Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Rèn kĩ năng thiết kế đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học thông qua một số bài toán điển hình ở lớp 3 và lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.46 KB, 51 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Sách giáo khoa: SGK.
- Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: BCHTWĐCSVN.
- Nhà xuất bản: NXB.
- Nhà xuất bản giáo dục: NXBGD.
- Giáo dục: GD.
- Đào tạo: ĐT.
- Đại học sư phạm: ĐHSP.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Giả thuyết khoa học 5
7. Cấu trúc đề tài 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCTHIẾT KẾ
ĐỀ TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TIỂU HỌC 6
1.1. Những khái niệm cơ bản 6
1.2. Cơ sở lí luận của việc thiết kế đề toán có lời văn ở tiểu học 6
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế đề toán có lời văn của giáo viên tiểu học
trong các nhà trường tiểu học hiên nay 6
CHƢƠNG2: RÈN KĨ NĂNG THIẾT KẾ ĐỀ TOÁN CÓ LỜI VĂNCHO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 12
2.1.Các yêu cầu đối với một bài toán có lời văn 12
2.2. Phương pháp sáng tác bài toán mới trên cơ sở bài toán đã có 16
2.3. Sáng tác bài toán mới trên cơ sở một số bài toán dạng điển hình đã giải 17
TIỂU KẾT 41


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội phát triển, đất nước đang trên đà hội nhập đã và đang đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng giáo dục. Trên thực tế, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới này đã đặt ở giáo dục những
đơn đặt hàng mới do đó, hệ thống giáo dục phải xác định lại mục tiêu,xây dựng
lại chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, trong nghị quyết lần
thứ 4 của BCHTWĐCSVN khóa VII đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo là phải “phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn
hóa,khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ
luật,…đáp ứng nhu cầu của đất nước trong những năm tiếp theo và chuẩn bị cho
tương lai”. Đảng ta đã khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài” có như vậy mới
đưa nước ta thành một quốc gia “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh”. Vậy đổi mới giáo dục là một tất yếu khách quan làm cho giáo dục của
ta phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục của khu vực và để đất nước hội nhập
quốc tế.
Giáo dục tiểu học là nền móng, cơ sở cho sự phát triển tư duy của học
sinh tiểu học. Lần đầu tiên các em được sống trong môi trường xã hội hoàn toàn
mới các em được tiếp xúc với những môn học cụ thể. Mỗi môn học ở tiểu học
đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan
trọng của nhân cách con người Việt Nam. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán
ở tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Toán

học cung cấp cho các em kiến thức, kĩ năng cần thiết cho người lao động, cần
thiết để học các môn học khác và học Toán ở các bậc học cao hơn.
Với học sinh tiểu học, môn Toán không những giúp trẻ làm quen với các
con số, các phép tính, mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian mà còn
giúp trẻ biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống thông qua

2
những tình huống cụ thể đó là những bài toán có lời văn. Trong dạy học người ta
gọi đó là những bài toán đố. Nhiệm vụ của giáo viên Tiểu họclà phải giúp các
em biết giải các bài toán đómột cách thành thạo để vận dụng giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với giáo viên tiểu học việc thiết kế các đề toán có lời văn là một kĩ
năng hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, khi tiếp xúc với một bài toán bất kì,
bên cạnh yêu cầu người giáo viên phải hiểu và biết hướng dẫn học sinh giải bài
toán đó một cách khoa học, chính xác thì một giáo viên giỏi phải là người có khả
năng sáng tác nhanh những bài toán cùng dạng hoặc bài toán mới phù hợp với
yêu cầu dạy học của mình và kích thích được sự chủ động của học sinh.
Hơn thế nữa, một thực tế khác biệt của học sinh tiểu học so với học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông đó là các em phải biết tự đặt đề toán mới
theo những yêu cầu nào đó: lập bài toán theo hình minh họa, lập đề toán theo
tóm tắt,… Khi đặt được các đề toán có lời văn đồng nghĩa với việc các em nắm
vững được ba yếu tố của bài toán: cái đã cho, cái phải tìm và các mối quan hệ và
giải quyết được bài toán đặt ra một cách khoa học và chính xác. Vì vậy, các giáo
viên tiểu học cần rèn cho mình kĩ năng thiết kế đề toán có lời văn bởi lẽ giáo
viên có hiểu đúng thì mới hướng dẫn các em thực hiện đúng.
Do bị hạn chế về thời gian (bó hẹp trong tiết học)nên sách giáo khoa, sách
bài tập in sẵn ở tiểu học chỉ cung cấp được một số bài toán điển hình nhất. Tuy
đã được chọn lọc, sắp xếp một cách có hệ thống phù hợp với kiến thức và năng
lực của học sinh, phản ánh được đời sống lao động, học tập và tâm lí của các em
nhưng nếu chỉ sử dụng các bài toán in sẵn thì chưa đủ để dạy tốt được. Để dạy

tốt người giáo viên cần phải nghiên cứu rõ vị trí, tác dụng của từng bài toán
trong mỗi bài học và trong mỗi phần của chương trình để vân dụng cho hợp lí.
Thế giới xung quanh các em là một thế giới phong phú, sinh động, tất cả
những gì xung quanh các em đều có thể đưa vào toán học. Do đó, việc đặt các đề
toán có lời văn không chỉ giúp các em nhận thức được cấu trúc toán học của bài
toán mà còn giúp các em phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tập dượt việc sử
dụng toán học vào giải quết vấn đề thường gặp trong thực tiễn đời sống. Mặt

