Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.65 KB, 35 trang )


1






BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM





– So sánh
: 62.38.60.01







Năm 2011

2
CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU



1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhãn hiệu, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tượng khác của quyền SHTT
đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Trên thực
tế, “nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cụ
thể là từ thời kỳ Đồ Đá. Quan điểm liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn
hiệu nổi bật và nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng những hình
thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể là những người nông dân vào
thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu của
mình. Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các vách đá hay trên
tường ở Ai Cập cổ đại. một hình thức “đánh dấu” khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là
hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar. Mặc dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật
về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lần đầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên
liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết tại các Tòa án. Sau đó, vấn đề bảo hộ
nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong
nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia. Những sự cố gắng đó hiển nhiên
đã thể hiện được bước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng
như trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp
luật về nhãn hiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hoặc ít nhất
là trong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định.
Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã mang lại những
khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Trong
nhiều năm qua đã có không ít những tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh liên quan đến
nhãn hiệu nổi tiếng. Việc giải quyết những tranh chấp này chủ yếu được thực hiện dựa trên
án lệ ở các nước theo truyền thống Thông luật hay dựa trên các quy định pháp luật liên quan
ở các nước theo truyền thống Dân luật. Điều này vô hình chung đã mang lại nhiều thách thức
cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng,
đồng thời cản trở quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng như tăng cường và đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả


3
và sự khả thi của hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang
tính toàn cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự
phát triển hệ thống pháp luật về nhãn hiệu trong môi trường pháp lý quốc gia cũng như quốc
tế.
Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được thể chế
hóa trong Công ước Paris vào năm 1925. Ngày nay, học thuyết này trở nên đặc biệt quan
trọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương mại toàn cầu không
ngừng gia tăng. Việc tạo ra một thương hiệu toàn cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất
nhiếu thông qua các kênh thông tin mới, tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa. Trong khi các biên
giới và ranh giới chính trị giữa các quốc gia có vẻ như đang gây ra không ít những trở ngại
cho sự tự do đi lại của các cá nhân trên toàn cầu thì chúng cũng không thể nào ngăn cản được
dòng chảy tự do của thông tin. Như vậy, một nhãn hiệu có thể được đồng thời chuyển tải đến
bất kỳ nơi nào để đến với người tiêu dùng cũng như toàn thể công chúng qua nhiều kênh
thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách đó, một nhãn hiệu có thể nhanh chóng được
biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường trên thế giới bất chấp những hạn chế đối với sự di
chuyển của cá nhân.
Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận như là một trong những hình thức
quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu như đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc
gia lẫn trong các Điều ước quốc tế. Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được
củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu
nổi tiếng không ngừng gia tăng trên toàn cầu cũng như sự phát triển của vai trò của nhãn hiệu
nổi tiếng trong hệ thống thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, những vấn đề pháp lý này vẫn còn
là những khái niệm khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang và kém
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập
vào thị trường nội địa của Việt Nam. Họ sẽ mang theo nhiều nhãn hiệu nước ngoài, trong đó
bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, không chỉ vào thị trường nội địa mà còn vào trong hệ thống
pháp luật quốc gia. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu

xuất hiện trong các siêu thị của Việt Nam như SONY, TOYOTA, COCA-COLA,
MICROSOFT, NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ đại diện cho tài sản của doanh
nghiệp nước ngoài mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia nơi
chúng được đầu tư. Chẳng hạn, giá trị thương mại của nhãn hiệu COCA-COLA được tính
toán vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến hơn 70,0 tỉ Đô là Mỹ vào năm 2010
(trở thành thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu trong năm). Điều này chứng tỏ rằng giá trị
kinh tế của quyền SHTT, và đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóng một vai trò quan trọng trong sự

4
phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế thế giới. trong khi đó, nhìn lại thực
tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT vẫn còn là một bức
tranh mờ nhạt. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành nhiều văn bản luật
và những quy định mới, song hiện tượng xâm phạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là
những thách thức to lớn đối với các cơ quan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyền
SHTT. Pháp luật về nhãn hiệu có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày
càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến nhãn
hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thường được sử dụng một cách thông dụng để
chỉ tất cả các phương tiện xe gắn máy mà không có sự phân biệt nào đối với các nhãn hiệu
mà chúng mang, dù rằng các nhãn hiệu đó không phải là HONDA và cũng không giống
nhau. Điều này có vẻ như là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong một thời gian khá dài.
Và với tình huống xảy ra như thế, chúng ta buộc phải trả lời một số câu hỏi quan trọng, ví dụ:
(1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong ví
dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này?
(2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo vệ quyền
lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này không?
(3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình tại
Việt Nam?
Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có được tùy thuộc vào các tình huống

pháp lý cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu HONDA có phải là nhãn
hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam
không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể nào trong từng trường hợp?
Cần lưu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại không chính thức đối với nhãn hiệu
được bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, và đồng
thời cũng có những quy định riêng biệt trong Luật SHTT năm 2005 liên quan đến nhãn hiệu
nổi tiếng. Tuy vậy, những chuẩn mực pháp lý chung dùng để đánh giá và công nhận nhãn
hiệu nổi tiếng vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và chính xác. Hầu hết mọi người
trên thực tế sẽ không thể trả lời được câu hỏi “nhãn hiệu nổi tiếng là gì?”. Họ thường có thể
sẽ nhầm lẫn giữa sự nhận biết của cộng đồng đối với nhãn hiệu với giá trị thương mại cao
của chúng. Một vài người có thể cho rằng một nhãn hiệu sẽ được coi là nổi tiếng ở nơi nào
mà có nhiều người có thể nhận biết về nó. Trong khi một số khác có thể sẽ không quan tâm
đến lý do tại sao một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng. Họ sẽ chỉ đơn giản đưa ra câu trả lời

5
theo chủ ý cá nhân của họ. Do vậy, hiện nay khó có thể tìm ra được một khái niệm chung về
“nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam. Tác giả sẽ quay trở lại những vấn đề pháp lý liên quan đến
nhãn hiệu HONDA sau khi đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản và
những phân tích so sánh ở các phần sau của Luận án.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một hệ thống
những quy định chung về quyền SHTT trong BLDS 1995 và quyền SHCN trong Nghị định
số 63/CP năm 1996, như là những nền tảng pháp lý đầu tiên của pháp luật Việt Nam liên
quan đến mảng SHTT. Chúng cũng có thể được coi là nguồn cơ bản của pháp luật nhãn hiệu
Việt Nam ở giai đoạn này. BLDS 1995 sau đó đã được bổ sung, sửa đổi năm 2005 và được
thay thế bởi BLDS 2005. Tiếp theo đó, cuối năm 2005, Việt Nam đã tiếp tục ban hành một
văn bản pháp luật duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền SHTT.
Ngoài ra, những quy định của pháp luật về nhãn hiệu có thể được tìm thấy ở các văn bản
pháp lý khác được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp…
Năm 2006, đã có khá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế

đất nước cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, sự kiện
quan trọng nhất có thể kể đến là quá trình đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức thứ 150 của Tổ chức này. Đây chính là một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra và có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của nước ta, đó là sự kiện Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid vào ngày 11/04/2006 và ngày 11/07/2006 thì
Nghị định thư đ phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam; đó là sự bắt đầu hiệu lực của một
đạo luật đầu tiên về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam vào ngày 01/06/2006.
Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung chỉ thể hiện ở bề nổi và mang tính vĩ mô
nhiều hơn chứ chưa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn
mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Mặc dù đã có khá
nhiều các quy định pháp luật cụ thể được ban hành, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy
định đó còn khá hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng ở Việt Nam. Vì vậy, Luận
án này hướng đến hai mục đích chính. Thứ nhất, Luận án sẽ là một đóng góp đáng kể vào hệ
thống lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng không những trên phương diện toàn cầu mà, quan trọng

6
hơn, còn tập trung vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Điều này nhằm giúp những chủ thể
liên quan có thể nhận biết được nhãn hiệu nổi tiếng trong thị trường để có thể phân biệt
chúng với các nhãn hiệu thông thường khác. Thứ hai, thông qua sự phân tích và đánh giá cơ
chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh pháp lý quốc tế nói chung và trong
những hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể để rút ra những cách thức phù hợp nhằm củng cố
và tăng cường hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Để có thể đạt được những mục đích nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyết được những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, Luận án phải giới thiệu được một cách khái quát những kiến thức lý luận cơ bản

về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Điều này sẽ giúp mang lại câu trả
lời cơ bản nhất cho câu hỏi thế nảo là nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu.
Hai là, Luận án sẽ phải thực hiện được một sự so sánh khá đầy đủ và cơ bản giữa hai hệ
thống pháp luật của EU và Việt Nam về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Ba là, Luận án phải phân tích được tình huống thực tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ
nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào nhãn hiệu nổi tiếng, và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp
luật hiện hành cũng như những thách thức đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào
hệ thống thương mại toàn cầu.
Cuối cùng, từ những phân tích nói trên, Luận án sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý và
khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Cần khẳng định rằng Luận án tập trung chủ yếu vào kiền thức lý luận và những vấn đề
thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như
là một phần riêng biệt trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu. Theo đó, Luận án bắt đầu bằng
cái nhìn tổng thể về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ở góc độ lý luận và đi vào phân tích các
thiết chế pháp lý quốc tế quan trọng có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như
Công ước Paris, Hiệp định TRIPs… Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và so sánh những
vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như
hệ thống thực thi của nó trong hệ thống pháp luật quốc tế và một số quốc gia. Nhìn chung
Luận án đề cập chủ yếu nhãn hiệu nổi tiếng, và trong một chừng mực nhất định có liên hệ
đến nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous trademarks) và nhãn hiệu có danh tiếng (trademarks with
a reputation). Tuy nhiên, những khía cạnh khác của quyền SHTT nói chung cũng được tham
chiếu đến nhằm mục đích so sánh hoặc làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến nội
dung của Luận án.

7
Phạm vi nghiên cứu của Luận án thống nhất và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được
xác định để đảm bảo rằng những nhiệm vụ chính của Luận án được giải quyết một cách thỏa
đáng.

Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và phạm vi rộng lớn của vấn đề nghiên cứu, Luận
án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và so sánh đối với hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam.
Theo đó, đối với hệ thống pháp luật EU, Luận án sẽ chỉ dừng lại ở việc tiếp cận và phân tích
các quy định của pháp luật Liên minh cũng như các bản án và quyết định của Tòa án Công lý
châu Âu liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng. Luận án cũng đồng
thời tham chiếu một cách hạn chế đến một số hệ thống pháp luật quốc gia như Vương quốc
Anh, Đức và Pháp và một số quốc gia khác. Ngoài ra, hệ thống pháp luật Hoa kỳ cũng được
đề cập một cách hạn chế trong những bối cảnh phù hợp.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp pháp lý truyền thống
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án, tác giả vận dụng phương pháp pháp
lý truyền thống trong việc tiếp cận và nghiên cứu các quy định liên quan đến việc bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc
gia bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của
EU, Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của EU, Luật SHTT Việt Nam cũng như pháp luật
nhãn hiệu của một số quốc gia châu Âu cụ thể.
Ngoài ra, các án lệ cũng là một loại nguồn quan trọng được sử dụng trong Luận án nhằm
giải thích các quy định của pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cũng như làm rõ cách thức mà
pháp luật được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, ở khía cạnh pháp luật EU,
thông qua việc nghiên cứu các vụ việc cụ thể như vụ General Motors hay vụ Davidoff Luận
án sẽ giúp người đọc hiểu được cách thức mà quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Chỉ thị về
thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU được giải thích và áp dụng. Ở khía cạnh của pháp luật
Việt Nam, mặc dù không có nhiều vụ việc liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực
tế, nhưng tác giả cũng đã cố gắng giới thiệu và phân tích một số vụ việc điển hình như vụ
McDonald’s hay vụ Shangri-La để làm sáng tỏ cách thức mà cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng được giải thích và vận hành ở Việt Nam.
Như vậy, phương pháp giáo điều pháp lý hay phương pháp pháp lý truyền thống được ưu
tiên sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luận án, đặc biệt là ở chương 3 và chương 4.
Những phân tích và đánh giá thông qua việc sử dụng phương pháp này để nghiên cứu và làm
sáng tỏ các quy định của pháp luật và các án lệ ở chương 3 đóng vai trò đặc biệt quan trọng

đối với những sự so sánh được thực hiện ở chương 4 của Luận án.

