Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

bài giảng Thực hành Thực vật ở nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 26 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN KT NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT





THỰC HÀNH THỰC VẬT Ở NƯỚC

(Tài liệu lưu hành nội bộ)


Nguyễn Thị Thúy

























NHA TRANG, THÁNG 4 NĂM 2014



2
PHÂN LOẠI THỰC VẬT PHÙ DU

Căn cứ vào sắc thể, hình thái, cấu tạo và sinh sản của tảo, người ta phân tảo
thành các ngành như sau:
1. Ngành tảo Mắt Euglenophyta.
2. Ngành tao Lam Cyanobacteriophyta.
3. Ngành tảo Hai Roi Dinophyta.
4. Ngành tảo Heterokontophyta.
5. Ngành tảo Roi Bám Haptophyta.
6. Ngành tảo Lục Chlorophyta.
7. Các ngành tảo khác.
I. Hình dạng của tảo:
Cở thể của tảo rất ña dạng. Căn cứ về hình thái cấu tạo và kích thước của cơ thể
có thể phân tảo thành mấy dạng cấu trúc sau:
1. Cấu trúc dạng monas: tế bào có khẳ năng chuyển ñộng do có roi, thường có 2

roi, chỉ một số ít có 1, 4 hoặc nhiều roi. Tế bào có dạng hình trái xoan thuôn, hình quả
lê hay gần như hình tròn và một số it loài có dạng khác. Tảo sống dạng ñơn ñộc hay
tập ñoàn ñược cấu thành từ một số hay nhiều tế bào gần như giống nhau hoàn toàn về
hình dạng và chức phận. Cấu trúc monas này ñược quan sát thấy trong suốt quá trình
dinh dưỡng của tế bào.
2. Cấu trúc dạng palmella: là sự liên kết của một số hay nhiều tế bào ñược bao
trong một bao nhầy chung, không có sự phụ thuộc giữa cái nọ với cái kia, tế bào
không có khả năng chuyển ñộng. Cấu trúc dạng palmella có thể ổn ñịnh hay tạm thời
trong chu trình phát triển của tảo.
3. Cấu trúc dạng hạt coccos: là những tế bào không chuyển ñộng, có hình dạng
khác nhau (không phải dạng sợi) phân bố rộng rãi.
4. Cấu trúc dạng sợi: phân bố rất rộng rãi, ñặc trưng bởi ñặc ñiểm các tế bào
(không chuyển ñộng) liên kết thành sợi có cấu tạo từ một hay từ một số dãy tế bào ñơn
giản hay phân nhánh. Tế bào hình sợi phần lớn giống nhau nhưng một số tế bào ở
phần gốc và ngọn có hình dạng, cất tạo riêng biệt tạo nên các dấu hiệu phân loại cho
từng giống loài.
3
5. Cấu trúc dạng ống siphon: thường gặp ở một số tảo mà cơ thể dinhdưỡng của
chúng chỉ là một tế bào có kích thước tới hàng chục centimet, chứa một lượng lứon
nhân và không có vách ngăn thành các tế bào riêng lẽ.
II. CẤU TẠO TẾ BÀO:
Cấu tạo của vách tế bào không giống nhau nên vách tế bào của các loài tảo có
những ñặc ñiểm khác nhau. Các dấu hiệu trên bề mặt vách tế bào như: trơn, nhẵn, có
vân (vân dạng lông chim, vân dạng lỗ, dạng phóng xạ, vân dọc theo tế bào…), sần sùi,
có gai, có các mấu nhô…là những dấu hiệu phân loại quan trọng.
III Phương pháp phân loại
Các phương pháp phân loại ñều dựa trên nguyên tắc: những thực vật có chung
nguồn gốc thì có những tính chất giống nhau. Thực vật càng gần nhau chừng nào thì
tính chất giống nhau càng nhiều chừng ấy. Sự giống nhau có thể về: ñặc ñiểm hình
thái, sinh lý, sinh hóa, phôi sinh học…

1. Phương pháp hình thái so sánh: dựa vào ñặc ñiểm hình thái, nhất là hình thái cơ
quan sinh sản. Thực vật càng gần nhau thì càng có nhiều ñặc ñiểm hình thái giống
nhau. Hiện nay, ngoài những ñặc ñiểm hình thái bên ngoài, người ta còn dùng cả
những ñặc ñiểm về hình thái (micromorphologie), tức là hình thái cấu trúc của tế bào,
của mô, kể cả cấu trúc siêu hiển vi ñể phân loại.
2. Phương pháp cổ thực vật: dựa vào các mẫu hóa ñá của thực vật ñể tìm quan hệ
thân thuộc và nguồn gốc của các nhóm mà khâu trung gian hiện nay không còn nữa.
Ví dụ: những nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, ñặc biệt di tích của phấn hoa trong
các thời ñại ñịa chất ñã giúp xác ñịnh thành công quan hệ họ hàng của một số loài
thực vật.
3. Phương pháp hóa sinh học: các loài gần nhau thường chứa những hợp chất hóa học
giống nhau.
4. Phương pháp ñịa lý học: mỗi chi, mỗi loài thực vật trên thế giới ñều có một khu
phân bố nhất ñịnh. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác ñịnh ñược
quan hệ thân thuộc.
5. Phương pháp cá thể phát triển: Dựa trên cơ sở của qui luật phát triển cá thể;
trong quá trình phát triển, mỗi cá thể ñều lặp lại những giai ñoạn chủ yếu mà tổ tiên nó
4
ñã trải qua. Theo dõi quá trình phát triển lịch sử của thực vật ñể xét doàn quan hệ
nguồn gốc của nó.
6. Ngoài ra, trong phân loại học người ta còn sử dụng những phương pháp phân
loại khác như phương pháp miễn dịch, phương pháp chuẩn ñoán huyết thanh. Hiện
nay, người ta còn sử dụng phương pháp tế bào học như sử dụng hình thái và số lượng
nhiễm sắc thể của tế bào.
Bài 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP THU MẪU, BẢO QUẢN MẪU
VÀ PHÂN TÍCH MẪU

I PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU VẬT
1. Chọn ñối tượng thu mẫu và các chỉ tiêu quan trắc:
1.1. Đối tượng thu mẫu: sinh vật là một trong những hợp phần quan trọng của môi

trường nước, nó biến ñổi khi môi trường biến ñổi. Ví dụ: sự gia tăng hay giảm nhiệt
ñộ nước, ñộ mặn, muối dinh dưỡng… sẽ dẫn ñến sự thay ñổi bất thường về thành
phần loài, mật ñộ cá thể cũng như sự ña dạng của sinh vật (trong ñó bao gồm thực vật
nước).
Những thay ñổi về môi trường là nguyên nhân gây nên hiện tượng nở hoa của tảo
(algae bloom) hay hiện tượng thủy triều ñỏ (redtide)… vì vậy, trong quá trình ñiều tra
cơ bản các vực nước người ta hay chọn những nhóm sinh vật dễ nhạy cảm với sự biến
ñổi của môi trường như: thực vật phù du, ñộng vật phù du, rong, ñộng vật ñáy…
1.2. Các chỉ tiêu cần quan trắc:
Thành phần loài: Phải xác ñịnh chính xác thành phần loài sinh vật ở các vị trí quan
trắc.
Mật ñộ tế bào (thực vật phù du): số lượng tế bào trên một ñơn vị thể tích: tb/L…
Khối lượng: mg/L.
1.3. Định ñiểm thu mẫu và số lần thu mẫu: Điểm thu mẫu và số lượng mẫu thu phụ
thuộc vào nhóm sinh vật, mục tiêu quan trắc và dạng hình của thủy vực. Cần phải tính
toán chính xác ñể lượng mẫu thu, ñiểm thu phải ñại diện cho toàn bộ khu hệ thực vật
của thủy vực ñó (ñịnh ñiểm theo mặt phẳng cắt ngang, theo tầng, chất ñáy, theo ñoạn
sông…)
5
1.4. Dụng cụ, hoá chất ñể thu mẫu: lưới vớt thực vật phù du, lọ dựng mẫu, xô.
Các loại hoá chất bảo quản mẫu (formalin, lugol, cồn…)
2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu thực vật phù du:
2.1 Dụng cụ thu mẫu:
- Lưới vớt thực vật phù du: gồm nhiều loại như lưới hình chóp ñơn giản, lưới
Hensen, lưới Apstein và lưới Juday.






- Cấu tạo lưới với hình chóp ñơn giản: gồm có 3 phần (miệng lưới, phần lọc
nước, ống ñáy ñể ñựng mẫu)
o Phần miệng lưới: gồm vòng ñai miệng lưới, vòng ñai này ñược là bằng Inox
(ñường kính khoảng 30cm).
o Phần lọc nước (thân lưới): ñược làm bằng loại vải lưới ñặc biệt có mắt lưới (lỗ
lưới) 20-25 micromet. Thân lưới có dạng hình chóp: phía trên ñược nối với ñai miệng
lưới, phía dưới ñược nối với ống ñáy. Thân lưới thường có chiều dài gấp 2-3 lần
ñường kính miệng lưới (Kartangen, 1978), thân lưới có thể một tầng (dùng vớt TVPD
ở các thủy vực nông) hay nhiều tầng (dùng vớt TVPD ở các thủy vực có ñộ sâu lớn).
o Phần ống ñáy: thường là ống kim loại hoặc ống nhựa, có khóa ñiều chỉnh ñóng
mở ñể thu mẫu vào lọ ñựng mẫu. Ngoài ra người ta còn gắn thêm chì lưới vào miệng
và ống ñáy của lưới ñể giúp lưới chìm xuống dễ dàng.
2.2 Hoá chất cố ñịnh (bảo quản) mẫu: formalin 5%, lugol 1%.
- Dung dịch formalin 5%: pha 95% nước cất + 5% formalin nguyên chất.
- Dung dịch lugol 1%: pha 100 gram KI với 1L nước cất (dung dịch 1), pha 50 gram
Iod dạng tinh thể với 100 mL acid acetic (dung dịch 2). Trộn 2 dung dịch trên với
nhau ta sẽ ñược dung dịch lugol. Khi sử dụng thì lấy 0,4 mL dung dịch lugol cho vào
200 mL nước cất ta sẽ có 1 dung dịch màu nước trà ñặc ñể cố ñịnh mẫu TVPD.
2.3 Đánh dấu mẫu: Nhãn (etiket): ghi các thông tin như loại mẫu, ñiểm thu, thời
Miệng

