Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP QUY TRÌNH GIAO NHẬN TẠI CẢNG MASCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.5 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử đã chứng minh rằng, các cuộc cách mạng khoa học lớn đã diễn ra
trong đời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải. Quá
trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Mục đích chủ yếu của tiến bộ kỹ
thuật và tổ chức trong vận tải là rút ngắn được thời gian chuyên chở, đảm bảo an
toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm được chi phí chuyên chở tới mức thấp
nhất.Vấn đề cơ bản để tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở là tăng
cường cơ giới hoá khâu xếp dỡ hàng ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố
quan trọng để thúc đẩy cơ giới hoá toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hoá là tạo ra những
kiện hàng lớn thích hợp. Việc tạo ra những kiện hàng thích hợp trong vận tải
được gọi là “đơn vị hoá” hàng hoá. Phương pháp tạo ra hàng hoá đơn vị và hiện
đại trong vận tải là dùng container. Container cùng với hàng hoá xếp trong đó tạo
thành một đơn vị hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở. Đó là một phương
pháp đơn vị hàng hoá hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế trong vận tải
nội địa cũng như trong vận tải quốc tế hiện nay.
Tương lai sẽ là những cán bộ nghiệp vụ ngoại thương và giao nhận, các
sinh viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức thực tế bổ ích và cần thiết.
Vì vậy khi thực tập tại công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải
(MASERCO), em quyết định chọn chuyên đề thực tập “tìm hiểu quy trình giao
nhận hàng container tại cảng”
Qua đợt thực tập tại công ty, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ
ích cho mình, bổ sung những kiến thức đã học trên ghế nhà trường.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ph ần 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG
ỨNG VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI (MASERCO)
I.Giới thiệu chung về công ty:
Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ và kỹ thuật hàng hải ( MASERCO) là công
ty cổ phần thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với tiền thân là công ty cung


ứng và dịch vụ hàng hải1.
Công ty có trụ sở chính tại 8A đường vòng Vạn Mỹ- Ngô Quyền- Hải Phòng
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Dịch vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ. Bộ phận này hoạt động
tại khu xưởng Máy Chai đường Ngô Quyền. Nhiệm vụ của bộ phận là sửa chữa
tày biển theo yêu cầu của khách hàng (đầu bến hoặc lên đà ) và đóng mới tàu
biển và các loại phương tiện vận tải thuỷ dưới 2000T. Việc đóng mới và đưa tàu
lên đà sửa chữa chịu nhiều tác động xấu của luồng lạch ra vào khu xưởng kém,
hiện nay công ty đang tiến hành cải tạo nâng cấp. Lao động tại bộ phận này
chiếm phần lớn trong tổng số lao động của toàn công ty.
- Dịch vụ về container như lắp đặt container treo, container dán, khai thác bãi,
sửa chữa container, cho thuê container, dịch vụ đại lý vận tải, giao nhận vận tải…
Ngoài ra công ty còn có chi nhánh trong miền Nam hoạt động mạnh về
container treo, dán.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II.Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng:
- Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm chung đối với
các hoạt động của công ty của công ty từ tổ chức sản xuất kinh doanh đến đời
sống cán bộ công nhân viên, trực tiếp quản lý các phòng ban
-Phó giám đốc: Là người giúp việc giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và thực
hiện.
- Phòng hành chính tổng hợp bao gồm chức năng nhiệm vụ sau :
+ Nghiên cứu, hoạch định tài nguyên nhân sự.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 3

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH
PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG

THUẬT
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÂN
XƯỞNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Tuyển dụng lao động.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Tiếp nhận và phát hành lưu trữ công văn giấy tờ, tài liệu.
+ Tuần tra canh gác và bảo vệ tài sản.
+ Quản trị tiền lương.
+ Đảm bảo công tác y tế, chế độ an toàn lao động và các chế độ khác cho
người lao động.
+ Kiểm soát tài sản và người ra, vào công ty.
+ Giữ gìn an ninh trật tự trong cơ quan và bên ngoài phụ cận cơ quan.

