Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

giáo án Tấm Cám lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.51 KB, 9 trang )

Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 1
Trường THPT Bùi Thị Xuân Tuần thứ:
Lớp 10 A7. Môn: Ngữ văn Tiết:
GVHD: Nguyễn Thị Phương
TTS: Nguyễn Thị Thoa
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện
thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.
- Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích thần kì.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao khả năng nhận biết và phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung
đột trong truyện cổ tích.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh có được tình yêu đối với người lao động, củng cố
niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo
án
2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, vở soạn.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức lớp dạy kết hợp các phương pháp trao đổi thảo luận, trả
lời câu hỏi, gợi tìm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn đinh lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
TTS: Nguyễn Thị Thoa


Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 2
- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì đối với câu chuyện?
- Để viết một bài văn tự sự ta cần phải làm gì?
3. Tiến trình bài dạy (70 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH.
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
(HS) tìm hiểu phần tiểu dẫn. ( 20
phút)
GV: Em hãy nêu đặc điểm của truyện
cổ tích? Truyện cổ tích được chia thành
mấy loại? là những loại nào?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại (nhắc
học sinh gạch chân trong SGK).
GV: Nêu đặc trưng cuả truyện cổ tích
thần kì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại.
GV: Truyện “Tấm Cám” thuộc thể loại
nào?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và chốt lại
GV: Truyện “Tấm Cám” có thể chia
thành mấy phần? nêu ý nghĩa từng
phần?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Chốt lại
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Truyện cổ tích
a. Đặc điểm
- Là tác phẩm tự sự dân gian mà
cốt truyện và hình tượng được
hư cấu có chủ định, kể về số
phận con người bình thường
trong xã hội, thể hiện tinh thần
nhân đạo và lạc quan của nhân
dân lao động.
b. Phân loại:
Truyện cổ tích được chia làm 3
loại:
+ Truyện cổ tích về loài vật
+ Truyện cổ tích thần kì
+ Truyện cổ tích sinh hoạt
2. Truyện “Tấm Cám”.
a. Thể loại.
- Truyện “Tấm Cám” thuộc loại
cổ tích thần kì.
- Truyện cổ tích thần kì có đặc
trưng là:
+ Có sự tham gia của yếu tố
thần kì.
+ Nhân vật chính là con
người bình thường.
+ Thể hiện ước mơ của nhân
dân lao đọng về công bằng xã hội,
về phẩm chất và năng lực của con
người.
b. Bố cục:

Truyện có thể chia thành 3 phần:
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 3
GV: Hãy tóm tắt cốt truyện theo các sự
việc tiêu biểu và thể hiện bằng sơ đồ.
(chia thành 3 nhóm)
HS: Thảo luận và viết ra giấy
GV: Gọi một nhóm đứng lên trình bày.
HS: Trình bày cả lớp lắng nghe và bổ
sung.
GV: Dựa vào nội dung câu chuyện em
hãy cho biết chủ đề tác phẩm?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và chốt lại.
+ Mở truyện: “từ đầu…không phải
làm việc nặng” .
 Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân
vật chính của truyện.
+ Thân truyện : “Một hôm người dì
ghẻ…rước Tấm về cung”.
 Những thử thách mà Tấm phải
trải qua để giành hạnh phúc.
+ Kết truyện : “Phần còn lại”
 Tấm trở lại làm người, sống
hạnh phúc và trừng trị mẹ con
Cám.
3. Tóm tắt
- Cuộc đời đau khổ của tấm: mồ
côi, sống với dì ghẻ cay nghiệt,
bị đày đọa.

- Bụt giúp đỡ - Tấm vào cung –
liên tục bị mẹ con Cám hãm
hại.
- Tấm đấu tranh giành quyền
sống hạnh phúc ( chim vàng
anh, cây xoan đào, khung cửi,
quả thị).
- Tấm làm hoàng hậu sống hạnh
phúc, mẹ con Cám chết bi
thảm.
4. Chủ đề:
Phản ánh cuộc đời và số phận bất
hạnh của Tấm, cuộc đấu tranh
không khoan nhượng để giành lấy
hạnh phúc trong xã hội cũ.
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 4
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu văn bản. (50 phút).
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu
học tập cho học sinh thảo luận.
HS: Hoàn thành bảng sau từ đó rút ra
bản chất của các nhân vật.
HS: Thảo luận (15 phút)

