Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở việt nam và đề xuất giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 187 trang )

1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ SỸ DOANH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ SỸ DOANH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. TRẦN QUANG BẢO
2. GS. TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp mang tên “Nghiên cứu
tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam và đề
xuất giải pháp ứng phó” mã số 62.62.02.05 là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào


khác dưới mọi hình thức.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo vệ Luận án Tiến sĩ về lời
cam đoan của mình.
Xuân Mai, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận án
Lê Sỹ Doanh
LỜI CẢM ƠN
Luận án Tiến sĩ mang tên “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
đến nguy cơ cháy rừng ở Việt nam và đề xuất giải pháp ứng phó” mã số
62.62.02.05 là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tác động của
biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng một cách hệ thống. Trong quá trình
thực hiện tác giả đã gặp không ít những khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của
bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo cùng các đồng nghiệp
và Gia đình đến nay Luận án đã hoàn thành nội dung nghiên cứu và mục tiêu
đặt ra.
Nhân dịp này, Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy
giáo hướng dẫn GS. Vương Văn Quỳnh và PGS. Trần Quang Bảo; cùng các
chuyên gia GS. Ngô Quang Đê, PGS. Bế Minh Châu, PGS. Nguyễn Đăng
Quế, PGS.TS. Nguyễn Viết Lành, TS. Phạm Ngọc Hưng, PGS. Phạm Văn
Điển, PGS. Bùi Thế Đồi, PGS. Phùng Văn Khoa, TS. Lê Xuân Trường, TS.
Nguyễn Trọng Bình, TS. Lưu Cảnh Trung đã hết lòng dìu dắt, định hướng,
tận tình hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn
để tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Viện
Sinh thái rừng và Môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường …đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện và dành thời gian cung cấp thông tin cho tôi trong thời
gian tôi thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia đình
và những người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất,
tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua.

Xuân Mai, tháng 08 năm 2014
Lê Sỹ Doanh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt/ký hiệu Nội dung diễn giải
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
AIACC Đánh giá tá động và thích ứng với biến đổi khí hậu
BĐKH Biến đổi khí hậu
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CCAM Mô hình khí tượng ba chiều
COP Hội nghị các bên
CSIRO Tổ chức nghiên cứu khoa học, sức khỏe cộng đồng và
công nghiệp Úc
Dc Độ cao
ĐP Địa phương
Ect Chỉ số hiệu quả canh tác
EFFIS Hệ thống thông tin cháy rừng châu Âu
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GPS Hệ thống định vị toàn cầu
IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Kd Kinh độ
KB Kịch bản
KNK Khí nhà kính
Mtk Khối lượng thảm khô (kg/ha)
Mtt Khối lượng thảm tươi (kg/ha)
NCCR Nguy cơ cháy rừng
LDLR Loại đất loại rừng
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
Pi Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng
PP Phương pháp
PTLN Phát triển lâm nghiệp

Snc45 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao
UNEP Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
Vd Vĩ độ
VLC Vật liệu cháy
VST Vùng sinh thái
WFAS Hệ thống đánh giá cháy rừng Mỹ
WMO Tổ chức Khí tượng thế giới
W
13
(%) Độ ẩm thảm khô lúc 13 giờ (%)
Viết tắt/ký hiệu Nội dung diễn giải
Cm Cen ti mét
Km Ki lô mét
Mm Mi li mét
Ppm Phần triệu
Ppb Phần tỷ
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC vi
TRANG PHỤ
BÌA i vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
MỞ ĐẦU 1
1. S c n thi t c a lu n ánự ầ ế ủ ậ 1