li

Thân
li

Ống
ñáy

6

ñiểm thu mẫu, thể tích nước thu, người thu mẫu…
2.4 Phương pháp thu mẫu:
o Mẫu ñịnh tính (xác ñịnh thành phần loài): dùng lưới vớt thực vật nổi cách mặt
nước khoảng 20 -30 cm rồi kéo theo hình số 8 hay kéo ziczac, kéo 2 – 4 lượt rồi nhắc
lưới. Mẫu thu ñược chuyển vào lọ, cố ñịnh mẫu và ñánh dấu. Ngoài ra, thu thêm váng
tảo, tảo bám ở mái bờ ao và các giá thể khác trong ao.
o Mẫu ñịnh lượng (xác ñịnh mật ñộ tế bào): lấy nước tại 5 ñiểm trong ao (4 ñiểm
xung quanh và 1 ñiểm giữa ao), trộn chung 5 mẫu này (trong xô 40l), lọc mẫu qua lưới
vớt thực vật nổi rồi cho vào lọ 125ml. Nếu mật ñộ nhiều ta có thể lấy mẫu bằng cách
khuấy ñều nước trong xô (40l) lấy 1 lít cho vào trong bình thủy tinh nút mài (V=1L),
ñánh dấu mẫu (ghi nhãn) và bảo quản bằng lugol hay formaline. Sau ñó chuyển về
phòng thí nghiệm phân tích.
2.5 Phân tích mẫu:
Sử dụng kính hiển vi quang học ñể quan sát hình thái tế bào thực vật nổi.
Định lượng tế bào bằng buồng ñếm Sedgwick - Rafter có thể tích 1 ml.
Công thức tính:
Đếm cả buồng ñếm: Số tế bào/mL = N x Vc / Vb x Vl
Trong ñó N là số tế bào trung bình giữa 2 lần ñếm; Vc là thể tích nước cô ñặc
hoặc pha loãng mẫu; Vb là thể tích buồng ñếm (1mL) và Vl là thể tích nước khi thu
mẫu.
3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm:
3.1 Mẫu ñịnh tính: Dùng công tơ hút lấy mẫu ở ñáy lọ cho lên Lam, ñậy Lamel và
ñịnh loại thành phần loài, tần số bắt gặp dưới kính hiển vi.
Sử dụng các tài liệu phân loại ñặc trưng cho từng ngành, xác ñịnh các chi, loài dựa
trên ñặc ñiểm hình thái cấu tạo của tế bào.
Xác ñịnh tần số bắt gặp: ñánh dấu theo thang chia bậc của Starmach (1958) và
Buck (1960):
o Ít hơn 10 tb/tiêu bản: + (ít).
o Từ 10 – 30 tb/tiêu bản: ++ (trung bình).
7

o 30 – 50 tb/tiêu bản: +++ (nhiều).
o Trên 50 tb/tiêu bản: ++++ (rất nhiều).
4. Cách tiến hành:
Mẫu vật: mẫu vật ñựng trong lọ thủy tinh
Dụng cụ: Pipet, lam, lamen, khăn lau, giấy lau
Dung pipet hút phần ñáy lọ sau ñó cho vào giữa lam kính, ñậy lamen lại và ñưa lên
kính quan sát.
5. Mục ñích yêu cầu:
- Qua mỗi bài học sinh viên phải nhận biết ñược các chi, loài thường gặp
trong các ngành tảo
- Viết hệ thống phân loại (ngành– loài)
- Nêu ñặc ñiểm chuẩn loại của từng chi, loài.
6. TRÌNH BÀY VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ.
Qua phần thực hành, sinh viên cần chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành, khả năng quan
sát nhận biết và củng cố kiến thức lý thuyết. Do ñó sau mỗi bài học, sinh viên cần phải
trình bày và báo cáo những kết quả ñạt ñược, phản ánh trung thực năng lực của mỗi
người thông qua những bài báo cáo thực hành.
Yêu cầu về thực hành:
- Kĩ năng thực hành, cách làm tiêu bản, quan sát phân tích và nhận xét.
- Báo cáo kết quả thực hành: nêu ñặc ñiểm chuẩn loại, vẽ hình, hệ thống phân loại.
- Tham gia phát hiện loài mới (nếu có).
BÀI 2: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHI LOÀI THƯỜNG GẶP TRONG HAI
NGÀNH TẢO MẮT (EUGLENOPHYTA) VÀ NGÀNH TẢO LAM
(CYANOPHYTA)
1. Ngành tảo mắt Euglenophyta:
Đặc ñiểm chung:
Ngành tảo mắt gồm những cơ thể ñơn bào, có nhiều hình dạng khác nhau. Phần lớn có
hình bầu dục, hình kim, dạng lá trầu dẹt, dạng hũ.
8
Thể sắc tố của tảo mắt có nhiều dạng: dạng hạt, dạng bản cong, dạng sao…

Hệ thống không bào ở bên trong tế bào khá phức tạp. Roi thường có một cái và
thường hướng về phía trước. Ở một số loài có hai roi thì các roi có thể dài bằng nhau
hay lệch nhau. Euglenophyta có một ñiểm mắt nằm gần không bào dự trữ.
Euglenophyta có một nhân lớn nằm ở trung tâm của tế bào, khi phân chia nó chuyển
dịch về phía trước tế bào.
Tảo mắt phân bố trong các thủy vực nước ngọt nhiều chất hữu cơ. Khi sinh sản
mạnh làm cho nước có màu xanh lục như Euglena viridis hoặc làm cho nước có màu
váng ñỏ như Euglena sanguinea, nước có màu nâu do Trachelomonat gây ra. Tảo mắt
ít phân bố ở biển, trong các thủy vực nước lợ thường có loài Euglena limosa làm nước
có màu xanh lục. Một số loài trong tảo mắt khi phát triển mạnh gây ra hiện tượng “hoa
nước” hạn chế sự phát triển của tảo khác và gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại: .
Lớp: Euglenophyceae
Bộ: Euglenales
Họ: Euglenaceae
a. Chi Euglena (chi tảo mắt): tế bào có hình dãi dài, vách tế bào có chu bì mềm. Các
loài thường gặp trong các thủy vực nước ngọt giàu chất hữu cơ như: Euglena acus có
hình kim, Euglena viridis có hình thoi, Euglena oxyuris có hình trái bí.









b. Chi Phacus (chi tảo lá trầu):
Hình 1
:

Một số loài Euglena thường gặp
1,2. Euglena acus
3. Euglena viridis
4. Euglena oxyuris
9
Tế bào có cấu trúc dẹt hình dạng giống lá trầu không, hình tim. Vách tế bào cứng,
có ñường vân và lỗ vân. Tế bào có rãnh miệng, roi và không bào co rút giống Euglena.
Thể sắc tố dạng khay.
Các loài thường gặp như: Phacus triqueter, Ph.pleuronectes, Ph.pleuronectes
Ph.longgicaudus, Ph.tocus.