3
khác, mỗitrường, mỗi lớp, mỗi địa phương có đặc điểm riêng, hoàn cảnh riêng
nên giáo viên cần có tầm nhìn rộng, bao quát để sáng tác các bài toán mới phong
phú, gần gũi và phù hợp với thực tế giảng dạy của mình.
Quy trình thiết kế đề toán có lời văn ở Tiểu học được rất nhiều tác giả
quan tâm bởi đó là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong quá trình
dạy học môn toán.
Trong lí luận dạy học, việc nghiên cứu quy trình thiết kế đề toán có lời
văn ở tiểu học cũng được rất nhiều người quan tâm. Từ những năm 60 của thế kỉ
XX, hai tác giả Pierre. Barrouillet và Michel. Fayol đã cho ra “Suy luận và giải
các bài toán”. Các tác giả đã bàn rất kĩvề sự thú vị của các bài toán có lời văn
cùng với các cách giải bài toán đó.
Nhà toán học, nhà sư phạm nổi tiếng người Mĩ G. Polya với hai cuốn sách
“Sáng tạo toán học” và “Giải bài toán như thế nào” đã giúp giáo viên tiểu học và
những người quan tâm đến toán học hiểu thêm sự thú vị trong việc thiết kế các
đề toán có lời văn ở tiểu học. Qua đó ta cũng thấy được rằng, việc thiết kế đề
toán khác và hơn rất nhiều so với việc giải toán, đó cũng là một trong các yêu
cầu về rèn kỹ năng giải toán. Theo ông muốn thiết kế đề bài toán hay thì trước
hết giáo viên phải nắm được các kĩ năng giải toán cơ bản, trên cơ sở đó thiết kế
các bài toán giải theo phương pháp nhất định.
Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu các bước giải toán có
lời văn như:

PGS.TS Trần Diên Hiển với: “Thực hành giải toán ở tiểu học” (tập1,2).
PGS.TS Vũ Quốc Chung với: “Các phương pháp giải toán có văn ở tiểu
học”.
Riêng tác giả Phạm Đình Thực đã đưa ra những yêu cầu của một đề bài
toán nói chung và bài toán có văn nói riêng trong “Phương pháp sáng tác đề
toán ở tiểu học”.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng
thiết kế đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học thông qua một số bài toán điển
hình ở lớp 3 và lớp 4” để tìm hiểu và nghiên cứu.

4

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất việc áp dụng quy trình thiết kế đề toán có lời văn vào việc rèn kĩ
năng thiết kế đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học thông qua việc khai thác
một số bài toán có lời văn dạng điển hình.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Kỹ năng thiết kế đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học.
Khách thể: Giáo viên trường Tiểu học Đồng Tâm – Lạc Thủy – Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Kỹ năng thiết kế các đề toán có lời văn từ các dạng
toán điển hình của lớp 3 và lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, thực tiễn của việc thiết kế các đề toán có lời văn.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn việc khai thác bài toán có lời văn dạng điển hình
ở lớp 3 và lớp 4, áp dụng qui trình xây dựng và thiết kế các đề toán có lời văn.
- Đề xuất khả năng áp dụng quy trình thiết kế đề toán có lời văn vào việc thiết
kế đề toán từcác dạng toán điển hình ở lớp 3 và lớp 4 cho giáo viên tiểu học.
- Kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất nói trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

5.1.Những phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích, tổng hợp: phân tích lí thuyết và tổng kết kinh nghiệm để xây
dựng mục đích nhiệm vụ và hướng giải quyết của đề tài.
- Hệ thống hóa kiến thức trong các tài liệu liên quan đến kĩ năng thiết kế
đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học.
5.2.Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp thực nghiệm.
5.3. Những phương pháp phân tích thống kê toán học: nhằm xử lí các số liệu
trong quá trình nghiên cứu.

5

6. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng: Nếu giáo viên áp dụng qui trình thiết kế bài toán
có lời văn vào các dạng toán điển hình ở lớp 3 và lớp 4 sẽgóp phần nâng cao
được chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế đề toán có lời văn
ở tiểu học.
Chƣơng 2:Rèn kĩ năng thiết kế đề toán có lời văn cho giáo viên tiểu học.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
8.Đóng góp của đề tài
- Bổ sung lý luận và ứng dụng phương pháp sáng tác đề toán có lời văn
trên cơ sở đặt bài toán mới tương tự bài toán đã có.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, giáo viên tiểu học trong
việc rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.