+ Đề xuất các biện pháp bảo vệ tài sản công ty.
+ Thực hiện các công việc hành chính.
- Phòng thị trường gồm các nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và lựa chọn thị trường.
+ Nghiên cứu chiến lược quảng cáo.
+ Nghiên cứu chiến lược sản phẩm.
+ Nghiên cứu chính sách giá cả.
+ Khai thác và đón nhận đơn hàng
-Phòng kỹ thuật:
+ Thiết lập tài liệu kỹ thuật.
+ Kiểm tra công tác chấp hành yêu cầu kỹ thuật.
+ Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu.
+ Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật
+ Triển khai công tác kỹ thuật sản xuất
+ Xây dựng quy trình và công nghệ sản phẩm.
+ Xây dựng định mức công việc.
+ Xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất lao động
- Phòng kế hoạch:
+ Lập kế hoạch sản xuất chung và kế hoạch chi tiết cho các đơn vị.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Cấp phát nguyên phụ liệu, phụ tùng, nhiên liệu, dụng cụ làm việc, máy móc
thiết bị
+ Quản lý kho tàng.
+ Cung ứng các vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, dụng cụ làm việc.
- Phân xưởng :
+ Tổ chức sản xuất
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng bán thành

phẩm.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Thống kê kế toán và hạch toán kinh tế nội bộ.
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức luân
chuyển chứng từ
+ Kiểm tra chứng từ chi tiền và thực hiện chi tiền.
+ Khai thác nguồn vốn
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và quản lý tài sản.
III.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được quy định trong
điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
1.Chức năng:
- Vận tải xếp dỡ hàng hoá thông thường, hàng siêu trường, siêu trọng,
container, hàng quá cảnh, hàng xuất nhập khẩu.
- Vận tải đa phương thức.
- Giao nhận kho vận, kiểm đếm hàng hóa, thực hiện thủ tục thông quan, kinh
doanh kho bãi.
- Logistics (tiếp vận, hậu cần) cho nhà sản xuất và thương mại.
2.Nhiệm vụ:
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc
phòng và an ninh quốc gia.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện các quyết định hành chính do Bộ giao thông vận tải và Tổng công ty
giao
- Công ty có trách nhiệm nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do Tổng công
ty giao.
- Xây dựng tập thể nhân viên có năng lực chuyên môn vững, tinh thần lao động
cao, tận tụy, trung thành với Đảng, Nhà nước và Công ty, trên cơ sở đó tạo môi

trường văn hóa tốt cho Công ty
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy đinh của Bộ luật Lao
động, Luật Công đoàn, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của
Tổng công ty, của Nhà nước, chịu trách nhiêm về tính xác thực của nó.
- Tiến hành hoạt động dịch vụ kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định
của pháp luật và được Tổng công ty phê duyệt.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm, 5 năm của Công ty phù
hợp với nhiệm vụ Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường
3. Quyền hạn:
- Công ty có quyền quản lý, sử dụng, phát triển vốn, đất đai và các nguồn lực
khác được Tổng công ty giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty để thực hiện mục tiêu do Tổng công ty giao.
- Công ty có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để
phục vụ sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn.
- Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết tài sản với doanh nghiệp khác
nếu thấy có hiệu quả theo quy định của pháp luật…
IV. Đặc điểm kinh doanh của Công ty:
1. Nguồn lực phát triển :
Ngoài nguồn tài sản cố định dồi dào, Công ty còn có một đội ngũ công nhân
viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động với mức lương hiện nay tại công ty
đạt và vượt mức lương cơ bản. Biên chế lao động hiện có của Công ty là 140
người với độ tuổi bình quân là 42,43. Số cán bộ có trình độ đại học chiếm 44%,
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trong đó trình độ chuyên ngành xuất nhập khẩu, giao nhận chiếm 5%; số cán bộ
có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 40%; còn lại 16% có trình độ tay nghề cao.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003- 2005
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được những

kết quả khá khả quan. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai
đoạn 2003 – 2005 được thể hiện trong bảng kết quả sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003 - 2005
đơn vị tính: triệu VND
2003 2004 2005
KH TH KH TH KH TH
Doanh
thu
47.999 48.949,16 48.000,5 54.322.06 57.968,23 59.058,75
Nộp
NSNN
-
1.400
- 1.600 - 1.750
( Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ và kỹ thuật hàng
hải 2003-2005)
Biểu Doanh thu của Công ty giai đoạn 2003 – 2005
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dựa vào số liệu trong bảng và biểu trên ta thấy mức doanh thu thực hiện hàng
năm của Công ty tăng khá và đều, vượt mức kế hoạch của Công ty đề ra. Cụ thể
doanh thu của năm 2004 đạt 54322,06 triệu đồng, tăng 13,17% so với kế hoạch
năm và bằng 110.8% doanh thu năm 2003. Doanh thu năm 2005 là 59058,75 triệu
đồng, tăng 1,5 % so với kế hoạch năm và bằng 8,7% so với doanh thu năm 2004.
Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước luôn luôn được Công ty quan tâm.
Hàng năm, Công ty đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu
đồng. Năm 2004 Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước 1,6 tỷ VND, tăng 14% so
với năm 2003. Năm 2005, Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 1,75 tỷ đồng,
tăng 8% so với năm 2004.

Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần 2: GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER.
I.Khái quát chung về container
1.Định nghĩa về container
Container là một công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được làm bằng gỗ
hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hoá, dùng được nhiều lần và có sức
chứa lớn.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ( ISO), container là công cụ vận tải có
các đặc điểm sau đây:
- Có hình dáng cố định và bền chắc để dùng được nhiều lần.
- Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra, cho
việc vận chuyển bằng các phương tiện vận tải khác nhau.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận lợi cho việc bốc, dỡ và chuyển tải.
- Có dung tích bên trong không ít hơn một m
3
Container ra đời là kết quả của quá trình đơn vị hoá hàng hoá, tức là quá trình
biến những kiện, bó, thùng, đơn vị…hàng hoá thành những đơn vị lớn hơn để tiện
cho việc xếp, dỡ, vận chuyển…Kết quả là những công cụ vận tải như pallet, trailer
và đặc biệt là container ra đời. Container ra đời tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc
cơ giới hoá quá trình xếp dỡ hàng hoá, do đó giảm thời gian tàu phải chờ đợi xếp
dỡ tại các cảng, tăng vòng quay của tàu, tăng năng lực vận tải của phương tiện vận
tải. Container ra đời được coi là cuộc cách mạng trong vận tải vì nó làm thay đổi
nhiều mặt trong ngành vận tải cũng như các ngành có liên quan khác. Container ra
đời và quá trình container hoá tạo ra năng suất lao động cao và hiệu quả kinh tế lớn
cho ngành vận tải
2. Phân loại container
* Theo cấu trúc của container có:

- Container kín: có cửa ở hai đầu
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Container kín: có cửa hai bên ( Side-open Container)
- Container thành cao (High Cube) để chở hàng nhẹ và cồng kềnh;
- Container hở trên (Open Top Container): có cửa ở một đầu và trên hở;
- Container khung (Flat Rack Container): loại container này không có mái,
không có thành, không có cửa, dùng để chở các hàng hoá quá nặng, quá dài, quá
cồng kềnh, có hình hù bất kì;
- Container mặt phẳng (Flatbed Container): dùng để chở ô tô, hàng quá dài, quá
nặng;
- Contauner có lỗ thông hơi (Vented Container);
- Container có hệ thống thông gió (Ventilated Container);
- Container cách nhiệt (Thermal Insulated Container);
- Container có máy lạnh (Refrigerated Container);
- Container bồn ( Tank Container): dùng để vận chuyển chất lỏng…
* Theo kích thước bên ngoài:
Trong vận tải quốc tế chủ yếu sử dụng các loaị Container bằng thép hoặc bằng
nhôm có các kích thước như sau:
Ki
Chiều dài Chiều cao Chiều rộng
Tổng trọng
lượng
f( feet) m f m f m
1AAA
1AA
1A
1AX
40’ 12

9’06”
8’06”
8’
<8’
2.896
2.594
2.435
8’ 2.435 30T
1BBB
1BB
1B
1BX
30’ 9
9’06”
8’06”
8’
<8’
2.896
2.594
2.435
8’ 2.435 25T
1CCC
1CC
1C
20’ 6 9’06”
8’06”
8’
2.896
2.594
2.435

8’ 2.435 20T
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1CX <8’
1D
1DX
10’ 3
8’
<8’
8’ 2.435 10T
Trong các loại trên , loại có chiều dài 20 feet, chiều rộng và chiều cao 8 feet
(20*8*8) được coi là đơn vị chuẩn, gọi là đơn vị tương đương với container 20
feet, còn gọi là TEU để đo lường trong vận tải container
* Theo vật liệu đóng container: container bằng gỗ, bằng thép, bằng nhôm, bằng
thép - nhôm, bằng nhựa, bằng chất dẻo…
* Theo công dụng của container có các loại:
- Contauner hàng bách hoá;
- Container hàng rời khô;
- Container hàng lỏng;
- Container hàng đặc biệt…
3.Quá trình phát triển của vận tải container
* Giai đoạn 1 ( từ trước chiến tranh thế giới lần thứ 2-1955):
Đây là giai đoạn bắt đầu sử dụng container để vận chuyển hàng hoá trên thế
giới. Việc sử dụng các thùng để vận chuyển hàng hoá đã có từ trước, tuy nhiên
chỉ khi có sự tiêu chuẩn hoá kích thước các thùng hàng để có thể sử dụng phương
tiện xếp dỡ nhằm giải phóng tàu nhanh mới được coi là sự ra đời của container
hay là bắt đầu quá trình container hoá. Một trong những ý đồ để tiến tới container
hoá là việc phát triển và sử dụng thùng Conex ( Conex box) của hải quân Mỹ

trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Conex box là một thùng tiêu chuẩn 6 foot,
được coi là tiền thân của những container hiện đại sau này. Đến những năm 50 đã
có 100000 chiếc thùng conex được sử dụng. Trong thời gian này Container cũng
đã được sử dụng trong vận tải đường bộ ở Mỹ.
* Giai đoạn 2 (1955-1966)
Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình Container
hoá trên toàn cầu. Đây là thời kì bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đường biển quốc tế, là thời kì xuát hiện tàu container, sử dụng ngày càng nhiều
container loại lớn, là thời kì bắt đầu cuộc cách mạng container .
- Năm 1956: tàu chở container đầu tiên trên thế giới ra đời. Đó là các tàu dầu
của ông Malcomb Mclean, người sáng lập hãng Sealand Service Inc., được hoán
cải thành tàu container, chạy từ New York đến Houston, mở ra kỷ nguyên mới
trong vận tải quốc tế. Sau đó hãng Sealand đã đóng tàu chuyên dụng chở container
đầu tiên và cho vận hành vào tháng 10/1957 trên tuyến U.S. East Coast- Puero
Rico. Đến năm 1958 Mỹ đã có 137000 container, châu Âu có 280000 container
(1960).
- Năm 1961: hình thành tuyến vận tải container thường xuyên đầu tiên giữa
New York, Los Angeles và San Fransisco.
- Năm 1964: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) lần đầu tiên công bố tiêu
chuẩn container loại lớn
- Năm 1966: hãng Sealand mở tuyến vận tải container quốc tế đầu tiên từ Mỹ đi
châu Âu
* Giai đoạn 3 (1967- 1980)
Giai đoạn này có đặc điểm:
- Áp dụng phổ biến container theo tiêu chuẩn của ISO
- Tăng nhanh số lượng container loại lớn, phát triển tàu container chuyên dụng

và thiết bị xếp dỡ container
- Nhiều nước đã hình thành hệ thống vận tải container
- Các tuyến buôn bán quốc tế đã được container hoá cao
- Bắt đầu nghiên cứu phát triển phương pháp vận tải mới - vận tải đa phương
thức
* Giai đoạn 4 (1980 đến nay)
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc thông qua công ước của LHQ về vận
tải đa phương thức (VTĐPT) quốc tế tại Geneva năm 1980, tạo cơ sở pháp lý cho
việc phát triển vận tải container và VTĐPT trên phạm vi toàn thế giới. Vận tải
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
container tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cạnh
tranh trong vận tải container diễn ra gay gắt. Nhiều hãng vận chuyển lớn thành lập
cái gọi là Liên minh toàn cầu để khống chế thị trường.
II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải container.
1. Công cụ vận chuyển container
* Công cụ vận chuyển container bằng đường biển:
- Tàu bán container ( Semi - container Ship): là những tàu được thiết kế vừa chở
container vừa chở các hàng hoá khác như hàng bách hoá, ô tô…
Tàu này trọng tải không lớn và thường có cần cẩu riêng để xếp dỡ container.
- Tàu chuyên dụng chở container (Full Container Ship): là tàu được thiết kế chỉ
để chở container. Trong hầm và trên boong của tàu này được thiết kế đặc biệt để có
thể xếp container chồng lên nhau thành nhiều hàng và vận chuyển một cách an
toàn. Tàu này thường có trọng tải lớn (từ 1000 - 5000 TEU) và phải sử dụng cần
cẩu bờ để xếp dỡ container. Tuỳ thuộc vào phương pháp xếp dỡ Container lên tàu
mà có các loại tàu container khác nhau:
+ Tàu LO - LO ( Lift on - Lift off)
+ Tàu RO - RO ( Roll on - Roll off)

