kiểm soát được.
1.1.4.2 Độc tính.
Chưa có nhiều thử nghiệm về tác hại của các phtalat đối với cơ thể con
người. Tuy nhiên đối với những nghiên cứu trên động vật (cụ thể là chuột ở cả hai
giới tính) đã cho ta thấy những kết quả đáng sợ về độc tính của các phtalat này.
Theo nghiên cứu [27], tác giả V. Zitko đã nêu ra độc tính của các phtalat này trên
những con chuột được tiêm vào một lượng phtalat nhất định. Tất cả các phtalat
kiểm tra đều có những tác hại về hệ sinh sản và một điều đáng lưu ý ở một số thai
nhi bị biến đổi ở hầu hết các động vật được tiêm. Đặc biệt DMP và dimethoxyletyl
phtalat đã có những tác động rất linh hoạt. Khối lượng phân tử các phtalat càng thấp
thì càng độc hơn so với những phtalat có gốc rượu từ C
6
-C
9
. Các phtalat khi được
tiêm vào tĩnh mạch chuột, cơ thể chuột tích tụ các phtalat lại trong phổi, gan và lá
lách với những lượng khác nhau các phtalat và dần dần làm mất chức năng của các
bộ phận đó. Phtalat còn gây xáo trộn nội tiết và các trung tâm hormonally hoạt động
bởi vì khả năng can thiệp vào hệ thống nội tiết trong cơ thể của các phtalat. Tiếp
xúc với phtalat lâu dài sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh bất thường như hở hàm ếch,
các dị tật xương tăng và tăng số thai chết trong các nghiên cứu trên động vật thí
nghiệm. Hệ thống nhạy cảm nhất của cơ thể khi tiếp xúc với các phtalat này là hệ
sinh sản chưa phát triển hoàn toàn của nam giới, khi bị nhiễm các phtalat ở một
mức độ, cơ thể bị gia tăng tỷ lệ tinh hoàn không xuống, tinh hoàn giảm trọng lượng
hoặc giảm khoảng cách giữa hậu môn và cơ sở dương vật [26] Đối với nữ giới, khi
các phtalat tiếp xúc lâu dài với cơ thể sẽ gây ra xáo trộn nội tiết, gây tăng tiết
Trang
8
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
hormon nữ tính, làm cho trẻ nữ bị dậy thì sớm hơn và dễ gây ra hiện tượng dị
thường thai trong quá trình mang thai nếu tiếp xúc quá nhiều với các phtalat.
1.2 Các phương pháp xác định phtalat trong mẫu thực phẩm.
1.2.1 Các phương pháp HPLC xác định phtalat.
Các phtalat là những este của axit phtalic với hai hoặc một rượu nào đó, do
đó tính chất cũng như cấu tạo của chúng có tính tương đồng cao. Phương pháp phân
tích các hợp chất này phải đủ mạnh để không bị ảnh hưởng lẫn nhau của các phtalat
khi xác định đồng thời. Và sắc ký đáp ứng tốt được điều đó. Vì là các este nên có
thể sử dụng cả sắc ký khí và sắc ký lỏng để phân tích. Tuy nhiên khi dùng sắc ký
khí phải được ghép nối với detector khối phổ mới cho hiệu quả cao, còn các
detector khác đều kém nhậy (như FID, ECD). Sắc ký lỏng thì có thuận lợi hơn là có
thể sử dụng detector UV cũng có thể định lượng cũng như định tính được các
phtalat. Tuy cũng có nhiều ưu nhược điểm khác nhau, khi dùng HPLC-UV thì khi
phân tích mẫu thực, kết quả phải được kiểm chứng lại bằng một phương pháp mạnh
hơn như ghép nối với MS. Bởi vì dạng phổ hấp thụ của các phtalat rất giống với
nhiều chất khác có một vòng benzen, bước sóng hấp thụ cũng không đặc trưng nên
khả năng định tính thấp. Tuy nhiên trên một số đối tượng nhất định, nền mẫu kém
phức tạp hơn thì HPLC-UV lại ưu việt hơn nhờ giá thành rẻ hơn và khá chính xác,
phương pháp xử lý mẫu đơn giản.