8
Phương pháp pháp lý so sánh
Như đã xác định ngay trong tiêu đề và trong mục tiêu nghiên cứu, Luận án được xác định
là một công trình nghiên cứu so sánh. Do đó, phương pháp pháp lý so sánh được sử dụng như
là một phương pháp nghiên cứu chủ đạo xuyên suốt nội dung của Luận án. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào phạm vi tiếp cận cụ thể của từng chương, phương pháp này được sử dụng ở mức
độ khát nhau ở những phần khác nhau. Phương pháp pháp lý so sánh đóng vai trò quan trọng
nhất trong nội dung của chương 4 bởi vì đây là chương tập trung chủ yếu vào việc so sánh
giữa hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng. Sau khi đã nghiên cứu cẩn thận hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam ở chương 3,
chương 4 sẽ tiếp tục một cách hệ thống bằng việc so sánh các nội dung cụ thể được quy định
bởi hai hệ thống pháp luật để phân tích và lý giải những khác biệt và tương đồng, những
thành tựu và hạn chế của từng hệ thống. Sự so sánh được thực hiện dựa trên những vấn đề
pháp lý quan trọng liên quan đến cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như cách thức xác định
nhãn hiệu nổi tiếng, các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ
đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng như sự thực thi của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng. Những phân tích so sánh được thực hiện ở chương này sẽ trở thành nền tảng lý luận
quan trọng cho những đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam trong chương tiếp theo (chương 5).
Phương pháp pháp lý lịch sử
Trong Luận án, phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng trong từng phần cụ thể ở từng
chương nhất định tùy thuộc vào nội dung của các vấn đề được giải quyết. Trước hết, cần thiết
phải thực hiện một nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển mang tính lịch sử của hệ
thống pháp luật của EU và Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bức tranh sơ
lược về bối cảnh của hai hệ thống này. Theo đó, phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng
chủ yếu và trước hết ở các chương 1, 2 và 3 để tìm hiểu những nền tảng lý luận cơ bản làm
cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận
án. Ở cấp độ cụ thể hơn, phương pháp pháp lý lịch sử được vận dụng trong quá trình phân
tích các nội dung cụ thể được trình bày trong các chương. Chẳng hạn, sự xem xét dưới góc

độ lịch sử đối với sự ra đời và phát triển của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các
quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật các quốc gia được trình bày ở chương 2, hay
sự tìm hiểu ở khía cạnh lịch sử của học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu được trình bày ở
chương 4 đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và lý giải cơ chế pháp lý hiện tại về bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.
Phương pháp pháp lý kinh tế

9
Phương pháp pháp lý kinh tế được sử dụng một cách phù hợp trong Luận án để làm rõ
những vấn đề liên quan đến giá trị kinh tế, thương mại của những vấn đề pháp lý đang được
xem xét như ở c1c chương 1, 2, 4 và 5. Cụ thể, phương pháp pháp lý kinh tế phải được xem
xét đến khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến sự cần thiết phải mở rộng phạm vi bảo
hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc khi xem xét, đánh giá giá trị thương mại của nhãn hiệu,
hoặc để xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong các vu kiện dựa trên thiệt hại về
kinh tế.
Phương pháp pháp lý xã hội
Phương pháp pháp lý xã hội có vẻ ít quan trọng hơn so với các phương pháp nghiên cứu
khác. Tuy nhiên, pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội khác
và dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố đó. Do vậy, khi nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề pháp lý cụ thể, cách thức thông thường được thực hiện là đặt chúng trong
các mối liên hệ xã hội nhất định để đánh giá sự tương tác giữa chúng với các yếu tố khác.
Cần thừa nhận rằng có nhiều sự khác biệt giữa các cộng đồng khác nhau trong việc đánh giá
một vấn đề pháp lý cụ thể do những điều kiện xã hội khác nhau tác động lên chúng. Vì thế,
nội dung của Luận án được giới hạn và xác định trong mối liên hệ biện chứng giữa pháp luật
và xã hội.
Phương pháp pháp lý xã hội được sử dụng trong những phần nhất định của Luận án khi
cần thiết đánh giá những tác động mang tính xã hội của các quy định của pháp luật. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 4 và 5 khi so sánh hai hệ thống pháp luật cũng như
khi đề cập đến thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và đề
xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nó.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Tất cả các phương pháp nghiên cứu được đề cập ở trên đều cần thiết và hữu ích cho việc
đạt đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án. Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu thực tiễn
của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng vẫn là một thách thức lớn vì
thiếu thông tin thực tế liên quan đến sự vận hành của hệ thống nhãn hiệu Việt Nam. Ở điểm
này, có thể nói rằng việc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia làm việc trong nhiều
lĩnh vực khác nhau liên quan đến quyền SHTT nói chung và hệ thống nhãn hiệu nói riêng
chính là một nguồn thông tin bổ sung quan trọng cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, trong
suốt quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện ít nhất ba chuyến đi thực tế đến Hà
Nội để gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia về SHTT của Việt Nam. Tác giả đã có dịp trao
đổi những vấn đề chuyên môn quan trọng với các chuyên gia vận hành hệ thống nhãn hiệu ở
Việt Nam của Cục SHTT và Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, tác giả cũng được tiếp

10
cận và học hỏi các kiến thức thực tế từ các luật sư và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về
lĩnh vực SHTT. Nội dung của những cuộc gặp gỡ và thảo luận đó được thiết kế dựa trên một
danh mục các câu hỏi giúp làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến nhãn hiệu
nổi tiếng cũng như để củng cố và làm tăng tính thuyết phục của các kiến nghị, đề xuất hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được đưa ra ở chương 5 của Luận án.
1.5. Tình hình nghiên cứu
Trên bình diện quốc tế, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện liên
quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, rất nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng. Luận án này được
thực hiện dựa trên những quan điểm và bình luận trong các sách chuyên khảo và cả các tạp
chí nghiên cứu pháp lý chuyên ngành. Công trình quan trọng đầu tiên phải được kể đến là
cuốn sách nổi tiếng thế giới của Frederick W. Mostert, Famous and well-known marks – An
international analysis. Tác phẩm của Mostert không chỉ giá trị trong việc tìm hiểu cách thức
nhãn hiệu nổi tiếng được giải quyết ở cấp độ quốc gia trên toàn cầu mà còn đi sâu vào những
vấn đề pháp lý cụ thể hơn về nhãn hiệu nổi tiếng như định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu
chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng và rất nổi tiếng, và vấn đề thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Nguồn tài liệu quan trọng tiếp theo có tểh kể đến là tác

phẩm của Jeremy Phillips, Trademark Law: A Practical Anatomy vốn có thể được coi như là
nền tảng lý luận quan trọng về pháp luật nhãn hiệu nói chung. Nguồn tài liệu quan trọng thứ
ba là cuốn sách của Christopher Heath và Kung – Chung Liu, The protection of well-known
marks in Asia. Cuốn sách là một tập hợp những nghiên cứu có giá trị về vấn đề bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia châu Âu
và châu Á. Cuốn sách không những giới thiệu hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng của từng quốc gia châu Á mà đồng thời cung cấp một sự so sánh rất giá trị về cơ chế
pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng giữa ba hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới là hệ
thống pháp luật Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật châu Âu và hệ thống pháp luật châu Á.
Trong phạm vi của Việt Nam, hiện nay vẫn còn khá ít tài liệu liên quan đến vấn đề nhãn
hiệu nổi tiếng. Khái niệm này được đề cập một cách hạn chế trong cuốn sách của Tiến sĩ Lê
Nết, Quyền Sở hữu trí tuệ (năm 2004). Trong Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh,
Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ở Việt Nam (2006) cũng đã tiếp cận một cách khái quát nhất về nhãn hiệu nổi tiếng. Hoặc
trong Luận văn thạc sĩ với đề tài Well-known trademarks versus dilutive signs – A trans-
Atlantic comparative analysis of protection schemes (2004),

