Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
Chứng chỉ TOEIC đang được đưa vào làm chuẩn đầu ra cho sinh viên ở các
trường Đại học và ngưỡng cửa vào làm tại các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm
hiểu bí quyết thi Nghe và Đọc chứng chỉ TOEIC để đạt được điểm số thật cao
nhé!
“Thực tế đau lòng” – dù không ít bạn dù rất tự tin vào kiến thức và trình độ tiếng
Anh của mình, khi vào phòng thi vẫn “chết” như thường. Nguyên nhân thường
gặp của hiện tượng này chính là: thiếu chiến thuật làm bài chạy đua với thời gian
và chỉ cần mắc ở một câu không trả lời được là các bạn đã cuống cả lên.
“Chiến thuật phòng thi” giúp bạn tác chiến khi chuẩn bị “lên thớt”:
Phần Nghe (Listening):
Trong Part 1 và Part 2 của phần Nghe, bạn không cần tuân thủ bất cứ mẹo làm bài
nào, chỉ cần cố gắng làm theo các thủ thuật đã được thầy cô hướng dẫn khi ôn thi.
Đó là: Trả lời câu hỏi trực tiếp lên tờ giấy Answer Sheet của mình và nếu có câu
hỏi nào bạn không biết đáp án, hãy chọn ngẫu nhiên một câu trả lời và đừng có
“lăn tăn” suy nghĩ gì thêm về câu trả lời đó, hãy trả lời nhanh nhất trong khả năng
có thể bởi bạn sẽ không có cơ hội hay thời gian để quay lại xem xét những phần
này. Tớ đảm bảo đấy!
Part 3 và Part 4 của phần Nghe thường không dễ nhằn nên các bạn phải cực kì cẩn
thận. Theo kinh nghiệm của tớ, hãy đọc trước 3 câu hỏi và cố gắng đọc được càng
nhiều các đáp án trên tờ đề thi càng tốt trước khi cuộc đối thoại vang lên. Quy tắc
cứ 3 câu hỏi là 1 hội thoại – bạn nhớ nhé.
Để tiết kiệm thời gian và tập trung trong part này, ĐỪNG trả lời ngay trên tờ
Answer Sheet của mình, hãy khoanh tròn đáp án mà bạn lựa chọn trên tờ đề thi
trong khi băng vẫn ĐANG chạy. Khi hội thoại kết thúc, nhanh chóng khoanh tròn
1
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
3 câu trả lời lên tờ Answer sheet. Lập tức đọc 3 câu hỏi tiếp theo và những đáp án
của chúng trong khi băng đang đọc 3 câu hỏi cho đoạn hội thoại trước đó.
Nếu bạn không thể trả lời được một vài câu hỏi trong khi băng đang chạy thì đừng
dành thêm chút thời gian nào cho chúng sau khi cuộc hội thoại kết thúc. Hãy dùng
thời gian đó để đọc 3 câu hỏi tiếp theo, sẽ hữu ích và hiệu quả hơn rất nhiều. Sau
khi phần Nghe kết thúc, bạn có thể quay lại những câu hỏi chưa trả lời được và
đoán đáp án. Thường chúng mình có thể nhận thấy một vài đáp án được đưa ra là
sai và từ đó thực hiện phương pháp loại trừ.
Phần Đọc (Reading)
Điều quan trọng nhất trong phần Đọc là thời gian phân bổ cho từng phần. Gợi ý
khung chia thời gian cho từng phần được coi là khá lí tưởng khi làm phần Đọc:
Part 5 (40 câu hỏi) + Part 6 (12 câu hỏi): 30 phút; Part 7 (48 câu hỏi): 40 phút.
Để làm tốt phần đọc này, bạn nên đọc nhanh các câu hỏi và câu trả lời trước khi
đọc các đoạn văn hay tài liệu được cho. Một số bạn nghĩ rằng, không nên đọc toàn
bộ đoạn văn hay tài liệu để tiết kiệm thời gian, nhưng để trả lời câu hỏi, bạn cần
phải đọc và hiểu bản chất sự việc, câu trả lời chính xác nhất dành cho người kiên
nhẫn nhất.
Nếu bạn sắp hết thời gian và đang ở tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì có thể
qua phần đọc đoạn văn, tìm kiếm những câu hỏi (ví dụ như những câu hỏi về tự
vựng) và chọn ngẫu nhiên một đáp án cho các câu hỏi khác. Nhớ rằng trong bài thi
TOEIC, trả lời sai sẽ không bị trừ điểm, đoán đáp án sẽ cho bạn 25% khả năng
đúng, dù sao thì 25% mong manh vẫn còn hơn 0% chắc chắn nếu như bạn bỏ
trống các câu hỏi đó.
