Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bản sáng kiến kinh nghiệm: CCH LM BI địa lý để đạt điểm tối đa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.94 KB, 10 trang )


1























Sở giáo dục và đào tạo cao bằng
Trung tâm GDTX Thị xã







SỞ GIO DỤC V ĐO TẠO CAO BẰNG
TRUNG TM GDTX THỊ X







BẢN SNG KIẾN KINH NGHIỆM
CCH LM BI ĐỊA LÝ ĐỂ ĐẠT ĐIỂM TỐI
ĐA











HỌ TN: NGUYỄN MẠNH ĐƯỜNG
Đơn vị: Trung tm GDTX Thị x Cao Bằng


CAO BẰNG 05.2008



2




Chuyên đề
cách làm một bài địa lý để đạt
điểm tối đa


















Họ và tên: Nguyễn Mạnh Đường


Cao bằng 10.2006
i. ĐặT VấN Đề :

Trong thời gian gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều cố gắng trong
hoạt động công tác chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng các môn học từng bước được
nâng lên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí và nguồn nhân lực của đất
nước trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với
nền kinh tế thế giới, nhất là thời kỳ hậu WTO.
Để nâng cao được chất lượng các môn học, không những chỉ trang bị kiến thức cơ
bản và các kỹ năng của bộ môn, mà cần phải hướng dẫn cho học sinh cách làm bài,
kỹ năng trình bày bài có hiệu quả nhất. Một bài làm (bài kiểm tra, bài thi) đạt kết quả
cao hay thấp phụ thuôc đồng thời vào hai yếu tố, một là: việc nắm vững kiến thức và
các kĩ năng của bộ môn; hai là: cách làm bài bài, kĩ năng làm bài hay kỹ thuật làm
bài của học sinh.
Hiện nay, việc ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản được các giáo viên bộ môn
thường xuyên quan tâm, nhất là trong thời gian ôn thi nhằm giúp học sinh hệ thống

3
lại kiến thức, củng cố kĩ năng. Song việc giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài
như thế nào để đạt được kết quả cao nhất với vốn kiến thức mà học sinh đã có được
còn nhiều hạn chế, nên kết quả chưa được nâng cao hơn . Vậy, hướng dẫn học sinh
cách làm bài như thế nào?, nhận dạng đề, lập đề cương cho các câu hỏi, diễn đạt nội
dung trả lời ra sao? , đó là vấn đề mà tôi lựa chọn để trình bày cùng các bạn đồng
nghiệp trong bài viết này.

ii. GIảI QUYếT VấN Đề :

1. Cơ sở :

a. Cơ sở lý luận :


Kết quả một bài làm không những chỉ phụ thuộc vào việc nắm vững kiến thức cơ
bản và kĩ năng của bộ môn, mà còn phụ thuộc vào cách làm bài ( kĩ năng làm bài hay
kĩ thuật làm bài của học sinh ). Việc nắm vững kiến thức cơ bản, có được những kĩ
năng của bộ môn không những giúp cho học sinh xác định được dạng câu hỏi, yêu
cầu của câu hỏi, mà còn giúp cho học sinh biết huy động được lượng kiến thức đủ
chính xác để trả lời; còn có được kĩ năng làm bài tốt giúp cho học sinh trả lời câu hỏi
một cách lô gíc, khoa học, không trả lời tràn lan, trả lời thừa, không bỏ ý câu hỏi,
bài làm sẽ hoàn chỉnh.

b. Cơ sở thực tiễn :

Thực tế hiện nay, qua những kỳ chấm thi, kĩ năng làm bài của học sinh còn nhiều
hạn chế, kể cả những bài thi tuyển học sinh giỏi lớp 9 và lớp 12, thường gặp ít nhiều
những trường hợp sau đây :
+ Bài làm không hoàn chỉnh, bỏ câu, bỏ ý ;
+Trả lời tràn lan, thiếu chính xác, thậm chí viết cả những nội dung mà câu hỏi
không yêu cầu;
+ Thường bỏ trống một đoạn giấy thi, để làm câu khác;
+ Có trường hợp một câu hỏi được trả lời ở nhiều đoạn, nhiều trang khác nhau,
thường học sinh ghi ở các trang sau "tiếp câu " rồi trả lời tiếp câu đã làm trước, làm
khó khăn cho người chấm, thậm chí có thể bị chấm sót ý nếu giám khảo không cẩn
thận;
+ Số học sinh chọn câu hỏi dựa vào átlát để trả lời chiếm tỷ lệ thấp hơn câu trả lời
theo "truyền thống tự kuận", mặc dù câu hỏi đó rất dễ;
+ Bài tập xử lý bảng số liệu thống kê, thường học sinh nhận xét dài dòng, đưa số
liệu minh hoạ rườm rà nhưng lại không rút ra được nhận xét hoặc kết luận ngắn
gọn, chính xác;
+ Bài tập vẽ biểu đồ thường không hoàn chỉnh, không đẹp về mặt mĩ quan, có thể
thiếu đơn vị, không ghi các số liệu lên biểu đồ hoặc chú dẫn nhầm lẫn, thậm chí

