Lời mở đầu:
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và biện pháp kê
biên tài sản của người phải thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo đảm hiệu lực các phán quyết dân sự về tài sản của Tòa án. Hiệu quả của việc
kê biên tài sản của người phải thi hành án là cơ sở, là tiền để cho thành công,
hiệu của quả một vụ thi hành án về tài sản mà đượng sự không tự nguyện thi
hành. Dưới đây sinh viên xin trình bày những quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án.
I. Một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật hiện hành về
biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự:
1. Một số khái niệm và đặc điểm của biện pháp kê biên tài sản của người
phải thi hành án:
Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự: là biện pháp thi
hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực
hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện
thi hành án.
1
Khái niệm biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án: là biện
pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người
phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi
hành án nhưng không tự nguyện thi hành.
2
Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 ( LTHADS) đã quy định 6
biện pháp cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản của người phải thi hành án kể
cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong 6 biện pháp đó. Chính vì lẽ đó
biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án có những đặc điểm chung
của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
- Thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh của Nhà nước;
- Được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án,
quyết định của tòa án;
- Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành
vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê biên là tài
sản của người phải thi hành án;
- Người bị áp dụng thi hành án ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản
án, quyết định do tòa án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành
án dân sự;
- Biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng có hiệu lực đối
với người phải thi hành án dân sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án chỉ được
áp dụng khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền
cho người được thi hành án;
1 Trang 195 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, 2010.
- Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được
thi hành án;
- Đã hết thời gian tự nguyện do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành án hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần
ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Ngoài ra biện pháp kê biên tài sản còn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng
như sau:
- Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ
những tài sản không được kê biên đã được quy định tại Điều 87 LTHADS;
- Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài
sản được kê biên để đảm bảo thi hành án; trong trường hợp không thỏa thuận
được thì người phải thi hành án có quyền đề nghị thứ tự kê biên tài sản và Chấp
hành viên phải chấp hành để nghị đó nếu đề nghị đó không cản trở việc thi hành
án. Nếu người phải thi hành án không có đề nghị thì hiện nay có 2 nguyên tắc
hay được áp dụng để kê biên tài sản dù hiện tại không có quy định cụ thể về thứ
tự kê biên tài sản. Nguyên tắc thứ nhất: nếu người phải thi hành án không đề
nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người
phải thi hành án được kê biên trước; nếu người phải thi hành án không có hoặc
không đủ tài sản riêng để thi hành án thì mới kê biên đến tài sản chung của
người phải thi hành án với người khác. Nguyên tắc thứ hại: trong số những tài
sản thuộc diện kê biên thì kê biên bất động sản trước, sau khi kê biên hết các
động sản mà vẫn không đủ để thi hành án thì kê biên các động sản.
- Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng
với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí liên quan. Đó là các khoản phải thi hành
theo quyết định của bán án; khoản lãi chậm thi hành án nếu có và các chi phí dự
tính mà theo quy định người phải thi hành án phải chịu như chi phí kê biên,
giám định chất lượng, định giá tài sản…Nếu người phải thi hành án chỉ có một
tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thực hiện mà tài sản đó không
thể phân chia được hoặc nếu phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thi
Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó.
- Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được cầm cố, thế chấp cho người khác
nhưng tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc cầm cố, thế
chấp hoặc người phải thi hành án không còn tài sản nào khác thì Chấp hành viên
vẫn cò quyền kê biên tài sản này để thực hiện thi hành án. Đây là biện pháp hiệu
quả nhằm ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản thông qua
một giao dịch dân sự khác.
- Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên thì Chấp hành viên vẫn tiến hành
cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện ra tòa án hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể hơn tại Điều 75 LTHADS đã quy
định biện pháp xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp.
- Đối với tài sản kê biên thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
đất hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật thì khi kê biên,
xử lý tài sản đã kê biên Chấp hành viên phải thông báo cho các cơ quan liên
quan biết.
2. Những quy định của pháp luật hiện hành:
2.1 . Những trường hợp tài sản của người phải thi hành án không được kê biên:
Điều 87 Luật THADS đã quy định một số tài sản của người phải thi hành
án không được kê biên. Với việc quy định chi tiết những tài sản của người phải
thi hành án không được kê biên so với quy định này tại Điều 42 Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 2004 đã giúp cho quá trình thi hành án được diễn ra chính
xác, nhanh gọn hơn rất nhiều.