Có thể nói, khi bước vào phòng thi TOEIC, đối thủ lớn nhất mà bạn cần đánh bại
chính là THỜI GIAN. Vậy nên hãy sử dụng thật hiệu quả từng giây từng phút trôi
2
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
qua trong thời gian thi để có thể thi thố được càng nhiều và hiệu quả các kĩ năng,
kiến thức của mình nhất.
Giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed :
TOEIC – một trong những chứng chỉ giao tiếp quốc tế đáng tin cậy của ETS đã
trở thành “vé thông hành” giúp bạn dễ dàng đứng vững trên con đường sự nghiệp.
Trong chuyên mục KNHT kì này, Global Education cùng Quý vị chia sẻ những
kinh nghiệm học tập và ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi TOEIC.
Part I - Picture Description (Phần 1 - Miêu Tả Tranh)
Phần thi nghe đầu tiêu của TOEIC là miêu tả tranh, trong bài thi TOEIC cũ phần
này có 20 câu hỏi và trong kiểu bài thi TOEIC mới phần này bao gồm 10 câu hỏi.
Bạn sẽ nhìn thấy các bức tranh và sau đó được nghe 4 câu miêu tả cho mỗi bức
tranh, bạn phải chọn ra câu miêu tả đúng nhất cho từng bức tranh. Bạn chỉ được
nghe 1 lần nên rất cần phải có sự tập trung cao trong khi nghe để đảm bảo không
bị nhỡ mất phần thông tin nào.
Kinh nghiệm:
1. Trước khi phần nghe bắt đầu, bạn hãy quan sát kĩ bức tranh và cố gắng thầm đặt
ra trong đầu các câu miêu tả tranh bằng tiếng Anh. Ví dụ: "The man is getting in a
car", "The child is playing on the ground"
2. Khi bắt đầu nghe, hãy quyết định mỗi câu bạn nghe thấy là hoàn toàn sai, có thể
đúng hay hoàn toàn đúng. Bạn có thể dùng tay đánh dấu bằng một gạch ngang,
dấu hỏi hay dấu cộng trên tờ đề thi để nhớ tốt hơn. Một câu có thể sai vì nó nói
3
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
về hành động như trong bức tranh nhưng người hay vật thì khác trong tranh; vật
được miêu tả không hề nhìn thấy trong tranh; từ trong câu giống như đang miêu tả
vật hay điều gì đó trong bức ảnh nhưng thực ra không phải là từ đúng với bức ảnh
đó mà có thể là từ đồng âm, cùng âm khác nghĩa
3. Dù bạn chắc chắn đáp án A hay B là đúng, bạn cũng nên nghe một cách cẩn
thận các đáp án khác để chắc chắn là lựa chọn của bạn đã chính xác.
4. Nếu bạn không chắc chắn lắm về đáp án của mình, bạn có xu hướng đợi nghe
xong cả 4 câu rồi cân nhắc xem câu nào đúng. Điều này khá tai hại vì nó sẽ làm
giảm sự tập trung của bạn và các câu hỏi sau. Vì vậy hãy quyết định nhanh chóng,
viết ra câu trả lời và chuyển sang quan sát bức ảnh của câu hỏi sau. Nếu bạn không
chắc chắn thì chỉ nên đặt một dấu hỏi mờ mờ đằng sau đáp án trong phiếu đáp án
để bạn có thể quay lại nghĩ về câu đó nếu cuối bài kiểm tra bạn còn dư chút thời
gian. Nhưng nhớ xóa hết tất cả các kí hiệu này trước khi nộp bài.
5. Ngay sau khi đánh dấu xong câu trả lời, phải lập tức chuyển sang quan sát bức
tranh cho câu hỏi sau.
Lưu ý:
Với mỗi câu hỏi, bạn có thể loại trừ các đáp án không đúng bằng một số mẹo nhỏ,
những đáp án sai thường có những đặc điểm:
· Các từ nghe âm có vẻ giống nhau nhưng thực ra lại là 2 từ khác nhau.
· Từ đúng nghĩa nhưng được sử dụng không phù hợp.
4
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
· Từ đúng nghĩa của bức tranh nhưng được sử dụng không rõ ràng, có thể gây hiểu
nhầm.