không có tên biểu đồ
+ Có nhiều bài làm viết như một bài văn rất dài dòng, nhưng lại có nhiều lỗi về
chính tả, ngữ pháp làm cho người chấm mất rất nhiều thời gian tìm kiến thức.v.v


4
Thực trạng trên biểu hiện : Hoặc học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản
và các kĩ năng của bộ môn; hoặc học sinh chưa biết cách làm bài một cách khoa học,
lô gíc (hay kĩ năng làm bài của học sinh còn yếu). Chính vì thế, ngay các câu hỏi
trong bài làm của học sinh không thể đạt được điểm tối đa, do đó tổng điểm của bài
thi cũng không thể đạt được điểm tối đa ( Điểm tối đa ở đây là điểm có thể đạt cao
nhất với vốn kiến thức và kĩ năng của học sinh nắm được, nếu có kĩ năng làm bài tốt
).
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể nói là ở cả người dạy và ở cả người học.
Về phía giáo viên, trong quá trình dạy cũng như trong ôn tập, ôn thi chưa giành thời
gian thích đáng để luyện tập cách làm bài cho học sinh; về phía học sinh chưa tự rèn
cho mình cách trả lời câu hỏi, cách trình bày bài làm một cách khoa học trong quá
trình học tập.

2. Nội dung triển khai:

Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc ôn luyên kiến thức và kĩ năng của bộ môn,
chúng ta cần chú ý rèn luyện cho học sinh cách làm một bài địa lý để đạt được điểm
cao nhất. Muốn có được kĩ năng làm bài tốt cần nắm được quy trình làm một bài địa
lý ( hay trả lời một câu hỏi ) gồm 04 khâu quan trọng không thể thiếu như sau :

* Phân bố thời gian cho các câu hỏi đề thi;
* Đọc và nhận dạng câu hỏi;
* Phác thảo đề cương cho mỗi câu hỏi;
* Diễn đạt nội dung trả lời (câu hỏi) của bài thi.


1. Phân bố thời gian cho đề thi :

Tức là phân bố thời gian cho các câu hỏi trong đề thi một cách hợp lý, thời gian
phải tương xứng với câu hỏi, thường câu được nhiều điểm hơn thì thời gian giành cho
câu đó cũng sẽ nhiều hơn. Việc phân bố thời gian cho các câu hỏi hợp lý giúp cho
học sinh tránh sa đà vào một hay hai câu hỏi mà bỏ các câu còn lại, dẫn đến bài làm
không hoàn chỉnh, không đủ thời gian để trả lời hết tất cả các câu hỏi trong đề thi.

Ví dụ : Đối với đề thi 90 phút :
Câu vẽ biểu đồ, qua biểu đồ cho nhận xét và giải thích ( 3 điểm ) thì nên giải
quyết trong khoảng thời gian tối đa là không quá 30 phút ( 30% thời gian của đề),
không nên kéo dài thêm thời gian hay câu hỏi dạng xử lý bảng số liệu thống kê (2
điểm), chỉ nên trả lời trong khoảng 1/5 thời gian của đề thi, tức là khoảng 15  18
phút.
Thực tế cho thấy rằng những bài làm hoàn chỉnh 1  2 câu hỏi mà bỏ các câu còn
lại thì kết quả thường kém hơn những bài làm hết tất cả các câu, mặc dù nội dung trả
lời các câu hỏi đó chưa thật tốt. Vậy, khi làm bài kiểm tra hay bài thi học sinh nên
theo quan điểm " Xấu đều hơn tốt lỏi ".

2. Đọc và nhận dạng đề thi:


5
Đây là khâu hết sức quan trọng, đọc kỹ đề xem đề hỏi vấn đề gì?, thuộc dạng
câu hỏi nào? (nêu, trình bày, phân tích, chứng minh, so sánh, giải thích, tổng hợp ),
nội dung câu hỏi đó được giới hạn bởi những vấn đề gì? phần này nên giành vài
phút để tìm hiểu, nó giúp cho học sinh không trả lời lan man, sai lệch với yêu cầu của
đề thi, vì vậy sẽ tránh được mất thời gian quí báu trong khi làm bài, đủ thời gian cho
các câu hỏi trong đề thi.


