ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN
Câu1. Dự án CNTT là gì? Quản lý dự án là gì?
• Dự án CNTT là tập hợp các dự án có liên quan đến phần cứng bao gốm máy tính, hệ
thống mạng
• Quản lý dự án là công việc lập kế hoạch tiến hành triển khai, tổ chức kiểm tra và kiếm
soát bằng cách áp dụng các công cụ và kĩ thuật hiện đại. Một dự án được quản lý tốt là 1
dự án khi kết thúc thoả mãn được các yêu cầu đặt ra ban đầu của nhà đầu tư bao gồm:
thời gian, chi phí, chất lượng, kết quả.
Câu2. Trình bày vắn tắt các giai đoạn của QLDA
Trả lời: Các giai đoạn của QLDA là:
• Gia đoạn xây dựng ý tưởng
−Hình thành 1 vài ý tưởng ban đầu về dự án bao gồm kết quả cuối cùng của dự án này là
gì?
−Xác định nguồn tài nguyên, dữ liệu của dự án
−Phác thảo kế hoạch thực hiện dự án
• Giai đoạn phát triển: là giai đoạn chi tiết xem dự án được thực hiện như thế nào, nội
dung chủ yếu của giai đoạn này là:
−Lập ban quản lý dự án, xác định nhà đầu tư
−Tiến hành bầu các nhóm thực hiện
−Ước lượng chi phí của từng khâu trong giai đoạn phát triển
• Giai đoạn thực hiện: Chính thức bắt tay vào thực hiện chi tiết các công việc theo kế
hoạch đặt ra
• Giai đoạn kết thúc dự án: giai đoạn này cơ bản dự án đã hoàn thành, chuẩn bị các tài
liệu, các báo cáo phục vụ cho việc đào tạo để chuyển giao dự án tới người sử dụng trước
khi dự án được nghiệm thu
Câu3. Các bên thêm gia trong một dự án. Nhiệm vụ của từng bên
Trả lời: Các bên tham gia trong một dự án và nhiệm vụ của từng bên
• Người quản lý dự án
−Là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả của dự án -> rất quan trọng
−Xác định mục tiêu của dự án, mục đích của dự án
−Là người lập ra các kế hoạch của dự án
−Là người điều hành đảm bảo các công việc đã đặt ra được thực hiện 1 cách trôi chảy
• Nhà đầu tư
−Cung cấp kinh phí cho việc thực hiện dự án
−Phê duyệt dự án
−Là người quyết định cho dự án tiếp tục hoặc ngừng dự án
• Tổ dự án
−Hỗ trợ cho người quản lý dự án để đạt được mục tiêu của dự án
−Là những người có trình độ cao, có năng lực để có thể đảm đương các công việc của dự
án
• Khách hàng
−Là những người hưởng thành quả của dự án
−Là những người nêu ra các yêu cầu của dự án
−Là người hỗ trợ dự án
−Là người xét duyệt, nghiệm thu và kí nhận sản phẩm
• Ban lãnh đạo(ban điều hành)
−Do nhà đầu tư đặt ra
−Phê duyệt các kết quả của dự án, mục tiêu của dự án
−Bổ nhiệm chức danh dự án: người QLDA, thư kí, các trưởng nhóm,
−Xem xét tác động của dự án lên các dự án khác và hoạt động khác của tổ chức/ đơn vị
−Kiểm điểm tình hình thực hiện dự án
−Xem xét và giải quyết các yêu cầu
• Các nhóm chuyên viên kĩ thuật
−Thường do đội ngũ khách hàng cử
−Cung cấp các thông tin, quy trình nghiệp vụ để người QLDA lập kế hoạch đề ra mục
tiêu của dự án
−Hoàn thành các công việc như được xác định trong bản kế hoạch dự án
−Báo cáo hiện trạng cho người quản lý
−Được điều động tham gia khi dự án hình thành và bị giải tán khi dự án kết thúc
Câu4. Để trở thành người quản lý giỏi cần những kĩ năng nào?
Trả lời: Để trở thành người quản lý giỏi cần có những kĩ năng sau
• Về lựa chọn nhân sự
−Có kíên thức chuyên môn kĩ thuật
−Đã từng tham gia dự án nào trước đó chưa
−Hiện nay có tham gia dự án nào hay ko? Nếu có khi nào kết thúc
−Có thể tham gia dự án từ đầu -> cuối hay không
−Có truyền thống làm việc hăng hái hái tích cực hay ko?
−Có kỉ cương về mặt giờ giấc, tác phong làm việc hay không?
−Có được thủ trưởng cơ quan của người đó ủng hộ hay không
• Những điều nên tránh
−Tuyển chọn người giống mình
−Thiếu người có sáng kiến, ham học hỏi
−Hiểu lầm nội dung của dự án
−Trách nhiệm, quyền hạn không rõ ràng
−Không xác định được những người liên quan đến dự án
−Mục tiêu không rõ ràng
−Thông tin không thông suốt
−Thành viên thiếu tin tưởng nhau, nghi kị nhau, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể
−Không cam kết thực hiện kế hoạch
−Không quan tâm đến chất lượng công việc
• Về người QLDA
−Kĩ năng giao tiếp tốt
−Khả năng quản lý, lãnh đạo
−Tinh thần trách nhiệm cao(toàn tâm toàn ý với công việc)
−Khả năng thấu hiểu, thông cảm với người khác
−Tính kiên quyết
−Tính khách quan, đầu tàu gương mẫu, lôi cuối người khác tập trung vào công việc
−Tầm nhìn xa trông rộng
−Phản ứng tích cực
Câu5. Trong quá trình quản lý các DACNTT hiện nay thường gặp phải những trở ngại
nào?
Trả lời:Trong quá trình quản lý các DACNTT hiện nay thường gặp những trở ngại sau:
−Đưa kỉ luật vào QLDA không dễ dàng
−Một số người cảm thấy đụng chạm tới độc lập chuyên môn của mình, muốn giấu nghề
−Một số người có cảm giác luôn bị theo dỗi trong quá trình làm dự án
−Một số người đấu tranh QLDA vì họ cảm thấy bị ngăn cấm sự sáng tạo
−Một số người khó chịu với những phiền phức về hành chính: họp, báo cáo
Câu6. Mô tả vắn tắt các nội dung của tài liệu mô phỏng dự án
Trả lời: Nội dung của tài liệu mô tả dự án gồm
a) Mục đích và mục tiêu của dự án
− Mục đích:
+Dự án sẽ đạt những gì
+Mục đích không đo được
− Mục tiêu:
+Là tập hợp các con(có thể đo được) của mục đích
+Việc đạt tới mục tiêu sẽ nói lên rằng việc đạt tới các mục đích tổng thể của dự án đã đi tới
mức nào
b) Tài liệu mô tả dự án:
− Là tài liệu để xác định phạm vi của dự án và trách nhiệm của những người tham gia trong
dự án
− Là cơ sở để thống nhất các ý kiến giữa các bên tham gia trong dự án
− Khi các bên thống nhất về tài liệu mô tả dự án(tức là thống nhất các điểm sau:
+ Mục đích và mục tiêu dự án
+ Những ai thực hiện công việc gì
Nội dung tài liệu
− Giới thiệu dự án: Mô tả vắn tắt về dự án, các bên tham gia chính trong dự án. Bối
cảnh thực hiện dự án -> xác định mục tiêu cụ thể, mục tiêu tổng quát
− Mục đích và mục tiêu dự án
− Phạm vi dự án: Xác định ranh giới của dự án, sản phẩm kết quả của dự án, người