6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THIẾT KẾ ĐỀ TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TIỂU HỌC

1.1.Những khái niệm cơ bản
Thiết kế: là trình bày một cách có hệ thống sau khi tính toán mọi chi tiết.
Quy trình: là thứ tự các bước cần làm một công việc nào đó.
Như vậy quy trình thiết kế đề toán có thể hiểu là thứ tự các bước cần làm một
cách có hệ thống trong quá trình xây dựng đề bài toán.
Kĩ năng: là thói quen áp dụng những kiến thức đã học hoặc kết quả của
một quá trình luyện tập một cách thành thạo vào thực tiễn.
Như vậy, rèn kĩ năng thiết kế đề toán có thể xem là việc làm nhằm biến
đổi những khả năng vốn có của giáo viên khi thiết kế những đề toán mới.
Khai thác: là việc làm nhằm tìm ra một cái gì đó cần thiết có thể là một sự
vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó…. Khai thác các bài toán có lời văn dạng
điển hình là ngoài việc phân tích để tìm ra cách giải bài toán đó ta còn có thể tìm
ra các bài toán tương tự thuộc dạng toán đó.
1.2. Cơ sở lí luận của việc thiết kế đề toán có lời văn ở tiểu học
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học
- Dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học giúp cho giáo viên trau dồi được ngôn
ngữ toán học, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình dạy học môn toán
Trong dạy học toán nói chung và dạy học giải toán có lời văn nói riêng,
giáo viên cần phải thường xuyên thiết kế các đề bài toán, ở mỗi lần ra đề bài
giáo viên phải giải thử bài toán, khi hướng dẫn học sinh giải bài toán, giáo viên
cũng có thể phát hiện thêm những cách giải mới, cách đặt lời giải mới, từ đó
giáo viên sẽ trau dồi được ngôn ngữ toán học của mình và hình thành được thói
quen thiết kế đề bài toán có lời văn một cách chuẩn xác.
- Dạy học giải toán có lời văn giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học
Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, giáo viên sẽ phát

hiện thêm tri thức cần bổ sung cho học sinh từ đó điều chỉnh được phương pháp
dạy học cho phù hợp với các đối tượng cụ thể và nâng cao chất lượng dạy học.

7
Khi dạy học toán, nhất là trong quá trình rèn kĩ năng giải toán cho học sinh, giáo
viên thường phải ra những đề bài toán có lời văn nhằm phát triển tư duy cho học
sinh. Có những bài các em giải ra dễ dàng, nhưng có những bài các em không
tìm ra cách giải, với những bài toán đó, giáo viên phải giải đi giải lại để tìm ra
chỗ chưa hợp lí gây khó khăn cho học sinh và giải thích kịp thời để các em hiểu
được nội dung của bài toán.
1.2.2. Các bài toán có lời văn trong chương trình sách giáo khoa toán tiểu học
hiện nay
1.2.2.1. Các bài toán đơn
Bài toán đơn là những bài toán được giải bằng một phép tính cộng, trừ,
nhân, chia. Các bài toán đơn trong chương trình SGK ở tiểu học hiện nay được
phân phối ở các lớp như sau:
Nhóm 1: gồm những bài toán đơn thể hiện ý nghĩa cụ thể của phép tính số học:
- Tìm tổng của hai số.
- Tìm hiệu còn lại.
- Tìm tổng các số hạng giống nhau.
- Phép chia theo nhóm.
Nhóm 2: những bài toán đơn thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần và kết
quả phép tính số học:
- Tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng còn lại.
- Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ.
- Tìm số trừ chưa biết khi biết hiệu và số bị trừ.
- Tìm một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số đã biết.
- Tìm số bị chia chưa biết khi biết thương và số chia.
- Tìm số chia chưa biết khi biết thương và số bị chia.
Nhóm 3: những bài toán đơn phát triển thêm ý nghĩa mới của phép tính số học:

- So sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị (tìm số lớn).
- Một số được tăng thêm vài đơn vị (dạng trực tiếp).
- Một số được tăng thêm vài đơn vị (dạng gián tiếp).
- Một số được giảm đi vài đơn vị (dạng trực tiếp).

8
- Một số được giảm đi vài đơn vị (dạng gián tiếp).
- So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần (tìm số lớn).
- So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần (tìm số bé).
- Một số tăng lên vài lần (dạng trực tiếp).
- Một số tăng lên vài lần (dạng gián tiếp).
- Một số giảm đi vài lần (dạng trực tiếp).
- Một số giảm đi vài lần (dạng gián tiếp).
Nhóm 4: những bài toán đơn liên quan đến phân số, tỉ số:
- Tìm một phần mấy của một số.
- Tìm tỉ số của hai số.
- Tìm số thứ nhất, khi biết tỉ số của hai số và số thứ hai.
- Tìm số thứ hai, khi biết tỉ số của hai số và số thứ nhất.
- Tìm một số khi biết tỉ lệ xích và một số cho trước.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm tỉ số phần trăm của một số.
Nhóm 5: những bài toán đơn giải bằng công thức:
- Tìm diện tích hình vuông, khi biết cạnh của nó.
- Tìm diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng của nó.
- Tìm chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.
- Tìm vận tốc khi biết quãng đường và thời gian chuyển động.
- Tìm quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian chuyển động.
- Tìm thời gian chuyển động khi biết quãng đường đi được và vận tốc của
chuyển động.
1.2.2.2. Các bài toán hợp

Bài toán hợp là những bài toán giải bằng hai bước tính trở lên bao gồm:
Nhóm 1: Các bài toán hợp mà trong quá trình giải không theo một phương pháp
thống nhất cho các bài toán đó.
Nhóm 2: Các bài toán điển hình mà khi giải các bài toán đó ta có phương pháp
riêng cho từng bài toán.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