Một số tác giả cũng đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao,
detector UV để xác định các phtalat trong nhiều đối tượng khác nhau. Tạp chí ứng
dụng của Knauer [15] cũng đã đưa ra quy trình tách 08 phtalat là benzylbenzoat,
benzylbutyl phtalat, dibutyl phtalat, dihexyl phtalat, bis(2-etylhexyl) phtalat, din-
octyl phtalat, di-iso-nonyl phtalat, di-iso-decyl phtalat trên hệ HPLC pha đảo, cột
Eurospher II 100-3 C18 H, 250×3,0 mm ID. Hệ dung môi là ACN-Nước với
gradient với hai kênh A gồm H
2
O/ACN là 15:85 (thể tích/thể tích), kênh B là ACN.
Gradient từ 0-3 phút từ 0% kênh B, từ 3,0-6,5 phút tăng từ 0% B đến 100% B, phút
thứ 6,5 đến 19,5 phút chạy 100% kênh B. Tốc độ dòng 0,6 ml/phút, nhiệt độ cột
Trang
9
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
30
0
C, detector UV đặt ở bước sóng 225 nm. Kết quả cho thứ tự của các chất ra khỏi
cột là BB-BBP-DBP-DHP-DEHP-DNOP-DINP-DIDP. Tổng thời gian chạy một
mẫu là 22 phút.
Nhóm các tác giả Ting Wu, Chao Wang, Xing Wang, Haiqing Xiao, Qiang
Ma, Qing Zhang [23] cũng đã tách 12 phtalat trên hai hệ UPLC và HPLC, để so
sánh hiệu quả tách của hai hệ máy trên. Các phtalat được tách: DMGP, DPP, DIBP,
DMP, DEP, DBP, BBP, DCHP, DEHP, DNOP, DAP, DHP. Dung môi sử dụng là
metanol, các dung dịch chuẩn các phtalat cũng được pha trong dung môi này,
detector sử dụng là PDA đặt ở bước sóng 225 nm. Với hệ ultra-performance-liquid-
chromatography là một hệ có hiệu quả tách cao, cỡ hạt nhỏ, cột ngắn, áp suất cao,
đường kính nhỏ. Cột sử dụng là cột phenyl 50 mm × 2,1 mm × 1,7 µm, nhiệt độ cột
45
0
C, sử dụng hai dung môi kênh A là MeOH, kênh B là Nước. Kênh A tăng trong
1,5 phút từ 50-78%, được giữ trong một phút, sau đó tăng đều lên 100% trong vòng
1 phút, giữ trong vòng 1 phút ở tỷ lệ 100% kênh A trước khi đưa về trạng thái ban
đầu và được giữ cân bằng ở điều kiện đó 2 phút. Tổng thời gian chạy một mẫu là
khoảng 7 phút, tốc độ pha động 0,4 ml/phút. Còn đối với hệ HPLC của Agilent
1100, ghép nối với hệ bơm, bộ phận tự động bơm mẫu và lò cột. Nhiệt độ cột đặt ở
25
0
C, cột phenyl 250 mm × 4,6 mm × 5 µm. Pha động cũng gồm hai kênh MeOH
(kênh A) và nước (kênh B). Chế độ gradient kênh A tăng trong 5 phút từ 70-85%,
sau đó tăng đều trong 4 phút tới 100%, giữ trong 4 phút trước khi trở về điều kiện
đầu sau đó giữ cân bằng 4 phút. Tổng thời gian 18 phút một mẫu. Tốc độ dòng 1,0
ml/phút. Kết quả cho thấy đường nền khi chạy trên thiết bị UPLC rất ổn định, thẳng
đều, không bị trôi hay bị dâng nền. Còn đối với thiết bị HPLC, nền bị dâng đều theo
lượng MeOH, tuy rằng hiệu quả tách đều tốt, độ phân giải giữa các pic đạt được tốt
nhưng rõ ràng khi phân tích mẫu thực hệ UPLC sẽ cho kết quả phân tích chính xác
hơn, thời gian phân tích nhanh hơn.