Phạm Thanh Trà đề cập đến vấn
đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại sự lu mờ nhãn hiệu trên cơ sở so sánh giữa pháp luật
EU và pháp luật Hoa Kỳ. Gần đây nhất có thể kề đến công trình nghiên cứu của tác giả Hà
Thị Nguyệt Thu, Well-known trademark protection – Reference to the Japanese experience,

11
(2010) được coi như là công trình nghiên cứu chuyên sâu và tập trung chủ yếu vào vấn đề
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Công trình nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự so sánh
giữa pháp luật Nhật Bản và pháp luật Việt Nam.
Trong khi các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng được giải quyết một cách cơ bản trong các công trình khoa học thì trên thực tế
đây vẫn là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả cho rằng Luận án này sẽ
là một bước tiếp nối quan trọng trong công cuộc nghiên cứu và tìm hiểu về nhãn hiệu nổi

tiếng ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận, phương diện lập pháp và thực tiễn áp dụng
pháp luật.
1.6. Bố cục của Luận án
Luận án được kết cấu thành năm phần, bao gồm Lời nói đầu (Chương 1) và bốn chương
chính. Sau phần giới thiệu chung ở Lời nói đầu, chương 2 của Luận án sẽ khắc họa một cách
khái quát bức tranh tổng thể về hệ thống lý luận liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó
làm rõ khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng và những thuật ngữ liên quan trên phương diện quốc gia
và quốc tế. Chương này cũng đề cập đến vị trí, vai trò của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu cũng như phân tích sự tác động, ảnh
hưởng của quá trình toàn cầu hóa đối với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật
quốc gia và theo pháp luật quốc tế.
Chương 3 của Luận án giới thiệu về hệ thống các thiết chế pháp lý quốc tế quan trọng
liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm Công ước Paris 1883, Thỏa ước Madrid
1891 và Nghị định thư, Hiệp định TRIPs năm 1994 và một số văn kiện pháp lý quốc tế khác
có liên quan đến nhãn hiệu. Chương này đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp cho người đọc
một cái nhìn toàn cầu về nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế bảo hộ chúng ở khía cạnh lý luận lẫn
trong công tác lập pháp. Chương 3 cũng tiếp cận và giới thiệu khái quát hệ thống pháp luật
nhãn hiệu nói chung và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng theo pháp luật của EU và
Việt Nam. Theo đó, chương này sẽ giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật nhãn
hiệu trong phạm vi châu Âu cũng như hệ thống pháp luật nhãn hiệu hiện hành của EU. Trong
đó, một số hệ thống pháp luật nhãn hiệu của các quốc gia điển hình cũng được đề cập đến
như Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra, chương 3 cũng dành một phần quan trọng để tìm hiểu và
phân tích hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Sau khi đã giới thiệu
hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của Việt Nam, ở chương này, Luận án tiếp tục đi vào phân
tích các quy định pháp luật cụ thể cũng như các vụ việc điển hình liên quan đến vấn đề bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

12
Ở chương 4, các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tiếp tục
đào sâu dựa trên sự so sánh được thực hiện giữa pháp luật EU và Việt Nam. Chương này sẽ

cung cấp những đánh giá và phân tích chi tiết về những sự tương đồng và khác biệt giữa hai
hệ thống pháp luật liên quan đến định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng, các tiêu chí đánh giá nhãn
hiệu nổi tiếng và các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Sự so sánh
được thực hiện trên phương diện quy định của pháp luật cũng như thông qua thực tiễn giải
quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Chương 5 của Luận án bắt đầu bằng việc nghiên cứu thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
ở Việt Nam. Chương này tập trung trước hết vào việc đánh giá cơ chế pháp lý hiện hành về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. Những thành tựu và hạn
chế của hệ thống pháp luật được phân tích cả ở góc độ lập pháp lẫn trên phương diện áp dụng
pháp luật. Bên cạnh đó, dựa trên những kết quả so sánh của chương 4, ở chương 5 Luận án
sẽ đi sâu vào phân tích và đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc củng cố và hoàn thiện hệ
thống pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam theo xu hướng chung
của thế giới.
Phần kết luận đúc kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của Luận án, không chỉ khẳng định
quan điểm khoa học của tác giả đối với từng vấn đề lý luận cụ thể mà còn mở ra những vấn
đề mới cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra một số dự báo cho sự phát
triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong tương lai.

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

2.1 Tổng quan về nhãn hiệu
Nhãn hiệu nổi tiếng trước tiên vẫn phải được xác định là nhãn hiệu như tất cả các nhãn
hiệu khác. Do vậy, trước khi tiếp cận nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi
tiếng, cần thiết phải có cái nhìn chung về pháp luật nhãn hiệu và phải đặt nhãn hiệu nổi tiếng
trong toàn bộ hệ thống pháp luật nhãn hiệu nói chung. Ở phần này, tác giả tập trung giới
thiệu một bức tranh tổng quát về nhãn hiệu và pháp luật nhãn hiệu với tư cách là nền tảng lý
luận cơ bản của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
2.1.1 Khái niệm nhãn hiệu


13
Nhãn hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực sở hữu
công nghiệp. Nó đã được sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản xuất cũng như các
thương nhân để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt
những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể
khác. Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ luôn được xem là yếu tố
quan trọng nhất của nhãn hiệu. Vì vậy nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đề cập đến rất
nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Nhãn hiệu có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Theo Davis Bainbridge, nhãn hiệu thông thường được định nghĩa bởi tòa án là nhãn
mác, dấu hiệu hay biểu tượng, mà chức năng đầu tiên và cơ bản của chúng là để “xác
định nguồn gốc hay quyền sở hữu đối với hàng hóa mang nó được gắn vào”;
- Theo một định nghĩa được sử dụng trên trang web chính thức của Văn phòng Nhãn
hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ từ ngữ, tên gọi, một
biểu tượng hay hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng được sử dụng, hoặc sẽ
được sử dụng trong thương mại để xác định nguồn gốc hàng hóa và phân biệt những
hàng hóa đó với hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối khác. Nói cách
khác, nhãn hiệu có thể được hiểu như tên thương mại;
- Theo pháp luật nhãn hiệu EU, khái niệm nhãn hiệu được sử dụng thống nhất cho cả
hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có thể
được trình bày một cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồm tên riêng,
các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng phân biệt
hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể
khác”;
- Theo quan điểm của Việt Nam, nhãn hiệu được định nghĩa một cách khái quát tại
Điều 4 (16) của Luật SHTT năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) là “dấu hiệu để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”;
- Ở góc độ chung nhất, nhãn hiệu có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận
biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ hay
bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được sử dụng

hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch
vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác.
2.1.2 Chức năng của nhãn hiệu