9
- Bài toán tìm số trung bình cộng.
- Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài toán tỷ lệ thuận.
- Bài toán tỷ lệ nghịch.
1.3.Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế đề toán có lời văn của giáo viên tiểu học
trong các nhà trƣờng tiểu học hiện nay
Để nghiên cứu thực trạng của việc thiết kế đề toán có văn của giáo viên
tiểu học trong các nhà trường tiểu học hiện nay, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu kĩ
năng dạy học giải toán và kĩ năng thiết kế đề toán có lời văn,đặc biệt toán có lời
văn dạng điển hình ở lớp 3 và lớp 4 của giáo viên tiểu học trong một số nhà
trường Tiểu học ở Thành phố Sơn La.Cụ thể như sau:
1.3.1.Kĩ năng dạy học giải toán có lời văn của giáo viên tiểu học
Qua thực tế dự giờ chúng tôi nhận thấy, để rèn kĩ năng giải toán cho học
sinh hầu hết giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh giải các bài
toán đơn giản, có sẵn trong sách giáo khoa và một số bài trong sách tham
khảo mà chưa chú ý đến việc đặt đề toán tương tự. Hoặc trong thực tế có
nhiều bài toán có thể giải bằng nhiều cách khác nhau song giáo viên mới chỉ
dừng lại ở một cách cơ bản mà học sinh đã biết. Những điều đó chưa đủ để
dạy học giải toán tốt được.



1.3.2. Về kĩ năng thiết kế đề toán có lời văn của giáo viên tiểu học
Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến 20 giáo viên giảng dạy môn toán ở lớp 3
và lớp 4 của hai trường tiểu học Quyết Tâm, TP sơn La, Sơn La và trường tiểu
học Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình. Phiếu hỏi như sau:

10
PHIẾU ĐIỀU TRA 1
Họ và tên:
Giáo viên trường:
Thầy (cô) vui lòng trả lời câu hỏi sau: Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa,
sách bài tập, trong quá trình dạy học thầy (cô) có sáng tác thêm các bài toán
mới không?


Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ


Kết quả như sau:
Số giáo viên
tham gia trả lời
Số giáo viên chọn
thường xuyên
Số giáo viên chọn
thỉnh thoảng
Số giáo viên chọn

không bao giờ
20
12(60%)
6 (30%)
2(10%)


PHIẾU ĐIỀU TRA 2
Họ và tên:
Giáo viên trường:
Câu hỏi
Theo cô(thầy) thiết kế đề toán có lời văn cho học sinh có quan trọng hay
không? Đánh dấu X vào ô trống thích hợp với ý kiến của cô(thầy).


Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng


Kết quả như sau:

11
Số giáo
viên
Số giáo viên

chọn rất
quan trọng
Số giáo viên
chọn quan
trọng
Số giáo viên
chọn bình
thường
Số giáo viên
chọn không
quan trọng
20
12(60%)
5(25%)
2(10%)
1(5%)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: đa số giáo viên đều cho rằng việc thiết kế đề
toán có lời văn trong quá trình dạy học môn toán nói chung và trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng rất quan trọng(60%).
Tuy nhiên vẫn còn giáo viên cho rằng việc thiết kế đề toán có lời văn cho
học sinh là không cần thiết(5%). Giáo viên này cho rằng các bài toán từ dễ đến
khó đều đã có sẵn trong sách tham khảo và chỉ cần lấy những bài tập đó cho học
sinh làm là đủ.
Hầu hết giáo viên đều cho rằng nếu thiết kế được các bài toán hay không
những giúp học sinh hứng thú trong học tập mà còn nâng cao được hiệu quả học
tập một cách rõ rệt. Mỗi khi thiết kế một đề bài toán giáo viên phải tính toán một
cách chi tiết các số liệu, điều kiện bài toán việc làm đó sẽ giúp giáo viên hiểu
sâu sắc hơn về thành phần của bài toán, với học sinh, các em sẽ giải toán bằng
thực lực của mình chứ không phải chỉ biết xem đáp án có sẵn trong sách.

Qua kết quả điều tra chứng tỏ việc thiết kế đề toán có lời văn là việc làm
cần thiết đối với mỗi giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học toán nói chung
và rèn kĩ năng giải toán cho học sinh nói riêng.

12
CHƢƠNG 2
RÈN KĨ NĂNG THIẾT KẾ ĐỀ TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

2.1 .Các yêu cầu đối với một bài toán có lời văn
Để thiết kếđược các đề toán chuẩn xác, người giáo viên cần phảinắm thật
vững các yêu cầu cơ bản sau đây:
2.1.1. Nội dung của bài toán phải đáp ứng mục đích, yêu cầu của bài dạy
Các bài toán có tác dụng củng cố kiến thức học sinh đã được học (quy
tắc,công thức,…)hoặc để xây dựng một khái niệm mới. Do đó, khi sáng tác đề
toán, giáo viên phải lựa chọn những vấn đề phục vụ thiết thực cho yêu cầu giảng
dạy của môn Toán nói chung, cho yêu cầu của từng chương, từng bài nói riêng.
Ví dụ: khi dạy học sinh giải dạng toán rút về đơn vị ở lớp 3, để học sinh
củng cố kiến thức giáo viên cần sáng tác những bài toán mà phải giải bằng
phương pháp rút về đơn vị. Giả sử, ta có thể sáng tác bài toán như sau:
“Có 5 thùng dầu đựng được tất cả 40 lít dầu. Hỏi có 8 thùng dầu như thế
đựng được bao nhiêu lít dầu?”
2.1.2. Bài toán phải phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh
Khi thiết kế đề toán, giáo viên cần lưu ý, những khái niệm, những phép
tính, những quy tắc được đề cập đến trong nội dung hoặc cách giải toán phải là
những điều các em đã được học. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi người giáo
viên phải nắm vững chương trình giảng dạy, tránh tình trạng cho học sinh làm
những bài quá sức với các em.
Ví dụ: khi cho các em làm bài tập liên quan đến dạng toán rút về đơn vị, giáo
viên không nên ra cho các em bài tập như: “Có 12 thùng dầu đựng được tất cả 156

lít dầu. Hỏi có 7 thùng dầu như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?” tại vì khi học lớp
3 học sinh chưa được học phép chia một số cho số có hai chữ số(156 : 12).