được đưa vào khuôn khổ của dự án
− Những người liên quan chính: là những người có quyền cho thực hiện dự án và
những người có quyền lợi sát sườn với dự án
− Tài liệu mô tả DACNTT
+Mô tả dự án
+Bối cảnh thực hiện dự án
+Hiện trạng CNTT trước khi có dự án
+Nhu cầu cấp thiết phải sử dụng phần mềm
+Một số đặc điểm:
• Dự án xây dựng từ đầu hay kế thừa từ 1 hệ thống thông tin đã có trước
• Dự án thực hiện toàn bộ hệ thống thông tin hay chỉ 1 bộ phận
+Mục đích, mục tiêu dự án:
• Tin học hoá những khâu nào trong hệ thống, hoạt động nào trong tổ chức
• Cố gắng cụ thể hoá mục tiêu mô tả nào
• Xác định lợi ích thu được sau khi sử dụng phần mềm
+Phạm vi dự án
• Những người liên quan đến dự án: cácđơn vị ứng dụng kết quả của dự án
• Những hoạt động đã được tin học hoá, và chưa được tin học hoá
• Nguồn nhân lực bao gồm:
• Các bộ nghiệp vụ
• Người phân tích
• Người thiết kế
• Người kiểm thử
• Người vận hành
• Người bảo trì
• Marketing
• Các điểm mốc quan trọng trong dự án
• Ngày khởi công
• Ngày tạo phiên bản 1, 2,
• Ngày nghiệm thu
c) Lựa chọn công nghệ thực hiện dự án
− Hệ điều hành
− Hệ quản trị CSDL: SQL Server, MySQL, Oracle,
− Ngôn ngữ lập trình: phần mèm có ảnh hưởng ntn đối với người sử dụng, có gây ra
nguy hiểm ko
− Môi trường vận hành phần mềm
d) Lựa chọn mô hình phát triển phần mềm:
− Mô hình thác nước
− Mô hình chữ V
− Mô hình xoắn ốc
− Mô hình làm bản mẫu
Câu7. Chức năng, ý nghĩa của bảng công việc
Trả lời:
− Bảng công việc là danh sách những gì cần làm để hoàn thành dự án. Việc xây dựng một
bảng công việc tốt sẽ giúp cho việc xác định chính xác các bước, trình tự các bước để hoàn
thành dự án
− Bảng công việc là cơ sở để:
+Uớc lượng chi phí
+ước lượng thời gian thực hiện dự án
+XĐ trách nhiệm giữa các cá nhân
+XD lịch trình tiến hành dự án
+Phân bổ lực lượng tiến hành dự án, phân bổ tài nguyên dự án
+Là cơ sở để xác định rủi ro của dự án
Câu8. Cấu trúc và các bước xây dựng bảng công việc
Trả lời:
a) Cấu trúc bảng công việc
− Danh sách sản phẩm: được xác định bởi các danh từ bao gồm: nguồn dữliệu đầu vào, đầu
ra, các động tác xử lý
− Danh sác công việc: được xác định bởi các động từ mô tả quá trình hoạt động, xử lý
b) Các bước xây dựng bảng công việc
− Bước 1: Viết ra sản phẩm chung nhất dùng cho danh từ mô tả 1 cách ngắn gọn
− Bước 2: Tạo danh sách các sản phẩm, tiến hành phân rã chúng thành các mức con (2-3
mức trở lên, không nên quá nhiều)
− Bước 3: Tạo lập danh sách công việc, mô tả các công việc dưới mỗi sản phẩm ở mức thấp
nhất
+Phân rã từng công việc thành các mức thấp hơn
+Lưu ý: Nếu công việc >80h thì chia tiếp công việc đó ra thành các công việc nhỏ hơn
− Bước 4: Đánh số mỗi ô cho bảng công việc, bắt đầu từ mức 0
+Mức 0: dành cho sản phẩm chung nhất
+Mức 1.0, 2.0, dành cho các sản phẩm con
+Mức 1.2, 1.2, 1.3 dành cho các sản phầm mức 1
+Lưu ý: mỗi ô của bảng công việcđược đánh 1 số duy nhất
− Bước 5: Xét duyệt lại bảng công việc
+Các ô cuối cùng(thuộc danh sách sản phẩm đều phải là các danh từ, có thể có tính từ đi kèm)
+Các ô thuộc danh sách công việc chứa các động từ hoặc bổ ngữ
Câu9. Phương pháp ước lượng bảng công việc PERT
Trả lời: PERT tiến hành chia công việc theo 3 cách:
− Theo cách phổ biến(Most likely – ML): thời gian trung bình để tiến hành công việc thường
xuyên xảy ra theo kinh nghiệm hoặc dựa vào các dự án đã có trước đó. Nói cách khác là thời
gian thực hiện công việc trong điều kiện bình thường
− Theo các lạc quan nhất (Most Optimistic – MO): thời gian thực hiện công việc trong điều
kiện tốt nhất có thể
− Theo cách bi quan nhất (Most Pessimistic – MP): thời gian hoàn thành công việc trong
điều kiện xấu nhất có thể xảy ra
− Công thức PERT: ước lượng cuối cùng =(MO+4ML+MP)/6
Ưu điểm của phương pháp này là:
+Buộc người quản lý phải tính đến nhiều yếu tố để có được MO và MP
+Buộc người QLDA phải tham khảo ý kiến của những chuyên gia, của rất nhiều người tham
gia trong dự án đó. Điều này giúp đạt được sự đồng thuận cao trong nhóm dự án
+Buộc người QLDA phải lập ra các kế hoạch một cách chi tiết. Nếu gặp kế hoạch nào vượt
quá 2 tuẩn thì tiến hành chia nhỏ kế hoạch đó
Nhược điểm:
+Mất quá nhiều thời gian để ước lượng thời gian với các dự án có nhiều công việc có thể xảy
ra việc xung đột giữa các cá nhân khi tranh luận về ước lượng thời gian
+Có thể làm cho người QLDA mất đi cái nhìn tổng quan
Câu10. Khái niệm và cách khắc phục rủi ro
Trả lời:
Rủi ro là 1 sự kiện đe doạ và cản trở việc thực hiện dự án theo tiến độ và thời gian đã
định trước. Để phòng tránh rủi ro, người quản lý cần phải lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro
trong quá trình lập kế hoạch cho dự án đồng thời phải kiểm soát được rủi ro trong khi
thực hiện dự án
Cách khắc phục rủi ro
+Sửa đổi lại các ước lượng thời gian và chi phí
+Đề xuất các kế hoạch dự phòng, kinh phí dự phòng
+Tận dụng sự tham gia, phối hợp của mọi người vào việc hạn chế rủi ro
+Chia sẻ rủi ro (kí hợp đồng phụ)
Câu11. Tại sao phải lập tiến độ dự án
Trả lời: Phải lập tiến độ dự án vì:
− Bảng công việc chưa đủ thông tin để giúp người quản lý lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát
và kết thúc dự án của mình 1 cách hiệu quả -> do vậy công cụ chính để giúp cho việc hoàn
thành điều này là lịch biểu về tiến độ thực hiện dự án
− Lịch biểu tiến độ dự án cho biết
+Trật tự thực hiện của công việc
+Cho biết ngày bắt đầu, ngày kết thúc cho mỗi công việc
+Làm cơ sở để quản lý và kiểm soát tiến độ thực hiện dự án
+Áp đặt 1 kỉ luật lên dự án
+Tăng cường ý thức tập thể
+Cho biết việc sử dụng tài nguyên trong từng giai đoạn -> cần huy động đầy đủ tài
nguyên (người, vật tư) trước khi 1 công việc ban đầu.