3. Phác thảo đề cương cho các câu hỏi:

Đây là khâu rất cần thiết, khi phác thảo được đề cương cho các câu hỏi, nó giúp
cho học sinh tránh được những ý bỏ sót, ý thừa và bố trí thời gian hợp lý hơn. Đề
cương nên làm ra nháp, trước hết là những ý lớn, ý nhỏ, rồi ý chi tiết hơn, thậm chí cả
những số liệu cần thiết cũng được ghi ra Sau đó dựa vào đề cương để trả lời cụ thể
cho từng ý, từng câu hỏi chọn vẹn và hoàn chỉnh.

4. Diễn đạt nội dung trả lời của câu hỏi:

+ Yêu cầu trả lời đầy đủ, thật ngắn gọn, tránh rườm rà, không dùng lời hoa mỹ.
+ Trong khi trả lời câu hỏi có thể đánh số thứ tự I, II, III rồi 1, 2, 3, rồi
a, b, c, rồi đến gạch đầu dòng
Trả lời như vậy chính là biết cách trình bày lôgíc, khoa học, người chấm rất dễ
dàng, chấm chính xác và không bao giờ bị trừ điểm vì những ký tự đầu dòng.


Ví dụ : Đề thi TN THPT năm học 1999 - 2000.

bộ giáo dục và đào tạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
năm học 1999 - 2000
Đề chính thức

môn thi : Địa lý
Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời giangiao đề

I. Phần bắt buộc : ( 5 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ). Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu giá trị sản lương các ngành công nghiệp nước ta

phân theo nhóm A và nhóm B thời kỳ 1980 - 1989

Nhóm công nghiệp Năm 1980 Năm1989
Công nghiệp nhóm A (%) 37,8 28,9
Công nghiệp nhóm B (%) 62,2 71,1

a. Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành công
nghiệp phân theo nhóm A và B ở nước ta trong hai năm 1980, 1989.
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về tỷ trọng của công nghiệp nhóm A so với nhóm
B và sự thay đổi của chúng.

6
c. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng của công nghiệp nhóm B trong
thời gian trên.

Câu 2 : (2 điểm)
Quan sát bảng số liệu dưới đây :

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm (1998)

Khu vực Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 1.046,7 51,3 5.364,9
Đồng bằng sông Cửu Long

3.760,6 40,7 15.318,6


a. So sánh sự khác nhau về diện tích, năng suất, sản lượng lúa giữa đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
b. Giải thích vì sao năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng hiện nay lại cao hơn
năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long?.

II. Phần tự chọn : (5điểm)
Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau:

Câu 1 :
Dựa vào atlát Địa lý Việt Nam trang 4 :
a. Nêu đặc điểm của khoáng sản nước ta (chủng loại, trữ lượng, phân bố).
b. Trình bày tình hình phân bố của khoáng sản năng lượng.
Câu 2 :
a. Nêu tình phát triển của cây công nghiệp ở nước ta.
b.Trình bày đặc điểm của các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn đã và đang
hình thành ở nước ta (qui mô, điều kiện thuận lợi, các sản phẩm chính).


(Thí sinh được mang Atlát Địa lý Việt Nam vào phòng thi)

- hết-
Với đề thi này, khi làm bài học sinh có thể trả lời phần nào trước, câu nào trước,
câu nào sau đều được, nhưng phải phân bố thời gian giữa các câu hỏi cho hợp lý, sau
đó trả lời từng câu hỏi theo qui trình trên. Cụ thể:

I. Phần bắt buộc :

Câu 1 :
+ Thời gian cho phép để xây dựng biểu đồ là  30 phút.

+ Tìm hiểu đề (nhận dạng) :
Bảng số liệu cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp gồm 2 đại lượng là công nghiệp
nhóm A và công nghiệp nhóm B, có 2 mốc thời gian là năm 1980 và 1989. Quan hệ
giữa 2 đại lượng là tỷ trọng của từng nhóm trong cơ cấu giá trị công nghiệp nước ta,