13
2.1.3. Bài toán phải đầy đủ dữ kiện
Nghĩa là những cái đã cho phải đủ để tìm ra đáp số, nếu bỏ bớt đi thì sẽ
không tìm được đáp số xác định của bài toán. Dữ kiện phải không được thiếu,
không được thừa.
Ví dụ bài toán: “Mẹ có 234 kg thóc, sau khi bán đi một phần số thóc, hỏi
mẹ còn lại bao nhiêu kg thóc?”.
Ta thấy, bài toán đã cho biết:
Có: 234kg
Bán: một phần số thóc
Còn: kg?
Đây là bài toán thiếu dữ kiện. Để tính được còn lại bao nhiêu kg thóc, ta
cần biết được số thóc đã bán. Như vậy bài toán cần cho biết cụ thể số thóc đã
bán hoặc mối liên hệ để tìm ra số thóc ấy. Để có đề toán hợp lý, ta có thể sửa
như sau:“Mẹ có 234 kg thóc, mẹ bán đi 78kg thóc, hỏi mẹ còn lại bao nhiêu kg
thóc?”
Hoặc: “Mẹ có 234 kg thóc, mẹ bán đi một phần ba số thóc, hỏi mẹ còn lại
bao nhiêu kg thóc?”
Ví dụ bài toán: “Tổng số tuổi của hai mẹ con là 31 tuổi, mẹ 28 tuổi, con 3
tuổi. Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?”
Đây là bài toán thừa dữ kiện, vì ta có thể tính ngay được mẹ hơn con: 28 –
3 = 25 (tuổi), mà không cần đến dữ kiện còn lại vì vậy ta có thể bớt dữ kiện ấy
để có bài toán ngắn gọn hơn như sau:“Mẹ 28 tuổi, con 3 tuổi. Hỏi mẹ hơn con
bao nhiêu tuổi?”

Hay ta chỉ cần biết tổng số tuổi của hai mẹ con và số tuổi của mẹ (hoặc số
tuổi của con) thì ta cũng sẽ tìm ra đáp số của bài toán. Vậy ta có thể sửa lại đề
toán như sau:“Tổng số tuổi của hai mẹ con là 31 tuổi, mẹ 28 tuổi. Hỏi mẹ hơn
con bao nhiêu tuổi?”. Hoặc: “Tổng số tuổi của hai mẹ con là 31 tuổi, con 3 tuổi.
Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?”
2.1.4. Câu hỏi của bài toán phải rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa

14
Với cùng một dữ kiện như nhau có thể ra những câu hỏi khác nhau, việc
lựa chọn các phép tính để giải các bài toán cũng khác nhau. Vì vậy, việc hiểu
thấu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải toán. Do đó để các em giải
được bài toán giáo viên cần nêu câu hỏi rõ ràng, đủ ý, dễ hiểu.
Ví dụ: “Một khu vườn có số cây cam gấp hai lần số cây chanh, số cây
cam nhiều hơn số cây chanh là 30 cây. Hỏi khu vườn đó có tất cả bao nhiêu cây
cam, cây chanh?”
Với câu hỏi của bài toán trên, học sinh có thể hiểu theo hai cách sau: tính
tổng số cây cam và cây chanh (đáp số: 90 cây) hoặc tính số cây cam, tính số cây
chanh của khu vườn đó.(đáp số: 60 cây cam; 30 cây chanh).
Để tránh trường hợp các em hiểu sai yêu cầu của bài toán, ta có thể thay
đổi câu hỏi của bài toán, như sau: “Một khu vườn có số cây cam gấp hai lần số
cây chanh, số cây cam nhiều hơn số cây chanh là 30 cây. Hỏi khu vườn đó có tất
cả bao nhiêu cây cam và chanh?”
Hoặc: hỏi khu vườn đó coa bao nhiêu cây cam, bao nhiêu cây chanh?
2.1.5.Bài toán phải không có mâu thuẫn
Nghĩa là từ các dữ kiện của bài toán, bằng cách suy luận khác nhau
không được dẫn đến hai kết quả trái ngược nhau, hoặc trái với ý nghĩa thực tiễn
của chúng.
Ví dụ: “Mẹ mua một số cam rồi xếp vào các đĩa. Nếu xếp mỗi đĩa 3 quả
thì vừa hết số cam. Nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số cam đó. Biết rằng
số cam ít hơn 10 quả, hỏi mẹ mua bao nhiêu quả cam?”