* Công cụ vận chuyển container bằng đường ô tô:
Để vận chuyển container bằng đường bộ người ta dùng các loại ô tô chuyên
dụng (có rơ-moóc và các chốt, hãm), traiker hoặc dùng tractor kết hợp với sắc-si
(shassis). Sắc si là một bộ khung có cấu tạo đặc biệt để có thể xếp và vận chuyển
an toàn container bằng ô tô
Để vận chuyển container trong khu vực bãi cảng người ta thường dùng xe nâng
(foklift), xe nâng bên trong (Straddle Carrier), cần cẩu di động (Transtainer)
* Công cụ vận chuyển container bằng đường sắt:
Trong vận tải đường sắt, người ta thường dùng các toa chuyên dùng hoặc toa mặt
bằng có các chốt hãm hoặc trailer ( rơ - moóc có bánh xe). Có 2 phương pháp vận
chuyển container bằng đường sắt:
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phương pháp 1: xếp container lên trailer ( có bánh xe), sau đó xếp cả
container và trailer lên toa mặt bằng (flatcar). Phương pháp này gọi là TOFC
(Trailer on Flatcar) hay còn được gọi là “piggyback”.
- Phương pháp 2: chỉ xếp container lên toa xe gọi là phương pháp COFC
(Container on Flatcar). Nếu chồng 2 container lên nhau trên toa xe để vận chuyển
thì gọi là “Double-Stack Train” (DST), là phương pháp vận chuyển mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao và rất phổ biến ở Mỹ
2. Công cụ xếp dỡ container lên, xuống tàu
- Cần cẩu giàn (Gantry Crane): còn gọi là cần cẩu khung là loại cần cẩu cố định
được lắp đặt trên bến tàu để cẩu container lên, xuống tàu. Đây là loại cần cẩu
container hiện đại nhất, có năng suất xếp dỡ rất cao (40 TEU/h), có sức nâng tới 80
tấn, có thể xếp container cao đến hàng thứ 16 trên tàu
- Cần cẩu di động: là loại cần cẩu di động được trên bánh hơi hay đường ray, có
sức nâng 80 tấn, tầm với 41m, năng suất xếp dỡ từ 25-30 TEU/h
- Cần cẩu cố định…

3. Cầu tàu (Wharf):
Là nơi tàu container đỗ để xếp, dỡ container. Cầu tàu container thường có chiều
dài từ 250-350 m, có mớn nước từ 10- 15 m
4. Thềm, bến tàu (Apron):
Là khu vực phía trên cầu tàu, nằm giữa cầu tàu và bến chờ, là nơi lắp đặt cần
cẩu.
5. Bãi chờ (Stacking Yard- Marshaling Yard)
Là nơi để container chuẩn bị xếp hoặc vừa dỡ từ tàu xuống.
6. Bãi container (Container Yard - CY)
Là nơi chứa, giao nhận, vận chuyển Container, bao gồm cả thềm, bến và bãi
chờ.
7. Trạm giao nhận, đóng gói hàng lẻ ( Container Freight Station- CFS)
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Là nơi xếp dỡ, giao nhận, đóng gói hàng lẻ vận chuyển bằng container. Thông
thường đây là một loại kho có mái che trong khu vực cảng. Tại đây người chuyên
chở nhận hàng lẻ từ chủ hàng, đóng gói vào container, niêm phong kẹp chì và xếp
lên tàu để vận chuyển. Tại CFS của cảng đến, người chuyên chở sẽ dỡ hàng ra khỏi
container và giao cho người nhận. CFS có thể thuộc cảng hay hãng tàu.
8. Trạm giao nhận container rỗng ( Container Depot):
Là nơi giao nhận các container rỗng và shassis
9. Cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot - ICD)
Là khu vực có thể ở trong nội địa, được dùng làm nơi chứa, xếp dỡ, giao nhận
hàng hoá, container, làm thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu. ICD có cơ quan
hải quan và hoạt động như một cảng nên người ta gọi ICD là cảng khô.
III. Hiệu quả của vận tải Container.
1. Đối với người chuyên chở:
- Giảm thời gian xếp dỡ, tăng vòng quay của phương tiện vận tải;

- Giảm giá thành vận tải do giảm được chi phí làm hàng (handling charge): đối
với tàu container chi phí làm hàng chỉ chiếm 15% trên tổng chi phí vận tải so với
55% của tàu thường;
- Giảm các khiếu nại về hàng hoá do hàng hoá được vận chuyển an toàn hơn;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải.
2. Đối với chủ hàng:
- Giảm được chi phí bao bì cho hàng hoá;
- Giảm mất mát, hư hỏng của hàng hoá trong quá trình vận chuyển;
- Tiết kiệm được chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm;
- Thời gian vận chuyển nhanh hơn.
3. Đối với toàn xã hội:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá, tăng năng suất xếp dỡ hàng hoá;
- Giảm được chi phí vận tải trong toàn xã hội, hạ giá thành sản phẩm;
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tạo điều kiện tiến tới hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành giao
thông vận tải trong mỗi nước cũng như trên toàn thế giới;
- Góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ của
ngành vận tải;
- Tạo ra công ăn việc làm mới;
- Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện phương pháp vận tải tiên tiến là vận tải
đa phương thức.
IV. Các phương pháp giao hàng bằng container.
1.Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL):
Hàng nguyên (Full Container Load - FCL) là lô hàng của một người gửi hàng,
có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container.
Nhận nguyên, giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi
hàng (shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận (consignee) ở nơi đến.