2. NGÀNH TẢO LAM Cyanophyta (Cyanobacteriophyta)
Đặc ñiểm chung
Tảo Lam gồm các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như: cơ thể (ñơn bào, tập
ñoàn dạng khối hay dạng sợi), hình dạng tế bào và cấu trúc sợi (ñặc biệt là hình dạng
tế bào ñầu ngọn hay gốc của sợi), vỏ bao sợi, sự phân nhánh của sợi hay vị trí, số
lượng các tế bào dị hình (dị nang) trên sợi tảo. Tảo lam không có roi, sống phù du ñiển
hình, màu sắc tảo lam phụ thuộc màu sắc ánh sáng chiếu vào.
Định loại tế bào theo tài liệu của Dương Đức Tiến (1996) và Anagnostidis &
Komarék (1998)
Phân bố và ý nghĩa của tảo lam:
Tảo lam phân bố khắp nơi trên trái ñất kể cả những vùng khắc nghiệt như sông băng,
sa mạc và suối nước nóng. Đại ña số tảo lam sống trong nước ngọt, một số phân bố trong

nước mặn và nước lợ. Ngoài ra tảo lam còn sống trên vỏ cây, trên ñá, trên vách tường
nhà, trong ñất chứa chất hữu cơ. Tảo lam cộng sinh với nấm thành ñịa y sống trong mô
của thực vật bậc cao và nguyên sinh ñộng vật.
Tảo lam tuy sống trong nước ngọt nhưng nhiều loài có tính rộng muối cao có thể
phân bố ñược ở ñộ mặn 7 – 10 ‰.
Hình 2
: Một số loài Phacus thường gặp
1. Phacus triqueter
2. Phacus pleuronectes
3. Phacus lengicaudus
4. Phacus tortus

10
Tảo lam thuộc loại thực vật rộng nhiệt, nhiều loài có khả năng chịu ñựng ñược sự giá
lạnh trong trạng thái dinh dưỡng. Mặt khác có thể phát triển ở nhiệt ñộ cao thậm chí
trong các suối nước nóng có thể tới 78
0
C.
Tảo lam thường phát triển vào mùa hè và gây hiện tượng nở hoa trong nước ở các ao
hồ nước ngọt giàu chất hữu cơ. Những giống tảo thường gây nên hiện tượng nở hoa trong
nước như Microcystic, Anabaena. Tảo lam sống ñáy phần lớn thuộc về tảo lam dạng sợi
như Oscillatoria, Nostoc.
Về mặt thực tiễn tảo lam ít có ý nghĩa dinh dưỡng ñối với ñộng vật phù du và nghề
nuôi thủy sản. Do vách tế bào có cấu trúc màng nhầy, cá và ñộng vật không sử dụng
ñược. Mặt khác một số loài tảo lam còn sinh ra ñộc tố.
Sự phát triển sinh khối của tảo lam trong các thủy vực sẽ lấn át các loài tảo khác gây
thiếu thức ăn cho ñộng vật thủy sản. Sự phát triển và chết hàng loạt của tảo lam làm
giảm hàm lượng Oxy hoà tan trong nước, làm ô nhiễm môi trường gây chết ñộng vật
thủy sản.
Phân loại:

Lớp Chroococophiceae:
Bộ Chroococcales:
Họ Merismopediacea
a. Chi Merismopedia: Tế bào hình cầu, hình elíp có màng nhầy bao bọc, tế bào xếp rời
rạc hoặc sắp xếp trong một bản dầy mỏng uốn cong như dạng hình chiếc chiếu có từ 4 –
64 tế bào. Tập ñoàn sắp xếp theo quy luật.
Họ Microcystidaceae
b. Chi Microcystis: Tế bào có dạng hình cầu hay elíp sống thành tập ñoàn có màng nhầy
bao bọc. Tập ñoàn thường có hình tròn, dày ñặc hoặc có các khoang thủng. Tế bào sắp
xếp không có trật tự trong tập ñoàn.




Họ Anabaenaceae
11
a. Chi Anabaena: Gồm những tế bào hình cầu, hình elip sống thành quần thể dạng sợi
giống như chuỗi ngọc. Tập ñoàn có thể có bao nhầy bên ngoài hoặc không.
Có tế bào dị hình và tế bào màng nhầy phân bố cách quảng trên tập ñoàn hoặc ñôi
khi hình thành chuỗi dài trong ñiều kiện môi trường thiếu ñạm, bào tử ñơn ñộc hay hình
thành dạng chuỗi ở gần tế bào dị hình, hoặc nằm giữa hai tế bào dị hình.