Một phương pháp sắc ký lỏng thân thiện với môi trường cũng đã được sử
dụng để tách và định lượng các phtalat trong mẫu sơn móng tay. D. De Orsi và các
cộng sự [9] đã tách 07 phtalat: DMP, DEP, DIBP, BBP, DBP, DEHP trên hệ sắc ký
Trang
10
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
lỏng hiệu năng cao, detector UV đặt ở bước sóng 254 nm. Cột Zorbax Eclipse XDB
C18 (Agilent) 150 mm × 4,6 mm × 3,5 µm. Chế độ gradient bắt đầu với tỷ lệ 50:50
% thể tích etanol/nước, tăng dần đến 95% etanol trong 30 phút. Thành phần này
được giữ đến cuối cùng sau khi giữ cân bằng 10 phút, tốc độ dòng 1,0 ml/phút, van
bơm 10 µl, nhiệt độ cột 35
0
C. Phương pháp này được gọi là thân thiện với môi
trường bởi vì nó sử dụng dung môi etanol trong quá trình tách, dung môi không độc
hại với con người cũng như với môi trường như các dung môi thường dùng khác
trong HPLC như: ACN hay MeOH Các phtalat cũng được tách ra khỏi nhau, tổng
thời gian lưu một mẫu chạy là 40 phút. Phtalat được chiết ra khỏi nền mẫu bằng hỗn
hợp 90/10 % thể tích Etanol/nước. Phân tích mẫu thực có sử dụng chất nội chuẩn
DPP, nồng độ 50 ppm.
Thêm một nghiên cứu nữa về phương pháp tách và định lượng các phtalat,
theo tài liệu [13], tác giả Hyun Jung Koo và cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng
phương pháp HPLC-UV để xác định 04 phtalat (DEP, DBP, BBP, DEHP) trong các
mẫu mỹ phẩm. Sử dụng hệ máy HPLC của Hitachi (model L-700, Tokyo), bộ phận
bơm mẫu tự động, cột Supecol LC-18 5µm (250mm×4,6mm), nhiệt độ cột
20
0
C±2
0
C. Pha động tỷ lệ 88:12 (88% ACN và 12% dung dịch đệm trietylamine
0,08% pH 2,8 được điều chỉnh pH bằng axit photphoric 1mol/L). Tốc độ dòng 0,7
mL/phút, tổng thời gian chạy là 50 phút. Đường chuẩn dựng từ 10-400ppm, sử dụng
chất nội chuẩn DnHP. Kết quả thu được, phát hiện 19/21 mẫu sơn móng tay và
11/42 mẫu nước hoa chứa DBP, 24/42 mẫu nước hoa chứa DEP với hàm lượng khá
cao. Trong nghiên cứu này còn chỉ ra mức con người nhiễm phải các phtalat khi sử
dụng mỹ phẩm hàng ngày. Ước tính dựa trên lượng các phtalat phát hiện được trên
các đối tượng mẫu.
Ngoài sắc ký lỏng hiệu năng cao, detector UV còn có một số phương pháp
khác để định lượng cũng như định tính các phtalat. Các phương pháp này được trình
bày ở phần 1.2.2.
Trang
11
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
1.2.2 Các phương pháp khác xác định các phtalat.
Ngoài phương pháp HPLC, một phương pháp phổ biến để xác định các
phtalat là GC-MS. Có thể sử dụng sắc kí khí ghép nối với các detector khác để xác
định các phtalat như detector bắt điện tử (ECD), hay ion hóa ngọn lửa (FID).
Theo tiêu chuẩn CPSC-CH-C1001-09.3[21] của tổ chức CPSC Mỹ (United
States Consumer Product Safety Commissions), các phtalat được xác định trên đối
tượng là đồ chơi trẻ em, sử dụng hệ thiết bị GC-MS. Các phtalat được chiết ra khỏi
đối tượng bằng dung môi THF và n-hexan. Khoảng 50 mg mẫu được cân chính xác,
sau đó thêm 5ml THF, tiếp đó thêm 10ml n-hexan (tổng thể tích dung môi là 15
ml). Phần dung dịch lọc, lấy 0,1 ml sau đó thêm vào 80µl dung dịch chất nội chuẩn
benzyl benzoat 250µg/ml, sau đó cho đến thể tích 20ml bằng n-hexan. Đường
chuẩn 06 phtalat (DBP, BBP, DEHP, DNOP, DIDP, DINP) được dựng từ 0,5 – 10
µg/ml với mẫu trắng là cyclohexan. Với điều kiện chạy GC-MS trên cột DB-5MS
30m×0,25mm ID×0,25µm, tốc độ dòng ban đầu 1ml/phút, dòng chảy liên tục, khí
mang He, van tiêm mẫu 1µl ở nhiệt độ 290
0
C, áp suất 35 psi, từ 2-5 phút giữ ở
50
0
C, sau đó tăng 30
0
C/phút tới 280
0
C, sau đó tăng 15
0
C/phút tới 310
0
C, giữ trong 4
phút. Thu được thời gian lưu của các chất BB (m/z=105), DBP (m/z=223) từ 5-9,5
phút, BBP (m/z=206) và DEHP (m/z=279) từ 9,5-10,8 phút và của DNOP
(m/z=279), DINP (m/z=293) và DIDP (m/z=307) ra sau phút 10,8. Có phân tích
mẫu chuẩn CRM để xác nhận giá trị của phương pháp.