14
Trong phần này, tác giả lý giải và phân tích một số chức năng quan trọng của nhãn hiệu,
xét cả ở góc độ lịch sử, kinh tế và các điều kiện xã hội có thể chi phối đến quá trình hình
thành và phát triển của nhãn hiệu. Các chức năng cơ bản đó bao gồm:
- Xác định nguồn gốc tự nhiên của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Là sự đảm bảo cho nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ;
- Đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa và dịch vụ;
- Được sử dụng như biểu tượng của chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Được sử dụng như biểu tượng để quảng bá sản phẩm;
- Đôi khi được sử dụng như là đại diện cho phương châm sống của người tiêu dùng.
2.1.3 Đặc điểm của nhãn hiệu
- Tính phân biệt: Việc đăng ký đối với một nhãn hiệu sẽ bị từ chối và theo đó quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo vệ nếu nhãn hiệu không
có tính phân biệt hoặc trong một số trường hợp tính phân biệt đó không được thể hiện
một cách rõ rang.
- Tính đa dạng: các dấu hiệu được xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau, như là những từ ngữ, tên gọi (bao gồm cả tên riêng), biểu tượng,
hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này, hình dạng của hàng
hóa (nhãn hiệu không gian ba chiều), màu sắc hay sự kết hợp các màu sắc và bất kỳ
một cái gì khác có thể được sử dụng để xác định những hàng hóa hay dịch vụ được
bán hay được cung cấp trên thị trường.
- Tính giá trị: Nhãn hiệu là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp.
Giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn
hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trườngnhãn hiệu mà còn
là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp. Giá trị thương mại của
nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào

lưu thông chuyển nhượng trên thị trường.
- Giới hạn lãnh thổ trong việc bảo hộ: Theo nguyên tắc giới hạn của lãnh thổ quốc gia,
một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia hay một vùng
lãnh thổ nhất định. Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia hay vùng
lãnh thổ đó.
2.1.4 Nhãn hiệu và các đối tượng SHTT khác có liên quan

15
Ở phần này tác giả giới thiệu một cách khái quát những điểm khác biệt giữa nhãn hiệu
với các đối tượng khác có liên quan để giúp phân biệt chúng trong từng bối cảnh cụ thể.
- Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ
- Nhãn hiệu và tên thương mại
- Nhãn hiệu và thương hiệu
- Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
- Nhãn hiệu và tên miền
2.2 Pháp luật về nhãn hiệu
Pháp luật về nhãn hiệu là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống pháp luật
về SHTT nói chung. Trong luận án này, tác giả tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề cơ bản
nhất liên quan đến pháp luật về nhãn hiệu với tư cách là nền tảng lý luận trọng yếu để từ đó
đi sâu nghiên cứu các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Tại phần này,
tác giả chỉ tiếp cận pháp luật về nhãn hiệu một cách khái quát nhất, dựa trên hệ thống lý luận
cơ bản về pháp luật nhãn hiệu và đánh giá pháp luật nhãn hiệu trong cách nhìn đa chiều, bao
gồm khía cạnh lịch sử, kinh tế và cả ở góc độ xã hội.
2.2.1 Giới thiệu chung
Một bức tranh tổng thể về pháp luật nhãn hiệu được mô tả một cách khái quát từ lịch sử
hình thành và phát triển của những quy định pháp luật sơ khai có liên quan đến nhãn hiệu từ
thời Trung Cổ, đến sự ra đời của các quy phạm chuyên biệt dành riêng cho việc bảo hộ nhãn
hiệu, và những vụ việc điển hình được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết liên quan đến
tranh chấp nhãn hiệu. Đặc biệt trong phần này tác giả đề cập và lý giải mối quan hệ hữu cơ
giữa pháp luật nhãn hiệu hiện đại với các nền tảng pháp lý quan trọng của truyền thống Luật

chung (Common Law) ở các quốc gia phương Tây.
2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về nhãn hiệu
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và lợi ích của nhà nước
liên quan đến việc sử dụng và khai thác nhãn hiệu.
- Đảm bảo cầu nối thông tin hiệu quả giữa người tiêu dùng với sản phẩm mang nhãn
hiệu, giúp giảm thiểu chi phí và những phí tổn khác của người tiêu dùng trong việc
tiếp cận và chọn lựa đúng sản phẩm mình cần.

16
- Đảm bảo môi trường cạnh tranh thương mại công bằng và lành mạnh giữa các nhà
sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ.
2.2.3 Pháp luật nhãn hiệu và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
- Pháp luật về nhãn hiệu là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật về SHTT
nói chung. Nó có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với các lĩnh vực pháp luật khác như
pháp luật về sáng chế, pháp luật về bản quyền
- Pháp luật về nhãn hiệu có cùng mối quan tâm với pháp luật thương mại nói chung và
luật thương mại quốc tế nói riêng vì nó phải đề cập đến những khía cạnh thương mại
của việc sử dụng, khai thác và bảo hộ nhãn hiệu.
- Pháp luật về nhãn hiệu cũng có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật cạnh tranh.
2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng
Sau khi tiếp cận và giới thiệu một cách khái quát nhất về nhãn hiệu và pháp luật nhãn
hiệu như đã trình bày ở trên, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích những vấn đề
pháp lý và lý luận quan trọng liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng. Trong phần này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể như học thuyết về
nhãn hiệu nổi tiếng, khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng, vấn đề
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu hóa Đặc biệt, tác giả đã mở rộng phạm
vi tiếp cận một cách hợp lý nhằm đưa ra một cái nhìn toàn cầu về nhãn hiệu nổi tiếng mà
không chỉ giới hạn trong phạm vi của EU và Việt Nam. Một số hệ thống pháp luật, theo đó,
cũng được tiếp cận và giới thiệu một cách cơ bản như pháp luật của Hoa Kỳ hay pháp luật

Nga, Nhật Bản, Trung Quốc
2.3.1 Cơ sở lý luận
Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa hệ thống thương mại thế giới cũng như sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đã khiến cho các nguyên tắc truyền thống của pháp luật
nhãn hiệu trở nên bị hạn chế, đặc biệt là nguyên tắc lãnh thổ quốc gia được áp dụng để xác
định phạm vi bảo hộ.
Sự ra đời của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng đòi hỏi hệ thống pháp luật nhãn hiệu trên
toàn cầu phải có những chuyển đổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu bảo hộ một cách hiệu quả và
kịp thời đối với loại nhãn hiệu đặc biệt này.
2.3.2 Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập một cách chính thức tại Điều 6bis Công ước
Paris 1883. Tuy nhiên, Công ước lại không đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức rõ ràng nào