Quy trình nhận nguyên, giao nguyên diễn ra như sau:
- Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chì cho
người chuyên chở tại bãi container ( CY) của cảng đi;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container lên tàu và vận chuyển
đến cảng đến;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa về CY;
- Người chuyên chở giao container trong tình trạng nguyên niêm phong cho
người nhận tại CY của cảng đến.
Từ quy trình trên có thể thấy, theo phương pháp này, địa điểm giao nhận hàng
hoá là CY nên người ta còn gọi là giao hàng từ bãi đến bãi (CY/CY). Theo phương
pháp này, chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container đều thuộc chủ hàng
(người gửi hoặc người nhận).
2.Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)
Hàng lẻ (Less Container Load - LCL) là lô hàng của một người gửi hàng có
khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong 1 container. Nhận lẻ, giao lẻ tức là người
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận. phương pháp
này diễn ra theo quy trình như sau:
- Người gửi hàng giao hàng lẻ của mình cho người chuyên chở tại trạm giao
nhận đóng gói hàng lẻ (CFS) của nơi đi;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ
hàng vào container và niêm phong kẹp chì;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container đã đóng hàng lên tàu
và vận chuyển đến nơi đến;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa về
trạm CFS;
- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ hàng hoá ra khỏi container

và giao cho người nhận tại CFS
Phương pháp này khác phương pháp nhận nguyên, giao nguyên ở chỗ: địa điểm
giao nhận hàng hoá là CFS (CFS/CFS); chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi
container đều do người chuyên chở chịu và trong thực tế đã xuất hiện 1 dịch vụ gọi
là dịch vụ gom hàng mà chính người chuyên chở (hãng tàu) đã đảm nhận dịch vụ
này.
Gom hàng ( Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để
gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, là một dịch vụ không thể thiếu được trong
vận tải container. Dịch vụ này cũng có thể do 1 người khác đảm nhiệm , gọi là
người gom hàng ( Consolidator). Trong trường hợp này quy trình giao nhận hàng
lẻ sẽ diễn ra như sau:
- Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho người gửi
hàng 1 chứng từ gọi là vận đơn gom hàng (House B/L);
- Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên container cho
người chuyên chở (hãng tàu);
- Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng 1 vận đơn gọi là vận
đơn chủ (Master B/L)
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hãng tàu vận chuyển container đến cảng đến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên
container cho đại ký của người gom hàng tại cảng đến trên cơ sở xuất trình
Master B/L;
- Đại lý của người gom hàng bằng chi phí của mình dỡ hàng ra khỏi container
và giao hàng cho các người nhận trên cơ sở các người nhận đó xuất trình
House B/L.
3.Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Phương pháp này được sử dụng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho 1
người nhận tại nơi đến. Quy trình của phương pháp này diễn ra như sau:

- Chủ hàng giao lô hàng lẻ cho người chuyên chở hoặc người gom hàng tại
CFS quy định và lấy House B/L hoặc OB/L trong đó có ghi chữ “part of
container”;
- Sau khi kiểm tra hải quan, người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng
hàng vào container tại CFS;
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
- Người chuyên chở dỡ container khỏi tàu và đưa về CY hoặc CFS của cảng
đến và giao cho người nhận
4.Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhận lẻ giao nguyên tức là
người chuyên chở khi nhận thì nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp
nhiều B/L tương ứng với số lượng người nhận. Tại nơi đến người chuyên chở sẽ
giao lẻ cho từng người nhận tại CFS
Từ thực tiễn giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng container giữa người vận
tải và chủ hàng, cũng đồng thời giữa người bán và người mua ( người vận tải
thay mặt người mua nhận hàng) ta thấy, điểm tới hạn trong mua bán hàng hoá
đóng trong container là CFS hoặc CY chứ không phải là lan can tàu. Hơn nữa,
khi mua bán hàng container vận chuyển bằng đường biển thì lan can tàu đã mất
hết ý nghĩa làm ranh giới phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người bán và
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
người mua, do vậy không thể sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế như
FOB, CIF hay CFR mà phải dùng điều kiện tương ứng như FCA, CIP hay CPT.
Phần 3: TỔ CHỨC VÀ KỸ THUẬT GIAO NHẬN HÀNG
CONTAINER TẠI CẢNG
I.Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng container tại cảng
Việc giao nhận hàng container phải dựa trên cơ sở pháp lý như : các quy phạm
pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận tải; công ước về hợp đồng mua