+Cho phép xác định công việc nào là chủ chốt
Bài tập mẫu:
Bài 1:
UBND tỉnh Bắc Kạn cần xd hệ thống phần mềm để quản lý tài chính. Kết quả của dự án
phần mềm của hệ thống phần mềm quản lý tài chính hoạt động trên hệ thống cơ sở vật chất đã
được xây dựng từ các dự án trước đó của tỉnh gồm trang thiết bị máy móc, máy trạm, mãy chủ,
hệ thống mạng LAN trong UBND
Yêu cầu:
• Xác định mục tiêu của dự án
• Xác định phạm vi của dự án
• Xây dựng bảng công việc(chỉ cho phần mềm)
Trả lời:
• Mục tiêu của dự án là xây dựng hệ thống phần mềm để quản lý tài chính của UBND tỉnh
Bắc Kạn
• Phạm vi của dự án: UBND tỉnh Bắc Kạn
Bảng công việc
SP chung nhất SP con mức 1
SP con mức 2
Công việc
Mã
CV
0.0 Hệ thống
quản lý tài
chính của
UBND Bắc
1.1 Phần mềm
ứng dụng
1.1.1 Bản yêu cầu
kĩ thuật
XD bảng yêu cầu kĩ thuật cho
hệ thống phần mêề
A
1.1.2 Bản đặc tả
yêu cầu nghiệp vụ
XD bản đặc tả yêu cầu nghiệp
vụ
B
1.1.3 Bản đặc tả
phân tích
Lập bản đặc tả phân tích yêu
cầu
C
1.1.4 Bản thống
kê chi tiết các chức
Thiết kế CSDL D1
1.1.5 Thiết kế giao diện D2
1.1.6 Tài liệu mã
nguồn
Viết mã nguồn E
1.1.7 Phần mềm
được cài đặt trong
mạng Lan của cơ
quan
Kiểm thử phần mềm F
1.1.8 Tài liệu
hướng dẫn sử dụng
Viết tài liệu hướng dẫn sử
dụng
G1
Nghiệm thu tài liệu HDSD G2
1.2 Các nhân
viên, chuyên
viên
1.2.1 Môi trường
huấn luyện
Chuẩn bị phòng huấn luyện,
máy móc, thiết bị phục vụ huấn
luyện
H
1.2.2 Tài liệu
huấn luyện
Nghiệm thu tài liệu huấn luyện I
1.2.3 Các khoá
đào tạo
Tổ chức các khoá huấn luyện J
1.3 Cán bộ kĩ
thuật của bộ
được chuyển
1.3.1 Tài liệu
huấn luyện
Nghiệm thu tài liệu huấn luyện K
1.3.2 Các khoá
huấn luyện
Tổ chức các khoá huấn luyện L
Bài 2: Bảng công việc cho dự án Tin học hoá quản lý tài chính tại cơ quan Bộ Công An
SP chung SP con mức 1 SP con mức 2 Công việc
Hệ thống quản lý tài
chính cơ quan
1.1 Mạng LAN của
cơ quan bộ
1.1.9 Bản yêu cầu
kĩ thuật
Xây dựng bảng yêu
cầu kĩ thuật cho thiết
bị phần cứng
1.1.10 Đơn vị cung
cấp phần cứng làm
đôi tác
Lập hồ sơ mời thầu,
gọi thầu, xét thầu
1.1.11 Phần cứng
được lắp đặt
Theo dõi và quản lý
đơn vị thi công lắp đặt
1.1.12 phần cứng
được nghiệm thu
Tổ chức nghiệm thu
phần cứng
1.2 Hệ chương trình
ứng dụng
1.2.4 Bản yêu cầu
kĩ thuật
xây dựng bản yêu cầu
kĩ thuật
1.2.5 Đơn vị phát
triển phần mềm làm
đối tác
Lập hồ sơ mời thầu,
gọi thầu, xét thầu
1.2.6 Các phần
mềm ứng dụng, phần
mềm công cụ
Mua phần mềm ứng
dụng, phần mềm công
cụ
1.2.7 Phần mềm
được xây dựng
Theo dõi và quản lý
đơn vị làm phần mềm
1.2.8 Phần mềm
được cài đặt trên
mạng LAN của cơ
quan bộ
Kiểm thử phần mềm
1.2.9 Nghiệm thu
phần mềm
Lập biên bản nghiệm
thu phần mềm
1.3 Các nhân viên,
chuyên viên được
huấn luyện
1.3.3 Môi trường
huấn luyện
Tổ chức phòng máy
và trang thiết bị
1.3.4 Tài liệu huấn
luyện
Nghiệm thu tài liệu
huấn luyện
1.3.5 Các khoá
huấn luyện
Tổ chức các khóa
huấn luyện
1.4.1 Tài liệu huấn
luyện
Nghiệm thu tài liệu
huấn luyện kĩ thuật
1.5 1.4.2 Các khoá
huấn luyên
Tổ chức các khoá
huấn luyện kĩ thuật
1.6 Các chỉ thị áp
dụng phần mềm của
bộ
Làm tờ trình gửi lãnh
đạo cơ quan Bộ
ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP QUẢN LÝ DỰ ÁN
I.Phần lý thuyết:
1. Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về các lĩnh vực chính trong việc quản lý dự án, xét
theo đối tượng quản lý.
Trả lời:
Các lĩnh vực chính trong việc quản lý dự án:
Mô tả các năng lực chủ yếu người quản lý dự án cần phát triển :
-4 lãnh vực cơ bản (phạm vi, thời gian, chi phí, và chất lượng) :
+QL Phạm vi. Xác định và Quản lý tất cả các công việc được thực hiện
trong dự án.
+QL Thời gian. Ước lượng thời gian, lập lịch biểu và theo dõi tiến độ thực
hiện đảm bảo hoàn tất đúng thời hạn.
+QL Chi phí. Đảm bảo hoản tất dự án trong kinh phí cho phép.
+QL Chất lượng. Đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đặt ra.
-4 lãnh vực hỗ trợ là phương tiện để đạt các mục tiêu của dự án (quản lý
nguồn nhân lực, truyền thông, rủi ro, và mua sắm) :
+QL Nguồn nhân lực.
+QL Truyền thông.
+QL Rủi ro.
+QL Mua sắm trang thiết bị.
-1 lãnh vực tích hợp (project integration management) tác động và bị tác
động bởi tất cả các lãnh vực ở trên
2. Theo anh (chị), các kỹ năng cần thiết của một nhà quản lý dự án là gì?
Trả lời:
Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản lý dự án:
-Kỹ năng giao tiếp:
+phải biết lắng nghe tình hình dự án
+biết cách thuyết phục.
-Kỹ năng tổ chức:
+phải biết cách lập kế hoạch hiệu quả,
+xác định mục tiêu rõ ràng, hợp lý,
+biết phân tích các nội dung, các bước cần thực hiện trong dự án
-Kỹ năng xây dựng nhóm:
+thấu hiểu,
+thúc đẩy, tinh thần đồng đội.
-Kỹ năng lãnh đạo:
+cần có tính năng động trong lãnh đạo và chỉ huy công việc, cách tiến hành dự án
+có tầm nhìn xa để đưa ra những kế hoạch lâu dài phát triển dự án và tránh những rủi ro
+biết giao nhiệm vụ, phân chia hợp lý công việc phù hợp cho từng thành viên trong
nhóm tham gia dự án
+Người quản lý dự án phải có tính lạc quan, luôn tin tưởng vào bản thân mình.
-Kỹ năng đối phó:
+Có tính linh hoạt
+sáng tạo,
+ kiên trì,
+ chịu đựng.
-Kỹ năng công nghệ:
+kinh nghiệm,
+ kiến thức về dự án
3. Anh (chị) hãy nêu một ví dụ về một dự án phần mềm thất bại trong thực tế và những
nguyên nhân thất bại.
Trả lời:
a)Một số ví dụ về một dự án phần mềm thất bại trong thực tế:
+ Mỗi năm Mỹ chi 2.3 nghìn tỉ USD vào các dự án, bằng ¼ GDP của Mỹ.
+ Toàn thế giới chi gần 10 nghìn tỉ USD cho tất cả các loại dự án, trong số 40.7 nghìn tỉ USD
của tổng sản lượng toàn cầu.
+ Hơn 16 triệu người xem quản trị dự án là nghề của mình; người quản trị dự án có lương
trung bình hơn 82,000 USD mỗi năm.
+ Hơn nửa triệu dự án phát triển các ứng dụng CNTT được khởi động trong năm 2001, so với
300,000 dự án năm 2000.
+ Các chuyên gia đang nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý dự án. Tom, Peters đã viết
trong cuốn sách của mình “Reinventing Work: the Project 50”, “Ngày nay muốn chiến thắng
bạn phải nắm vững nghệ thuật quản lý dự án!”
b)Nguyên nhân thất bại của quản lý dự án:
Bị hũy:+ 33% các DA bị hũy (Vượt thời gain hay chi phí). Nghiên cứu của Standish
Group (CHAOS) năm 1995 trên 31% bị hủy, tốn kém 81 tỉ USD chỉ riêng tại Hoa Kỳ.
Quá tải-Nhu cầu các dự án CNTT càng tăng
+ Năm 2000, có 300,000 dự án CNTT mới
+ Năm 2001, trên 500,000 dự án CNTT mới được khởi động
Không hiệu quả.
+ Nhiều DA không bao giờ được sử dụng.
c)Nguyên nhân thành công(tham khảo):
Đúng thời hạn, trong phạm vi kinh phí cho phép.
• Vượt quá khoảng 10% → 20% được coi là chấp nhận được.