2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. i t ng v ph m vi nghiên c u c a lu n ánĐố ượ à ạ ứ ủ ậ 3
4. Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a lu n ánĩ ọ à ự ễ ủ ậ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
5. Nh ng óng góp m i c a lu n ánữ đ ớ ủ ậ 4
5.1. Về phương pháp nghiên cứu 4
5.2. Về cơ sở lý luận và khoa học 4
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. T ng quan nghiên c u v B KH v tác ng c a B KH n lâm nghi pổ ứ ề Đ à độ ủ Đ đế ệ 5
1.1.1. Thực trạng và xu hướng BĐKH trên thế giới 5
1.1.2. Thực trạng và xu hướng BĐKH ở Việt Nam 10
1.1.3. Chiến lược, chính sách liên quan đến BĐKH ở Việt Nam 13
1.2. T ng quan nghiên c u v ph ng pháp d báo cháy r ngổ ứ ề ươ ự ừ 15
1.2.1. Phương pháp dự báo cháy rừng trên thế giới 15
1.2.2. Phương pháp dự báo cháy rừng ở Việt Nam 22
1.3. T ng quan nghiên c u v tác ng c a B KH n nguy c cháy r ngổ ứ ề độ ủ Đ đế ơ ừ 27
1.3.1. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng trên thế giới 27
1.3.2. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam 31
1.4. Nh n xét chungậ 33
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. N i dung nghiên c uộ ứ 35
2.2. Ph ng pháp ti p c nươ ế ậ 36
2.2.1. Cách tiếp cận hệ thống 36
2.2.2. Cách tiếp cận đa ngành 37
2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu phát triển 37
2.3. C s d li u c a lu n ánơ ở ữ ệ ủ ậ 39
2.4. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 40

2.4.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng 40
2.4.2. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng 44
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
theo kịch bản BĐKH trung bình B2 53
2.4.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy
rừng 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. Ch tiêu khí h u ph n ánh nguy c cháy r ngỉ ậ ả ơ ừ 55
3.1.1. Đặc điểm biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu 55
3.1.2. Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng 64
3.1.3. Đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu 72
3.1.4. Chỉ tiêu khí hậu và ngưỡng phân cấp phản ánh mức độ của nguy cơ cháy
rừng 74
3.2. Ph ng pháp ánh giá tác ng c a B KH n nguy c cháy r ngươ đ độ ủ Đ đế ơ ừ 75
3.2.1. Đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo
không gian 75
3.2.2. Đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo
thời gian 77
3.2.3. Đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo loại trạng thái rừng 79
3.2.4. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng 91
3.3. ánh giá tác ng c a B KH n nguy c cháy r ng theo k ch b n B KH trungĐ độ ủ Đ đế ơ ừ ị ả Đ
bình B2 93
3.3.1. Thực trạng cháy rừng ở các địa phương trong cả nước 93
3.3.2. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2020 96
3.3.3. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2050 98
3.3.4. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2090 101
3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
106
3.4.1. Vùng Đồng Bằng Bắc bộ 110
3.4.2. Vùng Đông Bắc bộ 113

3.4.3. Vùng Tây Bắc bộ 116
3.4.4. Vùng Bắc Trung bộ 119
3.4.5. Vùng Nam Trung bộ 123
3.4.6. Vùng Tây Nguyên 128
3.4.7. Vùng Đông Nam bộ 132
3.4.8. Vùng Tây Nam bộ 135
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 137
1. K t lu nế ậ 137
2. T n t i v Khuy n nghồ ạ à ế ị 140
Với các kết quả đã đạt được luận án cũng khuyến nghị các nhà quản lý
sử dụng các kết luận của luận án như là những tư liệu tham khảo, căn cứ
khoa học có giá trị trong quá trình hoạch định và xây dựng các chính
sách, quy hoạch và định hướng phát triển lâm nghiệp ngắn và dài hạn
trong cả nước 140
Các nhà nghiên cứu có thể ứng dụng chỉ số khí hậu Qi, phương pháp
"Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng" do luận
án xây dựng với các nghiên cứu khác (cho kịch bản BĐKH khác, ). Các
cơ sở có đào tạo về lâm nghiệp và BĐKH, các giảng viên, sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh có thể sử dụng luận án như những tài
liệu tham khảo có giá trị, phục vụ muc tiêu đào tạo, nghiên cứu và học
tập 140
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Công thức xác chỉ tiêu khí hậu Qi phản ánh nguy cơ cháy rừng
42
Bảng 2.2. Danh sách các trạng thái rừng thuộc phạm vi nghiên cứu 46
Bảng 2.3. Danh sách các tỉnh trọng điểm cháy rừng trong giai đoạn 2002
– 2011 47