Bộ Oscillatoriales:
Họ Oscillatoriaceae
a. Chi Oscillatoria: Tế bào dạng hình trụ bẹp, mặt vỏ hình
chữ nhật hoặc hình vuông lien kết với nhau tạo thành tập

ñoàn dạng sợi không có bao nhầy và chuyển ñộng ñược. Các
tế bào ở hai ñầu tập ñoàn khác tế bào bên trong tập ñoàn và ở
các loài khác nhau cũng khác nhau. Loài thường gặp là
Oscillatoria limosa: chiều dài của tế bào dọc theo quần thể
thường = 1/3 chiều ngang. Oscillatoria rupicola: chiều dài
của tế bào dọc theo quần thể thường = 1/2 chiều ngang.
b. Chi Spirulina: gần giống chi Oscillatoria nhưng tập ñoàn xoắn và uốn khúc ñều
ñặn, những dạng nhỏ vách ngăn trên sợi nhìn không rõ. Các loài thường gặp là
Spirulina major, S. platensis, S. maxima… trong ñó S. platensis, S. maxima hiện ñang
ñược nuôi thu sinh khối ñể bổ sung nguồn protein. Hai loài tảo này chứa một hàm lượng
protein rất cao (trên 60% tính theo trọng lượng khô), và nhiều acid amine không thay
thế cần thiết cho con người và ñộng vật thủy sản.




12
c. Chi Phormidium: khác với Oscillatoria và Spirulina, tập ñoàn Phormidium có bao
dính lại với nhau thành cụm nhầy, chỗ nối tiếp giữa các tế bào hơi thắt lại. Tế bào ở ñầu
thường có mũ nhỏ. Sợi tảo không bao giờ xoắn lại.





d. Chi Lyngbya: Tập ñoàn dạng sợi luôn có bao nhầy vững chắc không màu bao bọc
tập ñoàn. Tập ñoàn có thể bám vào giá thể ở phần gốc.






e. Chi Trichodesmium: gần giống chi Oscillatoria nhưng tập ñoàn Trichodesmium
thường liên kết với nhau tạo nên quần thể dạng búi








Bài 3 NGÀNH TẢO HAI ROI Dinophyta
Đặc ñiểm chung:
Tảo hai roi gồm những loài tảo cỡ hiển vi ñơn bào chuyển ñộng với hai roi
(monas), có rất ít loài sống dạng tập ñoàn không chuyển ñộng và dạng sợi ngắn.
13
Thể sắc tố dạng bản. Lục lạp thường có màu nâu. Tuy nhiên có rất nhiều loài tảo hai
roi không có lục lạp. Nhân thường có một cái lớn hình tròn, hình bầu dục hoặc hơi dài.
Thức ăn của tảo 2 roi thường là các loài tảo Sillic, thậm chí nó còn ăn cả protozoa.
Phân loại Tảo Hai Roi dựa vào hình dạng tế bào, số lượng và cách sắp xếp của các
mảnh vỏ theo công thức vỏ của Kofoid ñược cải biên bởi Taylor (1996), Steidinger
(1997). Định loại Tảo Hai Roi theo một số tài liệu chủ yếu như: Hoàng Quốc Trương
(1964), Taylor (1976), Dodge (1982).
Phân bố và ý nghĩa của tảo hai roi:
Hơn 2000 loài tảo hai roi thuộc 130 giống ñã ñược xác ñịnh, chúng sống trên
tầng nước mặt ở biển, ở nước ngọt hoặc nước lợ; 90% tở giáp sống ở biển, khi tảo
hai roi phát triển nhiều ở biển làm cho nước có màu ñỏ (thủy triều ñỏ), tảo hai roi
Peridinium thường phân bố ở ngoài khơi, Ceratium phân bố ở biển ven bờ. Khi tảo
hai roi phát triển mạnh số lượng cá thể của nó có thể tương ñương với tảo Sillic.

Một số loài tảo hai roi có khả năng phát quang (như Ceratium tripos trong biển ôn
ñới).
Ngoài ra, tảo hai roi còn có khả năng sống kí sinh, sống bám trên cát hoặc
trên các giá thể khác. Tảo hai roi thường phát triển mạnh và mùa có nhiệt ñộ thấp.
Về ý nghĩa thực tiễn tảo hai roi (tảo hai roi) tham gia tích cực vào chu trình vật chất
trong các thủy vực, chúng có thể cho sinh khối lớn và dùng ñể làm chất dinh dưỡng
quan trọng cho cá và các thủy sinh vật khác
Tuy nhiên, một số loài tảo hai roi khi phát triển mạnh gây nên hiện tượng “thủy
triều ñỏ" ở biển làm ô nhiễm môi trường và có thể làm thủy sinh vật chết hàng loạt.
Phân loại
Bộ Dinophysiales Lindemann 1928:
Họ Dinophysiaceae
a. Chi Dinophysis: các loài thuộc chi này thường sống ñơn ñộc và có hình bầu dục,
yên ngựa. Do sự sắp xếp của các mảnh vỏ với nhau tạo
thành hai mảnh vỏ lớn ghép lại với nhau ở khớp, Rãnh
ngang của tế bào kéo dài về phía trước giống hình
phiểu. Mặt vỏ tế bào có vân lỗ.
14
Bộ Peridiniales
Họ Peridiniaceae
a. Chi Peridinium. Tế bào có dạng hình tháp,
rãnh ngang thường nằm giữa tế bào, rãnh dọc nằm
vuông góc với rãnh ngang.


Họ Ceratiaceae
a. Chi Ceratium thường có 3 gai, 2 gai vỏ trước
phát triển thẳng về phía trước hoặc kéo dài và uốn cong về phía sau của vỏ tế bào tùy
theo loài.
- C. furca có dạng tế bào hình càng cua, 2 gai lớn của vỏ sau phát triển thẳng ra phía

trước mà không uốn cong về phía phần vỏ trước của tế bào.
- C. fusus tế bào gần bằng C.furca song một trong 2 gai phần vỏ dưới kém phát triển
nó có thể là một mấu lồi tạo nên bất ñối xứng.
- C. triops tế bào có dạng hình mỏ neo ñiển hình, có 3 gai nhưng 2 gai của vỏ sau uốn
cong về phía trước. Tế bào co dạng hình mỏ neo ñiển hình, phần vách trung tâm giữa
2 gai sau không có vết lõm. Gai thường ngắn và dày.
- C. macroceros tế bào có hình mỏ neo nhưng không ñiển hình gai thường dài và
mãnh. Phần vách trung tâm tế bào ở giữa 2 gai của vỏ dưới thường có vết lõm.