Tác giả Hao-Yu-Shen và các cộng sự [12] đã sử dụng cả hai phương pháp là
sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC, detector DAD và phương pháp sắc ký khí khối
phổ để xác định đồng thời 07 phtalat và 04 paraben trong 15 loại mẫu mỹ phẩm
như: gel dưỡng tóc, kem dưỡng da, sữa dưỡng thể 07 phtalat (DEHP, DOP, DEP,
DPP, DBP, BBP) và 04 paraben (Metyl paraben, Etyl paraben, Propyl paraben và
butyl paraben) được xác định bằng HPLC-DAD và GC-MS sau khi đã được làm
sạch với cột chiết pha rắn C18, độ thu hồi 85-108%, RSD 4,2-8.8%. Điều kiện tối
ưu khi sử dụng GC-MS: pic cơ bản (m/z=149) để định lượng các phtalat, còn m/z =
121 để định lượng các paraben. Thiết bị Agilent 6890N, bơm mẫu tự động ghép với
Trang
12
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
detector MS, cột HP-5MS 30m×0,25 ID×0,25µm, cột mao quản 5% diphenyl, 95%
dimetylpolysiloxane, khí mang He. Chạy với gradient nhiệt: 100
0
C giữ trong 0,5
phút tăng từ từ 5
0
C mỗi phút cho đến 220
0
C, tăng tiếp 10
0
C một tới 275
0
C, giữ 5
phút. Tốc độ khí mang ở 1,0 ml/min. Tiêm mẫu ở 250
0
C. Còn đối với hệ HPLC của
Agilent 1100 HPLC gồm bơm, bộ phận bơm mẫu tự động, bộ trộn, lò cột, tất cả
được ghép nối với detector DAD, cột C8 (150mm×4,6 mm×3µm), nhiệt độ cột giữ
ở 30
0
C. Chế độ gradient: 0-13 phút giữ ở tỷ lệ 50:50 (MeOH:H
2
O), 15 phút tỷ lệ
tăng đến 70:30, phút thứ 22 là 85:15, phút thứ 30 tăng đến 100 % MeOH, tốc độ
dòng đặt 1,0ml/phút, bước sóng đặt tại 230 nm. Khoảng tuyến tính của các chất
phân tích nằm từ 0,54-100mg/l. Mẫu thực được xử lí bằng cách cân chính xác
khoảng 1,0 gam mẫu mỹ phẩm cho vào ống thủy tinh, cho thêm 10 ml MeOH, rung
siêu âm 30 phút. Chuyển dung dịch trong sang một ống sạch, làm khô bằng hơi nitơ
ở nhiệt độ phòng. Dung dịch mẫu được đưa qua cột chiết pha rắn C18 và được tối
ưu hóa với các dung môi chiết khác nhau như diclometan, aceton, hexan, MeOH,
etyl acetat, các điều kiện khác như đồng nhất mẫu, lắc, rung đều được tối ưu. Kết
quả đã phân tích được hàm lượng của 07 phtalat và 04 paraben có trong 15 mẫu mỹ
phẩm.
Ngoài GC ghép nối với detector MS ra thì người ta còn sử dụng các loại
detector khác nhau để phân tích các phtalat như FID, ECD. Tiến sĩ Sapna Johnson
và các cộng sự [20] đã nghiên cứu xác định 08 phtalat (DMP, DEP, DBP, BBP,
DEHP, DINP, DNOP, DiDP) trong đối tượng đồ chơi trẻ em sử dụng detector ECD.