Bảng 2.4. Phân bố các ô tiêu chuẩn theo trạng thái và địa điểm nghiên
cứu 48
Bảng 2.5. Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật
liệu cháy 51
của các trạng thái rừng 51
Bảng 2.6. Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng
52
Bảng 2.7. Phân cấp nguy cơ cháy cho các nhóm trạng thái rừng 52
ở vùng đồi núi Việt Nam 52
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu thống kê về biến đổi nhiệt độ không khí liên
quan đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam [3] 55
Bảng 3.2. Sự gia tăng của nhiệt độ không khí theo thời gian 57
Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí trung bình ở các vùng sinh thái 57
Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở các vùng sinh thái 58
Bảng 3.5. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ở các vùng sinh thái 59
Bảng 3.6. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng sinh thái 60
Bảng 3.7. Biến đổi độ ẩm không khí trung bình tháng (%) ở Việt Nam 61
Bảng 3.8. Biến đổi độ ẩm không khí trung bình năm ở các vùng sinh thái
61
Bảng 3.9. Biến đổi lượng mưa trung bình tháng ở Việt Nam 62
Bảng 3.10. Biến đổi lượng mưa trung bình năm ở các vùng sinh thái 63
Bảng 3.11. Số ngày trung bình có nguy cơ cháy rừng cao ở các địa
phương 64
Bảng 3.12. Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số β 68
Bảng 3.13. Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số β, µ 69
Bảng 3.14. Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số α 69
Bảng 3.15. Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số α, β 70
Bảng 3.16. Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số µ 71
Bảng 3.17. Công thức xác định hệ số K hiệu chỉnh theo lượng mưa 72
Bảng 3.18. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm ở các vùng sinh

thái 73
Bảng 3.19. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình trên cả nước. .74
Bảng 3.20. Cấp nguy cơ cháy rừng xác định theo số ngày có nguy cơ cháy
75
cao và rất cao trong một tháng 75
Bảng 3.21. Liên hệ của chỉ số Snc45 với các yếu tố ảnh hưởng 76
Bảng 3.22. Diễn biến số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 qua các
thời kỳ 78
Bảng 3.23. Đặc điểm cấu trúc rừng tại các khu vực nghiên cứu 81
Bảng 3.24. Đặc điểm vật liệu cháy (VLC) ở các trạng thái rừng nghiên
cứu 85
Bảng 3.25. Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật
liệu cháy của các trạng thái rừng 88
Bảng 3.26. Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng
88
Bảng 3.27. Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng ở vùng đồi núi
89
Việt Nam 89
Bảng 3.28. Tích hợp cấp nguy cơ cháy theo trạng thái rừng với cấp nguy
cơ cháy theo điều kiện khí hậu 90
Bảng 3.29. Tình hình thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng giai
đoạn 2002 - 2011 93
Bảng 3.30. Các tỉnh có diện tích rừng bị cháy lớn hơn 1.000 ha trong giai
đoạn 2002 - 2011 95
Bảng 3.31. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 của các tỉnh trong cả nước
tại thời điểm năm 2020 96
Bảng 3.32. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm
2020 98
Bảng 3.33. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 của các tỉnh trong cả nước
tại thời điểm năm 2050 98