Nhóm thực hiện không cảm thấy bị kiểm soát quá mưc.
Khách hàng thỏa mản:
+ Sản phẩm DA giải quyết được vấn đề.
+ Được tham gia vào quá trình QL DA.
Người quản lý hài lòng với tiến độ.
4. Mục tiêu của giai đoạn phân tích là gì?Tại sao giai đoạn này là giai đoạn quan trọng
nhất đối với người sử dụng.
Trả lời:
a)Mục tiêu của giai đoạn phân tích là: Giai đoạn phân tích nhằm mục tiêu xác định chính xác
hệ thống thông tin dự định xây dựng sẽ “làm gì" cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi
trường của người sử dụng như thế nào, nói cách khác, trong giai đoạn này phải xác định mọi
yêu cầu, mọi vấn đề đặt ra mà hệ thống thông tin phải đáp ứng. Mặc dù theo lý thuyết thì trong
giai đoạn phân tích chỉ cần xác định được xem hệ thống sẽ phải làm những gì. Tuy nhiên trên
thực tế, kết thúc giai đoạn này người quản lý dự án phải hình dung ra được hệ thống sẽ thực
hiện các chức năng chính đó như thế nào?
Trong nhiều trường hợp, ta không thể chuyển sang giai đoạn thiết kế sâu được nếu như chưa
hoàn thành xong cơ bản giai đoạn phân tích này.
b)Tại sao giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với người sử dụng:??? đoạn này
trả lời chưa chính xác
- Hệ thống hoá và ghi nhớ được đầy đủ các vấn đề, các yêu cầu, đặt ra đối với hệ thống, làm cơ
sở pháp lý để giải quyết và triển khai các giai đoạn sau.
- Giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của hệ thống trước khi thực hiện thiết kế kỹ thuật và lập
trình, làm cho việc nghiên cứu các dữ liệu, các chức năng xử lý và mối quan hệ giữa chúng
được rõ ràng mạch lạc.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm chuyên gia khác nhau có thể kế thừa thực hiện hoặc hoàn
thiện hệ thống trong những giai đoạn tiếp theo.
5. Nêu ra các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp kiểm thử để chấp nhận dự án.
Trả lời:
Phương pháp kiểm thử để chấp nhận dự án:
a)Ưu điểm:
b)Nhược điểm:
6. Trình bày về nguồn gốc của rủi ro trong khi thực hiện dự án và một số chiến lược để
giảm thiểu rủi ro.
Trả lời:
a)Nguồn gốc của rủi ro trong khi thực hiện dự án:
Có 3 nguyên nhân chính gây ra rủi ro:
- Thứ nhất do giả thuyết của dự án: Được lập ra trong giai đoạn đầu của dự án (giai đoạn xác
định), do tính chất chưa xác định rõ của dự án trong giai đoạn đầu
+ Giả thuyết thường gặp là: Thường theo xu hướng “mọi thứ đều ổn”, chúng ta hay nghĩ:
->Phần mềm tốt
->Thiết kế hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên
->Code “gần như hoàn hảo”
- Thứ hai do những lỗi khi ước lượng dự án gây ra : Do khó khăn khi ước lượng kích thước
và thời gian thực hiện dự án một cách chính xác chúng ta thiếu:
Thiếu kinh nghiệm về các dự án tương tự
Thiếu các dữ liệu lịch sử
Đặc điểm tự nhiên của dự án
Ba yếu tố trên (kinh nghiệm, dữ liệu lịch sử, đặc điểm tự nhiên) có mối tương quan với nhau.
Ví dụ nếu làm tài liệu hướng dẫn sử dụng cho một hệ thống đã có tương tự, ước lượng sẽ
chính xác hơn. Ước lượng dự án có thể được cải thiện bằng việc phân tích các dữ liệu lịch sử
của các công việc và dự án tương tự. Nó giữ lại các dữ liệu lịch sử của các ước lượng tương
tự của các dự án đã đi vào hoạt động thực tế.
- Thứ 3 là do một số sự kiện khác: đó là các sự kiện không lường trước, bất ngờ xảy ra, hoặc
đó là một số sự kiện không lường trước hay xảy ra:
Phần cứng không được cung cấp đúng hạn
Đặc tả yêu cầu phải viết lại
Vấn đề về nhân sự
Công nghệ mới và xa lạ(ví dụ: phtrien và cài đặt phần mềm hoàn toán mới về quản
lý doanh nghiệp)
Công việc xa lạ với người lập trình kế hoạch dự án(ví dụ: một nhóm thiết kế thân ô
tô đã quen với chật liệu kim loại giờ phải chuyển sang chất liệu nhựa)
Tầm cỡ dự án(ví dụ : nhóm kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng chưa bao giờ xây
một tòa nhà cao quá bốn tầng, giờ phải nhận dự án toàn nhà văn phòng 50 tầng)
b) Một số chiến lược để giảm thiểu rủi ro:
- Cần nắm cách thức thông thường sau:
+ Phòng ngừa nguy cơ: Phòng ngừa các nguy cơ khi chúng mới xảy ra hoặc giảm khả năng xảy
ra ở mức độ chưa rõ ràng:
Thiếu hụt đội ngũ có trình độ được phòng ngừa bằng việc thuê thành viên mới có
trình độ
Đặc tả yêu cầu không rõ ràng có thể đề phòng bằng việc sử dụng các kĩ thuật đặc tả
hình thức.
+ Giảm thiểu khả năng xảy ra: Giảm khả năng xảy ra của các rủi ro tất yếu bằng việc lên các kế
hoạch trước. Sự thay đổi đặc tả yêu cầu muộn có thể làm giảm bằng việc sử dụng các bản mẫu
+ Tránh rủi ro: Một vài nguy cơ không thể tránh được nhưng rủi ro do chúng gây ra có thể
tránh. Một dự án có thể tránh rủi ro quá hạn bằng việc tăng thời gian ước lượng
+ Chuyển đổi rủi ro: Ảnh hưởng của rủi ro có thể được gỡ bỏ (chuyển đổi) khỏi dự án bằng
cách ký kết hoặc thiết lập những sự bảo đảm. Rủi ro thiếu các thiết bị cung cấp bên ngoài có thể
được loại bỏ bằng cách kí các giao kèo, thỏa thuận, hợp đồng đảm bảo chất lượng từ trước
+ Lên kế hoạch với các việc bất ngờ: Kế hoạch này cần thiết để làm giảm ảnh hưởng của các rủi
ro khó tránh khỏi. Tác hại của bất cứ việc vắng mặt không báo trước trong đội ngũ lập trình có
thể giảm thiểu bằng lập trình viên dự phòng
=>chú ý các cách thức này không có sự phân biệt rõ ràng:
Tham khảo:
Bốn bước trong quản lý rủi ro
Bước 1: Dự đoán rủi ro: Công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý rủi ro là nhận
biết điều gì có thể dẫn tới sai sót. Phương pháp tốt nhất để xác định các khoản mục có thể rủi ro
là nhìn vào lịch sử và rút ra một danh sách những gì có thể đưa tới sai sót. Nếu bạn chưa có ghi
chép lịch sử để xem lại thì cần hiểu rõ khi nào bạn đang trong tình huống rủi ro
Ta hãy xem một số tình huống có thể gây ra rủi ro trong dự án của bạn:
-Các tình huống rủi ro chung:
+Nhân viên kỹ thuật không thích hợp. Thiếu huấn luyện và kinh nghiệm về phần cứng, hệ điều
hành, bộ trình phần mềm hay lĩnh vực ứng dụng đều đặt ra rủi ro.
+Môi trường làm việc không sát hợp. Môi trường lập trình cần yên tĩnh ấy và không bị quấy
rối. Cần đặc biệt lưu ý nếu việc lập trình phải thực hiện tại cơ quan khách, cần có máy tính chạy
nhanh, trình biên dịch thích hợp và phần mềm phát triển tốt.
+Tài nguyên do bên thứ ba cung cấp. Nếu có việc gì đó do một bên cung cấp mà bạn không
kiểm soát được họ, thì bạn đang ở cạnh một rủi ro. Bạn cố gắng thu được quyền kiểm soát đối
với các bên đó. Điều này có thể được thực hiện bằng các điều khoản phạt trong hợp đồngvới
nhà cung cấp đưa thêm các yêu cầu vào cuộc họp giam sát hiệu năng của các nhân viên, vân
vân.