bán hàng hoá quốc tế ), các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt
Nam về giao nhận- vận tải; các loại hợp đồng và L/C thì mới đảm bảo quyền
lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến vận tải, bốc dỡ, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu như Bộ Luật hàng hải
1990, Luật Hải quan, quyết định số 2073/QĐ-GT ngày 6-10-1991, Quyết định số
2106-QĐ/GTVT (thay thế quyết định 2073) ngày 23-8-1997 của Bộ trưởng Bộ
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Giao thông vận tải. Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao
nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cảng biển Việt Nam, như
sau :
- Việc giao nhận hàng hoá được tiến hành theo các phương thức do các bên
lựa chọn, thoả thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất.
- Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theo
phương thức ấy. Phương thức giao nhận bao gồm :
+ Giao nhận nguyên bao kiện, bó, tấm, cây, chiếc;
+ Giao nhận nguyên hầm, cặp chì;
+ Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích, theo phương thức cân, đo
đếm;
+ Giao nhận theo mớn nước;
+ Giao nhận theo nguyên container niêm chì
- Trách nhiệm giao nhận hàng hoá là của chủ hàng hoặc của người được chủ
hàng uỷ thác (cảng) với người vận chuyển (tàu). Chủ hàng phải tổ chức giao
nhận hàng hoá đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng.
- Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải uỷ thác cho cảng trong việc
giao nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa.
- Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận

hàng và phải có chứng từ thanh toán các chi phí cho cảng.
- Người nhận hàng phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối
lượng hàng hoá ghi trên chứng từ.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện hoặc
dấu xi, chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng,
mất mát mà người nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng.
- Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hoá lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ
thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng. Nếu phát hiện thấy tổn thất
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của hàng hoá đang lưu kho bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết đồng
thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá tại cảng được thực hiện trên cơ
sở hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người
được uỷ thác.
II. Nhiệm vụ của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng container
1. Nhiệm vụ của cảng :
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hoá với
chủ hàng. Cảng phải công bố định mức bốc dỡ chi từng loại hàng, từng loại
tàu khác nhau trên cơ sở khả năng bốc dỡ thực tế của cảng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ
thác.
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết
khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng ngoại thương.
- Tiến hành việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá trong khu
vực cảng.
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường
nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có

lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện hoặc
dấu xi, chì còn nguyên vẹn; do ký mã hiệu sai hoặc không rõ.
2. Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương :
- Tiến hành việc giao nhận hàng hoá với tàu hoặc uỷ thác cho cảng về việc
giao nhận nếu mình không tự giao nhận được và tiến hành giao nhận hàng hoá
XNK với cảng trong trường hợp hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng.
- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hoá và tàu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại
các bên có liên quan.
- Thanh toán các loại phí cho cảng.
3. Ngưòi vận chuyển (tàu) phải :
* Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá :
- Đối với hàng nhập khẩu :
+ 02 bản lược khai hàng hoá;
+ 02 bản sơ đồ xếp hàng;
+ 02 bản chi tiết hầm hàng;
+ 01 bộ vận đơn đường biển (nếu uỷ thác giao nhận cho cảng).
Các giấy tờ trên phải giao cho cảng 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
Nếu là hàng container lưu tại kho bãi cảng, người nhận hàng còn phải giao cho
cảng Lệnh giao hàng (có xác nhận của Hải quan), Bản sao vận đơn.
- Đối với hàng xuất khẩu :
+ Lược khai hàng hoá 05 bản ;
+ Sơ đồ hàng hoá 02 bản (giao cho cảng 8 giờ trước khi bốc hàng xuống tàu).