Bảng 3.34. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm
2050 100
Bảng 3.35. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 của các tỉnh trong cả nước
tại thời điểm năm 2090 101
Bảng 3.36. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm
2090 103
Bảng 3.37. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở các vùng sinh thái theo kịch
bản BĐKH B2 tại các thời điểm năm 2020, 2050, 2090 104
Bảng 3.38. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Đồng Bằng Bắc
bộ 110
Bảng 3.39. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng Bắc bộ
[7] 112
Bảng 3.40. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Đông Bắc bộ 113
Bảng 3.41. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng Bắc bộ
[7] 115
Bảng 3.42. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Tây Bắc bộ [49]
117
Bảng 3.43. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc bộ [7] 118
Bảng 3.44. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Bắc Trung bộ.119
Bảng 3.45. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ [7]. 121
Bảng 3.46. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Nam Trung bộ
124
Bảng 3.47. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Nam Trung bộ [7]
125
Bảng 3.48. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Tây Nguyên 128
Bảng 3.49. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên [7] 129
Bảng 3.50. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Đông Nam bộ.132
Bảng 3.51. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ [7]. 133
Bảng 3.52. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại vùng Tây Nam bộ 135
DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án 38
Hình 2.2. Vị trí các trạm Khí tượng Quốc Gia phục vụ nghiên cứu 41
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí ô dạng bản thứ cấp trong ô tiêu chuẩn 50
Hình 3.1. Sự gia tăng của nhiệt độ nơi cao nhất ở Việt Nam trong các thời
kỳ 56
Hình 3.2. Sự gia tăng của nhiệt độ nơi thấp nhất ở Việt Nam trong các
thời kỳ 56
Hình 3.3. Sự gia tăng của nhiệt độ các khu vực ở Việt Nam trong các thời
kỳ 56
Hình 3.5. Biến đổi nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở các vùng 59
Hình 3.6. Biến đổi nhiệt độ tháng cao nhất ở các vùng 59
Hình 3.7. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở các vùng 60
Hình 3.9. Biến đổi độ ẩm không khí trung bình ở các vùng sinh thái 61
Hình 3.10. Biến đổi của lượng mưa ở Việt Nam trong các thời kỳ 63
Hình 3.11. Biến đổi lượng mưa trung bình ở các vùng sinh thái 63
Hình 3.12. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các trạm Khí tượng 67
vùng Tây Bắc bộ năm 2000 67
Hình 3.13. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao ở các vùng sinh thái 73
Hình 3.14. Diễn biến nguy cơ cháy rừng trung bình trên cả nước trong
những thời kỳ khác nhau 74
Hình 3.15. Diễn biến số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 theo các
tháng trong năm 2010 78
Hình 3.16. Diễn biến số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 theo các
thời kỳ của kịch bản BĐKH trung bình B2 79
Hình 3.17. Trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh 83
Hình 3.18. Trạng thái rừng rụng lá đầu mùa khô 84
Hình 3.19. Trạng thái rừng trồng thông 84
Hình 3.20. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy
rừng ở Việt Nam 91

Hình 3.21. Diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 2002 – 2011 94
Hình 3.22. Số vụ cháy rừng trong giai đoạn 2002 – 2011 94
Hình 3.25. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở các vùng sinh thái theo kịch
bản BĐKH B2 tại các thời điểm năm 2020, 2050, 2090 105
Hình 3.26. Nguy cơ cháy rừng vùng Đông Bắc theo kịch bản BĐKH B2
năm 2090 114
Hình 3.27. Nguy cơ cháy rừng vùng Tây Bắc theo kịch bản BĐKH B2
năm 2090 117
Hình 3.28. Nguy cơ cháy rừng Bắc Trung bộ theo kịch bản BĐKH B2
năm 2090 120
Hình 3.29. Nguy cơ cháy rừng Nam Trung bộ theo kịch bản BĐKH B2
năm 2090 124
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Với đặc điểm quan trọng nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất biến đổi
khí hậu (BĐKH) đã trở thành nguyên nhân làm gia tăng nhiều hiện tượng
thiên tai như bão lụt, nước biển dâng, hạn hán, cháy rừng, dịch hại v.v Việt
Nam được nhận định là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất
của BĐKH. Các lĩnh vực, ngành dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ
nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, sức khoẻ con
người. Vì vậy, sớm hay muộn thì các ngành, các lĩnh vực sản xuất và đời sống
cũng phải nghiên cứu tác động của BĐKH đến đối tượng và quá trình sản
xuất đồng thời tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu và thích ứng [3].
Lâm nghiệp là ngành sản xuất có địa bàn trải rộng trên nhiều vùng sinh
thái, có đối tượng chủ yếu là thực vật và động vật mà sự tồn tại và phát triển
luôn bị chi phối mạnh mẽ bởi điều kiện khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu tác động
của BĐKH và những giải pháp ứng phó trong lâm nghiệp được xem là một
trong những nhiệm vụ cấp bách [25].
Ở Việt Nam tính đến năm 2013 có 13,86 triệu ha rừng, trong đó có tới 6
triệu ha các loại rừng dễ cháy như rừng tràm, rừng khộp, rừng thông, rừng