Mẫu được cân với khối lượng 5g được chiết Soxhlet trong 100ml dung dịch
diclometan 16 giờ và ở 60
0
C. 90ml dịch chiết được làm giàu ở 30
0
C, và 1µl được
bơm vào cột tách. Tất cả các mẫu phân tích đều được làm lặp lại 3 lần. Cột được sử
dụng là DB-5MS 30 m x .25 mm ID x 0.25 µm, tốc độ ban đầu 1ml/phút, khí mang
He, van bơm 1µl ở nhiệt độ 290
0
C, áp suất 35 psi, 0,5 phút, 2-5 phút giữ ở 50
0
C,
tăng 30
0
C/phút tới 280
0
C, sau tăng 15
0
C/phút tới 310
0
C giữ trong 4 phút. Tổng thời
gian 50 phút. Detector ECD, nhiệt độ bổ trợ 300
0
C, khí Nitơ 20ml/phút. Kết quả thu
được cho thấy 4 loại phtalat phổ biến là DEHP, BBP, DBP và DINP có mặt trong
Trang
13
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
tất cả 24 mẫu thí nghiệm với hàm lượng từ <0,1%-16,22%. Sau khi mẫu được xác
định bằng GC-ECD thì được kiểm tra để khẳng định lại bằng GC-MS.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC sử dụng các loại detector
mạnh hơn detector UV cũng được sử dụng để phân tích các phtalat. Theo nghiên
cứu của Bart Tienpont [5], các mẫu môi trường như đất, trầm tích , các mẫu thực
phẩm và mẫu nền sinh học cũng đã được đem ra phân tích hàm lượng các phtalat
trên hệ máy HPLC-MS với các chế độ ion hóa khác nhau. Các phtalat được phân
tích chủ yếu là dạng mono-este của axit phtalic như mono-2-etylhexyl phtalat , cơ
chế phân mảnh ESI hoặc APCI. Hệ thiết bị Agilent 1100 LC, kết hợp với cột 25cm
× 4,6 mm ID × 5 µm, hệ dung môi gồm 2 kênh. Kênh A 0,5% đệm amoni axetat
trong nước, kênh B là metanol, chạy đẳng dòng tỷ lệ 50%/50% B về thể tích, tốc độ
dòng 0,5 ml/phút, van bơm mẫu 50 µL. Thế phân cực 70 V, nhiệt độ 325
0
C, tốc độ
khí 5L/phút khí N
2
, các mảnh ion M+1 = 277 (DEHP), 281 (MEHP), 291 (MiNP),
305 (MiDP). Mẫu được chiết các phtalat ra khỏi nền bằng chiết Lỏng – Lỏng và làm
giàu bằng chiết pha rắn.
1.2.3 Phương pháp chiết tách các phtalat ra khỏi nền mẫu thực phẩm.
Trước khi mẫu được đưa vào hệ HPLC để phân tích cho ra hàm lượng
phtalat có trong mẫu thì nó phải được đồng nhất, chuyển từ các trạng thái khác nhau
về dạng lỏng, các phtalat được tan trong dung môi acetonitril hoặc metanol. Khi
đưa vào đầu cột tách có khả năng hấp thu và rửa giải qua cột.
Theo tài liệu [22], mẫu phải được đồng nhất trước khi đem xử lý hoặc chiết.
