Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang tím năng suất 20000 tấnnăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 84 trang )

Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 2
Lời nói đầu 4
Phần I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 7
1. Cơ sở kinh tế kĩ thuật của đồ án 7

1.1. Xác định vùng nguyên liệu và đặt nhà máy 7
1.1.1. Vị trí địa lý, giao thông 7
1.1.2. Thời tiết, khí hậu 8
1.1.3. Nhân lực 10

1.1.4. Văn hóa 11
1.2. Vị trí nhà máy 12
1.2.1. Vị trí địa lý 12
1.2.2. Đặc điểm địa hình 12
1.2.3. Giao thông 13
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng 14
1.3. Vùng nguyên liệu chính 15
1.3.1. Về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng 16
1.3.2. Cơ sở kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện 17
1.4. Nguyên liệu 18
1.4.1. Giới thiệu chung 18

1.4.2. Cấu tạo 18

1.4.3. Thành phần 19
1.4.4. Phân bố 24
1.4.5. Giống 26
1.4.6. Đặc tính nông học 27


1.4.7. Năng suất 27
1.4.8. Mùa vụ 27
1.4.9. Trồng 28
1.4.10 . Chăm sóc và trừ sâu bệnh 31
1.4.11. Bảo quản 32
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 1
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
Phần II. THIẾT LẬP MẶT BẰNG 34
2. Sơ đồ tổ chức 34
2.4. Sơ đồ tổ chức 34
2.5. Bảng dự tính số lượng lãnh đạo, nhân viên hành chính, công nhân 35
2.6. Tính diện tích các phòng ban 37
2.7. Sơ đồ bố trí phân xưởng 44
Phần III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 45
3. Sấy băng tải 45
3.4. Quy trình sấy khoai lang 49
3.5. Quy trình sản xuất khoai lang tím ở quy mô pilot 54
3.6. Cân bằng nguyên liệu 57
3.7. Thiết bị 62
Phần IV. TÍNH ĐIỆN, NƯỚC, NHIỆT LƯỢNG 67
4.1. Điện 67
4.1.1. Điện dùng cho thắp sáng 67
4.1.2. Điện dùng cho thiết bị 69
4.2. Nước 70
4.2.1. Nước dùng trong sản xuất 70
4.2.2. Nước dùng trong sinh hoạt 70
4.2.3. Nước dùng cho thiết bị 71
4.2.4. Tổng lượng nước cần dùng 71
4.2.5. Thoát nước 71

4.3. Nhiệt lượng 72
Phần V. XỬ LÝ NƯỚC THẢI 75
5.1. Xử lý môi trường 75
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 2
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
5.1.1. Nước thải 75
5.1.2. Khí thải 79
5.1.3. Bã thải rắn 79
5.2. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải 80
5.2.1. Ưu điểm 80
5.2.2. Nhược điểm 80
Phần VI. TÍNH KINH TẾ 81
6.1. Vốn đầu tư cho tài sản cố định 81
6.1.1. Vốn xây dựng nhà máy 81
6.1.2. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị 82
6.2. Vốn lưu động 83
6.3. Tính giá thành sản phẩm và thời gian thu hồi vốn 84
Kết luận 86
Tài liệu tham khảo 87
Lời mở đầu
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khoai lang lớn trên thế
giới, phát triển nhất trong vài năm gần đây, tuy nhiên khoai lang chủ yếu được
dùng để ăn tươi một số ít để xuất khẩu sang Trung Quốc nên thường bị ứ đọng vào
lúc chính vụ. Với sản lượng lớn, do thu hoạch đồng loạt và chính vụ nên vấn đề đặt
ra là cần xử lí như thế nào tình trạng ứ đọng trên, đồng thời đảm bảo giá trị kinh tế,
chất lượng dinh dưỡng, cung cấp thường xuyên cho người tiêu dùng và giải quyết
tình trạng giá cả bấp bênh cho người trồng khoai.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 3

Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
Hiện nay, do điều kiện công nghệ còn hạn chế nên để giữ được sản phẩm
tươi trong thời gian dài rất khó khăn. Chính vì vậy, khoai lang cần được chế biến,
đặc biệt đối với một số giống khoai có phẩm chất tốt như khoai lang tím - là một
trong những giống khoai lang cho năng suất và chất lượng cao nhất ở đồng bằng
sông Cửu Long và là một trong số loại rau củ được ưa chuộng bởi màu sắc hấp
dẫn, thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần đây, khoai lang tím
Nhật mang lại giá trị dinh dưỡng và lợi nhuận cao cho người nông dân. Ngày nay,
đời sống kinh kế cải thiện, vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe được coi trọng nên xu
hướng sử dụng sản phẩm từ rau củ quả ngày càng tăng. Ngoài mục đích thưởng
thức, khoai lang còn cung cấp dinh dưỡng và Vitamin cho sự phát triển của cơ thể.
Nhằm góp phần giải quyết tình trạng trên và đáp ứng nhu cầu thị trường chúng tôi
thực hiện đề tài “Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang tím năng suất
20000 tấn/năm”. Giống khoai mà chúng tôi chọn để thực hiện đề tài là giống
khoai lang tím Nhật với khu khai thác nguyên liệu chính thuộc huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long và phương pháp sấy được sử dụng là phương pháp sấy băng tải.
Mục đích đề tài:
- Nghiên cứu tính toán thiết kế, đưa ra quy trình sấy khoai lang tạo thành phẩm có
chất lượng cao góp phần cải thiện khoai lang nguyên liệu, bảo quản lâu dài và nâng
cao giá trị cảm quan, giá trị kinh tế.
- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm rau củ sấy và sản phẩm từ khoai lang.
- Đóng góp một phần vào việc giải quyết tình trạng ứ đọng nguyên liệu và ổn định
giá cả.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 4
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1. Cơ sở kinh tế kĩ thuật của đồ án
+ Sự cần thiết của việc xây dựng nhà máy sấy khoai lang
+ Nhà máy sấy khoai xây dựng đảm bảo những yêu cầu nào

+ Vị trí nhà máy: gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…
+ Giao thông vận tải thuận lợi
+ Việc cung cấp điện năng và nhiên liệu dễ dàng
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 5
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
+ Cấp thoát nước thuận lợi
+ Nguồn nhân lực dồi dào
1.1. Xác định vùng nguyên liệu và đặt nhà máy
Tỉnh Vĩnh Long
1.1.1. Vị trí địa lý, giao thông
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh
136 km với tọa độ địa lý từ 9
o
52' 45" đến 10
o
19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104
o
41' 25"
đến 106
o
17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng
điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và
Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ

thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý,
phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng
khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa
ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc ) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền
Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh
tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên, trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa
giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp
mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 6
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng
Tây Nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển
kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền Đông và là trung tâm trung
chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công
nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền Tây. Mặt khác, đây là vùng có tiềm
năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời, với
hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí
địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KT-
XH theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
1.1.2. Thời tiết - khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ
nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28
o
C, so với thời kỳ trước năm
1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1
o

C. Nhiệt độ tối cao
36,9
o
C; nhiệt độ tối thấp 17,7
o
C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8
o
C.
* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ
quang hợp/năm là 795 600 kcal/m
2
. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2181
– 2676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển
nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
* Ẩm độ: Ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình
quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10
giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung
bình 75-79%.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 7
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng
1400-1500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179
mm/tháng.
* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến
2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1
893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1 237,6 mm/năm, điều này cho thấy có sự
thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc
trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác,
lượng mưa trong năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11, chủ yếu vào