bạch đàn, rừng tre trúc v.v… (Bộ NN&PTNT, 2013). Vào mùa khô, với xu
hướng gia tăng nhiệt độ của khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp
trong khu vực như hiện nay thì hầu hết các loại rừng trên đều dễ dàng bắt lửa
và cháy lớn. Vì vậy, cháy rừng thường xảy ra rất nghiêm trọng. Theo thống kê
của Cục kiểm lâm trong vòng 10 năm qua (2002-2011) trên cả nước đã xẩy ra
9.689 vụ cháy rừng làm thiệt hại 55.505 ha rừng, bình quân mỗi năm rừng bị
cháy tới hàng nghìn ha. Rừng là tài sản quốc gia, là nguồn sống của người dân
và là yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Vì vậy,
cháy rừng với quy mô và mức độ thiệt hại nghiêm trọng đã trở thành mối
quan tâm không chỉ của những người làm lâm nghiệp hay những người sống
gần rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng mà của cả những nhà khoa học,
những nhà quản lý của nhiều ngành nhiều cấp và nhân dân cả nước.
Cháy rừng là một trong những hiện tượng thiên tai gây tổn thất to lớn về
kinh tế và môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ động, thực vật
trong vùng bị cháy, phát thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với
những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO
2
, NO, SO
2
v.v… Cháy rừng là
một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình BĐKH trái
đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù phương tiện và phương pháp phòng cháy
chữa cháy rừng ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy
ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Phòng chữa cháy rừng
đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới nói chung,
cũng như Việt Nam nói riêng để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường [20].
Với mục tiêu góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, tác giả đã quyết định lựa
chọn và thực hiện luận án với tên đề tài là: "Nghiên cứu tác động của biến
đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng

phó".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững nhằm thích ứng và ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án có những mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định được chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng và đặc
điểm biến đổi của chúng theo kịch bản biến đổi khí hậu.
2. Xác định được các vùng trọng điểm cháy rừng theo kịch bản biến đổi
khí hậu trong tương lai.
3. Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu nguy cơ cháy rừng nhằm thích
ứng với biến đổi của khí hậu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy tại
các trạng thái rừng ở vùng đồi núi Việt Nam theo kịch bản BĐKH trung bình
B2 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố năm 2009. Trong nghiên cứu
này, tác giả lựa chọn kịch bản BĐKH B2 do: (1) - Kịch bản B1 là kịch bản
phát thải thấp và kịch bản A2 là kịch bản phát thải cao đều không phù hợp
với các yếu tố: dân số, kinh tế, công nghệ, năng lượng, sử dụng đất và nông
nghiệp của Việt Nam; (2) – Kịch bản B2 là kịch bản phát thải trung bình của
nhóm các kịch bản phát thải trung bình và đã được Bộ Tài Nguyên Môi
Trường khuyến cáo áp dụng ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án xây dựng được chỉ số khí hậu phản ảnh
nguy cơ cháy rừng Q
i
liên quan đến biến đổi khí hậu và phương pháp nghiên
cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng. Góp phần hoàn thiện

phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về tác động của BĐKH đến
cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng nói chung ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Luận án đã góp phần bổ sung những hiểu biết về tác
động tiềm tàng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận án đã xác định được các vùng cháy rừng hiện tại và ở những
thời điểm khác nhau đến năm 2090. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho
việc hoạch định chính sách và xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy
rừng và quản lý bảo vệ rừng nói chung.
Đề tài đã xác định được nhiều phương pháp cần thiết để giảm thiểu nguy
cơ cháy rừng, thích ứng với BĐKH đến năm 2020.
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích phục
vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của đội ngũ giảng viên
và sinh viên của các trường có đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp và BĐKH.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về phương pháp nghiên cứu
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống
về ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng, kết quả nghiên cứu đã cho
phép luận án đề xuất và hoàn thiện: “Phương pháp đánh giá tác động của
BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam”.
Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở
Việt Nam được đề xuất thực hiện qua 4 bước. Với chỉ số khí hậu phản ánh
nguy cơ cháy rừng Q
i
được xác định theo công thức sau: Q
i
= ((K
i-2
*T
i-

2
*abs(R
i-2
-100)^0,8)*0,1) + ((K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)^0,8)*0,2) +
(K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^0,8. Phương trình liên hệ giữa số ngày có nguy cơ cháy
rừng cao Snc45 và chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
được xác
định là: Snc45 = 7,284*Q
i
+ 1,029 với R
2
= 0,588. Phân cấp nguy cơ cháy
rừng theo số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 được chia thành 5 cấp: ít khả
năng cháy, nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy trung bình, nguy cơ cháy cao,
nguy cơ cháy rất cao.
5.2. Về cơ sở lý luận và khoa học
Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở các vùng

sinh thái và tại các địa phương của luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý
luận và cơ sở khoa học về tác động của BĐKH đến ngành lâm nghiệp nói
chung và nguy cơ cháy rừng nói riêng ở Việt Nam trong tương lai. Tính trung
bình các địa phương trong toàn quốc vào thời điểm năm 2090, số ngày có
nguy cơ cháy rừng cao trong năm là 84 ngày/năm với hệ số biến động giữa
các tỉnh là 41%. Như vậy, số ngày có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng 6 ngày
so với thời điểm năm 2050 và 12 ngày so với năm 2030 do tác động của quá
trình BĐKH ở nước ta. Vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên được dự báo là
khu vực có nguy cơ cháy rừng cao nhất do điều kiện thời tiết nóng hạn gia
tăng với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm được dự báo là 123
ngày/năm và 101 ngày/năm. Hệ số biến động số ngày có nguy cơ cháy rừng
cao giữa các vùng sinh thái được xác định là khoảng 36%.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về BĐKH và tác động của BĐKH đến lâm
nghiệp
1.1.1. Thực trạng và xu hướng BĐKH trên thế giới
1.1.1.1. Thực trạng biến đổi khí hậu
Trước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của
biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm
ngăn chặn những hiểm họa khôn lường mà BĐKH có thể gây ra cho loài
người. Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu
gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các
hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm BĐKH do con người gây ra.
Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề BĐKH đã được tổ
chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach
(10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị
Tata (2/1982), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng
Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990),
và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990).
Cùng với các bằng chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội

nghị liên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận được sự
quan tâm của các nhà khoa học cũng như cộng đồng quốc tế. Năm 1988, Ủy
ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) được UNEP và WMO thành lập. IPCC
có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông
tin khoa học – kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ
hiện tượng BĐKH do các hoạt động của con người gây ra.
Năm 1990, IPCC công bố Báo cáo đánh giá đầu tiên về BĐKH. Báo cáo
đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng
quốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên
hiệp quốc về BĐKH. Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New
York vào tháng 9/1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh
Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994 [43].
Báo cáo đánh giá thứ 2 về biến đổi khí hậu do IPCC hoàn thành vào năm
1995. Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên
gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3),
được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto
nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do BĐKH [44].
Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về BĐKH, báo
cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên BĐKH ngày
càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên
toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới [45].
Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007. Trong báo
cáo này, IPCC đã khẳng định BĐKH là một vấn đề hiển nhiên và không còn
tranh luận. Sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan
trắc nhiệt độ không khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng [46].
Gần đây, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm
2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân
loại trong một thế giới phân cách”. Trong báo cáo, UNDP đã khẳng định: đến
nay đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng BĐKH do con người
gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm họa sinh thái, cùng với những tác động

không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người. Hội nghị về
BĐKH tại Bali năm 2007 đã thu hút được số lượng đại biểu tham dự kỷ lục,
góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới về vấn đề BĐKH. Mặc dầu nhận
được sự quan tâm đặc biệt từ các chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế
nhưng chúng ta phải thừa nhận những ảnh hưởng của BĐKH tới đời sống con
người và thiên nhiên là đặc biệt nghiêm trọng và nguy cơ dẫn đến thảm họa
môi trường đối với con người là hoàn toàn có thể [27].
Trong 200 năm qua nồng độ khí CO
2
trong khí quyển đã tăng thêm một
phần ba so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm. Nồng độ các
khí gây hiệu ứng nhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con người, cách
đây 200 năm nồng độ khí CH
4
là 800 ppb, còn bây giờ là 1.750 ppb. NO
x
cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310 ppb. Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó
có khí CO
2
là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu
(IPCC, 2007) [46].
Hoạt động của con người trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ
các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển so với thời kỳ trước công nghiệp.
Việc tăng nhanh lượng phát thải khí CO
2
từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn
ra từ những năm 1950 do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng khi dân số thế giới
tăng nhanh. Từ năm 1970 đến năm 2004 khí CO
2
trên toàn thế giới tăng 70%

(IPCC, 2007). Bên cạnh đó sự gia tăng các KNK còn bắt nguồn từ đốt phá
rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là đất ngập
nước (chiếm khoảng 10% lượng phát thải các KNK) dẫn đến hiện tượng nóng
lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008) [15].
Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con người tác
động tới nhiều mặt của đời sống con người, các hệ sinh thái, v.v… và trầm
trọng nhất là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên. Số liệu quan trắc về sự
BĐKH từ năm 1850 đến năm 2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất
đã tăng 0,74
O
C, trong đó nhiệt độ tại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt
độ tăng trung bình trên toàn cầu.
1.1.1.2. Xu hướng biến đổi khí hậu
Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính
không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO
2
trong khí quyển sẽ tăng gấp
đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007).
Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố
khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt
đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến
hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng và xâm
lấn các vùng đất ven bờ. Cường độ và lượng mưa có nhiều bất thường, những
vùng mưa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán
thì trở nên khô cằn hơn. Khi lượng phát thải khí CO
2
tăng gấp đôi, lượng mưa
tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong
năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 %. Song song
với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự

bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím trên
trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái (Bộ NN
& PTNT, 2008).
Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng
đồng và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ước lượng các kịch BĐKH cao, vừa và
thấp. Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,4
0
C
(phương án thấp), 1
0
C (phương án vừa) và 2
0
C (phương án cao). Lượng mưa
có thể biến động từ 5 – 10% trong mùa mưa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực
nước biển sẽ tăng từ 15 đến 90 cm theo các phương án BĐKH từ thấp đến
cao.
Trong dự án mang mã số AS07 của chương trình AIACC (Assessments
of Impacts and Adaptation to Climate Change) nghiên cứu về ảnh hưởng của
BĐKH ở lưu vực sông Mê Kông do Cơ quan START vùng Đông Nam Á
(SEA START RC) thực hiện, mô hình khí hậu khu vực có độ phân giải cao
CCAM đã được sử dụng để xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, thông
qua các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ và gió.
Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể
trong khoảng 1,1 – 6,4
O
C, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử
10.000 năm qua của loài người và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các
vùng, các quốc gia trên thế giới (IPCC, 2007) [34]. Hậu quả của sự nóng lên
toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập niên tới.
Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm

và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo là sẽ tiếp tục
tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCC, 2007).
1.1.1.3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu
+ Về nước biển dâng:
Theo IPCC 2007, nước biển dâng cao khoảng 1m sẽ làm mất khoảng
2.500 km
2
rừng đước trên khắp Châu Á; khoảng 1.000 km
2
đất canh tác và
diện tích nuôi trồng thủy sản trở thành đầm lầy ngập mặn; khoảng 5.000 km
2
đồng bằng sông Hồng và 15.000-20.000 km
2
đồng bằng sông Mê Kông ngập
lụt. Nước biển dâng cùng với nước ngầm rút sẽ gây ra hiện tượng xâm nhập
mặn [46].
+ Về an ninh lương thực:
Biến đổi khí hậu sẽ gia tăng các biến động về thời tiết ảnh hưởng nhiều
nhất đến sinh kế của nông dân và các tiểu chủ; tác động đến mùa màng có thể
làm trầm trọng hơn tình hình an ninh lương thực, giá cả lương thực tăng ảnh
hưởng đến nền kinh tế. Tổn thất về nguồn lợi biển ảnh hưởng đến an ninh
lương thực cho người dân ven biển.
+ Về rủi ro thiên tai:
Nước biển dâng, các thay đổi về cường độ và tần suất của các cơn bão
nhiệt đới làm tăng rủi ro đối với số lượng lớn người dân ven biển. Rủi ro ven
biển đối với việc định cư (các thành phố lớn) có thể gây ảnh hưởng đến việc
phát triển kinh tế. Rủi ro do lũ tăng do xu hướng mưa nhiều. Rủi ro do hạn
hán cũng tăng ở một số vùng, đi kèm là rủi ro về hỏa hoạn.
+ Tác động đến sức khỏe:

Bệnh tiêu chảy tăng ở Đông, Nam và Đông Nam Á do nhiều trận lũ lụt
và hạn hán; Nhiệt độ nước khu vực duyên hải tăng dẫn đến lan rộng dịch tả và
ngộ độc ở Nam Á; Tình trạng mệt mỏi/ kiệt sức do nóng (người già, người
dân nông thôn và công nhân làm việc ngoài trời là những người dễ bị tổn
thương nhất).
+ Những tác động khác:
Khoảng 30% dải san hô ngầm của châu Á có thể bị mất đến năm 2040
do BĐKH và các ảnh hưởng khác; Nhiệt độ cao ở mức cực đại; Axit hóa đại
dương – giảm tốc độ tăng trưởng của các dải san hô ngầm; Biến đổi về kết
cấu hệ sinh thái, động vật ở dải san hô (khí hậu + tác động trực tiếp do con
người); Tác động bất lợi về nguồn lợi hải sản (tổn thất cho hệ sinh thái san hô,
tác động của axit hóa đại dương lên các sinh vật phù du trên biển).
1.1.2. Thực trạng và xu hướng BĐKH ở Việt Nam
1.1.2.1. Thực trạng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi Viện Khí
tượng và Thủy văn và được bắt đầu từ năm 1990. Theo báo cáo của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường năm 2009 [43], từ các số liệu quan trắc về khí hậu
trong nhiều năm cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có
những điểm đáng lưu ý sau:
+ Về nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7
O
C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập
kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó
(1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 -
1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6
O
C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3
nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3

O
C và cao
hơn thập kỷ 1991 – 2000 (là từ 0,4 - 0,5
O
C).
+ Về lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa
trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các
thời kỳ và trên các vùng khác nhau; có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn
giảm xuống.

×