Khoản 1 Điều 87 quy định nhóm tài sản thứ nhất không được kê biên gồm
phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ
quan tổ chức”. Đối với cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án dân sự không kê biên các tài sản do ngân
sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu các cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề
nghị cơ quan có thẩm quyền hộ trợ tài chính để thi hành án. Trường hợp cơ
quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu nhập hợp pháp khác thì cơ
quan thi hành án dân sự có quyền kê biên tài sản có được từ các hoạt động đó trừ
những tài sản như phương tiện thuốc men chữa bệnh, phương tiện dụng cụ của
trường học, các phương tiện thuộc cơ sở này.
Để đảm bảo cuộc sống bình thường của công dân, đảm bảo quyền lợi của
Nhà nước và của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp trong trường hợp
phải thi hành án, tại khoản 2 Điều 87 đã quy định cụ thể những tài sản của người
phải thi hành án là cá nhân không được kê biên. Về cơ bản, quy định này vẫn
giữ nguyên tinh thần như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 nhưng được
quy định cụ thể hơn. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì không
được kê biên tài sản liên quan và cần thiết cho sự sống còn của người phải thi
hành án và gia đình, đó là lương thực và thuốc men cần thiết cho người phải thi
hành án và gia đình của họ. Chấp hành viên cũng không được kê biên công cụ
lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cho người phải thi hành án
và gia đình của họ nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường và tương lai
của họ. Công cụ lao động cần thiết không được kê biên ở đây được hiểu là công
cụ thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc
duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, xe đạp…; những
công cụ lao động có giá trị lớn như xe ô tô, xe máy, máy cày…thì Chấp hành
viên vẫn được kê biên, bán đấu giá để thi hành án nhưng có trích lại một khoản
tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác
có giá trị thấp hơn. Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương
cũng không được kê biên nhằm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng như
truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Khoản 3 Điều 87 quy định nhóm tài sản của người phải thi hành án là
doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không được kê
biên. Quy định này hướng tới nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh
bình thường.
2.2 . Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án:
Chấp hành viên chỉ có thể ra quyết định kê biên tài sản sau khi có kết quả
xác minh về tài sản của người phải thi hành án. Chấp hành viên có nhiệm vụ
thông báo cho những chủ thể liên quan biết về việc tổ chức kê biên tài sản trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kê biên trừ trường hợp cần
ngăn chặn đương sự tẩu tan, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông
báo cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Điều 38;39;88 Luật THADS.
Đối tượng được nhận thông báo không chỉ là các bên đương sự để kịp thời giam
gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn là các cơ quan có liên
quan để thực hiện chức năng do Nhà nước quy định. Cụ thể Chấp hành viên phải
thông báo trước và trực tiếp bằng văn bản cho người phải thi hành án, người
được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Ủy ban cấp xã nơi
có tài sản kê biên; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và tổ chức liên quan tới việc
thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Ví dụ:
- Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;
- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài
sản kê biên là tàu biển.
Để việc kê biên được khách quan, khi kê biên tài sản phải có mặt của
phải ghi rõ việc này vào biên bản kê biên đồng thời phải mời người làm chứng.
Việc trước tiên Chấp hành viên thực hiện khi thực hiện việc kê biên tài sản là
công bố quyết định cưỡng chế thi hành cho tất cả những người có mặt biết rồi
giải thích cho người phải thi hành án quyền được đề nghị kê biên tài sản nào
trước. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm
kê biên; họ tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập
biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc
kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người
làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người ủy quyền,
người làm chứng; đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ
chức cướng chế, chấp hành viên và người lập biên bản. Dưới đây là thủ tục kê
biên tài sản trong một số trường hợp cụ thể bên cạnh việc tuân theo những quy
định chung về thủ tục kê biên tài sản đã nêu trên:
a) Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án: được quy
định tại Điều 84 LTHADS. Những quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của
người phải thi hành án sau đây được chấp hành viên kê biên để thực hiện nghĩa
vụ tài sản: quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công
nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Các quyền sở hữu trí tuệ đã nêu trên vẫn
bị liệt kê ngay cả khi người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ
đã chuyền quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đối với từng
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau mà Chấp hành viên thu giữ các
giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khác nhau của người phải thi hành
án.
b) Thủ tục kê biên tài sản là đồ vật đang bị khóa hay đóng gói của người phải
thi hành án:
Điều 93 LTHADS quy định: “Khi kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng
gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng,
quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì
Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá
khóa, mở gói. Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp
hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật
này. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ
ký của những người tham gia và người làm chứng.” Trong trường hợp cần thiết
sau khi mở khóa, mở gói Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản
cho người phải thi hành án; người thân thích của người thi hành án; hoặc người
đang sử dụng bảo quản; cá nhân tổ chức có điều kiện bảo quản; hoặc Kho bạc
nhà nước; bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự tùy vào tình hình
thực tế sự việc và tài sản đó là gì.