* Chăm lo đủ ánh sáng trong hầm hàng và các nơi cần thiết khác cũng như các
trang thiết bị làm hàng để đảm bảo an toàn cho việc bốc dỡ hàng hoá.
* Trả chi phí bốc dỡ, đóng gói theo hợp đồng đã ký với cảng.
4. Nhiệm vụ của hải quan :
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo thực hiện các quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt
Nam qua cảng biển.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hoá XNK còn nhiều cơ quan tham gia như
Đại lý tàu biển, chủ hàng nội địa với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
III. Trình tự giao nhận hàng container tại cảng :
1. Hàng xuất khẩu :
* Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu :
- Giao hàng nhanh chóng;
- Kết toán chính xác;
- Lập bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ để thanh toán tiền hàng.
* Trình tự giao hàng, gồm các bước : Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình tàu;
Kiểm tra hàng; Làm thủ tục hải quan; Giao hàng cho tàu; Lập bộ chứng từ thanh
toán; Thanh toán các chi phí cho cảng.
- Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình tàu :
+Nghiên cứu hợp đồng và L/C để chuẩn bị hàng hoá : tên hàng, số lượng, quy
cách phẩm chất, thời hạn và địa điểm giao hàng, bao bì, ký mã hiệu, giá cả và
phương thức thanh toán, người mua đã trả tiền hay mở L/C chưa.

+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan.
+ Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước; đăng ký chuyến tàu.
+ Lập Cargo List gửi hãng tàu hoặc yêu cầu cấp “ Lệnh giao container rỗng”
+ Khai và nộp tờ khai hải quan cùng với các giấy tờ khác, như : Hợp đồng
mua bán, Hoá đơn thương mại, Giấy phép kinh doanh, Bản kê chi tiết, Giấy
phép xuất khẩu, nếu cần
- Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hoá, tính thuế :
+ Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận
hay biên bản thích hợp.
+ Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá : Theo luật Hải quan (có hiệu lực từ 1-1-
2002), phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn kiểm tra hải quan, đặc
biệt đối với chủ hàng có quá trình chấp hành tốt Luật hải quan.
+ Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Giao hàng cho tàu :
a) Nếu gửi hàng nguyên container :
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền và ký vào Booking Note
rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh
mục hàng xuất khẩu (Cargo List).
+ Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ
hàng mượn và giao Packing List và seal;
+ Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào
container lập Packing List.
+ Mang hàng (hay container đã đóng) ra cảng để làm thủ tục hải quan (có thể
được miễn kiểm tra tuỳ loại hàng).
+ Giao Packing List cho Phòng Thương vụ cảng để cảng làm thủ tục và đến
hải quan đăng ký hạ bãi container đồng thời lập Shipping Order (Hướng dẫn

xếp hàng) để trên cơ sở đó lập B/L.
+Vận chuyển container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi (chậm nhất là 8 tiếng trước
khi bắt đầu xếp hàng) và đóng phí. Khi hải quan bãi đóng dấu xác nhận thì
việc giao hàng coi như đã xong (việc xếp container lên tàu sau đó sẽ do cảng
làm) và chủ hàng có thể lấy B/L.
+Trước khi xếp container lên tàu, đại lý tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất
(Loading List), sơ đồ xếp hàng, thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho
Điều độ cảng biết để bố trí người và phương tiện.
+ Bốc xếp container lên tàu (do cảng làm). Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng
tàu hay đại lý để lấy vận đơn hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu lên
vận đơn nhận để xếp (nếu trước đó đã được cấp) để có vận đơn đã xếp.
b, Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, hoặc người
giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận (Forwarder) sẽ
thoả thuận với chủ hàng về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng ra cảng, kiểm tra
hải quan và giao cho người chuyên chở (cùng với shipping order để lập B/L)
hoặc người giao nhận tại CFS hoặc ICD quy định và lấy vận đơn (có ghi part
of container) hay House B/L; Nếu chủ hàng yêu cầu, House B/L cũng có thể
được đóng dấu thêm chữ Surrendered. Trong trường hợp này, khi nhận hàng ở
cảng đến sẽ không cần xuất trình House B/L gốc, nhưng Forwarder phải “điện
giao hàng” cho đại lý của mình ở cảng đến để đại lý giao hàng.
+ Người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng gói hàng vào container, bốc
container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến; hoặc nếu thông qua Forwarder,
thì Fowarder sẽ đóng gói hàng của nhiều chủ vào container và giao nguyên
container cho hãng tàu để lấy Master B/L.

+ Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan.
- Lập bộ chứng từ thanh toán :
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C (nếu thanh toán theo L/C), cán bộ giao
nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh
toán và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm các chứng từ sau đây : B/L,
Hối phiếu, Hoá đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận phẩm chất,
Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng, khử trùng (nếu có), Giấy chứng nhận
xuất xứ (C/O), Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có), Giấy chứng nhận của người
thụ hưởng, Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận của người thụ hưởng, Đơn bảo
hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu xuất theo CIP hay CIF)
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển,
bảo quản, lưu kho.
Lã Thị Thanh Nhàn
Lớp KTN-43-ĐH Trang
25

×