tháng 8-10.
So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có các yếu tố khí hậu cơ
bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh
tăng vụ, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực
bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn
chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống cộng
đồng và môi trường khu vực. Tuy nhiên, nguồn đất phù sa do nước lũ mang lại là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây khoai lang cho năng suất, chất lượng
vượt trội. Nắm bắt được thuận lợi đó, mấy năm gần đây người dân tỉnh Vĩnh Long
tích cực gia tăng diện tích trồng khoai lang, khai thác tối đa những điều kiện thuận
lợi đó nhằm phát triền kinh tế cho người dân. Đến tháng 7/2013, diện tích trồng
khoai lang trên địa bàn thị xã Bình Minh và huyện Bình Tân là 7 661,2 ha; năng
suất bình quân ước đạt 20 – 30 tấn /ha, sản lượng ước đạt 191 530 tấn.
1.1.3. Nhân lực:
1.1.3.1. Số lượng lao động đang làm việc: 609.484 người
Trong đó: Nam: 328.393 người , Nữ: 281.091 người
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 8
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
Số lượng người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số của tỉnh: 744.237
người. (Nguồn Niên giám thống kê năm 2011)
1.1.3.2. Trình độ lao động:
- Trên đại học: 418 người (Nam: 247 người, Nữ: 171 người)
- Đại học: 19.790 người (Nam: 11.550 người, Nữ: 8.240 người).
- Cao đẳng: 7.976người (Nam: 3.778người, Nữ: 4.198 người).
- Trung cấp: 14.954người (Nam: 9.404 người, Nữ: 5.550 người).
- Lao động có tay nghề: 14.944 người (Nam: 9.412 người, Nữ: 5.532 người)
- Lao động chưa có tay nghề: 486.407 người (Nam: 274.133 người, Nữ: 212.274
người)

( Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội cập nhật đến tháng 07/2012)
Khả năng cung ứng lao động: Lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc
làm: 10.872 người.
1.1.3.4. Chi phí về lương:
+ Lương tối thiểu: 1.550.000 đồng/người/tháng (áp dụng vùng III)
+ Lương bình quân đầu người đối với công nhân: 2.800.000 đồng/người/tháng
+ Lương bình quân đầu người đối với quản lý là: 4.500.000 đồng/người/tháng.
1.1.3.5. Chi phí bảo hiểm:
+ Bảo hiểm xã hội: 24% (NLĐ:7%, NSDLĐ: 17%).
+ Bảo hiểm y tế: 4,5% (NLĐ: 1,5%, NSDLĐ: 3%).
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 2% (NLĐ: 1%, NSDLĐ:1%).
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 9
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
1.1.4. Văn hóa
Con người huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có mối quan hệ gắn bó huyết
thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp
đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập
quán, tự do tín ngưỡng.v.v tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội
của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt, trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở
đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào
phóng, giản dị, tháo vát, tình cảm mộc mạc chân thành; Bên cạnh đó, các phong
tục tập quán và các lễ hội diễn ra sôi nổi, tích cực.
Người dân Vĩnh Long luôn tìm hiểu và học hỏi không ngừng để đưa tiến bộ
công nghệ kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Áp dụng các thành tựu khoa học trong việc chọn
lựa giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản khoai lang.
1.2. Vị trí nhà máy
KCN Bình Minh - huyện Bình Minh
1.2.1. Vị trí địa lý

Bình Minh là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Toàn huyện
có diện tích tự nhiên trên 9152 ha với hơn 95 ngàn dân, cư trú trên địa bàn thị trấn
Cái Vồn và 5 xã: Thuận An, Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thạnh và Đông Thành.
- Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long.
- Bắc giáp huyện Bình Tân: cách 14,47 km.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 10
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
- Nam giáp huyện Trà Ôn cách 16,43 km và thành phố Cần Thơ cách 7,54 km.
- Tây giáp huyện Bình Tân cách 14,47 km và thành phố Cần Thơ cách 7,54 km.
- Đông giáp huyện Tam Bình: 11,17km.
1.2.2. Đặc điểm địa hình:
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình
khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90%
diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn
Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập
lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao
dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn.
Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình
tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu,
sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và
vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn
phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ. .
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là
đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng
phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố
ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng,

ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu,
lúa Hè Thu - Mùa).
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 11
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
KCN Bình Minh
1.2.3. Giao thông
Vị trí trong tỉnh: Xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Vị trí trong vùng/khu vực: Cách TP. Cần Thơ 05km, Cách TP. Vĩnh
Long 30km, Cách TP. HCM 160km.
- Tiếp giáp Sông Hậu (cảng Bình Minh), cầu Cần Thơ và đường dẫn lên cầu
Cần Thơ.
- Khoảng cách vị trí tới sân bay: cách Sân Bay Cần Thơ khoảng 15 km.
- Cách Hải Quan tỉnh Vĩnh Long: 30 km.
- Khoảng cách đến các bến cảng gần nhất:
+ Cảng Bình Minh thuộc phạm vi Khu công nghiệp Bình Minh: có khả năng
tiếp tàu có trọng tải từ 15.000 đến 20.000 tấn.
+ Cảng Vĩnh Thái: 30 km. Có năng lực trao đổi hàng hóa 200.000 tấn/ năm và
tàu tải trọng từ 2.000 đến 3.500 tấn cập bến dễ dàng. Nằm bên bờ sông Cổ Chiên
thuộc địa phận TP Vĩnh Long. Cảng có hệ thống kho chứa trên 20.000 tấn.
+ Cảng Cần Thơ: 16 km, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn cập
bến. Cảng có hệ thống.
+ Cảng Cái Cui Cần Thơ: 15 km . Có năng lực trao đổi hành hóa 526.904
tấn/năm, cảng đã đưa vào hoạt động 02 cầu cảng với tải trọng khoảng 30.000 tấn
và tàu có tải trọng từ 5.000 đến 10.000 tấn cập bến, với tổng diện tích kho bãi là
39.924 m
2
.
- Cách Đường cao tốc: Khoảng 80 km.
SV thực hiện: Nhóm 1

Lớp : K56-CNTPB Page 12
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
- Cách Quốc lộ: Quốc lộ 1A đi qua.
- Khoảng cách đến các đơn vị cứu hỏa trong khu vực: 3km, m•i KCN có
hệ thống chữa cháy; từng doanh nghiệp được cơ quan chức năng thẩm duyệt PCCC
cho từng dự án.
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng
Cơ bản đã hoàn chỉnh đáp ứng các nhu cầu hoạt động doanh nghiệp.
1.2.4.1. Điện:
Được cung cấp từ hệ thống điện lưới quốc gia có dọc theo Quốc lộ 1A do
Công ty Điện lực tỉnh Vĩnh Long cung cấp đến hàng rào khu công nghiệp, doanh
nghiệp tự đầu tư hạ lưới điện.
Giá điện: tính theo quy định nhà nước.
Ngày 31/07/2013, Bộ Công thương đã ra Thông tư số 19/2013/TT-
BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, giá bán điện bình
quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), biểu giá mới
được áp dụng từ 01/08/2013.
1.2.4.2. Nước
- Tình hình cung cấp nước: lắp đặt toàn bộ hệ thống cung cấp nước sạch
được kéo đến hàng rào khu công nghiệp (đồng hồ, đường ống…), còn lại đơn vị có
thể tự đấu nối nước vào đơn vị mình hoặc thuê Cty TNHH MTV cấp nước Vĩnh
Long làm dịch vụ đấu nối.
- Tiêu chuẩn nước theo QCVN 01:2009/BYT .
- Giá nước: 9 600đ/m
3
(tùy theo thời điểm mà giá nước theo Quyết định của
UBND tỉnh Vĩnh Long).
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 13
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang

- Đơn vị cấp nước: Cty TNHH MTV cấp nước Vĩnh Long (doanh nghiệp
nhà nước). Địa chỉ: số 02 Hưng Đạo Vương, Phường 1, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long, Điện thoại: 070.821.036, Fax: 070.829.432, Email:

1.3. Vùng nguyên liệu chính
Huyện Bình Tân
Huyện Bình Tân là huyện mới thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long, có vị trí Đông giáp huyện Tam Bình; Tây
giáp thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Bình Minh; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, có
diện tích tự nhiên 15.288,63 ha và 93.758 nhân khẩu. Trung tâm huyện lỵ đặt tại xã
Tân Quới, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn
Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân
Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh. Cơ cấu kinh tế: Huyện Bình Tân được xác định là:
Nông nghiệp, thuỷ sản- Công nghiệp, Xây dựng -Thương mại, Dịch vụ. Trong đó,
nông nghiệp - thuỷ sản là thế mạnh, tiềm năng rất lớn. Hướng phát triển ngành sản
xuất nông nghiệp toàn diện bền vững. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân,
đến thời điểm cuối tháng 10/2013, toàn huyện đã xuống giống được 7.232ha. Trong đó
đã thu hoạch 6.928,6ha, còn trên đồng là hơn 300ha. Trong đó, cơ cấu khoai tím Nhật
chiếm 78,8%.
1.3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông: Toàn huyện có 348 km đường giao thông (gồm
Quốc lộ 54, đường 908, 909 ), trong đó: đường ô tô 45 km (nhựa: 39 km, bê tông
nhựa 06 km); đường nông thôn 303 km (đường đá 163 km, đất 140 km).
- Hệ thống điện: Toàn huyện có 193,8 km đường dây 22kv, có 237 trạm hạ thế
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 14
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
với dung lượng 8.898 KVA, đường dây hạ thế 294,9 km.Tất cả các xã đều có điện, số
hộ dân sử dụng điện lưới 19.268 tỷ lệ 97,85 %.
- Điện chiếu sáng công cộng: 2,177 km.

- Công trình thuỷ lợi: Có 101 tuyến kênh mương dài 112 Km.
- Nước sinh hoạt: Nguồn nước lấy từ nhà máy nước xã Tân Quới , nhà máy
nước xã Tân Bình và nhà máy nước xã Nguyễn văn Thảnh có 18.200 mét đường ống
phục vụ 980 hộ dùng nước máy và qua xử lý, tỷ lệ 75 %.
- Công trình văn hoá hiện có: 04 nhà văn hóa.
- Trường học: huyện có 03 trường Trung học phổ thông, 09 trường Trung học cơ
sở, 22 trường Tiểu học, 11 trường Mẫu giáo.
- Chợ: có 01 chợ loại II, 05 chợ loại III và 06 điểm họp chợ.
1.3.2. Cơ sở kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện
Tổng số có 1.930 cơ sở và Doanh nghiệp, 30 doanh nghiệp tư nhân ( 09 Doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu), 01 Công ty trách nhiệm hữu hạn.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 15
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
H ình 1: Bản đồ hành chính t ỉnh V ĩnh Long.
1.4. Nguyên liệu khoai lang
1.4.1. Giới thiệu chung
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 16
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
Khoai lang (danh pháp hai phần:
Ipomoea batatas) là một loài cây
nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa
nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi
là củ khoai lang và nó là một nguồn
cung cấp rau ăn củ quan trọng, được
sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn
lương thực. Các lá non và thân non
cũng được sử dụng như một loại rau.
Khoai lang có quan hệ họ hàng xa

với khoai tây(Solanum tuberosum)
có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi
Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le
hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn
được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay
trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
1.4.2. Cấu tạo
Khoai lang là một loại rễ củ, rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một
cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng
chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.
Các rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự, nó có các cấu trúc tế bào
bên trong và bên ngoài của các rễ điển hình. Các củ thật sự có cấu trúc tế bào của thân,
còn trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu
gần có các mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và lá. Đầu kia
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 17
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi. Trong các củ thật sự, trật
tự là ngược lại với đầu xa sinh ra thân cây. Về mặt thời gian, các rễ củ là hai năm.
Trong năm đầu tiên cây mẹ sinh ra các rễ củ và về mùa thu cây chết đi. Năm sau các rễ
củ sinh ra cây mới và bị tiêu hao trong quá trình tạo thành bộ rễ mới cùng thân cây và
ra hoa. Các mô còn lại chết đi trong khi cây sinh ra rễ củ mới cho năm kế tiếp sau đó.
Cấu tạo khoai lang gồm 3 phần: vỏ ngoài, vỏ cùi và thịt củ.
 Vỏ ngoài: mỏng, chiếm 1% trọng lượng củ, gồm những tế bào có chứa sắc tố,
cấu tạo chủ yếu là cellulose và hemicellulose. Cấu tạo từ polipectin chứa nhiều
vitamin và khoáng chất.
Tác dụng: làm giảm các tác động từ bên ngoài, hạn chế sự bay hơi nước của khoai lang
trong quá trình bảo quản
Vỏ cùi: chiếm 5 - 12%, gồm những tế bào chứa tinh bột, nguyên sinh chất và dịch thể.

