Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ + ĐÁN ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.48 KB, 8 trang )

BÀI 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới
A. một hoặc một số cặp NST. B. một số cặp NST.
C. một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. toàn bộ các cặp NST.
Câu 2: Đột biến làm thay đổi số lượng của một hay vài cặp NST tương đồng được gọi là
A. đột biến đa bội chẵn. B. đột biến lệch bội.
C. đột biến đa bội lẻ. D. đột biến cấu trúc NST.
Câu 3: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào được tăng nhiều nhất là
A. thể khuyết. B. thể một. C. thể ba. D. thể đa.
Câu 4: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào bị giảm nhiều nhất là
A. thể khuyết. B. thể một. C. thể ba. D. thể đa.
Câu 5: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so
với bình thường. Cá thể đó được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể ba. D. thể khuyết.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không thuộc thể lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.
B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n.
C. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.
D. Tế bào sinh dưỡng thiếu hẵn một cặp NST trong bộ NST.
Câu 7: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới kết
quả gì?
A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
B. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến còn các tế bào sinh dục thì không mang đột biến.
C. Trong cơ thể có hai dòng tế bào là dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến.
D. Chỉ các tế bào sinh dục mang đột biến còn các tế bào sinh dưỡng thì không mang đột biến.
Câu 8: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.
B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
C. thoi vô sắc không được hình thành.
D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.


Câu 9: Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
A. Thể hai (2n + 2). B. Thể một (2n – 1 - 1).
C. Thể ba (2n + 1). D. Thể không (2n - 2).
Câu 10: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
A. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2. B. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n – 2.
C. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 2. D. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 1.
Câu 11: Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn?
A. Thể không và thể bốn. B. Thể không và thể một.
C. Thể không và thể ba. D. Thể một và thể ba.
Câu 12: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra
A. bệnh ung thư máu. B. hội chứng Đao.
C. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 13: Cơ thể sinh vật mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên
lần (3n, 4n, 5n ) là dạng nào trong các dạng sau đây?
A. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội. C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội.
Câu 14: Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ở thể lưỡng bội?
A. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.
B. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.
D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n.
Câu 15: Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được hình thành?
A. 3n, 4n. B. 4n, 7n. C. 4n, 5n. D. 4n, 8n.
Câu 16: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể 2n và sự thụ tinh của 2 giao tử này.
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.
Câu 17: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì
A. quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh luôn diễn ra bình thường.
B. cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội.

C. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?
A. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
B. Tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
C. Tăng khả năng sinh sản.
D. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.
Câu 19: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau.
C. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
D. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.
Câu 20: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội?
A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn. B. Độ hữu thụ lớn hơn.
C. Phát triển khoẻ hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn.
Câu 21: So với thể lệch bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như
A. khả năng nhân giống nhanh hơn. B. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
C. ổn định hơn về giống. D. khả năng tạo giống tốt hơn.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới
A. một hoặc một số cặp NST. B. một số cặp NST.
C. một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. toàn bộ các cặp NST.
Câu 2: Đột biến làm thay đổi số lượng của một hay vài cặp NST tương đồng được gọi là
A. đột biến đa bội chẵn. B. đột biến lệch bội.
C. đột biến đa bội lẻ. D. đột biến cấu trúc NST.
Câu 3: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào được tăng nhiều nhất là
A. thể khuyết. B. thể một. C. thể ba. D. thể đa.
Câu 4: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào bị giảm nhiều nhất là
A. thể khuyết. B. thể một. C. thể ba. D. thể đa.
Câu 5: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so

với bình thường. Cá thể đó được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể ba. D. thể khuyết.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không thuộc thể lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.
B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n.
C. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.
D. Tế bào sinh dưỡng thiếu hẵn một cặp NST trong bộ NST.
Câu 7: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới kết
quả gì?
A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
B. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến còn các tế bào sinh dục thì không mang đột biến.
C. Trong cơ thể có hai dòng tế bào là dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến.
D. Chỉ các tế bào sinh dục mang đột biến còn các tế bào sinh dưỡng thì không mang đột biến.
Câu 8: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.
B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
C. thoi vô sắc không được hình thành.
D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.
Câu 9: Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
A. Thể hai (2n + 2). B. Thể một (2n – 1 - 1).
C. Thể ba (2n + 1). D. Thể không (2n - 2).
Câu 10: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
A. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2. B. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n – 2.
C. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 2. D. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 1.
Câu 11: Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn?
A. Thể không và thể bốn. B. Thể không và thể một.
C. Thể không và thể ba. D. Thể một và thể ba.
Câu 12: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra
A. bệnh ung thư máu. B. hội chứng Đao.
C. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.

Câu 13: Cơ thể sinh vật mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên
lần (3n, 4n, 5n ) là dạng nào trong các dạng sau đây?
A. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội. C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội.
Câu 14: Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ở thể lưỡng bội?
A. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.
B. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.
D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n.
Câu 15: Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được hình thành?
A. 3n, 4n. B. 4n, 7n. C. 4n, 5n. D. 4n, 8n.
Câu 16: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể 2n và sự thụ tinh của 2 giao tử này.
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.
Câu 17: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì
A. quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh luôn diễn ra bình thường.
B. cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa
bội.
C. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?
A. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
B. Tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
C. Tăng khả năng sinh sản.
D. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.
Câu 19: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau.
C. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.

D. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.
Câu 20: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội?
A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn. B. Độ hữu thụ lớn hơn.
C. Phát triển khoẻ hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn.
Câu 21: So với thể lệch bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như
A. khả năng nhân giống nhanh hơn.
B. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
C. ổn định hơn về giống.
D. khả năng tạo giống tốt hơn.

×