Ta thấy số cam phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
+ Nhỏ hơn 10
+ Chia hết cho 3
+ Chia hết cho 5
Các số nhỏ hơn 10 chia hết cho 3 là: 3, 6, 9.
Các số nhỏ hơn 10 chia hết cho 5 là: 5
Như vậy không tồn tại số nào nhỏ hơn 10 mà chia hết cho cả 3 và 5. Ta
sửa bài toán như sau:“Mẹ mua một số cam rồi xếp vào các đĩa. Nếu xếp mỗi

15
đĩa 3 quả thì vừa hết số cam. Nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số cam
đó. Biết rằng số cam ít hơn 20 quả, hỏi mẹ mua bao nhiêu quả cam?”(đáp số:
15 quả)


2.1.6. Số liệu của bài toán phải phù hợp với thực tế
Một trong những tác dụng giáo dục của bài toán là nó phản ánh cuộc sống
xung quanh,nó làm cho học sinh thấy rõ mục đích thực tế của toán học. Do vậy,
khi sáng tác đề toán, giáo viên phải lấy số liệu phù hợp với thực tế để các em
thấy được lợi ích khi giải bài toán đó.
Ví dụ ta có bài toán như sau:“Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài
là 40cm, chiều rộng là 10cm. Tính diện tích thửa ruộng đó”.
Ta thấy, đơn vị cm ở đây không phù hợp thực tế, do đó cần lấy số đo có
đơn vị lớn hơn cm (dm, m). Ta có thể sửa lại đề toán trên bằng cách đổi đơn vị
đo, như sau: “Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 40m, chiều rộng là
10m. Tính diện tích thửa ruộng đó.”
2.1.7. Ngôn ngữ bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc
Ngôn ngữ của bài toán có ảnh hưởng rất lớn tới việc hiểu nội dung và ý
nghĩa của bài toán. Nhiều trường hợp các em không hiểu được ý nghĩa của từ
nhiều hơn ít hơn, tăng lên, giảm đi, mà học sinh đã giải sai bài toán. Khi ra đề

toán, giáo viên cũng nên tránh kể lể dài dòng những sự việc trong bài toán làm
học sinh khó tập trung.
Ví dụ bài toán sau lời văn dài dòng, lủng củng: “Để hưởng ứng ngày tết
trồng cây với khẩu hiệu “Tất cả vì thế giới màu xanh”, học sinh trường Tiểu học
Quyết Thắng đã hăng hái tham gia, các lớp thi đua nhau trồng cây, có rất nhiều
loại cây, nào là bàng, đa, phượng, kết thúc đợt thi, khối 5 trồng được 40 cây,
khối 4 trồng được 45 cây, như thế khối 4 đã trồng nhiều hơn khối 3 là 10 cây.
Hỏi cả 3 khối trồng được bao nhiêu cây.”
Bài toán trên quá dài dòng, có những nội dung “phi toán học”. Ta cần sửa
lại như sau: “Để hưởng ứng ngày tết trồng cây, khối 5 trồng được 40 cây, khối 4

16
trồng được 45 cây, khối 4 trồng nhiều hơn khối 3 là 10 cây. Hỏi cả 3 khối trồng
được bao nhiêu cây.”

2.2 . Phƣơng pháp sáng tác bài toán mới trên cơ sở bài toán đã có
Dựa trên các bài toán đã có để sáng tác các bài toán mới là một trong
những cách sáng tác đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất. Sau đây chúng tôi giới
thiệu một số cách thức mà người giáo viên có thể áp dụng để sáng tác đề toán:
2.2.1.Sáng tác bài toán mới trên cơ sở bài toán đã giải
Sau khi giải xong mỗi bài toán, có thể dựa vào bài toán đó nghĩ ra các
bài toán tương tự. Lập đề toán theo cách này giúp giáo viên nắm vững cách
giải toán, mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong
mỗi dạng toán.
Ta có thểáp dụng một số cách sau:
+ Thay đổi số liệu đã cho: dựa vào bài toán đã có, giáo viên chỉ cần thay số liệu
của bài toán và giữ nguyên đối tượng và mối quan hệ của bài toán đó. Khi thay
số liệu của bài toán, ta có thể thay theo các vòng số mà các em đã được học. Lưu
ý, số liệu của bài phải phù hợp với thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh.

+ Thay đổi các đối tượng trong bài toán: với cách sáng tác này, chúng ta giữ
nguyên mối quan hệ, chỉ thay đổi đối tượng của bài toán. Có thể thay đổi số liệu
cho phù hợp với đối tượng.
+ Thay đổi các quan hệ trong bài toán: sáng tác bài toán theo phương pháp này
ta giữ nguyên đối tượng, có thể thay đổi số liệu khi cần thiết, chỉ thay đổi mối
quan hệ của bài toán đã có. Các dạng toán có mối quan hệ với nhau, do đó, khi
ta thay đổi một quan hệ nào đó trong bài toán thì bài toán ấy sẽ trở thành 1 dạng
toán khác.
+ Tăng hoặc giảm số đối tượng trong bài toán: ta giữ nguyên mối quan hệ của
bài toán, chỉ tăng hoặc giảm những đối tượng ấy và điều chỉnh số liệu cho phù
hợp.