17
về nhãn hiệu nổi tiếng. Cụm từ “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Điều 6bis Công ước Paris được
chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác nhau với những sự khác biệt trong cách thể hiện nội
dung của thuật ngữ này như “marque notoirement connue”, “notorisch bekannte marke”,
“marchio notoriamente conosciuto”, or “marca notoriamente conocida”.
Theo Hiệp định TRIPs, khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” không chỉ được sử dụng cho đối
tượng là hàng hóa mà còn được sử dụng cho cả các đối tượng dịch vụ, và Hiệp định cũng ghi
nhận một số căn cứ chung để xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nổi tiếng hay
không. Ngoài ra, Hiệp định cũng mở rộng phạm vi các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ, bao
gồm cả các nhãn hiệu được coi là rất nổi tiếng. Tuy nhiên, cũng giống như Công ước Paris,
Hiệp định TRIPs cũng không đưa ra bất kỳ một định nghĩa chính thức nào về “nhãn hiệu nổi
tiếng”.
Một số điều ước quốc tế khác cũng có đề cập đến nhãn hiệu nổi tiến trong những chừng
mực nhất định nhưng hầu như cũng không có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào được ghi
nhận về loại nhãn hiệu này. Do vậy, định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng thường sẽ được ghi
nhận trong pháp luật nội địa của mỗi quốc gia. Trong khi đó, pháp luật của các quốc gia vẫn
còn khác biệt rất lớn, cho nên cách hiểu về nhãn hiệu nổi tiếng khó có thể đạt được sự thống

nhất.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là “nhãn hiệu được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (khoản 20 – Điều 4 – Luật
SHTT 2005). Để làm rõ thêm khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, pháp luật Việt Nam đã đưa ra
các tiêu chí cơ bản làm chuẩn mực xem xét đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 – Luật
SHTT 2005 và được cụ thể hóa tiếp tục tại Mục 5 – Thông tư 01/2007.
2.3.3 Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng
- Sự nổi tiếng của nhãn hiệu
- Giá trị thương mại cao
- Thời gian sử dụng liên tục và lâu dài
- Được sử dụng phổ biến
- Là đối tượng dễ bị xâm phạm
2.4 Nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu
Hiện nay, toàn cầu hóa được xem như là xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế
giới. Tuy nhiên, ý nghĩa của toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh tế
mà nó còn liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm

18
cả hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng của mỗi quốc gia.
Trong đó, tác động quan trọng nhất của nó đối với lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ chính
là sự xuất hiện và nhu cầu thiết thực của một hệ thống thông tin toàn cầu hóa. Để có được sự
phân tích đầy đủ và toàn diện đối với vấn đề này trên bình diện các thiết chế pháp lý và
quyền sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế thực sự là một sự nổ lực to lớn. Và điểm bắt đầu
lý tưởng nhất cho quá trình đó chính là việc xác định các thành tố quan trọng của vấn đề bao
gồm: toàn cầu hóa, tự do thông tin và quyền sở hữu trí tuệ.
Các rào cản chính trị luôn là những thách thức lớn nhất đối với các nhà lập pháp trên thế
giới trong việc tìm kiếm một thiết chế pháp lý chung hiệu quả cho vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo và
các điều kiện xã hội khác cũng là những vấn đề quan trọng mà các quốc gia đang phải đối
mặt trong quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của mình. Rõ ràng là những

tác động, ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa đối với các hệ thống pháp luật nói chung và
pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, bao gồm cả các
tác động tích cực lẫn những ảnh hưởng tiêu cực.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự lưu chuyển mạnh mẽ của nguồn vốn
đầu tư từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang và kém phát triển, nhãn hiệu nổi tiếng
cũng được nhập khẩu đến các thị trường đó. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ
nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở các quốc gia này thường còn rất yếu và
chưa hoàn thiện. Điều này vô hình chung sẽ mang lại những đe dọa đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Họ có thể sẽ trở thành nạn nhân của nạn đánh cắp nhãn hiệu của các doanh
nghiệp địa phương.
Một khía cạnh khác của toàn cầu hóa thương mại chính là xu hướng chuyên môn hóa.
Theo đó, một sản phẩm hàng hóa có thể được sản xuất từng phần ở nhiều quốc gia khác
nhau, điều này dẫn đến hệ quả là ngay bên trong một sản phẩm có thể chứa đựng cùng lúc
nhiều nhãn hiệu và các nhãn hiệu này tồn tại song song và gắn liền với nhãn hiệu bên ngoài
của sản phẩm. Trong điều kiện như thế, việc bảo hộ đối với từng nhãn hiệu sẽ trở nên phức
tạp và khó khăn hơn.
Thêm vào đó, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, sự phổ biến của mạng
internet toàn cầu, việc khai thác hệ thống vệ tinh nhân tạo cũng như sự gia tăng cả về chất lẫn
về lượng của các kênh thông tin truyền thông giúp kết nối người tiêu dùng với nhãn hiệu và
sản phẩm mang nhãn hiệu ngày càng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một nhãn hiệu
thông thường vì thế sẽ có nhiều cơ may trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng. Điều này
cũng mang lại thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ các nhãn hiệu như thế bởi vì các
nguyên tắc pháp lý truyền thống đôi khi không thể phát huy hết tác dụng của mình. Do vậy,

19
trong bối cảnh hiện đại, nhu cầu xây dựng và phát triển một cơ chế pháp lý chung mang tính
toàn cầu nhằm bảo hộ hiệu quả nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ngày
càng trở nên thiết yếu.

CHƢƠNG 3

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

3.1 Các thiết chế pháp lý quốc tế
3.1.1 Công ước Paris 1883
Điều 6bis Công ước Paris cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được quyền ngăn
chặn việc đăng ký hoặc sử dụng một nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó “Cấu thành một sự sao
chép, bắt chước, hoặc biên dịch, có khả năng gây nhầm lẫn, về một nhãn hiệu do cơ quan có
thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nhãn hiệu được sử dụng xem xét là nổi tiếng tại nước đó
vì nhãn hiệu đã thuộc về người có quyền đối với các lợi ích của Công Ước Paris và dùng cho
hàng hóa giống nhau hoặc tương tự. Các quy định này cũng sẽ được áp dụng khi phần chính
yếu của nhãn hiệu hợp thành hành vi sao chép đối với bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng đó hoặc một
sự sao chép có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng”.
Công Ước Paris cũng quy định thời hiệu yêu cầu hủy việc đăng ký một nhãn hiệu mà bị
coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn cũng như một nhãn hiệu được đăng ký và sử dụng gian dối
hay có dụng ý xấu. Theo đó, các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có năm năm để yêu cầu xóa
hoặc hủy bỏ việc đăng ký một nhãn hiệu do bất kỳ bên thứ ba nào thực hiện, còn đối với
trường hợp gian dối hay có dụng ý xấu thì các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể yêu cầu
xóa hoặc hủy bỏ việc đăng ký của bên thứ ba đối với bất kỳ nhãn hiệu tương tự nào tại bất kỳ
thời điểm nào miễn là họ có bằng chứng tích cực chứng minh rằng việc đăng ký hoặc sử
dụng đó đã được thực hiện gian lận do lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, Điều 10 Công ước Paris cũng ghi nhận các trường hợp sử dụng nhãn hiệu nhằm
mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị coi là cạnh tranh
không lành mạnh và bị ngăn cấm:
- tất cả các hành vi có tính chất gây nhầm lẫn bằng bất kỳ hình thức nào có liên quan
đến cơ sở, hàng hóa, hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại, của đối thủ
cạnh tranh;