7
đơn vị các đại lượng tương đối (%). Đối với câu này, đề đã yêu cầu rõ vẽ biểu đồ
hình tròn, không cần phải xác định dạng biểu đồ thích hợp ( thể hiện rõ nhất).
a. Vẽ :
+ Lựa chọn tỷ lệ thích hợp cho biểu đồ đẹp, vừa khổ giấy, chú ý bán kính của hai
đường tròn dù chỉ là định tính, vòng tròn thể hiện giá trị sản lượng công nghiệp năm
1989 lớn hơn vòng tròn thể hiện giá trị công nghiệp năm 1980.
+ Tiến hành vẽ (yêu cầu vẽ cẩn thận, nét, chính xác) : Vẽ hai vòng tròn có bán
kính khác nhau, vòng năm sau lớn hơn vòng năm trước, chia theo tỷ lệ % cho 2 đại
lượng trong 2 vòng tròn 1980 và 1989, nên dùng thước đo độ để chia, vì :
1 % = 360
0
 100% = 3,6
0
.
Vậy, hình quạt (góc ở tâm và cung bị chẵn của đường tròn) thể hiện giá trị sản
lượng (%) của công nghiệp nhóm A năm 1980 sẽ là : 37,8  3,6
0
= 136,08
0
, từ đó chỉ
việc dùng thước đo độ đo lấy góc ở tâm và cung bị chẵn ấy, phần còn lại là hình quạt
thể hiện giá trị sản lượng của công nghiệp nhóm B, tương tự vẽ thêm vòng tròn thể
hiện giá trị sản lượng công nghiệp nhóm A và B năm 1989. Cách chia tỷ lệ này gần
như chính xác tuyệt đối.

+ Ghi các giá trị % của các đại lượng lên biểu đồ, ghi năm dưới các vòng tròn.
+ Lập chú dẫn chính xác cho các đại lượng, nên đánh ký hiệu của chú dẫn ở phần
có diện tích nhỏ hơn để tiết kiệm thời gian, phần còn lại thì để trắng.
+ Đặt tên cho biểu đồ.
b. Nhận xét : Dựa vào biểu đồ đã vẽ được kết hợp với bảng số liệu.
+ Tỷ trọng công nghiệp nhóm B luôn lớn hơn tỷ trọng công nghiệp nhóm A.
+ Cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn này có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng công nghiệp nhóm A, tăng tỷ trọng công nghiệp nhóm B.
c. Giải thích : Do công nghiệp nhóm B phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay :
+ Được tăng cường đầu tư để tăng nhanh tích luỹ vốn ban đầu.
+Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
+ Có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông - lâm - ngư nghiệp.

Câu 2 :

+ Thời gian cho phép để giải quyết câu này là  18 phút.
+ Tìm hiểu câu hỏi :
- Bảng số liệu này gồm có 3 đại lượng : diện tích, năng suất và sản lượng lúa của
hai khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các đại lượng này
đều có đơn vị tuyệt đối.
- Quan hệ giữa các đại lượng này rất chặt chẽ trong quá trình sản xuấ
t lúa, vì:

Sản lượng = Diện tích  Năng suất.

- Câu hỏi yêu cầu :
*So sánh diện tích, năng suất, sản lượng lúa giữa hai đồng bằng.
* Giải thích vì sao năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng hiện nay lại cao
hơn năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long?.
a. So sánh : Dựa vào bảng số liệu và một chút tính toán để trả lời :


8
- Quan sát các số liệu ta thấy diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long lớn gấp 03 lần đồng bằng sông Hồng.
- Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa đồng bằng sông
Cửu Long 10,6 tạ/ha.
b. Giải thích : Cần dựa vào kiến thức đã học. Vì đồng bằng sông Hồng "đất chật
người đông", không còn khả năng mở rộng diện tích  phải đẩy mạnh thâm canh để
đáp ứng nhu cầu lương thực cho số dân đông; người dân có kinh nghiệm trong sản
xuất lương thực.
+ Diễn đạt câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ.

II. Phần tự chọn :

Nếu học sinh chọn câu 1 :

+ Thời gian cho phép giải quyết câu này :  40 phút.
+ Tìm hiểu đề :
- Đây là câu hỏi dựa vào atlát để trả lời.
- Đối tượng thể hiện trên bản đồ là các mỏ khoáng sản ở nước ta (trang 4 atlat cũ,
trang 6 atlat mới).
- Câu hỏi yêu cầu :
* Nêu đặc điểm của khoáng sản nước ta (chủng loại, trữ lượng, phân bố);
* Trình bày tình hình phân bố của khoáng sản năng lượng ở nước ta.
+ Khai thác atlát để trả lời :
a. Nêu đặc điểm : Dựa bảng chú dẫn (trường hợp này sử dụng atlát cũ có ưu thế
hơn vì bảng chú dẫn có trữ lượng các mỏ khoáng sản lớn, trung bình, nhỏ), nhận xét
sự phân bố các mỏ trên lãnh thổ nước ta  Phong phú đa dạng , một số mỏ có trữ
lượng lớn , phân tán trong cả nước.
b. Trình bày tình hình phân bố khoáng sản năng lượng nước ta (than đá, than

nâu, than bùn, dầu, khí) : Dựa vào atlát nêu bật sự phân bố các mỏ khoáng sản trên.