17
+ Thay một trong những số liệu đã cho bằng điều kiện gián tiếp: nghĩa là ta sẽ
sáng tác bài toán bằng cách dấu một điều kiện nào đó đi. Để tìm ra điều kiện ấy
thì người giải toán phải tính thêm một hoặc một số bước tính.
+ Thay đổi câu hỏi bài toán bằng một câu hỏi khó hơn:câu hỏi là một trong các
yếu tố quyết định mức độ khó – dễ của bài toán, do đó, nếu ta thay câu hỏi của
bài toán thành một câu hỏi khác thì bài toán có thể dễ hơn hoặc khó hơn bài toán
ban đầu.
2.2.2.Đặt các bài toán ngược lại với một bài toán đã có
Trong một bài toán, nếu ta thay một trong những điều kiện đã cho bằng
đáp số của bài toán và đặt câu hỏi vào điều đã cho thì ta được một bài toán
ngược với bài toán đó.
2.3.Sáng tác bài toán mới trên cơ sở một số bài toán dạng điển hình đã giải
2.3.1. Sáng tác bài toán mới liên quan đến rút về đơn vị
Bài toán 1: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7bao. Hỏi 5 bao đó có bao
nhiêukg gạo? (SGK toán 3, trang 128)
Tóm tắt:
7 bao: 28kg

5 bao: kg?
Phân tích: trong bài toán này ta thấy xuất hiện 3 đại lượng:
- Số kg gạo đựng trong một túi là đại lượng không đổi.
- Số kg gạo và số bao gạo là 2 đại lượng biến thiên theo tương quan tỉ lệ thuận.
Ta thấy:
7 bao đựng được 28 kg
1 bao đựng được: kg?
5 bao đựng được: kg?
Lời giải
Số kg gạo đựng trong một bao là:
28: 7 = 4 (kg)
5 bao đựng được số kg gao là:
4 x 5 = 20 (kg)

18
Đáp số: 20 kg gạo.
Dựa vào bài toán đã giải trên đây, ta có thể sáng tác được rất nhiều bài
toán tương tự bằng các cách sau:
+Thay đổi các số liệu đã cho
Trong bài toán có các số liệu sau: 28 kg gạo, 7 bao gạo và 5 bao gạo.
Khi thay số liệu ta cần lưu ý:

- Số kg gạo phải chia hết cho số bao.
- Số kg gạo trong 1 bao không quá lớn cũng không quá nhỏ.
- Các phép tính phải thuộc chương trình toán 3.
Chúng ta có thể đặt rất nhiều đề toán tương tự bằng cách thay đổi số liệu:
Đề số 1: Có 16 kg gạo đựng đều trong 4 bao. Hỏi 7 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
Đáp số: 28 kg gạo.
Đề số 2: Có 96 kg gạo đựng đều trong 8 bao. Hỏi 6 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
Đáp số: 72kg gạo.

Đề số 3: Có 126 kg gạo đựng đều trong 9 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
Đáp số: 70kg gạo.
Đề số 4: Có 72 kg gạo đựng đều trong 6 bao. Hỏi 9 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
Đáp số: 108 kg gạo.
Không nên ra đề bài như sau: có 120kg gạo đưng đều trong 12 bao. Hỏi 7
bao có bao nhiêu kg gạo. Vì phép chia 120 : 12 không thuộc chương trình lớp 3.
+ Thay đổi các đối tượng trong đề toán
Trong bài toán đối tượng là số kg gạo. Nếu ta thay “số kg gạo” bằng “số
cây cam” thì ta có bài toán mới như sau:
Đề số 5: Có 28 cây cam được trồng đều thành 7 hàng. Hỏi 5 hàng đó có bao
nhiêu cây cam.
Đáp số: 20 cây cam.
Tương tự, khi thay“số kg gạo” thànhcác đối tượng mới như: số kẹo, số
quyển vở, số học sinh, số lít dầu, ta có rất nhiều các bài toán khác:
Đề số 6: Có 28 chiếc kẹo chia đều cho 7 em. Hỏi 5 em có bao nhiêu chiếc kẹo?

19
Đáp số: 20 chiếc kẹo.
Đề số 7: Có 28 quyển vở tặng cho 7 học sinh giỏi. Hỏi 5 học sinh giỏi được tặng
bao nhiêu quyển vở?
Đáp số: 20 quyển vở.
Đề số8: Có 28 học sinh chia đều thành 7 nhóm. Hỏi 5 nhóm có bao nhiêu học sinh?
Đáp số: 20 học sinh.
Đề số 9: Có 32 lít dầu đựng đều trong 8 can. Hỏi 5 can có bao nhiêu lit dầu?
Đáp số: 20 lít dầu.
Đề số 10: Có 45 nghìn đồng mua được 9 quyển vở. Hỏi mua 7 quyển vở hết bao
nhiêu tiền?
Đáp số: 35 nghìn đồng.
Khi thay đổi đối tượng đôi khi ta cần kết hợp với điều chỉnh số liệu cho
phù hợp thực tế.

+ Tăng (hoặc giảm) số đối tượng trong đề toán
Ở bài toán đã giải chỉ có một đối tượng là số kg gạo.Nếu ta thêm các đối
tượng mới: “ngô”, “thóc”, ta có rất nhiều bài toán mới ở mức độ khó hơnbài
toán đã giải:
Đề số 11: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Có 36 kg ngô đựng đều trong 6
bao. Hỏi một bao ngô nhiều hơn một bao gạo mấy kg?
Lời giải
1 bao có số kg gạo là:
28: 7 = 4 (kg)
1 bao có số kg ngô là:
36: 6 = 6 (kg)
1 bao ngô nhiều hơn 1 bao gạo số kg là:
6 – 4 = 2 (kg)
Đáp số: 2 kg
Đề số12: Có 28 kg gạo đựng trong 7 bao. Hỏi 6 bao thóc nặng bao nhiêu kg?
Biết rằng một bao thóc nhiều hơn một bao gạo 3 kg.
Lời giải