+Rút ngắn dự án. bạn có thể làm cho dự án được hoàn thành sớm hơn hoặc nếu bạn có nhiều
người, mọi người đều làm thêm giờ và có máy tính lớn. Nhưng chi phí đó cũng phải lên gấp
đôi!
+Việc thanh toán ngân sách không xác định. Nếu người dùng cần được chấp thuận ngân quỹ
theo từng quý thì bạn đướng trước khả năng bị cắt xén cho mỗi quý. Nếu người dùng thanh toán
theo cột mốc được bàn giao, thì bạn phải tranh cãi về việc chấp nhận và thanh toán theo từng
cột mốc. Nếu bạn đang dùng tiến trình đề nghị hai bước thì việc phân tích có thể ngốn hết ngân
quỹ của người dùng
-Tình huống rủi ro tài chính:
+Việc quản lý dự án kiểu phân bố không có hiệu quả. Tốt nhất là mọi thành viên của nhóm dự
án, cũng như khách hàng đều trong cùng miền địa lý, nếu không sẽ rất tốn kém cho đi lại
+Quản lý quá sốt sắng: Rủi ro còn xảy ra khi cả người dùng không thể và không có quyền trả
lời các câu hỏi nhanh chóng. Có dự án (đối với một cơ quan lớn của chính phủ) mà câu trả lời
cho những câu hỏi có liên quan tới mọi yêu cầu phải do một uỷ ban của người dùng quyết định,
mà uỷ ban này mỗi tháng họp một lần. Người ta ước lượng để xác định yêu cầu cần ít nhất hai
tuần nhưng thực tế một tháng mới hoàn tất!
-Tình huống rủi ro kỹ thuật:
+Giải pháp sai. Cần phải đảm bảo máy tính phát triển và máy tính vận hành tương hợp nhau và
đều có sẵn khi cần đến, cả phần cứng lẫn phần mềm đều được sản xuất bảo đảm. Phải đặc biệt
cẩn thận trong môi trường có nhiều nhà cung cấp.
+Yêu cầu/đặc tả tồi. Nếu có điều gì còn chưa rõ hay mơ hồ, hay nếu người dùng không thể trao
cho bạn các yêu cầu chắc chắn thì những thay đổi nhất đinh sẽ xuất hiện trong hoặc sau khi phát
triển. Thay đổi có thể rất tốn kém cho việc thực hiện và bạn không thể được thanh toán để làm
việc đó. Cần phải làm việc phân tích dự án kĩ trong trường hợp này.
+Không hiểu biết về người dùng. Khối lượng chi thức chuyên gia về máy tính mà khách hàng
xác định cho giao diện con người cần phải được biết rõ. Tính an toàn, thủ tục, quy tắc và hướng
dẫn kiểm toán có thể buộc việc thiết kế cho một hệ thống phải theo một kiểu đặc biệt.
+Độ dung sai mất mát dữ liệu
+Thách đố rủi ro. Hãy tự hỏi bạn các câu hỏi về rủi ro sau trả lời có hay thậm chí có phần nào
đó, cho bất kỳ câu hỏi nào thì tức nhận rủi ro. Danh sách được chia thành 3 phần: rủi ro thấp,
rủi ro trung bình, rủi ro cao
Để kết luận, bạn có thể dự tính các rủi ro bằng cách tạo ra các danh sách như trên để nhắc nhở
mình về những rủi ro có thể có. Bạn hãy dùng lịch sử các dự án trong công ty bạn để tạo ra các
danh sách riêng của mình. Hãy nhớ danh sách rủi ro là động phải thay đổi chúng khi môi trường
thay đổi
Bước 2. Khử bỏ rủi ro ở mọi nơi có thể
-Tại điểm này một ý tưởng tốt là lập mức ưu tiên cho các khoản mục rủi ro. Bạn hãy đưa vào
trong bảng từng khoản mục trong bản câu hỏi rui ro mà bạn đã trả lời có hay thậm chí có thể.
Hãy dịch các khoản mục rủi này thành ảnh hưởng thực tế lên dự án của bạn-thường là tăng chi
phí hay thời hạn. Bạn hãy quyết định về xác suất của việc xuất hiện khoản mục này và gán cho
nó một số từ 1 tới 10, 10 là xác suất cao nhất. Rồi quyết định về tác động lên dự án. Hãy gán
cho Tác động một số trong khoản từ 1 tới 10, 1 là khoản mục có thể xoay sở được, 10 là khoản
mục sẽ làm dừng chết dự án. Các khoản mục tác động cao là các khoản mục rủi ro. Xác suất với
Tác động cho từng khoản mục để thu được ưu tiên
-Trong thực tế cần giải quyết cho các khoản mục theo thứ tự giảm dần của số ưu tiên.
-Đối với mỗi khoản mục rủi ro, đầu tiên hãy thử loại bỏ nguyên nhân rủi ro. Hãy xem xét đến
quyền kiểm soát, thay đổi nhân viên, tìm phần cứng/ phần mềm tốt hơn, đào tạo chính bạn và
người dùng. Mọi khoản mục đều đòi hỏi một giải pháp
Bước 3: Giảm bớt tác động của rủi ro bằng lập kế hoạch và định giá cho việc bất ngờ
Với những khoản mục bạn không thể khử bỏ được rủi ro, thì hãy xác định kế hoạch đối phó với
điều bất ngờ. Liệu còn có máy tính nào khác trong toà nhà hay trong vùng mà bạn có thể dùng
sau giờ làm việc thường lệ trong trường hợp máy của bạn không dùng được không? Liệu có
phương pháp mô phỏng phần mềm hay phần cứng để kiểm thử nếu chưa có sản phẩm về
chúng? Liệu có người dự phòng nào sẵn sàng làm việc với dự án của bạn trong trường hợp khẩn
cấp không? Với mọi khoản mục rủi ro có dính dáng tới tài nguyên, bạn hãy thử sử dụng tài
nguyên dự phòng.
Nếu có xác suất cao về một khoản mục rủi ro có thể xuất hiện, thì bạn phải điều chỉnh của giá
tương ứng. Có nhiều dự án thành công vì giá đã được cho nổi theo một số phần trăm nào đó.
Điều này đôi khi còn được gọi là "nhân tố hương vị"vì người ước lượng lấy hú hoạ một số phần
trăm nào đó và tăng toàn bộ giá lên theo
Số phần trăm này sẽ chính xác hơn nhiều nếu nó dựa trên việc tính tác động chi phí của khoản
mục rui ro hiện tại.
Đặt kế hoạch cho điều bất ngờ vào cột hành động của bảng bất ngờ. Trong cột Ai đặt tên của
người sẽ chụi trách nhiệm thực hiện kế hoạch cho điều bất ngờ. Với những khoản mục của bạn
cần có cảnh báo sớm, hãy đặt vào cột Ai tên của cá nhân coi sóc việc này và báo cho toàn nhóm
khi sự việc xảy ra. Trong cột chi phí hãy đặt chi phí tăng lên hoặc thời gian mà khoản mục rủi
ro gây ra
Bước 4. Kiểm soát khi có điều trục trặc:
Và cuối cùng, mặc cho tất cả mọi nỗ lực của bạn, vài điều nào đó vẫn cứ trục trặc. Hãy tính đến
việc mọi thứ có thể trục trặc. Đừng có hoang tưởng (ngay cả khi mọi người chống lại bạn) và
vẫn giữ kiểm soát nhiều nhất có thể được . Hãy làm hết sức mình, công bố việc trượt dự án nếu
cần, và báo cáo cho mọi người biết nguyên nhân vấn đề, đặc biệt nếu họ ở bên ngoài quyền hạn
pháp lý của bạn. Mọi việc cuối cùng sẽ được giải quyết và bạn vẫn được kính trọng bởi khả
năng của mình vẫn giữ bình tĩnh dưới ức ép
7. Nêu ngắn gọn về các yếu tố rủi ro thường gặp.
Trả lời:
Các yếu tố rủi ro thường gặp:
- Rủi ro phổ biến(gặp ở mọi dự án)
- Rủi ro tiềm năng(do thực hiện không hoàn hảo các tác vụ dự án)
- Rủi ro tiềm tàng(Đặc thù của ngành CNTT)