Hàm lượng tinh bột ở vỏ cùi ít hơn ở thịt củ.
 Thịt củ: gồm các tế bào nhu mô có chứa: Tinh bột , hợp chất chứa nitơ.
1.4.3. Thành phần
Khoai lang là loại củ không có lõi. Cuống củ nối với thân cây có hệ xơ chạy dọc
theo củ, có khi kéo dài đến hết củ tạo thành rễ đuôi củ. Củ khoai lang cỏ vỏ mỏng,
chứa chủ yếu là xenlulo, có các chất sắc tố. Thịt củ nằm trong củ chứa các tế bào nhu
mô. Trong các tế bào này chủ yếu là tinh bột, ngoài ra còn một số chất khác: hợp chất
chứa nitơ, các nguyên tố vi lượng Củ khoai lang có nhiều tinh bột.
Lợi thế của các cây có củ là cung cấp nguồn năng lượng dưới dạng tinh bột và
đường với giá rẻ nhất. Mặc dù trên cùng đơn vị trọng lượng, khoai lang chỉ cung cấp
số năng lượng chỉ bằng 1/3 so lúa gạo và lúa mỳ do có chứa hàm lượng nước cao hơn.
Tuy nhiên về mặt năng suất khoai lang lại cho năng suất cao hơn lúa do năng suất cao
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 18
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
nên tính trên đơn vị diện tích và thời gian, khoai lang cho năng suất chất bột đường cao
gấp 1,5 lần và cho giá triệu thu nhập gấp 1,7 lần so với lúa.
B ảng 1: Thành phần hóa học của khoai lang nguyên liệu (tính cho 100g sản phẩm)
Sản phẩm
Thành phần
Củ tươi Khoai sấy Đơn vị
Nước 67,86 11 g
Anthocyanin 0,06 0,23 g
Protein 0,311 g
Glucid
Tổng 28.5 80 g
Đường 4 g
Tinh bột 24,5 g
Lipit 0,26 0.5 g
Xơ 1,42 3.6 g

Kim loại nặng
Zn 0,863 mg
Cd 0,0012 mg
Pb 0,0482 mg
Cu 0,1420 mg
Các thành phần khác 0,979 g
Vitamin
Caroten 0,3 mg
B1 0,05 mg
B2 0,05 mg
PP 0,6 mg
C 23 mg
Tổng 100 g
Anthocyanin
Trong khoai tím chứa anthocyanin đây là một hợp chất thuộc nhóm flavonoid.
Anthocyanin là chất màu tự nhiên có nhiều tính chất và tác dụng quý báu, bởi vậy nó
được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm cũng như trong y học. Trong sản
xuất thực phẩm cùng với chất màu tự nhiên khác như caroten, clorofil, anthocyanin
giúp sản phẩm phục hồi màu tự nhiên ban đầu, tạo ra màu sắc hấp dẫn cho m•i sản
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 19
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
phẩm. Đồng thời nó có khả năng kháng oxi hóa nên chúng còn được dùng để làm bền
chất béo, trong y học tác dụng của anthocyanin rất đa dạng nên được áp dụng rộng rãi:
do khả năng giảm tính thấm thành mạch và thành tế bào nên được dùng trong trường
hợp chảy máu, do khả năng chống oxy hóa nên được sử dụng chống lão hóa, hạn chế
sự suy giảm sức đề kháng, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, nhờ có tác dụng chống
bức xạ nên có thể h• trợ cho cơ thể sống trong môi trường và những bức xạ điện tử…
Kết quả nghiên cứu một số đặc tính của chất màu anthocyanin chiết tách từ khoai
lang tím, nhằm khai thác và ứng dụng chất màu tự nhiên trong công nghệ thực phẩm.