Hình 37: Một số loài Ceratium
thường gặp
1. Ceratium breve; 2. Ceratium
macroceros; 3. Ceratium
triops.
4. Ceratium fusus; 5. Ceratium
hirudinella; 6. Ceratium furca



15
Chi Noctiluca 2 roi kém phát triển nhưng xúc tu lại phát triển. Tế bào có hình quả táo






Bài 4,5 Ngành tảo Heterokontophyta
A. Lớp tảo tảo Sillic BACILLARIOPHYCEAE
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG LỚP TẢO SILLIC BACILLARIOPHYCEAE

Tảo Sillic là tảo ñơn bào sống ñơn ñộc hay sống thành tập ñoàn dạng sợi.
1. Hình dạng tế bào:
Tế bào tảo Sillic có nhiều hình dạng khác nhau: hình hộp tròn, hình trụ, hình trứng,
hình hộp nhọn hai ñầu hoặc hình chữ S, hình que, hình thuyền…

Năm 1982 Karsten ñã ñưa ra một hệ thống phân loại tảo Sillic tương ñối ñầy ñủ
như sau:
Lớp tảo Bacillariophyceae có 2 bộ tảo:
 Bộ tảo Sillic trung tâm Centrales
 Bộ tảo Sillic lông chim Pennales
Bộ tảo Sillic trung tâm Centrales
Bộ phụ tảo hình ñĩa Discineae
Họ Coscinodiscaceae:
Chi tảo mặt sàng Coscinodiscus: tế bào có dạng ñĩa tròn sống ñơn ñộc, mặt vỏ
hình cầu, kích thước tế bào khá lớn. Mặt vỏ có cấu tạo hoa văn thường là hình 6 cạnh
phân bố rất phức tạp.
Họ tảo Skeletonemaceae:
16
Chi tảo tơ xương Skeletonema tế bào có dạng thấu kính, trên bề mặt vỏ có hàng
gai nhỏ, các tế bào lien kết với nhau bởi hàng gai nhỏ tạo thành tập ñoàn dạng sợi.
Mặt vỏ tế bào có cấu tạo vân hoa hình 6 cạnh nhưng vân hoa rất nhỏ và khó nhìn thấy.
Họ Bacteriastraceae:
Chi tảo mặt trời Bacteriastrum. Tế bào có hình trụ tròn, vỏ mỏng trong suốt, viền
mép cỏ có nhiều lông gai dài toả tia chung
quanh. Các tế bào liên kết với nhau nhờ
phần gốc lông gai tạo thành tập ñoàn dạng
sợi. Tế bào ñầu và cuối tập ñoàn có một
vành gai phân bố chung quanh khác với
lông gai trong chuỗi. Lông gai có thể thẳng
hoặc cong, chẻ hoặc không chẻ nhánh ở

ngọn hình chữ “Y”.

Bộ phụ tảo hình ống Soleniineae
Họ tảo rễ ống Rhizosoleniaceae
Chi tảo rễ ống Rhizosolenia: Tế bào hình ống tròn, dài, nối với nhau thành chuỗi
thẳng hoặc cong, cũng có khi các cá thể sống riêng lẻ. Vỏ tế bào mỏng nên rất dễ vỡ
nát, chỉ có hai ñầu vỏ là tương ñối dày, bền vững. Mặt bên của vỏ kéo dài ra thành
hình chóp (hình nón) ở chình giữa hay hơi lệch về một bên, vát hẳn về một bên hoặc
tạo thành dạng mỏ chim. Trên mặt vỏ có phân bố các vảy xếp theo hình máy ngói, vảy







Bộ phụ tảo hình hộp Biddulphiineae:
Họ tảo lông gai Chaetoceraceae:

Bacteriastrum
17
Chi tảo lông gai Chaetoceros: mặt bên của vỏ tế bào thường có dạng hình vuông
hay chữ nhật; mặt cắt của vỏ tế bào có dạng hình tròn hay bầu dục. Trên mặt vỏ ở hai
cực có hai mấu lồi và từ mấu lồi này phát ra lông gai dài. Các tế bào nối với nhau
bằng mấu lồi và lông gai dài ñể tạo thành chuỗi.
Lông gai dài chia thành 2 loại:
 Lông gai ở giữa tập ñoàn gọi là lông gai góc trong.
 Lông gai ở cuối tập ñoàn gọi là lông gai góc ngoài.
Lông gai góc ngoài thường to và thô hơn lông gai gốc trong.
Giữa các tế bào trong tập ñoàn có các khe gọi là khe giữa tế bào, khe giữa tế bào cũng

rộng hẹp và có hình dạng khác nhau ở các loài khác nhau, cũng có một số loài không có
khe giữa tế bào.
Thể sắc tố dạng hạt nhỏ, dạng ñĩa hoặc dạng tấm, có thể nhiều hoặc ít, có thể phân
bố trong thân tế bào hoặc ở cả lông gai tuỳ theo loài.

