· Những câu trả lời chỉ đúng một phần.
· Những từ ngữ miêu tả một ngữ cảnh nào đó nhưng không phải là cảnh trong
tranh.
· Những từ ngữ liên quan đến bức tranh nhưng không miêu tả đúng cảnh trong
tranh.
Cách tốt nhất để bạn làm tốt phần thi này là quan sát bức tranh thật kĩ để nhận ra
cái gì trong tranh, việc gì đang diễn ra Hãy tự đặt ra các câu hỏi: Ai đang làm gì?
Cái gì đang diễn ra, Địa điểm ở đâu? Tại sao? Nguyên nhân sự việc (who, what,
where, why ) Khi nghe hãy chú trọng vào các từ được nhấn mạnh vì chúng có thể
chứa thông tin quan trọng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn vượt qua phần đầu tiên của bài thi
TOEIC một cách dễ dàng. Ông bà ta có câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Hãy “ghi điểm”
tối đa ở ngay phần đầu tiên để có được tâm lí thật tốt cho các phần thi tiếp theo các
bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Tiếp theo phần thi Picture Description là phần thi Questions – responses. Phần thi
này bao gồm 30 phần nhỏ, mỗi phần là một câu hỏi và 3 đáp án được đưa ra, bạn
sẽ phải chọn đáp án nào là chính xác nhất. Sau đây là một số “mẹo” giúp bạn tiếp
tục “ghi điểm” tối đa ở phần thi này.
Bạn sẽ được nghe các câu hỏi về các chủ đề như con người, sự kiện, địa điểm, thời
gian, cảm xúc, lí do, quan điểm hay hoạt động Trong mỗi bài tập này các bạn sẽ
nghe 3 đoạn hỏi - trả lời khác nhau. Giữa các đoạn này không có thời gian nghỉ vì
5
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
vậy bạn cần chọn câu trả lời ngay sau khi nghe xong. Như vậy không những bạn
đang luyện nghe mà còn phải luyện kĩ năng làm bài nhanh để thích ứng với dạng
thi.
Kinh nghiệm:
Các dạng câu hỏi thường ra trong phần thi question - response:
o Type 1: Information questions What: cái gì xảy ra, vật, điều gì
o Type 2: Information questions Who: ai đó, ai đang làm gì đó
o Type 3: Information questions When: thời gian của sự kiện nào đó
o Type 4: Information questions Where: Nơi chốn
o Type 5: Information questions Why: Lý do
o Type 6: Information questions How: Cách thức, thực hiện một việc như thế
nào
o Type 7: Yes/No Questions: Đôi khi câu trả lời không trực tiếp là yes/no mà có
thể kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
o Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái này hay cái kia
o Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
o Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đuôi
o Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định
Sau khi nghe câu hỏi, bạn cần nhanh chóng xác định được với dạng đó thì thường
cần những câu trả lời thế nào. Ví dụ when: 1 câu trả lời về thời gian, where: địa
điểm, why: yêu cầu 1 sự giải thích
Để làm tốt phần thi này cần xác định rõ câu hỏi trong đầu để có thể nhận biết được
dạng câu trả lời có thể được đưa ra. Chọn câu trả lời nghe hợp lí nhất, nếu bạn
không chắc chắn, đoán nhanh đáp án và đánh dấu trong tờ giấy thi để chuyển sang
câu hỏi sau, nhất định không nghĩ lâu và cũng không được bỏ qua hay để đó với ý
6
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
định xem lại sau.
Mời các bạn theo dõi các ví dụ sau đây:
Part II: Question and Response First you will hear a question. Then you will hear
three answer choices.
Example 1:
Transcript:
How many people are coming to the conference?
A) There were 70 people there.
B) I don't think she is coming.
C) At least 150 people.
Trong ví dụ 1: Khi nghe thấy từ để hỏi “How many”, bạn phải nhanh chóng tìm
đến những câu trả lời có chứa con số (number), như vậy ta có thể dễ dàng bỏ qua
đáp án B (vì câu trả lời không có chứa con số). Ở đáp án A bạn nên hết sức để ý để
tránh bị mắc “trap” - “bẫy” vì câu trả lời có chứa tới two related words (2 từ liên
quan) - “70 people” và cấu trúc “There were…” để trả lời cho câu hỏi “How
many…”, tuy nhiên câu trả lời ở thì Quá khứ đơn, trong khi câu hỏi lại hỏi về thì
Tương lai đơn. Sau khi phân loại hai đáp án A và B, công việc còn lại của bạn chỉ
là chọn đáp án đúng – đáp án C.