Kết quả cho thấy: dung dịch anthocyanin của khoai tím ở pH = 1.0 có độ hấp thụ cực
đại (-/max) ở bước sóng 522nm, khi pH tăng dần thì max tăng chậm ở pH từ 1.0 đến
6.0 sau đó tăng mạnh trong môi trường kiềm yếu. Ở nhiệt độ thường, với pH = 1.0 độ
bền màu có xu hướng tăng theo thời gian, sau 60 ngày đạt 107% so với ban đầu. Ở các
pH 3.0; 5.0 và 7.0 độ bền màu giảm dần. Ở nhiệt độ 600
o
C và 900
o
C, trong thời gian
90 phút, với pH=1.0 và pH = 3.0 độ bền màu cao (pH = 1.0 đạt 111,8% ở 600
o
C, đạt
114,4% ở 900
o
C; pH3.0 đạt 100,3% ở 600
o
C, đạt 99,7% ở 900
o
C), với pH=5.0 và
pH=7.0 độ bền màu giảm không nhiều, sau 90 phút còn trên 70%. Đường saccharose
làm tăng độ bền màu anthocyanins, nồng độ đường càng cao thì độ bền màu
anthocyanins càng tăng, λ
max
), kết quả nghiên cứu một số đặc tính của chất màu
anthocyanins chiết tách từ khoai lang tím, nhằm khai thác và ứng dụng chất màu tự
nhiên trong công nghệ thực phẩm. Kết quả cho thấy: dung dịch anthocyanins của khoai
lang tím ở pH=1.0 có độ hấp thụ cực đại.
Khoai lang tím là một loại khoai lang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất bởi
Viện nông nghiệp quốc gia Nhật Bản có tên là Okinawan. Đây là một nguồn chất màu
tím tốt và ổn định vì nó có sản lượng lớn với hàm lượng anthocyanin cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đường và tinh bột.
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 20
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
 Chất khô
Củ khoai lang cũng như rễ củ khác, thông thường có hàm lượng nước cao, do vậy
hàm lượng chất khô thấp, trung bình khoảng 30% nhưng có thể biến dộng phụ thuộc
vào các yếu tố giống, khí hậu, độ dài ngày, loại đất, tỉ lệ sâu bệnh, kĩ thuật trồng trọt.
Khoai lang VN có hàm lượng chất khô biến động từ 19,2-33,6%.
 Glucid
Là thành phần chủ yếu của chất khô (chiếm 80%-90% hàm lượng chất khô) và
chiếm 24-27% trọng lượng tươi, thành phần của glucid chủ yếu là đường và tinh bột,
ngoài ra còn có chất khác như pectin, cellulose, hemicelluloses, chiếm số lượng ít.
Thành phần tương ứng của glucid không những phụ thuộc vào giống và độ chín của củ
mà còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản, chế biến có ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố
chất lượng như độ cứng, cảm quan,….
 Tinh bột
Trung bình chiếm khoảng 60-70% chất khô, tỉ lệ của tinh bột so với hợp chất glucid
khác biến động lớn. Lượng tinh bột phụ thuộc vào giống, thời vụ, đất trồng, khoảng
cách gieo trồng,…
 Đường
Sự biến động về hàm lượng đường tổng số từ 5-10% trọng lượng khoai lang.
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng đường có trong củ khoai lang là giống, ngoài
ra các yếu tố khác thời gian thu hoạch bảo quản,…
Thành phần của đường gồm: saccharose, glucose, fructose, và một ít maltose.
Bảng 2: Thành phần đường có trong củ khoai lang
Thành phần Hàm lượng (%)
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 21
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang

Saccharosse 5,16 – 10,95
Glucose 2,11 – 4,61
Maltose 1,59 – 6,85
Fructose 1,16 – 3,56
 Chất xơ: pectin, cellulose và hemicellulose
Vitamin tập trung nhiều ở vỏ ngoài của ruột củ, vỏ và phần trung tâm củ chứa ít
vitamin hơn.
Khoáng: thành phần khoáng biến động tương đối lớn tùy thuộc vào loại đất trồng và
phân bón sử dụng.
 Enzyme
Khoai lang có hệ enzyme phức tạp. Enzyme của khoai lang tích tụ nhiều ở mầm
củ. Sau khi thu hoạch các emzym đều hoạt động mạnh nhưng mạnh hơn cả là amylase.
Do amylase thủy phân tinh bột thành đường nên sau khi thu hoạch tinh bột trong củ
giảm, độ ngọt của khoai tăng.
Khoai lang có nhiều mủ, trong mủ khoai lang có chứa sắc tốt, tannin, enzyme, là
những chất sinh màu trong quá trình chế biến. sự biến màu từ nâu sang nâu sẫm rồi
đen. Đó là hiện tượng ôi hóa của một số chất hữu cơ trong củ với sự tham gia của
emzym.
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy khoai lang tím có chứa nhiều thành phần dinh
dưỡng. Trong đó hàm lượng anthocyaninxác định được là khá cao khi so sánh với các
loại khoai khác (0.06%). Các thành phần hoá học của các củ không cố định mà thường
thay đổi tuỳ thuộc giống cây trồng, khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác v.v Với
hàm lượng tinh bột lớn, công nghệ tách tinh bột đơn giản nên khoai lang cũng đã được
sử dụng để khai thác tinh bột với số lượng đáng kể. Ngoài ra hàm lượng các kim loại
nặng cũng nằm dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định 867/ 1998/QĐ-BYT
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 22
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
của Bộ Y tế.
1.4.4. Phân bố

1.4.4.1. Ở Việt Nam
Khoai lang trồng rất phổ biến, trước đây chủ yếu ở đồng bằng, các vùng đất bãi ven
sông, nay khoai lang đã được trồng nhiều ở các vùng đồi, trung du từ Bắc vào Nam.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang các vùng sinh thái trong cả
nước năm 2009
Vùng sinh thái
Diện tích (ngàn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (ngàn tấn)
Đồng bằng sông Hông
22,8
85,4
194,7
Trung du và miền núi phía Bắc
38,2
62,4
238,2
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
55,1
59,7
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 23
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
32
,9
Tây Nguyên
14,1
107,1
151,1
Đông Nam Bộ

2,5
82,8
20,7
Đồng bằng sông Cửu Long
13,7
200,0
274,1
Tổng cả nước
146,4
82,5
1207,6
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
1.4.4.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
Bảng 4: Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới năm 2005 – 2009
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 24
Đồ án thiết kế xây dựng nhà máy sấy khoai lang GVHD: KS.Nguyễn Xuân Bang
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 9. 013. 869 14, 16 127, 607
2006 8. 126. 828 13, 12 106, 664
2007 8. 282. 334 12, 19 100, 928
2008 8. 359. 185 12, 74 106, 501
2009 8. 510. 621 12, 65 107, 642
(Nguồn: Faostat 2/ 2011 )

Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới có xu hướng
giảm xuống một cách rõ rệt từ 9. 013. 869 ha (năm 2005) xuống chỉ còn 8.510.621 ha
(năm 2009). Trong đó, nguyên nhân chính là do năng suất, chất lượng khoai lang chưa
được cải thiện, bên cạnh đó với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã
lựa chọn những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh, nên việc phát
triển mở rộng diện tích trồng khoai lang chưa được quan tâm.
1.4.5. Giống
Tiêu chuẩn giống tốt:
 Chọn dây
- Chọn dây bánh tẻ, to mập, khỏe, không già và non quá, đã gỡ dây được 50-60
ngày, dây đoạn 1 và đoạn 2, dài 30-35 cm, lá xanh thẫm, đốt ngắn, không ra rễ, hoa
trước, không sâu bệnh,
- Cắt dây vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp
dây nhanh ra rễ, nẩy chồi non (không được để chất đống).
- Lượng dây giống cần cho 1 sào: 1.200 đến 1.500 đoạn dây.
 Chọn củ: Đối với khoai lang tím Nhật
SV thực hiện: Nhóm 1
Lớp : K56-CNTPB Page 25

×