Trên thực tế, khi được lựa chọn các hình thức giao bảo quản tài sản kê
biên, Chấp hành viên đã lựa chọn hình thức bảo quản (đối với tất cả các tài sản
là động sản) tại kho của Cơ quan thi hành án. Việc bảo quản tài sản tại kho Cơ
quan thi hành án có nhiều thuận lợi và thực sự đem lại hiệu quả trong công tác
thi hành án dân sự, hạn chế được hiện tượng tẩu tán tài sản kê biên như trước
đây. Đặc biệt đương sự đã thấy được sức mạnh, quyền lực của nhà nước của Cơ
quan thi hành án nói chung, của Chấp hành viên nói riêng và thấy được tài sản
của họ thực sự bị “mất”, buộc họ phải lựa chọn biện pháp thi hành có lợi cho họ,
đó là việc tự nguyện thi hành để họ sớm nhận lại tài sản đang do Cơ quan thi
hành án thu giữ.
c) Thủ tục kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án:
Điều 74 LTHADS đã quy định thủ tục kê biên tài sản thuộc sở hữu chung,
kể cả tài sản chung của vợ chồng. Có 2 trường hợp xảy ra như sau:
hành án với người khác, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung
biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu tòa xác định
phần sở hữu của họ đối với tài sản chung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo. Nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành
án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu tòa án xác định phần sở hữu của
người phải thi hành án trong khối tài sản chung.
Trường hợp thứ hai: tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được
phần sở hữu của các chủ sở hữu chung. Nếu tài sản có thể chia được thì áp dụng
biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi
hành án. Nếu tài sản chung không chia được hoặc việc chia làm giảm đáng kể
giá trị của tài sản thì có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản
và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền
sở hữu của họ. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản khi bán tài sản
chung.
Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được xác định phần sở hữu của
vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
d) Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba
giữ: Trường hợp này đã được quy định tại Điều 91 LTHADS, theo đó kể cả
trong trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp
hành viên vẫn ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án. Trong trường hợp
người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên sẽ cưỡng chế
buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Tài sản bị kê biên đang cho thuê thì
người đang thuê tiếp tục được thuê theo hợp đồng đã giao kết.
e) Thủ tục kê biên vốn góp của người phải thi hành án: được quy định tại Điều
92 LTHADS. Theo đó, khi kê biên vốn góp thì cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi
người phải thi hành án có vốn góp phải cung cấp thông tin về phần vốn góp của
người phải thi hành án cho Chấp hành viên. Trên cơ sở những căn cứ có được từ
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành
án hoặc trưng cầu tổ chức cá nhân có chuyên môn xác định phần vốn góp của
người phải thi hành án hoặc tự đương sự yêu cầu Tòa án xác định phần vốn góp
của mình phải thi hành án, Chấp hành viên sẽ là quyết định kê biên phần vốn
góp đó để thi hành án.
f) Thủ tục kê biên phương tiên giao thông của người phải thi hành án: được
quy định tại Điều 96 LTHADS. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử
dụng phương tiện giao thông phải giao giấy đăng ký phương tiện đó trong
trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án để thực
hiện nghĩa vụ. Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành
án, người đang quản lý, người đang sử dụng, phương tiện giao thông đang được
khai thác sử dụng nhưng họ không được cấm cố, chuyển nhượng hay thế chấp
phương tiện đó. Ngoài ra Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông
đối với phương tiện bị kê biên. Việc kê biên đối với tàu bay để thi hành án được
thực hiện theo quy định của Pháp lệnh bắt giữ tàu bay năm 2010 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2011; việc kê biên tàu biển để thi hành án được thực hiện
theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008;
g) Thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất và nhà ở của người phải thi hành
án: được quy định tại Điều 94 và 95 LTHADS. Theo đó, khi kê biên tài sản là
công trình xây dựng gắn liền với đất thì phải kê biên cả quyền sử dụng đất trừ
trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên; hoặc việc tách rời tài sản kê
biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
Nếu nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình thì
Chấp hành viên chỉ được kê biên nếu đã xác định được người phải thi hành án