HS: từng nhóm lên trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại cho
học sinh ghi bài.
Nhóm 1: Hoàn thành bảng và rút ra
nhận xét về hành động của các nhân

vât?
Nhóm 2: hoàn thành bảng và nhận xét
về hành động từ đó rút ra bản chất của
các nhân vật?
Nhóm 3: Theo em, bản chất của mâu
thuẫn giữa mẹ con Cám và Tấm là gì?
Đó là mâu thuẫn gia đình hay mâu
thuẫn mang tính chất xã hội?
Nhóm 4: Nêu cách giải quyết mâu
thuẫn của truyện. Em có nhận xét gì
về cái kết của truyện?
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Mâu thuẫn giữa mẹ con Cám và
Tấm
a.Diễn biễn của mâu thuẫn
Trước khi Tấm vào cung
Hành động của
mẹ con Cám
Thái độ, sự phản
kháng của Tấm
Ăn trắng, mặc
trơn, không phải
làm việc, bắt Tấm
làm việc vất vả.
Cam chịu, chăm
chỉ làm việc.
Ra đồng bắt tép,
Cám lừa trút hết
tép, chiếm đoạt
công lao và phần

thưởng yếm đỏ.
 cướp đoạt về
vật chất.
“Bưng mặt khóc
huhu”.
Gạt Tấm đi chăn
trâu đồng xa.
Tấm vâng lời
Giết bống làm thịt
ăn.
 Cướp đoạt về
tinh thần và
vật chất
“òa lên khóc”.
Lấy một đấu thóc
trộn với một đấu
gạo bắt Tấm nhặt
riêng, không cho
Tấm đi trẩy hội.
 Cướp đoạt về
tinh thần
“ngồi khóc một
mình”
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 5

 Hành động
càng ngày
càng cay
nghiệt, trắng

trợn.
 Phản kháng
yếu đuối, thụ
động, bất lực.
Sau khi Tấm vào cung
Hành động của
mẹ con Cám
Thái độ, sự phản
kháng của Tấm
Chặt gốc cau giết
Tấm, lấy quần áo
của Tấm mặc cho
Cám đưa vào
cung dối vua.
Tấm chết hóa
thành chim vàng
anh, nhắc nhở
Cám: “ phơi áo
chồng tao….rách
áo chồng tao”.
Bắt chim làm thịt
ăn.
Hóa thành hai cây
xoan đào lá cây
tỏa bóng mát che
cho vua.
Chặt hai cây xoan
đào làm khung
cửi.
Lên tiếng đe dọa

Cám: “ …lấy
tranh chồng chị,
chị khoét mắt ra”.
Đốt khung cửi
đem tro đổ thật
xa.
Hóa thành quả thị
tỏa hương thơm
ngát.
Thấy Tấm trắng
lại xinh đẹp Cám
muốn được như
chị. Tấm chỉ cách
Cám làm theo ->
chết, mẹ Cám
chết theo.
Tấm trở lại thành
người xinh đẹp
hơn xưa, sống
hạnh phúc bên
vua.
 Càng ngày
càng độc ác,
tham lam.
 Mức độ phản
ứng từ thấp
đến cao, ngày
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 6
GV:( câu hỏi thêm) Tại sao từ khi Tấm

chết và bị hãm hại liên tục Tấm lại
không khóc và Bụt lại không xuất hiện?
điều đó nói lên ý nghĩa gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Chốt lại
càng quyết liệt
hơn
- Bản chất của Tấm là một
người hiền lành, chăm chỉ,
chịu thương, chịu khó, chân
thật, cả tin và đôn hậu.
- Mẹ con Cám là một bè độc
ác, tham lam, tàn nhẫn, mưu
mô, xảo quyệt.
b.Bản chất của mâu thuẫn
Mâu thuẫn gia đình: Mẹ ghẻ
- con chồng.
- Tấm >< Cám (cùng cha khác
mẹ)
- Tấm >< mẹ Cám (dì ghẻ -
con chồng).
-> Mâu thuẫn gia đình xoay
quanh vấn đề về quyền lợi vật
chất và tinh thần giữa mẹ ghẻ
- con chồng và giữa hai chị
em cùng cha khác mẹ.
Mâu thuẫn xã hội: Thiện – ác
+ Tấm: đại diện cho cái lương
thiện, chính nghĩa, cái cao đẹp.
+ Mẹ con Cám: đại diện cho