Với mẫu lỏng có thể dùng biện pháp lắc, trộn lẫn, hay khuấy. Đối với mẫu rắn
thường sử dụng máy trộn để làm đều hoặc có thể cho thêm dung môi hữu cơ phân
cực hoặc nước cất để làm đều. Các phtalat được chiết ra từ mẫu không chất béo
dạng lỏng với dung môi hữu cơ không phân cực và có thể đo mà không cần bất kỳ
sự làm sạch nào. Áp dụng với trường hợp đối với nước, các loại nước giải khát và
đồ uống có cồn. Hầu hết các phòng thí nghiệm đều sử dụng chiết Lỏng-Lỏng để
phân tách các phtalat ra khỏi nền mẫu. Dung môi có thể dùng clorofom, n-hexan, n-
Trang
14
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
heptan, hoặc isooctan. Cũng có thể sử dụng chiết pha rắn để tách lấy các phtalat
phân tích. Đối với các loại thực phẩm không béo dạng rắn thường được chiết với
ACN hoặc hỗn hợp ACN-Nước. Trường hợp thực phẩm giàu chất béo dạng rắn thì
các phtalat được chiết ra khỏi nền cùng với chất béo có thể sử dụng diclometan, hỗn
hợp diclometan với cyclohexan, n-hexan, và hỗn hợp n-hexan với aceton, hoặc có
thể dùng ACN để tăng độ chọn lọc của các phtalat từ thực phẩm, dựa trên khả năng
tan kém của các chất béo vào trong ACN. Kỹ thuật chiết phổ biến nhất chỉ bằng
cách lắc mẫu với hỗn hợp chiết. Tuy nhiên dùng biện pháp rung siêu âm và lò vi
sóng là 2 biện pháp đã cho hiệu quả tốt nhất.
Dựa trên điều kiện phòng thí nghiệm và các tài liệu tham khảo đã có, chúng
tôi đã lựa chọn phương pháp sắc kỷ lỏng hiệu năng cao pha đảo của Shimadzu,
ghép nối với detector PDA, cột Cadenza CD-C18 250mm × 4,6mm × 3µm, hệ điều
khiển SCL 10A, lò cột CTO-10AS, bộ trộn dung môi, bơm cao áp LC-10Advp, đèn
SPD-M10A (đèn D
2
và W). Vòng nạp mẫu 50µl. Các điều kiện chạy máy và xử lý
mẫu đều được khảo sát và tối ưu hóa trước khi phân tích mẫu.
Trang
15
Luận văn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Cúc
CHƯƠNG II:
THỰC NGHIỆM
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Thực phẩm chứa phtalat có thể do hai nguyên nhân, do thôi nhiễm từ vỏ bao
bì được làm bằng các loại nhựa hoặc do chúng được thêm vào trong quá trình sản
xuất. Khả năng các phtalat bị thôi nhiễm từ bao bì thường cho lượng phtalat nhỏ, và
có thể phát hiện các phtalat khác ngoài DEHP và DINP, trong khi đó lượng phtalat
có mặt trong thực phẩm do sự thêm vào thì thường có 2 phtalat trên với lượng khá
lớn (cỡ vài %). Thôi nhiễm phtalat từ bao bì thực phẩm có thể nhiều hoặc ít tùy
thuộc loại thức ăn được chứa hoặc cách bảo quản, chế biến thức ăn trong bao bì đó.
Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn một số mẫu phân tích chứa nhiều
chất béo, bảo quản trong hộp nhựa hoặc bọc bằng giấy bạc. Mẫu đại diện là Bơ
Tường An của Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tường An, được đựng trong hộp
nhựa, khối lượng tịnh cỡ 80g và mẫu Phomai Con Bò Cười, được bọc trong giấy
bạc, hộp 8 miếng của Công ty TNHH Bel Việt Nam. Mẫu được xử lý và dùng để
định tính, định lượng 08 phtalat đã khảo sát.
2.2 Các loại phtalat thường có trong thực phẩm.
Phtalat được dùng phổ biến nhất trong tất cả các lĩnh vực là DEHP. Trong
thực phẩm nó được sử dụng thay thế cho dầu cọ vì hóa chất công nghiệp rẻ tiền hơn
dầu cọ tự nhiên Hơn nữa vì nó chiếm thành phần khá lớn trong một số loại nhựa
dẻo nên khả năng nó bị thôi nhiễm vào thực phẩm cũng lớn hơn các phtalat khác.
Dựa trên đặc tính của các phtalat và sự nhiễm của các phtalat vào các loại
thực phẩm nên chúng tôi lựa chọn 2 loại mẫu thực, đó là dạng thực phẩm chứa
nhiều chất béo như mẫu bơ và mẫu Phomai Con bò cười. Thông tin về các loại mẫu
được chọn đưa trong bảng 1.2.
Bảng 2.1: Thông tin về mẫu phân tích được chọn.
STT Loại mẫu Nhà sản xuất Thông tin
1 Mẫu bơ thực vật (hộp
80g)
Công ty Cổ phần Dầu Thực vật
Tường An.
NSX:16/11/12
HSD:16/5/13
Trang
16