8. Nêu ngắn gọn các kĩ thuật đánh giá về chi phí – lợi nhuận của dự án.
Trả lời:
Các kỹ thuật đánh giá về chi phí- lợi nhuận của dự án: là một cách thông dụng để đánh giá
hiệu quả kinh tế
Gồm hai bước: Xác định và ước lượng mọi chi phí và lợi nhuận thu được từ dự án và chuyển
đổi chi phí và lợi nhuận sang một đơn vị đo chung để so sánh
- Về Chi phí:
Chi phí phát triển
Thuê nhân công
Phần cứng và phần mềm để phát triển
Chi phí triển khai hệ thống
Phần cứng mới và các thiết bị đi kèm
Chuyển đổi cơ sở dữ liệu
Thuê và đào tạo đội ngũ
Chi phí vận hành
-Lợi nhuận: thường khó định lượng thành tiền dù dễ xác định được
Lợi nhuận trực tiếp: thu được trực tiếp từ việc triển khai hệ thống
Giảm chi phí thuê nhân công
Tổ chức lại đội ngũ
Lợi nhuận gián tiếp
Lợi nhuận vô hình: lợi nhuận lâu dài hoặc khó định lượng
Tăng độ yêu thích công việc à giảm giá thuê nhân công
9. So sánh việc phân tích điểm chức năng và điểm đối tượng khi ước lượng về kích thước
dự án.
Trả lời:
So sánh việc phân tích điểm chức năng và điểm đối tượng khi ước lượng về kích thước dự
án:
Bảng so sánh chưa chính xác:
Phân tích đặc điểm chức
năng(FPA)
Phân tích đặc điểm đối tượng
-Điểm chức năng (FP) đo độ phức
tạp của phần mềm. Quy mô chỉ phản
ánh một khía cạnh nhỏ của độ phức
tạp, chính chức năng thể hiện độ
phức tạp chính xác hơn
-Mục tiêu: ước lượng số dòng lệnh
(Line of code – LOC) của hệ thống
-Cách tiếp cận top-down
- Tính đến các yếu tố đặc thù hơn khi
hệ thống được xây dựng trên các môi
trường phát triển bậc cao
-Mục tiêu:+ Xác định số các giao
diện, báo cáo và các thành phần 3GL
+Phân loại các đối tượng ra thành
các mức Đơn giản, Trung bình và
Phức tạp
- Gán cho các trọng số tương ứng
+Tính toán tổng điểm đối tượng
+Loại trừ các đối tượng sử dụng lại
(r%)
+Xác định tỉ lệ sản phẩm của cả lập
trình viên và công cụ hỗ trợ (CASE)
-Tính được điểm nỗ lực
- Sử dụng cho các dự án phát triển
trên các ngôn ngữ thế hệ thứ 4
-Áp dụng vào mô hình COCOMO II
của Boehm
a) Phân tích đặc điểm chức năng(FPA):
Do A. Albrecht ở IBM đưa ra
Điểm chức năng (FP) đo độ phức tạp của phần mềm. Quy mô chỉ phản ánh một khía
cạnh nhỏ của độ phức tạp, chính chức năng thể hiện độ phức tạp chính xác hơn
Mục tiêu: ước lượng số dòng lệnh (Line of code – LOC) của hệ thống
LOC = Số FP của hệ thống × (LOC / FP) của ngôn ngữ
Với COBOL, LOC / FP = 91, với C là 128
Sử dụng với các ngôn ngữ thế hệ thứ 3 (3GL)
Cách tiếp cận top-down
Ý tưởng: FP được tính qua 5 yếu tố chính và 14 yếu tố phụ. Các yếu tố chính là
+ Số user input (số các thành phần dữ liệu đưa vào), số các input được dùng trong
các câu hỏi khác nhau được tính riêng rẽ
+ Số user output (xuất hiện trong các report, các màn hình, các thông báo). Các
output trong các câu hỏi khác nhau được kể riêng rẽ
+ Số truy vấn (inquiry) của người sử dụng – cung cấp thông tin nhưng không thay
đổi file
+ Số lượng file logic (có thể chỉ là một phần của CSDL, có thể tính như một bảng
của CSDL) và các file độc lập
+ Số lượng các giao tiếp ngoài: ngoại vi, các hệ thống thông tin khác mà nó giao
tiếp
1. Hệ thống đòi hỏi backup và hồi phục tin cậy
2. Đòi hỏi dữ liệu truyền thông
3. Có các chức năng phân tán
4. Hiệu năng là điều quan trọng
5. Yêu cầu sử dụng môi truờng nặng
6. Hệ thống đòi hỏi dữ liệu online
7. Khi đòi hỏi dữ liệu online, cần nhiều màn hình dữ liệu hoặc nhiều xử lý
8. Input, output, file, và tính toan online phức tạp
9. Master file được cập nhật online
10.Quá trình xử lý bên trong phức tạp
11.Mã được thiết kế để dùng lại
12.Việc chuyển đổi và cài đặt được tinh ngay trong thiết kế
13.Hệ thống được thiết kế để có thể cài đặt nhiều lần cho các tổ chức khác nhau
14.Ứng dụng được thiết kế để dễ thay đổi và làm dễ dàng sử dụng cho người dùng
Mỗi Fi được từ 0 tới 5 điểm tuỳ theo mức độ
FP = Điểm của các yếu tố chính x[ 0.65 + Ʃ Fi /100]
Xác định từng trường hợp của mỗi thành phần của hệ thống đưa ra
Phân loại các trường hợp theo độ phức tạp, trung bình hay đơn giản
Gán giá trị FP cho mỗi trường hợp
FP của hệ thống = tổng các FP của các thành phần riêng rẽ
Mỗi yếu tố trên được gán một trọng số, tuỳ theo ảnh hưởng của mỗi yếu tố và tuỳ theo
mức độ phức tạp: thường tính theo 3 mức là đơn giản, trung bình và phức tạp.
Một thành phần của hệ thống có các chức năng ‘Thêm bản ghi’, ‘Xoá bản ghi’, ‘Hiển thị
bản ghi’, ‘Sửa bản ghi’ và ‘In bản ghi’ sẽ có
3 input (thêm, xoá, sửa): đơn giản (3)
1 output (in): trung bình (5)
1 truy vấn (hiển thị): cao (6)
Do đó, FP của thành phần này được tính
3 * 3 + 1 * 5 + 1 * 6 = 20
b)Phân tích đặc điểm đối tượng:
+ Tương tự như phân tích điểm chức năng
+ Sử dụng cho các dự án phát triển trên các ngôn ngữ thế hệ thứ 4
+ Tính đến các yếu tố đặc thù hơn khi hệ thống được xây dựng trên các môi trường phát
triển bậc cao
+Xác định số các giao diện, báo cáo và các thành phần 3GL
+ Phân loại các đối tượng ra thành các mức Đơn giản, Trung bình và Phức tạp
+ Gán cho các trọng số tương ứng
+ Tính toán tổng điểm đối tượng
OP = tổng (OP thành phần) × trọng số
+ Loại trừ các đối tượng sử dụng lại (r%)
OP mới (NOP) = OP × (1 – r%)
+ Xác định tỉ lệ sản phẩm của cả lập trình viên và công cụ hỗ trợ (CASE)
+ Tỉ lệ sản phẩm = trung bình của 2 tỉ lệ trên
+ Tính được điểm nỗ lực
Effort = NOP / tỉ lệ sản phẩm
->Phân tích điểm đối tượng – giao diện
->Phân tích điểm đối tượng – báo cáo
->Phân tích điểm đối tượng – trọng số
->Phân tích điểm đối tượng – tỉ lệ sản phẩm
->Phân tích điểm đối tượng: Áp dụng vào mô hình COCOMO II của Boehm
Kết luận:
10. Trình bày về một số cách tổ chức dự án thông dụng.
Trả lời:
Một số cách tổ chức dự án thông dụng: Người ta thường chia ra làm 2 cách tổ chức :
Tổ chức theo chuyên môn:Rất nhiều hãng, công ty áp dụng hình thức tổ chức theo chuyên
môn. Ví dụ nếu hãng chuyên sản xuất một số loại p`hần mềm, thì có thể phân chia thành các bộ
phận, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về một loại phần mềm nhất định. Bộ phận ứng dụng ngân
hàng sẽ chuyên sản xuất các phần mềm về điều khiển tự động hoá. Trưởng phòng ứng dụng
ngân hàng đồng thời làm GĐ dự án về phần mềm ngân hàng.