Nếu học sinh chọn câu 2 :

+ Thời gian cho phép giải quyết câu này :  40 phút.
+ Tìm hiểu câu hỏi : Đây là câu hỏi yêu cầu dạng :
* Nêu tình hình ngành trồng cây công nghiệp;
* Trình bày đặc điểm của các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn đã và
đang hình thành ở nước ta.
+ Lập đề cương : Học sinh tái hiện lại kiến thức (hoặc dựa vào átlát) để tra lời.
a. Tình hình phát triển cây công nghiệp (dài ngày và ngắn ngày) :
+ Cây công nghiệp ngắn ngày:
- Diện tích :
- Năng suất :
- Sản lượng :
+ Cây công nghiệp dài ngày:
- Diện tích :
- Năng suất :

9
- Sản lượng :
 Kết quả : Giá trị sản lượng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị nông nghiệp
nước ta?.

b. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn :
 Đông Nam Bộ :
- Qui mô :
- Điều kiện hình thành :
* Tự nhiên : Đất, khí hậu, nguồn nước.
* Xã hội : Lao động, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến, thị trường

- Các cây trồng chính :
 Tây nguyên :
- Qui mô :
- Điều kiện hình thành :
* Tự nhiên : Đất, khí hậu, nguồn nước.
* Xã hội : Lao động, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến, thị trường
- Các cây trồng chính :
 Trung du miền núi phía Bắc :
- Qui mô :
- Điều kiện hình thành :
* Tự nhiên : Đất, khí hậu, nguồn nước.
* Xã hội : Lao động, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến, thị trường
- Các cây trồng chính :
+ Dựa vào đề cương để trả lời ngắn gọn.

Câu hỏi này học sinh cũng có thể dùng atlát Địa lý Việt Nam trong các trang 5, 6,
17, 19, 20 (atlát cũ) hoặc các trang 7, 8, 21, 23, 24 (átlát mới) để trả lời.

Muốn có được kĩ năng làm bài tốt, ngoài việc ôn tập những kiến thức cơ bản và
các kĩ năng của bộ môn, cần rèn luyện cho học sinh thành thạo các kỹ năng sau : Xây
dựng một biểu đồ địa lý (các bước tiến hành vẽ một biểu đồ địa lý bất kì), phân tích
và nhận xét bảng số liệu thống kê, sử dụng khai thác átlát, một số tính toán thường
gặp trong địa lý

3. Kiểm chứng (so sánh) :

Thời gian gần đây, đối với bộ môn mình phụ trách, hàng năm bản thân tôi tự triển
khai vấn đề này đến các lớp học sinh trong đơn vị mình. Kết quả cho thấy bài làm của
học sinh ở những lớp được triển khai kết quả tốt hơn những lớp chưa được triển khai,
lớp được củng cố lại nắm vững cách làm bài tốt hơn lớp mới triển khai lần đầu, lớp

sau hơn hẳn lớp đầu cấp.

4. Hiệu quả đạt được :

Sau khi triển khai vấn đề này vào thực tế, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan có
tác dụng nâng cao được kết quả học tập của học sinh, ở những lớp đã được triển khai

10

so với những lớp chưa triển khai thì kết quả đạt được tốt hơn, đặc biệt ở những lớp
được ôn luyện, củng cố nắm vững cách làm bài thì kết quả càng tốt hơn. Cụ thể số
học sinh đạt được điểm trung bình, khá tăng lên, giảm thiểu được số học sinh bị
điểm yếu, kém. Kết quả của môn học được nâng lên.

III. Kết luận :

Sau khi triển khai vấn đề Cách làm một bài Địa lý để đạt điểm tối đa vào thực tế của
đơn vị mình đang công tác, tôi thấy vấn đề này có tính khả thi, có thể phổ biến cho
nhiều đối tượng học sinh. Vậy, tôi viết bài này cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo,
bài viết này chắc chắn chưa thể hoàn chỉnh, không tránh khỏi những sai sót, khiếm
khuyết, rất mong được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến cho bài viết được tốt hơn. Tôi
chân thành cám ơn !.


Cao Bằng ngày 03 tháng 10 năm 2006

Người viết





Nguyễn Mạnh Đường
Nhận xét của Thủ trưởng đơn vị :
(Ký và đóng dấu)









×