cái ác, phi nghĩa, cái xấu xa, bỉ
ổi.
Thiện >< ác
Chính nghĩa >< phi nghĩa
Cái cao đẹp >< cái xấu xa, bỉ
ổi.
c. Cách giải quyết mâu thuẫn .
Thông qua các yếu tố kì ảo:
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 7
GV: Theo em, truyện mang những ý
nghĩa gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
tổng kết và luyện tập.(10 phút)
GV: Những tình tiết nào của truyện
“Tấm Cám” thể hiện đặc điểm
của truyện cổ tích thần kì?
HS: Trả lời
+ Bụt : tượng trưng cho ước
mơ công bằng xã hội, luôn bảo
vệ cái thiện.
- Bụt chỉ xuất hiện ở giai đoạn
đầu khi Tấm chưa có ý thức
đấu tranh hay có sự đấu tranh
một cách yếu ớt.
- Sau đó Tấm có ý thức đấu
tranh đòi quyền sống và hạnh
phúc. Tấm tự mình đấu tranh.
 Muốn có được tự do, hạnh
phúc thì con người phải tự

mình đấu tranh, không có
ai có thể làm giúp mình.
+ Qúa trình biến hóa của
Tấm:
Tấm -> chim vàng anh -> cây
xoan đào -> khung cửi -> quả
thị -> trở lại thành người (xinh
đẹp hơn xưa).
 Sức sống mãnh liệt, chủ
động tích cực giành lại sự
sống, hạnh phúc trong cuộc
đời trong sự bất diệt và
trường tồn của cái thiện.
Tấm trừng trị mẹ con Cám:
- Tấm sai Cám đào hố sâu ngồi
dưới đó, Tấm sai người đổ
nước sôi Cám chêt, mẹ Cám
uất quá chết theo.
- Cách trừng trị của Tấm phù
hợp với quan niệm dân gian :
“ở ác gặp ác”.
 Quan niệm của dân gian về
cái ác: cái ác phải được
diệt trừ tận gốc, phải xóa
bỏ triệt để.
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 8
2. Ý nghĩa của truyện
- Truyện đề cao cái thiện thể
hiện niềm tin của nhân dân: “ở

hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
- Quá trình biến hoá của Tấm
nói lên sức trỗi dậy kì diệu của
con người: từ yếu đuối, thụ
động đến kiên quyết đấu tranh
để giành hạnh phúc.
- Bản chất mâu thuẫn và xung
đột của truyện cho thấy mâu
thuẫn giữa người bị áp bức và
kẻ áp bức trong xã hội xưa.
- Gửi gắm bài học và ước mơ
của nhân dân lao động
+ Bài học:
- Muốn có hạnh phúc cần dũng
cảm đấu tranh với cái ác, cái
xấu.
+ Ước mơ:
- Ước mơ về sự công bằng trong
xã hội.
- Ước mơ được đổi đời của
những người lao động nghèo
khổ.
III. Tổng kết (Ghi nhớ-sgk)
- Truyện không chỉ là mâu
thuẫn gia đình mà nâng lên
thành xung đột xã hội nhằm
thể hiện ước mơ về một xã hội
công bằng , chính nghĩa.
- Truyện hấp dẫn người đọc
bằng trí tưởng tượng phong

phú và kết thúc có hậu.
IV. Luyện tập
Có rất nhiều tình tiết trong truyện thể
hiện đặc điểm của truyện cổ tích thần
TTS: Nguyễn Thị Thoa
Giáo án ngữ văn 10: Bài Tấm Cám. 9
kì chẳng hạn: những tình tiết liên
quan đến ông Bụt, chim vàng anh,
cây xoan đào, khung cửi, quả thị…
4.Củng cố:(2 phút)
- Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK – 72
- Nêu ấn tượng sau khi đọc truyện.
5.Dặn dò: (1 phút)
V. Nắm vững nội dung bài học
VI. Hoàn thành các bài tập trong SGK - Tr72
VII. Chuẩn bị bài “Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự” bằng cách soạn
bài theo các câu hỏi trong mục hướng dẫn học bài.
TTS: Nguyễn Thị Thoa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×