Example 2:
Transcript:
Do you think the boss will take us out for lunch today?
7
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
A) I had a hamburger and fries.
B) He's probably too busy today.
C) I didn't take the bus.
Ở ví dụ 2: các bạn sẽ nhìn thấy đáp án A có chứa related words (những từ liên
quan) - "hamburger and fries" dễ làm cho bạn bị “đánh lừa” là có liên quan
tới “lunch”. Tuy nhiên thì của động từ dùng trong đáp án này là thì Quá khứ đơn
(the past tense) không hợp “Thì” với câu hỏi. Vì vậy đáp án A sai. Đáp án C sai vì
chứa similar sounds (âm giống nhau). Từ “boss” nghe giống như
từ “bus” (cũng giống như thủ thuật làm bài TOEIC ở Part 1 (Picture Description),
bạn cần hết sức lưu ý đến phần phát âm vì trong phần thi Listening, các đáp án lựa
chọn rất hay có các “bẫy” phát âm (Các từ nghe âm có vẻ giống nhau nhưng thực
ra lại là 2 từ khác nhau). Đáp án đúng của ví dụ này là đáp án B.
Example 3:
Transcript:
Did you fax the letter to the client?
A) I'll type it after lunch.
B) No, I sent it by email.
C) I collected some important facts.
Trong ví dụ này đáp án đúng là đáp án B. Cách làm của ví dụ này cũng giống như
hai ví dụ trên đó là tìm ra đáp án đúng bằng phương pháp loại trừ. Ví dụ A có
chứa một từ liên quan (a related word) - “letter” dễ làm bạn nghĩ có liên quan
đến động từ “type”. Tuy nhiên “Thì” dùng trong câu hỏi là thì Quá khứ đơn (the
past tense} trong khi câu trả lời là thì Tương lai đơn (the future tense). Ví vậy đáp
8
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
án A sai. Đáp án C cũng “lừa” bạn bằng 1 từ đồng âm khác nghĩa (homonym) đó
là "fax" và "facts", tuy nhiên bạn để ý ở phần câu hỏi “fax” là một động từ
(verb) nhưng câu trả lời lại là một danh từ (noun). Bạn cũng nên làm một danh
sách các từ đồng âm thường gặp để làm tốt các câu hỏi dạng này.
Example 4:
Transcript:
Did you have to wait very long?
A) No more than an hour.
B) I hate long line-ups.
C) I've gained twenty pounds.
Trong ví dụ 4: Đáp án B sử dụng “the same word with a different
meaning” – cùng một từ nhưng nghĩa khác nhau. Ở phần câu hỏi, từ “long” muốn
nói đến “số thời gian (amount of time)”. Trong khi đó từ “long” trong đáp án B lại
ám chỉ đến khoảng cách (distance). Đáp án C, bạn để chú ý đến phần phát âm vì
từ “wait” trong câu hỏi dễ làm bạn nhầm với từ “weight”, nếu không để ý, bạn sẽ
vội vàng chọn đáp án C vì có “twenty pounds”. Một lần nữa Global Education
muốn nhắc bạn hết sức chú ý đến phần “sounds” vì trong phần thi Listening, các
đáp án đưa ra để bạn lựa chọn rất hay có các “bẫy” “similar sounds”, vì vậy bạn
cần học cẩn thận cách phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc
giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa. Đáp án B và C sai vậy
đáp án đúng còn lại là câu A.
Thêm một số lưu ý:
Ôn lại phần ngữ pháp liên quan đến các dạng câu hỏi trên để có thể nắm chắc dạng
9
Chiến thuật Nghe – Đọc giúp bạn đạt điểm tối đa trong kì thi TOEIC Re-designed
trả lời cho từng câu, như vậy bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng chọn được câu trả lời
đúng cho mỗi tình huống.
Bạn có thể gặp khó khăn với một số câu hỏi có:
· Các từ phát âm tương tự nhưng có nghĩa khác biệt nhau
· Các câu hỏi who, what, when, where, why, what Những câu hỏi dạng này cần
câu trả lời lôgic
· Các câu hỏi đuôi (tag question)
· Câu hỏi dạng trực tiếp yes/no nhưng có thể câu trả lời lại không trực tiếp (trả lời
gián tiếp bằng cách giải thích )
10