18
Họ tảo hình hộp Biddulphiaceae:
Chi tảo hình hộp Biddulphia:
Tế bào hình bầu dục, phần lớn có hình dạng như
bao gạo. Các cá thể thường sống riêng lẽ, cũng có
khi nối với nhau thành chuỗi. Mặt vỏ tế bào có hình
bầu dục, ở hai cực có hai u lồi ñầu tày và thường có
lỗ thông có thể tiết chất keo dính ñể kết chuỗi. Ở mặt
vỏ tế bào thường có 4 gai, 2 gai ngoài ngắn hơn 2 gai

trong.
Chi tảo hai gai Ditylum:
Tế bào có hình hộp ba hoặc bốn cạnh, vỏ mỏng,
sống riêng lẻ từng cá thể. Mặt vỏ tế bào hình tứ giác
hoặc tam giác. Chính giữa mặt vỏ có một gai to,
thẳng, rỗng, ñầu tày, dài như cái que song song với
trục cao, có loài xung quanh gai to có thêm một
vòng gai ngắn cũng mọc song song với trục cao. Tế
bào có dạng hình lồng ñèn.


Chi tảo nửa hình ống Hemiaulus.
các tế bào nối
với nhau thành chuổi dài hoặc cong. Mặt vỏ tế bào hình bầu dục, mặt vỏ bằng phẳng
mặt bên rộng có dạng hình chữ H









19
Bộ tảo Sillic lông chim Pennales:
Bộ phụ tảo không có rãnh dài Araphidineae:
Chi tảo dễ gãy Fragilaria: tế bào hình que, vỏ mỏng dễ bị gãy vỡ. Các cá thể
nối với nhau bằng mặt vỏ thành chuỗi dạng bản, giữa hai tế bào nối với nhau có một
khe hở rất hẹp. Mặt vỏ hình bầu dục dài hoặc hình kim, hai ñầu tày, không có rãnh dài

chỉ có rãnh giả là một tuyến trơn thẳng. Mặt vòng vỏ hình chữ nhật dài, ñôi khi có
thể thấy ñai xen kẽ thẳng. Thể sắc tố thường có hai cái dạng bản dài.








Chi tảo tơ biển Thalassiothrix: Tế bào có dạng hình que, thẳng hoặc hơi cong,
các cá thể nối với nhau thành chuỗi dạng nan quạt hoặc sống riêng lẽ. Mặt vỏ tế bào
có hai ñầu khác nhau, hai bên có tuyến vân rất nhỏ, giữa là rãnh giả, ở ñầu có gai rất
nhỏ.
- T. nitzschioides: tế bào có dạng hình que ngắn, sống thành tập ñoàn có dạng hình zíc
zắc và trong tập ñoàn có nhiều chuỗi tế bào và mỗi chuỗi tế bào có 3 tế bào lien kết
với nhau bằng cách chụm ñầu lại với nhau.
- T. frauenfelldii: tế bào có hình que dài, liên bằng 1 ñàu tế bào tạo thành tập ñoàn
dạng nan quạt. Tập ñoàn thường có 5 – 10 tế bào.






20
Bộ phụ tảo hai rãnh dài Biraphidineae;
Họ tảo hình thuyền Naviculaceae:
Chi tảo hình thuyền Navicula: tế bào có dạng hình thuyền ñiển hình. Mặt vỏ tế
bào phần lớn là hình bầu dục. Dọc theo trục dài ở giữa mặt vỏ có rãnh dài thẳng và

cấu tạo nốt giữa hình tròn rõ ràng. Mỗi tề bào có từ 2 – 4 thể sắc tố dạng tấm nhỏ. Các
vân phân bố theo dạng lông chim và thường vuông góc với ñường sống hoặc hơi chéo.
Hai ñầu tế bào nhọn, bằng, tròn hoặc thắt nhỏ lại và lồi ra tùy theo loài.







Chi tảo thuyền cong Gyrosigma:
Các tế bào có dạng bản bẹt hẹp và dài, vỏ mỏng. Mặt vỏ tế bào hình thoi cong
thành hình chữ “S”, hai ñầu tròn tày. Rãnh dài hẹp phần lớn ở tuyến giữa của mặt vỏ
và cũng cong chữ “S”. Nốt giữa nhỏ và rõ ràng. Trên mặt vỏ thường có các vân
ngang, vân dọc ñan vào nhau và tạo nên các van lỗ hình vuông. Thể sắc tố thường chẻ
nhiều thùy tạo nên thể sắc tố có dạng hình sao.

Chi tảo Pleurosigma: gần giống với tảo Gyrosigma nhưng mặt vỏ cắt góc chéo tạo
nên lỗ hình thoi. Thể sắc tố có dạng hình chữ H




21










Chi tảo Surirella: có 2 ñường sống nằm bên ngoài mặt vỏ. Mặt vỏ tế bào có dạng
hình bầu dục, hình trứng.








Bài 6 NGÀNH TẢO LỤC Chlorophyta
1 Đặc ñiểm chung:
Tảo lục rất ña dạng, cở thể tảo lục có thể ñơn bào, tập ñoàn và ña bào. Ngoài cấu trúc
cơ thể dạng a míp và có mô phân hoá, ở tảo lục ñược biểu hiện tất cả các mức ñộ sai
khác về hình thái của cơ thể tảo: dạng monas, dạng hạt, dạng palmela, dạng sợi với
nhiều kiểu khác nhau, dạng bản…kích thước của tảo có thể chỉ 1 – 2 µm ở những tế bào
ñơn ñộc nhưng cũng có thể lớn ñến hàng chục cm ở những tập ñoàn và cơ thể ña bào.
Vách tế bào tảo lục thường bằng cellulose, ñôi khi bằng pectin. Ở những dạng
nguyên thủy nhất là vách trần. Những tế bào sống riêng lẻ thường màng tế bào hoá nhầy
có tác dụng bảo vệ tế bào khi bị khô ráo hoặc cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn
sống cộng sinh. Ở một số giống loài, trên vách tế bào có các mấu lồi, gai phân bố làm
22
chức năng bảo vệ cơ thể và tăng khả năng trôi nổi cho tế bào, ñôi khi có một số giống
loài gai phát triển mạnh thành sừng như giống tảo sừng Scenedesmus.
Màu sắc tảo lục giống như màu sắc của thực vật bậc cao do chất màu của diệp lục lấn
át chất màu khác. Thành phần sắc tố của tảo lục gồm có diệp lục a và b, carotin và
xanthophin.