20
- các lý lẽ sai trái trong hoạt động thương mại có tính chất làm mất uy tín cơ sở, hàng
hóa, hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại, của đối thủ cạnh tranh;

- các chỉ dẫn hoặc chú giải sử dụng trong hoạt động thương mại có khả năng lừa dối
công chúng về tính chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, tính phù hợp về mục đích của
họ, hoặc số lượng, của hàng hóa.
Do vậy, Công Ước Paris quy định việc bảo hộ một nhãn hiệu nổi tiếng tại một nước kể cả
khi nhãn hiệu đó chưa được sử dụng hoặc đăng ký tại nước đó nếu có bằng chứng thể hiện
một bên thứ ba đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự đối với hàng hóa tương
tự; và/hoặc sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự theo hình thức dẫn đến hành vi cạnh tranh
không công bằng (ví dụ: lừa dối công chúng).
3.1.2 Hiệp định TRIPs
Các vấn đề liên quan việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 16 TRIPS.
Các quy định này căn cứ theo các quy định của Công Ước Paris dẫn chiếu cụ thể Điều 6bis.
Tuy nhiên, TRIPS đã điều chỉnh Điều 6bis Công Ước Paris một cách hiệu quả bằng cách quy
định bổ sung các quy định của Điều 6bis.
- Thứ nhất, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được áp dụng cho cả hàng hóa và
dịch vụ. Việc mở rộng này là một trong các quy định quan trọng nhất của TRIPS
được áp dụng theo Công Ước Paris bởi vì các nhãn hiệu dịch vụ ngày càng trở nên
quan trọng trong thương mại quốc tế và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống
thương mại toàn cầu.
- Thứ hai, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, quốc gia thành viên phải
xem xét đến việc có được sự biết đến của công chúng về nhãn hiệu đó trong lĩnh vực
liên quan, bao gồm việc có được sự biết đến của quốc gia thành viên có liên quan từ
hệ quả của việc quảng bá nhãn hiệu.
- Thứ ba, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thể được áp dụng đối với nhãn hiệu
kể cả trường hợp nhãn hiệu áp dụng là hàng hóa hoặc dịch vụ không giống hoặc
tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đối với nhãn hiệu được đăng ký. Theo đó, thẩm
quyền của các Quốc Gia Thành Viên phải từ chối hoặc hủy bỏ đơn hoặc đăng ký nhãn
hiệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc đăng ký đó có khả năng gây thiệt hại đến
lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ngay cả trường hợp không có bất kỳ điểm
giống hoặc tương tự giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
3.1.3 Các thiết chế pháp lý khác

- Thỏa ước Madrid 1891

21
- Nghị định thư Madrid
- Khuyến nghị của WIPO
- Hiệp ước về luật nhãn hiệu 1994
- Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu
- Hiệp định ACTA
3.2 Hệ thống pháp luật của EU
3.2.1 Giới thiệu chung về pháp luật nhãn hiệu của EU
3.2.2 Nhãn hiệu nổi tiếng ở châu Âu
- Pháp luật nhãn hiệu trước khi Chỉ thị về nhãn hiệu được ban hành
Trước khi có Chỉ Thị Nhãn Hiệu, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ theo pháp luật quốc gia chủ
yếu nhấn mạnh khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu có thể tạo xung đột. Khả năng
gây nhầm lẫn đó có liên quan đến các điểm giống nhau giữa các nhãn hiệu. Tuy nhiên,
chưa có có tiêu chuẩn Châu Âu chung nào để xác định khả năng gây nhầm lẫn tại thời
điểm này bởi vì thiếu quy định pháp luật để có thể áp dụng thống nhất toàn Châu Âu.
Một số câu hỏi quan trọng liên quan đến vấn đề này được đặt ra nhưng chưa được giải
quyết thỏa đáng như có phải khả năng gây nhầm lẫn chỉ bao gồm nhãn hiệu tương tự?
hoặc có nên mở rộng cả nhãn hiệu giống nhau? tính tương tự và giống nhau được định
nghĩa như thế nào? Vị trí tương quan giữa nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng hoặc
nhãn hiệu có danh tiếng là gì? Tại giai đoạn đó, mặc dù các điều ước quốc tế, như Công
Ước Paris đóng vai trò quan trọng tại Châu Âu, nhưng khung pháp lý quốc tế chỉ quy
định các nguyên tắc chung và tiêu chuẩn cơ bản. Thể chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu tại
các nước Châu Âu phần lớn phụ thuộc vào pháp luật quốc gia. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng hoặc rất nổi tiếng được quy định theo cấp độ quốc gia mà không có bất kỳ sự phối
hợp toàn diện nào.
- Quá trình thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu trong phạm vi EU
Với việc thông qua Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu năm
1989, và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng năm 1993, pháp luật nhãn hiệu của EU đã

được thay đổi đáng kể. Cả hai Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu
và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng đã giải quyết nhiều câu hỏi quan trọng về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định của Chỉ thị này nêu rõ rằng các quy định đó là “hoàn
toàn phù hợp” với Công ước Paris, bảo đảm toàn bộ các quy đinh của Công ước Paris
được áp dụng trong phạm vi EU.

22
Sau khi được hài hòa hóa theo Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu và được bổ
sung bằng Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng, pháp luật của EU hiện nay đã được tiêu
chuẩn hóa và áp dụng thống nhất tại toàn bộ các quốc gia thành viên EU.
3.2.3 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong khuôn khổ EU
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế
Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu luôn chặt chẽ gắn liền với điều ước quốc tế
bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Thỏa ước Madrid. Các nguyên tắc và quy
định của những công ước và hiệp định này là một bộ phận quan trọng của pháp luật Châu
Âu và pháp luật của các Quốc Gia Thành Viên. Do vậy, về nguyên tắc, việc bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng ở EU trước hết phải tuân thủ và thống nhất với các quy định và nguyên tắc
đó.
- Bảo hộ trực tiếp theo quy định của pháp luật của EU
Pháp luật của EU liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm Chỉ thị về thống
nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng. Trong
đó:
Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu xác định phạm vi các quyền được
trao thông qua việc đăng ký trong mối liên hệ với các quyền có trước. Khoản 3 Điều 4
giải quyết vấn đề bảo hộ một Nhãn hiệu cộng đồng trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó;
Điểm a khoản 4 Điều 4 bảo hộ nhãn hiệu quốc gia trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó; và
Điều 5 xác định các quyền được trao thông qua việc đăng ký.
Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định các cơ sở để từ chối việc đăng
ký nhãn hiệu mới và hủy bỏ các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc phạm vi quy định tại Điều 8
và Điều 52 của Quy chế.

