Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TIỂU LUẬN Những quy định của pháp luật hiện hành về trợ cấp thôi việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.39 KB, 13 trang )

1


Bài tiểu luận đề tài:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC


Nhóm 5
2

A/ LỜI MỞ ĐẦU
Trợ cấp thôi việc (TCTV) là khoản tiền người sử
dụng lao động (NSDLĐ) phải trả cho người lao động
(NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) phù
hợp với quy định của pháp luật, nó có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tuy nhiên trong số quy định pháp luật về TCTV vẫn
còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Từ đó, em xin trình
bày và nêu quan điểm của mình về TCTV theo pháp
luật hiện hành.
B/ NỘI DUNG
1) Những quy định của pháp luật hiện hành về
TCTV.
* Tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy
định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người
lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử
dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi
3


năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp
lương, nếu có.”
* Theo đó điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày
9/5/2003 và mục III của thông tư số 21/2003/TT-
BLĐTBXH ngày 22/9/2003 và thông tư số
17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 đã quy định
và hướng dẫn thi hành về vấn đề TCTV. Có một vài
điểm cần chú ý như sau:
- NSDLĐ có trách nhiệm trả TCTV đối với NLĐ khi:
+ NLĐ chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36; Điều 37; các
điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c
khoản 1 Điều 85 của BLLĐ.
+ NLĐ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được
tuyển dụng trước khi có chế độ HĐLĐ, thì khi nghỉ
việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký
HĐLĐ.
+ NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ
4

khoản 1 Điều 38 của BLLĐ là các trường hợp: Doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền
quyết định giải thể, Toà án tuyên bố phá sản, giấy
phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm
pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt
động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:
+ NLĐ bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1
Điều 85 của BLLĐ.
+ NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm về

lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại
Điều 37 của BLLĐ.
+ NLĐ nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của
BLLĐ.
+ NLĐ chấm dứt H ĐLĐ theo khoản 1 Điều 17 và
Điều 31 của BLLĐ đã được hưởng trợ cấp mất việc
làm.
5

* Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc.
- Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh
nghiệp:
Tiền trợ = Tổng thời gian làm x Tiền
lương làm căn x 1/2
cấp thôi việc việc tại doanh nghiệp cứ tính trợ
cấp thôi việc
Trong đó:
+ Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số
năm NLĐ làm việc tại doanh nghiệp được xác định
theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP,
trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/ 2008
của Chính phủ và làm tròn theo nguyên tắc quy định
tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-
CP.
+ Tiền lương làm căn cứ tính TCTV là tiền lương
bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt
6


HĐLĐ, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ
cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại
Điều 15 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
2) Quan điểm về TCTV.
TCTV là một khoản tiền giúp NLĐ trang trải cuộc
sống trong thời gian tìm công việc mới, có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy
nhiên trong các quy định pháp luật về TCTV vẫn còn
một số những bất cập nhất định, chưa đảm bảo được
sự công bằng và chưa bảo vệ được tối đa quyền lợi
của NLĐ; nhất là về các quy định về các trường hợp
không được nhận TCTV.
- Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật đã có chế tài phạt, do vậy nếu coi việc không
được nhận TCTV như là một điều khoản phạt do đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là không hợp
lý. Mức TCTV được tính dựa vào thâm niên công tác
và mức lương, do vậy mức TCTV của mỗi NLĐ khác
7

nhau là khác nhau. Trong khi đó, hành vi đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là hành vi vi phạm
giống nhau. Nếu giải quyết hậu quả như quy định
trong BLLĐ hiện hành sẽ không đảm bảo tính công
bằng giữa những NLĐ.
- Pháp luật quy định mọi trường hợp NLĐ đơn
phương chấm dứt HĐLĐ: vi phạm lý do đơn phương,
hoặc chỉ vi phạm thời gian báo trước đều không được
hưởng TCTV là chưa hợp lý vì về bản chất, trường
hợp NLĐ vi phạm lý do đơn phương có tính chất nặng

hơn nhiều so với trường hợp chỉ vi phạm thời gian báo
trước.
8


- Điều 42 BLLĐ quy định: trường hợp NLĐ bị sa thải
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ thì
vẫn được hưởng TCTV. Đây có thể coi là trường hợp
NLĐ tự ý bỏ việc không cần lý do, không cần báo
trước và bị xử lý kỷ luật lao động với hình thức sa thải
lại vẫn được nhận TCTV. Như vậy, so với quy định
này thì trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật không được nhận TCTV là chưa công
bằng.
- Về trường hợp không cho NLĐ nghỉ việc để hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1, 2
Điều 145 BLLĐ hưởng TCTV. Đây là quy định không
hợp lý, bởi vì nguồn chi trả và ý nghĩa của hai chế độ
này là khác nhau. Chế độ hưu trí hàng tháng do quỹ
bảo hiểm xã hội chi trả trên cơ sở đóng góp của NLĐ
và NSDLĐ, vì vậy NLĐ phải đương nhiên được
hưởng chế độ này. Còn nguồn chi trả TCTV là được
9

hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông, là chi
phí do NSDLĐ, nhà nước và người tiêu dùng gián tiếp
phải chịu. Do vậy để đảm bảo sự công bằng thì nên
quy định trường hợp NLĐ nghỉ việc để hưởng chế độ
hưu trí hàng tháng vẫn được hưởng chế độ TCTV.
10



- Theo khoản 1 Điều 41 thì vấn đề trợ cấp chỉ đặt ra
khi NLĐ không muốn trở lại làm việc nhưng phải có
sự đồng ý của NSDLĐ nhưng đây là trường hợp NLĐ
bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, do đó
việc họ muốn trở lại làm việc hay không là do họ
quyết định và nó không ảnh hưởng đến khoản TCTV
mà họ được nhận.
11

C/ KẾT LUẬN
Bên cạnh vấn đề về TCTV có rất nhiều quy định chi
tiết, cụ thể ở BLLĐ và các nghị định và thông tư đã
nêu ở trên và những quan điểm mà trong một giới hạn
trang nhất định khó có thể nêu hết được do vậy em đã
trình bày một vài ý cơ bản, hi vọng sẽ đáp ứng được
yêu cầu đặt ra.
12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao
động, NXB.CAND, Hà Nội, 2009.
2. TS.Nguyễn Hữu Chí, pháp luật hợp đồng lao động
Việt Nam- thực trạng và phát triển, NXB. LĐ-XH, Hà
Nội, 2003.
3. Lê Trung, 625 câu hỏi- đáp về pháp luật lao động,
NXB.chính trị quốc gia, 2008.
4. Trung tâm TTTV pháp luật Tân Việt, hướng dẫn áp

dụng các điều của Bộ luật lao động, Thạc sĩ: Trần
Thuý Lâm và Trần Minh Tiến (sưu tầm và biên soạn),
NXB- lao động, 2005.
5. Phạm Công Bảy, tìm hiểu Bộ luật lao động Việt
Nam( sửa đổi, bổ sung 2002), NXB- chính trị quốc
gia, 2002.
6. Bộ lao động thương binh và xã hội, 200 câu hỏi và
giải đáp về hợp đồng lao động, NXB.LĐ-XH.
13

7. Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung).
8. Các văn bản hướng dẫn:
- Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về hợp đồng lao động
- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày
22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ về hợp đồng lao động.
- Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày
26/5/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2003/TT-
BLĐTBXH.
9. Internet.

×