Thể sắc tố: tảo lục thường có 1 – 2 thể sắc tố khá lớn có dạng hình bản, hình AND,
hình sao, lưỡi liềm
Nhân: tế bào thường có một nhân nằm ở giữa hay bên cạnh tế bào. Chỉ có một số loài
ña nhân.
Tế bào tảo lục ở những giống loài có khả năng vận ñộng thường có từ 2 – 4 roi ñều
nhau nằm ở ñỉnh tế bào. Roi của tế bào là những sợi nguyên sinh chất kéo dài ra ở phía
ñỉnh tế bào, gốc của roi có một thể sinh roi. Ở những tế bào vận ñộng có thể mọi tế bào
trong tập ñoàn ñềi có roi hoặc chỉ những tập ñoàn ở phía ngoài tập ñoàn là có roi(như ở
tập ñoàn Volvox).
Tế bào tảo lục có khả năng di ñộng còn có các ñiểm mắt nằm ở gần gốc roi, các giao
tử, bào tử chuyển ñộng cũng có ñiểm mắt.
Hệ thống không bào tảo lục thường phát triển ở các giống loài có khả năng vận ñộng
và chủ yếu làm nhiệm bài tiết.
2. Phân bố và ý nghĩa:
Tảo lục phân bố khắp mọi nơi có ánh sáng, 90% thành phần giống loài tảo lục phân
bố trong nước ngọt, trên thân cây, trên vách ñá và ngay trong tầng ñất ẩm. 10% thành
phần giống loài còn lại phân bố ở biển.
Trong nước ngọt tảo lục phân bố rộng khắp cả thủy vực nước tĩnh và nước chảy. Nói
chung trong các thủy vực có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, lượng nước ít thì bộ ñoàn
tảo (Volvoxccales) và bộ Chlorococcales phát triển mạnh: trong các thủy vực nghèo dinh
dưỡng, nước sâu thì bọn Closterium thuộc lớp tảo tiếp hợp Conjugaetophyceae phát triển
mạnh. Trong một năm tảo lục thường xuất hiện và phát triển ở mùa có nhiệt ñộ cao (cuối
xuân, ñầu hè). Ở biển tảo lục phân bố ở vùng cận bờ.
3. Phân loại:
Lớp Volvocophyceae:
23
Bộ Chlamydomonadales:
Họ tảo lục ñơn bào Chlamydomonadaceae:
Chi Chlamydomonas: tế bào có hình trứng trứng ñiển hình, hình bầu dục, hình cầu…
có vách tế bào cứng. có 2 roi dài bằng nhau mọc ở ñỉnh phía trước tế bào. Tại ñây vách

tế bào lồi lên dạng núm nhỏ. Núm này có một hoặc hai cái hình dạng phụ thuộc vào các
loại khác nhau.
Tế bào có một nhân nằm ở giữa tế bào, thể sắc tố dạng chén, dạng bản nhỏ.






Bộ tập ñoàn tảo Volvocales
Họ Volvocaceae:
Chi Volvox:
Tập ñoàn Volvox có dạng hình cầu. Có 2 nhóm tế bào trong tập ñoàn 1 nhóm nhỏ làm
nhiệm vụ dinh dưỡng, nhóm lớn làm nhiệm vụ sinh sản.








Lớp Protococcophyceae:
Bộ Chlorococcales:
Họ Hydrodictyaceae: Bao gồm tảo sống thành tập ñoàn.
Họ có một số giống ñiển hình thường gặp trong các thủy vực nước ngọt.
24
Chi Pediastrum: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau bằng
các khía cạnh, góc cạnh hay toàn bộ thành tế bào hình thành nên tập ñoàn dạng mạng
lưới. Các tế bào trong tập ñoàn có dạng hình ña giác, những tế bào ngoài tập ñoàn có

hình dạng khác tế bào giữa tập ñoàn.





Họ Scenedesmaceae:
Chi Scenedesmus: Tế bào có dạng hình cầu, elip, các tế bào liên kết với nhau tạo
thành quần thể 4 – 8 tế bào. Hai tế bào ở ñầu quần thể có vách phân hóa thành sừng
hoặc gai, ở một số loài, các tế bào ở giữa quần thể cũng có gai.







Lớp tảo Zygnematophyceae
Bộ Zygnematales:
Chi Spirugyra: Thể sắc tố là dạng bản xoắn (dạng AND), trên thể sắc tố có các hạt
tạo bột. Giữa các tế bào là các không bào chứa dịch tế bào. Một nhân nằm trên chất
nguyên sinh và ñược nối với chất nguyên sinh bằng các sợi chất nguyên sinh.





25








Chi Zygnema: Tảo Zygnema trông giống như tảo Spirogyra nhưng thể sắc tố có dạng
hình sao, gồm có 2 cái nằm ñối xứng nhau qua nhân.












Chi Mougeotia:
Tảo Mougeotia cũng giống như tảo Spirogyra nhưng thể sắc tố có dạng bản dọc theo
chiều dài của tế bào.






×