Hình thức tổ chức theo chuyên môn như trên có cả ưu điểm lẫn nhược điểm:
-Ưu điểm: các cán bộ trong cùng một chuyên môn dễ hiểu nhau hơn, và người làm quản lý đồng
thời là trưởng phòng chuyên môn nên cũng dễ làm việc hơn.
-Nhược điểm: trong trường hợp dự án cần đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau , thì sẽ
phải mời chuyên gia ngoài. Các chuyên gia này cùng lúc làm việc cho nhiều dự án, nên thường
họ không có đủ thời gian để hoàn thành phần việc được giao một cách có chất lượng. Ngoài ra,
đối với một cán bộ có năng lực và thích cái mới, làm việc mãi cho những dự án giống nhau, có
thể dẫn đến kém hào hứng và nhàm chán.
Tổ chức dạng ma trận:-Trong một số trường hợp các công ty phần mềm áp dụng hình thức tổ
chức dạng ma trận. Mỗi cán bộ lập trình vừa trực thuộc phong chuyên môn, vừa trực thuộc dự
án. GĐ dự án đàm phán với Trưởng phòng chuyên môn để cán bộ lập trình được biệt phái sang
làm việc cho dự án, sau đó trở lại về Phòng. Dự án sẽ chuyển trả Phòng một khoản tiền tỷ lệ
thuận với lợi nhuận của dự án, do đã sử dụng nhân lực của Phòng. Như vậy, cả GĐ dự án lẫn
Trưởng phòng chuyên môn đều có liên quan đến sự thành bại của dự án
-Tổ chức theo ma trận có thể hoạt động tốt nêu GĐ dự án và Trưởng phòng chuyên môn đều có
trách nhiệm và quyền hạn như nhau. Điều này có nghĩa là tiếng nói của họ đều có trọng lượng
như nhau trong việc ra các quyết định liên quan đến nhân viên tham gia dự án. Trong thực tế ở
phần lớn các công ty, thường hoặc GĐ dự án, hoặc Trưởng phòng chuyên môn là người có tiếng
nói quyết định. Ví dụ ở DEC, GĐ dự án chỉ là "xếp" tạm thời, "xếp" chính vẫn là Trưởng phòng
chuyên môn và đây mới là người ra quyết định cuối cùng đối với nhân viên tham gia dự án
-Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu tổ chức được một tổ dự án linh hoạt thì vẫn là tốt hơn.
Như Tom Peter đã nhận xét, các sản phẩm tốt nhất đều là do những tổ nhỏ, cơ động làm ra. Một
mặt, người ta nhận thấy các cán bộ lập trình thường hào hứng làm việc hơn khi có một ê- kíp
mới, người phụ trách mới, đề tài mới. Mặt khác nếu dự án thường xuyên thay đổi, nhân viên bị
điều động nay chỗ này mai chỗ khác, thì dễ dẫn đến tâm lý bất ổn định và ảnh hưởng trực tiếp
đến công việc
II.Phần bài tập:
Ôn tập kiến thức cơ bản:
Kĩ thuật đánh giá chi phí-lợi nhuận:
a) Kĩ thuật đánh giá chi phí-lợi nhuận – NPV
Lợi nhuận ròng= tổng thu nhập – tổng chi phí
Thời gian hoàn vốn = thời gian bắt đầu có lãi
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
Lợi nhuận trung bình hàng năm / Tổng vốn đầu tư * 100 %
Giá trị hiện tại thuần (Net present value - NPV) là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh
thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow)
Khái niệm giá trị hiện tại thuần được sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư, phân
tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư, hay cả trong tính toán giá cổ phiếu
Tỉ lệ chiết khấu là tỉ lệ tính hàng năm mà ta trừ đi từ các thu nhập trong tương lai
Ví dụ nếu tỉ lệ chiết khấu 10% và đầu tư trong năm thu lại $110, giá trị hiện tại của
đầu tư là $100.
n số năm và r là tỉ lệ chiết khấu thì giá trị hiện tại (PV) được tính
PV = giá trị tại năm n / (1 + r)
n
Giá trị hiện tại thuần = tổng giá trị hiện tại từ thời điểm ban đầu đến thời điểm tính
NPV = tổng PV – chi phí đầu tư
Vấn đề trong NPV
Chọn được tỉ lệ chiết khấu thích hợp là khó
Đảm bảo rằng việc đánh giá dự án không chịu ảnh hưởng từ những thay đổi nhỏ
trong tỉ lệ chiết khấu
Nhược điểm
Có thể không so sánh trực tiếp với lợi nhuận từ các nguồn đầu tư khác hoặc chi phí
vay mượn vốn
Tỉ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Giá trị tỉ lệ chiết khấu đưa giá trị NPV trở về bằng 0
Một độ đo theo quan hệ, không phải độ đo giá trị tuyệt đối
b) Kĩ thuật đánh giá chi phí-lợi nhuận – IRR
Tỉ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Giá trị tỉ lệ chiết khấu đưa giá trị NPV trở về bằng 0
Một độ đo theo quan hệ, không phải độ đo giá trị tuyệt đối
Ví dụ: một dự án có vốn đầu tư là 100, trong 4 năm giá trị dòng tiền lần lượt là 40, 59,
55, 20, IRR = r được tính:
NPV = -100 + 40/(1+r) + 59/(1+r)
2
+ 55 / (1+r)
3
+ 20 / (1+r)
4
= 0
à r = 28.57 %
Ưu điểm
Tiện lợi
So sánh trực tiếp với tỉ suất lợi nhuận của các dự án khác và với tỉ suất lãi
Hữu ích
Bỏ qua các dự án có IRR nhỏ
Đưa đến các đánh giá dự án chính xác hơn
Có thể tính bằng MS Excel và Lotus 1-2-3
Nhược điểm
Vẫn chưa phải là đánh giá tuyệt đối nên thực tế chỉ mang tính tham khảo
1. Về phần ước lượng dự án
1.1. Một doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường một trong 2 dòng sản phẩm mới. Chi phí ban
đầu để sản xuất sản phẩm A (tiền mua sắm máy móc, thiết bị, chi phí đào tạo nhân viên ) là
100,000$. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là 30,000$/năm. Tỉ suất hoàn vốn là 10%. Sản
phẩm A dự kiến sẽ bán trong vòng 6 năm.
Chi phí ban đầu để sản xuất sản phẩm B là 80,000$. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là
25,000$/năm Tỉ suất hoàn vốn là 5%. Sản phẩm B dự kiến sẽ bán trong vòng 5 năm.
Chi phí quản lý dự kiến của mỗi sản phẩm đều là 5,000$/năm.
Nếu tính theo giá trị hiện tại thuần (NPV) thì nên đầu tư vào dòng sản phẩm nào?
Gợi ý:
Theo công thức ta có thể tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án sản phẩm A là:
NPV (A) = -100000 + (30000-5000)/1.1
1
+ (30000-5000)/1.1
2
+ (30000-5000)/1.1
3
+
(30000-5000)/1.1
4
+ (30000-5000)/1.1
5
+ (30000-5000)/1.1
6
= 8881.52$
Giá trị hiện tại thuần của dự án sản xuất sản phẩm B là:
NPV (B) = 6589.53$ (tính toán tương tự A)
Vậy nếu tính theo giá trị hiện tại thuần thì nên tiến hành sản xuất loại sản phẩm A.
1.2. Một dạng bài tập khác ước lượng dự án về khía cạnh điểm nỗ lực theo công thức
COCOMO:
E = a x KLOC
b
ÎEAF (a = 2.45)
Sẽ có những số liệu cho trước để tính điểm chức năng (FP), từ đó tính được số dòng mã
lệnh (KLOC, ví dụ với ngôn ngữ C thì 1 FP = 128 LOC), sau đó tính hệ số tỉ lệ (=1.01+ tổng
các giá trị tỉ lệ) và nhân tố điều chỉnh công sức (EAF) (= tích các giá trị cho trước) để thu được
giá trị nỗ lực (E) theo người / tháng.