20
Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)
Một bao thóc có số kg là:
4 +3 = 7 (kg)
6 bao thóc có số kg là:
6 x7 = 42 (kg)
Đáp số: 42 kg
Đề số 13: Mẹ mua một bao gạo, một bao ngô và một bao thóc. Biết28 kg gạo
được đựng đều trong 7 bao. 64 kg ngô được đựng đều trong 8 bao. 42 kg thóc
đựng đều trong 6 bao. Hỏimẹ mua tất cả bao nhiêu kg?
Lời giải

Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)
Một bao ngô có số kg là:
64: 8 = 8(kg)
Một bao thóc có số kg là:
42: 6 = 7(kg)
Mẹ mua số kg là:
4 + 8+ 7 = 19 (kg)
Đáp số: 19 kg.
+ Thay một trong những số liệu đã cho bằng điều kiện gián tiếp
Bài toán đã cho biết 7 bao đựng 28 kg gạo.Dấu “cái đã cho” đi, ta sẽ được
một đề toán mới:
Đề số 14: Biết một nửa số gạo trong 7 bao là 14kg. Hỏi 5 bao như thế đựng
được bao nhiêu kg?
Lời giải
7 bao gạo có số kg gạo là:
14 x 2 = 28 (kg)
Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)

21
5 bao đựng được số kg gạo là:
4 x 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg gạo.
Như vậy, để giải bài toán đó ta cần phải thực hiện thêm một bước tính:
14 x 2 = 28 (kg) để tìm tổng số kg gạo đựng trong 7 bao, rồi mới thực hiện được
bước giải tiếp theo là rút về đơn vị.
+ Thay câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hơn
Câu hỏi của bài toán đã giải là: “ Hỏi 5 bao có bao nhiêu kg gạo”. Khi
thay câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hơn ta sẽ được bài toán mới với

mức độ khó hơn dành cho học sinh khá giỏi.Chẳng hạn:
Đề số 15: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao ít hơn 7 bao bao nhiêu
kg gạo?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)
5 bao ít hơn 7 bao số bao gạo là:
7 – 5 = 2 (bao)
5 bao ít hơn 7 bao số kg gạo là:
2 x 4 = 8 (kg)
Đáp số: 8 kg gạo.
Như vậy, khi câu hỏi thay đổi thì lời giải bài toán đã có thêm những bước
tính mới. Hoặc ta có thể ra câu hỏi bài toán theo hướng sau:
Đề số 16:Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi mua2 bao thì phải trả bao
nhiêu tiền? Biết 1kg gạo có giá 14 nghìn đồng?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)
2 bao có số kg gạo là:
4 x2 = 8 (kg)
Mua 2 bao phải trả số tiền là:

22
8x 14 = 112 (nghìn đồng)
Đáp số: 112 nghìn đồng
Đề số 17: Bác Lan mua 2kg gạo và 3kg đường phải trả 82 nghìn đồng. Bác Hồng
mua 4 kg gạo và 3kg đường phải trả 110 nghìn đồng? Tính giá tiền một kg gạo.
Lời giải
Bác Lan mua nhiều hơn bác Hồng số kg gạo là:
4 – 2 = 2 (kg)

Bác Lan trả nhiều hơn bác Hồng số tiền là:
110 –82 = 28 (nghìn đồng)
1kg gạo có giá tiền là:
28 : 2 = 14 (nghìn đồng)
Đáp số: 14 nghìn đồng.
Đề số 18: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Bác Hoa mua5 bao phải trả 280
nghìn đồng. Tính giá tiền một kg gạo?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
28: 7 = 4 (kg)
1 bao có số tiền là:
280 : 5 = 56 (nghìn đồng)
1kg gạo có giá tiền là:
56 : 4 = 14 (nghìn đồng)
Đáp số: 14 nghìn đồng.
+ Sáng tác bài toán ngược với bài toán đã giải
Trong bài toánđã giải ta có:
Cái đã cho là:
(1) 28 kg.
(2) 7 bao.
(3) 5 bao.
Đáp số:
(4) 20kg.

23
Để có bài toán đảo ngược từ bài toán ban đầu, ta thay một trong những
điều kiện đã cho bằng đáp số của bài toán và đặt câu hỏi vài điều đã cho ấy,
như sau:
Nếu đổi chỗđáp số ở (4) chođiều kiện (2), ta có bài toán đảo ngược sau:
Đề số 19: Có 20 kg gạo đựng đều trong 5 bao. Hỏi 28 kg gạo thì đựng đều trong

mấy bao?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
20 : 5 = 4 (kg)
28 kg gạo đựng trong số baolà:
28 : 4 = 7 (bao)
Đáp số: 7 bao gạo.
Nếu đổi chỗ (4) cho (1) ta có:
Đề số 20: Có 20 kg gạo đựng đều trong 5 bao.Hỏi 7 bao có tất cả bao nhiêu kg gạo?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
20 : 5 = 4 (kg)
7 bao có số kg gạo là:
7x 4 = 28 (kg)
Đáp số: 28 kg gạo
Nếu ta đổi chỗ (4) cho (3) ta được bài toán ngược sau:
Đề số 21: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 20 kg gạo đựng trong mấy
bao như thế?
Lời giải
Một bao gạo có số kg là:
28 : 7 = 4 (kg)
20 kg gạo đựng trong số baolà:
20 : 4 = 5 (bao)
Đáp số: 5 bao gạo.

×