Nhìn chung, pháp luật nhãn hiệu Châu Âu có rất ít quy định cụ thể về việc bảo hộ nhãn
hiệu rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu nổi tiếng xem như một mục riêng về vấn đề pháp lý. Vì
vậy, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu nổi tiếng nên được áp
dụng ở cấp độ quốc tế (văn bản pháp luật quốc tế và quy định khu vực) và cấp độ quốc
gia.
- Bảo hộ theo pháp luật từng quốc gia thành viên
Dù mục tiêu nghiên cứu của Luận án không nhằm đến việc phân tích các quy định cụ thể
của các quốc gia cụ tểh của EU, nhưng trong phạm vi nỗ lực khắc họa một bức tranh tổng
thể về pháp luật của Liên minh, tác giả cũng đề cập một cách hạn chế đến một số hệ

23
thống pháp luật điển hình, chẳng hạn pháp luật Vương quốc Anh, pháp luật của Đức và
pháp luật của Pháp.
- Một số án lệ quan trọng:
Vụ kiện C-251/95, SABEL BV v. Puma AG, Rudolf Dassler Sport
Vụ kiện C-375/97, General Motors Corporation kiện Yplon SA
Vụ kiện C-292/00, Davidoff & Cie SA, Zino Davidoff SA kiện Gofkid Ltd
Vụ kiện C-408/01, Adidas-Salomon AG, trước đây là Adidas AG, Adidas Benelux
BV kiện Fitnessworld Trading Ltd
Vụ kiện C-328/06, Alfredo Nieto Nuño kiện Leonci Monlleó Franquet
Vụ kiện C-252/07, Intel Corporation Inc. kiện CPM United Kingdom Ltd…
3.3 Nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật Việt Nam
3.3.1 Tổng quan về pháp luật nhãn hiệu Việt Nam
- Giới thiệu chung
- Sơ lược về pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam
- Đăng ký nhãn hiệu
- Thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu
3.3.2 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
- Nguyên tắc bảo hộ: việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam được thực hiện dựa
trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, bao gồm bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế,

bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và bảo hộ không qua đăng ký.
- Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng: (Điều 4(20) – Luật SHTT 2005). Từ góc độ lập
pháp cho thấy việc ban hành thuật ngữ nhãn hiệu nổi tiếng là không khả thi tại Việt
Nam. Hơn nữa, thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” cũng hiếm khi được sử dụng. Tại các
văn bản pháp luật trong nước cũng không có thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng”. Dường
như hiện nay không có sự phân biệt giữa khái niệm nhãn hiệu “nổi tiếng” và khái
niệm nhãn hiệu “rất nổi tiếng”. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hai khái niệm này đã
được thực hiện. Dưới sự phân biệt đó, nhãn hiệu nổi tiếng được xem là có thứ tự cao
hơn so với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Điều này có nghĩa là thuật ngữ “rất nổi
tiếng” có thể được hiểu là “nổi tiếng”. Tuy nhiên, thuật ngữ này ít khi được đề cập
trong tiền lệ. Ngoài ra, tại Việt Nam, thuật ngữ “nhãn hiệu được công nhận và sử
dụng rộng rãi” cũng đã được sử dụng trong những trường hợp nhất định để chỉ các

24
nhãn hiệu có uy tín hoặc được biết đến rộng rãi là không đủ nổi tiếng để được xem là
nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng.
- Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng: (Điều 75 – Luật SHTT 2005 và Mục 5 – Thông
tư 01/2007).
- Căn cứ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam được
thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý cơ bản bao gồm: sự tương tự đến mức gây
nhầm lẫn giữa dấu hiệu đăng ký với nhãn hiệu nổi tiếng, sự sử dụng các dấu hiệu
tương tự có khả năng làm phai mờ các dấu hiệu riêng biệt hoặc làm giảm hoặc gây
tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng, nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý
xấu.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng:
Trước đây: vô thời hạn (Nghị định 63/CP 1996 được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định
06/2001/NĐ-CP)
Hiện nay: không quy định.
3.3.3 Thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
- Quy định của pháp luật

- Tự bảo vệ
- Khiếu nại hành chính
- Khởi kiện dân sự
- Truy tố hình sự
- Một số tiền lệ:
Vụ kiện “McDonald’s”
Vụ kiện “Pizza Hut”
Vụ kiện “SHANGRI-LA”
Vụ kiện “TEMPO”
Vụ kiện “CAMEL”
Vụ kiện “DUXIL”
Vụ kiện “SUPER MAXILITE”

Vụ kiện “X-MEN”

25
Vụ kiện “CAMEL” năm 2009
Vụ kiện “COVERSYL”

CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT EU VÀ VIỆT NAM
VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

4.1 Vấn đề xác định nhãn hiệu nổi tiếng
4.1.1 Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng
- Giống nhau:
Cả pháp luật Việt Nam và EU đều xác định cách hiểu về khái niệm nhãn hiệu nổi
tiếng dựa trên quy định của Điều 6bis Công ước Paris.
Phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu được công nhận trong giới hạn lãnh thổ quốc gia
(Việt Nam) hay trong phạm vi lãnh thổ các quốc gia thuộc Liên minh (EU). Nếu nhãn

hiệu nổi tiếng ở ngoài giới hạn đó, về nguyên tắc sự nổi tiếng đó sẽ không được công
nhận và bảo hộ.
Việc sử dụng khác khái niệm liên quan như “nhãn hiệu có danh tiếng” trong pháp luật
EU và “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” trong pháp luật Việt Nam
cũng có những nét tương đồng.
Cả pháp luật EU và Việt Nam đều không có quy định dành riêng cho nhãn hiệu “rất
nổi tiếng”.
- Khác nhau:
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật
Việt Nam, nhưng trong pháp luật của EU thì không có quy định trực tiếp, nếu có thì
cũng chỉ là sự viện dẫn đến Điều 6bis của Công ước Paris.
Khái niệm nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm
chí có thể thay thế khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, dù pháp luật không quy
định nhưng thông qua các án lệ, khái niệm “danh tiếng” trong pháp luật EU có thể
được xác định một cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng. Trong khi đó, khái
niệm nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam được sử dụng ở cấp

×