Ví dụ:
Một hệ thống viết bằng C có các chức năng Thêm bản ghi, Xoá bản ghi, Hiển thị bản ghi,
Sửa bản ghi và In bản ghi với điểm chức năng được mô tả như sau:
Tên chức
năng
Loại Độ phức tạp Hệ số
Thêm bản
ghi
Input Đơn giản 3
Xoá bản ghi Input Đơn giản 3
Hiển thị bản
ghi
Hiển thị Cao 6
Sửa bản ghi Input Đơn giản 3
In bản ghi Output Trung bình 5
Với ước lượng hệ số tỉ lệ như sau:
Tên Giá trị
Kinh nghiệm 0.03
Độ mềm dẻo 0.02
Loại trừ rủi ro 0.01
Độ kết dính 0.02
Độ hoàn thiện 0.04
Và nhân tố điều chỉnh công sức:
Tên Giá trị
Độ tin cậy và phức tạp của s phẩm 1.0
Yêu cầu sử dụng lại 1.2
Độ phức tạp của nền phát triển 1.0
Khả năng đội ngũ 0.8
Kinh nghiệm đội ngũ 0.7
Tiện ích sử dụng 1.1
Áp lực lịch trình 1.2
Hãy ước lượng giá trị nỗ lực để thực hiện dự án triển khai hệ thống này.
Gợi ý:Chỉ cần áp dụng các công thức:
Tính điểm chức năng = tổng các điểm = 20
Ngôn ngữ C nên 1 FP = 128 LOC, do đó số lượng dòng code là:
20 * 128 / 1000 = 2.56 (nghìn LOC)
Hệ số tỉ lệ được ước lượng = 1.01 + tổng hệ số = 1.13
Nhân tố điều chỉnh công sức = tích các hệ số = 0.887
Như vậy E = 2.45 * 2.56
1.13
* 0.887 = 6.29 (người / tháng)
2. Về phần lịch trình dự án:
Hãy vẽ biểu đồ Gantt và sơ đồ PERT cho kế hoạch sau:
Hoạt động
Thời hạn
(ngày)
Hoạt động trước
A 3 -
B 5 A
C 3 A
D 11 B
E 7 B
F 4 C
G 9 E,F
H 2 D,G
Chiều dài của dự án là bao nhiêu?
Gợi ý
Biểu đồ Gantt có thể vẽ như sau:
Độ dài các công việc không yêu cầu phải thể hiện thật chính xác, tuy nhiên phải biểu diễn
được mối tương quan giữa các công việc (công việc nào trước, công việc nào sau) và độ dài
tương đối giữa chúng (ví dụ B phải dài hơn C)
Sơ đồ PERT có thể vẽ như sau:
Sơ đồ PERT có thể thêm các thông số chi tiết hơn để có thể dễ xác định được đường găng
và chiều dài dự án.
Đường găng được tô đỏ trên hình (1 à 2 à 3 à 5 à 6 à 7 hay A à B à E à G à H)
với độ dài là 26 ngày.
(Phần sau đây có 7 câu hỏi, tương đối giống 11 câu ở phần đầu)
Câu 1: Trình bày KN QL, DA, DACNTT, QLDA
1. Quản lý (nói chung) là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
– Có chủ thể quản lý (người quản lý)
– Có đối tượng quản lý (người bị quản lý)
– Có mục tiêu cần đạt được
– Có môi trường quản lý
Các KN khác:
2
Task A:3
1
Task B:5
Task C:3
3
4
Task D:11
Task E:7
Task F:4
5
Task G:9
6 7
Task H:2
• Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác
• Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự
khác
nhau trong cùng một tổ chức
• Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của cơ quan,
nhằm đạt được mục đích với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động.
2. KN Dự án
– Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm đạt được một kết
quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến.
3.KN DACNTT
- CNTT = Phần cứng + Phần mềm, sự tích hợp phần cứng, Phần mềm và con người
- Dự án CNTT = DA liên quan đến phần cứng, phần mềm, và mạng máy tính
4. KN QLDA
- Quản lý dự án (QLDA) là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa,
lập kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án
- Một dự án được quản lý tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ đầu tư về các mặt:
thời hạn, chi phí và chất lượng kết quả.
Câu 2. Phân tích chi tiết các giai đoạn của QLDA
• Giai đoạn xây dựng ý tưởng
−Hình thành 1 vài ý tưởng ban đầu về dự án bao gồm kết quả cuối cùng của dự án này là
gì?
−Xác định nguồn tài nguyên, dữ liệu của dự án
−Phác thảo kế hoạch thực hiện dự án
• Giai đoạn phát triển: là giai đoạn chi tiết xem dự án được thực hiện như thế nào, nội
dung chủ yếu của giai đoạn này là:
−Lập ban quản lý dự án, xác định nhà đầu tư
−Tiến hành bầu các nhóm thực hiện
−Ước lượng chi phí của từng khâu trong giai đoạn phát triển
• Giai đoạn thực hiện: Chính thức bắt tay vào thực hiện chi tiết các công việc theo kế
hoạch đặt ra
• Giai đoạn kết thúc dự án: giai đoạn này cơ bản dự án đã hoàn thành, chuẩn bị các tài
liệu, các báo cáo phục vụ cho việc đào tạo để chuyển giao dự án tới người sử dụng trước
khi dự án được nghiệm thu.
Câu 3 : Các kỹ năng phẩm chất của người QLDA
a)Trách nhiệm của người QLDA
• Hỗ trợ cho mọi người
• Xây dựng tập thể vững mạnh, gồm:
– Bổ nhiệm người phụ trách, phân bổ trách nhiệm
– Khuyến khích tinh thần đồng đội, lòng nhiệt tình
– Thành lập sự thống nhất chỉ huy
– Quản lý trách nhiệm
– Cung cấp môi trường làm việc tốt
b) Phẩm chất của người QLDA
- Khả năng tâm sự, thông cảm với người khác
- Khả năng diễn đạt
- Tính kiên quyết
- Tính khách quan
-
Toàn tâm toàn ý
- Đầu tầu, gương mẫu, lôi cuốn
- Trung thực
- Nhất quán
- Tầm nhìn xa trông rộng
- Phản ứng tích cực.
Câu 5 KN , ý nghĩa của bảng công việc.
KN:
− Bảng công việc là danh sách những gì cần làm để hoàn thành dự án. Việc xây dựng một
bảng công việc tốt sẽ giúp cho việc xác định chính xác các bước, trình tự các bước để hoàn
thành dự án
− Bảng công việc là cơ sở để:
+Uớc lượng chi phí
+ước lượng thời gian thực hiện dự án
+XĐ trách nhiệm giữa các cá nhân
+XD lịch trình tiến hành dự án
+Phân bổ lực lượng tiến hành dự án, phân bổ tài nguyên dự án
+Là cơ sở để xác định rủi ro của dự án
Cấu trúc và các bước xây dựng bảng công việc
c) Cấu trúc bảng công việc
− Danh sách sản phẩm: được xác định bởi các danh từ bao gồm: nguồn dữliệu đầu vào, đầu
ra, các động tác xử lý
− Danh sác công việc: được xác định bởi các động từ mô tả quá trình hoạt động, xử lý
d) Các bước xây dựng bảng công việc
− Bước 1: Viết ra sản phẩm chung nhất dùng cho danh từ mô tả 1 cách ngắn gọn
− Bước 2: Tạo danh sách các sản phẩm, tiến hành phân rã chúng thành các mức con (2-3
mức trở lên, không nên quá nhiều)
− Bước 3: Tạo lập danh sách công việc, mô tả các công việc dưới mỗi sản phẩm ở mức thấp
nhất
+Phân rã từng công việc thành các mức thấp hơn
+Lưu ý: Nếu công việc >80h thì chia tiếp công việc đó ra thành các công việc nhỏ hơn
− Bước 4: Đánh số mỗi ô cho bảng công việc, bắt đầu từ mức 0
+Mức 0: dành cho sản phẩm chung nhất
+Mức 1.0, 2.0, dành cho các sản phẩm con
+Mức 1.2, 1.2, 1.3 dành cho các sản phầm mức 1
+Lưu ý: mỗi ô của bảng công việcđược đánh 1 số duy nhất
− Bước 5: Xét duyệt lại bảng công việc